Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài starex vk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tà i:

Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng
đài Starex-vk

Sinh viên thực hiệ n:

HÀ VĂN NGHĨ A
Lớp 46K - ĐTVT

Giả ng viên hướng dẫ n: KS. PHẠM MẠNH TOÀN

Vinh, 5-2010


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển của ngành Bưu Chính Viễn Thơng quốc tế nói chung và


Việt nam nói riêng, cùng với sự phát triển của cơng nghệ như điện tử, tin học,
quang học... đã đẩy mạnh sự phát triển của của công nghệ thông tin. Sự phát triển
của hệ thống thông tin đã trở thành vấn đề bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế
giới, để hỗ trợ cho nền kinh tế được phát triển một cách thuận lợi.
Ở Việt nam để đáp ứng được nhu cầu thông tin trong nước và Quốc tế và cố
gắng theo kịp công nghệ thông tin tiên tiến, ngành Bưu Chính Viễn Thơng cũng
đang chuẩn bị thiết bị và đội ngũ cán bộ để vận hành các thiết bị viễn thơng. Một
trong các thiết bị viễn thơng đó là tổng đài điện tử số, có rất nhiều hãng sản xuất
tổng đài điện tử số như ALCATEL, NEC, BOSCH, LG...
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em được Thầy giáo Phạm Mạnh Toàn
giao cho nghiên cứu tổng quan về tổng đài Starex-vk do tập đồn LGIC (Hàn Quốc)
và cơng ty VKX nghiên cứu và phát triển, do đó trong đồ án tốt nghiệp em xin trình
bày các chương sau:
Chương 1:

Cơ sở kĩ thuật chuyển mạch số.

Chương 2:

Tổng đài Starex-vk.

Chương 3:

Quản lý thuê bao trong tổng đài Starex-vk.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Phạm Mạnh Toàn đã giúp đỡ, hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình em trong quá trình hoàn thành đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn. /.

Vinh, tháng 5 năm 2010


Sinh Viên

Hà Văn Nghĩa

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KĨ THUẬT CHUYỂN MẠCH SỐ

1.1. Tổng quan về kĩ thuật chuyển mạch kênh
Thông tin được trao đổi qua mạng viễn thông rất đa dạng như thông tin thoại,
thông tin ảnh, văn bản, số liệu. Mỗi loại có yêu cầu riêng đối với thiết bị chuyển
mạch và truyền dẫn. Có loại thơng tin rất nhạy cảm với trễ như: Thơng tin thoại,
thơng tin hình ảnh; vì vậy chúng yêu cầu thiết bị truyền dẫn và chuyển mạch chúng
phải không gây trễ hoặc trễ nhỏ và là hằng số trong suốt thời gian của cuộc liên lạc
để khơng gây méo tần số tín hiệu. Đối với loại thông tin này nên dùng chuyển mạch
kênh để phục vụ thông tin dịch vụ thời gian thực.
Tên gọi chuyển mạch kênh thể hiện ở nguyên lý hoạt động của mạng. Khi
phục vụ một cuộc liên lạc giữa hai thiết bị đầu cuối nào đó thì một kênh thơng tin
(Đơn cơng hoặc Song cơng tuỳ thuộc hình thức liên lạc) hoặc một tuyến nối được
thiết lập xuyên qua mạng từ mạch điện của thiết bị đầu cuối này đến mạch điện của
thiết bị đầu cuối kia. Kênh thông tin hoặc tuyến nối đó tồn tại dành riêng cho cuộc
liên lạc đó suốt từ khi bắt đầu đến kết thúc cuộc gọi. Các cuộc gọi được tiến hành
đồng thời qua mạng phải được phục vụ trên các kênh độc lập nhau.

Chuyển mạch kênh


Chuyển mạch không
gian tương tự

Nhân công

Tự động

Chuyển mạch PAM

2 dây

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT

4 dây

Chuyển mạch số

Tsw

Ssw Tổ hợp


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
Hình 1.1. Phân loại chuyển mạch kênh
Trong các tổng đài nhân công, tổng đài tự động khi một cuộc gọi được tiến
hành thì các phần tử chuyển mạch sẽ tạo thành mạch nối dây liên tiếp từ mạch điện
của thiết bị đầu cuối này đến mạch điện của thiết bị đầu cuối đối thoại với nó. Sau
đó tín hiệu trao đổi giữa các thiết bị đầu cuối sẽ đi qua mạch nối dây đó. Nếu có các
cặp thuê bao khác cũng làm việc đồng thời thì giữa từng cặp của mạch điện của thuê

bao đó cũng có tuyến nối giữa chúng và các tuyến này hoàn toàn độc lập với nhau
về bố trí trong khơng gian. Khi kết thúc mỗi cuộc gọi các phần tử chuyển mạch đã
dùng cho cuộc gọi đó sẽ được giải phóng và các cuộc gọi tiếp theo giữa các thuê
bao khác có thể sử dụng lại chúng để tạo tuyến mới. Các thiết bị chuyển mạch
khơng gian tương tự có đặc điểm là trên tuyến nối đã được thiết lập giữa hai thuê
bao có thể truyền tín hiệu theo cả hai hướng, nghĩa là có thể thực hiện cuộc gọi song
cơng trên hai dây và có thể cho qua cả tín hiệu tương tự và cả tín hiệu số, thậm chí
cả tín hiệu rời rạc PAM.
1.2. Kĩ thuật chuyển mạch số
Trong kĩ thuật số hố tín hiệu PCM các xung PAM cịn trải qua cơng đoạn
lượng tử hố và mã hố. Mỗi xung điều biên được mã hoá bằng một tổ hợp các bit
tương ứng và sau đó chúng được truyền dưới dạng các tổ hợp bit đó. Tại đầu thu,
các tổ hợp bit thu được sẽ khơi phục lại dạng tín hiệu đã được truyền đi gần đúng
với tín hiệu gốc. Việc chuyển mạch tín hiệu PCM cũng được thực hiện theo ngun
lí phân khe thời gian. Có các loại bộ chuyển mạch PCM cơ bản là bộ chuyển mạch
thời gian số Tsw-Time Switch và chuyển mạch không gian số Ssw-Space Switch,
chúng khác nhau về cấu tạo và tính năng.
1.3. Chuyển mạch số theo thời gian
1.3.1. Nguyên tắc chuyển mạch số theo thời gian
Chức năng của bộ chuyển mạch kiểu này là thông tin cần chuyển mạch được
nhớ từ khe thời gian phát đến khe thời gian thu.
Tuy nhiên, nó là bộ chuyển mạch thời gian đối với tín hiệu tương tự nên mỗi
bộ chuyển mạch chỉ có khả năng phục vụ cho một cuộc gọi đồng thời tại mỗi thời
điểm. Nguyên tắc chuyển mạch này cũng được áp dụng đối với các chuyển mạch
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
thời gian số, nghĩa là thông tin cần chuyển mạch cũng sẽ được nhớ trong một bộ
nhớ từ khe thời gian phát, tới khe thời gian thu nó sẽ được đọc ra từ bộ nhớ đó và dĩ

