Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC THỰC HÀNH HÓA DƯỢC 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƢỢC
BỘ MƠN HĨA LÝ – HĨA DƢỢC – HĨA HỮU CƠ
***********

TẬP BÀI GIẢNG MƠN HỌC
THỰC HÀNH HĨA DƢỢC 2
Thuộc chƣơng trình đào tạo Dƣợc sĩ Đại Học

Lƣu hành nội bộ
ĐÀ NẴNG, NĂM 2019


LỜI NĨI ĐẦU
Tài liệu Thực tập Hóa dược 2 này được soạn thảo nhằm đáp ứng các yêu cầu
sau:
-

Nội dung các bài thực tập phù hợp với tài liệu lý thuyết Hóa dược 2 mới được
bộ Y tế xuất bản năm 2007.

-

Cập nhật được kiến thức theo Dược điển Việt Nam V và các Dược điển thông
dụng mới nhất trên thế giới.

-

Phù hợp với điều kiện trang thiết bị của bộ mơn và khả năng cung ứng hóa chất
của nhà trường.
Tài liệu này gồm có 6 bài thực tập, ngồi ra cịn có phần phụ lục giới thiệu



“cách xác định giới hạn tạp chất” và “cách xác định độ trong, màu sắc dung dịch” để
sinh viên tiện tra cứu ứng dụng.
Trong mỗi bài thực tập, tơi trình bày phương pháp kiểm nghiệm một thuốc điển
hình, ngồi ra cịn giới thiệu cách định tính hai hoặc ba thuốc khác.
Các phương pháp phân tích ứng dụng trong kiểm nghiệm hóa dược cũng lần
lượt được giới thiệu một cách tóm tắt để sinh viên ôn lại và ứng dụng từng bài cụ thể.
Tài liệu " Thực tập Hóa dược 2" này được biên soạn dựa theo đề cương chi tiết
đã được thông qua Hội đồng khoa học khoa Dược - trường Đại học Duy Tân, sử dụng
để giảng dạy cho dành cho sinh viên dược năm thứ ba hệ chính quy và sinh viên dược
năm thứ hai hệ liên thông.


NỘI QUY PHÕNG THÍ NGHIỆM
1. Sinh viên phải có mặt đúng giờ để đảm bảo chương trình thực hiện.
2. Để nón, mũ và các vật dụng cá nhân đúng nơi quy định.
3. Phải mặc áo blouse và đeo bảng tên.
4. Phải giữ gìn yên lặng, trật tự, giữ vệ sinh an tồn phịng thí nghiệm.
5. Khơng ăn uống, hút thuốc trong phịng thí nghiệm.
6. Khơng sử dụng điện thoại trong phịng thí nghiệm.
7. Phải chuẩn bị bài kỹ trước khi đến phịng thí nghiệm. Cuối buổi thực tập,
mỗi sinh viên phải có bản ghi kết quả thí nghiệm và làm bài tường trình
nộp vào cuối đợt thực tập.
8. Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn về các thao tấc sử dụng thiết bị, hóa chất.
Khơng được tự ý làm các thi nghiệm ngồi nội dung thực tập.
9. Làm thí nghiệm tại đúng chỗ đã được phân cơng: đật hóa chất, dụng cụ và
thiết bị đúng nơi quy định.
10. Ký nhận dụng cụ - thiết bị vào đầu mỗi buổi thực tập; ký trả vào cuối mỗi
buổi thực tập.
11. Các nhóm thực tập phải có trách nhiệm giữ gìn bộ dụng cụ được giao, nếu

làm mất hoặc làm hư hỏng thì sinh viên trong nhóm phải có trách nhiệm
bồi thường.
12. Khơng được mang các thiết bị - dụng cụ và hóa chất ra khỏi phịng thí
nghiệm khi chưa được sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn.
13. Cuối mỗi buổi thực tập các nhóm phải tự dọn vệ sinh dụng cụ, nơi làm
việc, luân phiên có một nhóm trực nhật dọn vệ sinh cho tồn bộ phịng thí
nghiệm.
14. Các hóa chất, rác thải, nước thải của quá trình súc rửa dụng cụ phải bỏ
đúng nơi quy định
15. Không được tự ý ra khỏi phịng thí nghiệm khi chưa được sự đồng ý của
cán bộ hướng dẫn.
16. Không được tự ý chuyển đổi nhóm thực tập, đi thực tập đúng nhóm đã quy
định trước.


MỤC LỤC
Lời nói đầu .........................................................................................................................
Bài 1: Metronidazol, Quinin sulfat, Mebendazol .............................................................. 1
Bài 2: Chloramphenicol, Erythromycin, Tetracyclin và kháng sinh β-lactam .................. 7
Bài 3: Isoniazid, Streptomycin sulfat, Rifampicin ............................................................ 14
Bài 4: Povidone-iodine, Nước oxy già, Nystatin, Griseofulvin ........................................ 20
Bài 5: Prednisolon, Glibenclamid, Levothyroxin natri ..................................................... 24
Bài 6: Viên nén Co-trimoxazol.......................................................................................... 27
Phụ lục ...............................................................................................................................
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................


Bài 1

METRONIDAZOL, QUININ SULFAT, MEBENDAZOL

Mục tiêu thực hành
1. Nhận thức cảm quan, thực hành được các phép thử định tính các thuốc
metronidazol, quinin sulfat và mebendazol.
2. Định lượng được metronidazol.
Dụng cụ, thuốc thử
-

Dụng cụ: Máy đo độ nóng chảy; phân cực kế; máy quang phổ UV-VIS; máy

đo pH cầm tay, đèn UV 365.
-

Thuốc thử: HCl 1 M; HCl 10%; H2SO4 10%; NaNO2 0,1 M và 2 M; BaCl2 5%

NaOH 10%; nước Br2; amoniac đặc; 2-naphtol; ethanol 96%; dinitrobenzen 1%;
màu mẫu VL6; dung dịch chì mẫu 10 ppm; acid acetic khan; HClO4 0,1 M.
I. KIỂM NGHIỆM METRONIDAZOL
Công thức:

Phân tử lƣợng (PTL): 171,20

C 6 H9 O3 N3

.

