Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Đồ án kiến trúc sư, đại học huế (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.58 MB, 42 trang )


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN.
NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.
I.

THỰC TRẠNG TRẺ EM NGHÈO VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN THIÊN
TAI TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
II.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
III. MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG NỘI TRÚ PHÁ TAM GIANG.
3.1.
Đối tượng phục vụ.
3.2. Mục đích hoạt động.
3.3.
Phương thức hoạt động.
3.4. Tính cộng đồng trong thiết kế Trường
3.5. Tính giáo dục trong cộng đồng Trường.
IV. CHỨC NĂNG CƠNG TRÌNH - CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM KHI
THIẾT KẾ.
4.1. Chức năng cơng trình.
4.2. Các vấn đề quan tâm khi thiết kế.
V.
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CHỨC NĂNG TRƯỜNG NỘI TRÚ PHÁ TAM
GIANG.
VI.

CƠNG TRÌNH THỰC TẾ.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU – ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG.


I.
II.
III.

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN - ĐẦM PHÁ TAM GIANG – TỔNG QUAN.
HỌA ĐỒ VỊ TRÍ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG.
PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG.
III.1.
Đánh giá quy hoạch chung.
III.2.
Phân tích điều kiện giao thơng tiếp cận.
III.3.
Phân tích đặc điểm địa hình.
III.4.
Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội.
III.5.
Phân tích hướng nhìn – cảnh quan cần khai thác.
III.6.
Phân tích ảnh hưởng khí hậu.
III.7.
Các cơng trình lân cận.

CHƯƠNG III: DỮ LIỆU, TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
CÁC MỤC CHỨC NĂNG, QUY MƠ CƠNG TRÌNH.
I.

TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN QUỐC TẾ.


II.


TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VIỆT NAM.

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THIẾT KẾ.
I.
II.

QUY MƠ CƠNG TRÌNH.
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ.

CHƯƠNG V: Ý TƯỞNG THIẾT KẾ SƠ BỘ.
CHƯƠNG VI: HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ KỸ THUẬT.
LỜI KẾT.
PHỤ LỤC.

LỜI CÁM ƠN
Qua năm năm học trên giảng đường Đại học là một khoảng thời gian
dài, mà mỗi sinh viên phải học tập và rèn luyện vất vả. Đó cũng là thời gian


vô cùng ý nghĩa trong hành trang của một sinh viên. Được sự giảng dạy,
chỉ dẫn nhiệt tình và đầy tâm huyết của các thầy cô giáo, sự động viên của
gia đình và bè bạn, trong năm năm học, em đã tiếp thu được nhiều kiến
thức kinh nghiệm quý báu…Những điều mà sau này dù có bơn ba trong
cuộc sống vẫn ln khắc ghi trong lịng.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các
thầy, cô giáo. Những người thầy, cô đã trực tiếp chỉ bảo, dẫn dắt em trong
suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn:
THS.KTS Nguyễn Quốc Thắng ( Giáo viên hướng dẫn kiến trúc)

THS.KS Đặng Phước Toàn (Giáo viên hướng dẫn kết cấu)
Đã tận tâm hướng dẫn, động viên và định hướng cho em trong việc nghiên
cứu và hoàn thành thiết kế đồ án.
Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cơ trong trường đã tận
tình chỉ bảo em trong suốt năm năm học. Những kiến thức mà các thầy cô
đã truyền đạt, thực sự là hành trang quý giá trên đường đời phía trước.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
Huế, tháng 06 năm 2021
Sinh viên
Lâm Thị Tuyết Oanh – Kiến trúc K40B

NỘI DUNG


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.
I.

THỰC TRẠNG TRẺ EM NGHÈO VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN THIÊN
TAI TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIẾN HUẾ.
- Quảng Điền là một huyện nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Điều kiện tự nhiên khắt nghiệt, dân trí thấp, tốc độ tăng dân
số còn cao, điều kiện cơ sở vật chất cịn hạn chế: Đường giao
thơng, trường học, chợ, trạm y tế,…Chính vì thế, đã làm cho kinh
tế chậm phát triển, nên mỗi gia đình phải tự cung tự cấp, hoặc đi
làm xa. Tuy nhiên, cũng đã có sự khắc phụ, nhưng vì hiệu quả
chưa cao nên chưa giải quyết được hết.
- Vào năm 2017 ( áp dụng cho giai đoạn 2017 -2020): các chỉ số
đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội gồm dịch vụ y tế,
trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất
lượng nhà ở, dịch vụ viễn thông,…