nhiên là cũng tạo ra thời gian trễ. Tuy nhiên, trong trường hợp này sử dụng bộ nhớ
tín hiệu số nên khả năng chuyển mạch của nó cao hơn nhiều so với bộ nhớ tín hiệu
PAM.
Chức năng của các bộ chuyển mạch thời gian số được mơ tả trên hình 1.2

TS2 TS1 TS0

TSF-1

Ch2 Ch1 Ch0

ChF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0

PCMin

Bộ
chuyển
mạch

thời
gian số

TS2 TS1 TS0

TSF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

Ch2 Ch1 Ch0

ChF-1

ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0 PCMout

TFrame = 125 µs

TFrame = 125 µs
a. Tính năng của bộ chuyển mạch thời gian số

TS2 TS1 TS0


TSF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

Ch2 Ch1 Ch0

ChF-1

ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0

TS2 TS1 TS0

TSF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

Ch2 Ch1 Ch0


ChF-1

ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0 PCMout

PCMin

TFrame = 125 µs
b. Trễ qua chuyển mạch thời gian số

Hình 1.2. Tính năng của bộ chuyển mạch thời gian số và sự giữ chậm tín hiệu
Cụ thể: Các từ mã PCM của các kênh được sắp xếp kế tiếp nhau trong các
khe thời gian tương ứng trên tuyến PCMin đầu vào, được đưa vào bộ nhớ của
chuyển mạch T và được nhớ trong các ngăn nhớ của bộ nhớ này. Các từ mã đã được
ghi trong bộ nhớ đó sau đó sẽ được đọc ra tại các khe thời gian cần thiết để đưa ra
các kênh trên tuyến PCMout trên đầu ra.
Việc ghi các từ mã PCM của các kênh từ các tuyến PCMin vào bộ nhớ của bộ
nhớ của bộ chuyển mạch và việc đọc chúng ra từ bộ nhớ đó để chuyển lên các kênh
trên tuyến PCMout phải được thực hiện theo yêu cầu chuyển mạch của các kênh
tương ứng. Nghĩa là để thực hiện yêu cầu chuyển mạch Chi

Chj thì từ mã PCM từ

tuyến PCMin được ghi vào TSi phải được đọc ra tại TSj để đưa ra tuyến PCMout.
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT



Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
Mỗi từ mã PCM từ tuyến PCMin sẽ được nhớ trong mỗi ngăn nhớ riêng của
bộ chuyển mạch nên một bộ chuyển mạch có khả năng phục vụ đồng thời nhiều yêu
cầu chuyển mạch qua nó theo nguyên tắc phân khe thời gian.
1.3.2. Các phƣơng thức chuyển mạch theo thời gian
a. Bộ chuyển mạch thời gian số kiểu ghi tuần tự - đọc ngẫu nhiên
Bộ chuyển mạch thời gian số loại này làm việc theo nguyên tắc ghi thông tin
từ các kênh đầu vào một cách tuần tự và đọc chúng để đưa ra các kênh đầu ra một
cách ngẫu nhiên (Time Switch Sequencial Write Random Read: TSWRR).
Để đơn giản ta gọi bộ chuyển mạch thời gian số loại này là bộ chuyển mạch
thời gian ghi tuần tự, đọc ngẫu nhiên. Cấu tạo của nó được trình bày trên hình 1.3

0
1
2

TS2 TS1 TS0

TSF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

Ch2 Ch1 Ch0

ChF-1


ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0 PCMin

T - MEM

TS2 TS1 TS0

TSF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

Ch2 Ch1 Ch0

ChF-1

ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0 PCMout

i


TFrame = 125 µs

TFrame = 125 µs

j
F-1
add

R/W
Selector 1

P

P
0
1
2

TS
Counter

[1]
P+1

C - MEM

P+1
i

P


j

[i]

F-1
add

[2]
R/W
Selector 2
P

C Bus

Hình 1.3. Sơ đồ khối chức năng của bộ chuyển mạch thời gian số kiểu TSWRR

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
Bộ chuyển mạch có hai bộ nhớ: T-MEM là bộ nhớ để nhớ các từ mã PCM,
C-MEM là bộ nhớ địa chỉ để điều khiển việc đọc các ngăn nhớ T-MEM (C-MEM
còn gọi là bộ nhớ điều khiển). Cả hai bộ nhớ đều có số ngăn nhớ là F bằng với số
kênh trên tuyến PCM (F có thể là 32, 64,128, 256…), số bit trong mỗi ngăn nhớ của
T-MEM là bằng số bit của từ mã PCM (8 bits), số bit của mỗi ngăn nhớ C-MEM
bao gồm p bit địa chỉ ngăn nhớ (địa chỉ ngăn nhớ T-MEM cần đọc) và một bit chỉ
thị trạng thái bận rỗi.
p=log2F
Bus địa chỉ của T-MEM và C-MEM đều là p bit. Ngồi các bộ nhớ bộ

