Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du học ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.59 KB, 20 trang )

MỤC LỤ

PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU HỌC..........................2
1.1. Khái niệm và mục đích du học........................................................2
1.1.1. Khái niệm du học........................................................................2
1.1.2. Mục đích du học.........................................................................2
1.2. Các hình thức du học.......................................................................2
1.2.1. Du học học bổng:........................................................................2
1.2.2. Du học tự túc...............................................................................3
1.3. Lợi ích và tác hại của việc du học...................................................4
1.3.1. Khó khăn.....................................................................................4
1.3.2. Lợi ích của việc du học...............................................................5
II. THỰC TRẠNG DU HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY............................6
2.1. Thực trạng du học ở Việt Nam hiện nay........................................6
2.2. Đánh giá thực trạng du học của Việt Nam hiện nay....................11
2.2.1. Lý do xu hướng du học phát triển mạnh...................................11
2.2.2. Du học sinh khiến gia tăng chảy máu chất xám........................12
2.2.3. Một số hạn chế đối với vấn đề du học.......................................13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................15
Kết luận..................................................................................................15
Kiến nghị................................................................................................16
Phương hướng phát triển du học.........................................................16
1


Đối với vấn đề thu hút du học sinh làm việc trong nước....................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................18

2




PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trong xu thế tồn cầu hóa, để tiếp cận gần hơn với “Văn minh thế
giới”, du học là con đường được nhiều người lựa chọn. Tại các thành phố, các
bậc phụ huynh đã bắt kịp xu hướng du học để tạo điều kiện cho con em mình
đến gần với nền giáo dục của các đất nước phát triển khiến cho du học trở
thành trào lưu phát triển mạnh mẽ.
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế
về giáo dục và đào tạo, nhiều học sinh, sinh viên đi học tập ở nước ngồi bằng
các nguồn kinh phí khác nhau (từ ngân sách nhà nước, học bổng của Chính
phủ và cơ sở đào tạo nước ngồi, tự túc kinh phí), trong đó nguồn kinh phí tự
túc của gia đình người học là chủ yếu.
Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển đất nước. Tuy nhiên,
học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp chưa phát huy tốt
vai trị, khả năng của mình do chưa có các cơ chế, chính sách, giải pháp phù
hợp nhằm khuyến khích, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này.
Do đó, qua q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “ Thực trạng
và giải pháp phát triển du học ở Việt Nam hiện nay” để có cái nhìn xâu và
rộng về vấn đề.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU HỌC
1.1. Khái niệm và mục đích du học
1.1.1. Khái niệm du học
Du học là việc đi học ở một nước khác nước hiện tại của người học
đang sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn

nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ.
1.1.2. Mục đích du học
Hiện nay với sự mở cửa của chính sách ngoại giao, có khá nhiều du học
sinh đi du học tự túc và với nhiều mục đích khác nhau. Có nhiều du học sinh
đã học tập rất tốt, sử dụng kiến thức học được để giúp ích cho quốc gia mình,
đồng thời khơng ít du học sinh khơng xác định rõ mục đích du học và khơng
thể hịa đồng tại mơi trường mới. Bên cạnh đó cịn có hiện tượng chảy máu
chất xám của các du học sinh, sau khi kết thúc khóa học các du học sinh tìm
cách ở lại đất nước đang du học để làm việc và định cư.
1.2. Các hình thức du học
1.2.1. Du học học bổng:
Du học học bổng là hình thức du học trong đó du học sinh được cá
nhân hay tổ chức nào đó hỗ trợ một phần hoặc tồn phần tài chính cho du học.
Thơng thường, có các học bổng từ phía Việt Nam và học bổng từ phía nước
du học dành cho du học sinh.
Học bổng từ phía Việt Nam: gồm hình thức học bổng của chính phủ
Việt Nam và các tổ chức trong nước.
+ Học bổng từ chính phủ Việt Nam: hàng năm, Chính phủ Việt Nam
cấp hàng trăm suất học bổng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học sinh
Việt Nam đi học tập ở nước ngoài bậc đại học và sau đại học, dành cho đối
tượng là giảng viên, cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà quản lý khoa học kỹ
2


