Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tài liệu tập huấn mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 68 trang )

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Thời gian

Nội dung

Cán bộ giảng dạy

Thứ ba 28 / 06 / 2011
07g00 – 08g00 - Tiếp đón đại biểu và học viên
08g00 – 08g30 - Nghi thức khai mạc
Phát biểu của BGĐ Bệnh viện
Phát biểu của Lãnh đạo Bộ GD – ĐT, Bộ Y tế
Phát biểu Lãnh đạo địa phương

Phòng Chỉ Đạo Tuyến
Ban Giám Đốc

08g30 – 11g00 - Triển khai chương trình NHĐ tại Việt Nam
- Giới thiệu chương trình “Nụ cười rạng rỡ, tương
lai tươi sáng”

ThS. Nguyễn Anh Sơn
CN. Nguyễn T. Ngọc Thủy

- Giới thiệu chương trình Nha học đường thế giới
và các tỉnh thành phía Nam

ThS Vũ Thị Kiều Diễm

13g30 – 16g00 - Kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe răng BS. Phùng Ngọc Thủy Tiên
miệng


- Thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng
miệng.
- Ích lợi của việc khám răng định kỳ
- Tổ chức, thực hiện, giám sát và đánh giá chương ThS. Vũ Thị Kiều Diễm
trình NHĐ (nội dung 1)
Thứ tư 29 / 06 / 2011
08g00 – 11g00 - Tổ chức, thực hiện, giám sát và đánh giá chương
trình NHĐ (nội dung 2)
- Tổ chức, thực hiện, giám sát và đánh giá chương
trình NHĐ (nội dung 3,4)
- Thiết kế, tổ chức phòng nha học đường tại trường
học.
- Giải đáp thắc mắc
- Bế mạc

BS. Phùng Ngọc Thủy Tiên
ThS. Vũ Thị Kiều Diễm

Ban giảng huấn
Phịng Chỉ Đạo Tuyến

CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SĨC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH
(CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG)
Mục tiêu bài giảng : Giúp cho học viên
13


1- Hiểu rõ đối tượng phục vụ, phạm vi hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức
NHĐ.
2- Hiểu rõ các nội dung cơ bản của chương trình NHĐ Việt Nam.

3- Hiểu để thực hiện các mục tiêu số lượng và chất lượng của chương trình NHĐ ở các
tỉnh thành phía Nam từ nay đến năm 2010.
I. CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG LÀ GÌ ?
Chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh được gọi tắt là chương trình
nha học đường. Đây là một trong các nội dung của chương trình y tế học đường bao gồm
giáo dục sức khỏe răng miệng, điều trị bệnh răng miệng và phục hồi chức năng về răng
miệng cho học sinh.
II. ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG
 Các cháu nhà trẻ
 Học sinh mẫu giáo
 Học sinh tiểu học
 Học sinh trung học cơ sở.
III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC NHA HỌC ĐƯỜNG
1- Chức năng :
 Thực hiện : Các yêu cầu của cấp trên và đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe răng
miệng cho học sinh.
 Chỉ đạo : Công tác tổ chức quản lý chương trình nha học đường cũng như chỉ đạo
thực hiện các nội dung nha học đường
 Trung tâm phối hợp và lồng ghép với các nội dung khác trong chương trình y tế học
đường.
2- Nhiệm vụ :
 Tổ chức triển khai chương trình theo tuyến
 Thực hiện các nội dung chun mơn trong chương trình.
 Giám sát và đánh giá kết quả hoạt động từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương.
IV. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
1- Mục tiêu số lượng:
 100% học sinh các trường Mẫu giáo và Tiểu học được giáo dục sức khỏe răng
miệng.
 100% học sinh Tiểu học thực hiện súc miệng với dung dịch NaF 0,2% theo đúng chỉ
định cộng đồng.

 100% học sinh các trường Mẫu giáo bán trú và trường Tiểu học bán trú thực hiện
chải răng với kem có Fluor sau khi ăn tại trường.
 50% học sinh Tiểu học ( trong nhóm đích ) chải răng với kem có Fluor tại trường.
 50% học sinh các trường Mẫu giáo và Tiểu học được khám và điều trị sớm.
 20% học sinh được trám bít hố rãnh.
 30% học sinh được trám với GIC bằng kỹ thuật ART
14


 32 tỉnh thành phía Nam tham gia vào chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”
(Unilever), “Nụ cười rạng rỡ, tương lai tươi sáng” (Colgate-Palmolive VN)
2- Mục tiêu chất lượng :
 5 – 6 tuổi : 50% không bị sâu răng.
 SMTR ở trẻ 12 tuổi < 2.
 Giảm tỉ lệ vôi răng (CPI 2) ở tuổi 12 : dưới 60% so với điều tra năm 2000.
 30% học sinh có tình trạng răng miệng đạt u cầu tối thiểu (Orallyfit)
 Đảm bảo vệ sinh vô trùng chuẩn trong thực hiện nội dung 3 và 4
V. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG :
Nội dung 1 : Giáo dục sức khỏe răng miệng
Nội dung 2 :
 Súc miệng với dung dịch NaF 0,2% mỗi tuần 1 lần.
 Chải răng với kem có fluor ở trường mẫu giáo
 Chải răng với kem có fluor trước khi súc miệng với dung dịch NaF 0,2 % ở trường
tiểu học.
Nội dung 3 : Khám phát hiện và điều trị sớm bệnh tật răng miệng và lập hồ sơ nha bạ
để quản lý sức khỏe răng miệng cho học sinh.
Nội dung 4 : Trám bít hố rãnh bằng Sealant, GIC để phịng ngừa sâu răng giai đoạn
sớm.
NỘI
DUNG

1

GIÁO DỤC
NHA KHOA

CUNG CẤP KIẾN
THỨC THAY ĐỔI HÀNH
VI CSRM

NỘI
DUNG
2

CHẢI RĂNG
SM FLUOR

THỰC HÀNH CHẢI
RĂNG, SM FLUOR
NGỪA SR

NỘI
DUNG
3

ĐIỀU TRỊ
SỚM

NỘI
DUNG
4


BÍT HỐ
RÃNH
NGỪA SR

KHÁM,

CAN THIỆP SỚM
DỰ PHỊNG SR

DỰ PHỊNG
SÂU RĂNG

Sơ đồ mối liên hệ của 4 nội dung NHĐ

MỤC LỤC
15

PHÒNG
NGỪA
THEO DÕI
ĐÁNH
GIÁ

CÁC
BỆNH
RĂNG
MIỆNG



Phần I : Các bài giảng Giáo dục sức khoẻ răng miệng dành cho
học sinh khối Mẫu giáo:
Bài 1: Tại sao răng quan trọng?
Bài 2 : Làm thế nào cho răng sạch?
Bài 3 : Lựa chọn thức ăn tốt cho răng
Bài 4 : Em không sợ hãi khi đi chữa răng
Bài 5 : Em tập thói quen chải răng và chải đúng phương pháp
Bài 6 : Các thói quen xấu làm lệch lạc răng và hàm
Phần II : Phần cung cấp kiến thức chung cho Giáo viên
Bài 1 : Cấu trúc của răng và mô nha chu
Bài 2 : Chức năng của răng
Bài 3 : Thời gian mọc răng
Bài 4 : Sự quan trọng của hàm răng
Bài 5 : Bệnh sâu răng
Bài 6 : Bệnh viêm nướu và nha chu
Bài 7 : Phương pháp chải răng
Bài 8 : Cách chọn và giữ gìn bàn chải
Bài 9 : Các biện pháp làm sạch răng
Bài 10 : Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng
Bài 11 : Fluor và sức khỏe răng miệng
Bài 12 : Chăm sóc răng miệng nơi phịng nha
Bài 13 : Các thói quen xấu có hại cho răng và hàm
Bài 14 : Những bất thường ở miệng
Bài 15 : Những điều cần nhớ và cần làm để chăm sóc răng miệng
Phần III : Các phụ lục

ĐỀ TÀI GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
KHỐI MẪU GIÁO : MẦM – CHỒI – LÁ
  
1 . MỤC TIÊU:

Qua các câu chuyện kể có lồng ghép nội dung giáo dục SKRM:
* Giúp các em:

- Hiểu được chức năng của răng
16


- Hiểu lợi ích của việc tự giữ gìn VSRM
- Hiểu lợi ích của việc đi khám răng định kỳ.
* Tập cho các em:

- Có thói quen chải răng ngay sau khi ăn
- Tránh các thói quen xấu có hại cho răng và hàm.

