Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

kinh nghiem thi TPT nop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.41 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI </b>
<b>DƯỠNG PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC”</b>
<b>II. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:</b>


<b> 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:</b>


Trong những năm trước đây, hoạt động Sao nhi đồng của trường Tiểu học Hịa
Bình C rất trầm lắng, chưa thu hút được các em nhi đồng, đội viên tham gia. Các hình
thức sinh hoạt thường rất đơn điệu, hơn nữa chỉ tập trung thu hút được một số em nhi
đồng có tính mạnh dạn, hay hoạt động cịn các em khác thường chỉ là ngồi xem, ngồi
nghe. Các buổi sinh hoạt Sao cịn chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của các
em. Nội dung các buổi sinh hoạt chủ yếu do Tổng phụ trách thiết kế rồi hướng dẫn phụ
trách Sao điều hành, triển khai. Nhiều đội viên khi được mời làm Phụ trách sao không
muốn tham gia, hoặc nếu tham gia thì cịn rất rụt rè. Kiến thức hiểu biết về tổ chức
Đội, về công tác Sao nhi đồng cũng như kỹ năng tổ chức hoạt động của Phụ trách sao
cịn hạn chế. Chính vì hoạt động Sao không sôi nổi nên các hoạt động khác trong Liên
đội rất đơn điệu, phong trào học tập cũng trở lên trầm lắng hơn.


Thực trạng hoạt động sao nhi đồng ở trường Tiểu học Hịa Bình C như trên là do
một số ngun nhân cơ bản như sau:


- Phần lớn đội ngũ Phụ trách sao chưa được đào tạo bài bản, năng lực còn hạn
chế, chưa hiểu hết tầm quan trọng của cơng tác Sao nhi đồng. Các em cịn đề cao
nhiệm vụ học tập, coi nhẹ việc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Do đặc thù học
sinh của trường là con em nơng thơn, ngồi thời gian học ở trường các em còn lo phụ
giúp bố mẹ việc nhà, ít hoạt động, ít được giao tiếp nên không mạnh dạn và tự tin khi
tham gia các hoạt động tập thể và khi đứng trước đám đông.


- Chương trình học các mơn văn hóa của các em chiếm nhiều thời lượng trong
ngày, nội dung học nhiều. Thời khóa biểu học của các khối lớp lại không trùng nhau,
khi các anh chị Phụ trách sao có thể dạy được thì các em nhi đồng lại đang phải học


văn hóa. Chính vì vậy thời gian để tổ chức hoạt động Sao nhi đồng bị hạn chế.


- Hình thức sinh hoạt Sao ở Liên đội còn rất đơn điệu, chủ yếu các anh chị Phụ
trách sao là người nói, các em ngồi nghe, chưa thu hút, chưa phát huy tính chủ động
của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Số lượng đội viên ít nên khó khăn trong việc chọn Phụ trách sao.


Từ các nguyên nhân trên đã cho thấy những yếu tố quan trọng và cốt lõi, có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng các buổi sinh hoạt sao đó là việc nâng cao chất lượng
đội ngũ Phụ trách sao nhi đồng. Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết đó tơi
đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng
<b>Phụ trách Sao nhi đồng trong trường Tiểu học”.</b>


<b> 2. Mô tả nội dung sáng kiến kinh nghiệm:</b>


Các giải pháp nhằm bồi dưỡng đội ngũ Phụ trách Sao được tiến hành theo các
bước sau:


Bước 1: Xây dựng kế hoạch dựa trên chương trình cơng tác Đội và điều kiện
thực tiễn nơi đơn vị công tác.


Bước 2: Đưa ra những tiêu chuẩn, kỹ năng cần thiết để lựa chọn Phụ trách sao
tham gia bồi dưỡng đồng thời xây dựng kế hoạch, tiến hành tuyển chọn những học
sinh tiêu biểu đảm bảo những kiến thức, kĩ năng cần thiết để bồi dưỡng.


Bước 3: Biên soạn tài liệu, nội dung bồi dưỡng phù hợp với năng lực riêng của
từng cá nhân học sinh nhằm phát huy tối đa những năng lực sẵn có của các em. Cùng
với việc bồi dưỡng cần tổng hợp đánh giá thường xuyên nhằm phát hiện và bổ sung
kịp thời những khuyết điểm trong quá trình bồi dưỡng.



Bước 4: Tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần của Ban giám hiệu và các
đoàn thể khác trong nhà trường để quá trình bồi dưỡng đúng theo tiến độ và mục tiêu
đã đề ra.