thuật đang công tác tại các đơn vị nhà nước. u cầu chung với các ứng viên:
trình độ chun mơn giỏi, đạo đức tốt, có điều kiện sức khỏe tốt để học tập,
cam kết sau khi hồn thành chương trình học tập ở nước ngoài sẽ quay trở về
nước cống hiến, phục vụ tại đơn vị đã cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà
nước.
Thông tin về thủ tục, hồ sơ, ngành học và điều kiện dự tuyển có thể liên

hệ Phòng quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế thuộc các trường đại học và Sở
giáo dục và đào tạo hoặc xem thông tin trên website của Vụ Đại học và Sau
đại học, Bộ giáo dục và Đào tạo.
+ Học bổng từ các tổ chức khác: loại học bổng này do các đơn vị, cơ
quan, tổ chức, công ty/ tổng công ty … cấp cho các cán bộ, nhân viên hoặc
con em trong ngành có nhiều đóng góp cho đơn vị, thuộc diện đào tạo cán bộ
của đơn vị đó và cam kết phục vụ lâu dài cho ngành.
Học bổng quốc tế: là học bổng của chính phủ các nước, của các tổ chức
quốc tế tài trợ, hoặc các trường đại học/ cao đẳng. Những học bổng này đều
có những điều kiện đối với người được cấp học bổng như kết quả học tập xuất
sắc, trình độ ngoại ngữ tốt và cam kết quay trở về quê hương làm việc.
1.2.2. Du học tự túc
Là hình thức du học trong đó du học sinh tự chi trả các chi phí liên
quan đến du học. Có một số xu hướng du học phổ biến với học sinh, sinh
viên Việt Nam.
Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình quyết định cho con em đi du học
sớm, trước khi hoàn thành chương trình trung học phổ thơng tại Việt Nam như
du học từ bậc tiểu học và trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) hoặc bậc dự bị đại
học/ chứng chỉ A/ Tú tài quốc tế sau khi hoàn thành lớp 10, 11 tại Việt Nam.
Lý do cơ bản cho xu hướng này là các bậc phụ huynh mong muốn con em
mình có sự khởi đầu sớm hơn để hịa nhập tốt hơn vào môi trường học tập
3


mới và sự thành công cao hơn về sau; bản thân học sinh có sự chuẩn bị cho du
học sớm hơn, tốt hơn về ngoại ngữ, tư tưởng, kỹ năng học, định hướng…
Xu hướng du học chuyển tiếp
Đây là hình thức các trường đại học trong nước liên kết với các trường
đại học nước ngoài để đào tạo du học tại chỗ và liên thơng (một phần chương
trình tại Việt Nam và phần cịn lại tại nước ngồi).

Khác với hình thức liên kết đào tạo, vốn có chương trình đào tạo và
chứng chỉ là sự thỏa thuận giữa trường nước ngồi và trường sở tại, hình thức
du học tại chỗ và chương trình liên kết đào tạo; du học tại chỗ là chương trình
của trường nước ngồi chuyển giao cơng nghệ đào tạo, giám sát chất lượng và
cấp bằng tại quốc gia sở tại.
1.3. Lợi ích và tác hại của việc du học
1.3.1. Khó khăn
Khó hịa nhập với mơi trường mới
Du học là thời gian phải thích nghi với nhiều cái mới như lối sống, văn
hóa, phương pháp dạy và học. Ngồi ra, việc xa gia đình, người thân để sống
cùng những người xa lạ sẽ khiến sinh viên bị shock nếu không được chuẩn bị
và làm quen trước về tâm lý. Thậm chí, nhiều du học sinh bỏ về nước vì
khơng thích nghi được với mơi trường trường mới lạ và nhiều sức ép.
Thủ tục du học phức tạp, rườm rà
Hiện nay, nhiều thủ tục du học đã được nới lỏng, việc xin visa, lựa chọn
trường… trở nên dễ hơn. Tuy nhiên, mỗi đất nước lại có những quy định khác
nhau, có thể thay đổi theo thời gian nên gây nhiều phiền phức cho du học sinh
nước ngồi.
Chi phí du học cao
Khó khăn đầu tiên của sinh viên đi du học là chi phí. Nếu được nhận
học bổng từ Chính phủ hoặc các tổ chức phi Chính phủ, du học sinh có thể
4


