TaiLieu.VN
KIỂM TRA BÀI CŨ
1- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
2 - Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
TaiLieu.VN
Đáp án
• Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược
nhau.
• Ví dụ: đẹp/xấu,cao/ thấp...
• Tác dụng: sử dụng trong thể đối, tạo các hình
tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời
nói thêm sinh động.
TaiLieu.VN
• Câu đố vui: Cây gì ?
Hai cây cùng có một tên
Cây xoè mặt nước cây lên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở ngát thơm mặt hồ
TaiLieu.VN
Đáp án:
-
Cây súng( vũ khí)
- Cây súng ( hoa súng)
TaiLieu.VN
1- Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
a- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
b- Mua được con chim nó nhốt ngay vào lồng.
Lồng (a): chỉ hoạt động nhảy dựng lên với
sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
Lồng (b): đồ vật thường đan bằng tre, nứa
để nhốt chim.
2- Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với
nhau không?
- Nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
TaiLieu.VN
Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
- Là từ mà các nghĩa của
nó có một mối liên hệ ngữ
nghĩa nhất định.
- Là những từ mà nghĩa của
chúng không có mối liên
hệ ngữ nghĩa nào cả.
TaiLieu.VN
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu “ Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh
thì có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm
vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn
nghĩa.
- Đem cá về mà kho!
- Đem cá về để nhập kho!
TaiLieu.VN
CÂU HỎI
Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần
chú ý điều gì khi giao tiếp?
TaiLieu.VN
Bài 11 Tiết 43
1- Thế nào là từ đồng âm?
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác
xa nhau, không liên quan gì với nhau.
2 - Sử dụng từ đồng âm:
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai
nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
TaiLieu.VN
TaiLieu.VN
Bài tập 1:
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tháng tám thu cao , gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
? Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt
,môi.
Mẫu: Thu 1: mùa thu
Thu 2: thu tiền
TaiLieu.VN
Bài tập 2.
a)Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải
thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?
b)Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa
của từ đó.
TaiLieu.VN
Nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” :
1-Bộ phận của cơ thể nối đầu và thân (cái cổ )
2-Bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân
(cổ tay, cổ chân).
3-Bộ phận của áo hoặc giày bao quanh cổ hoặc cổ chân(cổ áo,
giày cao cổ)
4- Chỗ eo lại gần phần đầu của một số đồ vật( cổ chai,cổ lọ).
-> Nghĩa 1:
nghĩa gốc.
Nghĩa 2,3,4: nghĩa chuyển.
Từ đồng âm : cổ 1: xưa (ngôi nhà cổ)
cổ 2: - cái trống( cổ diện:mặt trống)
- đánh cho kêu, làm ồn (cổ động)
cổ 3: cô ấy (cổ đến kìa!)
TaiLieu.VN
Bài tập 3:
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau ( ở mỗi câu phải có cả hai từ
đồng âm):
bàn ( danh từ) - bàn (động từ)
sâu (danh từ ) - sâu (tính từ)
năm (danh từ) - năm ( số từ)
TaiLieu.VN
Bài tập 4:
Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp gì để
không trả lại cái vạc cho người hàng xóm?
Nếu em là viên quan xử kiện,
em sẽ làm thế nào để phân
rõ phải trái?
Để phân rõ phải trái,chỉ cần
thêm từ để cụm từ vạc đồng
không thể hiểu nước đôi
-> Vaïc baèng ñoàng
TaiLieu.VN
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1- Dòng nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A - Là những từ có phần vần giống nhau nghe na ná như nhau.
B - Là những từ giống nhau về âm thanh và có các nghĩa gần nhau,
cùng một nguồn gốc.
C - Là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa
C nhau, không liên quan gì với nhau.
2- Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A- Chân tường ,chân núi
B- Hoa đào, đào giếng
B Cổ áo, khăn quàng cổ
CD- Chạy tiếp sức, đồng hồ chạy
TaiLieu.VN
Hướng dẫn về nhà
1- Học bài cũ:
- Học ghi nhớ SGK/135-136.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
2 - Chuẩn bị bài mới: “ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn
biểu cảm”.
? Tìm các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn SGK/137.
? Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố
biểu cảm có bộc lộ được hay không?
TaiLieu.VN