Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.12 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Đẩu tư phát triển là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế
quốc gia cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, đầu tư phát triển làm tăng
tổng cẩu, tạo việc làm mới. Trong dài hạn, đầu tư phát triển tăng cung, nâng cao
năng lực sản xuất của quốc gia. Song, trong thực tế, không phải bao giờ một quốc
gia cũng đạt được mức độ đầu tư phát triển mong muốn, bởi vì đầu tư phát triển là
hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Để
quyết định bỏ vốn vào sản xuất, nhà đầu tu phải được bảo đảm về độ an toàn thu
hồi vốn, phải được hấp dẫn bởi triển vọng kiếm được lợi nhuận hợp lý, phải được
cung cấp những điều kiện tối thiếu về nguồn lục và tỉnh tố chức của thị trường. ..
Những địi hỏi đó, đơi khi thị trường tự do không cung cấp đủ, nên Nhà nước phải
vào cuộc bằng cách hoạch định và thực hiện chính sách khuyến khinh đầu tu
(CSKKĐT). Ngày nay, ở mọi quốc gia, CSKKĐT của Nhà nước luôn được coi là
một trong những chính sách cơ bản, quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế
của Nhà nước.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, nước ta vẫn cịn bỏ phí nhiều nguồn
lực, chua thu hút đủ mức cả vốn trong nước lẫn vốn nước ngoài và phát triển kinh
tế. Hơn nữa, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước cũng phải được sửa đổi, hồn thiện
thì hiệu quả thực thi mới đáp ứng u cầu.
Chính vì lý do đấy, em xin chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp hồn
thiện chính sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam” làm đề tài tiểu luận môn
Quản lý nhà nước về đầu tư công.

1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU
TƯ CỦA VIỆT NAM
1.1.
1.1.1.



Những vấn đề chung về đầu tư
Khái niệm
Đầu tư là hoạt động tiết kiệm tiêu dùng sinh hoạt hiện tại để sử dụng một

phần của cải xã hội đã tích lũy được vào q trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra
nhiều của cải hơn trong tương lai.
1.1.2.

Phân loại đầu tư
Trong nền kinh tế hiện đại, có nhiều loại đầu tư khác nhau:
Xét theo chủ thể đầu tư, có đầu tư của cả nhân, đầu tư của tổ chức, đầu tư

của Nhà nước và đầu tư xã hội.
- Đầu tư cá nhân là từng cá nhân bỏ tài sản cá nhân của minh hoặc vay vốn
để đầu tư vào các cơ sở sản xuất, bất động sản hoặc các tài sản tài chính để kiệm
lời.
- Đầu tư của tồ chức là các pháp nhân tự bỏ tài sản của tố chức hoặc vốn vay
vào các cơng trình hoặc tài sản tài chính, bất động sản nhằm kiếm lời.
- Đầu tư của Nhà nước là Nhà nước dùng Ngân sách nhà nước, tài sản hoặc
vốn vay để xây dụng các cơng trình hoặc hình thành các tài sản tài chính nhằm
mục tiêu lợi nhuận hoặc hiệu quả chung của nền kinh tế.
Tổng đầu tư xã hội là tổng lượng đầu tư của cá nhân, đầu tư của pháp nhân
và đầu tư của Nhà nước.

2


Xét theo mức độ đóng góp vào năng lực sản xuất quốc gia, có đầu tư chuyển
dịch và đầu tư phát triển

- Đầu tư chuyến dịch đơn thuần là sự chuyển dịch các khoản vốn đã đầu tư
giữa các chủ thể đầu tư khác nhau.
- Đầu tư phát triển là các khoản đầu tu nhằm đưa thêm các năng lục sản xuất
mới vào hoạt động.
Xét theo quan hệ quân lý của nhà đầu tư với tài sản hình thành từ vốn đầu
tư, có đầu tư giản tiếp và đầu tư trực tiếp
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người đầu tư vốn trực tiếp
hình thành các năng lực sản xuất và quản lý quá trình vận hành năng lực sản xuất
đó.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn cho vay hoặc mua các
chứng khốn trên thị trường tài chính để hình thành các tài sản tài chính.
Xét theo thời gian có đầu tư ngắn hạn, trung hạn và đầu tư dài hạn
Ngồi ra, trong khn khổ dự án, có đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng
và đầu tư hiện đại hóa cơ sở sản xuất cũ.
1.1.3.

