Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.74 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO AN LÃO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN HÒA. THAM LUẬN THAM GIA HỘI THẢO PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH KHỐI 6 Môn : TIẾNG ANH Giáo viên: Dương Thị Hồng Hạnh Tổ : Anh – Văn Thể Mỹ. Năm học : 2015-2016.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS An Hòa Tổ : Anh- Văn Thể Mỹ. THAM LUẬN THAM GIA HỘI THẢO PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH KHỐI 6 MÔN : TIẾNG ANH I. Cơ sở lí luận : Từ thực tế nhiều năm giảng dạy ở trường tôi nhận thấy năng lực học Tiếng Anh của hầu hết học sinh còn nhiều hạn chế.Đặc biệt là học sinh khối lớp 6 , các em chưa quen với chương trình học cấp THCS. Đại đa số các em chưa biết cách ghi bài tại lớp và học bài ở nhà. Thêm vào đó lớp học đông , nội dung bài dạy nhiều nên để hoàn thành nội dung bài dạy hầu hết giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi. Đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan tâm đúng mức . đối tượng học sinh này không có điều kiện tham gia vào bài học tốt vì vậy các em sinh ra chán nản và không thể tiếp thu bài học tốt . Để giải quyết tình trạng này đồng thời khuyến khích tất cả các đối tượng học sinh tham gia tích cực vào nội dung bài học tôi xin đưa ra một số giải pháp sau II. Giải pháp : 1. Đưa ra lời yêu cầu rõ ràng, thời gian cụ thể cho từng hoạt động, bài tập: - Trước khi trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học hoặc làm bài tập giáo viên cần đưa ra yêu cầu rõ ràng , cụ thể ,đặc biệt cần giới hạn thời gian cho từng hoạt động. Cho học sinh biết được chúng phải làm gì? Làm như thế nào ? Trong thời gian bao lâu? Điều này buộc học sinh phải tập trung vào bài không lơ là đồng thời cũng giúp cho giáo viên chủ động thời gian trong từng hoạt động bài dạy . 2. Giải quyết bài tập theo khả năng của từng đối tượng học sinh - Giáo viên không nên giải quyết bài tập theo thứ tự cho sẵn từ 1 2 3…… mà nên cho học sinh làm một cách tự do theo khả năng của chúng ( có thể chọn câu hỏi mà chúng có thể trả lời được ).Bằng cách này tất cả các đối tượng học sinh đều có thể trả lời được một số câu hỏi nhất định. Ví dụ: với nội dung bài tập có 5 câu hỏi . Yêu cầu học sinh làm bài trong thời gian 5 phút. Sau 5 phút học sinh yếu chỉ có thể trả lời một hoặc hai câu hỏi . Học sinh trung bình có thể giải quyết được nhiều hơn. Học sinh khá giỏi có thể giải quyết hết nội dung câu hỏi mà giáo viên đã cho - Để kiểm tra phần bài tập của học sinh giáo viên nên cho học sinh chọn lựa câu hỏi mà chúng có thể trả lời được .Với thủ thuật này giáo viên có thể tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh tham gia vào bài học và giáo viên còn có thể.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> kiểm tra sự tập trung của học sinh bởi vì ở lượt câu hỏi thứ nhất hoặc thứ hai thì tất cả các học sinh đều phải trả lời được . Các câu khó hơn sẽ dành cho học sinh khá giỏi .Những học sinh trả lời được những câu hỏi sau cùng sẽ được khuyến khích rất nhiều về tinh thần - Phương pháp này rất hiệu quả trong việc rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm . Học sinh có thể làm đựoc những câu hỏi theo khả năng của mình không bỏ sót những câu hỏi dễ. 3.Cách tổ chức các hoạt động nhóm : - Để phát huy hiệu quả tối đa của hoạt động nhóm trước tiên giáo viên cần phân công trưởng nhóm là người học giỏi , đồng thời phải có khả năng điều khiển , phân công các hoạt động của nhóm . Ví dụ : giáo viên yêu cầu mỗi nhóm làm 5 câu hỏi trong thời gian 5 phút . Nhóm trưởng phải phân nhiệm vụ cụ thể như mỗi thành viên làm 1câu sau thời gian 2 phút trao đổi kết quả cho cả nhóm cùng hiểu . Làm như thế sẽ tập trung hết học sinh trong nhóm thay vì chỉ có 1-2 học sinh khá giỏi làm 4. Kiểm tra bài cũ : -Giáo viên nên ghi nội dung câu hỏi lên bảng yêu cầu học sinh cả lớp làm , gọi 1-2 học sinh lên bảng trả lời sau đó gọi các học sinh khác nêu nhận xét , nếu học sinh đó nhận xét được và có câu trả lời đúng giáo viên nên cho điểm hoặc giáo viên có thể gọi 1-2 học sinh khác ở dưới lớp để kiểm tra kết quả làm bài . Bằng cách này giáo viên có thể kiểm tra nhiều học sinh trong mỗi tiết học và giúp học sinh tập trung trong lúc kiểm tra. - Giáo viên nên yêu cầu học sinh sử dụng bảng con và phấn để ghi từ hoặc câu trả lời sau đó giơ cao cho giáo viên kiểm tra. 5. Ra bài tập bổ trợ sau mỗi đơn vị bài học : - Sau mỗi đơn vị bài học ( unit) giáo viên ra bài tập tổng hợp giao cho học sinh về nhà làm sau 1 tuần kiểm tra kết quả . Học sinh sẽ làm quen với các dạng bài tập và có thêm tài liệu để làm bài kiểm tra và thi học kì 6. Giới thiệu cho học sinh một số địa chỉ học tiếng anh trên Internet : - Go go’s - British council.org/ kids - Tham gia thi IOE - Học tiếng anh 123 Trên đây là một số phương tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy của mình . tôi nghĩ rằng các phương pháp này có thể vận dụng trong nhiều môn học khác nhau và cho tất cả các khối lớp . Rất mong sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô giáo. Ban Giám Hiệu. An Hòa , ngày 25 tháng 10 năm 2015 Người viết.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Dương Thị Hồng Hạnh.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>