Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN DUY AN

PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN
KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG
TÁI TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN DUY AN

PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN
KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG
TÁI TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:1. TS. PHẠM SỸ CHUNG


2. TS. NGUYỄN ANH SƠN

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
được trích dẫn có nguồn gốc. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Phan Duy An


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án tại Học viện Khoa học Xã hội,
với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Phạm Sỹ Chung, TS. Nguyễn Anh Sơn, người đã giúp tôi xây dựng ý tưởng
nghiên cứu ban đầu, cho tôi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê về lĩnh vực này và
đã hướng dẫn, hỗ trợ tơi trong q trình viết luận án, động viên, khuyến khích tơi
mỗi khi đạt được kết quả nghiên cứu mới hay gặp những khó khăn để tơi có
thêm niềm tin trên con đường mình đã chọn.
Tơi cũng xin dành lời cảm ơn chân thành đến Vụ Pháp chế - Bộ Công
Thương, cùng với Tổng công ty Phát điện 1, Tập đồn điện lực Việt Nam đã có
những giúp đỡ quý báu, tạo mọi điều kiện cho tác giả thu thập tài liệu, tham dự
hội thảo khoa học và có những ý kiến đóng góp hữu ích cho bản luận án này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các giảng viên Học viện Khoa học Xã hội,
những người thầy, cơ đã tận tình tham dự các buổi báo cáo từ bước xây dựng đề
cương nghiên cứu đến các chuyên đề và các bản dự thảo luận án để có những ý
kiến đóng góp quý báu và động viên, giúp đã tác giả hoàn thiện dần bản luận án

của mình cho đến ngày hơm nay.
Cuối cùng, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã cùng tơi chia sẻ
những khó khăn trong suốt q trình nghiên cứu. Cảm ơn các đồng nghiệp và
bạn bè của tôi, những người luôn tin rằng những nỗ lực của tôi sẽ được ghi nhận
và đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường dài vừa qua.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU .....................................................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................10
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ......................................................................21
Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................................24
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN
KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÀ PHÁP
LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO ...................................................................................26
2.1. Khái quát lý luận về năng lượng tái tạo và các biện pháp khuyến khích
hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ................................................................26
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ
phát triển năng lượng tái tạo ...........................................................................46
2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đối với pháp luật về các biện
pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ................................64
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................81
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP
KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO ......83
3.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển
năng lượng tái tạo ...........................................................................................83

3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát
triển năng lượng tái tạo .................................................................................106
3.3. Một số nguyên nhân dẫn tới hạn chế quy định pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ..........109
Kết luận Chƣơng 3 ..............................................................................................113


Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP
KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO Ở
VIỆT NAM ..........................................................................................................116
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích hỗ trợ
phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay ......................................116
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ..126
Kết luận Chƣơng 4 ..............................................................................................146
KẾT LUẬN ..........................................................................................................147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ......................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................150


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp Hội các quốc
gia Đông Nam Á

BPP


The Benefit Pays Principle – Nguyên tắc Người hưởng lợi
phải trả tiền

CDM

Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

CERs

Chứng chỉ giảm phát thải

DO

Diesel Oil – Dầu Diesel

EU

European Union - Liên minh Châu Âu

EC

European Commission - Ủy ban các cộng đồng Châu Âu
(hoặc Ủy ban Châu Âu)

EB

Executive Board - Ban Chấp hành quốc tế về cơ chế phát
triển sạch

EVN


Viet Nam Electricity - Tập đoàn Điện lực Việt Nam

FO

Fuel Oil - Dầu nhiên liệu

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GIZ

Tổ chức hợp tác phát triển Cộng hòa Liên bang Đức

GHG

Greenhouse Gas - Hiệu ứng khí nhà kính

IRENA

The International Renewable Energy Agency – Cơ quan
Năng lượng tái tạo Quốc tế.

IEA

International Energy Agency - Cơ quan năng lượng Quốc tế

KNK


Khí nhà kính

NLTT

Năng lượng tái tạo

NLSC

Năng lượng sơ cấp

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thế giới

PPP

The Polluter Pays Principle - Nguyên tắc người gây ô


nhiễm trả tiền
QPPL

Quy phạm pháp luật

RE

Renewable energy – Năng lượng tái tạo

RES


Renewable Sources of Energy – Nguồn năng lượng tái tạo

UNFCCC

Cơng ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu

WB

World Bank - Ngân hàng thế giới


MỞ ĐẦU
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tập trung nghiên cứu, ứng dụng
nguồn NLTT vào thực tiễn đời sống, nguyên nhân chính là do các nguồn năng
lượng truyền thống (than, dầu, khí...) sắp cạn kiệt, nguồn cung cấp các dạng
năng lượng này đang chịu biến động lớn về giá cả và sự tác động của khủng
hoảng kinh tế, chính trị trên phạm vi tồn cầu. Ngồi ra, việc sử dụng các nguồn
năng lượng truyền thống này còn gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng tiêu cực đến
mơi trường, sức khỏe của người dân, sự cân bằng và phát triển bền vững của tất cả
các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng là một trong các quốc gia chịu
sự tác động này.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế diễn ra
ngày càng sâu rộng, Việt Nam rất cần có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để
phục vụ cho quá trình phát triển, và nhu cầu đó ngày càng tăng lên nhanh chóng
cùng với sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc đáp
ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
thời gian tới, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức khó
khăn, đặc biệt là nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp nội địa dần cạn kiệt, trong
khi giá dầu, giá than, giá khí đốt ln có xu hướng leo thang và biến đổi thất
thường. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn

NLTT có ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính chiến lược xét trên mọi khía
cạnh cả về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và phát triển
bền vững của đất nước.
Đa dạng hóa các hình thức khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái
tạo sẽ góp phần bảo vệ mơi trường, đảm bảo cho quyền con người được sống
trong môi trường trong lành như Hiến pháp năm 2013 của chúng ta đã ghi nhận.
Tuy nhiên, các vấn đề lý luận, quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này còn
chưa hệ thống, đầy đủ, hoặc có sự mâu thuẫn, chống chéo ngay giữa các văn bản
quy phạm pháp luật, khiến cho việc đầu tư, khai thác, sử dụng NLTT ở Việt
Nam cịn ở mức độ hạn chế, chưa phát triển.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP
21) diễn ra từ 30/11/2015-11/12/2015 tại Paris, Việt Nam đã cam kết cắt giảm

1


8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thơng thường vào
năm 2030. Và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế từ các
hợp tác song phương và đa phương. Đây là một cam kết đóng góp chung của
nước ta vào Thỏa thuận Paris. Đến tháng 9 năm 2020, Việt Nam là quốc gia thứ
9 đệ trình bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) lên UNFCCC (Công
ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu), với mục tiêu xác định các
biện pháp giảm thiểu trên toàn nền kinh tế cho giai đoạn 2021-2030 bao gồm các
lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, rác thải, sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, lâm nghiệp và cơng nghiệp. Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính trong NDC cập nhật được đánh giá là phù hợp với chủ trương của Nhà
nước, các cam kết của Việt Nam được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm
pháp luật, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030
và các kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây

dựng và giao thơng vận tải nên có triển vọng thu hút đầu tư trong nước và quốc
tế. Có thể nói, Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuẩn bị của quá trình chuyển
đổi năng lượng, chuyển dịch dần từ năng lượng sơ cấp sang nguồn năng lượng
tái tạo, năng lượng sạch, với chiến lược tăng trưởng xanh.
Theo Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh), đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18
tháng 03 năm 2016, với quan điểm phát triển là ưu tiên phát triển nguồn điện sử
dụng NLTT, tạo đột phá trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp
phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
trong sản xuất điện; đẩy mạnh phát triển và sử dụng các nguồn NLTT cho
sản xuất điện, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn NLTT
nhằm giảm nhẹ sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ than nhập khẩu, góp
phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trường
và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hình thành và phát triển hệ thống điện
thơng minh, có khả năng tích hợp với nguồn NLTT có tỷ lệ cao. Tuy nhiên, cơ
cấu nguồn điện từ NLTT vẫn chưa được cụ thể cho từng nguồn NLTT như thủy
điện nhỏ, điện mặt trời, địa nhiệt, đồng thời so với tiềm năng nguồn NLTT của
nước ta thì con số này có thể gia tăng hơn nữa để phù hợp hơn với Chiến lược

2


phát triển về NLTT, Chiến lược tăng trưởng xanh và Thỏa thuận Paris trong điều
kiện chi phí cho sản xuất điện từ NLTT ngày càng giảm và có thể cạnh tranh với
nguồn điện từ năng lượng hóa thạch.
Mặc dù ngành năng lượng của Việt Nam đạt được một số thành tựu ấn
tượng, nhưng vẫn gặp phải những thách thức sau:
An ninh nguồn cung cấp: Nguồn cung trong nước không đủ; sự chậm trễ
có hệ thống đối với việc vận hành các dự án sản xuất điện, dẫn đến việc không

thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao; sự phụ thuộc trong tương lai vào quá trình
nhập khẩu than, với "các chỉ số an ninh năng lượng có xu hướng tiêu cực" trong
những năm tới;
Khả năng chi trả và tính cạnh tranh: Thiếu sự phát triển của thị trường
năng lượng cạnh tranh, các chính sách giá năng lượng và cơ chế điều tiết thị
trường còn nhiều bất cập;
Những thách thức về mơi trường: Suy thối mơi trường và điều kiện sống,
bao gồm cả ơ nhiễm khơng khí ở các khu vực đô thị lớn của đất nước; thiếu quan
tâm đến các vấn đề môi trường; phát triển kinh tế ngắn hạn từ lâu đã được ưu
tiên hơn tính bền vững.
Tính bền vững: Sự phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào
các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và Việt Nam chưa có nhiều
bước tiến trong việc tăng hiệu suất của việc sử dụng năng lượng. Cơng nghệ sản
xuất và tiêu dùng cịn lạc hậu, chưa được địa phương hóa. Trình độ cơng nghệ
trong một số lĩnh vực của ngành năng lượng còn chưa được cải thiện kịp thời
trong khi q trình nội địa hóa và hỗ trợ thị trường của các dự án trong lĩnh vực
năng lượng cho hoạt động sản xuất trong nước còn hạn chế. Chất lượng nguồn
nhân lực và năng suất lao động trong một số lĩnh vực còn thấp [10].
Khung pháp lý cho việc phát triển các dự án năng lượng điện nói chung và
NLTT nói riêng, được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Điện lực năm 2004 (có hiệu
lực vào tháng 7 năm 2005), sau đó được sửa đổi vào năm 2012 và 2018. Luật
Điện lực đưa ra các nguyên tắc quy định về quy hoạch và đầu tư phát triển điện
lực, hợp tác quốc tế, các biện pháp tiết kiệm điện, lĩnh vực sản xuất điện, truyền
tải, phân phối và người tiêu dùng cuối cùng, vận hành thị trường điện, mua bán
điện và dịch vụ theo hợp đồng, giá điện, giấy phép hoạt động điện lực, cũng như

3


quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh điện và người sử dụng điện.

