Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỒ ÁN THỰC TẬP BAN HÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.91 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau một thời gian tìm hiểu và thực hành, được sự giúp đỡ của các giáo viên
hướng dẫn ở xưởng thực hành cơ khí, đặc biệt là các thầy cơ hướng dẫn trong ban
Hàn, em đã hồn thành bản báo cáo thực tập này.
Đồng thời qua thời gian thực tập trong xưởng thực hành, em đã không chỉ hệ
thống lại những kiến thức đã học (như Cơ khí đại cương, Vật liệu học, Chi tiết máy,
…), em đã có những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về cách lắp ghép bằng then,
bằng đinh tán, ghép bằng ren, và cách ghép quan trọng là hàn, mà còn tiếp thu thêm
nhiều kỹ năng thực tế quý báu.
Để nhắc lại kiến thức cũ, và đưa những gì học được qua lý thuyết sách vở
vào thực tiễn, thì chúng ta cần phải làm mới biết được và đó chính là mục tiêu của
đợt thực tập tại cơ sở vửa qua.
Đợt thực tập đã trang bị cho chúng ta nhiều kiến thức cơ bản về quá trình chế
tạo các chi tiết máy và các phương pháp lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau. Qua
đó, ta nắm được cấu tạo của từng loại máy hàn và cấu tạo của các loại que hàn cũng
như các nguyên lý hàncủa từng loại sao cho khi lắp ghép các chi tiết bằng phương
pháp hàn ta có thể chọn được kiểu hàn cũng như phương pháp hàn cho phù hợp khi
lắp ghép được nhanh chóng và thuận tiện.
Mặc dù cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên sản phẩm và
bài báo cáo này cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo
thêm của các thầy cô.
Em xin được tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ giáo trong khoa và đặc biệt là
các thầy cô trong ban Hàn đã giúp đỡ em trong đợt thực tập tại xưởng.
Hà Nội ngày

tháng
Sinh viên

1

năm 2011




Nội quy an tồn lao động trong xưởng cơ khí
1.

Trước khi vào thực tập tại Trung tâm TH CN Cơ khí, trường ĐH

Bách Khoa Hà Nội, sinh viên phải học nội quy an toàn ATLĐ và ký vào bản học
nội quy ATLĐ, ai chưa học thì chưa được thực tập.
2.

Đi học đúng giờ

3.

Khi vào thực tập phải mặc trang phục bảo hộ lao động, phải đi giày

hoặc dép có quai hậu; Với sinh viên nữ tóc dài phải đội mũ hoặc cài tóc gọn gàng.
4.

Trước khi vào thực tập trên máy phải chuẩn bị đầy đủ trang bị cần

thiết cho mỗi buổi thực tập, chỗ thực tập phải sạch sẽ gọn gàng.
5.

Trong khi thực tập phải thực hiện đúng các cơng việc đã được giáo

viên giao phó, phải đứng ở vị trí đúng quy định, khơng được tự ý đi sang máy khác
khơng thuộc phạm vi làm việc của mình và sang các ban thực tập khác.
6.


Không tự ý thực hiện các thao tác máy ngoài phạm vi thực tập, không

được thay đổi các thông số hoạt động của máy khi chưa có sự đồng ý của giáo viên
hướng dẫn.
7.

Khơng nơ đùa trong q trình thực tập

8.

Khơng tự tiện sang lấy trang thiết bị đồ nghề ở máy khác cũng như ở

ban khác
9.

Sau khi thực hiện xong công việc của mình, sinh viên có thể nghỉ

ngơi tại ban theo quy định của ban
10.

Sau khi kết thúc buổi thực tập phải quét dọn, làm vệ sinh máy và khu

vực xung quanh máy mình thực tập sạch sẽ.
11.

Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thực tập, sinh viên mới được rửa tay ra

về.


2


NỘI QUY AN TỒN TẠI BAN HÀN
1.

Trong q trình thực tập phải đứng đúng vị trí, khơng được đi lại lộn xộn,
khơng được tự ý ra ngồi khi chưa có sự cho phép của giáo viên, không được
tiếp khách trong xưởng.

2.

Không được nô đùa trong xưởng hàn

3.

Đi học đúng giờ

4.

