Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng của việc sản xuất lúa theo hệ thống canh tác lúa cải tiến (sri) quy mô nông hộ tại can lộc hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
------***------

(BẢN THẢO)

NGUYỄN CÔNG VƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT LÚA THEO
HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) QUY
MÔ NÔNG HỘ TẠI CAN LỘC – HÀ TĨNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH KHUYẾN NƠNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VINH - 5.2010


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu là do chính bản thân tơi nghiên
cứu, có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, cán bộ Trạm bảo vệ thực vật và cán
bộ Trung tâm chuyển giao KHCN huyện Can Lộc. Các dữ liệu trích dẫn trong đề
tài từ các nguồn hợp pháp. Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề
tài là trung thực.

Tác giả
Nguyễn Công
Vương




3

LỜI CẢM ƠN
Hồn thành khố luận này trong suốt q trình thực hiện tơi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo, cán bộ các cơ
quan, cán bộ các hợp tác xã và những người bạn đồng môn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn Th.s Hoàng Văn
Sơn người đã định hướng cho tôi nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Các quý thầy cô trong tổ bộ môn Khuyến nông & PTNT, cô Nguyễn Thị
Tiếng, cô Nguyễn Thị Thuý Vinh, thầy Nguyễn Công Thành đã giúp tôi xác
định đúng cơ sở lý luận và định hướng quan điểm nghiên cứu, cô Nguyễn
Thị Hương Giang và cơ Thái Thị Phương Thảo đã đóng góp những ý kiến
quý báu cho đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Trong Dân và Anh
Lương Văn Cường cán bộ Trung tâm chuyển giao KHCN huyện Can Lộc,
anh Lê Viết Xuân, gì Nguyễn Thị Hà, chị Hồ Thị Minh cán bộ trạm BVTV
Huyện Can Lộc, bác Anh cán bộ HTX Thanh Hương xã Quang Lộc, chú
Phước cán bộ HTX Thanh Lộc, chú Khoa phó chủ tịch hội nông dân xã
Kim Lộc đã hỗ trợ tôi thu thập số liệu, chia sẽ thông tin và những kinh
nghiệm hữu ích để tơi hồn thành đề tài này.
Cảm ơn gia đình nhỏ của tơi và những người bạn thân đã tiếp niềm
tin và động lực giúp tơi hồn thành nghiên cứu của mình.

Tác
giả
Nguyễn Cơng
Vương



4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

HQKT

Bảo vệ thực vật
Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

IRRI

Viện nghiên cứu lúa quốc tế

KHCN

Khoa học công nghệ

PP


Phương pháp

PRA

Đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của

người dân
PT

Phương thức

PTNT

Phát triển nơng thơn

PTSX

Phương thức sản xuất

PTTH

Phổ thơng trung học

S

Diện tích

SRD

Trung tâm phát triển nông thôn bền


vững
SRI

Hệ thống canh tác lúa cải tiến (kỹ thuật

SRI)
SX

Sản xuất

TQ

Tập quán

TQ

Tập quán

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân


5



6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu ...............................................................................................20
Bảng 4.1. Đặc điểm chủ yếu của các hộ và các mẫu điều tra ...................................30
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của các hộ điều tra ...........................34

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất trong việc áp dụng SRI.................... 34
Bảng 4.4. Quy mơ áp dụng SRI trong các nhóm hộ ............................................. 36
Bảng 4.5 (a). Tình hình sử dụng phân bón tại các xã nghiên cứu ....................... 42
Bảng 4.5(b). Lượng phân bón sau khi quy đổi .................................................... 42
Bảng 4.5(c). Lượng phân bón sau khi quy đổi được bón tại các xã .................... 43
Bảng 4.5 (d). Chi phí đầu tư về phân bón ............................................................ 44
Bảng 4.5 (e). Hiệu quả đầu tư về phân bón ......................................................... 44
Bảng 4.6. Cơng lao động của các phương thức canh tác ................................... 47
Bảng 4.7. Chi phí đầu tư đối với phương thức sản xuất lúa bằng sạ tay ............ 49
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất lúa bằng sạ tay ............. 49
Bảng 4.9. Mức đầu tư chi phí đối với phương thức sản xuất lúa bằng sạ hàng .. 50
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất lúa bằng sạ hàng ......... 51
Bảng 4.11. Mức đầu tư chi phí đối với phương thức cấy lúa truyền thống ........ 52
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất lúa cấy truyền thống .. 52
Bảng 4.13.