Tên khoa học : 2-(2-methyl-5-nitro-1H-imidazol-1-yl) ethanol.
1. Tính chất: - Bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng.
- Khó tan trong nước, trong aceton, ethanol 96% và trong methylene
clorid, tan trong acid vơ cơ lỗng.
2. Hố tính, định tính

2.1. Xác định nhiệt độ nóng chảy: F = 159 oC đến 163oC (Phụ lục 6.7 – DĐVN IV)
Cách tiến hành:
Bước 1: Đưa 1 lượng bột chất thử cần đo vào trong ống mao quản hở 2 đầu.
Bước 2: Đặt ống mao quản vào vị trí đo.
Bước 3: Lắp nhiệt kế vào máy để theo dõi nhiệt độ
Bước 4: Cắm dây điện vào nguồn, bật công tắc, bật đèn, diều chỉnh tốc độ gia nhiệt
Bước 5: Khi nhiệt độ đạt khoảng 150 độ C, bắt đầu theo dõi sự thay đổi trạng thái cho
1


đến khi chất thử chảy lỏng hoàn toàn, ghi lại nhiệt độ ứng với thời điểm chất thử chảy
lỏng hoàn tồn.
Bước 6: Tắt nguồn, tắt cơng tắc, tháo nhiệt kế, lấy mao quản ra khỏi máy đo.
2.2. Phản ứng xác định nhóm nitro thơm
Nguyên tắc:
Khử hóa nhóm -NO2 bằng H mới sinh thành nhóm -NH2; sản phẩm tạo thành
cho phản ứng đặc trưng amin thơm bậc 1.
Tiến hành:
- Ống nghiệm 1: Đun trên nồi cách thuỷ trong 5 phút hỗn hợp gồm: 10 mg
metronidazol; 1 ml nước; 0,25 ml HCl 10% và 10 mg bột kẽm (2 viên kẽm hạt); để
thật nguội, lọc thu dịch lọc. Thêm 0,2 ml (1-2 giọt) dung dịch NaNO2 10% vào dịch
lọc, trộn đều.
- Ống nghiệm 2: Hoà tan khoảng 0,1 g 2-naphtol vào 2 ml NaOH 10%.
Nhỏ từng giọt dịch ống 2 vào ống 1: Xuất hiện màu cam thẫm hay màu đỏ (đỏ vang).
2.3. Phản ứng màu
Hoà 10,0 mg chất thử vào 2 ml NaOH 10%, đun nhẹ: Xuất hiện màu tím đỏ,
chuyển sang màu vàng khi thêm HCl 10% tới pH acid.
3. Thử độ tinh khiết: Theo DĐVN IV.
3.1. Độ trong
Hòa tan 1,0 g metronidazol trong dung dịch acid hydrochloric 1 M và pha lỗng

thành 20ml với cùng dung mơi.
- Độ đục của dung dịch không đục hơn mẫu đối chiếu số II (Xem phụ lục II).
- Dung dịch không đậm hơn màu mẫu VL6 (Xem phụ lục III - bảng 9.3.2 d).
Cách so sánh độ đục và màu sắc:
So sánh độ đục: Nhìn dọc theo trục ống nghiệm, trên nền màu đen, trong ánh sáng
khuếch tán.
So sánh màu sắc: Nhìn ngang, vng góc với trục ống nghiệm, trên nền màu trắng,
trong ánh sáng khuếch tán.
3.2. Kim loại nặng (Pb): Không được quá 20 ppm (phụ lục 9.4.8 – DĐVN IV)
- Lấy 1,0 g metronidazol thử theo phƣơng pháp 3 (xem phụ lục).
- Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 ppm để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
4. Định lƣợng: Phƣơng pháp quang phổ UV
2


Ngun tắc: Dùng HCl lỗng để hịa tan metronidazol. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 277
nm. Trị số hấp thụ riêng E(1%,1 cm) ở 277 nm bằng 372.
Tiến hành:
-

Dung dịch 1: Hòa tan 40,0 mg metronidazol vào dung dịch HCl 0,1 M thành
100 ml.

-

Dung dịch 2: Pha loãng 5,0 ml dung dịch 1 bằng dung dịch HCl 0,1 M thành
100 ml.
Đo nhanh độ hấp thụ của các dung dịch 2 ở bước sóng 277 nm.
Tính hàm lượng metronidazol C6H9O3N3 trong chế phẩm thử, lấy trị số hấp thụ


riêng E (1%, 1 cm) ở 277 nm bằng 372.
Chất này trong chế phẩm thử phải đạt 99,0 - 101,0% (tính theo chế phẩm đã
làm khô).
* Chú ý: Chỉ lấy kết quả đo ở lần đo đầu (vì metronidazol dễ biến màu do ánh sáng
UV).
Cơng thức tính
Độ hấp thụ quang phổ UV
𝟏
A= 𝐄𝟏𝐜𝐦
*l*C

Trong đó

A: độ hấp thụ quang phổ.
: hệ số hấp thụ riêng.
l: bề dày của dung dịch (cm).
C: nồng độ dung dịch (%).

II. NHẬN THỨC, ĐỊNH TÍNH QUININ SULFAT, MEBENDAZOL
1. Quinin sulfat
Công thức: (C20H24N2O2)2 . H2SO4 . 2H2O

PTL: 783,0

3


Tên khoa học: bis [[5-Ethenyl-1-azabicyclo[2,2,2] oct-8-yl](6- methoxyquinolin-4-yl)
methanol] sulfat


1.1. Tính chất
-

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hoặc tinh thể hình kim khơng màu, mịn.