trang trải phần nào chi phí. Tuy nhiên, đối với du học sinh tự túc, chi phí để
các du học sinh trang trải là rất lớn lớn.
1.3.2. Lợi ích của việc du học
Cách học và chương trình giảng dạy khác nhau đối với các quốc gia. Vì
vậy, học tập ở nước ngoài cũng cung cấp du học sinh sự tự do để tham gia vào
các khóa học mà khơng có sẵn tại Việt Nam. Một số nơi có cấu trúc khóa học

linh hoạt giúp du học sinh có thể chọn mơn học mình thích và phù hợp với
thời gian theo học.
Với nhiều người, lợi ích lớn nhất du học đem lại có thể là tấm bằng tốt
nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc chứng tỏ bản thân là một con người có
nghị lực, siêng năng cũng như có thể thích ứng tốt với các môi trường khác
nhau. Du học giúp nâng cao cơ hội học hỏi một vấn đề theo các nền văn hóa
khác nhau, điều đó giúp du học sinh có cái nhìn vấn đề bao qt hơn nhiều
người khác. Cùng với đó, là sự tự tin và tinh thần cởi mở. Thêm nữa, sau
những năm tháng du học, du học sinh sẽ nâng cao kỹ năng nói chuyện và
nhận thức văn hóa.

5


II. THỰC TRẠNG DU HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng du học ở Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT năm
2018, hiện đang có khoảng 190.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập,
nghiên cứu tại nước ngoài.
Biểu đồ 1: Số lượng Du học sinh Việt Nam ở các thị trường du học hấp dẫn

< Nguồn: Cục Hợp tác Quốc tế>
Nhật Bản với 61,671 du học sinh Việt Nam,
Đứng đầu các quốc gia có số lượng du học sinh Việt Nam nhiều nhất là
đất nước mặt trời mọc, theo thống kê của cục quản lý xuất nhập cảnh thì số
lượng du học sinh Việt Nam ở Nhật đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc, năm
2017 có tới 61,671 du học sinh VN đang học ở Nhật Bản. Dự kiến năm 2018
thị trường du học Nhật vẫn tăng trưởng, nhưng sẽ tăng trưởng chậm, vì cục
xuất nhập cảnh và sứ quán Nhật đang hạn chế cấp visa cho du học sinh Việt
Nam, do có số lượng trốn tăng cao, do du học sinh VN đi làm thêm quá giờ

quy định nhiều nhất.
6


Biểu đồ 2: Tương quan số lượng du học sinh tại Nhật Bản của Việt Nam và Trung Quốc
2014-2017

Nguồn: Pan Student Services Orgizatior
Mỹ với 22,438 du học sinh VN:
Đây là thị trường du học dành cho “con nhà giàu”, có tới trên 70% số
du học sinh của VN đến từ miền nam của VN. Thị trường này tăng trưởng rất
chậm dần đều.
Úc với 19,827 du học sinh VN:
7


Thị trường du học Austrailia trong những năm từ 2008 tới 2012 cũng
phát triển rất cao, nhưng từ 2012 bộ giáo dục Úc làm chặt với các hồ sơ của
du học sinh đến từ Đông Nam Á, đặc biệt trong đó có VN, vì du học sinh VN
đến đây đi làm thêm quá nhiều, trốn ra ngoài, phạm pháp nhiều nhất trong các
quốc gia, vậy nên thị trường du học Úc dự kiến năm 2018 này vẫn khơng có
tăng trưởng.
Biểu đồ 3: Số lượng du học sinh của VN và các nước ở Austrailia