Ngoài ra, Luật cũng đặt ra khuôn khổ pháp lý cho cải cách ngành điện và cũng
nêu bật các khía cạnh của phát triển bền vững ngành điện mà Luật hướng tới là
vừa đáp ứng nhu cầu điện vừa đảm bảo tính tin cậy, an tồn, hiệu quả và tiết
kiệm chi phí. Cũng theo quy định Luật Điện lực, Nhà nước độc quyền đối với
dịch vụ truyền tải điện, hoạt động được rất nhiều cơ quan giám sát. Một thiếu sót
lớn khác trong khung pháp lý về lĩnh vực năng lượng, đó là luật năng lượng tái
tạo đã được thảo luận thường xuyên giữa các nhà nghiên cứu về chính sách, kinh
tế, pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu học thuật khác, kể từ đầu năm 2010,
nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được ban hành. Với sự phát triển lâu dài
của ngành năng lượng và tầm quan trọng chiến lược của việc đạt được một q
trình chuyển đổi năng lượng thành cơng ở Việt Nam, cần có các biện pháp
khuyến khích, hỗ trợ rõ ràng để phát triển và đầu tư các dự án NLTT. Đứng
trước các yêu cầu và thách thức trên, hệ thống pháp luật mặc dù đã có những quy
định cụ thể về khuyến khích bảo đảm đầu tư phát triển NLTT, nhưng hệ thống
quy phạm pháp luật này vẫn cịn có nhiều bất cập, gây khó khăn, vướng mắc cho
việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển và đầu tư các dự án NLTT.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về các
biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện
nay” với mong muốn góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều
chỉnh trong lĩnh vực năng lượng, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các
chủ thể tham gia vào quá trình phát triển năng lượng tái tạo, góp phần vào mục
tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích những vấn đề lý luận về phát triển NLTT trong mối quan hệ
với phát triển bền vững và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện
nay.
- Phân tích thực trạng, xu hướng và những vấn đề đặt ra liên quan đến
pháp luật về biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam, trong

đó nghiên cứu: Quy định pháp luật của Nhà nước hiện nay đối với việc hỗ trợ,

4


khuyến khích đầu tư phát triển các dự án NLTT; Khảo sát, đánh giá thực trạng
và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên NLSC ở Việt Nam; Phân tích,
tổng hợp và so sánh các chế định của Việt Nam trong thời gian vừa qua (so sánh
theo chiều dọc) và so với một số Quốc gia trên thế giới để rút ra các bài học kinh
nghiệm, có thể triển khai, áp dụng tại Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại;
phát huy các ưu điểm đang có, khuyến khích được việc nghiên cứu khoa học,
đầu tư khai thác, sử dụng năng lượng NLTT ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Tác giả sẽ thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi về các biện
pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ phát triển NLTT. Cụ thể, tác giả sẽ làm rõ các vấn đề lý luận thơng
qua việc phân tích làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò của NLTT và khái
niệm, đặc điểm, vai trị của các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng
lượng tái tạo. Một số kinh nghiệm quốc tế và trong nước về các biện pháp
khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT cũng được tác giả khái quát tổng hợp để
củng cố, hoàn thiện thêm những tiền đề đề của việc nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về các biện
pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay. Trong đó có xem
xét, làm rõ các quy định của pháp luật về thị trường năng lượng; bảo vệ mơi trường;
cơ chế đầu tư, tài chính, sản phẩm đầu ra, cũng như một số quy định có liên quan
đến vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, sẽ xem xét đến hệ thống pháp luật của

một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam trong thời gian vừa qua điều chỉnh
vấn đề này, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp thu tri thức tiến bộ nhân loại,
để đưa ra các quan điểm, giải pháp phù hợp với thực tiễn xây dựng, ban hành và
thực thi pháp luật ở Việt Nam về khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT;
- Phát hiện những mâu thuẫn, bất cập và khoảng trống của quy định pháp
luật hiện hành về việc khuyến khích, hỗ trợ các dự án phát triển NLTT trong đời
sống thực tiễn. Trên cơ sở đó đề tài sẽ đánh giá các khó khăn, vướng mắc, các
thế mạnh (ưu điểm) của pháp luật Việt Nam hiện nay trong đời sống thực tiễn
của nó, qua đó tìm ra được một số nguyên nhân tồn tại trong quá trình xây dựng,