-

Khó tan trong nước, hơi tan trong nước sôi và ethanol 96%, thực tế không tan
trong ether.

-

Góc quay cực riêng: Từ - 237o đến - 245o , tính theo chế phẩm đã làm khơ ( Phụ
lục 6.4 DĐVN IV).

1.2. Định tính
1.2.1. Các phản ứng chung của alcaloid Cinchona
a. Phản ứng Thaleoquinin
Tiến hành: Hoà 5 mg chất thử vào 5 ml nước. Tẩm vài giọt dịch thu được lên tờ giấy
lọc. Đặt vết tẩm ướt lên miệng lọ nước Br2 đến màu vàng nhạt; tiếp theo đặt vết lên
miệng lọ amoniac đặc: Màu đỏ chuyển dần sang xanh lục.
b. Phát huỳnh quang
- Pha dung dịch quinin sulfat 2%.
- Thêm 1ml H2SO4 10% vào 5 ml dung dịch quinin sulfat 2%, trộn đều; đặt ống
nghiệm dưới đèn UV 365: Huỳnh quang xanh lơ.
1.2.2. Xác định góc quay cực riêng
Hòa tan khoảng 0,50 g quinin sulfat vào HCl 0,1 M thành 25,0 ml.
Đo góc quay cực của dung dịch trên bằng phân cực kế. Xác định góc quay cực
riêng []D20 quy nồng độ dung dịch theo chế phẩm khan, theo cơng thức:
[]D20 =  / C l

Trong đó:
: góc quay cực đo được.
C: nồng độ (%) dung dịch quinin sulfat vừa pha đo.
l: độ dài ống đo (dm).
Trị số []D20 nằm trong khoảng từ - 237o đến - 245o.
1.2.3. Phản ứng ion sulfat SO42Trong ống nghiệm hòa tan khoảng 45 mg quinin sulfat vào 5 ml HCl 10%.
Thêm 2-3 giọt BaCl2 5%: Xuất hiện tủa BaSO4 màu trắng.
2. Mebendazol
4


Công thức:

NH

C16H13N3O3
PTL: 295,3

N

NH COO Me

O

Tên khoa học: N-(5-benzoyl-1H-benzimidazol-2-yl) carbamat methyl.
2.1. Tính chất:
-

Bột đa hình màu trắng hay vàng nhạt.


-

Thực tế không tan trong nước, dicloromethan và ethanol 96%

-

Tan trong acid formic và hỗn hợp acid formic và isopropanol.

2.2. Định tính
Phản ứng màu: Lấy 10 mg mebendazol, thêm 5 ml ethanol 96%, 1 ml dung dịch
dinitrobenzen 1% trong ethanol 96% và 1 ml dung dịch NaOH 2 M, trộn đều: Xuất
hiện màu vàng đậm.
 CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1: Trình bày các phép thử định tính metronidazol?
A. Xác định nhiệt độ nóng chảy, phản ứng của nhóm nitro thơm, phản ứng màu.
B. Xác định nhiệt độ nóng chảy, phản ứng của nhóm nitro thơm, Thử tinh khiết.
C. Xác định nhiệt độ nóng chảy, phản ứng của nhóm nitro thơm, phản ứng màu, Thử
tinh khiết.
D. Xác định nhiệt độ nóng chảy, phản ứng của nhóm nitro thơm, phản ứng màu, Kim
loại nặng.
Câu 2: Định lƣợng Metronidazol bằng phƣơng pháp quang phổ UV ở bƣớc
sóng……., lấy kết quả đo ở….?
A. 365 nm, lần đầu.
B. 277 nm, lần thứ ba.
C. 278 nm, lần thứ ba.
D. 277 nm, lần đầu.
Câu 3: Nêu các phản ứng chung của alcaloid Cinchona?
A. Phản ứng Thaleoquinin và phát huỳnh quang.
B. Phản ứng Thaleoquinin và xác định góc quay cực riêng.
C. Phản ứng Thaleoquinin và phản ứng inon sulfat.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 4: Dung môi dùng để hịa tan Mebendazol là gì?
5


A. Ethanol 96%.
B. NaOH 10%.
C. HCl 10%.
D. Methanol 96%.

6


Bài 2

CHLORAMPHENICOL, ERYTHROMYCIN
TETRACYCLIN VÀ KHÁNG SINH -LACTAM
Mục tiêu thực hành
1. Thực hiện các phản ứng định tính của chloramphenicol. Pha được dung dịch
trong nước và định lượng chloramphenicol bằng phương pháp quang phổ UV.
2. Nhận biết bằng cảm quan và thử định tính được: Erythromycin, tetracyclin;
tiến hành được phản ứng màu phân biệt kháng sinh -lactam.
Dụng cụ, thuốc thử
- Dụng cụ: Đèn UV 254 và 365 nm; máy quang phổ UV-VIS; bình định mức 500
ml; khay sứ nhiều lỗ; nồi cách thủy.
- Thuốc thử: H2SO4 98% và 15%; HCl đặc và 18% ; HNO3 10%; Acid acetic 1%;
NaOH 10% và 2 M; NaNO2 0,1 M; AgNO3 5%; CuSO4 5%; Kẽm hạt; 2-naphtol; Bản
silicagel GF254; chloroform; methanol; aceton; formol.
I. KIỂM NGHIỆM CHLORAMPHENICOL
Công thức: C11H12O5N2Cl2


PTL : 323,13
H NH CO CHCl2

O2N

C

C

CH2OH

OH H

Tên khoa học: D (-)-threo -2-dicloroacetamido-1-p-nitrophenyl-1,3-propandiol hoặc
2,2-Dicloro-N-[2-hydroxy-1-hydroxymethyl-2-(4-nitrophenyl)ethyl] acetamid.
1. Tính chất
-

Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim hoặc
phiến dài.