<b>III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:</b>
1. Lập kế hoạch:


Căn cứ vào chương trình công tác Đội, Tổng phụ trách lên kế hoạch tổng thể
bồi dưỡng cho đội ngũ Phụ trách sao trong cả năm học. Từ đó lựa chọn phương pháp,
hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với từng nội dung cụ thể cho từng tháng ứng với
nội dung kế hoạch hoạt động Đội, sự kiện lịch sử trong tháng. Ngoài ra, Tổng phụ
trách phải nghiên cứu thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức sinh hoạt sao phù
hợp tiến hành hướng dẫn bồi dưỡng đội ngũ Phụ trách Sao các phương pháp, kỹ năng
tổ chức sinh hoạt, thường xuyên tập luyện các kỹ năng xử lí tình huống theo kế hoạch
tập luyện bồi dưỡng hàng tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Số lượng đội viên rất ít nên ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách phải có
hướng lựa chọn Phụ trách sao để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. Tiêu chuẩn lựa chọn
phụ trách sao nhi đồng như sau:


<i><b>+</b></i> Phụ trách sao cần phải có học lực tương đối tốt để các em có thể tham gia các
hoạt động mà không ảnh hưởng đến việc học, cũng như đủ khả năng ghi nhớ nội dung
cần sinh hoạt.


<i><b>+</b></i> Phụ trách sao có năng khiếu về : múa, hát, kể chuyện, tổ chức trị chơi… phải
có tính năng động, hoạt bát, có khả năng tổ chức các hoạt động thu hút được nhi đồng.


<i><b>+</b></i> Phụ trách sao phải làm gương cho các em nhi đồng về việc giữ gìn vệ sinh cá
nhân như: ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. …



+ Là những đội viên yêu thích hoạt động Sao nhi đồng.


Có thể những em được chọn không thể đảm bảo đạt tất cả các tiêu chuẩn nêu
trên nhưng ít ra em đó cũng có vài điểm nổi trội, đặc biệt phải yêu thích hoạt động sinh
hoạt sao và có tinh thần chịu khó học hỏi.


<b> 3. Lựa chọn nội dung và các phương pháp bồi dưỡng đội ngũ Phụ trách sao</b>


Sao khi đã lên kế hoạch và chọn Phụ trách sao xong thì cơng việc tiếp theo là phải
lựa chọn nội dung và phương pháp để bồi dưỡng cho phù hợp. Đây là một khâu rất quan
trọng góp phần tạo nên sự thành cơng của tiết sinh hoạt sao sau này.


<i><b> </b></i><b>3.1 Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ Phụ trách sao:</b>


a. <i><b>Bồi dưỡng kiến thức về lứa tuổi: </b></i>Đối với lứa tuổi nhi đồng tư duy của các em là
tư duy trực quan, thường hay quan sát người khác làm và bắt chước theo. Chính vì vậy
mỗi anh chị Phụ trách sao là một tấm gương để các em noi theo. Ngoài ra, các em mau
chán và khả năng tập trung khơng cao vì thế khi sinh hoạt Phụ trách sao phải nói to, tổ
chức các hoạt động linh hoạt, phong phú để thu hút các em tham gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

c.<i><b> Bồi dưỡng về kiến thức lịch sử - xã hội: </b></i>Tổng phụ trách cũng cần ôn lại cho các
em những kiến thức lịch sử cơ bản thiết thực đối với công tác Phụ trách sao . Bồi
dưỡng cho các em nắm vững các ngày lễ lớn trong năm, các đội viên tiêu biểu trong
lịch sử như : Lê Văn Tám, Kim Đồng, Võ Thị Sáu… Tổng phụ trách có thể tận dụng
những kiến thức mà các em đã biết, đồng thời sưu tầm các bài hát về các tấm gương
đó, cho các em nghe trên hệ thống phát thanh của trường, dạy một số bài hát trong các
buổi tập huấn định kỳ …thông qua đó giúp các em hiểu về các tấm gương anh dũng
của các anh chị, các đội viên đó một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.



<b> 3.2 Bồi dưỡng kỹ năng: Phụ trách sao cần phải có những kỹ năng cơ bản để tổ chức</b>
hoạt động sinh hoạt sao nhi đồng. Kỹ năng của Phụ trách sao bao gồm :


<i><b> a.Kỹ năng thiết kế hoạt động</b></i>: Phụ trách sao cần nắm vững một buổi sinh hoạt
sao nhi đồng gồm những bước nào? Một buổi sinh hoạt sao nhi đồng có 4 bước:


Bước 1: Ổn định, tập hợp điểm danh
Bước 2: Sơ kết thi đua


Bước 3: Sinh hoạt vui chơi theo chủ điểm
Bước 4: Kết thúc.