Trước khi hàn phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hàn và bàn hàn

5.

Đối với hàn điện phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng và gang tay bảo hộ đúng
hộ quy định, có mặt lạ và kính lọc màu tương ứng, đối với nữ tóc dài phải
đội mũ hoặc kết tóc gọn gàng

6.


Khi hàn điện phải kiểm tra nguồn điện trước khi hàn, không được đi gang
tay để mở cầu dao điện.

7.

Khơng được dởi vị trí khi máy hàn đang chạy

8.

Với hàn khí khi hàn phải kiểm tra an tồn dụng cụ hàn và van điều chỉnh,
nếu van hở phải khóa lại sau đó mới mở van khí.

9.

Nếu mệt có thể ra ngồi nghỉ 10 đến 15 phút, khơng mang ghế vào vị trí của
mình.

10.

Khi có hiệu lệnh hết giờ phải dừng làm việc, thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh
nơi làm việc sau đó mới được phép rửa tay ra về.

3


Câu 1: Khái niệm về hàn hồ quang

Hàn là một trong những phương pháp lắp ghép các chi tiết với nhau. Đặc
điểm của hàn là phương pháp lắp ghép mà khơng thể tháo dời.
Hàn hồ quangtay với que hàn có vỏ bọc là phương pháp hàn hồ quang sử

dụng nhiệt của hồ quang được sinh ra giữa điện cực que hàn và kim loại hàn. Vỏ
bọc dùng để ổn định hồ quang và khơng cho khơng khí xâm nhập vào mối hàn làm
ảnh hưởng tới chất lượng mối hàn, còn lõi quen hàn cung cấp kim loại cho mối hàn.
Khi hàn thì năng lượng của hồ quang điện để nung nóng kim loại chỗ cần
hàn tới trạng thái nóng chảy, nhiệt của hồ quang ở điện cực que hàn có thể đạt tới
5000-6000 độ làm nóng chảy điện cực que hàn và kim loại cơ bản tạo thành vùng
nóng chảy hay còn gọi là bể hàn, sau khi bể hàn kết tinh sẽ tạo thành mối hàn nối
các chi tiết thành một khối bền vững.
Hồ quang là hiện tượng phóng điện cực mạnh và liên tục qua môi trường khi
đã bị ion hó giữa các điện cực, hồ quang hàn phát ra một nguồn ánh sáng và cung
cấp một nguồn nhiệt rất lớn, nguồn nhiệt có độ tập trung cao dùng để làm nóng
chảy vật liệu hàn và kim loại cơ bản.
Trong quá trình hàn mọi thao tác như: điều chỉnh ngọn lửa hàn, gây hồ
quang, dịch chuyển que hàn để duy trì chiều dài hồ quang, dao động để tạo chiều
rộng mối hàn cũng như chuyển động dọc để tạo chiều dài mối hàn đều do người thợ
thực hiện bằng tay cho nên chất lượng mối hàn phụ thuộc hoàn toàn vào thao tác
của người thợ hàn, bởi vậy tay nghề của người thợ hàn là điều rất quan trọng.
Câu 2: Khái niệm về hàn khí

4


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.
10.

Chai ôxy với van giảm áp
Chai acêtylen với van giảm áp
Thiết bị điều chỉnh trước
Ống dẫn ơxy
Ống dẫn khí acêtylen
Mỏ hàn
Que hàn
Ty hàn
Chi tiết hàn
Ngọn lửa hàn

Hàn khí là phương pháp hàn mà sử dụng nhiẹt lượng trong quá trình phản
ứng cháy của hợp chất cháy như C2H2, CH4, C3H8, C6H6,…hoặc H2 với ôxy để
nung cháy kim loại.
Phương pháp hàn khí chủ yếu và được sử dụng rộng nhiều là sử dụng phản
ứng cháy của khí đốt trong oxi và axêtylen (C2H2) để tạo ra ngọn lửa nung nóng
chảy các phần kim loại được hàn đồng thời que hàn là các thanh kim loại đồng chất
với kim loại hàn cũng được nung nóng chảy cùng với kim loại hàn và khi ngọn lửa
đi qua sẽ tạo thành mối hàn.
Ngoài chức năng nung nóng chảy vật liệu hàn và que hàn ngọn lửa hàn cịn
có tác dụng bảo vệ vùng hàn tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của môi trường xung
quanh nhằm nâng cao chất lượng mối hàn.
Phương pháp hàn khí được sử dụng để hàn các tấm mỏng và các sản phẩm
có thành mỏng bằng thép hoặc hợp kim màu.
Hàn khí cố phạm vi sử dụng hẹp hơn so với hàn hồ quang tay vì năng suất
lao động thấp nhưng ngày nay nó vấn được sử dụng phơ biến do thiết bị hàn đơn


