Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.67 KB, 41 trang )

I/ Lý do chọn đề tài:
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1 Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Tiến sĩ triều Lê - Thân Nhân Trung đã nói: “Hiền tài là ngun khí của
quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, ngun khí suy thì
thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh khơng đời nào
không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng ngun khí quốc gia
làm cơng việc cần thiết...". Câu nói đó, khơng chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê
mà đối với chúng ta ngày nay vẫn còn nguyên giá trị khi mà giáo dục đang trở
thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ
một vai trị cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước hơm nay.
Vì thế, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất
nước. Việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục
và của mỗi người giáo viên.
Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông qua các lĩnh vực của tám mơn văn hóa cơ bản (Tốn, Lý, Hóa,
Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ). Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ
‘‘khó’’ địi hỏi rất nhiều thời gian, cơng sức của cả thầy và trị.
Là giáo viên giảng dạy mơn Địa lí cấp trung học cơ sở, và có nhiều năm tham
gia vào cơng tác ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi. Bản thân tôi nhận thấy việc ơn
luyện học sinh giỏi có nhiều tác động tích cực tới cả thầy và trị.
Trong các năm học gần đây, Trường THCS Quảng Yên mặc dù là một
trường ở vùng sâu, vùng xa điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi của nhà trường đang ngày càng được quan tâm và phát
triển. Từ năm học 2011 đến nay, qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện,
cấp tỉnh năm nào cũng có học sinh đạt giải, là trường đầu tiên trong các trường ở
vùng khó của huyện có học sinh giỏi các cấp trong đó có mơn Địa lí.
Tuy nhiên, xét về chất lượng giải và số lượng giải của môn Địa lí so với
các trường thuận lợi trong tồn huyện là chưa cao. Những hạn chế trên cũng do
nhiều nguyên nhân như: Số lượng học sinh tham gia vào môn học cịn ít, chỉ có
từ một đến hai em học sinh, đội ngũ thầy cơ giáo cịn trẻ thiếu phương pháp ơn


luyện, học sinh chưa có niềm đam mê với mơn học, cịn yếu về kỹ năng phương
pháp học tập bộ mơn…
Mơn Địa lí cũng là một trong tám mơn văn hóa cơ bản. Thực tế, mơn học
này ít được nhiều người chú ý bị coi là môn phụ. Tuy nhiên đây cũng là một
mơn học tương đối khó vì nó bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên và kinh tế - xã hội.
1


Vì vậy, để dạy tốt và học tốt mơn Địa lí đã là một việc khó, nhưng việc
phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn học này lại càng khó khăn hơn gấp
nhiều lần. Nó địi hỏi cả thầy và trị phải có một phương pháp dạy và học đúng
đắn, kết hợp với sự đam mê và lòng nhiệt huyết thì mới đạt kết quả cao.
Qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí tại trường, tơi nhận
thấy những vấn đề nêu trên là một trong những khó khăn gây ảnh hưởng khơng
nhỏ đến chất lượng mũi nhọn của nhà trường nói riêng và của ngành Giáo dục
nói chung. Đây cũng là điều mà tơi hết sức băn khoăn và trăn trở. Vậy làm thế
nào để học sinh có niềm đam mê với bộ mơn? Làm thế nào để nâng cao được
chất lượng, số lượng học sinh giỏi trong bộ mơn của mình đảm nhiệm? Thì qua
kinh nghiệm nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí,
tơi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí Trường THCS Quảng Yên’’ nhằm nâng cao chất
lượng mũi nhọn trong môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 8 nói riêng để các đồng
chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.
1.2 Mục đích của thực hiện sáng kiến
Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt chất lượng mũi nhọn,
trong q trình học tập mơn Địa lí cấp THCS nói chung và mơn Địa lí lớp 8 của
học sinh THCS Quảng Yên nói riêng. Từ đó, giúp chất lượng giáo dục của địa
phương nâng lên và phát huy được năng lực vốn có của học sinh, đào tạo được
nhân tài cho địa phương, cho đất nước.
Sử dụng các giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Địa lí nhằm tìm

ra những học sinh có năng lực thực sự đối với việc học tập bộ môn. Đồng thời,
giúp các em có được phương pháp học tập một cách tích cực, khoa học nhất
trong q trình ơn luyện để thực hiện mục tiêu cuối cùng là nâng cao số lượng
và chất lượng mũi nhọn mơn Địa lí tại đơn vị.
2. Phạm vi triển khai thực hiện

Học sinh lớp 8 mơn Địa lí trường THCS Quảng n
3. Mơ tả sáng kiến
3.1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Hiện trạng
Trong các năm học gần đây, công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà
và chất lượng mũi nhọn luôn được nhà trường và các cấp lãnh đạo của địa
phương quan tâm. Đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

2


Qua nhiều năm thực hiện công tác này, nhà trường đã đạt được một số kết
quả như sau:
* Kết quả các kì thi học sinh giỏi các cấp từ năm 2011 đến năm 2015
Năm học

Tổng số giải

Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh


2011-2012

11

7

1

0

2012-2013

11

8

1

0

2013-2014

5

4

1

0


2014-2015

19

13

1

0

(Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2012-2015.)

Qua kết quả cho thấy một thực trạng là:
+ Tổng số học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, tuy có tăng
lên qua các năm nhưng tổng số học sinh đạt giải các cấp lại có xu hướng tăng,
giảm không ổn định.
+ Số học sinh đạt giải cấp huyện và cấp tỉnh còn chiếm tỉ lệ thấp so với số
tỉ lệ học sinh tham gia. Qua đánh giá của nhà trường, chất lượng giải của các
mơn học cịn thấp chỉ đạt được giải khuyến khích.
Là một giáo viên chuyên ngành Địa lí, tơi mong muốn bộ mơn của mình
cũng có nhiều em đạt thành tích cao. Chính vì vậy, từ khi về công tác tại trường,
tôi luôn đặt ra mục tiêu phải bồi dưỡng các em học thật tốt mơn Địa lí để góp
phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường và của địa phương.
Để thực hiện được mục tiêu đó, trong các năm học vừa qua tôi đã áp dụng
một số giải pháp vào công tác ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8
như sau:
- Lựa chọn những học sinh có lực học tốt mơn Địa lí và những học
sinh có lực học khá giỏi để bồi dưỡng
Đây là giải pháp nhằm lựa chọn những học sinh có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn để tham gia bồi dưỡng. Những học sinh được lựa chọn là những học sinh

có lực học khá và tốt ở mơn Địa lí. Để chọn được những học sinh này, giáo viên
ra đề thi khảo sát và chọn những em có điểm số cao để bồi dưỡng. Ngồi việc
lựa chọn những học sinh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia tơi cịn cho các
em tự đăng kí dựa trên năng lực và sự u thích bộ mơn.
- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng bám sát chương trình sách giáo khoa