Vai trị của đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội
Đầu tư có vai trị trên các mặt sau đây:
Trên góc độ nền kinh tế quốc dân, đầu tư vừa tác động đến tổng cầu, vừa tác

động đến tổng cung, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới,
tăng thu nhập cho dân cư, cải thiện chất lượng sống, góp phần phát triển bền vững.
Ở phương diện vi mô, đầu tư ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Các hoạt động đầu tư mới, đầu tư mở rộng hay đầu tư hiện đại
3


hóa là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất, đổi mới sản phẩm, giảm
chi phí, đổi mới quy trình sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh… Nói cách khác, đầu
tư ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các góc độ từ tạo

điều kiện tồn tại, giữ lợi thế cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận đến tăng trưởng và
phát triển bền vững.
Đối với dân cư thì mở rộng đầu tư là công cụ chủ yếu để tăng việc làm và
thu nhập. Trong điều kiện kỹ thuật công nghệ sản xuất ngày càng nâng lên, trình độ
cao hơn, năng suất lao động cũng tăng lên, thì số việc làm mới hồn toàn phụ thuộc
vào việc mở thêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới.
1.2.
1.2.1.

Lý luận chung về chính sách khuyến khích đầu tư
Khái niệm chính sách khuyến khích đầu tư
Chính sách khuyến khích đầu tư là tổng thể các quan điểm, biện pháp,

phương tiện mà Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực đầu tư nhằm định
hướng hoạt động của các chủ thể đầu tư đến các mục tiêu mà Nhà nước mong
muốn.
1.2.2.

Công cụ và cơ chế tác động của chính sách khuyến khích đầu tư
Nhóm cơng cụ thuế
CSKKĐT sử dụng thuế như một công cụ chủ lực. Về lý thuyết, thuế là dòng

thu nhập mà Nhà nước có thể chủ động điều tiết từ doanh nghiệp và nhà đầu tư, do
vậy, đây là công cụ được Nhà nước sử dụng với tần số lớn nhất và cho nhiều mục
tiêu nhất. Vì thuế có tác động đến thu nhập còn lại (thu nhập ròng, lợi nhuận ròng,
thu nhập sau thuế) của nhà đầu tư nên hiệu ứng tác động của công cụ này rất mạnh.
Nguyên lý sử dụng công cụ thuế rất đơn giản: lĩnh vực, địa bàn nào cần khuyến
khích đầu tư thì Nhà nước áp dụng các biện pháp giảm thuế, miễn thuế so với mức

4



thuế bình thường, căn cứ vào mức ưu đãi đó nhà đầu tư sẽ có quyết định đầu tư
nhiều hơn hoặc ít hơn.
Cả thuế gián thu và thuế trực thu đều được sử dụng trong CSKKĐT. Các sắc
thuế được sử dụng nhiều với tư cách công cụ của CSKKĐT là: Thuế thu nhập
doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhóm cơng cụ giá
Giá được sử dụng tích cực trong CSKKĐT. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị
trường, giá cả hàng hóa phải do thị trường quyết định, nhà nước chỉ trực tiếp can
thiệp ấn định giá một số hạn chế các hàng hóa và yếu tố sản xuất.
Nhóm cơng cụ tài chính – tiền tệ
Lãi suất: Lãi suất chính là giá của vốn nên có tác động trực tiếp đến hành vi
đầu tư. Lý thuyết kinh tế vĩ mô cũng đã phân tích quan hệ ngược chiều giữa đầu tư
và lãi suất thơng qua phương trình.
Mở rộng kênh tài chính: Các kênh tài chính cho doanh nghiệp hoạt động
trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, trong đó có nhiều kênh do Nhà nước kiểm
soát khá chặt chẽ như phát hành trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. Do vậy, Nhà nước
có thể sử dụng chính cơ chế và điều kiện phát hành các chứng chỉ có giá của doanh
nghiệp để khuyến khích đầu tư.
Thủ tục xuất nhập cảnh, chuyển vốn ra nước ngồi và tỷ giá: Đây là các
cơng cụ liên quan gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Tác
động của các quy định của Nhà nước trong các lĩnh vực này theo hai chiều: nếu
quy định thơng thống, chi phí cơ hội thấp thì tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu
tư nước ngồi. Ngược lại, nếu q chặt chẽ và chi phí cao thì có thể làm mịn mỏi
các ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
5


1.2.3.