-

Độ tan: khó tan trong nước; dễ tan trong ethanol 96% và trong propylene
glycol.

-

Dung dịch trong ethanol thì hữu tuyền, trong ethyl acetat thì tả truyền.


-

Nhiệt độ nóng chảy: từ 149 oC đến 153oC.

-

Góc quay cực []D20: từ 18,5o đến 20,5o (chế phẩm trong dung môi ethanol).

2. Định tính
7


2.1. Các phản ứng của nitrophenyl và chlor hữu cơ
Nguyên tắc: Trong dung dịch, dưới tác dụng của [H] mới sinh (dùng Zn /H+), nhóm
nitro thơm chuyển thành nhóm amin thơm bậc 1, cho phản ứng đặc trưng; các nguyên
tử chlor hữu cơ sẽ chuyển sang dạng ion Cl- (vô cơ) và cho kết tủa trắng xám với dung
dịch AgNO3.
2- naphtol/NaOH

+H
-CHCl2

Phẩm màu nitơ

Cl- : Xác định bằng AgNO3

Zn/H2SO4

Tiến hành: Trong ống nghiệm, phân tán 0,10 g chloramphenicol vào 5 ml acid

sulfuric 15%. Thả 2 viên kẽm hạt và để sôi bọt khí, thỉnh thoảng lắc, để khoảng 10
phút. Lọc lấy dịch lọc để tiến hành các phản ứng sau:
a. Phản ứng của amin thơm bậc 1
Lấy 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 1-2 giọt NaNO2 0,1 M. Thêm 0,5 ml
dung dịch 2- naphtol 0,5% trong NaOH 10%: Xuất hiện màu đỏ và tủa đỏ (phẩm màu
nitơ).
b. Ion Cl –
Lấy 1ml dịch lọc, thêm 5 giọt AgNO3 5%: xuất hiện tủa màu trắng xám, tan
trong amoniac.
2.2. Phản ứng màu (Phép thử nhanh)
Tiến hành: Trộn 0,10 g chất thử vào 4 ml NaOH 10%; đun hỗn hợp trên bếp cách
thủy. Quan sát sự chuyển đổi màu của dung dịch: từ từ xuất hiện màu vàng, đậm dần
thành đỏ cam, rồi đỏ bền.
2.3. Sắc ký lớp mỏng
Tiến hành:
- Pha tĩnh: Silicagel GF254.
- Pha động: Chloroform – Methanol - Nước (90 : 10 : 1).
- Dung dịch thử: 5 mg chloramphenicol thử trong 2 ml ethanol 96o
- Dung dịch đối chiếu: 5 mg chloramphenicol chuẩn trong 2 ml ethanol 96o
Chấm riêng biệt các dung dịch thử và đối chiếu lên bản mỏng sắc ký.
8


+ Vết 1: 2 l dung dịch thử.
+ Vết 2: 2 l dung dịch đối chiếu.
Triển khai sắc ký trong pha động; lấy bản mỏng sắc ký ra và để khơ ngồi
khơng khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (dưới đèn UV) ở bước sóng 254 nm.
- Nhận định kết quả: Trên sắc ký đồ, vết chính của dung dịch thử phải có giá trị Rf
tương ứng với vết của dung dịch đối chiếu.
3. Thử tinh khiết

Giới hạn clorid: DĐVN IV.
- Lấy 1,00 g chất thử trộn vào 20 ml nước và 10 ml HNO 3 10%; lắc trong 5
phút; lọc qua giấy lọc (đã được rửa bằng nước tới hết tủa trắng với AgNO3 5%).
- Lấy 15 ml dịch lọc làm dung dịch thử (Xem cách thử ở phụ lục I.3).
4. Định lƣợng: Phương pháp quang phổ UV.
Nguyên tắc: Chloramphenicol có 1 cực đại hấp thụ ở 278 nm với cường độ hấp thụ
cao, cho phép định lượng bằng quang phổ UV. Trị số hấp thụ riêng ở 278 nm
E(1%,1cm) là 297. Hàm lượng chất này phải đạt 98,0 - 102,0% trong chế phẩm thử.
Tiến hành:
- Dung dịch 1: Trong cốc dung tích 250 ml hồ 90-100 mg chất thử vào 200 ml
nước, sau đó khuấy kỹ (có thể nâng nhiệt độ lên 50oC) đến tan hết.
Chuyển dịch vào bình định mức dung tích 500 ml. Tráng cốc pha dịch bằng
nước nhiều lần, tập trung nước tráng vào bình định mức. Thêm nước tới vạch, trộn
đều.
- Dung dịch 2: Pha loãng bằng nước 10 ml dung dịch 1 thành 100 ml trong bình
định mức.
- Đo độ hấp thụ dung dịch 2 trên máy quang phổ UV ở 278 nm, cốc đo 1 cm.
Tính hàm lượng C11H12N2O5Cl2 , lấy E (1%, 1cm) ở 278 nm bằng 297?
Hàm lượng chất này phải đạt 98,0- 102,0% trong chế phẩm thử đã làm khơ.
II. NHẬN THỨC, ĐỊNH TÍNH: ERYTHROMYCIN, TETRACYCLIN VÀ MỘT
SỐ KHÁNG SINH -LACTAM
1. Erythromycin stearat
Hỗn hợp erythromycin A, B và C (chủ yếu là erythromycin A) stearat.
Tổng hàm lượng erythromycin A, B, C thấp nhất là 60,5% (tính theo chế phẩm khan).
1.1. Tính chất: - Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng.
9


- Độ tan: Thực tế không tan trong nước; tan trong aceton và trong
methanol. Dung dịch có thể vẩn đục.