3


Để định hướng tốt cho học sinh ơn tập, thì việc xây dựng chuyên đề bồi
dưỡng là một nội dung quan trọng trong q trình ơn luyện học sinh giỏi. Vì thế,
giáo viên cần tìm hiểu và nghiên cứu để nắm được nội dung chương trình ơn thi
của mơn Địa lí lớp 8 và xác định được các phần trọng tâm. Để từ đó xây dựng
nên các chuyên đề bồi dưỡng: Phần Địa lí lớp 8 tập chung vào phần Trái Đất của
Địa lí lớp 6, phần địa lí tự nhiên Châu Á, địa lí dân cư, kinh tế- xã hội các nước
Châu Á và địa lí các khu vực Châu Á, địa lí tự nhiên Việt Nam. Khi xác định
được các chuyên đề giáo viên tiến hành xây dựng nội dung câu hỏi cho từng
chuyên đề, sau đó giao về nhà cho học sinh tự học và nghiên cứu sau đó giáo
viên chữa và hồn thiện đề cương cho học sinh.
- Tích cực cho học sinh luyện đề và giải đề tổng hợp
Đây là giải pháp, giúp học sinh có những kỹ năng làm bài và giúp giáo
viên kiểm tra được việc ôn luyện tiếp thu kiến thức của các em. Từ đó đánh giá
được những ưu điểm và tồn tại của các em trên bài thi và có phương hướng điều
chỉnh cho phù hợp.
Giáo viên căn cứ vào nội dung chuyên đề bồi dưỡng và ra đề thi kiểm tra
kiến thức học sinh hoặc sưu tầm các dạng đề thi học sinh giỏi của các tỉnh khác
trên mạng internet, sau đó cho học sinh tiến hành làm bài.
Qua chấm chữa bài làm của học sinh, giáo viên cần nêu ra những ưu điểm
và tồn tại để học sinh biết và rút kinh nghiệm điều chỉnh cho những bài thi sau.
- Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo có vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình tự học, tự
ơn luyện của các em. Vì phần lớn thời gian trên lớp khơng có nhiều, các em chỉ
được bồi dưỡng về phần giải các bài tập và rèn luyện kỹ năng bộ môn. Cho nên,
việc học lý thuyết các em phải học thêm ở nhà và để học được ở nhà các em
phải có tài liệu nghiên cứu. Đồng thời, để thực hiện được giải pháp này, giáo
viên cần sưu tầm nhiều tài liệu cho học sinh, hướng dẫn các em đọc tài liệu sau
đó dựa trên nội dung chuyên đề bồi dưỡng ra câu hỏi giao cho học sinh về nhà
nghiên cứu và làm bài. Ngồi ra, các em có thể tự học bằng cách tìm hiểu thơng
tin trên mạng internet, trên tivi, báo đài…
Qua quá trình áp dụng các giải pháp trên, tôi đã đạt được kết quả như sau:
Bảng kết quả các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh mơn Địa lí
lớp 8,9 các năm học từ năm 2011đến năm 2015

Năm học

Cơ Cấu giải

4


Tổng số
em tham
gia ôn
thi bồi
dưỡng

Số em
đạt giải
học sinh
giỏi cấp

huyện

Số em
đạt giải
học sinh
giỏi cấp
tỉnh

2011-2012

02

01

00

00

2012-2013

02

01

00

2013-2014

02


01

2014-2015

04

01

Ba

Khuyến
khích

00

00

01

00

00

00

01

00

00


00

00

01

00

00

00

00

01

Nhất Nhì

(Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2012-2015.)

Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp trên tôi thấy:
3.1.2. Ưu điểm của các giải pháp đã áp dụng
Các giải pháp đưa ra đã có những tác động tích cực đến giáo viên và học
sinh trong q trình ơn luyện và bồi dưỡng:
- Giúp giáo viên lựa chọn được những học sinh có khả năng đáp ứng được
mục tiêu bồi dưỡng mà không mất nhiều thời gian trong việc lựa chọn đối tượng.
- Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng theo chuyên đề giúp giáo viên có
những định hướng cụ thể về hướng đi cũng như việc lựa chọn các phương pháp
bồi dưỡng đúng đắn. Và học sinh cũng định hướng được nội dung cần nghiên

cứu trong quá trình tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
- Việc luyện đề tổng hợp sẽ giúp các em có được những kỹ năng cần thiết
khi làm bài thi, các em sẽ không bị bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thi chính thức. Đối
với giáo viên, giải pháp này giúp họ kiểm tra và đánh giá được khả năng lĩnh hội
kiến thức, kỹ năng tư duy và kỹ năng làm bài của học sinh. Qua đó, người thầy
sẽ nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của trò để có những phương pháp
bồi dưỡng phù hợp.
- Việc hướng dẫn học sinh học tài liệu tham khảo sẽ giúp các em hình
thành ý thức tự học, tự bồi dưỡng và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, phát
huy được tính tư duy và sáng tạo của các em trong việc làm các bài tập ở nhà.
- Thông qua tài liệu giúp các em mở rộng đào sâu tri thức, so sánh, đánh
giá được những kiến thức đã học qua bài giảng của giáo viên.
- Rèn được khả năng tự học, tự nghiên cứu.
3.1.3. Nhược điểm của các giải pháp đã áp dụng
5


- Việc chỉ lựa chọn những học sinh có học lực khá và giỏi vào ôn luyện và
bồi dưỡng sẽ có những mặt hạn chế về số lượng học sinh tham gia vào đội
tuyển. Vì những học sinh có lực học khá giỏi khơng có nhiều mà các em lại lựa
chọn tham gia bồi dưỡng các môn khác.
- Căn cứ vào điểm số để lựa chọn học sinh vào đội tuyển là chưa đủ. Vì
trong lớp cịn nhiều đối tượng học sinh u thích mơn Địa lí nhưng cịn rụt rè
chưa mạnh dạn đăng ký. Trong khi đó, giáo viên chưa có biện pháp để phát hiện
ra những em này dẫn đến việc bỏ xót đối tượng học sinh có năng khiếu bộ môn.
- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng bám sát chương trình sách giáo khoa sẽ
làm cho nội dung dàn trải khó tập chung vào các phần cơ bản, trọng tâm. Trong
phần xây dựng chuyên đề bồi dưỡng mới chỉ xây dựng được phần lí thuyết mà
chưa tập trung nhiều vào việc rèn kỹ năng bộ môn, kỹ năng làm bài của học sinh
dẫn đến học sinh còn yếu về kỹ năng bộ môn.