Các yếu tố tác động đến chính sách khuyến khích đầu tư
Đường lối phát triển kinh tế của đảng cầm quyền
Đường lối nói chung, đường lối phát triển kinh tế nói riêng của Đảng cầm

quyền ảnh hưởng sâu sắc đến CSKKĐT trên các phương diện: định hướng ưu đãi
của chính sách tài khóa, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy mơ nguồn lực mà
nhà nước có thể sử dụng để hỗ trợ các hoạt động đầu tư, cũng như ảnh hưởng đến
thuế của Nhà nước, qua đó ảnh hưởng đến đầu tư.
Mơi trường chính trị - xã hội
Mơi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng đến CSKKĐT trên góc độ sự ủng
hộ hay khơng ủng hộ của xã hội đối với chính sách của Nhà nước, đặc biệt là đến
việc chi tiêu ngân sách cho giáo dục, cơ sở hạ tầng, chính sách đất đai, chính sách
đối với lao động, cơng đồn…
Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước ảnh hưởng đến cả quá trình hoạch định lẫn quá trình triển
khai thực hiện CSKKĐT. Các cơ cấu nhà nước khác nhau quy định quyền hạn khác
nhau của các cơ quan tham gia hoạch định CSKKĐT.
Thực trạng nền kinh tế
Tình hình chung của nền kinh tế quyết định nội dung của CSKKĐT. Nếu
nền kinh tế đang trong trạng thái tăng trưởng nóng thì CSKKĐT cần thiên về các
biện pháp hạn chế đầu tư. Nếu nền kinh tế đang ở trạng thái trì trệ, Nhà nước cần
tăng liều lượng đầu tư.
Vị thế quốc gia trên trường quốc tế

6


Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài. Vị thế quốc gia không chỉ được quy định bởi quy mô GDP, quy mơ dân số,

diện tích, mà cịn được quy định bởi vị thế địa lý và uy tín chính trị. Các quốc gia
lớn thường chiếm ưu thế hơn trong thu hút đầu tư nước ngồi. Các quốc gia đã
phát triển có ưu thế tương đồng trong thu hút FDI. Tuy nhiên, các quốc gia đang
phát triển cũng có ưu thế tăng trưởng nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao.

7


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ Ở
VIỆT NAM

2.1. Thực trạng chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở đường lối của Đảng, hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư
của nhà nước cũng đã được xây dựng dần dần. Nhìn chung, đặc điểm của chính
sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam có những nét khác biệt so với các nước
khác nên Nhà nước đã hoạch định chính sách này một cách thận trọng. Sự khác
biệt đó khơng phải chỉ ở nội dung chính sách. Sự khác biệt đó khơng phải chỉ ở nội
dung chính sách, mà cả trong cách xây dựng từ đầu các bộ phận cấu thành chính
sách. Thật vậy, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước ta phải xây dựng cả
hai bộ phận: đảm bảo và khuyến khích. Trong nhiều trường hợp, ở nước ta, các
biện pháp bảo đảm đầu tư có táo dụng thúc đấy đầu tư tư nhân khơng kém các biện
pháp khuyến khích. Bởi vì, bước chuyền trong cơ chế, chính sách từ chỗ ngăn cấm,
xóa bỏ đến chỗ thừa nhận vai trị quan trọng của kinh tế tu nhân có giả trị như một
cuộc giải phóng. Có thế nói, quan điểm cho phép tư nhân tự do kinh doanh của
Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra không chỉ động lực phát triển mạnh mẽ trong đầu tư
mà còn xây dụng các tiền đề cho sự phát triển đó. Đây là lý do để chúng tôi coi
những cởi bỏ rất căn bản, những sự cơng nhận về các quyền và lợi ích cơ bản của
kinh tế tư nhân, sự cho phép gia nhập, rút khỏi thị trường của kinh tế tư nhân là sự
khuyến khích rất lớn đối với đầu tư ở nước ta. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong
giai đoạn đầu thời kỳ đối mới. Đến nay, khoảng cách hay sự phân biệt giữa bộ phận