Mức đầu tư chi phí đối với phương thức cấy lúa áp dụng SRI..... 53

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất lúa cấy theo SRI ......... 53
Bảng 4.15. Chi phí trung bình sản xuất 1kg lúa tại các xã (đ/kg) ....................... 56
Bảng 4.16. Năng suất tăng thêm khi áp dụng SRI tại các xã ............................... 57

Bảng 4.17. Sự phân công lao động theo giới trong trong công việc sản xuất lúa
(%) ........................................................................................................................ 60
Bảng 4.18. Tỉ lệ đánh giá sự thay đổi công việc khi thực hiện cấy lúa theo kỷ
thuật SRI (%) ........................................................................................................ 61
Bảng 4.19. Những lợi ích và bất lợi do áp dụng SRI mang lại cho phụ nữ và nam
giới........................................................................................................................ 63


7

Bảng 4.20. Số lần tham gia tập huấn trung bình của các hộ dân ........................ 64
Bảng 4.21. Số lần phun thuốc BVTV tại các xã ................................................... 65
Bảng 4.22. Số lần phun thuốc BVTV trong một mùa vụ tại các xã ..................... 67
Bảng 4.23. Sự đa dạng sinh học trên đồng ruộng khi áp dụng SRI ..................... 67
Bảng 4.24. Tình hình mở rộng diện tích áp dụng SRI tại các xã (ha) ................. 68
Bảng 4.25. Tổng hợp ưu điểm và hạn chế của các phương thức canh tác .......... 69


8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế 2009 ............................................................................. 26
Hình 4.1. Lớp tuổi tham gia phỏng vấn ............................................................... 31
Hình 4.2. Tỉ lệ giới tính tham gia phỏng vấn ....................................................... 31
Hình 4.3. Tình hình nhân khẩu các hộ điều tra ................................................... 32
Hình 4.4. Trình độ học vấn các mẫu điều tra ...................................................... 33
Hình 4.5. Tình hình sử dụng phân bón tại các xã ................................................ 43
Hình 4.6. Cơng lao động các phương thức canh tác ........................................... 47
Hình 6.7. Chi phí đầu tư các phương thức canh tác ............................................ 54
Hình 6.8. Kết quả đầu tư các phương thức canh tác ........................................... 55

Hình 4.9. Thu nhập từ việc áp dụng các phương thức canh tác .......................... 56
Hình 4.10. Thu nhập tăng thêm từ việc áp dụng SRI tại các xã .......................... 57
Hình 4.11. Tình hình mở rộng diện tích áp dụng SRI .......................................... 69


9

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 3
1.3. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 4
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ...................................................................... 4
1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế ........................................................................... 6
1.3.2.1. Phân loại theo nội dung bản chất ............................................................. 6
1.3.2.2. Phân loại theo phạm vi đối tượng ............................................................. 6
1.3.2.3. Phân loại theo các yếu tố cấu thành ........................................................ 6
1.3.2.4. Phân loại theo kinh tế nguồn lực .............................................................. 7
1.3.3. Vai trò của đánh giá hiệu quả kinh tế .......................................................... 7
1.3.4. Một số quan điểm khi đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................... 8
1.3.4.1. Quan điểm truyền thống ............................................................................ 8
1.3.4.2. Quan điểm mới về đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................... 8
1.3.5. Quan điểm nghiên cứu và hệ thống chỉ tiêu phân tích sử dụng trong đề tài ..... 10

1.3.5.1. Quan điểm nghiên cứu của đề tài ........................................................... 10
1.3.5.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích sử dụng trong đề tài ............................. 11
1..4. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................ 13
1.4.1. Đặc điểm kỷ thuật của hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) .................. 13
1.4.2. Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên thế giới .... 14
4.1.3. Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) trong nước ...... 15


10

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................. 19
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .................................................... 20
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 20
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 21
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................. 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 22
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 22
3.1.2. Khí hậu ....................................................................................................... 22
3.1.3. Đất đai và địa hình ..................................................................................... 23
3.1.4. Thuỷ văn ..................................................................................................... 24
3.1.5.Cảnh quan và môi trường ........................................................................... 24
3.1.6. Các nguồn tài nguyên................................................................................. 25
3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................ 26
3.2.1. Kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 27

3.2.2. Kinh tế công nghiệp – TTCN...................................................................... 27
3.2.3. Kinh tế thương mại và dịch vụ .................................................................. 28
3.2.4. Tình hình Văn hố – Giáo dục – Y tế ......................................................... 28
3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng ................................................................................. 29
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 30
4.1. Đặc điểm chủ yếu của các hộ và các mẫu điều tra ...................................... 30
4.2. Tình hình sử dụng đất trồng lúa của các mẫu điều tra ................................. 34
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng SRI tại nông hộ ............................. 34
4.3.1. Yếu tố quy mô sản xuất và lao động trong việc áp dụng SRI ..................... 34
4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến việc áp dụng SRI ............................. 36