1.2. Các phản ứng màu
a. Hoà tan 10 mg erythromycin stearat vào 5 ml HCl đặc; để yên: Xuất hiện màu vàng.
b. Hoà tan 20 mg chất thử vào 2 ml aceton, thêm 2 ml HCl đặc: Phát triển màu đỏ cam
 đỏ  đỏ đậm. Lắc kỹ hỗn hợp với 3 ml chloroform, để yên phân lớp: Lớp
chloroform (dưới) nhuộm màu tím.
2. Tetracyclin hydroclorid
Cơng thức: C22H24N2O8 . HCl
Me

PTL : 480,90
N(Me)2

OH

OH

. HCl

CONH2
OH

OH

O

OH

O

2.1. Tính chất

- Bột kết tinh màu vàng, vị đắng. Biến màu do khơng khí, ánh sáng.
-

Độ tan: Dễ tan trong nước, nhưng dung dịch dễ kết tủa trở lại; tan trong dung
dịch kiềm, tan nhẹ trong ethanol; hầu như khơng tan trong ether, chloroform.

-

Góc quay cực []D20: từ -240 o đến -250o (chế phẩm trong dung dịch HCl 0,1
M).

2.2. Định tính: Tiến hành một số phép thử sau:
2.2.1. Phát huỳnh quang
Tẩm giấy lọc bằng dung dịch tetracyclin hydroclorid 1%, sấy khô, đặt dưới đèn
UV: Vết tẩm phát huỳnh quang màu vàng.
2.2.2. Với acid sulfuric đậm đặc
Trong chén sứ đã có sẵn 2 mg chất thử, nhỏ vài giọt H2SO4 98%: Xuất hiện
màu tím có viền màu vàng.
2.2.3. Dung dịch trong nƣớc cho phản ứng của ion Cl-: Phản ứng với AgNO3, xuất
hiện kết tủa trắng xám.
3. Benzyl penicillin natri (kali)
Tên khác: Penicillin G natri (kali)

Ph

CH 2

Me

Công thức:

C16H17 KN2O4S PTL: 372,5

S

CO NH

N
O

Me
COO Na (K)

C16H17N2 NaO4S PTL: 356,4
10


3.1. Tính chất
-

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, mùi đặc trưng penicillin.

-

Độ tan: Dễ tan trong nước; khó tan trong ethanol, thực tế khơng tan trong dầu
béo và dầu paraffin.

- Dung dịch để ở pH từ 5,5 đến 7,5 và nhiệt độ 15˚C, dùng được / 24 h.
3.2. Hố tính, định tính
3.2.1. Phản ứng màu phân biệt các β-lactam
Tiến hành:

Cho 2 mg chất thử vào ống nghiệm (1,5 cm x 15 cm), làm ẩm bột thử bằng 1
giọt nước. Thêm 2 ml thuốc thử formaldehyd-acid sulfuric 96%, trộn đều. Quan sát
thay đổi màu ngay khi thêm thuốc thử và sau khi để vào nồi cách thuỷ sôi trong 1 phút.
Sự thay đổi màu sắc của penicillin và cephalosporin như bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phản ứng màu phân biệt kháng sinh -lactam
Với TT For - sul

Với TT For - sul

lúc mới trộn

Sau 1 phút/100o C

Amoxycillin trihydrat

Không màu

Vàng sẫm

Ampicillin trihydrat

Không màu

Vàng sẫm

Benzathin penicillin G

Không màu

Nâu đỏ


Benzylpenicillin natrri

Không màu

Nâu đỏ

Penicillin V

Nâu đỏ

Nâu đỏ sẫm

Cephalexin

Vàng nhạt

Vàng sẫm

Cephaloridin

Đỏ

Đỏ nâu

Cephalothin natri

Đỏ

Đỏ nâu


Tên mẫu thử

* Ghi chú: Viết tắt TT for- sul: Thuốc thử formaldehyd-acid sulfuric 96%.
* Cách pha: Hoà 0,1 ml formaldehyd vào 5 ml acid sulfuric 96% (đậm đặc).
3.2.2. Kết tủa penicillin G dạng acid
Tiến hành: Hoà tan 50 mg penicillin G natri vào 2 ml nước. Thêm từng giọt HCl 10%
tới xuất hiện tủa màu trắng. Tiếp tục thêm acid HCl: tủa tan dần.
4. Cephalexin monohydrat
Công thức: C16H17N3O4S . H2O

PTL : 365,40
11


S

Ph CH CO NH
NH 2

. H2O
N

Me

O
COOH

Tên khoa học: Acid 3-Methyl-7-(-D--phenylglycylamino)-3-cephem-4-carboxylic
monohydrate.

4.1. Tính chất
-

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, mùi đặc trưng của S.

-

Độ tan: hơi tan trong nước (1g/khoảng 100 ml nước); khó tan trong một số
dung mơi hữu cơ: ethanol 96%, ether v.v...

4.2. Hóa tính, định tính
4.2.1. Phản ứng phân biệt kháng sinh β-lactam
Tiến hành như với penicillin G natri; kết quả theo bảng 3.1.
4.2.2. Phản ứng màu: Trộn 20 mg chất thử với 2-3 giọt acid acetic 1%, thêm 2 giọt
CuSO4 1% và 0,2 ml NaOH 2 M: Xuất hiện màu xanh (ô liu).
 CÂU HỎI ƠN TẬP:
Câu 1: Hóa tính của cloramphenicol:
A. …………
B. Sau khử hóa bằng H: Cho phản ứng đặc trưng amin thơm I và Cl-.
C. …..……..
Câu 2: Phƣơng pháp lựa chọn để định lƣợng Cloramphenicol?
A. Quang phổ UV-VIS
B. Chuẩn độ acid – base.
C. Chuẩn độ đo thế.
D. Phép đo iod.
Câu 3: Khi cho Erythromycin phản ứng với dung dịch HCl đặc, để yên, xuất hiện
dung dịch màu gì?
A. Màu vàng.
B. Màu xanh ngọc.
C. Khơng màu.