chính sách bảo đảm và bộ phận chính sách khuyến khích tuy đã rõ ràng hơn, nhưng
vẫn cịn có sự đan xen.
Quan điểm cơng dân được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà
pháp luật không cấm và bỏ chế độ cấp phép kinh doanh là điểm nổi bật của chính
sách khuyến khích đầu tư. Quan điểm công nhận quyền tự do kinh doanh của tư
8


nhân trong nước đã khuyến khích và cổ vũ được tinh thần kinh doanh, củng cố
được long tin của giới đầu tư vào đường lối đổi mới chính sách của nhà nước. Để
khuyến khích đầu tư tư nhân, hệ thống chính sách của nhà nước trong giai đoạn
này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn tham gia kinh doanh có thể
thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng, thuận lợi, với chi phí thấp nhất và thời
gian ngắn nhất. Theo tinh thần cởi mở của Luật doanh nghiệp, để thành lập doanh
nghiệp chủ doanh nghiệp chỉ cần đăng ký. Thủ tục hành chính cũng được cải cách
mạnh mẽ, hàng tram loại giấy phép con được bãi bỏ để tạo ra môi trường đầu tư
minh bạch và thông thống hơn.
Đồng thời, theo Luật doanh nghiệp, Nhà nước khơng quy định mức vốn
pháp định đối với hầu hết các ngành nghề kinh doanh (trừ các ngành đòi hỏi vốn
lớn và cần bảo hiểm rủi ro). Đây là bước đột phá trong thủ tục thành lập và đăng ký
kinh doanh đối với các doanh nghiệp tư nhân, đồng thời cũng là bước đột phá trong
việc dỡ bỏ rào chắn về vấn đề các nhà đầu tư có cơ hội đầu tư vào những ngành
nghề kinh doanh phù hợp với khả năng của họ.
Đặc biệt, chính sách khuyến khích đầu tư đã đề cập đến mảng đầu tư của
người Việt Nam ra nước ngồi. Ngày 14/04/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 22/1999/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo tinh thần của Nghị định 22, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình có quyền
đầu tư ra nước ngồi, chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi phải xin phép đầu tư ra nước ngồi, chỉ có doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải xin phép đầu tư khi dự án đầu tư có số

vốn trên 1 triệu USD. Sau khi có NĐ 22/CP, các cơ quan chức năng đã ban hành
các văn bản hướng dẫn thi hành khá đầy đủ. Có thể nói, NĐ 22/CP đã mở ra một
triển vọng mới cho nhà đầu tư trong nước thích nghi với nền kinh tế đang tồn cầu
hóa và tạo cơ chế pháp lý cho dòng vốn của Việt Nam đầu tư ra thị trường thế giới.
9


Nhà đầu tư tư nhân được tạo điều kiện để tiếp cận thuận lợi hơn tới các
nguồn lực như được giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai,
được vay vốn tín dụng. Nhà nước cho tư nhân thuê mặt bằng các khu công nghiệp,
thành lập và khuyến khích các Quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay trung và dài hạn; mở
rộng diện khuyến khích, ưu đãi đầu tư và tăng mức độ khuyến khích, ưu đãi cũng
như các biện pháp hỗ trợ đầu tư, chú trọng khuyến khích ưu đãi cho đầu tư mở
rộng, đầu tư chiều sâu, sản xuất để xuất khẩu; bảo đảm cơng bằng hơn trong
khuyến khích và ưu đãi đầu tư giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi cũng như giữa khu vực quốc doanh và dân doanh; ưu
tiên, ưu đãi trong một số ngành nghề, vùng lãnh thổ và các hoạt động kinh tế liên
quan tới các lĩnh vực công nghệ mới, các doanh nghiệp mới thành lập.
Chính sách của nhà nước khơng chỉ khuyến khích các hoạt động đầu tư trực
tiếp mà cịn khuyến khích cả các hoạt động hỗ trợ đầu tư, các lĩnh vực đầu tư được
mở rộng và cụ thể hóa, hoạt động đầu tư được xem xét ở phạm vi rộng hơn bao
gồm cả hình thức BOT, BTO, BT… Nhà đầu tư không những được miễn giảm thuế
lợi tức, thuế thu nhập, thuế thu nhập cho phần thu nhập tạo ra từ đầu tư bằng thu
nhập trước, mà cịn được hỗ trợ giảm chi phí đầu vào như miễn giảm thuế sử dụng
đất, tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng cho nhà đầu tư như xây dựng các khu
công nghiệp, khu chế xuất, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là thiết bị,
phương tiện vận chuyển, máy móc tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất
được. Doanh nghiệp được Nhà nước cho vay từ Quỹ hỗ trợ đầu tư của nhà nước
với lãi suất ưu đãi, trợ cấp lãi suất, bảo lãnh tín dụng, đặc biệt là hoạt động xuất
khẩu. Nhà nước chú trọng khuyến khích việc phổ biến và chuyển giao công nghệ;

