Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Pháp luật đại cương, tìm hiểu hình phạt tử hình trong luật pháp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.52 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Pháp luật đại cương
TÌM HIỂU VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
GVHD: Ths. Ngơ Thùy Dung
Nhóm SVTH:
STT

Họ và tên

1
2
3
4
5
Lớp thứ 6 tiết 1-2
GELA220405_27

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019

Lớp

MSSV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
Pháp luật đại cương
TÌM HIỂU VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
GVHD: Ths. Ngơ Thùy Dung
Nhóm SVTH:
STT

Họ và tên

1
2
3
4
5
Lớp thứ 6 tiết 1-2
GELA220405_27

Lớp

MSSV


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019


ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ


NỘI DUNG

BỐ CỤC

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ký tên

Ths. Ngơ Thùy Dung



BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Thứ tự

1

Nhiệm vụ

SVTH

Kết quả

Phụ trách chương 1, 2.4 và
trình bày tiểu luận.

2

Phụ trách mở đầu và 2.5

3

Phụ trách 2.1

4

Phụ trách 2.2 và kết luận

5


Phụ trách 2.3

Nhóm trưởng

Ký tên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2.Mục tiêu của tiểu luận.............................................................................................2
3.Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu..............................................2
4.Nội dung nghiên cứu...............................................................................................2
5.Kết cấu của tiểu luận...............................................................................................2
Chương 1....................................................................................................................... 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM.............................................................................................................................. 3
1.1.Khái niệm và đặc điểm của hình phạt..................................................................3
1.2.Khái niệm hình phạt tử hình.................................................................................4
1.3.Hình thức áp dụng hình phạt tử hình....................................................................5
1.4. Các tội phạm áp dụng hình phạt tử hình..............................................................6
1.5.Các trường hợp miễn án tử hình...........................................................................9
1.6.Ý nghĩa của việc áp dụng hình phạt tử hình.......................................................10
Chương 2..................................................................................................................... 13
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM..........................13
2.1.Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1985...........................................13
2.2.Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999...........................................14
2.3.Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015...........................................18

2.4.Phân tích một số vụ án áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam..........................20
2.5.Quy trình thi hành án bằng cách tiêm thuốc độc................................................23
KẾT LUẬN.................................................................................................................27


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều
lĩnh vực. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước đã có nhiều chuyển
biến theo hướng tích cực và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều chủ trương,
chính sách mới về kinh tế được ban hành, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế
quốc tế. Mặt khác, với việc bình thường hóa quan hệ của Mỹ, việc trở thành thành viên
của ASEAN và nhiều tổ chức quốc tế khác, đã tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy
sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển.
Bên cạnh những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những mặt trái của nó cũng
đã phát sinh, phát triển, trong đó tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, đa dạng với
những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tình hình tội phạm khơng chỉ phá hoại nền kinh tế,
cản trở việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà cịn làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Tình hình tội
phạm nói chung, tội phạm có tổ chức nói riêng trong những năm gần đây đã tới mức
báo động, đang thực sự trở thành mối lo ngại sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Các vụ
án giết hiếp, hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội phạm về
ma túy xảy ra ngày càng nhiều. Tòa án các cấp đã tuyên phạt tử hình hàng trăm trường
hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các trường
hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đã có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội
phạm, phục vụ các yêu cầu chính trị, đề cao sự cần thiệt phái áp dụng hình phạt tử hình
trong đấu tranh phịng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay.
Trong hệ thống hình phạt ở nước ta, hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc
nhất. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy, hình phạt tử hình đã góp

phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương pháp luật và xã hội, góp phần tích
cực thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hình phạt tử hình, nhóm chúng em quyết định
chọn đề tài “HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM” làm
đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kỳ để hồn thành mơn học pháp luật đại
cương.
1


2.Mục tiêu của tiểu luận
Tiểu luận được thực hiện nhằm 2 mục đích là:
Tổng hợp những nội dung về hình phạt từ hình trong Luật Hình sự Việt Nam.
Phân tích thực trạng của việc áp dụng hình phạt tử hình trong tình hình hiện nay.
3.Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ Nghĩa Việt
Nam của dân, do dân, vì dân, về chính sách hình sự nói chung, về hình phạt tử hình nói
riêng.
Cơ sở thực tiễn
Những bản án có hiệu lực pháp luật của Tịa án có tun hình phạt tử hình, các
báo cáo tổng kết, số liệu của Tòa án Nhân dân Tối cao về hình phạt từ hình.
Bài tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện
đại bao gồm phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật.
4.Nội dung nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau:
Khái quát về hình phạt tử hình như khái niệm, mục đích áp dụng, hình thức áp
dụng, đối tượng áp dụng và các trượng hợp được miễn án tử hình.
Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình bao gồm việc đánh giá, thống kê và phân
tích, nhận xét, bình luận về việc áp dụng hình phạt tử hình hoặc miễn tử hình.