chuyển mạch này cịn có các khối chức năng khác là bộ đếm khe thời gian TSCounter dùng để tạo ra tín hiệu định thời đồng bộ các công việc tuần tự theo các khe
thời gian tương ứng với việc đưa số liệu từ tuyến đầu vào vào bộ nhớ T-MEM và
đọc số liệu từ bộ nhớ T-MEM để chèn vào các kênh đầu ra.
Nguyên lý hoạt động của bộ chuyển mạch TSWRR như sau:
Ghi thông tin từ tuyến PCMin vào các ngăn nhớ của T-MEM: Tại khe thời
gian TS0 từ mã PCM của kênh Ch0 xuất hiện trên đầu vào của T-MEM. Bộ đếm khe
thời gian TS-Counter cung cấp địa chỉ 0 qua bộ selector1 đưa tới Bus địa chỉ của TMEM bit R/W=0 vậy từ mã của Ch0 sẽ được ghi vào ngăn nhớ 0 của T-MEM,
tương tự như thế TS-Counter sẽ tăng thêm một sau mỗi khe thời gian và từ mã của
mỗi kênh đầu vào sẽ lần lượt được ghi vào các ngăn nhớ tương ứng của T-MEM,
cho tới khe thời gian TSF-1 từ mã của kênh ChF-1 sẽ được ghi vào ngăn cuối cùng
của T-MEM tức ngăn F-1. Đó là một chu kì tương ứng với một khung, sau đó chu
kì mới lại bắt đầu từ TS0 với từ mã mới của Ch0 sẽ được ghi vào ngăn 0 của TMEM. Trong khoảng thời gian TS0 của chu kì này đến TS0 của chu kì sau thì từ mã
PCM ghi trong ngăn 0 của T-MEM phải được đọc ra. Từ mã mới của kênh Ch0 sẽ
được ghi vào ngăn 0 của T-MEM thay thế từ mã cũ. Tương tự như thế đối với các
kênh tiếp theo trong các khe kế tiếp.
Đọc thông tin từ bộ nhớ T-MEM: Việc đọc từ mã PCM từ một ngăn nhớ
nào đó của T-MEM để đưa ra kênh trên tuyến PCMout được điều khiển bởi từ mã
địa chỉ chứa trong ngăn nhớ của C-MEM theo nguyên tắc địa chỉ ngăn nhớ T-MEM
cần đọc sẽ được nhớ trong ngăn nhớ của C-MEM mà thứ tự ngăn nhớ C-MEM này
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
trùng với thứ tự của kênh đầu ra. Nghĩa là để đọc ngăn nhớ i của T-MEM đưa ra
kênh Chj trên tuyến PCMout thì địa chỉ [i] phải được nhớ trong ngăn nhớ j của CMEM được đọc ra cùng bit B trong ngăn nhớ đó đưa lên bộ selector1 để đưa tới bus
địa chỉ của T-MEM điều khiển việc đọc ngăn i của T-MEM. Do từ mã PCM từ ngăn
i của T-MEM được đọc trong khe TSj nên nó sẽ được chèn vào kênh Chj của tuyến
PCMout.
Hoạt động của C-MEM: Bộ nhớ này hoạt động theo phương thức ghi ngẫu
nhiên, đọc tuần tự và thông tin đọc ra từ các ngăn nhớ của nó được đưa lên bộ

selector1. Nếu bit trạng thái B của từ mã được đọc ra từ ngăn nhớ C-MEM có giá trị
“0” logic, thì p bit cịn lại của nó sẽ được đưa qua selector1 tới địa chỉ bus của TMEM và tín hiệu R/W từ selector1 sẽ là “1” nghĩa là đọc ngăn nhớ của T-MEM mà
địa chỉ của nó được thể hiện qua p bit đưa từ C-MEM.
Việc ghi thông tin địa chỉ vào ngăn nhớ C-MEM được tiến hành theo số liệu
điều khiển chuyển mạch được đưa từ phân hệ điều khiển qua C-bus. Số liệu này
thường bao gồm địa chỉ bộ chuyển mạch, địa chỉ ngăn nhớ và số liệu điều khiển sẽ
ghi vào ngăn nhớ đó. Địa chỉ bộ chuyển mạch sẽ được bộ chọn selector2 phân tích,
nó trùng với địa chỉ của chuyển mạch thì bộ selector2 sẽ chuyển R/W của nó về
dạng “0” logic, p+1 bit gồm p bit số liệu địa chỉ điều khiển T-MEM và bit B sẽ
được ghi vào ngăn nhớ của bộ nhớ C-MEM mà địa chỉ của ngăn nhớ đó được đưa
bởi p bit khác từ C-bus qua bộ selector2 lên địa chỉ bus của C-MEM.
Việc đọc số liệu điều khiển từ ngăn nhớ của C-MEM để đưa lên bộ selector1
điều khiển quá trình đọc bộ nhớ T-MEM được tiến hành đồng bộ, tuần tự theo bộ
đếm TS-Counter. Khi bộ đếm TS-Countercos giá trị “0” thì đọc ngăn 0 của CMEM, nếu bit B trong ngăn đó bằng 1 thì bỏ qua. Cịn nếu bit B bằng 0 thì selector1
sẽ đưa bit p số liệu địa chỉ đọc được đưa từ ngăn 0 của C-MEM lên địa chỉ bus của
T-MEM để đọc ngăn nhớ tương ứng của T-MEM đưa ra kênh 0 trên tuyến PCMout.
Tại khe TS1 p bit từ TS-Counter lại qua selector2 để đọc ngăn 1 của C-MEM và tuỳ
thuộc vào bit B trong ngăn đó, từ mã điều khiển đọc ra từ ngăn này có thể bị bỏ qua
nếu B=1 hay sẽ đưa qua selector1 để điều khiển đọc một ngăn nhớ nào đó của TMEM đưa ra Ch1 của tuyến PCMout nếu B=0. Cứ như vậy các ngăn tiếp theo của CMEM sẽ tham gia vào quá trình điều khiển việc đọc các ngăn nhớ của T-MEM.
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
b. Bộ chuyển mạch thời gian số kiểu ghi ngẫu nhiên đọc tuần tự
Cấu tạo: Bộ chuyển mạch số kiểu ghi ngẫu nhiên đọc tuần tự cũng giống
loại ghi tuần tự đọc ngẫu nhiên, nghĩa là chúng bao gồm bộ nhớ T-MEM, bộ nhớ CMEM, các bộ selector và bộ đếm định thời. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau về
nguyên lý ghi, đọc thông tin đối với các bộ nhớ T-MEM và C-MEM, được minh
hoạ dưới hình 1.4