UBND huyện đã ban hành quyết định số 2612/QĐ – UBND đánh
giá hộ nghèo, cận nghèo năm 2017: Tổng số hộ dân 25.781 hộ
+ Tổng số hộ nghèo: 2.374 hộ, chiếm 9.21%
+ Tổng số khẩu nghèo: 5319 khẩu
+ Tổng số hộ cận nghèo: 2.041 hộ, chiếm 7.92%
+ Tổng số khẩu cận nghèo: 6.891 khẩu
Hộ nghèo thu nhập bình quân dưới 700.000 đồng (nông thôn), từ
900.000 – 1.300.000 đồng (thành thị); hộ cận nghèo thu nhập bình
quân từ 700.000 – 1.300.000 đồng (nông thôn), 900.000 –
1.300.000 đồng (thành thị).

TỶ LỆ PHỤ NỮ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN TRONG 12 THÁNG
TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA CHIA THEO TRÌNH ĐỘ CAO
NHẤT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN NĂM 2019.


Qua
bảng trên
cho thấy: tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn đang còn ở mức cao, đặc
biệt là khu vực nơng thơn. bên cạnh đó, kết quả của tổng điều tra
cũng chỉ ra rằng: trình độ của người phụ nữ có tính quyết định đến
vấn đề sinh con thứ 3 trở lên, trình độ càng thấp thì tỷ lệ sinh con
thứ 3 trở lên càng cao và ngược lại.
HIỆN TRẠNG TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN NĂM 2018.

- Theo
tìm hiểu, hầu
như hộ
ngư dân ven
đầm phá rất đơng con, hộ ít nhất cũng phải 4 – 5 người con, điều

đó dẫn đến con cái học hành dang dở hoặc khơng được đến lớp.
Từ những số liệu trên, thì các hộ gia đình nghèo khó khơng thể
cho con em đến trường, có trẻ phải đi lang thang vì khơng có


người thân thích, nhiều hộ gia đình sinh sống trên thuyền của
mình và xem đó là nhà – rất mỏng manh, gió bão làm sập ( ở các
xã Quảng Cơng, Quảng Ngạn, Quảng Lợi),….Nhiều trẻ đến tuổi
vẫn chưa thể được đến trường.
- Theo kết quả điều tra của dự án IMOA Huế, có khoảng 3450 hộ
gia đình làm nghề khai thác thủy sản trên đầm phá, chủ yếu khai
thác ở thôn Cư Lại, xã Quảng Lợi và Quảng Thái (huyện Quảng
Điền).
- Thêm vào đó, năm 2020 vừa qua ở huyện Quảng Điền, đã có
16228 nhà bị ngập từ 0.5 – 1.8m; QL 49B và hệ thống đường liên
thôn bị ngập từ 0.4 – 1.0m, các tuyến chính bị ngập, có đoạn ngập
sâu 1.0 – 1.2m. Các đường trục thôn, trục xã đã bị ngập hồn
tồn, giao thơng đã bị chia cắt ở các vùng thấp trũng như Quảng
Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Lợi..
Vì vậy, tính cấp thiết giờ là tạo một môi trường tốt để giúp đỡ các
em ở đây có thể được đến trường đúng tuổi, cho trẻ được vui
chơi, được học tập và từ đó là tiền đề để giúp cuộc sống gia đình
của các em được tốt hơn, cũng như tương lai các em được rộng
mở và phát triển hơn.
Trường nội trú Phá Tam Giang được xây dựng để góp phần giảm
bớt gánh nặng cho xã hội, giúp các em có một mơi trường sống
lành mạnh, tương lai tốt hơn.
Trường nội trú Phá Tam Giang được thiết kế tối ưu, cải tiến những
vấn đề nan giải giúp giảm nhẹ cơng tác quản lí, ni dạy trẻ học
tập phù hợp với lối sống xã hội.