Khi đã nắm vững các bước, dựa vào chủ điểm sinh hoạt mà Tổng phụ trách
hướng dẫn Phụ trách sao lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức cho phù hợp
nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của các em trong quá trình truyền đạt các nội
dung. Để làm được điều đó Tổng phụ trách phải cho các em xem thật nhiều mô hình
sinh hoạt sao để các em cùng nhau thảo luận, rút ra được quy trình đúng, cùng bàn bạc
để lựa chọn hình thức và phương pháp sinh hoạt cho phù hợp.


<i><b>b. Kỹ năng dạy hát múa, kể chuyện, đọc thơ, tổ chức trò chơi: </b></i>Đây là kỹ năng
rất quan trọng trong quá trình hoạt động của Phụ trách sao. Nếu Phụ trách sao có kỹ
năng dạy hát, múa , kể chuyện…sẽ thu hút được sự chú ý của nhi đồng vào buổi sinh
hoạt. Thường Phụ trách sao có năng khiếu về ca múa hát, kể chuyện nhưng khi dạy
không biết nên dạy cho các em nhi đồng như thế nào? Vì thế Tổng phụ trách cần
hướng dẫn chi tiết, cẩn thận các bước, các cách để dạy một bài hát, bài thơ, hay kể một
câu chuyện hoặc tổ chức một trò chơi cho Phụ trách sao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trách phải làm mẫu cho các em xem, sau đó trao đổi ý kiến , cho các em thực hành lại
và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.



<i><b>c.Kỹ năng thuyết trình, giảng giải:</b></i> Người phụ trách có khả năng trình bày,
diễn thuyết sẽ thu hút sự tập trung chú ý của nhi đồng. Muốn như thế thì địi hỏi người
Phụ trách sao nắm vững vấn để cần thuyết trình kết hợp với lời nói to, diễn cảm, điệu
bộ hợp lý chắc chắn sẽ thu hút nhi đồng. Để rèn luyện kĩ năng đó thì những buổi đầu
tập huấn cho các em thử làm Phụ trách sao cho tất cả đội ngũ phụ trách và Tổng phụ
trách dự, có thể chỉ cần các em trình diễn một phần của buổi sinh hoạt, sau đó cùng
đóng góp xây dựng ý kiến để tất cả cùng rút ra bài học . Ngồi ra, thơng qua các
chương trình hoạt động tập thể ở lớp, ở trường giáo viên phụ trách có thể tạo điều kiện
cho các em được nói, được trình bày vấn đề để rèn luyện khả năng diễn thuyết trước
đám đơng.


d. <i><b>Kỹ năng xử lý tình huống:</b></i> Trong q trình tổ chức sinh hoạt Sao khơng
tránh khỏi những tình huống phát sinh mà địi hỏi Phụ trách sao phải xử lý cho phù
hợp . Vì vậy, Tổng phụ trách cần cung cấp cho các em những cách ứng xử điển hình,
tiêu biểu để các em có hướng giải quyết tình huống cho phù hợp, kịp thời. Hoặc có thể
Tổng phụ trách đưa ra tình huống sau đó cho Phụ trách sao thảo luận nhóm đưa ra
cách xử lý tình huống đó từ đó chọn cách xử lý tốt nhất.


<i><b>e. Kỹ năng nhận xét – Đánh giá: </b></i>Đây cũng là một trong những kỹ năng cần có
của một phụ trách Sao. Tổng phụ trách hướng dẫn các em đối với những em nhi đồng
có việc làm tốt, hành động đúng thì dù việc làm đó là rất nhỏ cũng cần phải khen kịp
thời cần đánh giá nhận xét chính xác để khuyến khích. Đối với những nhi đồng còn rụt
rè, nhút nhát hay cả các em hiếu động nên dỗ dành, động viên các em. Khi cần phê
bình cũng nên nhẹ nhàng, dịu dàng để các em không bị chán nản, không bị xấu hổ…
Cần nhắc các em nên “khen” nhiều hơn “chê”.


<b> Tóm lại: Là một Phụ trách sao địi hỏi phải có những kỹ năng cơ bản, có</b>
những hiểu biết, những khả năng nhất định và người Tổng phụ trách cần biết tận dụng
những kiến thức đã có của các em, đồng thời tổ chức bồi dưỡng đào tạo các em để các
em thực hiện tốt vai trò của mình.



<b>4. Phối kết hợp với các lực lượng trong và ngồi nhà trường:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Cơng đồn, Đồn thanh niên …về kinh phí và nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi để
phong trào Đội nói chung và cơng tác Sao nhi đồng nói riêng mang lại hiệu quả cao. Ở
đây để giải quyết khó khăn về thời gian sinh hoạt Tổng phụ trách đã xin ý kiến của Ban
giám hiệu cứ 2 tuần sẽ tổ chức sinh hoạt vào chiều ngày thứ Tư và lúc nào cũng được
lực lượng giáo viên chủ nhiệm hay Đoàn viên giáo viên theo giám sát hỗ trợ.