2. ĐỀ TÀI:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tại sao răng quan trọng ?
Làm thế nào cho răng sạch ?
Thức ăn tốt cho răng và nướu
Em khơng sợ hãi khi đi chữa răng
Thói quen xấu gây lệch lạc răng hàm
Em tập thói quen chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ.

3. PHÂN BỐ BÀI GIẢNG :

Đề nghị sẽ có 4 bài giảng cho 3 khối Mầm – Chồi – Lá.
* Phân bố trong 4 tiết chính khóa mỗi năm, trong đó:
- Mỗi học kỳ có 2 tiết
- Mỗi tiết từ 10 phút : Mầm – Chồi
15 phút : Lá
- Một tiết ôn tập.
- Riêng khối Chồi và Lá sẽ có thêm 2 tiết ngoại khóa tùy theo
khả năng của từng trường.
* Các tiết sẽ đề nghị phân bố như sau:
- Khối Mầm :
1. Tại sao răng quan trọng ?
2. Làm thế nào cho răng sạch ?
3. Thức ăn tốt cho răng và nướu
4. Em không sợ hãi khi đi chữa răng.
- Khối Chồi :
1. Bốn đề tài trên
2. Thêm 1 tiết ngoại khóa:
Em tập chải răng đúng phương pháp
- Khối Lá :
1. Bốn đề tài trên
2. Thêm 2 tiết ngoại khóa :
+ Em tập chải răng đúng phương pháp ngay sau khi ăn .
+ Thói quen xấu gây lệch lạc răng và hàm.
4. GIÁO CỤ TRỰC QUAN :
Tranh vẽ, tranh in, tranh nỉ hình : Em bé: - Với hàm răng đẹp
- Với hàm răng sâu
- Sưng mặt
17



*
*
*
*
*

Hình trái cây tốt cho răng và các mẫu trái cây bằng nhựa (nylon)
Hình các loại thức ăn có hại cho răng
Sách lật
Mẫu hàm và bàn chải
Phim slides, phim video.

5. SINH HOẠT :
Bày trò chơi vừa học, vừa chơi để củng cố những điều đã học trong giờ chính khóa với
mục đích: “ Học mà chơi – chơi mà học"

Phần I
18


Bài giảng Giáo dục sức khoẻ răng
miệng dành cho học sinh khối
Mẫu giáo

Bài 1
TẠI SAO RĂNG QUAN TRỌNG ?
(Chức năng và tầm quan trọng của răng)
  
I. MỤC TIÊU :
Giúp trẻ hiểu được :


- Chức năng (nhiệm vụ) của răng
- Tầm quan trọng của răng
- Biết cách giữ gìn răng luôn sạch, đẹp

II. YÊU CẦU :
1. Chuẩn bị giáo cụ trực quan :
- Các tranh vẽ, tranh bằng nỉ :
Ăn
Em :
Hát
Cười
- Tranh vẽ ( in) : Em bé : * Có hàm răng đẹp
* Có hàm răng sâu
19


2. Yêu cầu thực hiện :
-

Có kỹ năng kể chuyện
Củng cố bài và ghi nhớ: theo phương pháp Giáo dục chủ động
Tổ chức trò chơi.

III. NỘI DUNG :
Các con hãy nghe Cô kể về câu chuyện “Một cô Công Chúa” nhé :
Ngày xưa, tại một vương quốc xa xơi, có một cô Công Chúa rất xinh đẹp, mắt cô to, da
cô trắng hồng và đặc biệt hơn nữa là khi Cơng Chúa cười, cơ có hàm răng trắng muốt và đều
tăm tắp. Nhưng Cơng Chúa rất thích ăn kẹo ngọt, hằng ngày, cô ăn bánh ngọt rất nhiều, cô ăn
suốt ngày mà không chịu chải răng, mặc dù được người lớn khuyên ngăn nhiều lần, nhưng

Công Chúa nhất định không nghe lời.
Bỗng một hôm, Công Chúa đang đùa giỡn với chú chó con, miệng vẫn đang ngậm kẹo,
chợt cơ cảm thấy răng bị đau buốt, làm cô không thể ăn kẹo tiếp được. Răng càng lúc càng đau
dữ dội, lúc ấy, Cơng Chúa chỉ biết ơm mặt mà khóc. Nhà Vua và Hồng Hậu thấy Cơng Chúa
đau rng chỉ biết ơm mặt m khĩc thì rất thương, nên cho mời các Bác sĩ đến khám và chữa bệnh
cho Công Chúa. Sau nhiều ngày uống đủ các loại thuốc Công Chúa vẫn chưa hết đau, mà ngày
càng ốm đi nữa. Các con biết sao khơng? Vì Cơng chúa khơng ăn được đó các con.
Một hơm, có một Bác sĩ từ phương xa đến, xin được chữa trị cho Công Chúa. Nhà vua
rất vui mừng và cho mời Bác sĩ đến khám bệnh cho Công Chúa. Đứng trước mặt Bác sĩ mà
Công Chúa vẫn cịn ơm mặt khóc và kêu : “Đau răng quá, xin mọi người hãy giúp con.” Lúc
này, vị Bác sĩ nhẹ nhàng đỡ Công Chúa dậy và bảo Công Chúa há miệng cho ông khám,
nhưng hỡi ôi! trong miệng Cơng Chúa đầy các răng bị sâu, dính đầy bựa và miệng thì rất hơi
vì đã mấy ngày Cơng Chúa không chải răng.
Bác sĩ bèn lấy dụng cụ ra, gắp gòn lau các răng và lấy hết thức ăn dính trên răng, rồi
cho Cơng Chúa súc miệng với nước thuốc. Bác sĩ còn dùng dụng cụ nạo sạch các lỗ sâu, đặt
thuốc trám vào các răng sâu và giải thích cho Cơng Chúa biết rằng: chúng ta cần phải giữ vệ
sinh răng miệng thật sạch vì răng giúp ích cho chúng ta rất nhiều việc như :
Răng giúp ta : - Ăn thấy ngon, nhai nghiền thức ăn nhuyễn, làm cho tiêu
hóa nhanh, nhờ đó cơ thể chúng ta khỏe mạnh, vui sống và yêu
đời.
- Có gương mặt đầy đặn xinh đẹp với nụ cười duyên
dáng dể thương.
- Nói to và rõ, đọc đúng và hát hay nữa.
Bác sĩ nói tiếp : Lâu nay Cơng Chúa ăn q nhiều kẹo, bánh ngọt mà không chải răng
sạch ngay nên răng mới bị sâu răng nhiều như thế.
Vậy bắt đầu từ hôm nay Công Chúa nên bớt ăn bánh kẹo ngọt lại, vì trong bánh kẹo
ngọt có những chất sẽ làm sâu răng. Cơng Chúa sẽ bị đau răng, rất khó chịu nhý mấy ngày qua
Cơng Chúa bị ðau răng đó.
Cơng Chúa làm đúng theo lời của dặn của Bác Sĩ, Cơng Chúa tự chăm sóc răng mình
thật cẩn thận : Cô chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ; bớt ăn vặt, ăn ngọt, để

dành bánh kẹo ăn tráng miệng sau khi ăn cơm rồi chải răng ngay, cơ cũng ăn nhiều trái cây
tươi vì vừa ngon miệng lại vừa tốt cho răng.
20