- Việc cho các em luyện các đề thi sưu tầm trên mạng internet sẽ làm các
em dễ rơi vào tình trạng học tủ đề, học lệch đề. Vì đề thi trên internet rất đa dạng
không theo một khuôn mẫu nào. Cho nên, các em dễ bị phân tâm và có sự đảo
lộn về kiến thức và các kỹ năng bộ môn sẽ không được rèn luyện nhiều.
Qua đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp, cũng như kết quả
đã đạt được khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy:
+ Chất lượng và số lượng các giải của môn Địa lí so với kết quả của các
trường thuận lợi trong toàn huyện là chưa cao.
+ Tỉ lệ học sinh tham gia ơn luyện cịn thấp chỉ từ một đến hai học sinh.
+ Chất lượng giải chưa cao mới chỉ dừng lại ở giải khuyến khích cấp
huyện và cấp tỉnh, học sinh cịn yếu về kỹ năng trình bày, kĩ năng bộ mơn.
* Ngun nhân là do:
- Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn đối tượng tham gia
ôn luyện nên số lượng học sinh tham gia cịn ít.
- Sử dụng sai phương pháp ôn luyện, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ
năng bộ môn và kỹ năng trình bày cho học sinh. Cho nên bài làm của học sinh
cịn yếu về kĩ năng bộ mơn và cách trình bày chưa khoa học, chưa lơgic.
- Giáo viên chưa nắm được nội dung chính cần ơn dẫn đến học sinh ôn luyện
dàn trải, lan man không tập chung vào kiến thức trọng tâm.
- Chưa xây dựng được đề cương chi tiết cho từng chuyên đề.
- Học sinh thiếu tài liệu tham khảo, bồi dưỡng nên việc tự học, tự bồi
dưỡng ở nhà chưa hiệu quả.
6


- Mơn Địa lí là mơn học ít được học sinh và các bậc phụ huynh chú ý và
cũng là một mơn học tương đối khó. Vì nó bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Cho nên, nhiều học sinh chưa có niềm đam mê u thích
mơn học này.
- Thư viện nhà trường chưa có nhiều sách và tài liệu tham khảo phục vụ

cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình…
Qua những thực trạng trên, tơi nhận thấy những giải pháp mà tôi đã áp
dụng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao và còn nhiều điểm khiếm khuyết.
Vì thế, để thay đổi những giải pháp cũ và tiếp tục nâng cao hiệu quả bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí 8 của nhà trường trong những thời gian tiếp theo
tôi xin đề xuất sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 8 Trường THCS Quảng n
3.2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
So với những giải pháp cũ, thì những giải pháp này mang tính hiệu quả
cao và có những điểm mới bổ sung cho các giải pháp đã áp dụng trước đó.
- Sáng kiến đã đưa ra được phương pháp lựa chọn đối tượng tham gia ôn
luyện và bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của đơn vị.
- Đưa ra được điểm mới trong giải pháp xây dựng kế hoạch và thời gian
bồi dưỡng, xây dựng chuyên đề bồi dưỡng một cách chi tiết có tính định hướng
cao trong q trình ơn luyện đó là:
+ Việc xây dựng kế hoạch và chuyên đề bồi dưỡng có sự bám sát chặt chẽ
vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
+ Xây dựng thời gian bồi dưỡng hợp lí khớp với từng chuyên đề.
+ Xây dựng đề cương chi tiết đối với từng chuyên đề. Trong đề cương thể
hiện rõ được các câu hỏi với nhiều mức độ khác nhau từ thơng hiểu đến vận
dụng và chứng minh, giải thích...
- Đưa ra được một số phương pháp ơn luyện có hiệu quả mà các giải pháp
trước chưa có và chủ yếu là tập trung rèn luyện một số kỹ năng như:
+ Kỹ năng phân tích đề bài.
+ Kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu.
+ Kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ.
7



+ Kỹ năng tính tốn và xử lí số liệu và một số kỹ năng khác đã được học
ở chương trình Địa lí lớp 6 như: đo tính khoảng cách, tính tỉ lệ bản đồ, xác định
phương hướng trên bản đồ, xác định tọa độ địa lí.
+ Kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí
+ Kỹ năng tư duy.
- Hướng dẫn phương pháp tự học có hiệu quả cho học sinh qua một số kỹ
năng ghi nhớ.
- Đánh giá chính xác kết quả ơn luyện của học sinh thơng qua các kỳ kiểm
tra do chính giáo viên bồi dưỡng thiết kế theo từng chuyên đề. Qua đó, giáo viên
nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong q trình ơn luyện để có
những điều chỉnh phù hợp.
3.2.2 Các giải pháp mới áp dụng
Giải pháp 1: Cách lựa chọn học sinh tham gia bồi dưỡng
1. Mục tiêu
Đưa ra một số cách thức, nhằm phát hiện ra những học sinh có năng lực
về bộ mơn Địa lí và những em có lịng say mê u thích bộ mơn, để từ đó lựa
chọn vào đội tuyển làm tăng hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Tránh được việc
lựa chọn nhầm đối tượng dẫn đến hiệu quả chất lượng đầu vào không cao.
2. Cách thức thực hiện
Môn Địa lý lớp 8 là phần nối tiếp của chương trình mơn Địa lí lớp 7 và
chuẩn bị cho học sinh học chương trình mơn Địa lí lớp 9. Nhiệm vụ của chương
trình mơn Địa lí 8 là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và có hệ
thống về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, sự phát triển kinh tế của Châu Á và
về địa lí tự nhiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, mơn Địa lí 8 cịn hình thành bước
đầu cho học sinh về kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ, kỹ năng nhận xét bảng số liệu
thống kê…Để tiếp cận được những vấn đề nêu trên, học sinh phải có kỹ năng
tính tốn tốt và khả năng nhận xét về các đối tượng địa lí.
Trường THCS Quảng Yên là một trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa học
sinh 100% điều kiện học tập còn nhiều khó khăn. Số lượng học sinh học tốt,

học đều các mơn văn hóa cơ bản là khơng nhiều. Mặt khác những em này lại lựa
chọn tham gia vào bồi dưỡng các mơn học khác như Tốn, Vật lí, Tiếng Anh,
….các em cịn lại có lực học trung bình nếu chọn các em vào đội tuyển ôn luyện
sẽ mất rất nhiều thời gian và hiệu quả không cao.
Thực tế, môn học Địa lí là mơn học ít được học sinh và các bậc phụ huynh
chú ý nhưng đây lại là môn học tương đối khó vì nó bao hàm cả lĩnh vực tự
8


nhiên và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng học sinh để
bồi dưỡng trong lĩnh vực này là một bước rất quan trọng.
Để lựa chọn được thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải phát hiện
được những học sinh có khả năng về mơn Địa lí. Những em này, thường là
những em có biểu hiện tích cực trong học tập, có khả năng phát hiện nhanh
chính xác những vấn đề địa lý. Trong các bài thực hành và các tiết bài tập hoặc
các bài kiểm tra, bài làm của các em thường trình bày khoa học. Trong bài viết
các mạch kiến thức sắp xếp có trình tự lơgic. Các em học sinh đó chính là những
nhân tố thích hợp để lựa chọn vào đội tuyển bồi dưỡng. Tuy nhiên, ở các trường
vùng sâu, vùng xa những nhân tố này có rất ít và thường thì những em này lại
tham gia vào các mơn học khác như mơn Tốn, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học,...
Do vậy, để tìm được đối tượng thích hợp ôn luyện trong bộ môn của mình
thì trong quá trình giảng dạy trên lớp và chấm chữa bài kiểm tra của học sinh
giáo viên phải:
+ Chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học,
có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học nhằm cung cấp kiến thức cơ
bản ở mỗi bài học cho học sinh.
+ Đồng thời có những hệ thống câu hỏi nâng cao để phát hiện những học
sinh có năng khiếu học tốt bộ mơn, từ đó tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức
để phát triển khả năng của các em.