0

1
2

TS2 TS1 TS0

TSF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

Ch2 Ch1 Ch0

ChF-1

ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0 PCMin

T - MEM

i

TFrame = 125 µs

TS2 TS1 TS0


TSF-1

TSJ

TSI

TS2 TS1 TS0

Ch2 Ch1 Ch0

ChF-1

ChJ

ChI

Ch2 Ch1 Ch0 PCMout

TFrame = 125 µs

j
F-1

R
0
1
2

[1]


C - MEM
i
j

[i]

F-1

[2]
Data

Hình 1.4. Sơ đồ khối tóm tắt của bộ chuyển mạch thời gian số kiểu TRWSR
Bộ nhớ T-MEM dùng để nhớ các từ mã PCM, cịn bộ nhớ C-MEM dùng để
chứa các thơng tin điều khiển quá trình ghi các từ mã PCM vào các ngăn nhớ của TMEM. Cả hai bộ nhớ C-MEM và T-MEM đều có cùng số ngăn nhớ là F (0 đến F1) bằng với số kênh của tuyến PCM. Số bit của mỗi ngăn nhớ T-MEM bằng số bit
của từ mã PCM, số bit của mỗi ngăn nhớ C-MEM là p+1 được xác định theo biểu
thức:
p=log2F=1 dF

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

Về nguyên lý hoạt động: Cả hai bộ nhớ T-MEM và C-MEM của TRWSR đều
làm việc theo kiểu ghi ngẫu nhiên, đọc tuần tự. Khi cần thiết lập một thao tác
chuyển mạch nào đó thì phần điều khiển chuyển mạch sẽ đưa số liệu điều khiển tới
C-MEM và ghi nó vào ngăn nhớ điều khiển cần thiết cho thao tác chuyển mạch đó
theo nguyên tắc: Số thứ tự của ngăn nhớ C-MEM trùng với thứ tự của kênh đầu
vào, còn số liệu điều khiển ghi vào ngăn nhớ đó trùng với thứ tự kênh đầu ra và

chính là địa chỉ của ngăn nhớ T-MEM mà từ mã của kênh đầu vào sẽ được ghi vào
đó.
1.4. Chuyển mạch số không gian
1.4.1. Nguyên tắc chuyển mạch số không gian
Trong phần chuyển mạch thời gian số cũng đã cho thấy, về mặt lý thuyết nếu
bộ chuyển mạch thời gian số có tốc độ chuyển mạch đủ lớn thì chỉ cần một bộ
chuyển mạch thời gian số cũng có thể đảm bảo chức năng chuyển mạch giữa các
mạch đầu cuối (giữa thuê bao với thuê bao, thuê bao với trung kế, trung kế với
trung kế, thuê bao với thiết bị báo hiệu, trung kế với thiết bị báo hiệu). Tuy nhiên,
do hạn chế về khả năng công nghệ nên không thể chế tạo bộ chuyển mạch thời gian
có dung lượng quá lớn (do bị giới hạn bởi tốc độ truy cập bộ nhớ). Do vậy, trong
các tổng đài dung lượng trung bình và dung lượng lớn thì tồn bộ tổng đài được tổ
chức thành từng nhóm, mỗi nhóm giao tiếp với trường chuyển mạch bằng một hoặc
một số tuyến PCM. Từ đó có khái niệm chuyển mạch nhóm. Như vậy phát sinh u
cầu chuyển mạch thơng tin từ nhóm này sang nhóm khác, nghĩa là từ tuyến PCMin
của nhóm này sang tuyến PCNout của nhóm khác.
1.4.2. Các phƣơng thức chuyển mạch số không gian
a. Bộ chuyển mạch không gian số điều khiển theo đầu ra
Về cấu tạo: Bộ chuyển mạch không gian số điều khiển theo đầu ra gồm hai
phần là ma trận chuyển mạch và bộ nhớ điều khiển.
Ma trận chuyển mạch được tổ chức theo hàng và cột. Các hàng là các tuyến
PCMin, các cột là các tuyến PCMout, giao điểm giữa hàng và cột là phần tử chuyển
mạch. Phần tử chuyển mạch thực hiện chức năng của mạch Và (AND), thường đó là
mạch cộng ba trạng thái, một đầu vào của cổng được nối với tuyến PCMin, đầu ra
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
nối với tuyến PCMout, đầu vào thứ hai (đầu điều khiển) được nối đến bộ nhớ điều
khiển. Mỗi phần tử chuyển mạch trong cột được gán một mã nhị phân tương ứng

với thứ tự (địa chỉ) của tuyến PCMin.
Bộ nhớ điều khiển C-MEM được tổ chức theo đầu ra (theo cột, vì thế bộ
chuyển mạch khơng gian loại này cịn gọi là bộ chuyển mạch khơng gian số điều
khiển theo cột), mỗi cột có F ngăn nhớ từ 0 tới F-1 bằng với dung lượng của tuyến
PCM.

PCMout 0 PCMout 1

PCMout 2

PCMout N-1

PCMin 0
0

0

0

0

0

1

1

1

1


1

2

2

2

2

2

N-1

N-1

N-1

N-1

N-1

GM0

GM1

GM2

GM3


GMM-1

PCMin1

PCMin

PCMin 2

PCMout

AND

PCMin N-1

0
1

[2]

2
3

[1]

Data
F-1

Hình 1.5. Bộ chuyển mạch không gian số điều khiển theo ra đầu ra
Số bit trong mỗi ngăn nhớ phải đủ để chứa từ mã địa chỉ của các phần tử

chuyển mạch và được xác định theo biểu thức:

Log2N

nếu log2N là số nguyên

Int (log2N+1)

nếu log2N không phải là số nguyên

r=

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
Ngồi ra mỗi cột cịn có một bộ giải mã điều khiển để giải mã các từ mã địa
chỉ thành tín hiệu điều khiển đưa đến các phần tử chuyển mạch trong cột.
Về hoạt động: Các hoạt động của bộ chuyển mạch này bao gồm ghi thông
tin điều khiển vào C-MEM, đọc và giải mã thông tin điều khiển đó để điều khiển
thơng tin chuyển mạch. Thứ tự thực hiện các thao tác đó như sau: Khi cần thực hiện
một thao tác chuyển mạch nào đó qua bộ chuyển mạch thì hệ thơng điều khiển sẽ
gửi dữ liệu điều khiển đến để ghi vào C-MEM. Dữ liệu này bao gồm địa chỉ cột, địa
chỉ ngăn nhớ của C-MEM và số liệu ghi vào ngăn nhớ đó với tương ứng sau: Địa
chỉ ngăn nhớ trùng với kênh cần chuyển mạch, địa chỉ cột của ngăn nhớ trùng với
tuyến PCMout, số liệu ghi vào ngăn nhớ trùng với mã nhị phân của tuyến PCMin.
b. Bộ chuyển mạch không gian số điều khiển theo đầu vào
Cấu tạo: Bộ chuyển mạch loại này cịn được gọi là bộ chuyển mạch khơng
gian số điều khiển theo hàng. Cấu tạo gồm ma trận chuyển mạch và bộ nhớ điều
khiển.