5


áp dụng pháp luật;
- Đề xuất quan điểm định hướng và giải pháp nhằm góp phần hồn thiện
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về khuyến khích, hỗ trợ phát
triển NLTT ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ các quy định pháp luật có liên quan đến các biện pháp khuyến
khích hỗ trợ, phát triển NLTT ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới.
- Thực trạng thi hành pháp luật của Việt Nam về các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ phát triển NLTT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về phạm vi nghiên cứu:
Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT là vấn
đề có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, khía cạnh
khách nhau như luật học, kinh tế học, xã hội học và khoa học tự nhiên... Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sĩ luật học kinh tế, luận án tập

trung vào những vấn đề về lý luận pháp luật, thực trạng pháp luật, thực tiễn thi
hành pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt
Nam và giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các
biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, về thời gian, Luận án nghiên cứu pháp luật về các biện pháp
khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT và một số vụ việc điển hình từ năm 2007
đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung để nghiên cứu tất cả các nội dung của luận án là
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đường
lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích, hỗ trợ phát
triển NLTT trong quá trình phát triển bền vững đất nước.
Trên cơ sở quan điểm tiếp cận được nêu ở trên, luận án cần phải sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, như hệ thống hóa, phân tích và tổng
hợp, luật học so sánh, thống kê, lịch sử cụ thể, đặc biệt là phương pháp phân tích
quy phạm pháp luật. Để hồn thành được mục tiêu nghiên cứu, có sự kết hợp hài
hòa các phương án trong từng phần, nội dung của luận án, trong đó phương pháp

6


phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án.
Đối với mỗi mục thì có một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo để làm rõ phạm
vi, mục đích nghiên cứu, cụ thể:
- Tại Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích
và tổng hợp để ra ra đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của
luận án.
- Tại Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phân tích và
tổng hợp, luật học so sánh, phương pháp hệ thống để: đưa ra các quan niệm về
NLTT, các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT và pháp luật về các

biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT; phân tích kinh nghiệm của các
nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng, sử dụng các
biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT.
- Tại Chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích quy phạm
pháp luật, thống kê trên cơ sở khảo sát thực tiễn để phân tích và đánh giá những
quy định pháp luật và phương pháp hệ thống để chỉ ra những hạn chế, bất cập
của các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT.
- Tại Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp hệ thống, luật học so sánh, để nêu lên những quan điểm, mục tiêu,
yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam.
Ngồi ra, để có thể thu thập được các thông tin, phục vụ nghiên cứu, luận
giải những vấn đề được nêu trong luận án, tác giả cũng phải thực hiện kết hợp cả
phương pháp định lượng và định tính, như tham vấn, quan sát, nghiên cứu
trường hợp.
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Luận án tiến sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay” được hồn
thành sẽ có những đóng góp mới chủ yếu sau:
- Đưa ra các luận giải làm sáng tỏ vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển
NLTT trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án đã đề cập nghiên cứu những vấn đề lý luận về các biện pháp
khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo và mơ hình lý luận pháp luật
về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo; nghiên cứu

7


kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về các biện pháp khuyến khích hỗ trợ,

phát triển năng lượng tái tạo, qua đó góp phần phát triển, bổ sung cơ sở lý luận
pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện thực trạng hệ thống pháp luật, thực
tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT và
chỉ ra những ưu điểm, bất cập và hạn chế của pháp luật về các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ phát triển NLTT trong thời gian vừa qua.
- Luận án đã đề xuất được các quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn
thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện
pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử
dụng NLTT trong tương lai, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trong thời gian vừa qua, việc tìm hiểu pháp luật về các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay chưa được quan
tâm đúng mức vì nhiều lý do khác nhau. Đến thời điểm hiện tại, đây là cơng
trình nghiên cứu đầu tiên về pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ
phát triển NLTT tại Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ Luật học.
Luận án là đề tài hết sức cần thiết để bổ sung cho các nguồn tài liệu còn
thiếu của các đề tài nghiên cứu trước đây, là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích
khơng chỉ đối với các nhà lập pháp mà cịn là tài liệu tham khảo bổ ích cho công
tác giảng dạy, nghiên cứu pháp luật tại các cơ sở đào tạo pháp luật của nước ta.
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung luận cứ khoa học cho chiến
lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam trong những năm tiếp theo, trực tiếp
phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về năng lượng, kinh tế
và môi trường.
6.2. Giá trị thực tiễn
Luận án là nguồn tư liệu khoa học đáng tin cậy cung cấp cho các cơ quan
quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với các cơ quan hoạch định chính sách, lập
pháp và các cơ quan nghiên cứu trong q trình xây dựng và hồn thiện chính

sách pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái

8


tạo ở nước ta hiện nay; là cơ sở để nâng cao và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
năng lượng, kinh tế và mơi trường, từ đó tạo ra hướng đi mới để năng lượng tái
tạo có thể phát triển mạnh mẽ, dần thay thế nguồn năng lượng sơ cấp, đảm bảo
an ninh năng lượng, phát triển bền vững về kinh tế đi đôi với trách nhiệm bảo vệ
môi trường.
Đề tài đã làm rõ thực trạng, chỉ ra đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế
của hệ thống pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng
lượng tái tạo của nước ta trong giai đoạn vừa qua, để từ đó đưa ra các đề xuất,
khuyến nghị, giải pháp giúp cho nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật về năng
lượng, kinh tế và môi trường, đồng thời nâng cao khả năng khai thác, sản xuất
năng lượng tái tạo, hạn chế năng lượng sơ cấp, từng bước góp phần giúp ngành
năng lượng phát triển mạnh mẽ, bền vững trong bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài Lời cam đoan, danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận án, mục
lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình nghiên cứu liên quan đến
luận án đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận án
gồm 04 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu.
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ
phát triển năng lượng tái tạo và pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ
phát triển NLTT.
- Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về các
biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam.
- Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển

NLTT ở Việt Nam.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2005. Nội dung quan trọng
của Nghị định thư Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính
ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát
triển đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thông qua thực
hiện ''Cơ chế phát triển sạch'' (CDM), trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Kể từ khi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị
định thư Kyoto có hiệu lực thi hành, việc sử dụng NLTT để đáp ứng các nhu cầu về
năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng được quan tâm ở nhiều nước. Đặc biệt, sau
Hội nghị Liên Hợp quốc về phát triển bền vững tại Rio de Janeiro Brazil tháng 6
năm 2012, thì phát triển và sử dụng NLTT là vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục
tiêu là cân bằng lại lượng khí thải trong mơi trường ở mức độ có thể ngăn chặn
những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người. Cho đến thời
điểm hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển NLTT,
trong đó có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến quy phạm pháp luật để khuyến
khích, hỗ trợ phát triển NLTT, với những góc nhìn, nội dung khác nhau.
Việc nghiên cứu các cơng trình khoa học có liên quan mật thiết đến đề tài
“Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam
hiện nay” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện luận án, là cơ sở để
đánh giá, tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, giải
quyết những vấn đề còn để ngỏ, chưa được giải quyết, qua đó gợi mở có tính

định hướng cho những nội dung cần nghiên cứu tiếp theo mà luận án cần tập
trung giải quyết. Những cơng trình khoa học này là tài liệu tham khảo bổ ích, có
giá trị khoa học cho tác giả trong q trình nghiên cứu, thực hiện cơng trình
nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy đã có một số cơng
trình nghiên cứu với nội dung liên quan mật thiết đến đề tài luận án như sau:

10


1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về biện pháp khuyến khích, hỗ trợ
phát triển năng lượng tái tạo
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu khái niệm về các biện pháp khuyến khích,
hỗ trợ
Khái niệm “khuyến khích” và “hỗ trợ” được sử dụng tại một số văn bản
quy phạm pháp luật, với những cách tiếp cận khác nhau và chưa có định nghĩa
chuẩn, để áp dụng thống nhất, có văn bản quy phạm sử dụng cụm từ “Luật
khuyến khích” như Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, được sửa
đổi năm 1998 [50, 51], xong có văn bản sử dụng cụm từ “Luật hỗ trợ” như Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 [58]. Về Điều ước quốc tế thì có các
Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo đảm đầu tư được ký giữa Việt
Nam với các nước có quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Dưới góc độ pháp luật về đầu tư, khuyến khích và bảo hộ đầu tư được xác
định là một trong những biện pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, thu
hút vốn đầu tư trong nước có hiệu quả, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia
trên thế giới đều có điểm chung là cần vốn đầu tư như một yếu tố thiết yếu giúp
nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển. Các biện pháp khuyến khích đầu tư được
hiểu là tất cả những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi
hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nên kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hịa giữa

lợi ích của nhà nước và lợi ích của nhà đầu tư. Bảo hộ đầu tư là những cam kết
của nước tiếp nhận đầu tư về việc khơng trưng thu hoặc quốc hữu hóa tài sản của
nhà đầu tư hoặc tước quyền sở hữu của nhà đầu tư mà khơng có căn cứ pháp
luật, hoặc cam kết nhà đầu tư được chuyển lợi nhuận ra nước ngồi sau khi thực
hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật...
Dưới góc độ pháp luật về doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp được xác
định là một trong những biện pháp để nhà nước tạo động lực, điều kiện để doanh
nghiệp trong nước có khả năng trụ vững, phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Cũng tương tự như các biện pháp khuyến khích đầu tư, các biện pháp hỗ trợ
doanh nghiệp được hiểu là tất cả những quy định do nhà nước ban hành nhằm
tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp
trong nước khi tham gia vào thị trường, trên cơ sở hài hịa giữa lợi ích của nhà
nước và doanh nghiệp trong nước, nhưng phải trên nguyên tắc tôn trọng quy luật
thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế.

11


Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu, tài liệu nào phân tích, làm rõ
một cách thấu đáo các khái niệm này để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, áp dụng
thống nhất thuật ngữ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu lý luận về các biện pháp khuyến khích, hỗ
trợ phát triển năng lượng tái tạo
Đến thời điểm hiện nay, trong nước và quốc tế đã có rất nhiều cơng trình,
đề tài nghiên cứu về chính sách năng lượng nói chung và chính sách để phát triển
năng lượng sạch, NLTT nói riêng. Các tài liệu đều thống nhất quan điểm tiếp cận
đối với vấn đề này trên cơ sở nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải bồi thường”,
“Người hưởng lợi từ tài nguyên, mơi trường phải trả tiền”, “Kích thích lợi ích
kinh tế” và “Cơng quyền can thiệp”.
Tại Việt Nam, có nhiều tài liệu nghiên cứu về các biện pháp khuyến khích