Mục tiêu của đề tài:
- Cơng trình khơng thể giải quyết được tất cả mọi trẻ em trên xã
Quảng Lợi nói riêng và đầm phá Tam Giang nói chung, song
vào đó cũng là cơng trình có tính khả thi cao có thể áp dụng
cho từng khu vực tương tự, cả trên thế giới với hy vọng giảm
bớt một phần nào gánh nặng cho xã hội.
- Ngồi ra, cơng trình có bước tiến mới phù hợp với khí hậu
miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Đó là, vừa đáp
ứng được nhu cầu “Mái nhà” cho các em nghèo khó khăn
muốn được đến trường, vừa là biện pháp hoàn hảo để tránh lụt
bão khi sống trên môi trường nước.


- Thêm vào đó, hàng năm sẽ trao học bổng cho các em ở trong
trường cũng như các em bên ngồi có hồn cảnh khó khăn.
II.
MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG NỘI TRÚ PHÁ TAM GIANG.
II.1
Đối tượng phục vụ.
Trường nội trú Phá Tam Giang nuôi trẻ từ 6 tuổi đến độ tuổi 18, và
trẻ được học ở đây là các em cấp 1 và cấp 2 và dạy nghề. Đối tượng
thứ yếu ở đây là các em nghèo khơng có điều kiện đi học cũng như
các em có hồn cảnh đặc biệt ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền
trên phạm vi phá Tam Giang. Với phạm vi đề tài như vậy, mơ hình
khơng có trẻ khuyết tật, cũng như trẻ sơ sinh để giảm nhẹ công tác
quản lý của Trường. Các em lớn, có thể giúp đỡ các bảo mẫu, và các
em nhỏ trong cuộc sống.
3.2.
Mục đích hoạt động.
Mang lại sự quan tâm như một “Gia đình”, cho trẻ em

nghèo, trẻ em lang thang, mồ côi,…, với nhiều lý do khác nhau
khiến các em sống không được đến trường học tập, khơng
được u thương, chăm sóc mà một gia đình nên có.
Trường nội trú Phá Tam Giang sẽ mang lại cho các em nhiều
điều tốt đẹp: Một hành trang kiến thức mới, giúp các em có một
tương lai xán lạn, được đào tạo các kỹ năng xã hội, phục hồi
những tổn thương tâm lý khơng đáng có,…
3.3.
Phương thức hoạt động.
Trường nội trú Phá Tam Giang được hoạt động theo nguyên tắc: Bảo
mẫu, các thầy cô giáo, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng
đồng trường nội trú.
Điều kiện nhận vào trường:
- Trẻ mồ cơi cha mẹ, hoặc chỉ cịn cha/mẹ nhưng khơng có khả
năng ni.
- Trẻ khơng có khiếm khuyết cơ thể.
- Trẻ từ 6 tuổi đến khi ra trường.
- Trẻ em có ba mẹ đi làm xa (du mục) không thể chăm, gửi các
em ở đây đi học, cuối tuần đón về.
- Trẻ em bị bạo hành, ngược đãi.
- Trẻ được làm đơn xin giới thiệu vào trường nội trú.
- Trẻ em lang thang không họ hàng, thân thích.


Trường nội trú hoạt động dựa trên kinh phí của các tài trợ của
các tổ chức trong và ngoài nước, cũng như chi phí của các ba
mẹ đi làm xa và để trẻ ở lại học.
3.4. Tính cộng đồng trong thiết kế Trường.
Không gian cộng đồng là một không gian mở, phục vụ cho tồn bộ
người trong trường. Khơng gian cộng đồng bao gồm: Các đường giao

thông (lối đi bộ, lối đi xe chạy (nếu có thể)), quảng trường, sân chơi
chung, cây xanh, mặt nước,…
3.5.

