Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận nhựa và vi nhựa – những tác động tới môi trường và sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.32 KB, 9 trang )

Chủ đề: Nhựa và vi nhựa – Những tác động tới môi trường và
sức khỏe con người
Contents
PHẦN MỞ ĐẦU:..........................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:........................................................................................1
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:........................................................................1
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:........................................................2
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................................................2
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:....................................................................................2
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:...........................................................................3
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG:......................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận:.........................................................................................................3
Hạt vi nhựa là gì:...................................................................................................3
Nguồn gốc Hạt vi nhựa:........................................................................................4
Hạt vi nhựa có tồn tại trong thực phẩm hay không ?............................................4
Ảnh hưởng của hạt vi nhựa tới sức khỏe con người:.............................................4
Ảnh hưởng của hạt vi nhựa tới sức sinh vật:.........................................................5
I. Cơ sở thực tiễn:......................................................................................................5
Hiện trạng sử dụng nhựa hiện nay:........................................................................5
Tiến độ hiện tại và giải pháp.................................................................................7
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................7
I Kết quả:...................................................................................................................7
II. Hướng phát triển tiếp theo:...................................................................................8
1. Làm sao để hạn chế hấp thu hạt vi nhựa từ thực phẩm:....................................8
2. Để Bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng chất thải nhựa ra tự nhiên là điều hết
sức cần thiết:..........................................................................................................8
III. Kiến nghị:............................................................................................................8

1



PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhựa (chất dẻo) là một vật chất có mặt ở tất cả mọi nơi trên thế giới, từ các công
cụ sinh hoạt hằng ngày (quần áo, màng bọc thực phẩm, túi ni lông, đồ gia dụng,..)
đến những thiết bị hiện đại và thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng hóa (vỏ điện thoại,
vỏ linh kiện máy móc,…) đều làm từ nhựa.
Vì nhựa là vật liệu dễ sản xuất, bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp,... nên chúng
được sủ dụng rộng rãi và thay thế nhiều vật liệu truyền thống như gỗ, vải, da, thủy
tinh, kim loại,… Nhưng nhựa tồn tại rất nhiều tác hại cho môi trường và sức khỏe
con người cũng như các loại động vật, điển hình là động vật biển.
Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã đưa ra một nghiên cứu cho thấy trung
bình, mỗi tuần, mỗi người trên thế giới có thể ăn phải ít nhất 5g Hạt Vi Nhựa, tương
đương với khối lượng của một chiếc thẻ tín dụng hoặc một chiếc thẻ ATM.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng cần phải tìm hiểu thêm về tác động của Hạt
Vi Nhựa đối với sức khỏe con người vì chúng có mặt ở khắp mọi nơi - kể cả trong
nước uống của chúng ta.
Hạt Vi Nhựa luôn tồn tại xung quanh môi trường sống của con người, trong nước,
khơng khí, thực phẩm, nước uống… và đơi khi là ở bên ngồi mơi trường của các
sinh vật tự nhiên.
Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều công bố khoa học về tác hại của hạt vi nhựa đối
với sức khỏe con người và Hạt Vi Nhựa vẫn luôn được tiêu thụ mỗi ngày trong đời
sống con người
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Với kích thước nhỏ gọn Hạt Vi Nhựa có phát tán nhiều nơi chỉ trong một thời gian
ngắn gây ra tình trạng ơ nhiễm vi nhựa ngày càn lan rộng làm ảnh hưởng không nhỏ
tới môi trường sống.
Ở môi trường biển: Số lượng sinh vật biển giảm đi đáng kể rõ rệt vì ăn Vi Nhựa
Trong khơng khí: Nếu vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 10 micromet,
Vi nhựa có thể vào sâu trong đường hô hấp tiến và mắc kẹt hấp phế nang, khó bị

đào thải
Vi nhựa cũng có thể vào cơ thể con người qua con đường tiêu hóa khi con người
uống nước đóng chai hoặc ăn cá từ đại dương bị ô nhiễm vi nhựa.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
- Nội dung, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Những ảnh hưởng của Hạt Vi Nhựa đến sức khỏe con người.
2


IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài chú trọng vào nội dung nghiên cứu vấn đề của Hạt Vi Nhựa và các cách
khắc phục tác hại của nó.
Bởi vì khơng đủ nhân sự, thời gian, ngân sách và các hạn chế về phương tiện thơng
tin về tài liệu nên nhóm chỉ có thể khảo sát trên báo chí nên khơng thể hướng sâu vào
các chuyên môn khác của đề tài.
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu phương pháp xác định hạt vi nhựa trong mơi trường trầm tích bãi
triều ven biển, áp dụng thử nghiệm tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
/>- Phân tích quản lý rác thải nhựa từ-nguồn-tới-biển tại lưu vực sông Vu Gia - Thu
Bồn [Stockholm International Water Institute (SIWI)]
/>- Nghiên cứu xác định thành phần hạt vi nhựa trong mơi trường trầm tích bãi triều
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa [Trương Hữu Dực sinh viên khóa 61 Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên]
/>- NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI NHỰA TẠI VIỆT
NAM [Ths. Trần Thu Hương / Cán bộ kỹ thuật cấp cao WWF – Việt Nam]
/>- NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI - ĐỪNG CHỜ THẢM HỌA RÁC THẢI NHỰA /
Tạp chí Tuyên Giáo 11/2018
/>- Độc tính tiềm tàng của các vi nhựa polystyrene
/>ne_microplastic_particles
- Nghiên cứu đánh giá chi tiết về nguy cơ vi nhựa và phụ gia gây hại tới sức khỏe

con người
/>
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu về các vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên được thế giới quan
tâm cùng với những thông tin trong sách giáo khoa trong vấn đề ô nhiễm.

3


GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Cho đến hiện nay, dù đã chứng mình được vi nhựa có tác động đến các loại sinh
vật biển làm tăng tỉ lệ tử vong của chúng nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức
nào có thể kết luận vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhưng các nhà khoa học tin rằng các
dạng vi nhựa và hạt nano nhựa có thể xâm nhập vào cây trồng và tích lũy trong nơng
sản, từ đó dần dần đi vào chuỗi thức ăn của chúng ta và sẽ gây ra những hệ lụy khôn
lường về sau.
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Những mối nguy hại tiềm ẩn và khôn lường của Hạt Vi Nhựa tới môi trường tự
nhiên và sức khỏe con người.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Nêu ra những tác hại mà Hạt Vi Nhựa gây nên cho môi trường, sinh vật tự nhiên và
những vấn đề khi Hạt Vi Nhựa ở trong cơ thể con người và động vật. Đưa ra những
cách khắc phục cũng như tìm ra phương hướng giải quyết kịp thời.

PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận:
Hạt vi nhựa là gì:
Hạt Vi Nhựa là những hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm.
Nhựa là một chất phân hủy chậm, một chai nhựa bình thường phải mất trung bình

từ 450 đến 1000 năm để phân hủy. Và chùng không phân hủy sinh học mà chúng
phân rã thành những mảnh nhỏ (đường kính tối thiểu nhỏ hơn 5mm). Gọi là Hạt Vi
Nhựa, gây ra nhiều nguy hại đến môi trường cũng như sức khỏe con người
Theo định nghĩa của Cục Đại dương và khí quyển quốc gia - NOAA (National
Oceanic and Atmospheric Administration), Vi nhựa (microplastics) được hiểu là
những miếng nhựa rất nhỏ có chiều dài dưới 5 mm, có thể nhìn bằng mắt thường và
gây ra tác động tiêu cực đến đại dương, sinh vật dưới nước cũng như mơi trường.
Nguồn gốc Hạt vi nhựa:
Vi nhựa có nguồn gốc từ các loại chất thải nhựa do con người thải ra mơi trường, theo
đó, vi nhựa có thể có 3 nhóm xuất xứ:
- Vi nhựa sơ cấp (nguyên phát): Là nhựa được chủ ý thiết kế với kích thước rất nhỏ
gọi là microbeads, có nhiều trong các sản phẩm sức khỏe và làm đẹp như kem đánh
4


răng, bột giặt, mỹ phẩm,.... hoặc trong công nghệ phun khí để làm sạch rỉ rét, sơn keo
máy móc, động cơ, vỏ thuyền….
- Vi nhựa thứ cấp (thứ phát): Là những mảnh nhựa rất nhỏ sản sinh từ sự phân hủy
của các mảnh vụn nhựa lớn hơn, do các tác nhân vật lý, sinh học và hóa học gây ra.
- Vi nhựa từ các nguồn khác: Là những mảnh nhựa có trong rác thải phụ phẩm, bụi
trong q trình hao mòn của hai loại vi nhựa sơ cấp và thứ cấp như sợi vi nhựa khi
giặt quần áo, đồ chơi bằng nhựa, vi nhựa cao su do lốp xe hao mịn…
Hạt vi nhựa có tồn tại trong thực phẩm hay không ?
Như đã đề cập ở trên, hạt vi nhựa được tìm thấy ở trong nhiều mơi trường khác
nhau và thực phẩm cũng không ngoại lệ. Một nghiên cứu đã kiểm tra nhiều nhãn hiệu
muối biển khác nhau và phát hiện có đến 600 hạt vị nhựa trong mỗi kilogram muối.
Vài nghiên cứu khác tìm thấy hơn 600 sợi vi nhựa trong mật ong và 109 vi nhựa
trong mỗi lít bia.
Tuy nhiên , hải sản mới là nguồn thực phẩm chứa hạt vi nhựa phổ biến nhất. Bởi
nhựa có nhiều ở đại dương và bị các động vật biển ăn phải vì nhầm đó là thức ăn, dẫn