11

4.3.3. Tuổi mạ....................................................................................................... 36
4.3.4. Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật cấy lúa ................................................... 37
4.3.5. Chế độ nước ............................................................................................... 39
4.3.6. Phân bón và cách bón ................................................................................ 41
4.3.7. Chăm sóc ................................................................................................... 45
4.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của các hộ điều tra .............................. 46
4.4.1. Kết quả sản xuất lúa của các hộ sản xuất lúa theo phương thức sạ tay ... 48
4.4.1.1. Tình hình áp dụng phương thức sản xuất lúa bằng sạ tay tại Can Lộc .. 48
4.4.1.2. Mức đầu tư chi phí đối với phương thức sản xuất lúa bằng sạ tay ........ 49
4.4.1.3. Kết quả sản xuất theo phương thức sản xuất lúa bằng sạ tay ................ 49
4.4.2. Kết quả sản xuất lúa của các hộ sản xuất lúa theo phương thức sạ hàng . 50
4.4.2.1. Tình hình áp dụng phương thức sản xuất lúa bằng sạ hàng tại Can Lộc .... 50
4.4.2.2. Mức đầu tư chi phí đối với phương thức sản xuất lúa bằng sạ hàng ..... 50
4.4.2.3. Kết quả sản xuất theo phương thức sản xuất lúa bằng sạ hàng ............. 51
4.4.3. Kết quả sản xuất lúa của các hộ sản xuất lúa theo phương thức cấy truyền
thống ..................................................................................................................... 51

4.4.3.1. Tình hình sản xuất lúa theo phương thức cấy truyền thống tại Can Lộc ........ 51
4.4.3.2. Mức đầu tư chi phí đối với phương thức cấy truyền thống ..................... 52
4.4.4. Hiệu quả sản xuất lúa ở các nhóm hộ có áp dụng SRI ............................. 53
4.4.4.1. Mức đầu tư chi phí đối với phương thức sản xuất lúa áp dụng SRI ....... 53
4.5. So sánh hiệu quả kinh tế của phương thức canh tác lúa theo hệ thống SRI
với các phương thức khác .................................................................................... 54
4.5.1. So sánh chi phí đầu tư của các phương thức canh tác .............................. 54
4.5.2. So sánh kết quả đầu tư của các phương thức canh tác .............................. 55
4.5.3. Hiệu quả đầu tư của các phương thức canh tác ........................................ 55
4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế áp dụng SRI tại các xã ........................................ 56
4.6.1. Chi phí áp dụng SRI tại các địa bàn áp dụng ............................................ 56


12

4.6.2. Năng suất tăng thêm khi áp dụng SRI tại các xã ...................................... 57
4.6.3. Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống canh canh tác SRI tại các xã ......... 58
4.7. Hiệu quả xã hội của việc áp dụng SRI .......................................................... 60
4.7.1. Hiệu quả về việc phân công lao động trong sản xuất lúa .......................... 60
4.7.2. Hiệu quả về việc nâng cao kiến thức của người dân trong việc sản xuất lúa.... 64
4.7.3. Hiệu quả về việc đảm bảo sức khoẻ cho lao động sản xuất lúa ................ 65
4.8. Hiệu quả môi trường của việc áp dụng SRI .................................................. 66
4.8.1. Mức tiết kiệm nguồn nước trong sản xuất lúa .......................................... 66
4.8.2. Mức cải thiện sự ô nhiễm môi trường trong canh tác lúa ........................ 66
4.8.3. Sự đa dạng sinh học trên đồng ruộng ....................................................... 67
4.9.

Tình hình mở rộng diện tích sau 5 vụ áp dụng SRI tại huyện Can Lộc .... 68

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 71

1. Kết luận ............................................................................................................ 73
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 73