Ma trận chuyển mạch bao gồm các hàng là các tuyến đầu vào, được kí hiệu
PCMin0 đến PCMinN-1, các cột là tuyến ra PCMout0 đến PCMoutM-1. Giao điểm giữa
hàng và cột là phần tử chuyển mạch. Phần tử chuyển mạch là mạch cổng logic thực
hiện chức năng của mạch Và (AND); một đầu vào của phần tử chuyển mạch được
nối với tuyến PCMin, đầu ra nối với tuyến PCMout, đầu vào thứ hai (đầu vào điều
khiển) của các phần tử chuyển mạch trong cùng một hàng được nối với giải mã điều
khiển GM. Các phần tử chuyển mạch trong mỗi hàng được đánh số theo thứ tự của
tuyến PCMout để tương ứng với các đầu ra của giải mã điều khiển.
Bộ nhớ điều khiển C-MEM được tổ chức theo hàng (theo đầu vào). Mỗi
hàng có F-1 ngăn nhớ (bằng số kênh của tuyến PCM). Số bit trong mỗi ngăn nhớ đủ
để diễn giải địa chỉ của phần tử chuyển mạch trong hàng dưới dạng từ mã nhị phân
và được xác định theo biểu thức:

Log2M

nếu log2M là số nguyên

Int (log2M+1)

nếu log2M không phải là số nguyên

r=

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

Nguyên lý hoạt động: Cũng giống như bộ chuyển mạch không gian số điều
khiển theo đầu ra, khi cần thực hiện một thao tác chuyển mạch nào đó qua bộ

chuyển mạch không gian số điều khiển theo đầu vào thì hệ thống điểu khiển cũng
ghi số liệu điều khiển cần thiết vào ngăn nhớ điều khiển tương ứng của bộ nhớ CMEM. Sau đó số liệu điều khiển đã ghi được đọc ra tại khe thời gian tương ứng
trong mỗi chu kì để điều khiển phần tử chuyển mạch cụ thể cho thao tác chuyển
mạch đó. Khi kết thúc thao tác chuyển mạch này thì phần điều khiển sẽ xoá số liệu
điều khiển đã ghi trong ngăn nhớ tương ứng với thao tác chuyển mạch này trong C-

[1]
[F-1]

[2]

Data

PCMin

PCMout

AND

Hình 1.6. Bộ chuyển mạch không gian số điều khiển theo đầu vào

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT

F-1

3
[2]

[3]


[3]

2

0
GM0
GM1

3

F-1

GM2

3
3
3

F-1

GMN-1

2
2

F-1

2

1

1
1

0
0

F-1

2

PCMin N-1

1

PCMin 2

0

PCMin 1

0

PCMin 0

1

PCMout M-1

PCMout 3


PCMout 2

PCMout 1

PCMout 0

MEM.


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
1.5. Trƣờng chuyển mạch
1.5.1. Cấu trúc trƣờng chuyển mạch hai tầng
Thông thường khi dung lượng tổng đài tăng thì nhu cầu chuyển mạch cũng
tăng. Đối với các tổng đài trung bình và tổng đài lớn tín hiệu từ các nhóm thuê bao,
trung kế, các tuyến truyền dẫn và các thiết bị báo hiệu thường được ghép kênh bằng
một vài cấp ghép và tạo thành một số tuyến PCMin đưa tới trường chuyển mạch. Từ
đầu ra của trường chuyển mạch cũng sẽ có một số tuyến PCMout đưa trở lại phân hệ
ứng dụng.
Như vậy sẽ có nhu cầu chuyển mạch giữa các mạch đầu cuối của nhóm này
với mạch đầu cuối của nhóm khác, nghĩa là có yêu cầu chuyển mạch giữa một kênh
nào đó của tuyến PCM này với một kênh khác của cùng một tuyến PCM hay một
tuyến PCM khác. Yêu cầu chuyển mạch đó có thể viết dưới dạng tổng quát:
ChiPCMP

ChjPCMQ (1)

Trong số các chỉ số i, j, và P, Q có thể trùng nhau và khác nhau từng cặp.
Yêu cầu chuyển mạch này bao gồm hai thao tác chuyển mạch cơ bản:
Thứ nhất là chuyển thông tin từ kênh i sang kênh j. Thứ hai là chuyển từ
kênh i tuyến PCMP sang kênh j tuyến PCMQ, nghĩa là chuyển từ tuyến P sang tuyến

Q mà không làm thay đổi chỉ số kênh, viết tắt là ChiPCMP

ChjPCMQ.

Như vậy với cấu trúc T-S hoặc S-T đều có thể đáp ứng yêu cầu chuyển mạch
kiểu này.
a. Trƣờng chuyển mạch T-S
Cấu trúc T-S gồm hai trường chuyển mạch: Tầng đầu là chuyển mạch thời
gian ITSB (Incomming Time Switch Board), mỗi tuyến PCM đầu vào được đưa tới
bộ chuyển mạch thời gian số (T). Đầu ra của các bộ chuyển mạch thời gian số được
đưa tới tầng chuyển mạch thứ hai, vào bộ chuyển mạch không gian số SSB (Space
Switch Board). Các đầu ra của chuyển mạch khơng gian chính là các tuyến PCMout.
Cấu trúc này được minh hoạ như hình 1.7.

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

Hình 1.7. Cấu trúc chuyển mạch hai tầng T-S

b. Trƣờng chuyển mạch S-T
Cấu trúc chuyển mạch này được minh hoạ trên hình 1.8.