Bác sĩ hứa với Công chúa sẽ ghé lại thăm và khám răng cho Công Chúa thường xuyên.
Từ khi Công Chúa được Bác sĩ khám răng và cho cô những lời khun bổ ích để Cơng
chúa tự chăm sóc răng. Vì thế, càng lớn cơ càng xinh đẹp và nụ cười duyên dáng dễ thương
lắm các con ạ ! Các con biết vì sao khơng ? Vì cơ có hàm răng trắng và đều.
Câu chuyện cô kể đến đây hết rồi, bây giờ bạn nào giỏi sẽ trả lời đúng câu hỏi của cô
nhé : (câu hỏi gợi ý cho Giáo viên)
1. Câu chuyện của cơ vừa kể nói về ai ? (Đ : Chuyện kể về một cô Công Chúa xinh đẹp
nhưng rất lười chải răng)
2. Công Chúa đã bị đau gì ? Tại sao ? (Đ : Cơng Chúa đã bị đau răng, khơng thể ăn gì
được, vì hằng ngày Cơng Chúa thích ăn vặt : kẹo, bánh ngọt, cà rem mà không chải
răng ngay)
3. Nếu các con có thói quen xấu giống Cơng Chúa, các con có bị đau răng khơng ? ( Đ :
Dạ có)
4. Răng cần cho chúng ta không ? Răng dùng để làm gì ? (Đ : Răng rất cần cho chúng ta :
- Răng giúp chúng ta ăn nhai thấy ngon miệng, giúp nghiền nát thức ăn, dễ
tiêu, có như vậy các con mau lớn và khỏe mạnh.
- Răng còn dùng để đọc rõ, nói đúng, hát hay
- Nhờ có răng các con sẽ có nụ cười duyên dáng, đáng yêu)
5. Nếu khơng có răng chúng ta thế nào các con ? Đẹp hay xấu ? (Đ : Nếu khơng có
răng chúng ta trơng rất xấu, móm xọm giống như ơng bà già móm. Vì răng cịn giúp
gương mặt các con đầy đặn, xinh đẹp với nụ cười tươi thắm dễ thương).
6. Bác sĩ chỉ dẫn Cơng Chúa cần chăm sóc răng như thế nào ? (Đ : Bác sĩ khuyên
Công Chúa cần phải chăm sóc răng như sau đây để răng luôn luôn được tốt :
a. Chải răng ngay sau khi ăn : Sáng, trưa, chiều và tối trước khi đi ngủ.
b. Bớt ăn quà vặt, bnh kẹo ngọt

c. Nên ăn trái cây tươi, tốt cho răng như : Cam, bưởi, táo, mận …
d. Nên khám và điều trị sớm khi răng có vết đen hay mới cảm thấy hơi
đau răng.
Các con nhớ nhé, phải nhớ làm 4 điều kể trên để răng các con luôn sạch đẹp,
không bị sâu
GHI NHỚ :
RĂNG CÓ 3 NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG CÁC CON CẦN GHI NHỚ
1/ Giúp các con ăn ngon miệng, nhai nhuyễn thức ăn, ăn mau tiêu chóng lớn
2/ Giúp các con phát âm đúng : nói rõ, đọc đúng, hát hay
3/ Răng giúp các con cười đẹp, gương mặt dễ thương
21


IV. SINH HOẠT :
Trò chơi: - Khám răng cho nhau  Em tập làm Bác sĩ
- Từng đơi bạn nhìn nhau (quan sát) và cười cho nhau xem, há miệng
cho nhau xem  Đếm xem bao nhiêu người có răng đẹp khơng sâu.
- Đề nghị các em có răng đẹp hát 1 bài hát về giữ gìn vệ sinh răng
miệng và khen thưởng.
(Thằng Tý sún - Bài ca chải răng của NS. Nguyễn Ngọc Thiện)

Bài 2
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO RĂNG SẠCH ?
  
1 . MỤC TIÊU:
* Trẻ biết :
1. Chải răng ở các thời điểm chính
2. Chọn thức ăn vừa tốt cho răng, vừa làm sạch răng (nên ăn trái cây
tươi, bớt ăn bánh kẹo)
3. Đi chữa răng sớm và khám răng định kỳ.

II. YÊU CẦU :
1. Chuẩn bị giáo cụ trực quan :
* Tranh vẽ, in em bé :

* Các mẫu :

-

Đang chải răng
Có hàm răng đẹp
Sâu răng
Sưng mặt

- Trái cây tươi
- Trái cây bằng nhựa

2. Thực hiện :
- Kỹ năng kể chuyện
- Củng cố bài và ghi nhớ
- Tổ chức trò chơi và sinh hoạt
III. NỘI DUNG :
Hôm nay các con sẽ nghe Cô kể chuyện : “Hai chú Thỏ con”
Các con chú ý nghe để xem hai chú Thỏ con làm gì nhé ?
………Ở một khu rừng nọ, có gia đình nhà thỏ sống rất vui vẻ với nhau. Nhà Thỏ gồm :
Thỏ bố, Thỏ mẹ, Thỏ anh, Thỏ em.
Hàng ngày, ngoài giờ đi học ở trường, anh em Thỏ thường biết giúp đỡ bố mẹ làm
những công việc lặt vặt và chơi đùa cùng với các bạn ở gần nhà. Thỏ anh thường rất siêng
22



năng, chăm chỉ, ở trường thì học rất giỏi cịn về nhà thì chăm học, chăm làm và ít đi chơi. Ðặc
biệt là Thỏ anh còn biết cách chải răng thật sạch hằng ngày sau khi ăn, nên lúc nào hàm răng
của Thỏ anh rất sạch, đẹp và khơng có cái nào sâu cả!
Thỏ em thì trái lại, chỉ thích chơi đùa với các bạn, khơng biết giữ gìn răng miệng, lại
thích ăn kẹo ngọt, bánh ngọt và cịn rất lười chải răng. Sáng nào Thỏ anh cũng nhắc Thỏ em
chải răng nhưng Thỏ em không bao giờ nghe lời cả.
Các con biết không, trong lúc cả nhà ăn sáng vui vẻ thì Thỏ em chỉ ăn bánh kẹo, khơng
nghe lời mẹ khuyên bảo. Thỏ mẹ rất buồn vì Thỏ em không biết vâng lời.
Một hôm, trên đường đi đến trường, Thỏ em lại ăn bánh kẹo, Thỏ em còn mời các bạn
cùng ăn, nhưng ai cũng từ chối cả, thế là Thỏ em thích thú vì được ăn một mình.
Buổi sáng nọ, đã đến giờ đi học mà Thỏ em vẫn chưa bước ra khỏi giường. Thỏ anh vào
gọi, Thỏ em cũng không trả lời. Thỏ mẹ vào giường đánh thức Thỏ em, thì thấy Thỏ em ơm
mặt khóc vì bị đau răng quá. Thế là mẹ Thỏ mời Bác sĩ Gấu đến chữa răng cho Thỏ em. Khi
Bác sĩ Gấu bảo Thỏ em há miệng ra, Bác sĩ rọi đèn khám thấy răng Thỏ em bị sâu rất nhiều và
dắt đầy thức ăn, nướu thì sưng đỏ, chảy máu và miệng thì rất hơi. Bác sĩ Gấu liền lấy gòn lau
sạch răng cho Thỏ em và cho Thỏ em súc nước cho bớt hôi, nướu bớt chảy máu. Sau đó Bác sĩ
Gấu nạo sạch các răng sâu và trám thuốc lại cho Thỏ em.
Bác sĩ Gấu còn khuyên Thỏ em :
1. Phải chải răng thật sạch sau khi ăn sáng – n trưa – n chiều và tối trước khi đi ngủ.
2. Dùng nước súc miệng ngay sau khi ăn (giỗ, tiệc, đi cắm trại …) khi không mang theo
bàn chải, rồi về nhà chải răng kỹ lại.
3. Bớt ăn kẹo, bánh ngọt vì đồ ăn ngọt sẽ làm các răng bị sâu và bị nhức  sau đó sưng
mặt như Thỏ em đang bị nhức răng đó.
4. Nên ăn trái cây tươi có nhiều nước và xơ giúp răng sạch như : cam, bưởi, mận, củ sắn
……
Sau lần nhức răng đó, Thỏ em đã vâng lời khuyên của Bác sĩ :
Mỗi ngày : - Thỏ em đều nhớ chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi ði ngủ
- Thỏ em ăn trái cây tươi thay cho bánh kẹo ngọt lúc ở trường hay khi đi chơi.
Từ đấy răng của Thỏ em giống răng Thỏ anh, lúc nào răng của 2 anh em Thỏ cũng đều
rất sạch, trắng, đẹp và không bao giờ bị nhức răng nữa!

Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi, bây giờ các con rất giỏi nào, hãy trả lời đúng câu
hỏi của cơ nhé:
1. Gia đình Thỏ gồm mấy người ? Hãy kể ra ? (4 người : Thỏ bố, Thỏ mẹ, Thỏ anh và
Thỏ em).
2. Thỏ anh thì thế nào? Thỏ em ra sao ? Kết quả Thỏ anh ra sao ? Thỏ em thế nào ?
(Thỏ anh thì siêng làm, chăm học, biết chải răng thật sạch sau khi ăn nên răng Thỏ anh lúc nào
cũng rất sạch, đẹp và khơng sâu – Cịn Thỏ em thì trái lại : ham chơi, thích ăn quà bánh kẹo
ngọt, mà lại rất lười chải răng nên răng của Thỏ em rất xấu, dơ và bị sâu răng làm cho răng
Thỏ em bị đau nhức đến nỗi không thể ăn, ngủ học hành được mà chỉ ơm mặt khóc thơi).
3. Thỏ anh đáng khen ở điểm nào? Tại sao Thỏ em bị cười chê?
23


- Chăm học, chăm làm, học giỏi, siêng năng
- Răng đẹp, sạch, không sâu  được mọi người yêu mến.
- Thỏ em bị sưng nướu, chảy máu nướu miệng hôi và nhất là bị đau răng quá nên
không ăn, không học được  ai thấy cũng chê cười.
4. Vì sao Thỏ em bị nhức răng ? (Vì Thỏ em đã lười khơng chải răng mỗi ngày mà cịn
thích ăn q vặt, bánh kẹo ngọt suốt ngày làm cho răng dắt đầy thức ăn, sâu răng nhiều, nướu
sưng, chảy máu nướu, miệng hôi).
5. Các con cần phải làm thế nào cho răng sạch đẹp ? (Để răng các con được sạch đẹp,
khơng bị sâu thì các con cần nhớ và làm theo các điều sau đây :
a. Chải răng ngay sau khi ăn bữa chính : sáng – trưa – chiều và tối trước khi đi ngủ
b. Bớt ăn quà, bánh kẹo ngọt. Nên để dành bánh kẹo ăn tráng miệng khi ăn cơm xong
để chải răng ngay.
c. Nên ăn rau quả tươi : bưởi, cam, qt, mận. cóc, ổi, thơm, củ sắn, cà rốt … có nhiều
nước và chất xơ giúp làm sạch răng.

Các con nhớ nhé ! Muốn giữ răng được sạch các con cần ghi nhớ
1. Chải răng ngay sau khi ăn 3 bữa chính : sáng – trưa – chiều và


tối trước khi đi ngủ.
2. Bớt ăn quà vặt: bánh, kẹo ngọt
3. Nên ăn rau quả tươi : bưởi, cam, quít, thơm, củ sắn (giúp chà sạch răng)

IV. SINH HOẠT :
Trò chơi đi chợ :
- Chọn mua những thức ăn tốt cho răng
- Giải thích tại sao chọn thức ăn đó
- Chú ý các thức ăn khơng tốt cho răng : các loại kẹo, bánh,
cà rem, đường miếng, nước ngọt (giải thích tại sao khơng tốt).

Bài 3
LỰA CHỌN THỨC ĂN TỐT CHO RĂNG
24


  
I . MỤC TIÊU:
* Giúp trẻ : Biết : – Phân loại và lựa chọn các thức ăn tốt cho răng
– Tránh những loại thức ăn không tốt cho răng
– Chải răng sạch ngay sau khi ăn.
II. YÊU CẦU :
1. Chuẩn bị giáo cụ trực quan :
- Tranh các loại thức ăn tốt cho răng và nướu như : chất béo, sinh tố, trái
cây tươi, trứng, tôm, cua, sò, ốc …
- Các loại rau quả bằng nhựa.
- Tranh thức ăn không tốt cho răng và nướu : bánh kẹo ngọt, kem…
- Hình :
- Em bé đẹp

- Em bé sún răng
2. Thực hiện:
- Kỹ năng kể chuyện
- Củng cố bài và nghi nhớ
- Tổ chức trò chơi
III. NỘI DUNG :
Hôm nay Cô sẽ kể cho các con nghe chuyện : “Bạn Tí sún răng”. Bạn Tí năm nay lên
4 tuổi, là con một trong gia đình giàu có. Ba mẹ Tí suốt ngy lo bn bán nên rất bận rộn và
vắng nhà ln. Tí thường ở nhà với bà và được bà cưng chiều, Tí địi ăn gì bà đều cho Tí ăn cả.
Tí rất thích ăn kẹo, bánh kem … và những thứ Tí thích đều là món ngọt. Tí ăn khơng nghỉ, ăn
vặt suốt ngày và mỗi khi đi học, trong cặp của Tí cũng đều có kẹo bánh.
Khi ăn xong bánh kẹo, Tí khơng bao giờ đánh răng mà cũng khơng có ai nhắc nhở Tí
đánh răng cả. Tí cũng chẳng bao giờ nhớ tới bàn chải đánh răng nữa, cứ thế ngày này qua ngày
khác … Đến một ngày kia, trong lúc mọi người đang ngủ say, Tí thì khơng sao ngủ được vì bị
đau răng. Răng của Tí đau nhức từng hồi, càng lúc càng đau thêm, nhất là mỗi khi Tí nằm áp
má vào gối ấm, đến nỗi Tí phải nằm yên, nức nở khóc, khơng dám nhúc nhích mạnh và thao
thức mãi trông cho mau đến sáng.
Sáng hôm sau, cả nhà đang quây quần ăn sáng, mọi người đợi mãi cũng không thấy Tí
đâu cả. Mẹ và bà chạy lên gọi Tí dậy ăn sáng để chuẩn bị đi học. Tí dậy khơng nổi vì bị đau
răng q, cứ nằm ơm mặt mà khóc. Bà và Mẹ thương Tí q liền đưa Tí đến phịng Nha khoa
khám và điều trị. Bác sĩ chiếu đèn vào miệng Tí và bảo Tí há miệng ra cho ơng khám . Eo ơi !
Trong miệng Tí răng bám đầy chất bẩn, thức ăn …, có chiếc răng vỡ lớn, chỉ còn chân rng và
lại đen thui nữa, đặc biệt là chiếc răng mà Tí đau nhất có cái lỗ đen rất to và nướu chung quanh
thì sưng lên, chứa đầy mủ. Bác sĩ quyết định phải nhổ bỏ nó đi vì nó khơng cịn điều trị được
nữa. Tí sợ q nhưng cũng phải chịu vì biết làm sao hơn . Thế là Bác sĩ tiến hành nhổ cái răng
đau cho Tí. Sau khi cái răng đau được nhổ, Bác sĩ đưa lên cho Tí xem, thật ghê q !
Bác sĩ cịn giải thích cho Tí biết :
- Tại sao Tí bị sâu răng ? Tí bị sâu răng l do Tí thường xuyên ăn vặt, ăn ngọt suốt ngày.
Chính kẹo bánh ngọt là thức ăn rất tốt của vi trùng, các vi trùng thường trú ở trong miệng Tí
25



phát triển và tạo ra axít, chính axít này sẽ phá hủy men răng nhất là nơi các trũng rãnh, mặt
nhai và các mặt tiếp cận của răng tạo thành lỗ sâu.
- Vì Tí khơng đánh răng cho sạch mà cịn tiếp tục ăn ngọt như bánh, kẹo…thì lỗ sâu này
sẽ càng lúc càng vỡ to, và Tí khơng đi điều trị kịp thời nên lỗ sâu càng lúc càng lớn làm Tí đau
nhức dữ dội, ăn ngủ, học hành gì cũng khơng được, cuối cùng phải nhổ bỏ vì nướu răng đã bị
sưng làm mủ.
Bác sĩ nói tiếp : Tí cần phải hạn chế ăn những thức ăn có hại cho răng mà lâu nay Tí
vẫn thích ăn và nên chọn các thức ăn tốt cho răng như : bưởi, cam, quít, thơm, mận, táo, củ
sắn, cà rốt … Các thức ăn tươi có nước và xơ sẽ giúp chà sạch răng, cịn bánh kẹo Tí chỉ nên
ăn tráng miệng sau khi ăn cơm xong, rồi dùng bàn chải, chải răng ngay. Như vậy răng Tí sẽ
ln được trắng – sạch – đẹp.
Thế là từ đấy Tí đã sửa đổi. Tí rất ngoan và nhớ lời Bác sĩ dặn :
 Hạn chế ăn vặt và kẹo bánh ngọt, chỉ ăn trái cây tươi
 Ăn cơm xong là Tí chải răng ngay và nhất là mỗi tối trước khi đi ngủ Tí đều nhớ
chải răng thật sạch.
Và từ đấy, Tí khơng cịn bị đau răng nữa, nơi những chiếc răng đã nhổ, bây giờ mọc lên
những chiếc răng vĩnh viễn mới thật chắc, thẳng, đều trông rất đẹp các con ạ.
Câu chuyện Cô kể đến đây là hết. Bây giờ ai giỏi hãy đáp đúng câu hỏi của Cô nhé :
1/ Câu chuyện Cô kể cho các con nghe là chuyện gì ? Tại sao Tí bị gọi là “Tí Sún” ?
(Câu chuyện của Cô kể cho các con nghe có tựa là “Bạn Tí sún răng” – Bạn Tí bị gọi là “Tí
sún” vì bạn bị nhổ mất rất nhiều răng nên miệng Tí bị sún, đó là hậu quả của thói quen thích ăn
kẹo bánh ngọt của Tí).
2/ Tí thích ăn những món gì ? (Tí thích ăn bánh, kẹo ngọt…).
3/ Tí bị đau gì ? Tại sao ? (Tí bị đau răng, tại vì Tí ăn bánh, kẹo ngọt suốt ngày mà lại
rất lười không chịu chải răng)
4/ Bác sĩ đã dặn Tí thế nào ? (Bác sĩ đã giải thích cho Tí hiểu rõ : chính kẹo, bánh ngọt
là thức ăn rất tốt cho vi trùng mà Tí đã vơ tình ăn hồi suốt ngày nên răng mới bị sâu và bị đau
nhức như hiện nay. Vậy từ nay về sau Tí phải nhớ :