tạo điều kiện cho nhà đầu tư được sử dụng với mức phí ưu đãi các công nghệ tạo ra
từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhà nước lập Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và
công nghệ từ ngân sách nhà nước, từ nguồn góp của các tổ chức tín dụng, các
10


doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước nhằm hỗ trợ cho các
nhà đầu tư vay với các điều kiện thuận lợi, lãi suất ưu đãi để nghiên cứu, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ. Hoạt động
đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
được hưởng mức ưu đãi càng lớn.
2.2. Đánh giá về thực trạng chính sách khuyến khích đầu tư tại Việt Nam
2.2.1. Những kết quả đạt được
Chính sách khuyến khích đầu tư đã tạo được động lực phát triển mạnh mẽ
kinh tế tư nhân trong nước. Tác động tích cực nhìn thấy rõ của chính sách là cùng
với thời gian, đầu tư tư nhân trong nước đã tăng lên không ngừng. Từ chỗ kinh tế
tư nhân hầu như khơng có vai trị đáng kể trong nền kinh tế nước ta, qua các giai
đoạn phát triển kinh tế của đất nước, khu vực này đã tăng nhanh cả về quy mô hoạt
động, số lượng doanh nghiệp lẫn đóng góp vào nền kinh tế.
Chính sách khun khích đầu tư đã ngày một hồn thiện và đi vào chiều sâu
hơn. Theo thời gian, chính sách khuyến khích đầu tư đã phát triển từ những định
hướng mang tính quan điểm cởi trói, đơn giản đã được đổi mới theo hướng ngày
càng toàn diện, đa chiều và phù hợp với nền kinh tế thị trường hơn. Xét về tổng
thể, chính sách thuế, chính sách đất đai và chính sách tín dụng của Nhà nước đã
tiến dần tới các mặt bằng chung của khu vực. Ngoài ra, Nhà nước đã sử dụng các
công cụ cung cấp ưu đãi theo thông lệ quốc tế. Có thể nói, sự cải cách trong chính
sách ưu đãi đầu tư những năm gần đây khơng những được các đối tác của nước ta
đánh giá cao mà cịn góp phần giảm bớt bất bình đẳng trong đối xử của Nhà nước
đối với khu vực kinh tế tư nhân trong so sánh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và doanh nghiệp nhà nước.