Tính giáo dục trong cộng đồng Trường.
Xây dựng các trường học phục vụ trẻ em không có điều kiện, các
con em có ba mẹ đi làm xa (du mục) khơng điều kiện chăm lo. Từ đó,
tạo cơ hội cho các em tiếp xúc với những cá nhân bên ngoài cộng
đồng.
Các em ở độ tuổi cấp 3 có thể học bên ngồi hoặc lựa chọn các
nghề ni trồng thủy hải sản, nơng nghiệp,…
V.
CHỨC NĂNG CƠNG TRÌNH - CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM KHI
THIẾT KẾ.
4.1. Chức năng công trình.
- Cung cấp tiện nghi sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
- Cung cấp môi trường giáo dục cơ bản.
- Cung cấp môi trường phát triển năng lực, thể chất.
- Giải quyết các vấn đề tâm lý của trẻ.
- Giúp trẻ thích nghi với xã hội bên ngồi, và trở nên độc lập.
4.2. Các vấn đề quan tâm khi thiết kế.
- Quy hoạch: Trường nội trú là một tổ hợp nhiều thể loại cơng trình,
bao gồm: giáo dục, nơi ở, khơng gian vui chơi. Có các yếu tố đối nội – đối
ngoại, vì vậy cần tổ chức quy hoạch tổng mặt bằng để giao thông giữa các
khối chức năng, cũng như giao thơng đối ngoại được tối ưu nhất.
+ Vị trí tương đối giữa các khối chức năng.
+ Ảnh hưởng và tác động của hướng gió tới cơng trình.
+ Khoảng cách hợp lí giữa các nhóm nhà ở.
+ Giao thơng đối nội – đối ngoại.



VI.

- Kiến trúc: Kiến trúc trường nội trú là kiến trúc mang tính chất
truyền thống, là tính chất bền vững, chống bão, lũ lụt thích nghi
với điều kiện khí hậu địa phương. Vì vậy các thiết kế kiến trúc
và các giải pháp kỹ thuật cần phải đảm bảo không gian sống –
học tập – sinh hoạt phù hợp nhất với các em trong trường nội
trú. Đảm bảo vận dụng được các nguồn năng lượng tự nhiên.
+ Tổ chức hình khối.
+ Tổ chức phù hợp với địa hình.
+ Tổ chức thơng gió – lấy sáng.
+ Tổ chức che nắng – làm mát cơng trình.
+ Hình thức kiến trúc.
+ Vật liệu.
- Cảnh quan: Khơng gian ngồi trời được thiết kế lấy trẻ em làm
chủ đạo và không gian đầm phá là rất quan trọng cho sự phát
triển của trẻ. Một không gian ngồi trời có chất lượng cao, thì
ảnh hưởng tốt đến thể chất, tinh thần và cả xã hội của chúng.
Vì vậy, thiết kế cảnh quan là một yếu tố quan trọng không thể
thiếu trong Trường nội trú Phá Tam Giang.
+ Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
+ Giao thông – bố cục – địa hình.
+ Loại cây trồng, các yếu tố: nước, đá.
+ Màu sắc – vật liệu.
- Nội thất: Trường nội trú Phá Tam Giang là một cơng trình phục
vụ các em nhỏ học tập. Thiết kế nội thất cần biết và hiểu rõ về
những kích thước nhân trắc học ảnh hưởng đến khơng gian sử
dụng. Cơng trình sẽ không sử dụng được nếu thiếu yếu tố nội
thất bên trong.

+ Kích thước nhân trắc học.
+ Kích thước trang thiết bị.
+ Màu sắc và ảnh hưởng thị giác.
+ Vật liệu.
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CHỨC NĂNG TRƯỜNG NỘI TRÚ PHÁ TAM
GIANG.


VI.

CƠNG TRÌNH THỰC TẾ.
Cơng trình trường phổ thơng dân tộc nội trú Lạc Dương.


THPT
trú Tỉnh.

Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh.

Trường
dân tộc nội


Trên đây là một số cơng trình tiêu biểu, và cịn rất nhiều cơng trình khác.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU – ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG.


I.