Hình 1.8. Cấu trúc chuyển mạch hai tầng S-T
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk


Yêu cầu bộ chuyển mạch (1) cũng có thể được phục vụ bằng cấu trúc S -T.
Đầu vào sẽ là bộ chuyển mạch không gian số NxN, điều khiển theo đầu ra hoặc theo
đầu vào, tầng ra sẽ là bộ chuyển mạch thời gian số, trong cấu trúc này lại cần sử
dụng loại bộ chuyển mạch thời gian kiểu TRWSR ở tầng chuyển mạch thời gian đầu
ra.
Như thế yêu cầu chuyển mạch (1) sẽ được thực hiện theo hai bước, bưới một
qua tầng chuyển mạch không gian SSB, bước hai qua tầng chuyển mạch thời gian
OTSB.
Giả sử bộ chuyển mạch không gian là loại điều khiển theo đầu ra, còn các bộ
chuyển mạch thời gian ở tầng đầu ra là loại TRWSR thì các bước đó được thực hiện
như sau:
Bước 1: Qua bộ chuyển mạch S trên đầu vào thực hiện thao tác:
ChiPCMP

ChiPCMQ (1.1)

Bước 2: Trong bộ chuyển mạch thời gian số TQ ở tầng đầu ra thực hiện thao tác:
ChiPCMQ

ChjPCMQ (1.2)

Như vậy các ngăn nhớ điều khiển trong C-MEM S và trong C-MEM TQ
dùng cho thao tác (1.1) và (1.2) đều có thứ tự i và vì vậy sẽ tiện cho việc ghi thông
tin điều khiển vào chúng từ hệ thống điều khiển chuyển mạch.
1.5.2. Cấu trúc chuyển mạch 3 tầng
a. Trƣờng chuyển mạch T-S-T
So với cấu trúc T-S thì cấu trúc T-S-T có thêm một tầng chuyển mạch T ở
đầu ra (Tầng OTSB) còn so với cấu trúc S-T thì cấu trúc T-S-T lại có thêm tầng
chuyển mạch T ở đầu vào (ITSB)
Yêu cầu chuyển mạch tổng quát:


ChiPCMP

ChjPCMQ (1)

Sẽ bao gồm hai thao tác chuyển mạch: Một thao tác chuyển mạch về thời
gian, Từ khe TSi sang khe TSj và một thao tác về chuyển mạch không gian, từ tuyến
P sang tuyến Q. Trong cấu trúc T-S và cấu trúc S-T do chỉ có hai tầng chuyển mạch
nên khi thực hiện mỗi yêu cầu chuyển mạch dạng (1) thì cả hai thao tác điều bắt
buộc. Cịn trong cấu trúc T-S-T do có thêm tầng chuyển mạch so với hai cấu trúc
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
trên nên khi thực hiện mỗi yêu cầu chuyển mạch dạng (1) thì tầng thêm vào sẽ cho
phép có một thao tác chọn tự do.

Hình 1.9. Cấu trúc chuyển mạch 3 tầng T-S-T

Trong cấu trúc T-S-T do tầng thêm vào là tầng chuyển mạch thời gian nên
thao tác chuyển mạch tự do chính là thao tác chuyển mạch về thời gian. Ví dụ, khi
cần thực hiện yêu cầu chuyển mạch (1) thì phần điều khiển mạng chuyển mạch có
thể chọn tự do một khe thời gian k nào đó để phục vụ các thao tác chuyển mạch của
yêu cầu (1), miễn sao khe thời gian k chưa bị sử dụng trên cả đầu ra của bộ chuyển
mạch ITP và đầu vào của bộ chuyển mạch OTQ để phục vụ cho yêu cầu chuyển
mạch nào khác đang tiến hành tại thời điểm đó. Đây là điều kiện chọn khe thời gian
trung gian khi phục vụ yêu cầu chuyển mạch (1).
Giả sử tầng chuyển mạch ITSB dùng loại TSWRR, tầng chuyển mạch không
gian SSB dùng bộ chuyển mạch không gian điều khiển theo cột, còn tầng chuyển
mạch OTSB dùng loại TRWRS thì yêu cầu chuyển mạch (1) sẽ được thực hiện qua

kênh trung gian k qua 3 bước như sau:
Bước 1: Trên tầng chuyển mạch thời gian vào ITSB, bộ chuyển mạch ITP
thực hiện thao tác chuyển mạch thông tin từ kênh Chi sang kênh trung gian Chk.

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
ChiPCMP

ChkPCMP (1.3)

Điều khiển: Ngăn k C-MEM ITP ghi địa chỉ [i]
Bước 2: Trên tầng chuyển mạch không gian SSB thực hiện thao tác chuyển
mạch thông tin từ kênh Chk tuyến P sang Chk tuyến Q.
ChkPCMP

ChkPCMQ (1.4)

Điều khiển: Ngăn k cột Q của C-MEM ghi địa chỉ [P]
Bước 3: Trên tầng chuyển mạch thời gian ra OTSB bộ chuyển mạch OTQ
thực hiện thao tác chuyển mạch thông tin từ kênh trung gian Chk sang kênh Chj
ChkPCMQ

ChjPCMQ (1.5)

Điều khiển: Ngăn k của C-MEM OTQ ghi địa chỉ [j]
Nghĩa là, khe thời gian k được dùng như khe thời gian trung gian để chuyển
thông tin từ khe i tuyến P sang khe j tuyến Q của trường chuyển mạch. Khe thời
gian trung gian được dùng để chuyển mạch thông tin bên trong trường chuyển