5.Kết cấu của tiểu luận
Ngồi phẩn mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được cơ cấu gồm 2
chương với nội dung như sau:
Chương 1. Khái quát chung về hinh phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam.

2


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
1.1.Khái niệm và đặc điểm của hình phạt
Khái niệm
Trong tất cả các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, hình phạt là biện
pháp nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến và có lịch sử lâu đời nhất. Hình phạt
ln được coi là cơng cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và cơng
dân như C.Mac đã từng nói: “Hình phạt khơng phải là một cái gì đó khác ngồi
phương tiện để tự bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại
của nó”. Trong khoa học luật hình sự và thực tiễn pháp lý có những quan điểm khác
nhau về khái niệm hình phạt, trong đó nổi lên hai quan điểm chủ yếu:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, hình phạt là cơng cụ để trả thù người phạm tội, đây
là quan điểm phổ biến ở những nước phương Tây thế kỷ XVIII và XIX. Hình phạt
theo quan điểm này rất hà khắc, mang tình nhục hình, đày đọa thể xác, chà đạp lên
phẩm giá của con người.
Quan điểm thứ hai cho rằng, hình phạt là cơng cụ đấu tranh phịng, chống tội
phạm. Đây là quan điểm của những nhà luật học tiến bộ trên thế giới và được TS.
Uông Chu Lưu, cố TS. Nguyễn Đức Tuấn ủng hộ. Theo quan điểm này, ngoài mục
đích trừng trị người phạm tội, hình phạt cịn là công cụ hữu hiệu cải tạo, giáo dục
người phạm tội trở thành cơng dân lương thiện, có ích cho xã hội.

Trong Bộ luật Hình sự 2015[1] “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng
đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”
Đặc điểm
Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước.
Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, có nhiều loại biến pháp cưỡng
chế khác nhau như biện pháp cưỡng chế hành chính, biện pháp cưỡng chế dân sự, biện
pháp cưỡng chế kinh tế, biện pháp cưỡng chế lao động, biện pháp cưỡng chế hình
sự…Trong đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất thể hiện ở chỗ
3


người bị kết án bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị,
tinh thần, thâm chí bị tước đi cả quyền sống hoặc để lại án tích cho người bị kết án.
Thứ hai, hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tịa án áp dụng.
Trong Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt được quy định cả trong Phần chung (Điều 30 –
Điều 45) bao gồm khái niệm hình phạt, mục đích của hình phạt, các hình phạt, cảnh
cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tù tử
hình và Phần các tội phạm quy định các loại hình phạt và mức phạt đối với từng tội
phạm cụ thể. Trong trường hợp khơng được áp dụng hình phạt đối với người thực hiện
hành vi mà Bộ luật hình sự khơng quy định là tội phạm và cũng không được áp dụng
loại, mức hình phạt nào đó nếu hình phạt này khơng được quy định trong Bộ luật hình
sự. Ngồi ra, chỉ có Tịa án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền tuyên bố một người
là có tội và áp dụng hình phạt đối với người đó.
Thứ ba, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm
tội. Một trong những nguyên tắc được thừa nhận của Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 là
trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân người phạm tội, trách nhiệm hình sự
khơng được đặt ra đối với pháp nhân phạm tội. Cũng theo nguyên tắc này, Bộ luật hình
sự Việt Nam khơng thừa nhận việc chấp hành án thay cho người phạm tội, cho dù sự

chấp hành án thay này là hoàn toàn tự nguyện. Hình phạt tích thu tài sản cũng chỉ được
áp dụng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người phạm tội mà không được tịch
thu tài sản của các thành viên khác trong gia đình hay của những người thân khác của
người phạm tội.
Ngoài ba đặc điểm trên, hình phạt cịn có tính giai cấp. Tính giai cấp của hình
phạt được quy định bởi bản chất giai cấp của Nhà nước. Tùy thuộc vào nhiệm vụ của
luật hình sự bảo vệ lợi ích của giai cấp nào, mà có thể xác định bản chất giai cấp của
hình phạt.
1.2.Khái niệm hình phạt tử hình
Theo quy định tại Điều 40 – Bộ luật Hình sự năm 2015 [1] “Tử hình là hình phạt
đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong
nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội
phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ
luật này quy định.” Hoặc ta có thể hiểu khái niệm Tử hình là hình phạt đặc biệt, tước
4


bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Do tử hình là một loại hình của hình phạt nên cũng có đầy đủ những đặc điểm
của hình phạt như đã phân tích ở trên, ngồi ra tử hình cịn có một số đặc điểm mà chỉ
hình phạt này mới có như sau:
Thứ nhất, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, tước
đi quyền sống của người bị kết án, vì quyền sống là quyền tự nhiên quan trọng nhất
của con người. Tử hình là một trong những hình phạt có lịch sử lâu đời, nhưng xung
quanh nó, dưới góc độ lý luận luật hình sự, cịn có những ý kiến khác nhau, trong đó
nổi lên hai quan điểm trái ngược nhau về việc duy trì hay hủy bỏ hình phạt này. Những
người theo quan điểm địi phải hủy bỏ hình phạt tử hình cho rằng, sự sống của con
người là cái quý giá nhất mà tạo hóa ban cho, con người khơng nên sử dụng pháp luật
để tước đi quyền sống đó. Cịn những người theo quan điểm duy trì hình phạt tử hình,

thì cho rằng, để đảm bảo an ninh cho xã hội, cần thiết phải duy trì hình phạt tử hình
đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, tử hình là hình phạt khơng đặt ra mục đích giáo dục, cải tạo người bị
kết án, bởi tính chát đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội và những đặc điểm
thân nhân của người phạm tội đã phủ nhận khả năng thực hiện mục đích đó. Việc quy
định và áp dụng hình phạt tử hình nhằm “loại bỏ hồn toàn khả năng thực hiện phạm
tội” ở người bị kết án, có tác dụng răn đe những người khơng vững vàng, dễ sa vào
con đường phạm tội, đồng thời động viên nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm.
Thứ ba, hình phạt tử hình có tính chất khơng đổi, nó tước đi khả năng khắc phục
sai lầm trong hoạt động tư pháp.
1.3.Hình thức áp dụng hình phạt tử hình
Việc kết liễu sinh mạng của kẻ phạm trọng tội không phải chỉ mới được nhà nước
áp dụng trong những năm gần đây mà đã tồn tại xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, cụ thể là ở triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam nhưng chỉ
bằng các biện pháp hành hình thơ sơ với các hình thức như giảo (treo cổ), trảm (chém
đầu), lăng trì (xẻo từng miếng thịt), cưu thủ (chém rồi lấy đầu đem bêu), lục thi (băm
xác).
5


Đến năm 1985, Bộ luật Hình sự Việt Nam lần thứ nhất đã có những quy định cụ
thể hơn về việc tử hình đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
với hình thức xử bắn (Phạm nhân được bịt mắt bằng một băng vải đen. Khi Hội đồng
thi hành án ra lệnh thì cán bộ chỉ huy lực lượng vũ trang thi hành án hô đội viên gồm 5
đội viên bắn giỏi được lựa chọn bắn một loạt súng trường, nhằm thẳng vào tim phạm
nhân. Để kết thúc việc thi hành án tử hình, cán bộ chỉ huy bắn thêm một phát súng
ngắn vào thái dương của phạm nhân. Sau đó bác sĩ pháp y khám nghiệm, xác định là
phạm nhân đã chết hẳn hay chưa.) Tuy nhiên, thực tiễn thi hành án tử hình bằng hình
thức xử bắn tồn tại nhiều hạn chế như: việc thi hành án cần tổ chức Hội đồng thi hành

án với nhiều người tham gia, hình ảnh xử bắn gây áp lực, ám ảnh tâm lý cho những
người thực hiện thi hành án, thân nhân của người bị xử bắn khi nhận lại xác người thân
về tiến hành mai táng theo phong tục.
Chính vì vậy, nước ta cần phải đổi mới phương thức thi hành hình phạt tử hình –
tiêm thuốc độc vào cơ thể người bị tử hình (Theo Điều 59 Luật Thi hành án hình sự
của Quốc hội số 53/2010/QH10, từ ngày 01/07/2011, thi hành án tử hình được thực
hiện bằng tiêm thuốc độc, thay cho hình thức xử bắn đã được áp dụng trước đó) với
quy trình như sau: Cán bộ chuẩn bị 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phịng) mỗi liều
gồm 3 loại thuốc là thuốc làm mất trí giác, thuốc làm liệt hệ vận động, thuốc làm
ngừng hoạt động của tim; sau đó trực tiếp tiêm thuốc vào tĩnh mạch của người bị tử
hình Trường hợp sau 10 phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm
tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp
tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi
hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng
thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba. Bác sĩ pháp y sẽ tiến hành kiểm tra, xác định tình
trạng của người bị thi hành án tử hình. Nếu bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án
tử hình đã chết, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống
dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.[2]
1.4. Các tội phạm áp dụng hình phạt tử hình
Từ thực tiễn lập pháp hình sự và quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong các
Nghị quyết nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng hình phạt tử
hình và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới, Bộ luật
6


Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt tử hình theo hướng bám sát
tinh thần nội dung Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của
công dân, cũng như điều kiện áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chặt chẽ nhằm thu
hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này (khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015) cụ
thể như sau:

Về đối tượng: Chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, người phạm tội có tính chất cơn đồ, tái
phạm nguy hiểm, hoặc thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có
nhiều tình tiết tăng nặng.
Về loại tội: Chỉ áp dụng đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong
nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người; các tội
phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS
quy định.
Trên tinh thần quán triệt tư tưởng cải cách tư pháp, bám sát các tiêu chí cũng như
điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nêu trên, bảo đảm sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa
yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền sống theo tinh
thần Hiến pháp mới năm 2013 và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời,
thể hiện sự thận trọng cần thiết trong việc bỏ hình phạt tử hình đối với từng tội danh cụ
thể, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) bỏ hình phạt tử hình
đối với 04 trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự
năm 1999[1]. Đó là các tội:
Một là tội cướp tài sản.
Hai là tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Ba là tội chống mệnh lệnh.
Bốn là tội đầu hàng địch.
Việc bỏ hình phạt tử hình nói chung và đối với một số tội phạm cụ thể nói riêng
là một vấn đề hết sức hệ trọng mang tính chính trị - pháp lý sâu sắc, do vậy, cần phải
cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng và phải xuất phát từ một số tiêu chí cơ bản sau đây:
Thứ nhất là tầm quan trọng và yêu cầu bảo vệ khách thể bị xâm hại.
Thứ hai là tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như đặc điểm nhân
thân của người phạm tội.
7


Thứ ba là yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ tư là khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngồi tử hình.
Thứ năm là có tính đến xu hướng chung trên thế giới là thu hẹp dần và tiến tới
bãi bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.
Như vậy, theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) [1], có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2018 thì sẽ cịn 18 tội danh có quy định hình phạt tử hình
thuộc 07 nhóm tội phạm, bao gồm:
Nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia có 06 tội danh: Tội phản bội Tổ quốc
(Điều 108), Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền toàn dân (Điều 109), Tội gián điệp
(Điều 110), Tội bạo loạn (Điều 112), Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
(Điều 113), Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (Điều 114).
Nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người có 02 tội danh: Tội giết người (Điều 123), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
(Điều 142).
Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 01 tội danh: Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phịng bệnh (Điều 194).
Nhóm tội phạm về ma t có 03 tội danh: Tội sản xuất trái phép chất ma túy
(Điều 248), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội mua bán trái phép chất
ma túy (Điều 251).
Nhóm tội phạm xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng có 01 tội danh:
Tội khủng bố (Điều 299).
Nhóm tội phạm về chức vụ có 02 tội danh: Tội tham ô tài sản (Điều 353), Tội
nhận hối lộ (Điều 354). Ngồi ra nhằm hạn chế hình phạt tử hình, đồng thời khuyến
khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước, Điều
40, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản,
tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản
tham ơ, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện,
điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập cơng lớn” thì sẽ khơng thi hành án tử hình đối với
người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.


8


Nhóm tội phạm về phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh
có 03 tội danh: tội phá hoại hịa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421), tội chống
loài người (Điều 422), tội phạm chiến tranh (Điều 423).
1.5.Các trường hợp miễn án tử hình
Theo Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)[1]:
Khoản 2: Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm
tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở
lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Khoản 3: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
Điểm a, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Điểm b, người đủ 75 tuổi trở lên.
Điểm c, Người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi
bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ơ, nhận hối lộ và hợp tác
tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập
công lớn.
Khoản 4: Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp
người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù
chung thân.
Từ quy định trên có thể thấy, phạm vi thi hành án tử hình trong Bộ Luật Hình sự
năm 2015 có sự thu hẹp so với Bộ Luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009). Cụ thể là:
Thứ nhất không thi hành án tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên.
Thứ hai người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi
bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác
tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập
cơng lớn
Đây là quan điểm tiến bộ, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, hình phạt khơng

chỉ nhằm mục đích trừng trị mà cịn cải tạo, giáo dục người phạm tội, tạo điều kiện cho
người phạm tội có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, hòa nhập lại với cuộc sống.

