Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài báo cáo (chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý hiệu quả hiện đại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.57 KB, 3 trang )

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý
hiệu quả.
Định nghĩa cơ cấu kinh tế: Mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ
cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, các vùng và cơ cấu thành phần kinh tế.
-

Trong hệ thống cơ cấu kinh tế thì cơ cấu các ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó phản ánh
trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện
đại hố. Cơ cấu các ngành kinh tế bao gồm:
• Nơng – lâm – ngư nghiệp (khu vực I)
• Cơng nghiệp – xây dựng (khu vực II)
• Dịch vụ (khu vực III)
• Định nghĩa chuyểnđổi cơ cấu kinh tế:Sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực,
trình độ của lao động trong điều kiện kinh tếxã hội ứng với từng giai đoạn phát triển
kinh tế của đất nước.

Nói dễ hiểulà ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào
có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung
của nền kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Do Nhà nước có chủ trương, chính sách thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên mọi khía cạnh. Ngồi ra, Nhà nước cũng áp dụng
đường lối đổi mới về khoa học – công nghệ, nhất là tác động từ cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ
thế giới đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách nhanh chóng.
-

-

-

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là tất yếu: Một quốc gia muốn phát triển và đạt được tốc độ tăng
trưởng cao phải có cơ cấu ngành hợp lý. Đối với đất nước, để thực hiện mục tiêu công


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần cơ cấu ngành theo hiện đại, phù hợp và hiệu quả.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hố hiện đại hoá phải gắn liền với sự
phát triển của phân cơng lao động trong và ngồi nước. Từng bước hình thành các ngành,
các vùng chun mơn hố sản xuất để khai thác thế mạnh, nâng cao năng suất lao động,
phát huy nguồn lực các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế.
Hiện nay Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng giảm khu vực I, tăng khu vực II và
khu vực III. Đây cũng là chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý hiệu quả.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý hiệu quả là quá trình tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả:





Chuyển đổi cơ cấu cho phép khai thác tối đa thế mạnh tự nhiên kinh tế xã hội của từng
vùng.
Phát triển đồng đều, hợp lý giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và vùng kinh
tế.
Khai thác và phát triển tổng hợp sức mạnh của đất nước, tạo sự phát triển nhanh và bền
vững.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động để đáp ứng nguồn lực
cho nền kinh tế.

Ví dụ: Hiện nay tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động phục vụ cho các ngành công
nghiệp và dịch vụ tăng. Số lượng gia đình thuận nơng giảm thay vào đó là những lao động có tay


nghề làm việc cao trong các khu công nghiệp. Và một lượng không nhỏ các lao động tri thức làm

việc trong các công ty, làm việc trong các ngành dịch vụ.


Đẩy mạnh phát triển khu vực II dẫn đến các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng
trưởng mạnh theo.

Ví dụ: Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, trong đó các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia,...


Chuyển đổi cơ cấu kinh tế góp phần biến đất nước trở thành một điểm đến hứa hẹn cho
các nhà đầu tư nước ngồi.

Ví dụ: Thị trường phát triển ổn định, bền vững, nguồn khách hàng tiềm năng lớn, nguồn lao động
có kinh nghiệm và kỹ năng cao là những điểm sáng thu hút các nhà đầu tư.
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu:


Đảm bảo sự phù hợp giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với tính chất và trình độ
của quan hệ sản xuất. Đồng thời phải phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan.

Ví dụ trước năm 1986, nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái
quá vai trị “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước,
mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Có những nơi nơng dân bị bắt
ép đi vào các hợp tác xã, mở rộng nơng trường qc doanh mà khơng tính đến lực lượng sản
xuất cịn rất lạc hậu. Người lao động không chú trọng về cả trình độ, tư liệu sản xuất mà nhất là
cơng cụ lao động ở nước ta thời kỳ này cịn thơ sơ, lạc hậu. Quan hệ sản xuất lên quá cao, tách
rời với lực lượng sản xuất. Hậu quả là sản xuất bị kìm hãm, đời sơng nhân dân đi xuống nhanh
chóng, năng suất lao động thấp, kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Cịn sau năm 1986,

trong hồn cảnh lực lượng sản xuất không ngừng phát triển (đội ngũ tri thức tăng, hệ thống
giảng dạy được mở rộng,...). Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương đa dạng các mối quan
hệ xã hội đã bước đầu vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Do đó, vào năm2005, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 8,4 %, cao nhất
khu vực Đông Nam Á. Đây là bằng chứng cụ thể cho việc phát triển phù hợp giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất.


Khai thác phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả
câc nguồn lực bên ngồi để phát triển kinh tế xã hội.

Ví dụ: Nhân tố con người là nguồn lực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển đất nước ngày nay
và trong thời đại tồn cầu hóa và cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư tương lai. Phát triển và
phát huy được vai trò của nguồn lực con ngườiđòi hỏi phải đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo toàn diện ở tất cả lớp học, ngành học, nhất là ở bậc đại học, ở các trường đào tạo
nghề, gắn học với hành, đào tạo với nhu cầu lao động xã hội, nhà trường và doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, nước ta là một thị trường rộng lớn, có bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nhiều danh lam
thắng cảnh, nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa độc đáo,..cũng là những nguồn lực to lớn
cũng cần được khơi dậy, phát huy tạo thành sức mạnh phát triển đất nước.


Cho phép ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại vào các ngành, các
vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ví dụ: Trong lĩnh vực y tế, trong bối cảnh đại dịch Covid, các bệnh viện sử dụng robot để đưa
thức ăn và thuốc góp phần hạn chế bệnh dịch lây lan.





Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và u cầu của tồn cầu hố, hội nhập
quốc tế.

Tóm lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả không thể tách rời sự
phát triển các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, năng lượng, giao thông vận tải,... đồng thời
phải được đặt trong chiến lực phát triển tổng thể của nền kinh tế, có tính đến các mối quan hệ trong
và ngoài nước, quan hệ giữa trung ương và địa phương, quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo
an ninh, quốc phịng, quan hệ giữa tích lũy tiêu dùng.



×