mạch, vì vậy nó cịn được gọi là khe thời gian nội bộ. Tương ứng nó cịn có một vài
tên khác như kênh trung gian, kênh nội bộ hoặc kênh bên trong. Do nó được chọn tự
do khi cần phục vụ mỗi yêu cầu chuyển mạch nên nó có thể được chọn theo nhiều
cách, miễn sao thoả mãn điều kiện chọn khe thời gian nội bộ. Và nó được chọn tự
do như vậy nên cấu trúc T-S-T tránh được các dạng tranh chấp về khe thời gian trên
kênh đầu ra của chuyển mạch ITp và OTQ.
b. Trƣờng chuyển mạch S-T-S
Cấu trúc chuyển mạch S-T-S là cấu trúc linh hoạt tuỳ thuộc vào lượng tải qua
nó mà có thể chọn cấu hình theo tiêu chí của người quản lý từ đó đạt được chỉ tiêu
về kinh tế cũng như chất lượng của dịch vụ.
Cấu trúc S-T-S có chuyển mạch không gian S1 trên đầu vào và S2 trên đầu
ra, giữa chúng là các bộ chuyển mạch thời gian TSB. Các chuyển mạch S có thể
chọn loại chữ nhật nếu dung lượng tải không lớn và yêu cầu về chất lượng phục vụ
không quá cao, nghĩa là chuyển mạch S1 có số đầu ra ít hơn đầu vào, cịn bộ chuyển
mạch S2 thì ngược lại, số bộ chuyển mạch thời gian có thể tăng hay giảm tuỳ theo
lưu lượng và yêu cầu phục vụ. Các bộ chuyển mạch thời gian cũng có thể sử dụng
bất kì loại nào, tuy nhiên chúng phải cùng một loại.

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

Hinh 1.10. Cấu trúc chuyển mạch 3 tầng S-T-S

Ta thấy rằng, so với cấu trúc T-S và S-T thì cấu trúc S-T-S có thêm một tầng
chuyển mạch khơng gian và do đó phép chọn được thêm vào (phép chọn tự do) là
phép chọn không gian, nghĩa là một số bộ chuyển mạch thời gian ở khâu TSB và
mỗi yêu cầu chuyển mạch có thể chọn một bộ chuyển mạch thời gian bất kì nào đó
để phục vụ chuyển mạch một kênh nào đó trên một tuyến đầu vào tới một kênh nào

đó trên một trong các tuyến đầu ra, sao cho kênh đầu vào và đầu ra của bộ chuyển
mạch thời gian đó tương ứng các kênh vào và ra của yêu cầu chuyển mạch chưa bị
sử dụng cho yêu cầu chuyển mạch khác. Điều này có nghĩa nếu như khâu TSB có M
bộ chuyển mạch thời gian thì khi xuất hiện yêu cầu chuyển mạch dạng:

ChiPCMP

ChjPCMQ (1)

Bộ điều khiển chuyển mạch có thể chọn bộ chuyển mạch Tk nào đó trong n
bộ chuyển mạch thời gian của khâu TSB để phục vụ yêu cầu chuyển mạch 1 miễn
sao khe thời gian TSi trên đầu vào và khe thời gian TSj trên đầu ra của bộ chuyển
mạch Tk đó chưa bị bận (đang sử dụng cho yêu cầu chuyển mạch khác). Như vậy
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
khi có một yêu cầu chuyển mạch dạng (1) thì việc yêu cầu chọn tuyến sẽ được quy
về đọc trạng thái của các bộ chuyển mạch thời gian để chọn ra một bộ thoả mãn
điều kiện Chi trên đầu vào và Chj trên đầu ra của nó chưa được sử dụng cho các yêu
cầu chuyển mạch khác. Để phục vụ công việc này mỗi ngăn nhớ của C-MEM của
bộ chuyển mạch thời gian cần có 2 bit B để thể hiện trạng thái kênh đầu vào và
kênh đầu ra.
Mỗi yêu cầu chuyển mạch (1) được phân tích thành 3 thao tác chuyển mạch
qua thao tác chuyển mạch S1, chuyển mạch Tk đã được chọn nào đó và chuyển
mạch S2 theo các bước sau:
Bước 1: Tại chuyển mạch không gian S1 thực hiện thao tác chuyển mạch
thông tin từ kênh Chi tuyến PCMP sang Chi tuyến PCMK

ChiPCMP


ChiPCMK (1.5)

Bước 2: Bộ chuyển mạch thời gian TK tầng TSB thực hiện thao tác chuyển
mạch thông tin từ kênh Chi sang kênh Chj.
ChiPCMK

ChjPCMK (1.6)

Bước 3: Chuyển mạch không gian ra S2 thực hiện thao tác chuyển mạch
thông tin từ kênh Chj tuyến PCMK sang kênh Chj tuyến PCMQ.
ChjPCMK

ChjPCMQ (1.7)

Tuỳ thuộc vào loại bộ chuyển mạch thời gian được áp dụng ở khâu giữa mà
nguyên lý chuyển mạch và điều khiển của mạng cũng khác nhau. Để tiết kiệm và
thuận lợi cho quá trình điều khiển thì người ta thường dùng loại TSWRR ở khâu TSB.

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

CHƢƠNG 2
TỔNG ĐÀI STAREX-VK
2.1. Tổng quan về tổng đài Starex-vk
Hệ thống chuyển mạch Starex-vk là hệ thống chuyển mạch điện tử tiêu
chuẩn do tập đoàn LGIC (Hàn Quốc) và Công Ty VKX nghiên cứu và phát triển.
Starex-vk được dùng cho chức năng chuyển mạch ở tất cả các mức của mạng

điện thoại công cộng bao gồm: Chuyển mạch nội hạt (local), chuyển mạch nội
hạt/chuyển tiếp (local/tandem), chuyển mạch chuyển tiếp (toll)…Hệ thống có thể
đóng vai trị trung chuyển một cách mềm dẻo giữa các mạng như mạng thông minh
(IN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng di động cơng cộng (PLMN).
Kích cỡ, khả năng, độ linh động của các dịch vụ và sự tương thích với mạng
của tổng đài Starex-vk cung cấp cho người sử dụng mức vận hành cao nhất và các
phạm vi ứng dụng rộng lớn. Đạt được điều này là nhờ công nghệ tiên tiến nhất như
là cơng nghệ máy tính, chất bán dẫn, cơng nghệ viễn thơng và cơng nghệ phần mềm
có sẵn. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của tổng đài được module hố, do đó cho
phép dễ dàng tương thích với các mạng lưới đa dạng khác, các chức năng có thể
thêm vào hoặc sửa đổi một cách dễ dàng.
Cũng như các hệ thống tổng đài tiên tiến khác, tổng đài Starex-vk cung cấp
chức năng ISDN (2B+D, 30B+D), hệ thống báo hiệu số 7, và các phương thức xử lý
gói. Trong một tương lai gần, khả năng của tổng đài sẽ được cải thiện một cách
đáng kể bằng việc cung cấp chức năng ISDN băng rộng mà không cần thay đổi cấu
trúc cơ bản.
Những ƣu điểm chính của hệ thống
+ Cấu trúc hệ thống mềm dẻo, dễ dàng tương thích với công nghệ mới và
thêm chức năng mới
+ Dễ dàng vận hành và khai thác, cung cấp cho người dùng những chức năng
và dịch vụ hoàn hảo.
+ Độ tin cậy và độ an tồn cao.
+ Tối thiểu hố giá thành bảo dưỡng và dễ dàng nâng cấp hệ thống.
Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
+ Được sử dụng công nghệ cáp quang mới.
+ Dung lượng lớn, thích ứng với các thành phố lớn.
Các khả năng và đặc tính của hệ thống

