Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tuan 1 Chuyen de 1 Mot so khai niem co ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.71 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 15/ 8/2016 Tuần: 1. - Ngày dạy: 22/8/2016. Tiết KHDH: 1. CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Thời lượng: 02 tiết 1. Tên bài học: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Tiết 1) 2. Mục tiêu: a) Kiến thức: - Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL. - Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. b) Kĩ năng: - Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL. c) Thái độ: - Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày. d) Xác định nội dung trọng tâm của bài: - Khái niệm cơ sở dữ liệu - Vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. - Các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL. 3. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, máy vi tính, máy chiếu. Học sinh: - SGK. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, kỹ năng giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: 5. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán quản lí a) Chuẩn bị của GV, HS cho HĐ1: Bài toán quản lí b) Nội dung kiến thức của HĐ1. Bài toán quản lí - Bài toán quản lí là bài toán phổ biến trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Một xã hội ngày càng văn minh thì trình độ quản lí các tổ chức hoạt động trong xã hội đó ngày càng cao. Công tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng dụng của tin học. - Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý. - Một trong những biểu bảng được thiết lập để lưu trữ thông tin về điểm của hs như sau: (Hình 1 _SGK/4) Chú ý: - Hồ sơ quản lí học sinh của nhà trường là tập hợp các hồ sơ lớp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trong quá trình quản lí, hồ sơ có thể có những bổ sung, thay đổi hay nhầm lẫn đòi hỏi phải sửa đổi lại. - Việc tạo lập hồ sơ không chỉ đơn thuần là để lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác, nhằm phục vụ các yêu cầu quản lí của nhà trường. c) Hoat đông thây - tro:. Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán quản lí Đặt câu hỏi: Theo em để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột nào? Hoạt động nhóm: HS: Làm theo từng nhóm. Suy nghĩ và Chia lớp thành 6 nhóm trả lời câu hỏi ghi ra bảng phụ. Từng nhóm lên treo bảng phụ. Đại diện nhóm trưởng trình bày kết quả Giáo viên đánh giá lại kết quả từng Để quản lí thông tin về điểm của học nhóm. sinh trong một lớp ta cần cột Họ tên, Để đơn giản vấn đề cột điểm nên giới tính, ngày sinh, địa chỉ, tổ, điểm tượng trưng một vài môn VD: Stt, toán, điểm văn, điểm tin... hoten, ngaysinh, giới tính, đòan viên, tóan, lý, hóa, văn, tin... (Dùng máy chiếu minh họa H1 _SGK/4) Quan sát máy chiếu và trả lời câu hỏi Tác dụng của việc quản lí điểm của Dễ cập nhật thông tin của học sinh, lưu học sinh trên máy tính là gì? trữ khai thác và phục vụ thông tin quản lí của nhà trường, ... d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc hoạt động: Tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, kỹ năng giao tiếp, hợp tác. HĐ2: Tìm hiểu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. 2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. Công việc quản lí tại mỗi nơi, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng về đối tượng quản lí cũng như về phương thức khai thác thông tin. Công việc thường gặp khi xử lí thông tin bao gồm: tạo lập, cập nhật và khai thác hồ sơ. a) Tạo lập hồ sơ: Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện các công việc sau: - Tùy thuộc nhu cầu của tổ chức mà xác định chủ thể cần quản lí VD: Chủ thể cần quản lí là học sinh, ....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Dựa vào yêu cầu quản lí thông tin của chủ thể để xác định cấu trúc hồ sơ. VD: ở hình 1, hồ sơ của mỗi học sinh là một hàng có 11 thuộc tính. - Thu thập, tập hợp thông tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định. VD; hồ sơ lớp dưới, kết quả điểm thi học kì các môn học, ... b) Cập nhật hồ sơ: Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập nhật để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng với thực tế. Một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ: - Sửa chữa hồ sơ; - Bổ sung thêm hồ sơ; - Xóa hồ sơ. c) Khai thác hồ sơ: Việc tạo lập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ là để khai thác chúng, phục vụ cho công việc quản lí. Khai thác hồ sơ bao gồm các công việc chính sau: - Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lí của tổ chức. VD: sắp xếp theo bảng chữ cái của tên học sinh, theo điểm của môn học nào đó, ... - Tìm kiếm là việc tra cứu các thông tin thỏa mãn một số yêu cầu nào đó. VD: tìm họ tên hs có điểm môn Tin cao nhất, ... - Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng.. VD: Xác định điểm cao nhất, thấp nhất môn Tin, ... - Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để tạo lập một bộ hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc khuôn dạng theo một yêu cầu nào đó. VD: danh sách HSG của lớp, ... Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. HĐ2: Tìm hiểu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó? Cho ví dụ cụ thể. Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm. HS: Làm theo từng nhóm. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi ghi ra bảng phụ. Từng nhóm lên treo bảng phụ. Đại diện nhóm trưởng trình bày kết quả 1. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý. 2. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ 3. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, in ấn,…. Giáo viên đánh giá lại kết quả từng nhóm. Mục đích cuối cùng của việc tạo lập,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cập nhật, khai thác hồ sơ là phục vụ hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí công việc của người có trách nhiệm. VD: Cuối năm học, nhờ các thống kê, báo cáo về phân loại học tập mà Hiệu trưởng ra quyết định thưởng cho những hs giỏi, ... d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc hoạt động: Tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, kỹ năng giao tiếp, hợp tác. 6. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức Mô tả yêu câu cân đat ở mỗi MĐ trong bảng sau. Nội dung. Nhận biết MĐ1. Thông hiểu MĐ2. Vận dụng MĐ3. Vận dụng cao MĐ4. 1. - Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.. Hiểu được để quản lí thông tin của một bài toán cần có những cột nào.. Xác định được các vấn đề cần giải quyết trong một bài toán.. Áp dụng được vào thực tế cần quản lí thông tin về một cơ quan tổ chức nào đó phức tạp.. - Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.. Hiểu được các công việc thương gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức như: 1. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý. 2. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ 3. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, in ấn,…. Xác định được: Tạo lập hồ sơ, Cập nhật hồ sơ, Khai thác hồ sơ.. Áp dụng được các thông tin như: 1. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý. 2. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ 3. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, in ấn,… Của một tổ chức nào đó.. 2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 7. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò. Câu 1: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó? Câu 2: Lập bảng thứ 1 trên giấy gồm hai cột, cột 1 đặt tên là Tên môn học để liệt kê tất cả các môn học mà em đang học, cột 2 đặt tên Mã môn học, dùng ký hiệu 1,2,3.... để đặt tên cho từng môn học. Đặt tên cho bảng Môn học. Câu 3: Lập bảng thứ 2, gồm các cột sau: Mã học sinh, họ tên, ngày sinh,giới tính, địa chỉ, tổ. Chỉ ghi tượng trưng 5 học sinh. Trong đó mỗi học sinh có một mã học sinh duy nhất, có thể đặt A1, A2... Đặt tên bảng DSHS. Câu 4: Lập bảng thứ 3, gồm các cột sau:Mã học sinh, mã môn học, ngày kiểm tra, điểm. Mỗi học sinh có thể kiểm tra nhiều môn. Đặt tên là Bảng điểm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×