11


Chính sách khuyến khích đầu tư đã ngày càng bao quát đầy đủ các đối tượng
hơn. Đối với Việt kiều, những người có cả vốn tích lũy và kỹ năng kinh doanh,
ngồi các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài chung, Nhà nước đã tăng
cường thiết lập các mối quan tâm văn hóa, chính trị và ưu đãi về tiếp cận quyền sử
dụng đất để hấp dẫn họ về đầu tư trong nước. Hiện khơng có số liệu thống kê về
tổng vốn và dự án đầu tư của Việt kiều nhưng các số liệu gián tiếp về lượng kiều
hối hằng năm chuyển về nước lên đến 3 – 4 tỷ USD, sự xuất hiện các dự án hoạt
động có hiệu quả của một số Việt kiều ở các địa phương, nhất là sự tăng lên của
vốn Việt kiều đầu tư vào nhà ở những năm gần đây cho thấy, chính sách khuyến
khích Việt kiều đầu tư về nước đã đạt được thành công.
2.2.2. Những tồn tại hạn chế
Chế độ ưu đãi đầu tư còn chưa hợp lý. Nhiều loại ưu đãi đầu tư được sử
dụng nhằm đạt được đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau và đơi khi cịn xung đột,
triệt tiêu nhau do đó hiệu quả khuyến khích đầu tư cịn thấp. Ngồi ra, hiệu quả
chính sách ưu đãi đầu tư thấp cịn do tình trạng ưu đãi thuế thừa – có nghĩa là có
nhiều nhà đầu tư vẫn thực thi dự án dù khơng có ưu đãi thuế, hoặc chính sách thuế
khơng có tác dụng nhiều trong khuyến khích đầu tư.
Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư còn nhiều bất cập. Thủ tục đề nghị được hưởng ưu
đãi đầu tư còn thiếu thống nhất, phức tạp và khó thực hiện. Sự phiền hà, sách nhiễu
qua các thủ tục hành chính đang là trở ngại lớn cho việc thực hiện chính sách
khuyến khích đầu tư. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp vừa thiếu hướng dẫn
cụ thể, vừa mâu thuẫn nên ít phát huy tác dụng. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi
đầu tư qua tín dụng (như cho vay với lãi suất thấp hay hỗ trợ lãi suất tín dụng sau
đầu tư); qua miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại máy móc, thiết bị để
thực hiện dự án đầu tư… không phù hợp với nguyên tắc chống phân biệt đối xử
quốc gia của WTO.

12


Chính sách ưu đãi đầu tư thực hiện tràn lan và chưa đúng trọng điểm. Một số
ngành nghề nặng nhọc như khai tác than, vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng,
đầu tư mua sắm tàu biển vận chuyển hàng container, xà lan, các ngành nghề sử
dụng nhiều lao động không được đưa vào danh mục A của Nghị định số
35/2010/NĐ-CP ngày 23/2/2010, trong khi đó lại đưa vào một số ngành nghề chưa
xác định được cụ thể hoặc chưa rõ ràng, thống nhất trong cách hiểu.

13


CHƯƠNG 3. HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
CỦA VIỆT NAM

3.1. Phương hướng tiếp tục hồn thiện chính sách khuyến khích đầu tư ở
nước ta
3.1.1. Bối cảnh hội nhập của Việt Nam
Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do:
Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN – Hàn
Quốc, ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, ASEAN- Úc-Niu-di-lân,
ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh
kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU),
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong hầu hết các FTA đã ký kết, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung
bình khoảng 90% số dịng thuế, trừ ATIGA với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%.
Cam kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam
- EU (dự kiến có hiệu lực từ 2018) có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn,
hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế.

Từ năm 2015 trở đi, đặc biệt sau năm 2018, khi các cam kết trong Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA trong và ngoài khu vực hoàn thành cắt
giảm thuế nhập khẩu theo cam kết, dự kiến nguồn thu cho ngân sách nhà nước
(NSNN) từ các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giảm, do số lượng các mặt hàng được
xóa bỏ thuế nhập khẩu tăng mạnh và tỷ lệ hưởng ưu đãi C/O tăng cao hơn. Thu
NSNN những năm tới được đánh giá là tiếp tục khó khăn.
3.1.2. Định hướng đầu tư trong thời gian tới ở nước ta
Nhà nước định hướng đầu tư vào một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
14


- Tập trung đầu tư cho nông nghiệp, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nâng tỷ lệ đầu tư lên khoảng 13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, phấn đấu xây dựng
nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng
suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào
tạo nền nông nghiệp sạch, vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng
hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh có sức cạnh tranh cao, vào phát triển
rừng, thủy sản, công nghiệp dịch vụ nông nghiệp
- Khuyến khích đầu tư cơng nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn, dự kiến
khoảng 44% đầu tư toàn xã hội. Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành công
nghiệp có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, chiếm tỷ trọng giá trị gia tăng lớn,
chú trọng nội địa hóa bằng cách thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ.
- Đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện khoảng 15% vốn đầu tư
toàn xã hội.
- Đầu tư cho khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội
khoảng 8% vốn đầu tư toàn xã hội.
- Đầu tư cho các ngành khác như dịch vụ cơng cộng, cấp và thốt nước,
thương mại, du lịch, xây dựng… khoảng 20%. Ưu tiên khuyến khích đầu tư vào
các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh như du lịch, tài chính ngân
hàng, tư vấn…