13

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúa là cây trồng mang lại thu nhập chủ yếu cho kinh tế của huyện Can
Lộc. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Đảng, chính
quyền cơng tác khuyến nơng, phát triển chăn ni, trồng trọt nói chung và phát
triển cây lúa nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Song nhìn chung năng
suất đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Canh tác lúa vẫn
còn chủ yếu theo phương thức truyền thống. Trong đầu tư thâm canh cây lúa
người nơng dân vẫn cịn tập quán đầu tư quá mức về phân hóa học (đặc biệt là
phân đạm). Việc gieo, cấy dày dẫn đến cây lúa yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công, gây
hại nhiều nên phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và thường sử dụng thiếu
tính tốn. Do đó khơng những khơng đảm bảo hiệu quả sản xuất mà cịn ảnh
hưởng xấu đến môi trường sinh thái, sức khoẻ người nơng dân và sức khoẻ cộng
đồng. Trước thực tế đó vụ Đông xuân 2008 được sự hỗ trợ của Chi cục BVTV, tổ
chức ofarm Hà Lan Trạm BVTV Huyện Can Lộc đã xây dựng thí điểm mơ hình
thâm canh lúa theo hệ thống cải tiến SRI. Mặc dù đã có một số đánh giá về hiệu
quả kinh tế của phương thức cấy lúa theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI),
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một đánh giá chi tiết, cụ thể và toàn diện nào về
hiệu quả của hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại Việt Nam và Hà Tĩnh nói
chung, ở Can Lộc nói riêng.
Xuất phát từ nội dung trên tơi quyết định lựa chon đề tài "Đánh giá hiệu
quả kinh tế và các yếu tố ảnh hƣởng của việc sản xuất lúa theo hệ thống
canh tác lúa cải tiến (SRI ) quy mô nông hộ tại Can Lộc – Hà Tĩnh"
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI là phương pháp kỹ thuật do Fr.
Henri de Laulanié (người Pháp) tổng hợp trong những năm 80 của thế kỷ trước,
sau hơn 30 năm ông làm việc và nghiên cứu ở Madagascar. Sau đó được tiến sỹ
Norman Uphoff thuộc Viện Quốc tế về lương thực, nông nghiệp và phát triển của
Trường Đại học Cornell (Hoa Kỳ) phổ biến rộng rãi. Hiện SRI đang được đánh


14

giá là kỹ thuật thâm canh đầy triển vọng tại hơn 30 nước, bởi nó thoả mãn được
cả 2 mục tiêu là đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển nông nghiệp bền vững.
SRI mới được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2003 và được thí đã điểm
ở một số tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. SRI được Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thôn công nhận là một tiến bộ kỹ thuật. Cuối năm
2007, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) bắt đầu triển khai thí điểm
và ứng dụng trên địa bàn một số tỉnh miền trung. Hà Tĩnh được triển khai tại 4
huyện trong đó tại huyện Can Lộc được thí điểm tại hai xã Quang Lộc và kim
Lộc. Đến nay tồn Tỉnh đã có bốn huyện triển khai áp dụng kỹ thuật SRI là
Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc. Riêng huyện Can Lộc có 3 xã triển
khai áp dụng là Quang Lộc, Kim Lộc và Thanh Lộc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến phương
thức canh tác theo hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), đề xuất một số khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng SRI trên địa bàn.
3.2. Mục tiêu cụ thể
+ Cung cấp các dữ liệu khoa học về việc áp dụng phương thức canh tác
lúa áp dụng Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) tại huyện Can Lộc.
+ Trên cơ sở tìm hiểu đúng tình hình áp dụng kỹ thuật SRI và các yếu tố
ảnh hưởng đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường việc áp dụng kỷ thuật

SRI tại địa phương.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng của việc canh tác lúa theo hệ thống
canh tác lúa cải tiến (SRI ) quy mô nông hộ tại Can Lộc – Hà Tĩnh" có một số ý
nghĩa sau:
+ Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về hiệu quả kinh tế, đề tài sẽ đề ra
phương pháp tiếp cận về việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp quy mô nông hộ.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp xác định được hiệu quả kinh tế
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến


15

(SRI) tại các nông hộ tại huyện Can Lộc. Từ đó đề suất một số khuyến nghị góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cùng với sự mở rộng về quy mô áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến
(SRI) trên thế giới. Trong hơn 10 năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
hiệu quả của SRI. Tiêu biểu có một số nghiên cứu của các tác giả như:
+ Triệu Dương Tử, Limei, L. wu, Y.Li, S.Animesh, D.zhu và Uphoff
(2010). Các tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu “So sánh năng suất, hiệu quả sử
dụng nước và vi khuẩn sinh khối đất bị ảnh hưởng bởi hệ thống canh tác lúa
(SRI)”.
+ Thakur, AK, Uphoff và Antong (2009). Nghiên cứu “Đánh giá hiệu ứng
sinh lý của hệ thống canh tác SRI thực hành so với trồng lúa được đề nghị thực
hành ở Ấn Độ”.
+ Hussain, A. Bhat và Ganai Manzoor Ahmat (2009). Nghiên cứu “So sánh

hiệu quả của hệ thống thâm canh lúa SRI và phương pháp canh tác lúa truyền
thống trong điều kiện thung lũng Kashmir - Ấn Độ.”
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) được biết đến và
đưa vào thử nghiệm từ năm 2003 tại nhiều địa phương trên cả nước. Công tác
nghiên cứu chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các nghiên cứu chủ yếu mới
chỉ dừng lại ở các báo cáo về hiệu quả kinh tế và hiệu quả sinh thái, sinh học do
các đơn vị triển khai chương trình ứng dụng SRI tại các địa phương thực hiện.
Tuy nhiên bước đầu nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng hệ thống canh
tác lúa cải tiến (SRI) tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu sau:
+ “Nghiên cứu chế độ tưới và kỹ thuật tưới nước hợp lý cho cây lúa”. Đề
tài do nhóm nghiên cứu trung tâm tư vấn IPM thực hiện. Mặc dù không phải là
đề tài trực tiếp nghiên cứu về hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) nhưng đã góp
phần xây dựng cơ sở hợp lý cho nguyên tắc “điều tiết nước” trong kỹ thuật SRI