đến việc tích tụ các chất độc. Lồi vẹm và hàu biển có nguy cơ nhiễm hạt vi nhựa cao
nhất, đã có nghiên cứu cho rằng có chứa đến 0,36-0,47 hat vi nhựa trong mỗi gram
vẹm và hàu. Đồng nghĩa với việc thường xuyên ăn động vật biển con người có thể ăn
phải 11 000 hạt vi nhựa mỗi năm.
Ảnh hưởng của hạt vi nhựa tới sức khỏe con người:
Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ hiện diện của hạt vi nhựa trong thực
phẩm nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về tác hại của chúng đối với sức khỏe.
Có một thử nghiệm đánh giá tác động của hạt vi nhựa ở chuột được thực hiện gần
đây cho thấy khi cho chuột ăn, các hạt vi nhựa tích lũy trong gan, thận và ruột làm
tăng mức độ các chất oxy hóa trong gan. Chúng cũng khiến các phân tử gây độc cho
não tăng lên.
Các vi phân tử bao gồm cả hạt vi nhựa có khả năng đi từ ruột vào máu cũng có khả
năng di chuyển đến các cơ quan khác. Các hạt vi nhựa thường được tìm thấy trong
đường tiêu hóa của nhiều sinh vật biển khác nhau, gây ra tổn thương sinh lý .
Ngoài ra, phân tử nhựa cũng đã được tìm thấy ở trong phổi người, 87% số người
tham gia nghiên cứu có sợi nhựa trong phổi. Các nhà khoa học cho rằng hạt vi nhựa
có trong khơng khí là ngun nhân gây ra hiện tượng trên. Đã có nghiên cứu thực
hiện trong ống nghiệm cho thấy những hạt vi nhựa trong khơng khí có thể làm cho tế
bào phổi sản xuất các chất kháng viêm.
Một trong những thành phần thường thấy trong nhựa như hộp đựng hay bao bì
nhựa là bisphenol A (BPA) có khả năng nhiễm vào thực phẩm. Nguy hiểm hơn, các
5


nhà khoa học đã có bằng chứng cho thấy BPA có thể can thiệp vào sự sản sinh
hormone sinh sản, đặc biệt là ở nữ giới.
Các hạt vi nhựa còn có khả năng hấp thu những chất độc hại xung quanh nó. Khi
tồn tại trong mơi trường một thời gian dài, chúng sẽ thu nhận các chất ô nhiễm khác
từ đất, nước khơng khí. Khi đó, nếu con người lại ăn phải các vi nhựa này thì thật
đáng quan ngại.