đầu tư, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nghiên cứu phát triển nguồn điện
từ NLTT trong quy hoạch nguồn điện, chuyển dịch năng lượng…, các nghiên
cứu này chủ yếu về khoa học tự nhiên, xã hội, chính sách mà chưa có cơng trình
nào nghiên cứu chun sâu về khoa học pháp lý về các biện pháp khuyến khích,
hỗ trợ phát triển NLTT. Tuy nhiên, đây đều là các cơng trình nghiên cứu, các tài
liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành lý luận về các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ phát triển NLTT được đề cập tại luận án này.
Thứ nhất, dưới góc độ về khoa học tự nhiên:
Đến nay, đã có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu khoa học của các tổ
chức chính phủ, phi chính phủ và các học giả nghiên cứu, khẳng định Việt Nam
là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển NLTT, có nhiều cơng trình khoa học
xây dựng được phương pháp tính tốn tối ưu cơ cấu các nguồn năng lượng nói
chung và nguồn năng lượng cho sản xuất điện nói riêng, trong đó có nguồn điện
từ NLTT. Bên cạnh đó, có một số đề tài nghiên cứu, đánh giá vai trò của các
nguồn NLTT trong hệ thống điện, sự tác động của chúng về mặt kinh tế, môi
trường trong sản xuất điện năng, dự báo ngắn hạn, dài hạn nhu cầu năng lượng
cho Việt Nam, thành lập cơ sở dữ liệu về công nghệ năng lượng bao gồm cả
công nghệ năng lượng truyền thống và công nghệ NLTT, xây dựng hệ thống
năng lượng tham chiếu, phân tích chi phí - lợi ích của ngành năng lượng tại Việt
Nam thơng qua phát triển nhiều kịch bản tương lai, điển hình là Đề tài “Nghiên
cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong quy hoạch nguồn điện Việt
Nam đến năm 2030” của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thanh Mai, bảo vệ tại Đại
học Bách Khoa Hà Nội năm 2017 [65].

12


Thứ hai, dưới góc độ khoa học kinh tế
Nhiều cơng trình đề tài nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ ra sự
cần thiết phải phát triển NLTT, các tài liệu được thực hiện và hoàn thành ở

những quốc gia khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, xong đều có chung quan
điểm, đó là:
- Trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, các quốc
gia khơng chỉ quan tâm đến những lợi ích, thu nhập mà cịn phải có những chính
sách để thúc đẩy, phát triển NLTT vì trách nhiệm bảo vệ mơi trường.
- Các nước cần phải tăng cường hợp tác nội bộ, học tập kinh nghiệm, đối
mặt với những thách thức, xây dựng các biện pháp, công cụ để hỗ trợ phát triển
NLTT vì mục tiêu giảm phát thải nhà kính, tăng thu nhập và việc làm cho người
dân địa phương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thực thi pháp luật
về thuế tại các địa phương, xây dựng bộ tài nguyên cơ sở đa dạng phục vụ cho
công tác quản lý, hỗ trợ nghiên cứu; giảm thiểu rủi ro trong việc cung ứng NLSC
và sự bất ổn định giá cả do các loại tài nguyên sơ cấp này tác động, cung cấp cơ
sở hạ tầng, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ kinh tế bằng việc sử dụng
cơng nghệ kỹ thuật phù hợp, có khả năng làm giảm đáng kể và có thể loại bỏ ơ
nhiễm mơi trường từ việc sử dụng dịch vụ điện năng, đóng góp xây dựng cộng
đồng chung theo hướng bền vững.
- Mỗi quốc gia nên xây dựng riêng cho mình khung chính sách, hệ thống
quy phạm pháp luật để khuyến khích đầu tư phát triển các dự án NLTT, phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong quá trình xây dựng, so sánh
những mặt tương đồng, cũng như khác biệt của mỗi quốc gia, đồng thời phân
tích được những mặt thuận lợi, hạn chế của mỗi quốc gia nước gặp phải trong
quá trình đầu tư phát triển NLTT, sự phù hợp và khả thi theo những cam kết
quốc tế mà các nước đã tham gia, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm, đưa
ra được các khuyến nghị hợp lý để các quốc gia xem xét, hồn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật của mỗi quốc gia sở tại, tạo điều kiện cho NLTT được phát
triển, đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Việc khai thác nguồn NLSC chính là mối đe dọa nguy hiểm đối với sức
khỏe của con người và chất lượng mơi trường. Việc chuyển sang mơ hình phát
triển bền vững sẽ có những rào cản nhất định về mặt tài chính, kinh tế ngay cả
đối với những nước phát triển, các nước bị lệ thuộc vào nguồn NLSC thì cịn gặp

nhiều khó khăn hơn.