+ Tổ chức tốt các giờ học trên lớp, tạo hứng thú học tập bộ môn cho học
sinh trong mỗi giờ học.
Khi học sinh u thích học tập bộ mơn sẽ có ý thức tham gia đội tuyển.
Như vậy, việc lựa chọn học sinh vào đội tuyển sẽ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế của mỗi trường đặc biệt là những
trường ở vùng sâu, vùng xa. Giáo viên cần định hướng tốt cho học sinh tham gia
bồi dưỡng đối với những mơn ít có sự cạnh tranh, những mơn phù hợp với khả
năng của mình như mơn Địa lý, Lịch sử, Sinh học,… Không nên để học sinh lựa
chọn theo ý thích chủ quan của riêng mình vượt ngoài khả năng thực tế của bản
thân.
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và thời gian bồi dưỡng, xây dựng
chuyên đề bồi dưỡng
- Mục tiêu

9


+ Giúp giáo viên bồi dưỡng chủ động được về mặt thời gian và lượng
kiến thức cần bồi dưỡng, tránh làm việc trồng tréo với các kế hoạch khác của
nhà trường dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không cao.
+ Xây dựng chi tiết nội dung của các chuyên đề kiến thức, giúp cho học
sinh thuận lợi hơn trong quá trình tự học tự bồi dưỡng phần lý thuyết. Giúp giáo
viên có nhiều thời gian hơn trong việc tập trung rèn luyện các kỹ năng bài tập,
kỹ năng bộ môn cho học sinh.
- Cách thức thực hiện
Để bồi dưỡng có hiệu quả thì ngay từ đầu năm học giáo viên cần xác định
rõ: Bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và của địa phương. Vì vậy, việc lập
kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng phải được thực hiện ngay từ đầu năm học. Để
thực hiện được thì giáo viên cần nắm rõ kế hoạch và thời gian tổ chức thi chọn

học sinh giỏi các cấp do Phòng giáo dục và Sở giáo dục tổ chức. Để từ đó, xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo với u cầu thực tế và có tính khả thi. Tránh
việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chồng tréo với các kế hoạch khác của nhà
trường sẽ làm cho học sinh quá tải, căng thẳng dẫn đến dẫn hiệu quả không cao.
Song song với việc xây dựng kế hoạch và thời gian bồi dưỡng là việc xây
dựng các chuyên đề bồi dưỡng, đây là công việc cũng hết sức quan trọng. Rút
kinh nghiệm cho những năm học trước, việc xây dựng chuyên đề chỉ dựa trên
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, chưa bám sát vào nội dung ơn luyện của
Phịng giáo dục và Sở giáo dục. Cho nên, nội dung ôn luyện còn dàn trải chưa
tập trung vào những chuyên đề chính dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Vì vậy, trong năm học này và những năm học tiếp theo, để cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi trong mơn Địa lí đạt kết quả cao thì việc xây dựng nội dung
chuyên đề bồi dưỡng phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Phòng
giáo dục và Sở giáo dục đào tạo tỉnh Phú Thọ
+ Văn bản Số: 97/SGDDT GDTrH V/v ngày 03/2/2015 hướng dẫn phạm
vi nội dung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8,9 THCS và lớp 10,11,12 THPT
+ Văn bản Số: 102/SGDĐT-GDTrH V/v ngày 15/2/2015 hướng dẫn nội
dung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8, 9 THCS; 10, 11, 12 THPT và chọn
đội tuyển tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT.
Từ những hướng dẫn trong văn bản, cần xác định được số tiết dạy là bao
nhiêu tiết, thời gian thực hiện là bao lâu,..(trong kế hoạch cần nêu rõ số buổi dạy
mỗi buổi dạy bao nhiêu tiết, tên chuyên đề của từng tiết).
Mẫu kế hoạch:
10


KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Môn :……………….
Tổng số tiết:……….


Ngày

Buổi

Tiết

Nội dung chuyên đề bồi dưỡng

Ghi chú

………………………………………….

…………

1
6/9/2016

1

2
3
4

………..

…… ….

Sau khi đã lên được kế hoạch theo nội dung hướng dẫn, bước tiếp theo là
bước quan trọng nhất: Đó là xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng. Nội dung
này, tập trung vào những phần kiến thức trọng tâm của chương trình mơn Địa lí

lớp 8 và một phần của chương trình Địa lí lớp 6:
Theo văn bản hướng dẫn Số: 97/SGDDT GDTrH V/v ngày 03/2/2015
hướng dẫn phạm vi nội dung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8,9 THCS và
lớp 10,11,12 THPT của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ thì đề thi gồm 5
câu, thang điểm 20, mỗi câu có thể có nhiều thành phần, gồm các nội dung sau:
Phần 1. Về kiến thức: (13 điểm).
Lớp 8

Địa lí lớp 6

- Các dạng bài tập về: tính khoảng cách, xác định
phương hướng, xác định tọa độ địa lý
- Sự vận động của trái đất quanh trục và các hệ quả
- Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời

11


- Vị trí địa lý, địa hình và khống sản
- Khí hậu Châu Á
- Sơng ngịi và cảnh quan Châu Á
- Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước
Châu Á
- Khu vực Tây Nam Á
Châu Á

- Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- Đặc điểm tự nhiên khu vực Đơng Á
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á.
- Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo

- Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- Hiệp hội các nước ĐNA

Địa lí tự
nhiên

Địa lí tự nhiên việt Nam (đến thời điểm tổ chức thi)