5


giản và rẻ, có thể trang bị và sử dụng tại những vùng xa xơi và xa nguồn điện. Hàn
khí dùng chủ yếu để hàn những chi tiết mỏng, và để sửa chữa những khuyết tật do
vật đúc, hàn vẩy, hàn đắp gây ra.
Hàn khí được sử dụng thơng dụng nhất là hàn và cắt bằng khí Ơxy-Axêtylen
vì nhiệt sinh ra do phản ứng cháy của 2 khí này lớn và tập trụng, tạo thành ngọn lửa
có nhiẹt độ cao vì vùng cao nhất có thể đạt tới 32000 C bởi vậy ta có thể sử dụng
ngọn lửa hàn để cắt kim loại có chiều dày mỏng.
Câu 3: Trình bày các khuyết tật của mối hàn hồ quang và hơi. Biện pháp
khắc phục.
Trong khi hàn, ta có thể gặp một số dạng khuyết tật điển hình là: nứt, rỗ khí,
lẫn xỉ, không ngẫu.
1.

Khuyết tật nứt
Trong các dạng khuyết tật nứt mối hàn, nứt là dạng khuyết tật nguy hiểm

nhất và hầu như mọi tiêu chuẩn đều không chấp nhận sự xuất hiện của nứt
Dựa trên dải nhiệt độ nứt xuất hiện, có thể chia nứt thành 2 dạng chủ yếu:


Nứt nóng: Xuất hiện trong q trình kết tinh của liên kết hàn khi nhiệt độ quá

cao (>1000 0 C )

0

Nứt nguội: Xuất hiện khi kết thúc quá trình hàn ở nhiệt độ ở nhiệt độ <1000

C . Nứt nguội có thể xuất hiện sau vài giờ thậm chí sau khi hàn.

Trong khuyết tật nứt có thể chia ra làm những loại sau:
a.

Dạng nứt dọc

Nguyên nhân:
-

Sử dụng vật liệu hàn chưa đúng

-

Tồn tại ứng suất dư lớn bên trong liên kết hàn

-

Tốc độ nguội cao

-

Liên kết hàn khơng hợp lý

-

Bố trí mối hàn không hợp lý

Cách khắc phục:
-


Sử dụng vật liệu hàn phù hợp
6


-

Giải phóng các áp lực kiẹp chắc cho liên kết hàn

-

Sử dụng liên kết hàn hợp lý

-

Bố trí so le mối hàn

b.

Dạng nứt ở vùng và kết thúc hồ quang

Nguyên nhân
-

Vị trí kết thúc hồ quang bị lõm, tồn tại nhiều tạp chất

-

Hồ quang được bảo vệ tốt


Khắc phục
-

Sử dụng thiết bị hàn phù hợp có chế độ riêng cho lúc gây và kết thúc hồ
quang

-

Sử dụng các bản nối cơng nghệ ở vị trí bắt đầu và kết thúc hồ quang để các
vết nứt nằm ngoài liên kết hàn

c.

Dạng đứt ngang

Nguyên nhân:
-

Sử dụng vật liệu hàn chưa đúng

-

Tốc độ nguội cao

-

Mối hàn quá nhỏ so với liên kết

Cách khắc phục:
-


Sử dụng vật liệu hàn phù hợp

-

Tăng dòng điện và tăng kích thước mối hàn

-

Gia nhiệt trước khi hàn

2.