13


- Chính sách về năng lượng là đặc biệt quan trọng, đó là u tố sống cịn
của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và
môi trường tại mỗi quốc gia; chỉ ra những mặt thuận lợi, khó khăn, đưa ra các số
liệu phản ánh tình hình phát triển NLTT, lập luận và đưa ra một số giải pháp,
khuyến nghị để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của mỗi quốc gia.
Trong đó, cơng trình có giá trị tham khảo lớn nhất đối với đề tài nghiên cứu đó là
cuốn “The White Paper on Renewable Sources of Energy and the Proposal on
the promotion of electricity from Renewable Sources of Energy” (tạm dịch: Bạch
thư về nguồn năng lượng tái tạo và kiến nghị thúc đẩy phát triển nguồn điện từ
năng lượng tái tạo) , Cuốn sách “Renewable energy Policy country profiles”
(tạm dịch: Chính sách của một số quốc gia về nguồn năng lượng tái tạo) được
xuất bản bởi Ủy ban Châu Âu (EC) năm 1997, 2011, Cuốn sách “Policy
differences in the promotion of renewable energies in the EU member states”
(tạm dịch: Sự khác biệt về chính sách phát triển nguồn năng lượng tái tạo của các
nước thuộc thành viên EU) của Danyel Reiche và Mischa Bechberger được xuất
bản năm 2004 và một số tác phẩm khác [125, 126].
- Việc phát triển nguồn NLTT sẽ đảm bảo đa dạng hóa nguồn năng lượng,
là cơ hội để tự do hóa thị trường năng lượng, khuyến khích tự do cạnh tranh để
thay thế cho tình trạng độc quyền nhà nước về năng lượng [127, 128].
- Có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu đã xác định rõ các rào cản các nước
đang phải đối diện khi phát triển NLTT, trong có rào cản về mặt luật pháp Quốc
tế, các rào cản đang cản trở quá trình đầu tư phát triển các dự án theo cơ chế phát
triển sạch (CDM), cũng như đòi hỏi của nhân dân trong nước được sống, làm
việc và sinh hoạt trong môi trường trong sạch, không bị phụ thuộc bởi nguồn
NLSC và hệ thống điện do Nhà nước quản lý. Một số bài viết, đã phân tích sâu

về các cơng cụ chính sách nhằm khuyến khích phát triển NLTT trong mối quan
hệ với quản lý và BVMT, như trợ cấp đầu tư, thuế quan, mua sắm công, hạn
ngạch và một số nhóm giải pháp mang tính chất tự nguyện như chương trình cổ
đơng tự nguyện, nhận tài trợ, cơ chế ủy thác, giá năng lượng xanh, nhãn năng
lượng xanh và một số biện pháp khác, trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu đã
thể hiện là Bài viết “Renewable energy policy and electricity market reforms in
China” (tạm dịch: Chính sách năng lượng tái tạo và cải cách thị trường điện của
Trung Quốc) của Judith A. Cherni và Joanna Kentish xuất bản năm 2007; Bài
viết “Barriers and opportunities of using the clean development mechanism to

14


advance renewable energy development in China” (tạm dịch: Rào cản và cơ hội
của việc sử dụng cơ chết phát triển sạch để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng
tái tạo ở Trung Quốc), “The evolving role of carbon finance in promoting
renewable energy development in China” (tạm dịch: Thúc đẩy vai trò của mua
bán chứng chỉ giảm phát thải các bon trong việc thúc đẩy phát triển nguồn năng
lượng tái tạo ở Trung Quốc) của Joanna I. Lewis được xuất bản năm 2009 trong
Chương trình phát triển năng lượng bền vững của Trung Quốc và một số tác phẩm
khác [96, 116, 118, 119, 129].
- Việc hỗ trợ phát triển NLTT là chính sách đúng đắn, xong có thể mâu
thuẫn, xung đột pháp luật, vi phạm nguyên tắc thị trường, bảo hộ doanh nghiệp
trong nước, theo đó có một số bài viết đã luận giải, phân tích được các mâu
thuẫn giữa chính sách cạnh tranh và phát triển bền vững có thể giải quyết, đảm
bảo an ninh năng lượng, đáp ứng được yêu cầu về phát triển bền vững. Đây là
luận điểm khoa học của tác giả Ana de Brée, Đại học Dundee với Bài viết
“Competition Law: A hostage of renewable energies?” (tạm dịch: Luật Cạnh
tranh: Cơ hội nào để đàm phán cho nguồn năng lượng tái tạo?) [130].
- Tại Việt Nam, có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu khẳng định, ngành

năng lượng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc phát triển các
dự án năng lượng mới, hầu như tất cả các dự án nhiệt điện (sử dụng than, khí),
bao gồm cả những dự án được tài trợ bởi quốc tế và trong nước theo quy hoạch
điện, than và dầu khí, có tiến độ triển khai, thực hiện đang chậm hơn nhiều so
với dự kiến. Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng đang tăng trưởng một cách
mạnh mẽ, vấn đề an ninh năng lượng được cho là một trong những ưu tiên hàng
đầu mà Chính phủ và các Tập đoàn kinh tế nhà nước về năng lượng cần giải
quyết trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc cam kết và tham gia một số công
ước quốc tế về mơi trường, giảm phát thải khí nhà kính, buộc Chính phủ phải có
lộ trình thích hợp để chuyển dịch cơ cấu nguồn năng lượng có hàm lượng phát
thải cao sang nguồn năng lượng khác thân thiện với môi trường.
Thứ ba, dưới góc độ khoa học pháp lý
Các tài liệu đều thống nhất quan điểm là việc phát triển NLTT là nhu cầu
thiết yếu của nhà nước, qua đó đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã
hội đi đôi với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trên cơ sở hệ thống pháp luật của
Việt Nam, có thể xác định pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát
triển NLTT được xem xét trong mối quan hệ pháp luật liên ngành.