D. Tím đỏ.
Câu 4. Định tính nhận biết một thuốc KS -lactam cần phép thử:
A. Phản ứng màu phân biệt (thuốc thử formol /H2SO4 đậm đặc).
12


B. Sắc ký lớp mỏng, so với chất chuẩn.
C. Phép thử A và phổ hấp thụ UV.
D. Chỉ cần A và B là đủ.
Câu 5 : Phản ứng màu để định tính Cephalexin sẽ xuất hiện màu gì ?
A. Xanh ô liu.
B. Tím đỏ.
C. Vàng.
D. Trắng.

13


Bài 3

ISONIAZID, STREPTOMYCIN SULFAT, RIFAMPICIN
Mục tiêu thực hành:
1. Nhận thức cảm quan, thử độ tan trong nước và thực hiện được các phản ứng
định tính của Isoniazid. Định lượng được isoniazid bằng phương pháp đo brom.
2. Nhận biết và định tính được : Streptomycin sulfat, rifampicin.
Dụng cụ, thuốc thử:
- Dụng cụ: Máy đo pH; máy quang phổ UV-VIS; bình định mức 50 và 100 ml
- Thuốc thử: HCl đặc; HCl 10%; HCl 2 M; NaOH 1 M; NaOH 10 và 15%; AgNO3
5%; CuSO4 5%; FeCl3 5%: BaCl2 5%; amonipersulfat 10%; vanilin 1%; Fehling A và
B; KBr; kali bromat 0,1 N; KH2PO4 0,2 M; màu mẫu VN7; CT đỏ methyl (hoặc chỉ thị

đo thế với cặp điện cực Pt - Ag/AgCl).
I. KIỂM NGHIỆM ISONIAZID
Công thức: C6H7N3O
PTL: 137,1

N

CO

NH NH 2

Tên khoa học: Isonicotinohydrazid
1. Tính chất
- Bột kết tinh màu trắng hay tinh thể không màu, không mùi.
- Dễ tan trong nước, tan nhẹ trong ethanol 96%, khó tan trong chloroform, rất
khó tan trong ether.
2. Hố tính, định tính
2.1. Phản ứng với ion kim loại
a. Với AgNO3: Tạo phức kết tủa màu trắng ở nhiệt độ phòng.
Tiến hành: Lấy 2 ml dung dịch isoniazid 2% vào ống nghiệm, thêm 2-3 giọt dung
dịch AgNO3 5%: xuất hiện tủa màu trắng. Đun sôi hỗn hợp sẽ xuất hiện dần tủa màu
đen của Ag kim loại.
b. Với CuSO4: Phức với ion Cu2+ có màu xanh ngọc.
Tiến hành:

14


- Lấy 2 ml dung dịch isoniazid 2% vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch CuSO 4
5%: Xuất hiện tủa màu xanh ngọc.

- Đun sôi hỗn hợp trong 30 phút: màu xanh ngọc chuyển chậm dần thành màu nâu
đỏ.
(Thay CuSO4 bằng 1 ml Fehling A + B, đun sôi, tủa Cu2O tạo ra nhanh hơn).
2.2. Phản ứng tạo hydrazon
Nguyên tắc: Phần hydrazin trong phân tử isoniazid khi gặp một aldehyd sẽ loại 1 phân
tử H2O tạo hydrazon, ví dụ với vanilin tạo ra phân tử phtivazid như sau:
O C H

CO NH NH2

CO NH N C H

-H2O

+
OCH3

N

OCH3

N

OH

OH

Vanilin

Phtivazid (màu vàng)


Tiến hành: Hoà tan 0,1 g chất thử vào 2 ml nước; thêm 5 ml dung dịch vanilin 1%
(pha trong nước). Đun nóng, vừa khuấy nhẹ và thỉnh thoảng cọ đầu đũa thuỷ tinh lên
thành ống nghiệm phía trong: xuất hiện và tăng dần sự kết tinh các tinh thể màu vàng,
hình kim.
3. Thử tinh khiết: Theo DĐVN IV.
Độ trong, màu sắc và pH dung dịch
Dung dịch thử: Hòa tan 2,5 g chất thử vào nước khơng có khí CO2; thêm nước vừa đủ
50 ml.
- Dung dịch phải trong, so với nước cất.
- Lấy 15 ml dung dịch thử vào ống nghiệm, so sánh với 15 ml dung dịch màu
mẫu VN7 : Màu không đậm hơn màu mẫu VN7 (Xem phụ lục III – bảng 9.3.2 d).
- pH = 6,0 - 8,0 (đo trên máy đo pH).
Cách so sánh độ trong, màu trắng: tham khảo bài 1.
4. Định lƣợng: Bằng phương pháp đo brom (Ox-Red):
Nguyên tắc:
COOH

CO NH NH2

+ H2 O



N

H2N- NH2

+


2Br2

+


H2N- NH2

N

4HBr

+

N2 

(KBrO3 + 5KBr + 6HCl  3Br2 + 6KCl + 3H2O)
15


Tiến hành:
Dung dịch S: Hoà tan 0,250 g chất thử vào nước vừa đủ 100 ml.
- Mẫu thử: Lấy chính xác 20 ml dung dịch S vào bình nón dung tích 250 ml; thêm
100ml nước, 20 ml HCl đặc và 0,20 g KBr; thêm 2-3 giọt chỉ thị đỏ methyl rồi chuẩn
độ bằng dung dịch kali bromat 0,1 N đến mất màu đỏ. Ghi V1 ml.
(Có thể thay chỉ thị đỏ methyl bằng đo thế, cặp điện cực Pt- Ag/AgCl).
- Mẫu trắng: Tiến hành như mẫu thử, nhưng thay 20 ml dung dịch thử bằng 20 ml
nước cất: Ghi V2 ml là thể tích dung dịch kali bromat 0,1 N của mẫu trắng.
Thể tích kali bromat 0,1 N tương ứng lượng isoniazid: V (ml) = V1 - V2
1ml kali bromat 0,1 N tương đương 3,429 mg C6H7N3O.
Hàm lượng chất này trong chế phẩm thử phải đạt 95,0-105,0% so với lượng ghi

trên nhãn.
II. NHẬN THỨC, ĐỊNH TÍNH STREPTOMYCIN SULFAT, RIFAMPICIN
1. Streptomycin sulfat
Cơng thức: (C21H39N7O12)2 . 3H2SO4