Rỗ khí
Rỗ khí sinh ra do hiện tượng khí trong kim loại lỏng của mối hàn khơng kịp

thốt ra ngồi khi kim loại vũng hàn đơng đặc rỗ khí nằm ở phần ranh giới giữa kim
loại cơ bản và kim loại đắp, rỗ khí có thể phân bố tập trung hoặc nằm rời rạc trong
mối hàn. Sự tồn tại của rỗ khí trong liên kết hàn sẽ giảm tiết diện làm việc, cường
độ chịu lực và độ kín của liên kết.
Nguyên nhân của rỗ khí:
-

Hàm lượng C trong kim loại cơ bản hoặc trong vật liệu hàn cao
7


-

Vật liệu hàn bị ẩm, bề mặt chi tiết bị bẩn, dính sơn, dầu mỡ, hơi nước,…


-

Chiều dài cột hồ quang lớn, tốc độ hàn cao.

Cách khắc phục
-

Dùng vật liệu có hàm lượng C thấp. Trước khi hàn vật liệu phải được sấy
khô và bề mặt chi tiết phải được vệ sinh sạch

-

Giữ chiều dài hồ quang ngắn, giảm tốc độ hàn

-

Sau khi hàn không được gõ xỉ ngay, kéo dài thời gian giữ nhiệt
Riêng đối với hàn có khí bảo vệ (MIG/MAG) cần sử dụng khí phù hợp kiểm

tra hệ thống khí làm sạch chụp khí lựa chọn khoảng cách giữa chụp khí với vật hàn
để bảo vệ hồ quang, khơng để lưu lượng khí q cao hoặc q thấp. Đối với hàn tự
động dưới lớp thuốc, thuốc hàn phải đảm bảo không bị ẩm, cung cấp đầy đủ trong
quá trình hàn.
3.

Lẫn xỉ

Lẫn xỉ là dạng khuyết tật rất dễ gặp trong các mối hàn. Xỉ hàn có thể tồn tại trong
mối hàn, trên bề mặt mối hàn, chỗ giáp danh giữa kim loại mối hàn và kim loại cơ

bản, hoặc giữa các lớp hàn, lẫn xỉ thường ảnh hưởng đến độ bền, độ dai va đập, và
tính dẻo của kim loại làm giảm khả năng làm việc của kết cấu dưới tác động của tải
trọng động.
Nguyên nhân:
Dòng điện quá nhỏ không đủ nhiệt lượng để cung cấp khi kim loại nóng chảy và xỉ
khó thốt ra khỏi vũng hàn
Mép hàn chưa được làm sạch đính hay hàn nhiều lớp chưa được gõ xỉ sạch
Góc độ hàn chưa hợp lý, tốc độ hàn quá lớn
Làm nguội mối hàn nhanh, xỉ hàn chưa kịp thốt ra ngồi.
Cách khắc phục
-

Làm sạch liên kết trước khi hàn, tăng góc vác, và khe hở

-

Tăng dòng điện hàn và giảm tốc độ hàn.

Câu 4 : Trình bày an tồn lao động của nghề hàn

8


Trong ngành hàn có rất nhiều yếu tốảnh hưởng tới sức khỏe của người thợ
hàn trong quá trình hàn như: ngộ độc do khói, cháy nổ, bỏng, điện giật,… và các
yêu cầu trang thiết bị đặc thù liên quang trong ngành hàn như việc: thơng gió, sử
dụng trang thiết bị bảo hộ như (kính màu bảo hộ, mặt nạ hàn, quần áo bảo hộ, ủng
và gang tay bảo hộ).
1.


Đối với hàn điện

-

Đối với hàn điện, ngồi u cầu có quần áo, giày dép và gang tay bảo hộ
phải có mặt nạ và kính lọc màu tương ứng.

-

Cho phép dùng các thanh thép có profin bất kỳ nối mát nhưng phải có tiết
diện ngang khơng nhỏ hơn 25 mm vng.

-

Cơng việc hàn phải tiến hành xa các vật liệu dễ bốc cháy

-

Việc đóng mạch điện và sửa chữa máy phải do thợ điện tiến hành.

-

Cấm hàn ngồi trời khi có trời mưa hoặc giơng bão.

Cấm thợ hàn điện:
-

Để kìm hàn có điện mà không giám sát

-


Để cho các cá nhân không liên quan đến công việc cách xa 5 m

-

Khi tiến hành cơng việc hàn trên cao, thợ hàn phải có chứng nhận về y tế về
khả năng thích hợp với các việc trên cao.