< Nguồn: Cục Hợp tác Quốc tế>
Canada với 14,826 du học sinh Việt Nam:
Đây là thị trường du học đang được phát triển nhanh. Từ năm 2016
phía chính phủ Canada đã nới lỏng về điều kiện nhập cảnh cho du học sinh
Đông Nam Á, đặc biệt là du học sinh của VN. Cộng với phía thị trường du
học Mỹ đang bị chậm lại nhiều, nguyên nhân do tổng thống Trump đang thắt

chặt điều kiện nhập cảnh với du học sinh tất cả các nước vào Mỹ, vậy nên
nhiều du học sinh VN đã chuyển sang đi du học Canada.

8


Biểu đồ 4: Tương quan số lượng du học sinh tại Canada của Việt Nam và các nước

Hàn Quốc với 14,614 du học sinh Việt Nam:
Đây là thị trường du học đang được du học sinh VN quan tâm nhiều
trong những năm trở lại đây, tỉ lệ tăng trưởng về số lượng tăng cao từ năm
2015 tới nay.
Biểu đồ 5: Số lượng du học sinh Việt Nam ở Hàn Quốc

9


Nguồn: Korea.net.vn
Số lượng du học sinh tại Nhật Bản liên tục tăng nhanh do các điều kiện
như:
+ Điều kiện du học Hàn Quốc đơn giản.
+ Tổng tất cả chi phí đi du học Hàn khá thấp.
+ Công việc làm thêm ở Hàn nhiều hơn và du học sinh hoàn toàn kiếm
đủ tiền đóng học + tiền ăn + ở + sinh hoạt khác.
+ Du học sinh Hàn Quốc ra trường được phía Hàn ưu tiên xét cấp visa
E7 để ở lại Hàn Quốc làm việc lâu dài. Cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp
Hàn Quốc tại Việt Nam như: Samsung, Hyundai, Lotte, Daewoo…

10



2.2. Đánh giá thực trạng du học của Việt Nam hiện nay
2.2.1. Lý do xu hướng du học phát triển mạnh
Ngồi yếu tố mong muốn chủ quan thì những yếu tố khách quan, các
chính sách mới của chính phủ cũng giúp đẩy mạnh việc học sinh, sinh viên
lựa chọn du học. Theo ông Nguyễn Xuân Vang – Cục trưởng Cục Đào tạo với
nước ngoài cho biết một trong những lý do khiến du học sinh tăng cao là việc
nhiều quốc gia mới bắt đầu cấp học bổng cho Việt Nam. Đồng thời một số
nước gia tăng các suất học bổng cho học sinh Việt Nam.
Bên cạnh đó là số học sinh du học bằng đề án ngân sách nhà nước, học
bổng theo Hiệp định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết, quản lý cũng gia tăng
rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng theo thống kê này, chỉ có 10% trong tổng 110.000 du
học sinh du học theo học bổng còn 90% là du học tự túc ở tất cả các hệ gồm
học sinh trung học, cao học, nghiên cứu sinh… 90% du học sinh tự túc chứng
tỏ hàng năm. Các bậc phụ huynh phải tiêu tốn khơng ít chi phí cho việc học
tập của các du học sinh ở nước ngoài, thậm chí các du học sinh cịn đi làm
thêm để giảm bớt gánh nặng kinh tế.
Các bậc phụ huynh sẵn sàng chấp nhận tốn kém để con em có mơi
trường học tập ưu việt hơn, đối với họ chỉ có con đường du học mới có hy
vọng một tương lai tốt đẹp. Thậm chí, khơng ít gia đình chấp nhận cho con du
học trong điều kiện kinh tế gia đình không dư dả.
Một điều đáng lưu ý nữa trong việc du học tự túc là các bậc phụ huynh
thường tìm đến những công ty du học để đăng ký tham khảo hoặc tư vấn về
các chương trình du học. Chính vì điều này mà có khơng ít những trung tâm
du học lừa đảo, lấy cắp tiền của các bậc phụ huynh rồi bỏ trốn.