15


Công cụ kinh tế trong BVMT là những công cụ chính sách do pháp luật
quy định được sử dụng nhằm tác động tới chi phí của các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng, thường xuyên tác động tới môi trường nhằm thay đổi
hành vi của con người theo hướng có lợi cho mơi trường, theo đó những biện
pháp sử dụng lợi ích và chi phí để tác động đến hành vi con người theo hướng có
lợi cho mơi trường được pháp luật quy định sẽ được xem là các công cụ kinh tế
trong quản lý và BVMT. Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát
triển NLTT chính là một trong lĩnh vực đặc thù, thể hiện rõ nét nhất các công cụ
kinh tế mà nhà nước sử dụng để nhằm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã

hội khi tác động vào môi trường [60].
Nguyên tác xuyên suốt được các học giả, tác giả thừa nhận đó là “Người
gây ơ nhiễm phải trả tiền – PPP” và “Người hưởng lợi từ tài nguyên, môi
trường phải trả tiền – BPP”. Nội dung của các nguyên tắc thể hiện, người gây ô
nhiễm cần phải chịu các khoản chi phí để thực hiện các biện pháp (do cơ quan
chức năng quyết định) nhằm bảo đảm rằng mơi trường ln ở trạng thái có thể
chấp nhận được và người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường cũng phải có
trách nhiệm trả tiền để được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi
trường, được sinh hoạt trong môi trường trong lành; cùng với các nguyên tắc này
là hệ thống các nguyên tắc nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc
áp dụng các cơng cụ kinh tế. Có thể nói, các nước thuộc khối OECD chính là các
nước tiên phong, vận dụng và áp dụng thành công các công cụ kinh tế trong quản
lý và BVMT, trong đó có việc nghiên cứu, áp dụng các công cụ kinh tế nhằm hỗ
trợ, phát triển NLTT.
Trong Cuốn sách “Instrument Choice in Environmental Policy” (tạm
dịch: Lựa chọn cơng cụ trong chính sách mơi trường) của Lawrence H. Goulder
và Ian W. H. Parry thuộc Đại học Stanford University, xuất bản năm 2008, các
tác giả đã chỉ ra rằng, lựa chọn công cụ pháp lý phù hợp là một nghệ thuật đối
với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xây dựng quy định pháp luật. Tác
giả đưa ra nguyên tắc cơ bản gọi là “Pigouvian”, theo nội hàm của ngun tắc
này thì ơ nhiễm phải được xác định bằng chi phí ngoại biên, nó phải được thể
hiện bằng các loại thuế phát thải ra môi trường, qua đó sẽ hạn chế được sự tác
động tiêu cực tới mơi trường, tạo điều kiện để các hình thức sản xuất, kinh doanh
khác được phát triển, có tác động tích cực tới mơi trường. Trên cơ sở hạ tầng tại
mỗi quốc gia, những cam kết quốc tế, Chính phủ sẽ lựa chọn được những công

16


cụ pháp lý phù hợp có tác động tích cực tới kinh tế và mơi trường [131].

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về các biện pháp
khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo
Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT được
xem xét trong mối quan hệ giữa các Luật có liên quan với nhau, bao gồm Luật
Điện lực, Luật BVMT, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu được thực hiện và hoàn
thành ở những thời điểm khác nhau nên các phân tích, bình luận các quy định
pháp luật tại các thời điểm khác nhau. Có một số cơng trình nghiên cứu, tài liệu đã
làm sáng tỏ và chỉ ra những nhược điểm của pháp luật khi các chủ đầu tư thực
hiện các dự án đầu tư vào NLTT, các vấn đề có liên quan đến tình trạng độc quyền
nhà nước trong lĩnh vực truyền tải, phân phối điện, các tranh chấp trên thị trường
điện giữa đơn vị mua điện, truyền tải điện và các chủ đầu tư nhà máy khai thác, sử
dụng NLTT, trong đó có một số tác phẩn như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước, mã số KX.02/11-15 “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng và hồn
thiện chính sách pháp luật bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế” do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện năm 2015, Đề án
“Nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý nhà nước và định hướng thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, điện, thương
mại, giai đoạn 2011-2020” của Bộ Cơng Thương (do Vụ Kế hoạch chủ trì), Đề
tài “Nghiên cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong quy hoạch
nguồn điện Việt Nam đến năm 2030” của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thanh
Mai…
Một số tài liệu phân tích các rào cản về mặt pháp lý khi đầu tư vào các dự
án theo cơ chế phát triển sạch (CDM), trong đó có dự án NLTT, ví dụ như: Đề tài
“Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013) tại Viện Hàn Lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, tác phẩm “Một số dấu hiệu an ninh năng lượng cho
đánh giá trạng thái an ninh năng lượng của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bình
Khánh và Bùi Tiến Trung trên Tạp chí Khoa học năng lượng – IES (Số 032014); bài tham luận “Đánh giá tác động chính sách năng lượng trên quan điểm
phát triển bền vững ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Minh Duệ và Ths Nguyễn

Thị Mai Anh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tại Hội thảo Khoa học về phát
triển năng lượng bền vững ở Việt Nam (2012)…

17


×