a. Chải răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ để răng được sạch.
Tí về nhà nói mẹ nên mua kem đánh răng có Fluor để chải răng.
b. Tí hạn chế ăn quà vặt, bánh kẹo ngọt và chỉ ăn sau khi ăn cơm xong.
c. Khi đi học Tí đem theo trái cây tươi như : cam, bưởi, mận, táo, thơm …để ăn.
d. Khi thấy răng có đốm đen nhỏ Tí phải nói với mẹ để mẹ đưa Tí đến phòng
Nha khoa khám và điều trị sớm. Và cứ mỗi 6 tháng Tí tái khám 1 lần dù răng
chưa đau.
5/ Các con có bắt chước Tí khơng ? (Các con khơng nên bắt chước Tí. Các con khơng
những ln ln ngoan ngỗn, chăm học mà cịn phải siêng năng giữ gìn vệ sinh răng miệng;
có như vậy răng các con mới không bị sâu, các con ăn mới cảm thấy ngon miệng, thức ăn
được tiêu hóa tốt, cơ thể khỏe mạnh, vì thế các con học giỏi, được Cha mẹ, Thầy Cô, bạn bè ai
cũng yêu mến.)
26


6/ Các con nên ăn những thức ăn gì tốt cho răng và nướu ? (Các con nên ăn rau quả tươi
tốt cho răng : cam, quít, mận, táo, thơm, củ sắn … là những thức ăn có nhiều nước và xơ giúp
chải sạch răng và cung cấp nhiều sinh tố cho cơ thể.)
7/ Làm thế nào để răng và nướu luôn luôn được sạch đẹp ? (Muốn răng được sạch đẹp
Tí cần nhớ và làm theo lời khuyên của Bác sĩ Nha khoa. Đó là 4 điều giống câu hỏi 4 - Cô giáo
nhắc lại một lần nữa).
GHI NHỚ
1. Bớt ăn vặt bánh ngọt, nên để dành bánh ngọt và kẹo ăn tráng
miệng sau khi ăn cơm rồi dùng bàn chải đánh răng thật sạch ngay.
2. Nên ăn rau quả tươi : bưởi, cam, quít, thơm, củ sắn …… có nhiều
nước và xơ giúp chà sạch răng và cung cấp sinh tố tốt cho răng
miệng (nướu) và cơ thể.
IV. SINH HOẠT :
Trò chơi cho trẻ em quan sát :
1. Một em ăn bánh  nhai và nuốt xong còn dính ở răng

2. Sau đó ăn tiếp trái cây tươi  nhai và nuốt xong : răng được sạch hơn.
Cô giáo sẽ giải thích :
1. Tại sao ăn bánh thì có hại cho răng
2. Tại sao ăn trái cây tốt cho răng

Bài 4
EM KHÔNG SỢ HÃI KHI ĐI CHỮA RĂNG ?
  
I . MỤC TIÊU:
27


* Giúp trẻ hiểu được ích lợi của việc đi khám và chữa răng sớm
* Hình thành tính gan dạ, khơng sợ sệt khi đến phịng khám Nha khoa
II. U CẦU :
1. Chuẩn bị giáo cụ trực quan :
- Tranh nỉ, vẽ, in các hoạt cảnh : - Phòng Nha khoa, dụng cụ Nha khoa
- Cô Bác sĩ
- Ghế ngồi
- Bệnh nhân dễ thương
- Các dụng cụ thông dụng của phòng Nha khoa : Gương – Kẹp gắp – Gòn –
Thuốc tê - Thám châm
2. Yêu cầu thực hiện :
+ Có kỹ năng kể chuyện
+ Củng cố bài và ghi nhớ : Theo phương pháp giáo dục chủ động
+ Tổ chức trò chơi : Sinh hoạt lớp
III. NỘI DUNG :
Chuyện kể về “Gấu con đi chữa răng”
Ở một khu rừng nọ, có một gia đình của Gấu gồm : Gấu bố, Gấu mẹ, Gấu con. Cả 3
sống với nhau rất vui vẽ. Gấu con thích được ăn mật ong vì mật ong vừa ngọt lại vừa thơm

nữa. Gấu mẹ rất thương con, nên bất kỳ món bánh nào Gấu mẹ cũng đều pha chế kèm với mật
ong cả.
Thế rồi ngày này qua ngày khác, sau bao nhiêu ngày ăn toàn thức ăn ngọt nên răng Gấu
từ từ xuất hiện những lỗ sâu, lúc đầu chỉ là những đốm đen nhỏ, càng ngày càng to ra làm cho
Gấu con thấy hơi đau đau nên gấu con khơng dám nói cho mẹ nghe. Cho đến một hôm, Gấu
con đang ngủ ngon giấc, bỗng giật mình, vì Gấu bị đau răng quá, nhưng Gấu con vẫn cố chịu
đau.
Sáng hôm sau, khi ăn sáng, Gấu con tránh nhai bên đau, nhưng vừa đưa 1 miếng bánh
mật vào, Gấu con cảm thấy đau buốt cả một bên hàm. Gấu con không thể nào ăn được nữa.
Gấu mẹ thấy thế vội vàng đưa Gấu con đến Bác sĩ để khám và chữa răng. Đến phòng Nha
khoa gặp Bác sĩ, Gấu con rất sợ vì trơng thấy những dụng cụ làm răng, nào kềm, kim, ống
chích, thám châm …
Cô Bác sĩ thấy Gấu con quá sợ hãi nên cơ dịu dàng giải thích cho Gấu con và cho Gấu
con thấy có rất nhiều bạn cũng đến chữa răng : nào là bạn Hươu nè, bạn Khỉ nè. Lần đầu mới
đến phòng Nha khoa các bạn ấy cũng rất sợ, có bạn khóc thét lên, nhưng sau nhiều lần đến
chữa răng và qua kinh nghiệm thấy không bị đau gì cả nên bấy giờ các bạn ấy rất mạnh dạn đi
khám răng, khơng cịn sợ sệt gì nữa.
Sau khi được cơ Bác sĩ giải thích, Gấu con khơng cịn sợ nhiều và để cơ Bác sĩ bế lên
ghế Nha khoa. Khi cô Bác sĩ chuẩn bị khám, Gấu con lại sợ, mếu máo khóc và nắm chặt vạt áo
mẹ. Cô Bác sĩ cho Mẹ gấu đứng kế 1 bên với Gấu con. Bấy giờ Gấu con há miệng ra cho Bác
sĩ khám. Cô Bác sĩ dùng dụng cụ nạo sạch răng sâu cho Gấu con, xong cô rửa sạch và trám
răng lại với thuốc. Cô đưa gương cho Gấu con xem chiếc răng cô vừa chữa xong, dặn Gấu con
về nhà không nên ăn mật ngọt nhiều nữa, mà nên ăn trái cây tươi rất tốt cho răng, và quan
28


trọng là nhớ phải chải răng sạch, đúng phương pháp mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Lúc bấy giờ Gấu con khơng cịn cảm thấy sợ hãi nữa, vì cơ Bác sĩ làm rất nhẹ nhàng, Gấu
khơng đau gì hết. Gấu con tự nhủ, từ nay mình n tâm hơn, khơng cịn sợ hãi khi đi chữa
răng, vì cơ Bác sĩ rất hiền và thương trẻ con. Gấu con thầm cám ơn cô Bác sĩ và cùng mẹ ra