11



2.2.2. Du học sinh khiến gia tăng chảy máu chất xám
Theo kết quả một nghiên cứu của TS Phạm Thị Liên, thuộc Đại học
Công nghệ Sydney, “100% du học sinh khơng muốn quay về. Và rất khó cho
những người đã trở về áp dụng những gì được học vào thực tế tại Việt Nam”
Sinh viên du học xong, trở về hay không trở về - một đề tài tưởng cũ,
nhưng thỉnh thoảng lại được xới lên trên báo chí lẫn trên mạng xã hội. Đối với
nhiều người, lựa chọn - về hay ở lại - không chỉ là lựa chọn cá nhân, mà còn
là phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn con người của một nền kinh tế.
Một ví dụ thường được nêu lên là trong số 17 quán quân "Đường lên
đỉnh Olympia" đi du học Úc, chỉ 2 người chịu về nước.
Lý do khiến du học sinh không muốn về
Lý do khiến nhiều du học sinh học xong khơng muốn về nước, theo kết
quả nghiên cứu nói trên, là vì họ muốn kiếm việc làm. Nếu trở về, khả năng
xin được việc làm có thể vận dụng được những kỹ năng, kiến thức và kinh
nghiệm mà họ học được vào bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam rất khó khăn.
Đó là chưa nói đến tiền lương và các mối quan hệ xã hội.
Cũng như sinh viên nhiều nước khác, sinh viên từ Việt Nam muốn ở lại
nước ngồi sau q trình du học chủ yếu là xuất phát từ điều kiện làm việc và
nghiên cứu. 'Điều kiện' ở đây không chỉ gồm cơ sở vật chất khoa học (vốn cần
thời gian để xây dựng) mà còn là hệ thống đề bạt và tưởng thưởng, và nhất là
môi trường làm việc và sự tương tác giữa người với người. Ở Việt Nam, dân
gian có câu nói về cơ hội như "Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí
tuệ" làm nản lịng rất nhiều người muốn về nước đóng góp.
Các sinh viên khi du học ở các nước tự do, việc đầu tiên là cần thích
nghi với mơi trường cởi mở nơi đây. Nhưng sau khi thích nghi cuộc sống nơi
đầy rồi họ lại khơng cịn muốn về nước nữa, bởi họ khơng muốn về nước lại

12



phải đối mặt với những thủ tục chạy chọt xin việc, ngay cả du học về nhiều
khi vẫn phải có tiền mới mong xin được việc .
Môi trường ở nước ngoài khác biệt hoàn toàn ở trong nước, các du học
sinh ra nước ngoài đã quen với cung cách dám nghĩ dám làm, nói những điều
thực vời lịng mình, cịn ở trong nước nói ra điều gì cũng phải dè chừng xem ý
lãnh đạo thế nào mới dám nói, khơng thể sống thực với chính mình.
Thực tế cho thấy có những trường học sau khi du học về nước lại phải
làm những việc trái với sở trường, lại phải lo lắng xây dựng các mối quan hệ
với lãnh đạo cho tốt, khiến tài năng cũng như ước mơ hoài bão bị thui chột
theo thời gian.
Chưa kể nếu về nước thu nhập thấp không tương xứng với cống hiến,
lại phải đối mặt với tệ nạn con ông cháu cha đầy rẫy trong các cơ quan, DN
nhà nước.
2.2.3. Một số hạn chế đối với vấn đề du học
Quốc gia nào có nhiều sinh viên du học thì ngoại tệ bị mất đi và có thể
cịn mất đi những tài năng, nguồn lực đầu tư suốt 12 năm giáo dục phổ thông
cho những sinh viên này. Tính đến số học sinh phổ thơng du học sang Mỹ,
nếu gộp cả vào thì có thể vượt quá con số 880 triệu USD. Xu hướng du học
nước ngoài tăng cho thấy một bộ phận các gia đình giàu nhanh hơn những bộ
phận cịn lại của xã hội và cũng phản ánh niềm tin vào dịch vụ giáo dục trong
nước đang giảm. Niềm tin bị hao hụt chủ yếu do chất lượng giáo dục cũng
như môi trường giáo dục còn nhiều hạn chế.
Đến nay Việt Nam mới chỉ có 2 Đại học quốc gia lọt vào bảng xếp
hạng 1.000 trường Đại học theo bảng xếp hạng QS. Dù đáng mừng vì lần đầu
tiên chúng ta có trường lọt vào bảng xếp hạng, song cũng thấy rõ kết quả đó
cịn hết sức khiêm tốn. Trong khi cũng ở Việt Nam, nhưng các ĐH quốc tế với
học phí đắt đỏ vẫn thu hút được người học. Điều này thôi thúc các trường
13