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp
nước ngồi. Có chính sách hiệu quả hơn thu hút kiều hối về đầu tư ở trong nước.
Khuyến khích tư nhân trong nước đầu tư khơng có giới hạn về quy mô ở các lĩnh
vực Nhà nước khơng cấm. Khuyến khích hơn nữa doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
ra nước ngoài.
15


3.2. Một số giải pháp hồn thiện chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam
3.2.1. Chính sách khuyên khích đầu tư cần được tiếp tục hoàn thiện theo
hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể
Đổi mới CSKKĐT theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các chủ
đầu tư là xu hướng phù hợp với đường lối hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta.
Chỉ có tăng quyền tự do kinh doanh cho các chủ đầu tư trên thị trường nội địa ở
nước ta, chúng ta mới tạo điều kiện để tư nhân trong nước nhanh chóng trưởng
thành, nhanh chóng tận dụng thời gian quá độ ngắn ngủi để tích lũy sức mạnh, tạo
vị thế cạnh tranh với doanh nghiệp của nước khác ngay trên thị trường trong nước.
Mặc khác, chỉ bằng cách mở cửa nhiều và nhanh hơn thị trường trong nước đi đôi
với giải quy chế quản lý trong các khâu không cần thiết, nước ta mới hy vọng cạnh
tranh được với các nước hội nhập trước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Để nhất quán đổi mới CSKKĐT theo hướng tự do hóa kinh doanh nhiều
hơn, Nhà nước cần hành động nhất quán trong ban hành luật pháp, chính sách ở
các cấp, các ngành theo hướng rà soát loại bỏ các văn bản pháp lý vi phạm quyền
tự do kinh doanh theo luật, nghiên cứu để cải cách bộ máy quản lý và phương thức
hành động của Nhà nước theo hướng dịch vụ công, dỡ bỏ quan niệm ban ơn, quan
niệm có quyền can thiệp vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã in dấu lâu đời
trong quan niệm công chức. Hơn nữa, cần giới hạn rõ phạm vi quyền hạn của bộ
máy nhà nước, tuyên truyền giáo dục quyền và phạm vi tự do kinh doanh đến mọi
tầng lớp dân cư trong xã hội để họ hiểu về quyền của mình cũng như tạo khả năng

cho họ thực thi quyền đó.
3.2.2. Cải cách chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với hội nhập
Nghiêm túc và nhất quán cải cách kinh tế theo hướng thị trường nhiều hơn,
vì quan hệ kinh tế thị trường là mơi trường tốt nhất trong điều kiện hiện nay của
các quan hệ kinh tế quốc tế và cũng vì quan hệ kinh tế thị trường có nội dung mang
16


tính quy luật khách quan, trong đó ít nhất các nước đều có được địa vị bình đẳng
về mặt pháp lý. Quan hệ thị trường hơn hẳn quan hệ viện trợ kiểu ban ơn. Hơn nữa,
trong điều kiện lực lượng sản xuất hiện nay, kinh tế thị trường tỏ ra là hình thái
quan hệ xã hội tối ưu của các q trình kinh tế. Thị trường khơng chỉ đem lại sự
phân bổ hiệu quả các nguồn lực, mà còn tạo điều kiện tự do lựa chọn và tự do sáng
tạo của con người. Nói cách khác, xây dựng nền kinh tế thị trường đồng bộ, nhiều
kinh tế thị trường hơn không phải là yêu cầu của các đối tác kinh tế nước ngoài đối
với CSKKĐT của Nhà nước ta mà chính là yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.
Giữ uy tin quốc gia bằng phương thức hành động nhất quản đi đơi với trách
nhiệm cao trong thực thì các cam kết quốc tế. Bởi vì, trong điều kiện nước ta đã
chính thức trở thành thành viên của WTO, nếu Nhà nước vi phạm các cam kết đa
phương và song phương thì phải trả giá về kinh tể. Vì thể, Nhà nước cần hành
động có tầm chiến lược và bài bản, tránh đưa ra các biện pháp chính sách tuỳ tiện
để giảm thiếu các chi phi tháo gỡ về lâu dài. Đồng thời, sự nhất quân, ổn định và
hiệu lực cao trong thực thì các cam kết quốc tế sẽ tạo uy tin và sức cạnh tranh cho
môi trường đầu tu của nước ta. Đây là điều kiện cần để tăng cường thu hút đầu tư
nước ngoài.
Nhà nước ta phải nâng cao năng lực quân lý vĩ mô nền kinh tế cũng như
nâng cao kỹ năng tham gia quân lý kinh tế tồn cầu để có thể đưa ra các chính sách
có thế được nuớc khác chấp nhận, đồng thời có lợi cho Việt Nam, nhất là khả năng
đưa ra các chính sách kinh tế mềm dẻo, khả năng để xuất sảng kiến hợp lý và khả
năng thuyết phục các chính khách, nhà qn lý nước ngồi.

Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho công tác tuyên truyền, giáo dục nguời dân
trong nước tich cực và chủ động hội nhập theo hướng có lợi, nhất là chủ động nâng

17


cao tay nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao các kỹ năng hoạt động trên
thị trường thế giới.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước cho đào tạo lao động
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trình độ tay nghề của dân cư, cũng như của
công chức nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước ta những năm tới đây.
Nhà nước nên tập trung nỗ lực vào nâng cao hiệu quả dự án đầu tư bằng ngân sách
nhà nước, một mặt, để sử dụng tối ưu nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước, mặt khác
để nâng cao uy tín quản lý của Nhà nước, tạo hình ảnh tốt của Nhà nước XHCN
hiệu quả và trong sạch.

18


KẾT LUẬN
Đẩu tư có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế-xă hội và tạo việc làm,
thu nhập cho dân cu. Trong nền kinh tế thị trường định hưởng XHCN ở nước ta,
mặc dù đầu tư nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng tỷ trọng của đầu tư thuộc khu
vực tư nhân ngày càng tăng lên. Đầu tư tư nhân có vai trị quan trọng, nên khuyến
khích đầu tư tư nhân trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước ta.
Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực hoạch định và đổi mới
chính sách khuyến khích đầu tư. Nhờ đó, quy mơ vốn đầu tư tư nhân trong nước và
tư nhân nước ngoài ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, so với mục tiêu và yêu cầu đặt
ra, CSKKĐT ở nước ta trong thời gian qua cũng cịn nhiều hạn chế cần tiếp tục
hồn thiện. Ngun nhân của tình trạng trên, một mặt do CSKKĐT là một dạng

chính sách mới, Nhà nước chưa có kinh nghiệm hoạch định và thực thi phù hợp với
kinh tế thị trường. Mặt khác, do quá trình chuyển đổi, bộ máy quản lý nhà nước
chậm thay đổi. Vì vậy, Nhà nước ta buộc phải thay đổi để thích ứng với điều kiện
hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Tầm quan trọng chiến lược hàng đầu của việc điều chỉnh hệ thống chính
sách khuyến khích đầu tư địi hỏi phải coi nó là đối tượng quan tâm của nhiều bộ
ngành, nhiều chương trình đề tài mang tầm quốc gia để có thể đi sâu giải quyết. Có
như vậy thì chính sách thuế của Việt Nam sẽ ngày càng hồn chỉnh phù hợp với
thơng lệ quốc tế và phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước ngày càng hội nhập
sâu rộng.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá (2010), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.
2. Vũ Xuân Thuyên (2011), Khuyến khích đầu tư trong nước – Những vướng mắc
và giải pháp tháo gỡ, NXB Chính trị quốc gia.
3. Bùi Anh Tuấn (2008), Các giải pháp thúc đẩy hoạt động khuyến khích đầu tư
trong nước, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 8/2013.
4. Các cam kết về thuế của Việt Nam trong ASEAN và chương trình hành động tập
thể của APEC.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách
tinh giản biên chế, ngày 20/11/2014.
6. Hồ Văn Vĩnh (2004), Kinh tế tư nhân và quản lý kinh tế tư nhân ở nước ta hiện
nay, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
7. Đỗ Đức Minh (2011), Tồn cầu hóa với xu thế cải cách thuế của Việt Nam, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội.


20


MỤC LỤC



×