9


1.6.Ý nghĩa của việc áp dụng hình phạt tử hình
Trong hệ thống hình phạt theo luật hình sự Việt Nam, tử hình là hình phạt chính
nghiêm khắc nhất. Việc Bộ luật Hình sự năm 1999 cịn quy định hình phạt tử hình là
xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của nước ta u cầu phải có hình phạt tử hình
nhằm trừng trị những kẻ phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc
gia, xâm phạm đến tính mạng, nhân phẩm của con người, xâm phạm sở hữu, trật tự
quản lý kinh tế, các tội phạm tham nhũng, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm
nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và
tội phạm chiến tranh. Đồng thời, việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự cịn
thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm,
nhất là đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt tử hình khơng
đặt ra mục đích giáo dục và cải tạo bản thân người phạm tội, mà chủ yếu có mục đích
trừng trị, loại bỏ hồn tồn khả năng phạm tội mới từ phía họ. Ý nghĩa lớn nhất của
hình phạt tử hình là răn đe những người không vững vàng trong xã hội, ngăn ngừa họ
phạm tội mới, đồng thời động viên, khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực tham
gia đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Trong hệ thống hình phạt, hình phạt tử hình đóng một một vai trị quan trọng. Nó
bảo đảm cho việc đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả, bảo đảm hoạt động
của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự chuyên chính của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh chống tội phạm, nhất là đối với những kẻ
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự góp
phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cơng
dân. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt tử hình một cách tùy tiện lại bị coi là những

hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bởi lẽ nó xâm phạm đến quyền thiêng liêng
nhất của con người, đó là quyền được sống. Những hành vi vi phạm này không chỉ
xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xâm hại quyền
bất khả xâm phạm về thân thể và sinh mạng chính trị của cơng dân mà cịn làm giảm
uy tín của Nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan thi hành pháp
luật.

10


Như vậy, việc quy định một cách chặt chẽ hình phạt tử hình trong luật hình sự và
thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự cịn bảo đảm sự dân chủ,
tơn trọng các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, thể hiện tính
ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc quy định và áp dụng đúng đắn hình phạt tử
hình chính là sự bảo đảm chắc chắn cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ của các cơ quan
bảo vệ pháp luật là phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời, chính xác mọi hành vi phạm
tội, khơng để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội, ngăn chặn không cho người
phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc phạm tội mới, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân. Việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự, ngồi ý nghĩa
về mặt lập pháp hình sự, cịn có ý nghĩa phục vụ việc nâng cao nhận thức của nhân dân
nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải áp dụng
hình phạt nghiêm khắc nhất trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những vụ án phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc nắm vững nội dung, bản chất pháp lý của hình phạt tử
hình, cũng như những thủ tục, điều kiện áp dụng hình phạt này, sẽ giúp cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật áp dụng đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm, giúp cơng dân có cơ sở pháp lý tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh chống tội phạm, đồng thời tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh đó, việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự cịn có ý nghĩa
đặt ra nhu cầu hồn thiện chế định các hình phạt nói chung và hồn thiện các quy
phạm pháp luật hình sự quy định loại hình phạt này nói riêng. Ngồi ra, đó cịn là cơ

sở pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa học luật
hình sự như tội phạm học, thi hành án hình sự...
Đối với tội phạm học: Việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự là cơ sở
quan trọng để phục vụ việc phân loại người phạm tội, nhân thân người phạm tội, từ đó
tìm ra quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, trong đó có những tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định hình phạt tử hình cịn có ý nghĩa làm sáng
tỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại của các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, từ
đó đề ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Đối với thi hành án hình sự: Việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự là
cơ sở pháp lý quan trọng để quy định các trình tự, thủ tục thi hành hình phạt này.