trong nước phải đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ hơn. Chun mơn, ngoại ngữ
tốt, kỹ năng, ý chí vươn lên cũng như khả năng thích ứng với mơi trường làm
việc và các mơi trường văn hóa khác nhau là những yếu tố chuẩn đầu ra làm
nên sự khác biệt và cạnh tranh, thu hút người học.

14


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Việt Nam đang tiến hành “ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn hội nhập tồn cầu hóa. Thế
giới có nhiều sự thay đổi như : thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay
gắt, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển đội ngũ lao động tri
thức và văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt
là nguồn nhân lưc giàu “ chất xám” trở thành vấn đề cấp thiết để đất nước
phát triển cả về kinh tế và xã hội nên việc ngăn chặn nạn “ chảy máu chất
xám” ngày càng gia tăng ở các du học sinh của nước ta cần được quan tâm
một cách thỏa đáng của nhà nước và xã hội.
Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã bùng nổ trở lại, gây nên sự ảnh hưởng to
lớn tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên tồn thế giới, tình hình kinh tế - xã hội
tại các quốc gia phát triển đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.
Giãn cách xã hội, đóng cửa giao thương và rất nhiều biện pháp khác đang
được các nước thực hiện nhằm đẩy lùi sức ảnh hưởng của đại dịch. Đó cũng
là nguyên nhân gây nên thiệt hại nặng nề đến ngành Giáo Dục các nước, hầu
hết trường học và các cơ sở đào tạo buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động để
bảo đảm an tồn cho học viên, ban bố hàng loạt thơng báo nghỉ học và vẫn
chưa có kế hoạch khai giảng trở lại. Điều này khiến cho tiến trình học tập của
du học sinh Việt Nam bị trì hỗn nghiêm trọng từ đầu năm 2020 đến thời
điểm hiện tại.


15


Kiến nghị
Phương hướng phát triển du học
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Thường xuyên cập nhật thông tin và cung cấp kịp thời cho các cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi tình hình học sinh du học nước ngoài để
phối hợp quản lý; đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước sở
tại, theo dõi, nắm tình hình lưu học sinh để có biện pháp quản lý thích hợp.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý lưu học sinh, về quyền lợi và
nghĩa vụ của lưu học sinh cho phù hợp với tình hình mới; đồng thời ban hành
các quy định về hoạt động dịch vụ du học nước ngồi.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Nội vụ và Tài chính trình
Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổng thể về đào tạo và quản lý lưu học sinh.
Bộ Ngoại giao:
a) Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho lưu học sinh về lợi ích và nghĩa
vụ của việc đăng ký công dân.
- Thực hiện việc đăng ký công dân và bảo hộ công dân theo quy định
của pháp luật. Hướng dẫn lưu học sinh đăng ký công dân.
- Mở rộng quan hệ với các cơ sở đào tạo và chính quyền nước sở tại để
nắm tình hình lưu học sinh; tăng cường thơng tin và tham mưu cho các cơ
quan chức năng trong nước về những lĩnh vực và cơ sở đào tạo có uy tín của
nước sở tại.
- Tùy tình hình cụ thể ở nước ngoài, thành lập các tổ chức đại diện của
lưu học sinh theo đơn vị thành phố, vùng, trường, v.v...; vận động và khuyến