Ảnh hưởng của hạt vi nhựa tới sức sinh vật:
Thực vật:
Đất nông nghiệp đã thực sự trở thành một bể chứa vi nhựa lớn, đặc biệt là vi nhựa
có bản chất PE, (nhựa PE được sử dụng rất phổ biến làm màng phủ trong canh tác
nông nghiệp do mang lại nhiều lợi ích kinh tế như hạn chế sự bốc hơi nước trong đất,
chống rửa trôi phân bón và cách ly sâu bệnh. Tuy nhiên, nhựa thường bị bỏ lại sau
thu hoạch đã gây tích tụ dư lượng nhựa trong đất, dẫn tới lượng lớn các hạt nhựa PE
với nhiều kích thước khác nhau tích lũy trong đất nông nghiệp.). Bên cạnh đó, một số
dạng vi nhựa khác như vi sợi, vật liệu phân hủy sinh học, màng nhựa và một số dạng
nhựa nano cũng đã bắt đầu được tìm thấy trên các vùng đất canh tác.
Từ đó gây ra sự thay đổi cấu trúc đất do vi nhựa được chứng minh là ảnh hưởng
đến quá trình hình thành các hạt keo đất, dẫn đến thay đổi tính chất của đất, kìm hãm
dịng vận chuyển của dinh dưỡng trong đất, gây độc trực tiếp cho cây trồng, vận
chuyển và hấp phụ các chất gây ô nhiễm và tác động đến cấu trúc và hệ sinh vật đất
bao gồm cả vi sinh vật.
Những ảnh hưởng này có thể kìm hãm sự phát triển cũng như thay đổi chức năng
của các loài thực vật, do đó có khả năng tạo nên những thay đổi trong thành phần
quần xã thực vật và ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn của con người.
I. Cơ sở thực tiễn:
Hiện trạng sử dụng nhựa hiện nay:
Chúng cịn có thể được sản xuất chủ động ở dạng nhỏ có trong các sản phẩm kem
đánh răng, nước tẩy trang trong mỹ phẩm. Hạt vi nhựa tìm thấy ở khắp nơi trên thế
giới như trong đại dương, sông, đất và nhiều môi trường khác. Sau đó chúng được
tiêu thụ bởi nhiều động vật và cuối cùng là con người.
Hiện nay ô nhiễm vi nhựa đã lan rộng ra một phạm vi lớn ở rất nhiều hệ sinh thái,
“vi nhựa có mặt khắp đại dương, vi nhựa có trong hải sản chúng ta ăn, vi nhựa có
trong muối chúng ta dùng hằng ngày, thậm chí vi nhựa có cả trong khơng khí chúng
ta thở”.
Với nhu cầu sử dụng nhựa ngày càng tăng môi trường đang phải gánh chịu nhiều
nhựa thải hơn bao giờ hết. Ước tính có khoảng 8,8 triệu tấn nhựa mỗi năm được đổ

6


xuống đại dương. Hơn thế nữa, 276 nghìn tấn nhựa trơi nổi trên bờ biển và những
phần khác đã chìm hoặc dạt vào bờ. Dù thực trạng như vậy, nhưng được bao nhiêu
người bắt tay vào việc hạn chế sử dụng nhựa để bảo vệ mơi trường và có bao nhiêu
nhà máy, xí nghiệp hạn chế hay ngừng việc sản xuất đồ nhựa?
Các loài sinh vật phù du sẽ ăn vi nhựa, cá bé lại ăn sinh vật phù du và bị nhiễm
nhựa, cá lớn lại ăn cá bé và bị nhiễm vi nhựa, lâu dần cũng sẽ chết. Vì 2 lý do trên,
trong những năm gần đây, số lượng sinh vật biển giảm đi đáng kể, rõ rệt
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore đã tìm thấy hơn 400 loại vi khuẩn
trên 275 mảnh Hạt Vi Nhựa được thu thập từ các bãi biển địa phương. Chúng bao
gồm các côn trùng gây ra bệnh viêm dạ dày ruột và nhiễm trùng vết thương ở người,
cũng như những con côn trùng liên quan đến tẩy trắng các rạn san hơ.
Vi nhựa được tìm thấy dưới lịng đất trong các tầng chứa nước đá vôi ở Illinois,
Mỹ với tần suất 15 hạt trên mỗi lít nước. Loại nguồn nước ngầm này cung cấp
khoảng ¼ lượng nước uống trên thế giới.
- Năm 2020:
Hoa Kỳ - New Orleans - Vào ngày 20 tháng 8, một container vận chuyển 40 feet
chất đầy hạt nhựa đã rơi khỏi tàu CMA CGM Bianca xuống sơng Mississippi . Một
container vận chuyển 40 feet có thể chứa 25 tấn hạt nhựa, có thể từ hàng triệu đến
hàng tỷ hạt nhựa dẻo riêng lẻ. CMA CGM Bianca bị đứt khỏi cầu cảng do một cơn
giông bão. Không có cuộc dọn dẹp chính thức nào diễn ra. Việc xử lý vật liệu nguy
hiểm tràn trên biển thuộc thẩm quyền của lực lượng bảo vệ bờ biển, nhưng hạt nhựa
không được phân loại là vật liệu nguy hiểm. Cục Chất lượng Mơi trường khơng tìm
thấy rõ ai chịu trách nhiệm dọn dẹp sự cố tràn này.
- Năm 2018:
Hoa Kỳ - Pennsylvania - Vụ tai nạn xe bán tải dẫn đến giải phóng hàng triệu hạt
nhựa màu xanh sáng vào Pocono Creek, và các tuyến đường thủy của Thung lũng
Lehigh .