11


Đối với tâm lý học tư pháp: Việc quy định hình phạt tử hình có ý nghĩa trong việc
nghiên cứu đặc điểm tâm lý người phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng. Kết quả nghiên
cứu tâm lý những loại người này sẽ phục vụ trở lại cho công tác điều tra, truy tố, xét
xử người thực hiện các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với xã hội học luật hình sự: Việc quy định hình phạt tử hình có ý nghĩa trong
việc làm sáng tỏ tính quyết định xã hội đối với các quy phạm pháp luật hình sự quy
định về tội phạm và hình phạt, cũng như các giải pháp đưa các quy phạm này vào cuộc
sống.
Nói tóm lại, việc quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của luật
hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

12


Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM
2.1.Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1985
Hình phạt tử hình trong Bộ Luật Hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển
những kinh nghiệm lập pháp hình sự trong thời kỳ trước, nhất là từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 liên quan tới chế định hình phạt tử hình. Trong Bộ luật Hình sự
này, điều kiện, phạm vi, đối tượng áp dụng hình phạt tử hình được quy định rõ tại Điều
27. Tử hình là hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng.
Trường hợp áp dụng hình phạt tử hình
Trong Phần các tội phạm, Bộ luật Hình sự năm 1985, hình phạt tử hình được quy
định trong 29 điều luật, chiếm 14,89% trên tổng số 195 điều luật về tội phạm.
Ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm
1985 đã quy định thêm 04 hành vi phạm tội về ma túy trong Điều 96a, có mức hình
phạt cao nhất là tử hình.
Ngày 12/08/1991, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm
1985 đã quy định hình phạt tử hình đối với các tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã
hội chủ nghĩa (Điều 134); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng công dân (Điều 157);
Tội nhận hối lộ (Điều 226).
Ngày 22/12/1992, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm
1985 đã quy định hình phạt tử hình đối với Tội bn lậu hoặc vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 97).
Ngày 10/05/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm
1985 ngày đã bổ sung thêm 06 điều luật quy định các tội: Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134a); Tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng công dân (Điều 185e); Tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 185m) vào danh mục các tội phải
chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Đồng thời, nhà làm luật cũng tách Điều 96a ra
thành 04 điều luật mới (các điều 185b, 185c, 185d, 185đ) và giữ nguyên hình phạt tử
hình đối với các tội này. Điều 112 quy định tội hiếp dâm cũng được tách ra thành hai


13


tội: Tội hiếp dâm và Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112a) và cũng vẫn giữ nguyên hình
phạt tử hình đối với các tội này.
Trường hợp khơng áp dụng hình phạt tử hình
Khơng áp dụng hình phạt này với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ
nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Tử hình được hỗn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ ni con dưới 12
tháng tuổi.
Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 1985, sau 4 lần sửa đổi, bổ sung đã quy định hình
phạt tử hình trong 44 điều luật về tội phạm, chiếm tỷ lệ 20,37% trên tổng số 216 điều
luật về tội phạm.
Thực trạng
Tòa án các cấp đã áp dụng hình phạt tử hình đối với 1.179 bị cáo. Số bị cáo bị tử
hình có xu hướng tăng nhanh trong 8 năm, trong đó tăng mạnh nhất là từ năm 1997, kể
từ khi áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1997. Nếu
lấy tổng số bị cáo bị tử hình năm 1993 là 100%, thì số bị cáo bị tử hình năm 1997 là
170,5% và đến năm 2000 đã tăng lên đến 218,9%.
Nguyên nhân
Thứ nhất: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1997 đã bổ
sung thêm 6 điều luật quy định hình phạt tử hình.
Thứ hai: Các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà điều luật về tội phạm đó có quy
định hình phạt tử hình cũng tăng mạnh, đặc biệt là các tội phạm về ma túy, gây ra
những hậu quả tác hại rất lớn cho lợi ích của Nhà nước, xã hội và cơng dân.
2.2.Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Nếu như trong những lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1985, đường lối
xử lý nghiêm khắc hơn đã được thể hiện bằng việc tăng cường hình phạt tử hình trong
thực tiễn pháp luật, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có sự mềm hóa (phi hình sự hóa),
bằng việc quy định thu hẹp và xác định rõ ràng phạm vi và điều kiện áp dụng hình

phạt này. Thể hiện cụ thể như sau:
Theo Bộ luật Hình sự năm 1999, hình phạt tử hình khơng cịn được áp dụng đối
với các tội phạm sau: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81), Tội chống phá trại
giam (Điều 90), Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
14