PTL: 1457,40

. 3 H2 SO4

1.1. Tính chất: - Bột màu trắng hoặc gần như trắng, không mùi, vị đắng, bền trong
khơng khí, dễ hút ẩm.
- Dễ tan trong nước, khơng tan trong ethanol, ether, chloroform.
1.2. Hố tính, định tính
1.2.1. Nhóm thế guanin: Đun streptomycin trong NaOH đặc sẽ giải phóng NH3.
Tiến hành: Hồ tan 100 mg chất thử vào 3 ml NaOH 15%, đun sôi: hơi bốc ra chuyển
giấy quì đỏ thành xanh.
1.2.2. Phản ứng tạo maltol (đặc trƣng của streptomycin)

16


Khi đun nóng dung dịch streptomycin trong NaOH lỗng, phần đường streptose
biến đổi thành phân tử maltol; ở môi trường trung tính maltol tạo phức màu tím đỏ với
ion Fe3+.

O
H3C

H3C


OR1

-

OH , t

CHO
OH

H3C

O

o

O

OR2

OR2

O

+ Fe3+

HO

OH

H3C


O

OR1

O

Streptose

Fe 3+

O
O

3

Phức màu tím

Maltol

Tiến hành: Hồ tan 10 mg chất thử vào 4 ml nước; thêm 1 ml NaOH 1 M và đun cách
thuỷ khoảng 5 phút. Sau khi để nguội, dùng HCl 2 M chỉnh hỗn hợp về pH trung tính
hoặc acid nhẹ; thêm 2 - 3 giọt FeCl3 5%: Xuất hiện màu tím đỏ.
1.2.3. Ion SO42Lấy 2 ml dung dịch streptomycin sulfat 0,5%, acid hoá bằng HCl 10%; thêm
0,5 ml dung dịch BaCl2 5%: Xuất hiện tủa màu trắng BaSO4.
2. Rifampicin
Công thức: C43H58N4O12

PTL: 823,0
CH3 CH3

HO

H3COO

OH
O
CH3
CH3
OH OH

H3CO
H3C

CH3

NH
CH N N

O

O

CH3

O

N CH3

OH


2.1. Tính chất: - Bột kết tinh màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu, không mùi.
- Tan trong methanol, khó tan trong nước, aceton, ethanol 96% và
ether.
2.2. Định tính và định lƣợng: Thử nang rifampicin.
2.2.1. Phản ứng màu
Lắc 25 mg chất thử với 25 ml nước trong khoảng 5 phút, lọc lấy dịch lọc. Thêm
vào 5 ml dịch lọc 1 ml amonipersulfat 10% pha trong đệm phosphat pH 7,4; trộn kỹ
vài phút: Màu chuyển từ vàng cam sang đỏ - tím và khơng xuất hiện tủa
17


2.2.2. Phổ hấp thụ UV
Cân 20 nang lấy trị số khối lượng trung bình/nang. Bóc vỏ nang và nghiền
thành bột mịn phần thuốc trong nang.
- Dung dịch 1: Cân chính xác lượng bột mịn tương đương 100 mg rifampicin.
Hoà tan vào 40 ml methanol, chuyển vào bình định mức dung tích 100 ml. Dùng
methanol tráng cốc và chuyển dịch tráng vào bình định mức, với tổng thể tích
methanol là 50 ml. Thêm methanol vào bình đến vạch; trộn đều.
- Dung dịch 2: Lấy chính xác 1 ml dung dịch 1 vào bình định mức dung tích 50
ml; thêm dung dịch đệm phosphat pH 7,4 đến vạch, trộn đều.
Vẽ phổ hấp thụ UV của rifampicin từ dung dịch 2 trong khoảng 220-500 nm
+ Với mục đích định tính:
Phổ hấp thụ của dung dịch 2 có 4 cực đại hấp thụ ở 237 nm; 254 nm; 334 nm và
475 nm. Tỷ số E334/E475 bằng khoảng 1,75.
+ Với mục đích định lượng:
Đo độ hấp thụ dung dịch 2 ở 475 nm, dùng đệm phosphat pH 7,4 làm mẫu
trắng. Tính hàm lượng C43H58N4O12 lấy trị số E(1%, 1cm) ở 475 nm bằng 187.
Hàm lượng C43H58N4O12 phải đạt 97% - 102,0% tính theo chế phẩm đã làm
khô.
* Thuốc thử sinh viên tự pha:

1. Pha đệm phosphat pH 7,4
Lấy chính xác 100 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M; thêm 79 ml dung
dịch NaOH 0,2 M; trộn đều. Kiểm tra và chỉnh pH nếu cần.
2. Dung dịch amonipersulfat 10% trong đệm phosphat 7,4
Cân 10 g amonipersulfat (NH4)S2O8 (PTL 228,2), hòa tan vào 100 ml dung dịch
đệm phosphat pH 7,4.
 CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Khi cho Isoniazid phản ứng với dung dịch CuSO4 5% sẽ tạo thành phức
màu…….., đun sôi hỗn hợp 30 phút sẽ tạo tủa màu…….?
A. Trắng/ đen.
B. Xanh ngọc/ đen.
C. Xanh ngọc/nâu đỏ.
D. Trắng/ nâu đỏ.
18


Câu 2: Khi cho Isoniazid phản ứng với dung dịch..……. sẽ tạo thành hydrazon
Phtivazid có màu vàng?
A. Vanilin.
B. NaOH 10%.
C. HCl 10%.
D. Ethanol.
Câu 3: Phƣơng pháp hóa học lựa chọn định lƣợng isoniazid?
A. Acid-base / acid acetic khan.
B. Đo brom.
C. Đo iod.
D. Chỉ A hoặc B.
Câu 4: Các phản ứng để định tính Streptomycin sulfat:
-


Phản ứng nhóm thế ……….

