Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE THI HKI 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.17 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD - ĐT PHÙ CỪ ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề). Câu 1 (5 điểm). Cho câu thơ: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” a. Chép lại chính xác theo trí nhớ 9 câu thơ tiếp theo câu thơ trên. b. Khổ thơ em vùa chép thuộc bài thơ nào? Của tác giả nào? Nêu nội dung của khổ thơ. c. Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng những phép tu từ nào? Bằng một đoạn văn ngắn (từ 4 - 6 câu), nêu hiệu quả của việc sử dụng những biện pháp tu từ ấy. d. Trong chương trình Ngữ văn 9, em được học, được đọc những tác phẩm nào về người lính? Cho biết tác giả của những tác phẩm ấy. Câu 2 (5 điểm). Trong vai cô kĩ sư, kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.. ---HẾT---. PHÒNG GD - ĐT PHÙ CỪ ĐỀ CHÍNH THỨC. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Môn: NGỮ VĂN 9 Câu 1.( 5,0đ) a. (1,0 điểm) * Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. b.* Khổ thơ trên thuộc bài thơ “Đồng chí”- Chính Hữu. (0,5) * Nội dung chính: Những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội. (0,5) c. (2 điểm) - Biện pháp tu từ: + Nhân hóa: nhớ; liệt kê + Hoán dụ: Giếng nước, gốc đa: là hình ảnh của quê hương (1,0) - Những biện pháp tu từ này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính . Đó cũng chính là nỗi nhớ da diết của người lính với quê hương. (Nỗi nhớ hai chiều)( 1,0 đ) c. (1,0 điểm) Hai TP viết về người lính trong chương trình ngữ văn 9: + Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật + Ánh trăng - Nguyễn Duy (Người lính sau chiến tranh) (Hoặc: Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) Câu 2 (5 điểm) Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu nhân vật kể chuyện. - Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên. Thân bài: (3 điểm) - Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ: (Trên đường đi Lai Châu nhận công tác, kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên Sa Pa) - Tình huống gặp gỡ: Bất ngờ, qua lời giới thiệu của bác lái xe (cảm xúc khi nghe lời giới thiệu; miêu tả khái quát chân dung anh thanh niên, ấn tượng đầu tiên của “tôi”?). - Kể lại cuộc trò chuyện khi lên nhà anh thanh niên (cảm xúc khi nhận bó hoa từ tay anh thanh niên; về cuộc sống ngăn nắp, khoa học mà phong phú của anh, tâm trạng của nhân vật “tôi” (cảm phục, yêu quý...), lí do “tôi” để lại chiếc khăn mùi xoa trong quyển sách). - Kể lại cảnh ông họa sĩ vẽ anh thanh niên. (suy nghĩ của “tôi’ về sự khiêm tốn của anh)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kể lại cảnh chia tay. (miêu tả nét mặt anh thanh niên, bộc lộ tâm trạng của bản thân...). Kết bài: (0,5 điểm) - Suy nghĩ của “tôi” về anh thanh niên, về những phẩm chất cao đẹp của anh, của những người lặng lẽ cống hiến, làm việc cho đất nước. - Liên hệ với bản thân: vững tin hơn vào con đường đã lựa chọn. 1 điểm trình bày, diễn đạt (bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả...). Lưu ý: Học sinh có thể sắp xếp hoặc trình bày ý theo các cách khác nhau; miễn sao tự nhiên, hợp lí và không xa rời nội dung tác phẩm; đảm bảo ngôi kể thứ nhất; sử dụng tốt các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội tâm, nghị luận... Giáo viên cần căn cứ vào tính chất hợp lí, thuyết phục, sáng tạo để đánh giá và cho điểm bài làm. ---HẾT---.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×