về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng và vui vẻ.
Gấu con tự hứa từ nay sẽ cẩn thận giữ VSRM tại nhà và sẽ đến phòng Nha khoa thường
xuyên để thăm cô Bác sĩ và nhờ cô khám răng.
Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi. Bây giờ bạn nào giỏi trả lời đúng câu hỏi của cô
nhé :
1. Chuyện kể gì về Gấu con ?
Gấu con thích ăn thức ăn có nhiều mật ngọt mà lại lười chải răng, nên gấu con đã bị
sâu răng, đau răng quá nhưng Gấu con rất sợ hãi khi phải đi chữa răng.
2. Tại sao Gấu con lại bị đau răng ?
Vì Gấu con ăn thức ăn có mật ong nhiều, ăn suốt ngày mà không chải răng ngay nên
răng gấu đã bị sâu. Vì Gấu con giấu mẹ nên khơng được điều trị sớm, đến khi lỗ sâu ngày một
lớn hơn làm Gấu con đau nhức.
3. Cô Bác sĩ đã chữa răng cho Gấu như thế nào ? Có đau khơng ?
Cô Bác sĩ chữa răng cho Gấu rất nhẹ nhàng, Gấu con khơng cảm thấy đau gì hết, nên
từ đó Gấu con đã thấy n tâm, khơng cịn sợ hãi khi đi chữa răng.
4. Cơ Bác sĩ đã dặn dị Gấu con những việc gì ?
Bác sĩ đã dặn Gấu con :
- Về nhà không nên ăn vặt, bánh kẹo và mật ong nhiều.
- Nên ăn trái cây tươi tốt cho răng như : cam, bưởi, mận, đu đủ, củ sắn …
- Nhớ chải răng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ.
5 . Gấu con đã tự nhủ thầm : Mình sẽ làm gì ?
Gấu con tự nhủ từ nay sẽ giữ gìn VSRM tốt hơn và sẽ đến phòng Nha khoa để khám
và điều trị khi răng mới chớm sâu, khi mới có đốm đen nhỏ và sẽ trở lại tái khám định kỳ 6
tháng 1 lần.
6. Khi đi chữa răng các con có sợ khơng ?
Lúc đầu em sẽ trả lời là rất sợ. Cô giáo phải giải thích cho các cháu hiểu “Các con
nên học theo bạn Gấu con, không sợ hãi khi đi khám và chữa răng, vì cơ Bác sĩ làm rất nhẹ
nhàng, không làm các con đau. Cô rất hiền và thương em như mẹ và cô giáo vậy.
7. Tại sao ta khơng nên sợ khi đi chữa răng ?
Vì cơ Bác sĩ làm rất nhẹ nhàng, cô điều trị giúp răng em khơng cịn đau nữa, giúp

em ăn được ngon miệng. Cơ rất thương trẻ con, em n tâm vì cơ sẽ làm rất nhẹ cho em.
8. Ta cần phải làm gì đối với răng chúng ta
- Ta cần phải chải răng sạch ngay sau khi ăn, tối trước khi đi ngũ.
- Khi thấy có đốm đen nhỏ phải đi đến phịng Nha khoa khám và điều trị ngay, khơng
nên để răng đau mới đến phòng Nha khoa khám và điều trị.
29


- Thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
9. Phịng Nha khoa học đường có ích lợi gì ?
- Phòng Nha khoa học đường là nơi đáng tin cậy để chữa răng cho em và cho em những
lời chỉ dẫn phịng bệnh về răng rất bổ ích.
- Điều trị răng ở phịng Nha khoa học đường em khơng phải tốn nhiều tiền, em khơng
mất nhiều thì giờ, khỏi phải đi xa.
10. Ta đến phòng Nha khoa khi nào ?
Ta nên đến phòng Nha khoa khi răng mới chớm sâu, mới có đốm đen, mới cảm thấy hơi
đau để khám và điều trị sớm. Nên khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
* Các con đã trả lời đúng các câu hỏi của cô rồi. Các con rất giỏi. Vậy các con phải
nhớ : Can đảm, dũng cảm khi đi Bác sĩ khám và chữa răng. Nếu mình nhút nhát khơng dám đi
Bác sĩ khám, chữa răng thì răng mình sẽ sâu và đau như Gấu con vậy. Gấu con bây giờ đã gan
dạ nhiều rồi, khơng cịn sợ sệt khi khám răng nữa, nên các con cũng vậy, phải bắt chước giống
như Gấu con mới được nhé!

GHI NHỚ
Em can đảm, dũng cảm khi đi đến phòng Nha khoa để khám và chữa răng
* Trò chơi : - Em tập làm Bác sĩ chữa răng
- Sinh hoạt : Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ : Tổ chức đi khám răng ở
Phịng Nha khoa

Bài 5

EM TẬP THÓI QUEN CHẢI RĂNG
VÀ CHẢI RĂNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP
  
I . MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
Qua câu chuyện kể giúp các em :

Hiểu, làm theo được phương pháp chải răng đúng.
Tập thói quen chải răng hằng ngày sau khi ăn và tối
trước khi đi ngủ.
30


a. Lớp mầm :

- Tập cầm bàn chải
- Tập thói quen chải răng với bàn chải
- Tập thói quen chải răng hằng ngày

b. Lớp chồi :

- Như trên
- Nhận diện được : + Hàm trên - hàm dưới
+ Mặt : ngoài – trong – nhai
+ Bên : phải – trái
- Tập được thói quen chải răng đúng theo thứ tự
- Bước đầu tập chải răng đúng ở mặt ngoài

c. Lớp lá :

- Như trên

- Tập được thói quen chải răng đúng động tác (nhưng chưa yêu
cầu thật hoàn chỉnh kỹ năng).
- Chủ yếu là tập thói quen chải răng.
- Sẽ tiếp tục hoàn chỉnh ở cấp 1 : về kỹ năng chải răng

II. YÊU CẦU :
1. Chuẩn bị giáo cụ trực quan :
* Mẫu hàm , bàn chải
* Tranh em bé có răng đẹp, em bé sún răng
* Tranh các động tác chải răng : Mặt ngoài – mặt trong – mặt nhai
* Hình chén bát dơ có ruồi bu, kiến đậu
- Có kỹ năng kể chuyện
2. Yêu cầu thực hiện

- Củng cố bài và ghi nhớ theo phương
pháp giáo dục chủ động
- Tổ chức trò chơi sinh hoạt lớp

III. NỘI DUNG :
Chuyện kể “ Hội thi răng đẹp”
Trong khu rừng kia có nhiều thú rừng như : Sư tử, Cọp, Beo, Thỏ, Nai, Hươu, Sóc, Dê,
Bị , Heo, Gấu, Chó, Mèo, Khỉ, Gà rừng … sống chung rất vui vẻ, hịa bình với nhau.
Mùa xn lại về với nắng xuân ấm áp, hoa xuân đua nở rực rỡ và thơm ngát cả khu
rừng, cũng là mùa của Lễ hội và tiệc tùng rất vui. Cả bọn đều nô nức chờ đón những ngày hội
từng bừng đó. Đặc biệt năm nay, ngồi các Lễ hội thường có hàng năm lại có thêm ngày “Hội
thi răng đẹp” . Ngày ấy chắc sẽ là ngày rất vui và cũng rất hồi hộp vì bạn nào cũng chuẩn bị
sẵn sàng cả …
* Bạn Gấu vì thích ăn mật ong và đã ăn suốt mấy năm qua nên răng của Gấu đã bị sâu,
sún, xiết ăn hết khơng cịn cái nào ngun vẹn cả. Để tham dự hội thi bạn Gấu đã bí mật đến
Nha sĩ để được khám và chữa hết các răng sâu.

* Bạn Thỏ thì thích ăn cà rốt và trái cây nên răng Thỏ rất sạch, nhưng Thỏ con chỉ mới
mọc được 2 răng cửa thôi, Thỏ con đang mong ngày, mong đêm cho mình sớm đủ 2 hàm răng
trắng, đẹp, đều để kịp dự ngày Hội thi đó !