-

Trước khi tiến hành các công việc hàn trên cao, thợ hàn phải được thợ cả
hướng dẫn việc dùng dây bảo hiểm và các biện pháp an tồn khác. Khơng
được hàn khi đứng trên thang.

-

Chỉ được phép hàn sửa chữa các bình chứa các chất có nguồn gốc từ dầu mỡ,
sau khi đã làm sạch kỹ chúng bằng nước nóng, hơi nước hoặc thổi khí trơ.
Khi hàn các thùng chứa như vậy, tất cả các lỗ phải được để hở.

-

Khi hàn bên trong các bể chứa và thùng chứa phải đảm bảo đủ việc thơng
gió, ánh sáng cho chỗ làm việc, thợ hàn phải dùng dây an tồn.

-

Nếu khơng đảm bảo sự thơng gió cần thiết phải có sự chỉ đạo của lãnh đạo.

-


Khi hàn bên trong các bể chứa bằng thép phải dùng các phương tiện bảo hộ
cách điện.
9


2.

Đối với hàn khí

-

Những người được thực hiện các cơng việc hàn phải từ 18 tuổi trở lên phải
có chứng nhận đủ sức khỏe, đã qua đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ đạt
yêu cầu do các cơ quan, tổ chức thẩm quyền cấp.

-

Cấm tiến hành các công việc hàn ở những chỗ cao hơn mặt đất 1m mà khơng
có che chắn hoặc những vị trí khơng bảo đảm về ánh sáng.

-

Không thực hiện các công việc ở những nơi nguy hiểm trong thời tiết xấu

-

Cấm bố trí bộ điều chế axetilen di động ở những chỗ đông người và những
chỗ có sự bốc hơi các chất có khả năng phản ứng với axetilen thành hỗn hợp
dễ cháy nổ.


-

Phải đặt các bình chứa khí cách vị trí hàn và các nguồn nhiệt khác có ngọn
lửa hở một khoảng cách ít nhất 10m.

Khi thao tác đối với chai chứa khí oxi:
-

Cấm dùng các dụng cụ có dính dầu mỡ để thao tác

-

Cấm mang vác bằng tay hoặc lăn

-

Cấm sử dụng chai bị nứt, bị bỏng

-

Cấm dùng các van giảm áp có ren khơng thích hợp ở những chỗ có mối ghép
bằng ren

-

Cấm để bình điều chế các chai có chứa khí mà thiếu việc kiểm sốt

-


Khoảng cách giữa các chai có chứa khí oxi và bình điều chế nên đặt xa hơn
5m.

Khi thao tác với bình điều chế axetilen:
-

Cấm dùng 1 bình điều chế di động cung cấp axetilen cho từ 2 vị trí hàn.

-

Câm nạp cacbit có cỡ hạt nhỏ hơn quy định trong hồ sơ kỹ thuật của bình

-

Cấm đặt bình ở chỗ hàn, các chỗ có nguồn lửa hoặc tia lửa trực tiếp trong
vòng 10m

-

Cấm di chuyển cácbit canxi trong các thùng hở

-

Cấm lấy oxi khỏi chai khi áp suất dư trong chai còn nhỏ hơn 0,5 atm

10


-


Cấm thợ hàn khí đem mỏ hàn, mỏ cắt bằng khí đang cháy ta khỏi vị trí làm
việc

-

Cấm hàn và cắt bằng khí với các bồn bể chứa, ống dẫn đang chịu áp lực.

KẾT LUẬN
Trong thời gian ngắn thực tập vừa qua, em đã hiểu thêm về những thao tác cơ bản
của công việc trong ban Hàn. Em đã nhận thấy rằng hàn là một công đoạn rất quan
trọng và khơng thể thiếu trong lĩnh vực gia cơng cơ khí để tạo ra những chi tiết máy
cũng như trong quá trình lắp ghép, ngành hàn cũng địi hỏi người cơng nhân phải có
tay nghề cao, và sản phẩm được quyết định bởi tay nghề của người thợ làm ra. Một
thao tác dù là đơn giản hay phức tạp cũng cần đòi hỏi người thợ phải hết sức tập
trung và cẩn thận.

11


Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong ban
Hàn.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×