16


khích lưu học sinh quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với tổ chức đại diện lưu
học sinh và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
- Tổ chức và bảo đảm các hoạt động đoàn thể của lưu học sinh theo sự
hướng dẫn của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ban
Cán sự Đảng ngồi nước.
- Định kỳ 06 tháng thơng báo tình hình và cơng tác quản lý lưu học sinh
Việt Nam tại nước sở tại cho Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Khen thưởng tập thể và cá nhân lưu học sinh có thành tích xuất sắc trong
công tác quản lý lưu học sinh.
c) Xử lý các vi phạm của lưu học sinh theo quy định của pháp luật.
Đối với vấn đề thu hút du học sinh làm việc trong nước
Vấn đề thu hút trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài đang được dư luận
xới lên kịp thời, như một nhận thức tích cực ngăn chặn tình trạng chảy máu
chất xám trong tương lai. Sau đây là những biện pháp để ngăn chặn nạn “
chảy máu chất xám” ở các du học sinh của Việt Nam:
Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ áp dụng với những người
đăng kí nộp hồ sơ đi du học. Có những quy định, chế tài xử phạt đối với
những du học sinh sử dụng ngân sách nhà nước học nhưng ở lại nước ngoài.
Lập những đề án theo dõi, nuôi dưỡng “ nhân tài tương lai” . Lập các
chương trình giao lưu giữa các bạn du học sinh, có các trang web cung cấp
các thông tin về quê nhà, cơ hội làm việc trong nước, các câu lạc bộ kết nối
với các học sinh, sinh viên trong nước để họ trao đổi thông tin cho nhau làm
cầu nối cho tinh thần yêu nước từ đó sẽ kéo được những du học sinh trở về
sau khi học tập tại các nước sở tại. Cần lập một cơ quan riêng chuyên trách về
việc quản lý lưu học sinh.

17



Xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo chất lượng cao trong nước hoặc
liên kết với các trường đại học nước ngoài đào tạo trong nước để thu hút chất
xám quay về.
Nhà nước thiết lập những cơ chế tạo điều kiện, môi trường làm việc,
nghiên cứu cho những du học sinh có tài khi trở về nước có thể phát huy hết
khả năng của mình khi áp dụng các kiến thức đã được học ở nước ngồi. Có
chế độ đãi ngộ, chế độ lương bổng xứng đáng sẽ thu hút được “chất xám về
nguồn”.
Cần có các kênh thơng tin chính thức cung cấp những thông tin về quê
nhà, về cơ hội tìm kiếm việc làm… cho các du học sinh. Nhà nước có các đề
án thu hút nhân tài ở tầm quốc gia khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi du học
sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)
2)
3)
4)

Minh Phương, 2018, Số lượng Du học sinh VN ở đâu nhiều nhất
Anh Minh, 17/08/2021, Du học Nhật Bản, những con số bất ngờ
Quốc Hội TV, 16/08/2021, Hiệu quả từ chương trình đào tạo kép
Huyền My, 2020, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam: “Thêm lựa chọn

du học giữa đại dịch”
5) Phạm Khánh, 2021, Tiếp tục giấc mơ du học giữa dịch Covid-19
6) Ngọc Trang, 2021, Việc làm cho du học sinh về nước - cần thay đổi bản
thân
7) Ngọc Trang, 2020, Rộng cửa việc làm cho du học sinh về nước


18



×