31


* Bạn Dê thì eo ơi. Hàm răng vẫn cịn nhiều chiếc bị sâu làm miệng bạn Dê hôi lắm,
bạn hiện đang tích cực đi chữa răng hằng ngày.
* Bạn Heo thì tham ăn, bạn ăn cả ban ngày lẫn ban đêm và không bao giờ bạn chịu chải
răng hay súc miệng nên răng của bạn Heo cái thì sâu, cái thì xiết đen thui, cái thì sún cụt đến
nướu. Bạn Heo đang bối rối không biết làm sao để kịp đến ngày Hội thi, có thể có được 1 hàm
răng sạch sẽ ?
* Bạn Hươu vì rấr sợ nhổ răng. Các răng sữa của bạn đã đến tuổi thay, đã lung lay mà
bạn ấy không chịu đi nhổ nên bên cạnh các răng sữa lại thêm các răng vĩnh viễn đã mọc ra
khiến các răng chen chúc nhau, cái thì nghiêng ra, cái thì nghiêng vơ, mọc thành 2 – 3 hàng.
Mỗi khi bạn Hươu cười to hay há miệng thấy tồn răng là răng, mọc lố nhố khơng có hàng lối
gì cả, trơng rất buồn cười.
* Bạn Mèo lâu nay chăm sóc răng mình rất cẩn thận. Hằng ngày, mỗi khi ăn xong là
Mèo lấy bàn chải chải răng theo đúng phương pháp mà cô Bác sĩ Nha khoa đã dạy ở trường :
chải theo thứ tự các mặt : ngoài – trong – nhai.
- Hàm trên trước – hàm dưới sau. Bắt đầu từ bên trái sang phải để khơng bỏ sót 1 mặt
răng nào cả.
- Nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, Mèo luôn luôn nhớ chải răng thật sạch. Vì nếu để
miệng dơ suốt cả đêm dài trong khi đang ngủ thì vi trùng sẽ lên men thức ăn ngọt bám dính ở
kẽ răng, tạo thành “Axít” chính axít phá hủy men răng gây sâu răng.
- Mèo rất sợ bị nhức răng nên lúc nào Mèo cũng nhớ lời cô Bác sĩ đã dạy. Đơi lúc nhìn
vào gương, Mèo cố gắng quan sát xem răng mình có sạch khơng? Có vết dính gì khơng? có
đóng vơi răng khơng ? Mèo cũng thường xun đi khám răng để được Bác sĩ làm sạch răng. Vì
thế, răng Mèo hiện nay rất sạch, đẹp, mọc đều như hạt ngọc và trắng muốt.

Thời gian thấm thốt trơi qua rất nhanh, hôm nay ngày “ Hội thi răng đẹp” đông vui làm
sao!
Ngay từ sáng sớm, các bạn đã thức dậy gọi nhau chuẩn bị đi dự Hội thi. Còn các bạn ở
xa thì đã đến từ ngày hơm trước. Tất cả các bạn đã tề tựu đầy đủ cả và chuẩn bị tham dự hội
thi.
Ban Giám khảo chấm thi đã đến : bác Sư tử trong bộ áo đại lễ đỏ thắm bắt đầu đọc ý
nghĩa, thể lệ, danh sách các bạn dự thi và sau đó bác Cọp Vằn trân trọng mời từng bạn lên để
bác Sư tử khám một cách hết sức cẩn thận :
- Trước tiên là bạn Gấu : dù đã cố gắng giữ sạch, đã trám răng rồi nhưng vẫn cịn thích
ăn mật ong hằng ngày nên có những chiếc răng sâu mới, mà Gấu chứa kịp trám  thế là không
đạt rồi!
- Kế là Thỏ con : răng sạch nhưng chỉ có 2 chiếc răng cửa nên cũng chưa đủ điều kiện
để đoạt giải.
- Bạn Dê thì mới lại gần đã bay mùi hôi nên Bác sĩ Sư tử khuyên bạn Dê cần phải chải
răng cẩn thận hơn mới được.
- Bạn Heo thì vẫn còn vài chiếc răng sún và xiết cần phải chăm sóc răng miệng và điều
trị các răng bị sún.
32


- Bạn Khỉ thì răng bị hơ, trơng rất buồn cười nên cũng khơng đạt !
- Bạn Hươu thì miệng toàn răng với răng lố nhố 2 – 3 hàng : cái thì xiên qua, cái thì
lung lay đong đưa nên cũng không đạt !
- Đến bạn Mèo nhẹ nhàng bước lên : Bác sĩ Sư tử khám từng chiếc răng, quan sát thật
cẩn thận. Bác Cọp Vằn đến khám răng bạn Mèo lại lần nữa. Cả hai đều gật đầu khen ngợi : A!
tất cả răng đều sạch và đẹp q ! Khơng có chiếc răng nào bị sâu và cần trám cả – bạn Mèo
giỏi lắm!
Thế là Mèo đã thắng cuộc, đoạt giải “Hội thi răng đẹp” năm nay rồi ! Mèo mỉm cười
sung sướng – Nụ cười mới xinh làm sao !
Tất cả mọi người tham dự Hội thi đều vỗ tay khen thưởng, chúc mừng và phỏng vấn

Mèo bí quyết để có hàm răng đẹp như vậy? Và mọi người đề nghị bạn Mèo phát biểu để các
bạn cùng học tập. Bạn Mèo đứng trên sân khấu miệng mỉm cười, bạn nói:
1. Em tập thói quen chải răng đúng phương pháp ngay sau khi ăn và tối truớc
khi ngủ
2. Em bớt ăn bánh kẹo ngọt
3. Em ăn trái cây tươi, rau quả tươi để làm sạch răng
4. Em đến phòng Nha khoa 6 tháng /1 lần để được khám, điều trị sớm
Câu hỏi kiểm tra và củng cố bài :
1. Bạn Gấu có thói quen xấu gì ? Có hại ra sao ?
Bạn Gấu có thói quen xấu : Thích ăn mật ong hằng ngày mà lại lười chải răng nên răng
của Gấu đã bị sâu, xiết, sún khơng cịn cái nào ngun cả.
2. Bạn Thỏ có thói quen tốt gì ? Tại sao tốt ?
Thỏ có thói quen tốt là ăn cà rốt và trái cây tươi có nhiều nước và xơ giúp chà sạch
răng, nên răng Thỏ, đẹp, không sâu.

3. Tại sao miệng bạn Dê hôi ? Phải làm sao cho hết hôi ?
Miệng bạn Dê hơi vì miệng bạn có nhiều răng sâu, thức ăn bám vào răng rất nhiều mà
không được chải sạch nên có mùi hơi, rất khó chịu. Ngồi ra, nướu răng của bạn Dê còn bị
viêm, chảy máu và làm miệng bạn ấy rất hôi.
Muốn răng sạch, đẹp, miệng khơng hơi thì bạn Dê cần phải đi điều trị ngay tất cả các
răng sâu và điều trị viêm nướu. Sau đó phải nhớ chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi
ngủ . Ở trường nếu không mang theo bàn chải thì phải nhớ dùng nước sạch súc miệng sau khi
ăn quà.
4. Bạn Heo thì sao ? Ta nên bắt chước bạn heo không ? Tại sao ?
Bạn Heo thì tham ăn, ăn cả ban ngày lẫn ban đêm, nhất là không bao giờ bạn chịu chải
răng hay súc miệng, nên răng của bạn Heo : cái thì sâu, cái thì xiết đen thui, cái thì sún cụt đến
nướu.
33



Ta khơng nên bắt chước bạn Heo vì bạn Heo có thói quen xấu là lười chải răng, nên
răng của bạn Heo bị sâu nhiều, miệng thì rất hơi.
5. Bạn Khỉ thì sao ? Tại sao bạn Khỉ như vậy ?
Răng bạn Khỉ thì hơ ra như mái nhà vì bạn Khỉ có thói quen mút ngón tay và gặm vật
cứng, lại khơng chịu đến phịng Nha khoa để khám và chỉnh răng.
6. Bạn Hươu sợ gì ? Có hại gì ?
Bạn Hươu rất sợ nhổ răng. Răng sữa đến tuổi thay, lung lay mà bạn Hươu không chịu
nhổ, làm các răng vĩnh viễn mọc lên không ngay ngắn : cái nghiêng ra, cái nghiêng vô, răng
bạn mọc thành 2 -3 hàng, trơng rất xấu và rất khó chải răng sạch.
7. Bạn Mèo có răng ra sao ? Ta nên bắt chước bạn Mèo khơng ?
Bạn Mèo chăm sóc răng rất cẩn thận : hằng ngày mỗi khi ăn xong là bạn Mèo nhớ chải
răng ngay và chải răng đúng phương pháp như cô Bác sĩ Nha khoa đã dạy ở trường :
Chải theo thứ tự : Từ mặt ngoài  mặt trong  mặt nhai
Từ hàm trên  hàm dưới
Bên trái
 ra trước  bên phải
Bạn chải không bỏ sót một răng nào. Nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, bạn Mèo chải
răng rất cẩn thận nên răng Mèo rất sạch, đẹp, mọc đều như hạt ngô vậy.
8. Để răng sạch, đẹp ta cần có thói quen tốt gì ?
Để răng sạch, đẹp ta cần có các thói quen tốt như :
 Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ
 Chải răng đúng phương pháp
 Ăn rau quả tươi có nhiều nước và xơ để giúp chà sạch răng
GHI NHỚ
* Em tập thói quen tốt : Nhớ chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi ngủ
* Em tập thói quen chải răng mỗi ngày và chải răng đúng phương pháp

IV. CHƯƠNG TRÌNH CHẢI RĂNG TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO :
1.


Một số kiến thức căn bản về hệ răng sữa và cách bảo vệ.
 Bộ răng đầu tiên của bé là răng sữa, chúng bắt đầu mọc khi bé được 6 - 7 tháng tuổi.
 Khi bé được 30 tháng tuổi, trong miệng bé đã có đầy đủ bộ răng sữa gồm 10 răng hàm
trên và 10 răng hàm dưới.
 Bộ răng sữa cũng có chức năng : ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ...
 Bộ răng sữa sạch đẹp, đều đặn sẽ giúp cho bộ răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn và hoàn
chỉnh hơn.