Tổng đài Starex-vk có dung lương tối đa là 120.000 thuê bao và 60.000 trung
kế. Nó được thiết kế theo nguyên tắc điều khiển phân bố tối ưu. Nó có thể chuyển
mạch cho một lưu lượng lên đến 26.000 Erlang và khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao
điểm là 1.500.000 BHCA. Tỷ lệ tập trung có thể được thay đổi một cách linh động
từ 8/1 đến 1/1.
Cấu trúc Starex-vk
Tổng đài được thiết kế với cấu trúc phân bố điều khiển sử dụng các bộ xử lý
32 bit, do đó đảm bảo độ module hoá và độ tin cậy ở tỉ lệ cao. Chức năng điều khiển
được cấu hình theo 2 mức: Mức cao và Mức thấp.
+ Điều khiển mức cao thực hiện các công việc ở mức cao như: Xử lý cuộc
gọi, phân tích số, điều khiển chuyển mạch, quản lý và bảo dưỡng hệ thống…
+ Điều khiển mức thấp như: Giám sát thuê bao, xử lý báo hiệu…
Để tối ưu việc điều hành các tiến trình này, tổng đài được trang bị một hệ
thống điều hành xử lý song song theo thời gian gọi là VKOS. Hệ điều hành này trợ
giúp tính song song của ngơn ngữ CHILL (Ngơn ngữ bậc cao của CCITT), một
ngôn ngữ thiết kế phần mềm ứng dụng của hệ thống tổng đài Starex-vk.
Ngôn ngữ lập trình
Ngơn ngữ CHILL được sử dụng trong tổng đài Starex-vk cho việc lập trình
phần mềm và SDL (Specification Disciription Language - Ngơn ngữ mơ tả đặc tính)
để mơ tả các vấn đề. Hiệu suất của phần mềm được cải thiện và khả năng bảo
dưỡng hệ thống trở nên tối ưu hố khi sử dụng các ngơn ngữ bậc cao này.
Hệ điều hành quản lý cơ sở dữ liệu
Điều cốt yếu sử dụng DBMS là nó có thể quản lý một cách tối ưu trong một
hệ thống dữ liệu lớn như Starex-vk. Tổng đài cịn có một bộ nhớ chính dành cho
DBMS một cách riêng biệt, cho phép có thể truy nhập, sửa đổi, sắp xếp và tạo tất cả
các dữ liệu một cách tối ưu.

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT



Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk
Phạm vi ứng dụng
Không như thời điểm khi các hệ thống chuyển mạch được thiết kế phục vụ
một mục đích riêng biệt, việc thiết kế tổng đài Starex-vk được thiết kế có cân nhắc
cẩn thận, quan tâm đến khả năng tối ưu, khả năng thích ứng với cơng nghệ mới, độ
linh động, do đó nó có thể cung cấp các chức năng đa dạng và phạm vi ứng dụng
rộng lớn.

Khả năng vận hành và bảo dƣỡng
Khác với các hệ thống tổng đài trước, tổng đài Starex-vk đã được chú trọng
đặc biệt về khả năng chuẩn đoán lỗi trong quá trình thiết kế tổng đài.
Tổng đài cung cấp cho người vận hành các công cụ bảo dưỡng hết sức hiệu
quả và đơn giản, đồng thời cung cấp các giao diện vào ra tiện lợi cho người quản lý,
vận hành và thao tác.
Tổng đài có hệ quản lý vào ra sử dụng các lựa chọn chi tiết nhằm trợ giúp
cho người điều hành thực hiện các thủ tục, thao tác vào ra. Đồng thời cũng được
trang bị hệ thống phần mềm quản lý bằng đồ hoạ, do đó cơng việc phát hiện sai
hỏng phần cứng, cũng như các loại cảnh báo sẽ trở nên đơn gản và hiệu quả.

2.2. Cấu trúc hệ thống Starex-vk
Tổng đài STAREX-VK có cấu trúc theo từng khối và được chia thành 3 phân hệ
chính như trên hình 2.1
CS: Phân hệ điều khiển (Control Subsystem)
IS: Phân hệ kết nối (Interconnection Subsystem)
SS: Phân hệ chuyển mạch (Switching Subsystem)

Mỗi khối thực hiện chức năng khác nhau, cho phép dễ dàng mở rộng hệ
thống và thay đổi các chức năng. Trong chương này ta sẽ tìm hiểu chức năng của
các phân hệ và khối chức năng trong các phân hệ đó.


Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


Nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch kênh và cấu trúc tổng đài Starex-vk

SS-S
SS-T

CS

IS

SS-7
I/O Port
SS-V
DKE
SS-P

SS-I

MTE
RSS/RSE

I/O Port
DKE
Hình 2.1. Cấu trúc tổng đài Starex-vk

2.3. Phân hệ CS (Control Subsystem)
Phân hệ CS bao gồm có 3 tủ, vị trí chức năng trong các tủ như hình 2.2
2.3.1. Chức năng chính của CS

+ Quản lý tài nguyên cho toàn bộ hệ thống.
+ Bảo dưỡng hệ thống.
+ Điều khiển đọc ghi ổ đĩa và băng từ.
+ Điều khiển các thiết bị vào ra.
+ Thực hiện test và đo đạc.
+ Thống kê cước cho toàn bộ hệ thống.
+ Điều khiển các bản tin vào ra cho các USER.

Hà Văn Nghĩa_Lớp 46K-ĐTVT


×