Việt Nam
Phần 2. Về kỹ năng: (7 điểm)
- Phân tích bảng số liệu (3 điểm)
- Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích (4 điểm)
Từ những hướng dẫn trên, tôi đã lập ra một số chuyên đề cần ơn luyện:
- Chun đề về Địa lí tự nhiên đại cương lớp 6 bao gồm các nội dung như:
Các dạng bài tập về tính khoảng cách, xác định phương hướng, xác định tọa độ
địa lý, sự vận động của Trái Đất quanh trục và các hệ quả, sự chuyển động của
Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Chuyên đề Địa lý tự nhiên Châu Á lớp 8 bao gồm các nội dung: Địa lí
tự nhiên Châu Á, kinh tế xã hội các nước Châu Á, các khu vực Châu Á, địa lí tự
nhiên Việt Nam.
- Chuyên đề về rèn kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích và nhận xét bảng số liệu.
Tuy nhiên, trong chương trình học kì I của mơn Địa lí lớp 8 mới chỉ học
hết phần địa lí tự nhiên Châu Á chưa học sang phần địa lí tự nhiên Việt Nam.
Cho nên, nội dung trọng tâm đối với bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện cần tập
trung chủ yếu vào phần địa lí Châu Á và một phần Địa lí Trái Đất của lớp 6.
12


Theo văn bản Số: 102/SGDĐT- GDTrH V/v ngày 15/2/2015 hướng dẫn
nội dung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8, 9 THCS; 10, 11, 12 THPT và

chọn đội tuyển tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT của Sở giáo
dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ thì nội dung đề thi đối với lớp 8, 9 THCS tỷ lệ nội
dung đề thi bao gồm 50% kiến thức ở mức độ câu hỏi phân loại để tuyển sinh
THPT; 50% kiến thức thực hiện theo hướng dẫn số 97/SGDĐT-GDTrH ngày
03/2/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Độ khó của đề thi phân bố trên ba mức
độ: biết, hiểu 30%; vận dụng 40%; phân tích, tổng hợp và sáng tạo 30%.
Vì thế, giáo viên cần nắm vững cấu trúc, nội dung của đề thi để lập kế
hoạch xây dựng chuyên đề bồi dưỡng bám sát theo hướng dẫn của văn bản sao
cho đạt hiệu quả cao nhất. Các chuyên đề xây dựng cần đảm bảo tính chính xác,
khoa học, lôgic. Xây dựng các câu hỏi ôn tập thật chi tiết theo từng phần của
từng chuyên đề, nhưng phải tập chung xốy sâu vào các mức độ thơng hiểu, vận
dụng giải thích, phân tích tổng hợp và sáng tạo. Trên cơ sở đó làm thành đề
cương chi tiết để học sinh ôn luyện.
Giải pháp 3: Lựa chọn, sử dụng một số phương pháp, cách thức và
nội dung trọng tâm cần ôn luyện phù hợp đối với đối tượng là học sinh
vùng sâu, vùng xa
- Mục tiêu
+ Giúp giáo viên có những phương pháp và cách thức bồi dưỡng phù hợp
với từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh ở vùng sâu vùng xa khi mà khả
năng tư duy và nhạy bén của các em còn hạn chế.
+ Lựa chọn và định hướng được những nội dung trọng tâm cơ bản cần bồi
dưỡng để từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng.
- Cách thức thực hiện
Người thầy, dù có giỏi đến đâu nhưng nếu khơng biết cách lựa chọn được
phương pháp phù hợp để truyền tải kiến thức thì việc truyền đạt kiến thức cho
học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả giáo dục khơng được cao. Chính
vì thế, tùy theo từng đối tượng học sinh mà có thể lựa chọn các phương pháp bồi
dưỡng khác nhau. Trường THCS Quảng Yên là một trong những trường thuộc
vùng xã khó khăn. Vì vậy, mà khả năng nhận thức, tư duy của các em không thể
bằng học sinh ở các vùng thuận lợi như trường THCS thị trấn. Cho nên, việc lựa

chọn được các phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh của
mình là một việc rất cần thiết. Giáo viên vẫn nên sử dụng các phương pháp phát
huy tính tích cực của học sinh, đồng thời cũng phải kết hợp các phương pháp
truyền thống để cung cấp cho học sinh những kiến thức khó và mới. Bên cạnh
đó, việc sử dụng phương tiện dạy học cũng vơ cùng quan trọng, địi hỏi giáo
13


viên phải biết kết hợp và sử dụng linh hoạt trong q trình ơn tập và bồi dưỡng.
Theo kinh nghiệm của bản thân và qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường THCS, tôi xin đưa ra một số cách thức, nội dung trọng tâm cần bồi
dưỡng mà tôi thấy có hiệu quả đối với học sinh ở vùng sâu vùng xa.
1. Bồi dưỡng phần kiến thức cơ bản của chương trình
Đây là cách thức bồi dưỡng chủ yếu được sử dụng trong các tiết học chính
khóa ở trên lớp, ngoài ra cũng được sử dụng trong các tiết bổ trợ kiến thức vào
buổi chiều.
Cách thức bồi dưỡng này, trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ
năng cơ bản về phần lí thuyết cũng như cách làm các dạng bài tập trong từng
chuyên đề hoặc trong các tiết thực hành như: Vẽ biểu đồ, nhận xét và làm việc
với bảng số liệu thống kê...
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên lồng ghép các chương trình nâng cao
mở rộng kiến thức để các em phát huy được hết khả năng của mình. Cần chú ý
rèn kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ,
đọc Átlat. Vì đây là nội dung cơ bản không thể thiếu trong cấu trúc của các đề
thi chọn học sinh giỏi mơn Địa lí.
2. Bồi dưỡng phần kĩ năng bao gồm kỹ năng làm và trình bày bài thi,
kỹ năng bộ mơn, kỹ năng tư duy
Để đạt được điểm tuyệt đối trong mỗi một câu hỏi của đề thi, ngoài phần
nội dung kiến thức cần đạt được theo yêu cầu, thì phần kỹ năng trình bày và kỹ
năng bộ môn cũng là một yếu tố cần thiết quyết định đến điểm số của bài thi.

Qua nhiều năm bồi dưỡng, tôi nhận thấy đa số các em học sinh ở vùng
sâu, vùng xa thường yếu về kỹ năng này. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng
khơng nhỏ tới chất lượng bài thi.
Trình bày khơng khoa học, khơng có tính lơgic, kỹ năng bộ mơn chưa
thuần thục thì bài thi sẽ khơng đạt được điểm tối đa nhiều khi còn bị trừ điểm,
mất điểm. Với một cuộc thi mang tính cạnh tranh cao mà bị mất điểm ở phần
này thì khả năng bị loại trước những ‘‘đối thủ’’ khác sẽ cao hơn, từ đó sẽ ảnh
hưởng đến kết quả thi của các em. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng làm bài và kỹ
năng bộ môn, kỹ năng tư duy cho học sinh là việc rất cần thiết, tùy từng dạng
câu hỏi, từng dạng bài tập giáo viên hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ về cách trình bày đối
với mỗi một dạng câu hỏi hay một dạng bài tập nào đó sao cho đảm bảo về hình
thức, nội dung, và có tính lơgic, hệ thống.
Đối với kĩ năng trình bày, các em có thể trình bày theo phương pháp quy
nạp hoặc diễn dịch. Tùy theo từng dạng câu hỏi mà các em có thể vận dụng khác
14


