Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 11 Tu dong am

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.24 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 11 Tiết 43 Tuần 11 Tieáng Vieät:. TỪ ĐỒNG ÂM (GDKNS). I.MUÏC TIEÂU 1. Kiến thức - Khái niệm từ đồng âm. - Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm - Kĩ năng sống: +Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ đồng âm từ đồng âm phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân +Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm . 3. Thái độ: Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. II.NỘI DUNG HỌC TẬP - Hiểu được khái niệm từ đồng âm. - Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết. ( Lưu ý : HS đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học ) III. CHUAÅN BÒ - Giaùo vieân:Saùch tham khaûo, tư liệu - Hoïc sinh:Chuaån bò baøi,SGK, VBT, Vghi IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS(1 phút) 2. Kiểm tra miệng(3 phút) Câu 1. Thế nào là từ trái nghĩa ? cho ví dụ ? (5 điểm) Câu 2. Sử dụng từ trái nghĩa ? ( 5 điểm) Đáp án Câu 1 : Từ trái nghĩ là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau. Một từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.( Cao-thấp, già -trẻ...). Câu 2: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối , tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động. 3. Tiến trình bài học(34 phút) HOẠT ĐỘNG GIỮA GV VAØ HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(1 phút) Đọc đoạn thơ của Đỗ Phủ: Tranh bay sang sông trải khắp bờ. Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa, Maûnh thaáp quay loän vaøo möông sa. ? Tìm cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ trên? Vì sao em. NOÄI DUNG BAØI DAÏY.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> biết đó là cặp từ trái nghĩa? - Cao - thấp. Vì 2 từ này có nghĩa trái ngược nhau. ? Từ cao trong câu: “Mua cao về dán nhọt.” giống và khác từ cao trong đoạn thơ của Đỗ Phủ ở chỗ nào. - Giống về âm nhưng khác về nghĩa. Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau gọi là từ gì? (Đồng âm). Baøi hoâm nay seõ giuùp chuùng ta cuûng coá vaø naâng cao kieán thức về từ đồng âm. Hoạt động 2: Định nghĩa Từ đồng âm (10 phút) -Gv treo bảng phụ.Gọi hs đọc Vd trên bảng phụ 1. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. I. Thế nào là từ đồng âm? 1 .VD:SGK/135. 2. Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng .. ?Giải thích nghĩa các từ “Lồng” trong mỗi câu? - Lồng 1: Hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên(nhảy chồm lên, hết lên)rất khó kìm giữ .=> Động từ - Lồng 2: Chỉ đồ vật làm bằng tre( kim loại) dùng để nhốt vật nuôi => Danh từ . ?Nghĩa của từ “Lồng” trong hai câu trên giống và khác nhau ở chỗ nào. - Phát âm giống nhau - Nghĩa không giống nhau, không liên quan với nhau + Không có liên quan với nhau. ? Vậy từ “Lồng” là từ gì . - Từ “ lồng” là từ đồng âm ? Qua phân tích trên , thế nào là từ đồng âm. + Từ đồng âm : Có âm giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không có quan hệ gì với nhau. -Gọi Hs đọc Ghi nhớ: SGK/135. a. Lồng: con ngựa chồm lên. (đt) b. Lồng: đồ vật đan bằng tre. (dt). -> Lồng :là từ đồng âm * Từ đồng âm: Là những từ có aâm gioáng nhau, nhöng nghóa hoàn toàn khác xa nhau, không có quan hệ gì với nhau. * Ghi nhớ: SGK/135.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> BTN : Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ sau: có phải là từ đồng âm không? Vì sao? a. Cái ghế này chân bị gãy rồi .(1) b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi. (2) c.Nam đá bóng nên bị đau chân .(3). Chân ghế Chân núi Chân người - Chân 1 :chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác ( chân bàn , chân ghế…) - Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền ( chân núi, chân tường …) - Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng . -> Đều chỉ bộ phận dưới cùng, không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa GV lưu ý HS : cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa - Giống nhau: Âm đọc giống nhau - Khác nhau : + Từ đồng âm : Nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau + Từ nhiều nghĩa : Giống nhau về nghĩa BTN: Tìm hiểu nghĩa từ “Chạy”. - Chạy cự ly 100m. - Đồng hồ chạy. - Chạy ăn, chạy tiền. ? Từ “chạy” có phải là từ đồng âm không? - Không -> đây là từ nhiều nghĩa vì giữa chúng có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định Hoạt động 3: Sử dụng từ đồng âm(10 phút) ? Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa từ ‘Lồng”trong 2câu vaên treân. - Nhờ các từ đi kèm : (câu a: từ con ngựa; câu b: từ con chim , nhoát.) ?Nhờ đâu em có thể phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. + Nhờ ngữ cảnh. ? Câu“Đem cá về kho”,nếu tách khỏi ngữ cảnh,từ“kho”có theå hieåu maáy nghóa? Ñem caù veà kho. Đem cá về. Đem cá về để. * Chú ý : cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa - Giống nhau : Âm đọc giống nhau - Khác nhau : + Từ đồng âm : Nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau + Từ nhiều nghĩa : Giống nhau về nghĩa. II .Sử dụng từ đồng âm - Nhờ ngữ cảnh cụ thể của từng câu mà ta xác định nghĩa. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm gây ra..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mà kho nhập kho - Kho 1: một cách chế biến thức ăn:ñun nấu(động từ) - Kho 2: nơi để chứa đựng, cất hàng (danh từ) -> Để hiểu đúng nghĩa của từ “kho” ta dựa vào hoàn cảnh giao tiếp và đặt nó vào từng câu cụ thể. ?Vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chuùng ta caàn phaûi chuù yù gì khi giao tieáp . - Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm gây ra. GV LH: Liên hệ lỗi lẫn lộn từ gần âm đã học ở lớp 6 GDKNS cho HS khi giao tiếp có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do dùng từ đồng âm. BTN: baøi taäp 2/SGK a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó. - Cổ 1: Bộ phận nối liền thân và đầu của người hoặc động vật. - Cổ 2: Bộ phận gắn liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân. - Cổ 3: Bộ phận gắn liền giữa thân và miệng của đồ vật. ->Mối liên quan: Đều là bộ phận dùng để nối các phần của người, vật… b) Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của từ đó? - Cổ: cổ đại, cổ đông, cổ kính, … - Giải nghĩa: + Cổ đại: thời đại xa xưa nhất trong lịch sử + Cổ đông: người có cổ phần trong một công ty  Một từ ngoài hiện tượng nhiều nghĩa còn có hiện tượng từ đồng âm. Có một số trường hợp trong văn thơ, tác giả có thể dùng hiện tượng đồng âm để chơi chữ. BTN : Xác định các từ đồng âm trong bài ca dao sau : Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. - Lợi : Lợi ích trái với hại - Lợi 2, 3: Bộ phận bao quanh răng ở khoang miệng Tác dụng: Để chơi chữ, nhằm mục đích dí dỏm, đùa vui. -HS đọc ghi nhớ SGK/136 Hoạt động 4:Hướng dẫn Hs làm bài tập(13 phút) GV gọi HS đọc BT3 – yêu cầu 1. bàn (danh từ) – bàn (động từ) - Họ ngồi vào bàn để bàn công việc. - Chúng tôi ngồi vào để bàn về phương hướng cho nhóm.. * Ghi nhớ :SGK/136 III .Luyeän taäp 1. Baøi taäp 3 : Đặt câu - Họ ngồi vào bàn để bàn công việc. - Mấy chú sâu con núp sâu trong đất..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. sâu (danh từ) – sâu (tính từ) - Mấy chú sâu con núp sâu trong đất. - Con saâu khi thaønh nhoäng, noù chìm vaøo giaác nguû saâu trong đời 3. năm (danh từ) – năm (số từ) - Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi. -Mỗi năm, năm đứa tôi gặp nhau vào dịp Tết GV gọi HS đọc BT4 – yêu cầu a. Anh chàng gian ngoan trong câu chuyện dựa vào các từ đồng âm để khơng trả đúng đồ vật mượn của hàng xĩm + Vaïc1 : cái vạc, một đồ vật dùng để nấu, thường được đúc bằng kim loại ; Vạc 2 : một loài vật thuộc giống cò, mình lớn hơn cò, thường kiếm ăn ngoài đồng ruộng. + đồng 1: kim loại đồng; đồng 2 : đồng ruộng b. Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ hỏi anh chàng mượn vạc là “ Ngươi mượn của người kia một con vạc để nuôi hay một cái vạc để nấu ăn ?”.Câu trả lời của anh ta sẽ giúp phân định phải– trái.. - Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi. 2 .Baøi taäp 4: Nhận xét a. Anh chàng gian ngoan trong câu chuyện dựa vào các từ đồng âm để khơng trả đúng đồ vật mượn của hàng xóm b. Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ hỏi anh chàng mượn vạc là “ Ngươi mượn của người kia một con vạc để nuôi hay một cái vạc để nấu ăn ?”.Câu trả lời của anh ta sẽ giúp phân định phải– trái.. 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)( 4 phút) - Thế nào là từ đồng âm? VD + Từ đồng âm : Có âm giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không có quan hệ gì với nhau. - Vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta cần phải chú ý gì khi giao tieáp? + Khi nói cần diễn đạt rõ, đầy đủ, tránh nói nước đôi, bỏ từ ,xác định ngữ cảnh. 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(3 phút) * Đối với bài học ở tiết học này - Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ ,tìm thêm Vd từ đồng âm * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Soạn bài “Các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm” + Đọc các VD SGK + Trả lời các câu hỏi gợi ý SGk + Luyện tập V. PHỤ LỤC : tranh ảnh , ví dụ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×