34


 Vì bộ răng sữa có những chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng, nên chúng ta phải
tập cho các cháu thói quen chải răng sạch ngay ở lứa tuổi Mẫu giáo nhằm giúp các cháu
có hàm răng sạch đẹp và cơ thể khỏe mạnh.
2. Lợi ích của việc chải răng ngay sau khi ăn tại trường và ở nhà.
 Sau các bữa ăn tại trường và ở nhà, nếu chúng ta không hướng dẫn cho các cháu chải
răng, súc miệng các thức ăn còn lại trên răng sẽ bị các vi khuẩn trong môi trường miệng
lên men tạo thành chất axít làm phá hủy men răng tạo nên sâu răng; song song với sâu
răng các độc tố do vi khuẩn sinh ra trong môi trường miệng sẽ làm cho nướu bị viêm.
 Răng muốn tốt phải có nướu lành mạnh, nướu muốn lành mạnh cần phải có răng sạch.
Do đó, muốn các cháu có hàm răng sạch đẹp, nụ cười xinh, cơ thể khỏe mạnh chúng ta
phải hướng dẫn cho các cháu chải răng sạch, kỹ lưỡng ngay sau ngay sau khi ăn và tối
trước khi đi ngủ.
 Giúp các cháu sớm hình thành thói quen tự chăm sóc răng miệng của chính mình.
3. Tổ chức chải răng tại trường Mẫu giáo.
* Lớp Mầm.
Các cháu còn quá nhỏ chưa nắm vững các kỹ năng chải răng, do đó chỉ hướng dẫn cho
các cháu:
- Làm quen với việc chải răng.
- Cách cầm bàn chải, động tác chải răng đơn giản...

- Tập thói quen chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ.
* Lớp chồi.
Các cháu đã lớn, có óc nhận xét nên tập cho các cháu:
- Nhận diện và phân biệt: hàm trên, hàm dưới, mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai.
- Biết chải răng theo thứ tự: hàm trên trước, hàm dưới sau; mặt ngoài, mặt
trong, mặt nhai.
- Hướng dẫn các cháu biết cách chải nhẹ nhàng, kỹ lưỡng các mặt răng (kỹ
năng chải răng có thể chưa hồn chỉnh).
- Giúp các cháu hình thành thói quen chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi
đi ngủ.
* Lớp Lá.
Các cháu đã đủ lớn, đã quen với việc chải răng, phân biệt được 2 hàm trên - dưới và các
mặt của răng.
- Biết chải răng theo thứ tự hàm trên trước, hàm dưới sau; mặt ngoài, mặt
trong, mặt nhai.
- Giúp các cháu biết cách chải nhẹ nhàng, kỹ lưỡng các mặt răng (kỹ năng chải
răng có thể chưa hồn chỉnh).
- Giúp các cháu hình thành thói quen chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi
đi ngủ.
* Lưu ý.
Không cho các cháu Mẫu Giáo súc miệng với dung dịch fluor 0,2 % hàng tuần
vì:
 Các cháu khơng kiểm sốt được động tác súc miệng.
 Tránh các cháu nuốt dung dịch fluor.
35


IV. SINH HOẠT :
Cho lớp chơi trị chơi “Cơ Giáo và học trị”
+ Chia lớp thành 4 nhóm : mỗi nhóm chọn 1 – 2 em lanh lẹ lên làm cô Giáo chỉ cho

các bạn chải răng trên mẫu hàm và bàn chải mẫu
+ Các bạn trong nhóm lần lượt lên thực hành chải răng và Giáo viên sẽ sửa lại cho
đúng thứ tự :
Từ trái qua phải
Từ hàm trên  hàm dưới
Và mặt ngoài  mặt trong  mặt nhai
Sau đó tổng kết lại bạn nào chải đúng thì khen và có thưởng

Bài 6
CÁC THĨI QUEN XẤU LÀM LỆCH LẠC
RĂNG VÀ HÀM
  
1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
Qua câu chuyện kể giúp các em hiểu được muốn có hàm răng tốt, đẹp, mọc đều ta cần :
* Biết các thói quen xấu có hại cho răng như : - Mút ngón tay
- Mút núm vú
36


- Cắn bút, cắn móng tay
- Chống cằm
- Cắn vật cứng, khui nút chai …
* Biết hậu quả làm lệch lạc răng và hàm để tránh các thói quen xấu đó.
II. GIÁO CỤ TRỰC QUAN :
-

Tranh in, vẽ, bảng nỉ : trẻ có hàm răng đẹp, trẻ bị hơ răng, móm
Núm vú cao su, bình sữa,

III. NỘI DUNG :

Chuyện kể “Bé Tâm hô”
Tâm là em bé rất ngoan, năm nay bé lên 6 tuổi. Ba mẹ bé Tâm là thương gia rất bận rộn
bn bán làm ăn với nước ngồi nên thường vắng nhà nên Bé Tâm ở nhà với Bà.
Mỗi khi đi xa về Ba mẹ thường mua cho Tâm nhiều đồ chơi và bánh kẹo, sôcôla rất
ngon và đắt tiền.
Lúc nhỏ vì bận rộn với cơng việc nên mẹ đã cho bé Tâm bú sữa bằng bình. Ngồi ra để
đề phịng bé khóc địi mẹ, mẹ Tm lại cho bé mút núm vú cao su với 1 sợi dây dài ghim nơi
ngực áo để Tâm có thể bỏ vào miệng bất cứ lúc nào mà Tâm muốn.
Hằng ngày, bé chỉ chơi với đồ chơi và lúc nào bé cũng ngậm núm vú cao su một cách
thích thú. Ngay cả lúc ngủ mà miệng bé vẫn cứ nút núm vú !
Khi được 2 – 3 tuổi, bé Tâm lại thích mút ngón tay cái, dần dần thành thói quen. Khi
vào học lớp Mẫu giáo bé tâm thýờng mút ngón tay, nhất là khi bé ngồi buồn nhớ mẹ.
Đến khi các răng sữa mọc đầy đủ, mẹ thấy răng cửa của bé Tâm dường như hơi đưa ra
trước, nhất là khi bé cười. Mẹ bé và rất lo lắng vì cả nhà khơng ai bị hơ răng cả. Ơng bà, cha
mẹ đều có hàm răng bình thường, thế mà bé bị hô răng.
Mẹ bé Tâm quyết tâm đưa bé đến phòng Nha khoa để bác sĩ khám và cho ý kiến. Bác sĩ
xác định răng bé Tâm hơi bị hô vì lúc cịn nhỏ bà đã :
- Cho bé Tâm bú sữa bình
- Sau đó bà lại tập cho bé nút núm vú cao su
- Rồi bé có thói quen xấu tự mút ngón tay hằng ngày nên các răng cửa đã bị
đẩy lệch, nhơ ra phía trước.
Bác sĩ khun mẹ bé Tâm nên chú ý giúp cháu loại bỏ ngay thói xấu mút ngón tay. Chú
ý nhổ các răng sữa đúng thời kỳ thay răng và theo dõi chặt chẽ thời gian mọc răng vĩnh viễn để
các răng này mọc đều, đúng chỗ.
Ngồi ra, Bác sĩ cịn khun mẹ bé Tâm chú ý đề phịng các thói quen xấu khác có thể
làm hại răng bé Tâm như :
* Ngồi học vì mải mê giải bài tốn khó hay tìm ý để làm bài văn cho hay mà :
- Cắn bút, lâu ngày sẽ làm mịn răng
- Chống càm có thể bị móm và cằm đưa ra trước
* Thói quen cắn móng tay :

- Có thể làm lây nhiễm bệnh sán, lãi và làm mòn răng
* Cắn các vật cứng, dùng răng khui nút chai làm răng bị mẻ (bể)
37


×