nhau: Với những câu hỏi dạng trình bày hay nêu vấn đề thì sử dụng phương
pháp diễn dịch hoặc quy nạp, với những câu hỏi dạng phân tích, so sánh, chứng
minh, nhận xét, thì phải có sự kết hợp cả hai phương pháp quy nạp và diễn dịch.
Bên cạnh kỹ năng trình bày, giáo viên cần chú ý đến việc rèn kỹ năng bộ
mơn cho học sinh, vì đây cũng là yếu tố quyết định đến điểm số của bài thi.
Phần kỹ năng bộ môn trong cấu trúc của đề thi chiếm tới 7 điểm, nếu như thực
hiện kỹ năng không tốt sẽ bị mất khá nhiều điểm ở phần này. Vì vậy, đối với
mơn Địa lý lớp 8 cần chú trọng vào rèn một số kỹ năng chủ yếu sau:
+ Kỹ năng phân tích đề bài.
+ Kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu.
+ Kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ.
+ Kỹ năng tính tốn và xử lí số liệu và một số kỹ năng khác đã được học
ở chương trình địa lí lớp 6 như: đo tính khoảng cách, tính tỉ lệ bản đồ, xác định

phương hướng trên bản đồ, xác định tọa độ địa lí.
+ Kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí
+ Kỹ năng tư duy.
Việc rèn các kỹ năng trên cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí 8. Cho nên đối với mỗi dạng bài tập kỹ
năng, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết các bước tiến hành để học sinh có
được kỹ năng thuần thục khi làm bài.
2.1. Rèn kỹ năng phân tích đề bài
Trước khi đặt bút làm bài, học sinh cần xác định rõ yêu cầu của đề bài đặt
ra là gì? Để từ đó lựa chọn phương án trả lời, tránh tình trạng khơng phân tích
kỹ đề bài dẫn đến hiểu sai đề, làm lạc đề. Khi lạc đề sẽ rất nguy hiểm, học sinh
sẽ bị mất toàn bộ điểm của câu đó. Bởi vậy, rèn kỹ năng phân tích đề bài cho
học sinh là điều rất cần thiết. Để rèn được kỹ năng này, giáo viên cần ra nhiều
loại câu hỏi có nội dung gần giống nhau gây ngộ nhận, hiểu nhầm để học sinh
thực hiện rồi từ đó rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân. Giáo viên cần
hướng dẫn chi tiết cho học sinh cách phân tích đề bài (đề bài yêu cầu cái gi?
Làm cái gì?...) để các em thực hiện đúng theo yêu cầu đó.
Ví dụ phân tích đề bài sau: Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven
biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua yếu tố khí hậu và địa hình?
Đây là câu hỏi dạng chứng minh một vấn đề địa lí. Cho nên, khi làm bài
giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài và mối quan hệ
giữa các vấn đề trong đề bài.
15


Như câu hỏi trên học sinh cần xác định rõ đề bài yêu cầu 2 vấn đề:
+ Một là chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển
+ Hai là có tính biển sâu sắc thể hiện qua yếu tố khí hậu, địa hình(nghĩa là
chứng minh địa hình và khí hậu của nước ta chịu ảnh hưởng của biển)
Như vậy, đối với yêu cầu thứ nhất học sinh chỉ cần dựa vào kiến thức đã

học lấy dẫn chứng để chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển.
+ Việt Nam nằm ở vị trí cầu nối giữa các nước Đông Nam Á trên đất liền
với các nước Đông Nam Á hải đảo.
+ Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260km kéo dài từ vùng biển
Quảng Ninh đến Kiên Giang
+ Vùng biển chủ quyền rộng lớn khoảng 1 triệu km 2 với nhiều đảo và
quần đảo
Tránh trường hợp, học sinh xác định khơng rõ lại đi trình bày đặc điểm
của vùng biển nước ta.
Đối với yêu cầu thứ hai của đề bài là chứng minh địa hình và khí hậu
nước ta chịu ảnh hưởng của biển. Với yêu cầu này, chỉ cần xác định lấy dẫn
chứng một số khu vực địa hình của nước ta chịu tác động của biển như: Địa hình
mài mịn ven biển, địa hình bồi tụ ven biển, địa hình cắt xẻ xâm thực ven biển
các vũng vịnh, tránh trường hợp hiểu không rõ u cầu dẫn đến việc trình bày
sang tồn bộ đặc điểm địa hình của Việt Nam.
Phần khí hậu cũng tương tự chỉ cần lấy dẫn chứng một số đặc điểm của
khí hậu nước ta liên quan đến khí hậu của biển như: Tính chất ẩm và lượng mưa
lớn ở một số vùng ven biển và tránh trường hợp nêu toàn bộ đặc điểm của khí
hậu Việt Nam, như vậy là sai so với yêu cầu của đề bài.
- Cũng có những trường hợp học sinh thường nhầm lẫn giữa câu hỏi có
tính chất là ‘‘nêu’’ với câu hỏi có tính chất là ‘‘trình bày’’.
+ Nêu là chỉ nói về một vấn đề địa lí mang tính chất khái quát chung nhất.
+ Trình bày là nói về một vấn đề địa lí một cách chi tiết cụ thể.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh những phần này để tránh bị nhầm lẫn
trong khi làm bài.
2.2. Kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu
Trong đề thi học sinh giỏi câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thường xuất
hiện nhiều, do tính chất khó của loại câu hỏi này, đồng thời loại câu hỏi này còn

16



cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh vào
các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.
Thơng thường, loại câu hỏi trên u cầu học sinh phân tích số liệu (nghĩa
là đọc bảng số liệu) để rút ra các nhận xét cần thiết.
Đọc bảng số liệu về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng
ngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết. Học sinh cần phải nắm vững tên
bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ các
tiêu chí cần nhận xét. Việc phân tích nhìn chung không phức tạp, nhưng học sinh
thường phạm lỗi như: Phân tích thiếu, nêu khơng đầy đủ các nhận xét cần thiết.
Để tránh mắc phải những lỗi trên, giáo viên cần lưu ý cho học sinh so sánh các
số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí. Chú ý so sánh các
mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự,
các mốc có tính đột biến.
Đối với dạng bài tập phân tích, nhận xét bảng số liệu học sinh cần thực
hiện tốt một số thao tác sau đây:
- Đọc kỹ đề thi để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
- Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu.
- Khơng được bỏ sót các dữ liệu. Trong q trình phân tích phải sử dụng
tất cả các số liệu có trong bảng. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh
bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.
- Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệu
mang tính tổng thể), sau đó phân tích các số liệu thành phần. Thường là đi từ các
số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu đến các số liệu chi
tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý
được nêu ra trong bảng số liệu.
- Các nhận xét cần tập trung là: Các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực
tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới
dạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số).

- Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong q trình phân
tích. Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m 3, tỉ
kw/h, tỉ đồng…), hoặc tương đối. Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính
tốn ra các đại lượng tương đối thì q trình phân tích phải đưa được cả hai đại
lượng này để minh hoạ.
- Tính tốn số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàng
ngang. Hầu hết là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ
cấu của đối tượng.
17


+ Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của
đối tượng.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên
trong của đối tượng.
+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều
thời gian.
- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng.
+ Q trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa các
đối tượng có trong bảng. Do đó, cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng.
+ Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính tốn, điều này làm mất thời
gian làm bài. Cũng tránh trường hợp là chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu trong
khi đó có vơ số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của
đề bài...
- Cần chú ý khi phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và
giải thích. Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.
+ Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những
nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và
không gian của đối tượng.
Như vậy, để phân tích được một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức,

tính tốn hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra.
Điều này cho thấy nếu học sinh không nắm được kiến thức cơ bản, không
nắm vững lý thuyết sẽ không thể phân tích và nhận xét bảng số liệu.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta năm 2000 và 2007
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm

2000

2007

Cây lương thực

55 163,1

65 194,0

Cây rau đậu

6 332,4

10 174,5

Cây công nghiệp

21 782,0

29 579,6


Cây ăn quả

6 105,9

8 789,0

Cây khác

1 474,8

1 637,7

18


Tổng số

90 858,2

115 374,8

Dựa vào bảng số liệu trên em hãy nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch
cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta qua hai
năm 2000 và 2007?
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích
Khi phân tích về cơ cấu thì cần phải đổi số liệu tuyệt đối về tương đối để
nhận xét.
Bước 1: Xử lí số liệu quy đổi về đơn vị % và lập bảng số liệu mới
Lấy tổng số = 100% ta có % cho từng đối tượng tính theo cơng thức sau :
Lấy giá trị của từng đối tượng chia cho giá trị tổng số của tất cả các đối

tượng rồi nhân 100%
Thành phần A
Tỉ trọng của thành phần A =

x 100%
Tổng số
(Đơn vị: %)

Năm

2000

2007

Cây lương thực

60,7

56,6

Cây rau đậu

6,9

8,8

Cây công nghiệp

23,9


25,6

Cây ăn quả

6,7

7,6

Cây khác

1,8

1,5

Tổng số

100

100

Bước 2: Nhận xét (lưu ý với học sinh những cụm từ in đậm và gạch chân)
* Nhận xét về cơ cấu:
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực
luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (56,6%) năm 2007
19


+ Cây cơng nghiêp có tỉ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu ngành trồng trọt
chiếm (25,6%) năm 2007
+ Tiếp theo là đến rau đậu, cây ăn quả và các loại cây khác tuy nhiên tỉ

trọng của các loại cây này còn nhỏ chiếm tỉ lệ (17,9 %) trong tổng giá trị sản
xuất ngành trồng trọt năm 2007
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch rõ rệt
+ Những cây có tỉ trọng tăng là cây rau đậu, cây cơng nghiệp, cây ăn
quả. Trong đó tăng nhanh nhất là cây rau đậu tăng 1,9 %
+ Cây lương thực và các loại cây khác có tỉ trọng giảm trong đó cây
lương thực giảm nhanh nhất giảm 4,2% các cây khác giảm ít hơn 0,3 %
2.3. Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ
Bên cạnh việc rèn kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thì vẽ biểu
đồ cũng là một kỹ năng quan trọng và cần thiết. Trong bài thi, kỹ năng vẽ biểu
đồ chiếm tới 3 điểm trong thang điểm 20. Vì vậy, việc rèn kĩ năng vẽ biểu đồ
trong các tiết học giáo viên cũng cần đặc biệt chú ý.
Đối với học sinh lớp 8 thì kĩ năng này mới bắt đầu được hình thành vì số
tiết thực hành trong chương trình học ít đề cập đến các dạng bài tập vẽ biểu đồ
nên kỹ năng này các em mới bước đầu được làm quen. Vì thế, các dạng biểu đồ
trong cấu trúc bài thi của lớp 8 thường không phức tạp như ở các lớp cao hơn.
Qua kinh nghiệm bồi dưỡng nhiều năm, tôi nhận thấy các dạng biểu đồ
thường gặp ở lớp 8 như là: Biểu đồ cơ cấu (hình trịn), biểu đồ hình cột ( cột đơn
thể hiện một đối tượng, cột ghép thể hiện hai hoặc nhiều đối tượng), biểu đồ kết
hợp giữa cột và đường (biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa), biểu đồ thể hiện tốc độ
tăng trưởng.
Đối với mỗi dạng biểu đồ, giáo viên cần nắm vững các kĩ năng như nhận
biết các dạng biểu đồ đến các kĩ năng vẽ từng loại biểu đồ, các bước vẽ biểu đồ
để hướng dẫn và hình thành kĩ năng này cho học sinh trong các tiết học trên lớp
và các buổi bồi dưỡng một cách tốt nhất.
2.3.1. Kỹ năng nhận biết, lựa chọn các dạng biểu đồ cần vẽ
+ Nếu đề bài yêu cầu rõ dạng biểu đồ thì chỉ cần vẽ đúng dạng biểu đồ đó.
+ Nếu đề bài khơng u cầu rõ dạng biểu đồ (Vẽ biểu đồ thể hiện...; vẽ
biểu đồ thích hợp nhất...) thì cần căn cứ vào u cầu của câu hỏi, dạng số liệu để

chọn biểu đồ.
20


Ví dụ:
+ Thể hiện giá trị, sản lượng qua các năm: Nên dùng biểu đồ cột.
+ Thể hiện quá trình phát triển, tốc độ tăng trưởng: Nên dùng biểu đồ
đường, chùm đường.
+ So sánh hai hoặc nhiều đối tượng cùng dạng số liệu: Sử dụng biểu
đồ cột ghép.
+ So sánh hai hoặc nhiều đối tượng khác dạng số liệu: Kết hợp biểu đồ cột
với biểu đồ đường.
+ Thể hiện cơ cấu qua ít mốc thời gian: sử dụng biểu đồ hình trịn; qua
nhiều mốc thời gian: Sử dụng biểu đồ miền, hoặc cột chồng.
2.3.2. Kỹ năng vẽ một số dạng biểu đồ cơ bản
Có những dạng bài cho sẵn số liệu đã tính tốn thì học sinh chỉ việc vẽ ,
nhưng cũng có những bài học sinh phải tính tốn xử lí số liệu xong mới vẽ được.
Vì thế, bước đầu tiên trong kĩ năng vẽ biểu đồ là tính tốn xử lí số liệu, tùy từng
dạng bài giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể chi tiết. Sau khi đã có số liệu thì
tiến hành vẽ biểu đồ theo số liệu đã tính.
2.3.2.1. Kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột
Biểu đồ hình cột được dùng để thể hiện sự khác biệt về quy mô khối
lượng của một hay một số đối tượng nào đó. Loại biểu đồ này thường hay được
sử dụng để thể hiện mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. Các cột đơn
thể hiện các đại lượng khác nhau có thể đặt cạnh nhau, lúc đó ta có biểu đồ đơn
cột nhóm.
Biểu đồ hình cột thường có các dạng khác nhau như:
+ Biểu đồ cột đơn: Thể hiện quy mô của một đối tượng qua các thời điểm
+ Biểu đồ cột đơn: Thể hiện quy mô của một đối tượng qua các thời kỳ
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của một số đối tượng có cùng một đại lượng