16

+ “Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)
cho đất không chủ động nước tại Thái Nguyên”. Đề tài cấp bộ trường đại học
Nông lâm Thái Nguyên (2009).
+ Nguyễn Thanh Quý và các cộng sự (2008). Đã thực hiện đề tài: “Phân
tích giới và bối cảnh cho dự án thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại Việt Nam”.
1.3. Cơ sở lý luận của đề tài
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Khái niệm về hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khá mở, đã được
nhiều tác giả nghiên cứu và cho ra đời nhiều khái niệm khác nhau. Sau đây là
một số khái niệm của một số tác giả.
Một số tác giả của trường Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội cho rằng:
“HQKT của sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, nghĩa là càng

tăng một đơn vị hữu ích/đơn vị chi phí càng có hiệu quả và ngược lại” [1], [16].
Theo tác giả Nguyễn Trần Quế cho rằng: “ Ở dạng khái quát nhất HQKT
là đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào
của hệ thống” [1]. [7].
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn cho rằng: “Hiệu quả là khái niệm để chỉ
mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi
phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định” [1], [3].
Khái niệm này tương đồng với khái niệm của tác giả Phạm Quang Sáng. Như vậy
chúng ta thấy rằng, dù các tác giả có đưa ra những khái niệm có khác nhau nhưng
đều thống nhất đưa đến ba khía cạnh khi hiểu về hiệu quả kinh tế
Thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa kết quả giá
trị đạt được và chi phí bỏ ra, tức là so sánh giữa giá trị đạt được và chi phí bỏ ra
để sản xuất.
H=Q–C
Trong đó:

H: Là hiệu quả kinh tế đạt được
Q: Là giá trị thu được
C: là chi phí bỏ ra


17

Thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xem xét trong sự biến động giữa chi phí
và và kết quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả
và tăng thêm của chi phí. Nghĩa là cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì tạo ra bao
nhiêu đơn vị kết quả.”
H=
Trong đó:


Q
C

H: Là hiệu quả kinh tế
Q : Là phần tăng thêm của kết quả thu được
C : là phần tăng thêm của chi phí bỏ ra

Thứ ba: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa phần trăm tăng
thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra.
H=
Trong đó:

% Q
% C

H: là hiệu quả kinh tế
% Q : Phần trăm tăng thêm của kết quả
% C : Phần trăm tăng thêm của chi phí

Nghiên cứu nhận thấy rằng dù có nhiều cách tính hiệu quả kinh tế khác
nhau nhưng chúng đều thể hiện mối quan hệ giữa giá trị đầu vào và đầu ra của
q trình sản xuất. Mỗi một cách tính đều có những ưu điểm và hạn chế nhất
định, về bản chất cách tính hiệu quả kinh tế theo cách thứ hai và cách thứ ba là
tương đồng.
Nếu xác định hiệu quả kinh tế theo cách thứ nhất tức là chúng ta đang xác
định lợi nhuận kinh tế của quá trình sản xuất thu được. Tuy nhiên trong sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là ở quy mô nông hộ lợi nhuận chưa chắc đã là mục tiêu
cuối cùng của quá trình sản xuất mà nó cịn phụ thuộc vào mục đích sản xuất của
nơng hộ. Mặt khác nếu tính hiệu quả kinh tế theo cách này cũng sẽ không phản
ánh được hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, cách tính thứ hai và thứ

ba khắc phục được điều này.
Tuy nhiên hai cách tính này cũng chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.