tài sản (Điều 143), Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều
154), Tội bn bán hàng giả không phải là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
phòng bệnh (Điều 156 và 158), Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy (Điều 200), Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230), Tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 280), Tội bỏ vị trí chiến đấu
(Điều 324).
Hình phạt tử hình theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
năm 2009 được Quốc hội khóa XII số 37/2009/QH12 thơng qua ngày 19/6/2009. Theo
Luật này, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều quy
định về hình phạt tử hình, cụ thể như sau: Bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm:
Hiếp dâm (Điều 111), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), Tội buôn lậu (Điều
153), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
(Điều 180), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197), Tội chiếm đoạt máy
bay, tầu thủy (Điều 221), Tội đưa hối lộ (Điều 289), Tội hủy hoại vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334). Đối với các tội phạm này hình phạt nghiêm
khắc nhất được áp dụng là hình phạt tù chung thân. Đồng thời, Luật sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Hình sự năm 1999 bổ sung thêm tội khủng bố (Điều 230a) quy định hình phạt
nặng nhất áp dụng với tội này là tử hình.
Theo Điều 35 và Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định về hình phạt tử
hình có những nội dung mới như sau:
Thứ nhất: Hình phạt tử hình được coi là một loại hình phạt đặc biệt chỉ được áp
dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trong khi Điều 27 Bộ luật Hình sự

năm 1985 quy định áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội trong trường hợp
đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai: Ngồi hai đối tượng đã được Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định khơng
áp dụng hình phạt tử hình: Người chưa thành niên phạm tội và phụ nữ có thai khi
phạm tội hoặc khi bị xét xử, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định bổ sung là khơng
áp dụng hình phạt này đối với các đối tượng là phụ nữ đang nuôi con (bao gồm cả con
nuôi) dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

15


Thứ ba: Trong khi Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định đối với phụ nữ có thai,
phụ nữ đang ni con dưới 12 tháng tuổi chỉ được hỗn thi hành phạt tử hình, thì Bộ
luật Hình sự năm 1999 quy định khơng thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ có
thai, phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi và hình phạt tử hình được chuyển thành
tù chung thân.
Thứ tư: Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định khơng áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Đối với người phạm tội chưa đạt,
chỉ có thể áp dụng hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ luật Hình
sự năm 1985 khơng có quy định này.
Thứ năm: Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mới là trong trường hợp người bị
kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Thứ sáu: Bộ luật Hình sự năm 1999 bỏ quy định “chỉ trong trường hợp đặc biệt
có luật quy định riêng hình phạt tử hình được thi hành ngay sau khi tuyên”.
Như vậy, hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi
năm 2009) chỉ còn quy định ở 22 điều luật về tội phạm, chiếm tỷ lệ hơn 8% điều luật
về tội phạm.
Thực trạng
Tòa án các cấp đã áp dụng hình phạt tử hình đối với 1.421 bị cáo. Trong tổng số
29 điều luật về tội phạm có quy định hình phạt tử hình, thì trong thực tiễn xét xử chỉ có

13 loại tội phạm được thực hiện mà bị cáo bị phạt tử hình, đó là các tội: Tội giết người,
Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm trẻ em, Tội cướp tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, Tội buôn lậu, Tội buôn bán hàng giả, Tội làm,
tàng trữ và lưu hành tiền giả, Tội làm, tàng trữ và lưu hành séc giả, Tội phá hủy cơng
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Tội sản xuất trái phép chất ma túy,
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy.
Trong đó, các tội phạm giết người, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép,
chiếm đoạt chất ma túy, Tội hiếp dâm trẻ em là những loại tội phạm xảy ra nhiều và
cũng là loại tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình nhiều nhất. Thống kê cho thấy, tổng
số bị cáo phạm tội giết người bị tử hình là 789 bị cáo, chiếm 55,5% trên tổng số 1.421
bị cáo bị tử hình trong 8 năm (2001-2010); Tổng số bị cáo phạm tội tàng trữ, vận
16


chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy là 569 bị cáo, chiếm 40,04%; Phạm
tội hiếp dâm trẻ em có 25 bị cáo bị tử hình, chiếm 1,76%; Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản có 16 bị cáo bị tử hình, chiếm 1,12%. Cịn đối với các trường hợp phạm các tội
phạm khác, hình phạt tử hình áp dụng rất hạn chế.
Tóm lại, hình phạt tử hình được áp dụng trong các năm tăng giảm thất thường,
nhưng nhìn chung vẫn cịn cao và nếu so với những năm áp dụng hình phạt tử hình
theo Bộ luật Hình sự năm 1985 thì có thể nói là tăng rất mạnh, ví dụ như:
Về tội giết người, năm 2005, Tịa án các cấp xét xử sở thẩm 1286 vụ án với 2231
bị cáo, trong đó có 120 trường hợp bị tử hình. Năm 2010, Tịa án các cấp xét xử sở
thẩm số vụ án và bị cáo về tội này đều tăng, cụ thể có 1291 vụ án (100,4%) với 2487
bị cáo (111,5%), tử hình 108 người.
Về tội phạm ma túy, năm 2005 Tòa án các cấp xét xử sơ thẩm 8823 vụ án với
11698 bị cáo, trong đó tuyên phạt tử hình 80 bị cáo. Đến năm 2010, số vụ án và bị cáo
phạm tội về ma túy bị Tòa án các cấp xét xử sơ thẩm so với năm 2005 tăng lên 11234
vụ án (127%) với 14157 bị cáo (121%), có 67 bị cáo bị phạt tử hình.