- Năm 2017:
Nam Phi - Durban - sự cố tràn khoảng 2 tỷ hạt nhựa(49 tấn), từ một container vận
chuyển ở Cảng Durban, đòi hỏi các nỗ lực dọn dẹp kéo dài. "Hiệp hội Nghiên cứu
Sinh học Biển Nam Phi (SAAMBR) đã gửi một lời kêu gọi khẩn cấp cho những
người sử dụng bãi biển dọc theo toàn bộ bờ biển Nam Phi để cố gắng và hỗ trợ thu
thập càng nhiều hạt nhựa càng tốt." Lượng hạt nhựa này đã được phát hiện dạt vào bờ
biển ở Tây Úc .
- Năm 2012:
Tại Hồng Kông, sau khi bị bão Vicente thổi vào ngày 24 tháng 7 năm 2012, một số
container của tập đồn dầu khí Trung Quốc Sinopec chở hơn 150 tấn hạt nhựa đã bị
thổi tung ra biển, trôi dạt vào bờ biển phía nam Hồng Kơng, chẳng hạn như Shek O.,
7


Cheung Chau, Ma Wan và Lamma Island . Sự cố tràn đã làm gián đoạn sinh vật biển
và được cho là đã giết chết nguồn cá trong các trang trại nuôi cá.
Tiến độ hiện tại và giải pháp
Ngành công nghiệp nhựa đã đáp lại sự chú ý và lo lắng ngày càng tăng đối với sự
thất thoát hạt nhựa, gây ô nhiễm. Operation Clean Sweep được thành lập bởi SPI:
Hiệp hội Thương mại Công nghiệp Nhựa vào năm 2001 và được Hội đồng Hóa học
Hoa Kỳ tham gia với mục tiêu hạn chế các nhà sản xuất nhựa làm thất thốt nhựa ra
mơi trường. Chương trình quản lý tự nguyện này cung cấp cho các thành viên một sổ
tay hướng dẫn họ cách làm giảm hao hụt các hạt nhựa và vi nhựa trong cơ sở của họ
bằng cách cung cấp các khóa đào tạo cần thiết.Tuy nhiên, chương trình không yêu
cầu các công ty lưu giữ hoặc báo cáo bất kỳ dữ liệu nào về sự làm rỏ rì các hạt nhựa
vào môi trường.
Vào năm 2008, California đã thông qua một “luật cấm”, “đặt tên cụ thể cho các hạt
nhựa trước khi sản xuất (nurd) là chất gây ô nhiễm”.

PHẦN KẾT LUẬN

I Kết quả:
- Hạt Vi Nhựa là những hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm, khó phân hủy.
- Hạt Vi Nhựa là chất ô nhiễm hiện đã có mặt ở khắp mọi nơi, từ thức ăn, nước
uống, khơng khí…
- Hạt Vi Nhựa ảnh hưởng tới cơ thể con người và động vật khi đã tích tụ tới một số
lượng nhất định trong cơ thể.
- Hạt vi nhựa trong đất có thể kìm hãm sự phát triển và thay chức năng của các loài
thực vật.
II. Hướng phát triển tiếp theo:
1. Làm sao để hạn chế hấp thu hạt vi nhựa từ thực phẩm:
Dù còn nhiều tranh cãi về những tác động của hạt vi nhựa lên cơ thể người thì
chúng thực sự tồn tại trong rất nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, đặc biệt là cá và
động vật có vỏ.
Các phân tử nhựa có thể “rị rỉ” từ bao bì, hộp nhựa dùng một lần vào thực phẩm.
Do đó, bạn nên tập thói quen hạn chế sử dụng bao bì dùng một lần, vừa làm giảm
lượng rác thải cho môi trường, vừa bảo vệ sức khỏe trong tương lai.

8


2. Để Bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng chất thải nhựa ra tự nhiên là điều hết
sức cần thiết:
- Cần hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng sản phẩm chứa nhựa;
- Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường;
- Không xả rác bừa bãi ra môi trường;
- Thay sản phẩm chứa nhựa bằng các loại vật liệu khác thân thiện với môi
trường… để giúp thế hệ tương lai được sống trong môi trường xanh sạch hơn.
- Cần tăng cường công tác thu gom và tái chế rác thải nhựa nhằm giảm tác động
đến môi trường
III. Kiến nghị:

Cần tiếp tục nghiên cứu nhằm giá tác động của hạt vi nhựa đối với môi trường
nước, sinh vật, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người

9



×