trải qua một thời điểm hay các thời kỳ
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng gồm 2 đại lượng khác
nhau diễn biến ở một số thời điểm hay trải qua một thời điểm hay các thời kỳ
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng cùng đại lượng tại một
thời điểm.
+ Biểu đồ thanh ngang.
Cách thể hiện:
21


Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vng góc cho cân đối giữa hai trục.
Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao
hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ đơn vị (nghìn tấn, tỉ đồng...)
và phải cách đều nhau.
Trục hoành (trục ngang) thể hiện các năm hoặc đối tượng khác: khoảng
thời gian giữa các năm phải lưu ý để xem coi là chia đều hay không đều.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ
cao của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính
trực quan và thẫm mỹ.
Bước 3: Vẽ theo đúng trình tự bài cho, khơng được tự ý sắp xếp từ thấp
tới cao hoặc ngược lại, trừ khi bài có u cầu sắp xếp lại.
Khơng nên vạch 3 chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu
đồ rườm rà, cột bị cắt thành nhiều khúc khơng có thẩm mỹ.
Cột đầu tiên phải cách trục từ một đến hai ơ vở.
Bước 4: Hồn thiện biểu đồ: ghi các số liệu tương ứng vào các cột, vẽ ký
hiệu và lập bản chú giải, ghi tên biểu đồ.
Lưu ý: Trong biểu đồ các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của
các cột phải bằng nhau. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách giữa các cột
bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ. Ở dạng này, việc thể hiện độ cao của
các cột là điều quan trọng hơn cả vì nó cho thấy sự khác biệt về quy mô số

lượng giữa các năm hoặc đối tượng cần thể hiện.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ
(Đơn vị tỉ đồng)
Năm
1995

2000

2002

Tây Bắc

320,5

541,1

696,2

Đông Bắc

6179,2

10657,7

14301,3

Tiểu vùng

22



Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông
Bắc và Tây Bắc của Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
Cách vẽ:
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu)
Vẽ hệ trục tọa độ:Trục tung đơn vị (tỉ dồng),trục hoành: (năm)
Bước 2: Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 - 2002
dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bước 3: Viết tên biểu đồ

2.3.2.2. Kĩ năng vẽ biểu đồ hình trịn
Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như: tỉ đồng,
triệu người… thì ta phải chuyển sang số liệu tính là: %).
Bước 2: Xác định bán kính của hình trịn. Bán kính cần phù hợp với khổ
giấy để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ.
Biểu đồ cho bán kính trước thì hướng dẫn học sinh dùng thước chia mm
kẻ đường bán kính trước, sau đó dùng compa quay theo bán kính đó.
Nếu vẽ biểu đồ hình trịn mà giá trị hai thời điểm có sự chênh lệch - cần
tính bán kính hai đường trịn tương ứng nếu đề yêu cầu cách tính như sau:
Gọi giá trị của năm thứ 1 ứng với hình trịn có diện tích S1 và bán
kính R1 (tùy ý 1, 2, 3cm)
Ta có cơng thức tính tương quan bán kính của hình trịn qua các năm (địa
điểm) như sau:
23


Gọi giá trị của năm thứ 2 ứng với hình trịn có diện tích S2 và bán kính R2
Gọi giá trị của năm thứ 3 ứng với hình trịn có diện tích S3 và bán kính R3
Gọi giá trị của năm thứ n ứng với hình trịn có diện tích Sn và bán kính Rn

Bước 3: Chia hình trịn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của
các thành phần theo trong đề ra. Phương pháp vẽ theo dây cung nhanh hơn vẽ
theo góc ở tâm.
Lưu ý: Tồn bộ hình trịn là 360 0 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ
1% ứng với 3,6 độ trên hình trịn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ
và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ phải
ngay ngắn, rõ ràng không nghiêng ngả; lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ
và nên ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên, sau
đó ghi tên biểu đồ.
Khi vẽ biểu đồ cần tránh: vẽ không đúng dạng biểu đồ theo yêu cầu của
đề bài. Biểu đồ không đầy đủ các thành phần, và chia các đơn vị thời gian, giá trị
thể hiện trên các trục không đúng.. Ký hiệu thể hiện với phần chú giải không khớp
nhau. Nhầm lẫn các số liệu giá trị với các mốc thời gian. Thiếu số liệu minh họa
hoặc minh họa khơng mang tính thuyết phục. Không nêu rõ được các mối liên
hệ giữa các đối tượng thể hiện.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
của các năm 1990, 1999
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Tổng số Nông-Lâm-Ngư nghiêp Công nghiệp-Xây dựng

Dịch vụ

1990

131.968

42.003


33.221

56.744

1999

256.269

60.892

88.047

107.330

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu
vực kinh tế của các năm 1990, 1999 và nêu nhận xét.
Bước 1: Chuyển giá trị tuyệt đối (số liệu thực) về giá trị tương đối (%)
24


Giá trị đối tượng (A)
% của Đối tượng (A) =

x 100%
Tổng số

Ví dụ: Tỉ trọng Nơng- Lâm- Ngư nghiệp năm 1990
= (42.003 x100) : 131968 = 31,8 %
Tương tự, tính cho các đối tượng khác trong bảng số liệu cũng như vậy.
Ta có bảng số liệu chuyển đổi đơn vị thực tế ra đơn vị (%) như sau:

Năm

Tổng
số

Nơng-Lâm-Ngư
nghiêp

Cơng nghiệp-Xây
dựng

Dịch vụ

1990

100

31,8

25,2

43,0

1999

100

23,8

34,4


41,8

Tính góc ở tâm: Tồn bộ hình trịn là 3600 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ
lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình trịn

Năm

1990

1999

Nơng – Lâm – Ngư nghiệp

114,50

85,70

Cơng nghiệp –Xây dựng

90,70

123,80

Dịch vụ

154,80

150,50


- Bước 2: Tính bán kính đường trịn theo cơng thức:

Cho: R1 = 1,5 đvbk
=> R2 = 1,5. 256269 : 131968 = 2,1 đvbk
Bước 3 : Vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ hình trịn theo quy định ở trên ta có được biểu đồ ở dưới:
25


×