Nhận định này được lý giải ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, ở thực tiễn pháp luật: Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định hình phạt tử
hình ở 44 điều luật về tội phạm trong khi đó Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ quy định
hình phạt này ở 29 điều luật (đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong 15 điều luật về tội
phạm).
Thứ hai, ở thực tiễn áp dụng: Mặc dù hình phạt tử hình được xóa bỏ đối với
nhiều tội phạm như vậy, nhưng theo thống kê xét xử cho thấy, 8 năm (1993-2000) áp
dụng Bộ luật Hình sự năm 1985 có tổng số 1.179 bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình
(100%) thì hình phạt này được các Tòa án sơ thẩm tuyên đối với các bị cáo trong 8
năm (2001-2010) áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 là 1.421 bị cáo chiếm 120,5%.
Điều này có thể lý giải ở thực trạng tội phạm trong các năm qua diễn biến phức tạp,
các loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, có tổ chức, xuyên quốc gia có chiều hướng tăng
mạnh… Vì vậy, cần phải áp dụng chính sách xử lý cứng rắn, trừng trị nghiêm khắc với
các loại tội phạm này, không loại trừ cả việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là
loại bỏ người phạm tội vĩnh viễn khỏi xã hội.

17


2.3.Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Từ thực tiễn lập pháp hình sự và quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong các
Nghị quyết nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng hình phạt tử
hình và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới, Bộ luật
Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt tử hình theo hướng bám sát
tinh thần nội dung Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của
công dân, cũng như điều kiện áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chặt chẽ nhằm thu
hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này (khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015) cụ
thể như sau:
Về đối tượng: Chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, người phạm tội có tính chất cơn đồ, tái

phạm nguy hiểm, hoặc thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có
nhiều tình tiết tăng nặng.
Về loại tội: Chỉ áp dụng đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong
nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người; các tội
phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS
quy định.
Trên tinh thần quán triệt tư tưởng cải cách tư pháp, bám sát các tiêu chí cũng như
điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nêu trên, bảo đảm sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa
yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền sống theo tinh
thần Hiến pháp mới năm 2013 và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời,
thể hiện sự thận trọng cần thiết trong việc bỏ hình phạt tử hình đối với từng tội danh cụ
thể, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) bỏ hình phạt tử hình
đối với 04 trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự
năm 1999[1]. Đó là các tội:
Một là tội cướp tài sản.
Hai là tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Ba là tội chống mệnh lệnh.
Bốn là tội đầu hàng địch.

18


Như vậy, theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) [1], có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2018 thì sẽ cịn 18 tội danh có quy định hình phạt tử hình
thuộc 07 nhóm tội phạm, bao gồm:
Nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia có 06 tội danh: Tội phản bội Tổ quốc
(Điều 108), Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền tồn dân (Điều 109), Tội gián điệp
(Điều 110), Tội bạo loạn (Điều 112), Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
(Điều 113), Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (Điều 114).

Nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người có 02 tội danh: Tội giết người (Điều 123), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
(Điều 142).
Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 01 tội danh: Tội sản xuất,
bn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194).
Nhóm tội phạm về ma tuý có 03 tội danh: Tội sản xuất trái phép chất ma túy
(Điều 248), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội mua bán trái phép chất
ma túy (Điều 251).
Nhóm tội phạm xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng có 01 tội danh:
Tội khủng bố (Điều 299).
Nhóm tội phạm về chức vụ có 02 tội danh: Tội tham ô tài sản (Điều 353), Tội
nhận hối lộ (Điều 354). Ngồi ra nhằm hạn chế hình phạt tử hình, đồng thời khuyến
khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước, Điều
40, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản,
tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản
tham ơ, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện,
điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập cơng lớn” thì sẽ khơng thi hành án tử hình đối với
người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.
Nhóm tội phạm về phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh
có 03 tội danh: tội phá hoại hịa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421), tội chống
loài người (Điều 422), tội phạm chiến tranh (Điều 423).
Các trường hợp khơng áp dụng hình phạt tử hình
Theo Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)[1]:
19


×