HUYỆN QUẢNG ĐIỀN - ĐẦM PHÁ TAM GIANG – TỔNG QUAN.
Huyện Quảng Điền đã có lịch sử từ nhiều thế kỷ. Từ tháng 4/1975,
q hương hồn tồn giải phóng là một huyện riêng; tháng 3/1977,
được hợp nhất cùng các huyện Hương Trà, Phong Điền thành huyện
Hương Điền. Tháng 10/1990, được tách ra thành huyện Quảng Điền
với địa bàn hành chính như cũ.
Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách
thành phố Huế khoảng 15 km. Phía Đơng và Nam giáp Thị xã Hương
Trà, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đơng
Bắc giáp biển Đơng.
Địa hình huyện Quảng Điền phân thành 3 vùng: Vùng trọng điểm lúa
thuộc lưu vực sông Bồ; vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven
biển. Tổng chiều dài bờ biển 12km và vùng đầm phá có diện tích
4.414 ha. Đất nơng nghiệp 5.996,6 ha, đất lâm nghiệp 2.368 ha.
Khí hậu ở huyện Quảng Điền được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa
khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên khơng
khí khơ nóng, oi bức. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng
giêng năm sau. Tháng 9 - 10 thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa
kéo dài. Nhiệt độ trung bình là 250C, nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 19,7 0 C. Nhiệt
độ lúc cao nhất là 39,90 C và lúc thấp nhất 8,80 C. Các tháng 7,8,9,10
thường hay có bão.
Quảng Điền có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn:
+ Thị trấn Sịa
+ Xã Quảng An; Xã Quảng Công; Xã Quảng Lợi; Xã Quảng
Ngạn; Xã Quảng Phú; Xã Quảng Phước; Xã Quảng Thái; Xã
Quảng Thành; Xã Quảng Thọ; Xã Quảng Vinh.
- Sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra
làm ba ngã: Từ sông Lương Điền (sơng Ơ Lâu) chảy xuống phá,

về phía Tây Nam dịng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là
cửa sơng Trung, một là cửa sơng Hữu, mỗi dịng đều chảy 2 - 3
dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang.


- Khu đất xây dựng được nghiên cứu trên phá Tam Giang, thuộc
xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách
thành phố Huế khoảng 15km. Với diện tích 50000m 2.
- Phía Đơng giáp phá Tam Giang.
- Phía Tây giáp xã Quảng Thái và huyện Phong Điền.
- Phía Nam giáp thị trấn Sịa và xã Quảng Vinh.
- Phía Bắc giáp xã Quảng Thái và phá Tam Giang.
- Trong thời gian gần đây, mức độ ảnh hưởng của điều kiện khí
hậu cực đoan xảy ra thường xuyên, ngày càng mạnh và bất
thường như đợt lụt bão 2020 gần đây. Trong vòng 20 năm trở
lại đây trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói chung và vùng đầm
phá Tam Giang nói riêng, các hiện tượng đó liên tục xuất hiện
làm chết rất nhiều người và gây hại nghiêm trọng về vật chất
làm cho người dân khó sinh sống, khiến trẻ em được sinh ra
cũng khó có thể phát triển.
- Trong quan niệm của người Huế trên đất liền, cư dân vạn đò là
tầng lớp dân cư nghèo khổ, ít học và phức tạp. Khơng chỉ vậy, ngay cả trẻ
em dân vạn đị đi học trong các trường học thuộc cộng đồng cư dân trên
bộ cũng phải gánh chịu sự khinh miệt. Hoặc khi dân vạn đò chuyển lên
sống ở khu định cư trên bộ, thì người trên bộ thường khơng muốn ở chung
khu vực với cư dân có nguồn gốc dưới vạn đị.
- Do trình độ thấp kém và điều kiện làm ăn sinh sống thiếu thốn,
các em vạn đị phải bn thúng bán mẹt và làm các dịch vụ rẻ tiền ngoài
xã hội, lang thang thu nhặt phế liệu ve chai, và lắm lúc trở thành trộm
cắp…

II.

HỌA ĐỒ VỊ TRÍ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG.
Tiêu chí lựa chọn khu đất xây dựng:
- Mơi trường khơng khí trong sạch, không ô nhiễm, nhiều cây
xanh.


- Vị trí khu đất dựa trên hồn cảnh khó khăn của trẻ tập trung, và
chưa có một cơng trình nào tương tự.
- Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật khu vực nên được trang bị những yếu
tố cần thiết như cung cập điện, hệ thống thoát nước thải, trang
thiết bị kỹ thuật cho thông tin liên lạc,…
- Giao thông phải kết nối được với các khu vực xung quanh, và
đặc biệt có thể tiện cho việc tham quan các di tích lịch sử cũng
như là sự viếng thăm các tổ chức kinh tế, các mạnh thường
quân.


Vị trí nghiên cứu thiết kế


III.