18

Xuất phát từ ý tưởng trên đã có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá
về hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp quy mô nông hộ (Xem mục 1.3.4)
1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Khi phân loại hiệu quả kinh tế, căn cứ vào các chỉ tiêu khác nhau người ta
có thể phân loại hiệu quả kinh tế dựa trên một số chỉ tiêu sau.
1.3.2.1. Phân loại theo nội dung bản chất
Hiệu quả gồm:
+ Hiệu quả kinh tế: Thể hiện sự so sánh giữa kết quả thu được về mặt
kinh tế và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Đây thực chất là thể hiện
sự phân tích tài chính ở tầm vi mơ thể hiện việc sản xuất có lợi cho nơng hộ hay
không.
+ Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về mặt
xã hội như tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, phân phối công bằng trong cộng
đồng, sự cải thiện đời sống và nâng cao mức sống dân cư…với chi phí bỏ ra.
+ Hiệu quả môi trường: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về
mặt mơi trường và chi phí bỏ ra. Là hiệu quả lâu dài, hiệu quả bền vững. Nó vừa
đảm bảo lợi ích trước mắt vừa đảm bảo lợi ích lâu dài. Nó gắn liền với q trình
khai thác, sử dụng các nguồn lực và tài nguyên một cách bền vững.
1.3.2.2. Phân loại theo phạm vi đối tƣợng
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả tính chung cho nền kinh quốc dân
+ Hiệu quả kinh tế vùng: là hiệu quả tính cho từng vùng kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính cho từng ngành kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế tổ chức, cá nhân: Tính cho từng tổ chức, cá nhân như

các doanh nghiệp, các nông hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh…
1.3.2.3. Phân loại theo các yếu tố cấu thành
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng


19

chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là
hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá của yếu tố đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản
xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Điều đó nghĩa là hai yếu tố hiện
vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét nguồn lực trong sản xuất. Nếu chỉ
đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì mới là
điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế.
1.3.2.4. Phân loại theo kinh tế nguồn lực
+ Hiệu quả sử dụng đất đai
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng các cơng nghệ
1.3.3. Vai trị của đánh giá hiệu quả kinh tế
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế là cơ sở để lựa chọn và ra quyết định sản
xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông nghiệp việc đánh giá hiệu quả kinh tế sẽ
giúp nông hộ đưa ra những quyết định trong việc lựa chọn, sử dụng các nguồn
lực sản xuất cũng như việc lựa chọn các các phương thức sản xuất phù hợp.
Đánh giá hiệu quả kinh tế khi xét đến hiệu quả về xã hội và môi trường
còn là cơ sở khoa học để các nhà phát triển, nhà hoạch định chính sách có những

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển một
cách bền vững, đưa ra những khuyến cáo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Nhất là trong sản xuất nơng nghiệp có những nguồn lực không thể thay
thế như đất đai và những nguồn lực hạn chế bởi các yếu tố chủ quan và khách
quan như lao động, tài nguyên thiên nhiên và môi trường…Địi hỏi người sản
xuất phải lựa chọn cho mình những phương cách sản xuất phù hợp để đảm bảo
có sự hài hồ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.
Như vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế nơng hộ nói riêng.


20

1.3.4. Một số quan điểm khi đánh giá hiệu quả kinh tế
1.3.4.1. Quan điểm truyền thống
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến đánh giá hiệu quả kinh tế tức
là nói đến phần cịn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí.
Nó được đo bằng chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được
xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí
trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này
thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính
tốn khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện
khi xem xét hiệu quả kinh tế. Bởi thứ nhất, nó coi q trình sản xuất kinh doanh
trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả kinh tế sau khi chúng ta biết được kết
quả sản xuất kinh doanh. Trong khi đó hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu rất quan trọng
không chỉ giúp chúng ta xem xét trước khi đầu tư sản xuất kinh doanh mà còn
giúp chúng ta xem xét trước khi đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Trên phương diện này quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ
hai, nó chưa tính đến yếu tố thời gian khi tính tốn chi phí cũng như các giá trị

sản xuất khác. Do đó, nếu tính tốn chi phí và lợi nhuận theo quan điểm này cũng
chưa thật chính xác và đây đủ nhất là đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh
có vốn đầu tư lớn và chu kỳ dài. Trong quy mơ sản xuất nơng hộ thường ít chú ý
đến đặc điểm này. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống thường
chỉ chú ý đến hai phạm trù cơ bản là thu ( Kết quả đạt được ) và chi (Các chi phí
bỏ ra để sản xuất kinh doanh). Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài
chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, máy móc…, thu về sản phẩm và
giá cả. Trong khi đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh khơng chỉ có những tác
động đơn thuần về mặt kinh tế mà cịn có những yếu tố khác nữa.
1.3.4.2. Quan điểm mới về đánh giá hiệu quả kinh tế
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan điểm mới về đánh giá hiệu quả kinh
tế, nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan niệm truyền thống. Theo quan điểm
mới khi đánh giá hiệu quả kinh tế cần phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:


21

+ Các yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá
trình sản xuất.
Như đã đề cập trong phần phân loại hiệu quả kinh tế đó chính là các yếu
tố cấu thành hiệu quả. Bao gồm hiệu quả kỹ thuật, nó chỉ ra rằng một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân
bổ là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Hiệu quả
kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
+ Yếu tố thời gian:
Thấy rằng cùng một lượng vốn đầu tư sản xuất như nhau và tổng doanh
thu bằng nhau nhưng nếu xét về tính hiệu quả kinh tế có xét đến yếu tố thời gian
thì có thể có hiệu quả kinh tế khác nhau. Bởi vì khi đó chúng ta xét đến sự vận
động của dòng tiền theo thời gian, giá trị của mỗi sản phẩm tại các thời điểm là

khác nhau.
+ Yếu tố tài chính, xã hội và mơi trường
Một số tác giả khác nhau khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần
phân biệt hai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội hoặc khơng tính đến
hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Cịn hiệu quả xã hội là mối tương
quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí bỏ ra. Tuy nhiên,
nghiên cứu thấy rằng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Việc phân
biệt hiệu quả tài chính kinh tế hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và mức độ
của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét. Hiệu quả kinh tế được
phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư, chỉ tính tốn
những lời lãi thơng thường trong phạm vi tài chính để cho người đầu tư sản xuất
ra quyết định đầu tư sản xuất. Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của
tồn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự
công bằng xã hội và sự phát triển cộng đồng và cả về vấn đề mơi trường vv.... Vì


22

vậy, tuỳ theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay tồn xã hội mà có hiệu quả
kinh tế hay hiệu quả xã hội.
Trên quan điểm hệ thống trong sản xuất nơng nghiệp chúng ta cần phải
có cách tiếp cận toàn diện khi đánh giá hiệu quả sản xuất. Bởi sản xuất nơng
nghiệp là q trình tác động tương hỗn của một hệ thống mở bao gồm nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành và nhiều nhân tố kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường khác
nhau. Theo Trần Ngọc Ngoạn và các cộng sự (1999) [6]: Đối với sản xuất nông
nghiệp “Nếu chỉ tăng năng suất mà không chú ý tới hiệu quả kinh tế cũng như
các ảnh hưởng tương đồng tới điều kiện môi trường sinh thái xung quanh thì hệ
thống sản xuất đó sẽ chưa trọn vẹn và thiếu tính bền vững”, đối với nơng hộ

“Hiệu quả nghĩa là phù hợp với mục tiêu kinh tế, xã hội và sở thích của mỗi nơng
hộ”. Hơn nữa theo định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam hiệu
quả kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường chương trình Nghị sự 21 của Việt
Nam. Theo quan điểm này khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp. Các đánh giá cần hướng đồng thời vào ba mục tiêu sau: Một là đảm bảo
lợi ích tài chính (tăng số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm, hiệu quả sử
dụng nguồn lực...); hai là đảm bảo mục tiêu xã hội (tạo việc làm, phát triển đồng
đều giữa các vùng, các cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn
hố,...); ba là đảm bảo mục tiêu môi trường (sử dụng hợp lý nguồn tài ngun
thiên nhiên, bảo vệ, hạn chế suy thối mơi trường ...). Một phương thức sản xuất
được coi là đạt hiệu quả chỉ khi đồng thời cùng một lúc đáp ứng được cả mục
tiêu tài chính, xã hội và mơi trường..
1.3.5. Quan điểm nghiên cứu và hệ thống chỉ tiêu phân tích sử dụng trong đề tài
1.3.5.1. Quan điểm nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế, sự nhất
trí của giáo viên hướng dẫn thầy Hoàng Văn Sơn và sự tư vấn của thầy Nguyễn
Công Thành giảng viên bộ môn “Xây dựng và quản lý dự án phát triển nông
thôn”, cô Nguyễn Thị Thuý Vinh giảng viên bộ môn “Kinh tế nông nghiệp”, cô
Nguyễn Thị Tiếng giảng viên bộ môn “Kinh tế hộ và trang trại”. Đề tài thống
nhất quan điểm nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế phải dựa trên sự đánh giá


23

toàn diện bao gồm các yếu tố: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường. Bởi nó phù hợp với quan điểm quan điểm mới trong đánh giá hiệu quả
kinh tế trong các dự án phát triển nơng thơn đó là “Quan điểm đa mục tiêu, quan
điểm sử dụng nguồn lực, quan điểm đa dạng hoá sản xuất, quan điểm phát triển
bền vững, quan điểm bảo vệ môi trường và phù hợp với xã hội” [9]
1.3.5.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích sử dụng trong đề tài

+ Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu phán ánh khách quan kết quả của một quá
trình sản xuất kinh doanh của một chủ thể nhất định. Căn cứ vào phạm vi và mục
tiêu nghiên cứu. Đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả kinh tế.
 Tổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Đối với đề tài chỉ tiêu này
chính là giá trị sản lượng lúa tạo ra trong một vụ sản xuất.
Cơng thức tính: GO =
Trong đó:

 Q i * Pi

(1)

Qi là sản lượng

Pi là giá sản phẩm
 Chi phí trung gian (IC)
Chi phí trung gian (IC): Là tồn bộ chi phí vật chất thường xun và dịch vụ
được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác trong
một thời kỳ sản xuất. Đối với đề tài chỉ tiêu này là tồn bộ chi phí bằng tiền mà
hộ sản xuất bỏ ra trong quá trình sản xuất một vụ lúa chưa tính thuế và khấu hao
tài sản cố định.
 Giá trị gia tăng (VA)
Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị vật chất và dịch vụ tăng thêm chưa tính thuế
và khấu hao tài sản cố định.
Cơng thức tính:

VA = GO – IC


(2)

 Thu nhập hỗn hợp (MI)
Là thu nhập của hộ có tính thuế và khấu hao tài sản cố định


24

MI = VA – công lao động và khấu hao tài sản cố định

(3)

 Chi phí lao động (CL)
Chi phí lao động (CL): Là tổng số ngày công lao động phải bỏ ra từ khi bắt
đầu cho đến khi kết thúc mùa vụ trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời
gian nào đó (1 vụ hay 1 năm …). Loại chi phí này bao gồm: Cơng làm đất, cơng
gieo trồng, cơng chăm sóc, cơng thu hoạch … Chi phí bình qn: Là chi phí sản
xuất trên một đơn vị sản phẩm.
 Giá trị ngày công (VC): Bằng phần giá trị gia tăng (VA) chia cho tổng số
ngày công lao động (CL).
Cơng thức tính:

VC = VA/CL

(4)

+ Vật liệu nghiên cứu là giống lúa IR1820. Giá trị sản xuất, chi phí trung gian
và các chi phí khác được tính theo giá vụ hè thu 2008-2009, bao gồm:
 Giá giống Thuỵ Hương 308 : 27.000 đ/kg

 Lân NPK 5:10:3:

3.000 đ/kg

 Đạm ure:

7.500 đ/kg

 Kali:

14.000 đ/kg

 Vôi:

1.500đ/kg

 Công thuê lao động (cấy):

100.000 đ/sào

 Giá lúa hàng hoá:

4.200 đ/kg

 Sào (Trung bộ) = 5000m2
+ Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nói chung có tính chất tương đối,
nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài tập
trung nghiên cứu một số chỉ tiêu sau:
 Đánh giá vai trò của phụ nữ và nam giới trong sản xuất lúa

 Đánh giá tác động của việc áp dụng SRI đến sức khoẻ của lao động
sản xuất lúa.
 Đánh giá về sự chuyển biến trong nhận thức của người lao động trong
sản xuất nông nghiệp.


25

+ Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường
 Mức tiết kiệm nguồn nước trong sản xuất lúa
 Mức cải thiện sự ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa
 Sự đa dạng sinh học trên đồng ruộng
1..4. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.4.1. Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) sau khi được giới thiệu vàoViệt
Nam. Qua nhiều thử nghiệm, SRI đã từng bước được cải tiến cho phù hợp với
điều kiện canh tác tại Việt Nam. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây
dựng năm nguyên tắc của SRI như sau:
(1). Mạ khoẻ
 Mạ non ( chỉ có 2 – 2,5 lá đối với đất thường, 4 lá đối với đất phèn,
mặn.
 Gieo thưa: 60 đến 75 gram/m2. Có thể gieo khay hoặc trên nền đất
cứng
 Bứng mạ: Đảm bảo mạ không bị đứt rễ, sau khi bứng mạ phải cấy
ngay để tránh bị trột.
(2). Cấy thưa, cấy một dảnh:
Tuỳ theo từng loại đất, giống có mật độ cấy khác nhau. Để xác định mật
độ cần phải bố trí thí nghiệm để lựa chọ mật độ thích hợp nhất.
(3). Phịng trừ cỏ dại kịp thời
Ít nhất 3 lần vào 10 – 12 ngày, 25 -27 ngày và 40 – 42 ngày sau cấy.

(4). Quản lý nước
Làm khô định kỳ và thơng khí đất sâu trong giai đoạn sinh trưởng dinh
dưỡng ( Sau cấy 15 ngày đến giai đoạn tượng khối sơ khởi hoặc 10% số dảnh
chính đã có lá thắt đầu của cây; mức nước nông 3-4 cm trong giai đoạn sinh
trưởng sinh thực (Sau tượng khối sơ khởi đến chín đỏ đi).
(5). Bổ sung chất hữu cơ
Cần phải bổ sung phân chuồng hoai mục hoặc phân ủ.


×