-

Phản ứng đặc trưng của Streptomycin:…………………………………………..

-

Phản ứng của ion ………..

Câu 5: Phƣơng pháp dùng để định lƣợng Rifampicin?
A. Quang phổ UV-VIS
B. Chuẩn độ đo thế.
C. Chuẩn độ acid – base.
D. Phép đo nitrat.

19


Bài 4

POVIDONE-IODINE, NƢỚC OXY GIÀ,
NYSTATIN, GRISEOFULVIN
Mục tiêu thực hành
1. Định tính và định lượng được povidone-iodine trong dung dịch thử.
2. Nhận biết và định tính được các chất: Nước oxy già, nystatin và griseofulvin.
Dụng cụ, thuốc thử
-

Dụng cụ: Máy quang phổ UV-VIS; Khay sứ nhiều lỗ.


-

Thuốc thử: HCl 0,1 M và 5 M; HCl đậm đặc; H2SO4 đậm đặc và 10% kali
dicromat 5%; KMnO4 1%; Bột Co(NO3)2; bột amoni thiocyanat; kali dicromat
tinh thể; CT hồ tinh bột; natri thiosulphat 0,1 M; nước oxy già; ether.

I. KIỂM NGHIỆM DUNG DỊCH POVIDONE-IODINE
Dung dịch povidone – iodine trong nước. Nồng độ I2 0,85- 1,20% (w/v).
1. Tính chất: Chất lỏng màu nâu đậm, pH = 3,0 – 6,5.
2. Định tính
2.1. Iod
- Pha lỗng 1 ml chế phẩm thành 20 ml bằng nước.
- Lấy 1 ml dịch pha loãng vào ống nghiệm; thêm 2-3 giọt hồ tinh bột: Màu xanh
lơ đậm xuất hiện.
2.2 Povidone
Dung dịch S (d.d.S): Pha loãng bằng nước 5 ml chế phẩm thành 25 ml. Thêm từng giọt
natri thiosulphat 0,1 N vừa đủ hết màu iod (nâu).
a. Lấy 5 ml d.d. S vào ống nghiệm. Thêm 10 ml HCl 1M và 5 ml dung dịch kali
dicromat 5%: Xuất hiện tủa màu đỏ.
b. Lấy 5 ml d.d. S vào ống nghiệm. Thêm 2 ml amoni cobaltothiocyanat đã acid hóa
trước bằng HCl 5 M: Xuất hiện tủa màu xanh lơ.
* Ghi chú: Sinh viên pha dùng trong ngày dung dịch amoni cobaltothiocyanat:
Hòa tan 0,375 g cobalt (II) nitrat và 0,15 g amoni thiocyanat trong nước vừa
đủ 10 ml.
3. Định lƣợng: Phương pháp đo iod.
20


Tiến hành: Lấy 5 ml chế phẩm vào bình nón; thêm 5 ml HCl 0,1 M; thêm 65 ml

nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulphat 0,02 M; chỉ thị hồ tinh bột. Tính
nồng độ iod trong dung dịch povidone – iodine thử.
1 ml natri thiosulphat 0,02 M tương đương 2,538 mg I2.
II.

NHẬN

THỨC,

ĐỊNH

TÍNH

NƢỚC

OXY

GIÀ,

NYSTATIN,

GRISEOFULVIN
1. Nƣớc oxy già
1.1. Tính chất
-

Chất lỏng khơng màu, trong suốt.

-


Bị phân hủy khi tiếp xúc với các chất oxy hóa, pH kiềm, ánh sáng và nhiệt độ
cao.

1.2. Định tính
1.2.1. Phản ứng 1: Tác dụng với kali dicromat.
Tiến hành: Lấy 4 ml H2SO4 2% cho vào ống nghiệm; thêm 0,5 ml nước oxy già.
Thêm 0,5 ml kali dicromat 5%: Xuất hiện màu xanh. Thêm 1 ml ether, lắc
mạnh, để phân lớp: Lớp ether (phần trên) nhuộm màu xanh lam.
* Chú ý: Ether dễ cháy, nổ nên khi dùng phải tránh lửa (tắt nguồn lửa).
1.2.2. Phản ứng 2: Làm mất màu thuốc tím.
Tiến hành: Lấy 2 ml nước oxy già loãng vào ống nghiệm; thêm 0,5 ml H2SO4 2%.
Nhỏ từng giọt KMnO4 0,02%, lắc nhẹ: Mất màu tím và sủi bọt khí
2. Nystatin
Cơng thức: C47H75NO17

PTL: 926,0
OH

Me
HO

OH

O
O
Me

OH

OH


OH

OH

OH

O

COOH
H
OH NH2

Me
O

Me
O

OH

Hỗn hợp kháng sinh chống nấm với thành phần chủ yếu là nystatin A1.
2.1. Tính chất: - Bột màu vàng hoặc nâu nhạt , dễ hút ẩm.
- Rất khó tan trong nước, ethanol và ether; tan nhẹ trong methanol.
2.2. Định tính
2.2.1. Phản ứng màu

21



×