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG.
III.1.
Đánh giá quy hoạch chung:
- Phá Tam Giang với diện tích đất đầm phá là 579 km² và diện
tích mặt nước là 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây
tây bắc - đông đông nam từ cửa sông ô lâu đến cửa sông

hương thông với biển qua cửa thuận an.
- Là một vùng đất có bề dày văn hóa, nhiều di tích lịch sử văn
hóa được cơng nhận, xếp hạng, với chiều dài bờ biển trên 12
km và diện tích mặt nước đầm phá Tam Giang hơn 3.500 ha,
với nhiều loài thủy sản nước lợ nổi tiếng...
- Độ sâu của phá này từ 2–4 m, có nơi sâu tới 7 m, là nơi hội tụ
của 3 con sơng lớn là sơng Ơ Lâu, sông Hương và sông Bồ
trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Hàng năm khai thác
trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tơm các loại.
Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua
Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại
vùng này.
- Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển, đầm phá, dân số
ước tính đến năm 2030 là 14.000 người (năm 2020 13.000
người), nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm
thành phố Huế 15 km (phía Bắc và Đơng Bắc giáp biển Đơng;
phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền; phía Đơng và
Nam giáp thị xã Hương Trà); có diện tích là 163,05 km2, dân số
77.218 người, mật độ dân số 474 người/km2 (theo niên giám
thống kê năm 2019), được chia thành 11 đơn vị hành chính bao
gồm thị trấn Sịa và các xã: Quảng An, Quảng Thành, Quảng
Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi,
Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Thị trấn Sịa là trung
tâm huyện lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện.


- Xác định là một huyện không thuận lợi về vị trí địa lý và khó
khăn về tiềm lực kinh tế, song bên cạnh đó về cơng nghiệp
tăng, dịch vụ, nông lâm thủy sản đều tăng dần qua các năm

nhờ nỗ lực và trách nhiệm của Nhà nước và người dân. Và có
những chuyến biến tích cực, nhằm thúc đẩy phát triển hơn về
đời sống người dân nơi đây.

III.2.

Phân tích điều kiện giao thông tiếp cận:


- Giao thông tiếp cận khu đất như sau:
+ Hướng Bắc, Đông giáp với Phá Tam Giang.
+ Hướng Nam giáp với nhà dân.
+ Hướng Tây giáp với vùng nông nghiệp.
 Tiếp cận cả về giao thông đường bộ lẫn đường thủy. Giao
thông nội bộ khu vực làm giảm tiếng ồn cho cơng trình. Giao
thơng liên hệ khu vực cịn hạn chế chỉ 1 tuyến chính với chiều
rộng 5m (QL 49B), khó khăn trong việc tiếp cận các khu vực
xung quanh.
III.3.
Phân tích đặc điểm địa hình.
- Địa hình giáp phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc,
phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đặc trưng chung về địa hình
của Khu vực Phá Tam Giang là phía Tây giáp chân núi xanh của dãy núi
Trường Sơn Bắc, về phía Đơng thoải, thấp dần về phía biển Đơng, từ
hướng Tây Bắc về hướng Đơng Nam là các đồi gị và tiếp nối là đồng bằng
duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đơng.
- Địa hình khu vực gị đồi: Gị đồi phân bố trên diện tích từ Tây sang
Đông của khu kinh tế, ranh giới là chân núi xanh ( rừng phòng hộ Phong
Điền) đến quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp sơng Bồ,
địa hình khu vực này bao gồm thượng nguồn của sơng Ơ Lâu đến sơng

Bồ. Cao độ trung bình từ 10-15m.
- Địa hình khu vực đồng bằng phía Tây phá Tam Giang: Đồng bằng
duyên hải là lãnh thổ tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 5 - 10m
trở xuống, từ quốc lộ 1A đến giáp bờ Tây phá Tam Giang, kể cả các trảng
cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Hương Phong - Hương Trà.
- Địa hình khu vực Đơng Bắc phá Tam Giang và biển ven bờ: Tiếp nối sau
với đồng bằng Tây Tam Giang là mặt nước phá Tam Giang, sau đó là cồn
đụn cát chắn bờ và cuối cùng là bãi biển ven bờ, với tiềm năng phong phú
về động thực vật.
III.4.

Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội.