Ngoài ra, trong các buổi họp phụ huynh, giáo viên tổng phụ trách trao đổi với
giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền để mỗi phụ huynh học sinh hiểu rõ: để giáo dục học
sinh tồn diện thì ngồi việc học các mơn văn hóa ra thì các em cần phải được cảm
nhận về âm nhạc, hội họa, cần phải được giao lưu bè bạn. Hoạt động Sao nhi đồng sẽ
giúp cho các em phát triển khả năng điều hành hoạt động, khả năng sáng tạo…Và việc
các em làm Phụ trách sao là nhiệm vụ của mỗi đội viên trong khi thực hiện Chương
trình rèn luyện đội viên. Hiểu rõ được vai trị, vị trí, tầm quan trọng của công tác Sao
nhi đồng, phụ huynh sẽ ủng hộ không những tạo điều kiện về thời gian cho con em
mình mà cịn đóng góp kinh phí để các em có quỹ hoạt động.


<b>IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:</b>


Với những biện pháp bồi dưỡng đội ngũ Phụ trách sao cùng với việc xây dựng
kế hoạch kết hợp với tuyên truyền sâu rộng trong và ngoài nhà trường đã làm cho hoạt
động sinh hoạt Sao nhi đồng ở trường Tiểu học Hịa Bình C trở nên có hiệu quả, phát
huy được tác dụng của nó: Hoạt động tập thể trở nên sôi nổi hơn, phong trào học tập
được đẩy mạnh, các tiết sinh hoạt Sao trở nên vui vẻ, sôi động hơn. Số Phụ trách sao
được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng khi tham gia sinh
hoạt trở nên mạnh dạn, tự tin rất nhiều góp phần tạo nên sự thành cơng trong các giờ
sinh hoạt sao. Đặc biệt trong năm học 2014 -2015 có một học sinh đã đạt giải III trong
hội thi “ Phụ trách sao giỏi” cấp huyện, việc sinh hoạt sao nhi đồng đã có nhiều sự


chuyển biến và thu hút được nhiều em học sinh tham gia. Công tác sinh hoạt sao nhi
đồng đã và đang trở thành một hoạt động được nhiều sự quan tâm, chú ý của các em
học sinh trong nhà trường.


<b>V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tham gia sinh hoạt và phấn đấu trở thành người đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh.


<b>VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>
<b>1. Kết luận:</b>


Hoạt động Sao nhi đồng là một mảng lớn của công tác Đội trong trường Tiểu
học nên việc tập trung bồi dưỡng Phụ trách sao là hết sức cần thiết và cần được coi
trọng. Là Tổng phụ trách phải chú trọng bồi dưỡng cho các Phụ trách sao trở nên có
năng lực phụ trách, có tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, biết tìm tịi sáng tạo, để
các em có được kỹ năng cơng tác sao nhi đồng nhằm đạt mục đích cuối cùng là học
sinh của chúng ta được vui chơi, múa hát được bồi dưỡng tâm hồn bằng những câu
chuyện để vững bước niềm tin cuộc sống. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động của Đội
trong nhà trường và các hoạt động giáo dục khác.


<b>2. Kiến nghị:</b>


Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động Sao nói riêng và hoạt
động Đội nói chung. Cần hiểu hoạt động Sao là hoạt động gắn liền với công tác chủ
nhiệm. Bởi vậy việc tạo điều kiện và kết hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách duy trì
sinh hoạt Sao nhi đồng là nhiệm vụ của mỗi giáo viên đứng lớp.


Ban giám hiệu và các đoàn thể khác trong nhà trường cần tích cực hỗ trợ về vật
chất lẫn tinh thần để hoạt động Sao trong nhà trường từng bước trở thành một hoạt


động được nhiều sự quan tâm và thu hút học sinh tham gia. Ngoài ra, cần có sự phối
hợp chặt chẽ của các lực lượng trong và ngồi nhà trường thì hoạt động Đội nói chung
và hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng nói riêng mới thực hiện đạt hiệu quả.


Đây là một nội dung rất thiết thực không chỉ với riêng trường Tiểu học Hịa
Bình C mà đối với tất cả các trường Tiểu học. Với những kinh nghiệm cịn hạn chế tơi
chỉ đi sâu nghiên cứu một số giải pháp áp dụng thực tế ở Liên đội Tiểu học Hịa Bình
C. Rất mong nhận được sự quan tâm, xây dựng, góp ý của các đồng nghiệp để giúp tơi
hồn thành tốt hơn nữa vai trị của mình.


Hịa Bình, ngày 13 tháng 04 năm 2015
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Hiệu trưởng</b>



………


………


………


………


………


………


………


………


………



<b>Phòng Giáo dục – Đào tạo Trà Ôn</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×