- Kinh tế toàn vùng tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tích cực.
- Lĩnh vực du lịch được chú trọng đầu tư phát triển thành ngành kinh
tế chủ lực của vùng. Hình thành các tour du lịch trên đầm phá... phát triển
dịch vụ du lịch biển.
- Thủy sản có bước phát triển khá, nâng cao hiệu quả kinh tế với bảo
vệ môi trường sinh thái.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, từng bước
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh.
- Bảo đảm ổn định diện tích lúa nước.
- Chăn ni được phát triển theo mơ hình gia trại, trang trại.
- Ðã trồng hơn 730 ha rừng và dự kiến trồng nhiều hơn nữa các ha
rừng vùng cát ven biển và đầm phá.
- Ưu tiên xây mới, nâng cấp các cơng trình thủy lợi đê điều, giải
quyết tốt sản xuất, dân sinh…
Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế như: Vùng ven biển và đầm phá là

thế mạnh về du lịch của Thừa Thiên - Huế, nhưng hạ tầng vẫn cịn yếu và
chưa đồng bộ; cơng tác xúc tiến, quảng bá cịn hạn chế, do đó lượng
khách tham gia các tour du lịch đầm phá chiếm tỷ lệ thấp. Huy động mọi
nguồn lực, nhất là tranh thủ nguồn lực từ Trung ương, nguồn vốn đầu tư
nước ngồi cịn hạn chế.
Ðịnh hướng phát triển nơng nghiệp bền vững cịn lúng túng. Tình
trạng ơ nhiễm mơi trường, nhiều vấn đề xã hội đang còn bức xúc; đời sống
của một bộ phận nhân dân vùng đầm phá vẫn cịn khó khăn.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là tỉnh cần tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư
phát triển. Cần có tầm nhìn xa về quy hoạch, trước hết là quy hoạch về đất
đai; phải nhìn trước vấn đề mơi trường, về sắp xếp bố trí dân cư, biến đổi
khí hậu và nước biển dâng; đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
nhất là hệ thống đường giao thông, đặc biệt đê biển và hệ thống đê bao
vùng đầm phá. Hướng tới một nền kinh tế xanh: giữa phát triển kinh tế, xã
hội và môi trường.


III.5.

Phân tích hướng nhìn – cảnh quan cần khai thác.


+ 1 – 2: Tầm nhìn từ cơng trình ra đầm phá Tam Giang, cảnh
sông nước.
+ 3 – 4 – 5 : Tầm nhìn từ cơng trình ra hướng nhà dân, với các
cơng trình lân cận, các ruộng lúa,….
+ 6 – 7 : Tầm nhìn từ bên ngồi hướng vào cơng trình.
 Cần khai thác view nhìn từ cơng trình ra Đầm phá Tam Giang
để có cái nhìn sâu sắc, và hịa hợp thiên nhiên hơn với cơng
trình.

III.6.
Phân tích ảnh hưởng khí hậu.
- Quảng Điền là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển miền Trung
nên khí hậu thời tiết tương đối khắc nghiệt, trong năm phân thành
2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng
9 đến tháng 2 năm sau. Về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam nên khơ nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình từ 23 0 -


250C. Về mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên
mưa nhiều trời lạnh.
- Lượng mưa bình qn năm vào khoảng 2.900 - 3.000 mm/năm.
Thời kỳ mưa kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm sau (chiếm 81% lượng
mưa cả năm) đặc biệt tập trung lớn nhất vào các tháng 9 - 12
(chiếm 64,4% lượng mưa cả năm), đây cũng chính là mùa lũ lụt ở
địa phương.
- Độ ẩm khơng khí bình qn cả năm 83%, thời kỳ độ ẩm cao từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau (85 - 88 %).
- Lượng bốc hơi bình quân cả năm 980 mm. Các tháng có lượng
bốc hơi lớn là 5, 6, 7, 8; các tháng có lượng bốc hơi nhỏ là 12, 1,
2 (40,1 - 43,2 mm).
- Số giờ nắng bình qn trong năm 1.893,6 giờ /năm. Các tháng
có nhiều giờ nắng nhất là tháng 7 (258,3 giờ), tháng 5 (248,8 giờ).
Các tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 12 (75 giờ), tháng 2 (77,5
giờ).
- Gió bão: Quảng Điền chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
* Gió khơ nóng Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 3 tới tháng 9
mạnh nhất là các tháng 6,7.
* Gió Tây Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
nên mưa nhiều trời lạnh. Hàng năm thường có bão đổ bộ vào đất

liền, tốc độ gió bão có lúc đạt đến 38 - 40 m/s.


×