Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng tích lũy carbon của mô hình trồng xen sơn tra với các cây trồng khác tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.44 KB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐINH THỊ THÙY NHUNG



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ
KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON

CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG XEN SƠN TRA VỚI CÁC
CÂY TRỒNG KHÁC TẠI TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG




Thái Nguyên – 2014

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Sỹ Trung
trong thời gian từ năm 2012-2014. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình
nào khác, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Người viết cam đoan



Đinh Thị Thùy Nhung









LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chương trình đào tạo thạc sĩ giai đoạn 2012-2014.
Trong quá trính thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Quản lý và Đào tạo sau Đại
học, Khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,…cùng các
thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nhân dịp này tác giả xin
chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu và có hiệu quả đó.

Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất đến
PGS.TS. Lê Sỹ Trung với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều
thời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, tác
giả xin cảm ơn đến tổ chức FAO và ICRAF đã hỗ trợ về kinh phí cũng như
hướng dẫn kỹ thuật để tác giả có thể hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Lâm nghiệp – cùng các thầy, cô giáo
trong khoa đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để tác giả học tập và hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Sở NN & PTNT tỉnh Yên Bái, UBND, Hạt Kiểm
Lâm huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải – tỉnh Yên Bái, UBND xã Xà Hồ,
Bản Công huyện Trạm Tấu, UBND xã Nặm Khắt, La Pán Tẩn huyện Mù
Cang Chải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả triển khai thu thập số
liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình và
bạn bè gần xa đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả




Đinh Thị Thùy Nhung


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BĐKH: Biến đổi khí hậu
C: carbon
CBTT: Cây bụi thảm tươi
CDM: Clean Development Machenism - Cơ chế phát triển sạch

C
gốc
: chu vi gốc
D
tán
: Đường kính tán
D
1.3
: Đường kính ngang ngực ở vị trí 1.3 m
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GHG: Green House Gas - Khí nhà kính
HQKT: Hiệu quả kinh tế
H
vn
: chiều cao vút ngọn cây
ICRAF: Word Agroforestry Centre - Trung tâm Nông Lâm Thế giới
IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Quốc tế về Biến
đổi khí hậu
KHKT: Khoa học kỹ thuật
LNXH: Lâm nghiệp xã hội
M
CO2
: Khối lượng CO
2
hấp thụ toàn mô hình (tấn/ha)
M
MH
(i): Khối lượng của các chất dinh dưỡng có trong chất i của mô hình
(tấn/ha)

m
i
: Khối lượng mẫu tươi bộ phận i của cây cá thể (kg)
M
ki
: Khối lượng mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy ở 105
0
C
n: Số năm đầu tư làm mô hình
N: Mật độ cây trên mô hình (cây/ha)
NLKH: Nông lâm kết hợp
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
OTC: Ô tiêu chuẩn
P
CBTT/ha
: Sinh khối tươi, khô cây bụi, thảm tươi (tấn/ha)
P
CC/ha
: Sinh khối khô cây tầng cao (tấn/ha)
P
i-C
: Sinh khối tươi hoặc khô của cành cây (kg)
P
i-L
: Sinh khối tươi hoặc khô của lá cây (kg)
P
i-R
: Sinh khối tươi hoặc khô của rễ cây (kg)
P
i-T

: Sinh khối tươi hoặc khô của thân cây (kg)
P
ki
: Sinh khối bộ phận i cây cá thể (thân, cành, lá, rễ) (kg)
P
MH
: Sinh khối tươi, khô toàn mô hình (tấn/ha)
P
OTC
: Sinh khối khô tầng cây gỗ trong OTC 500m
2
P
ti
: Sinh khối tươi bộ phận của cây cá thể (kg)
PRA: Participatory Rural Appraisal – Đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân
P
VRR
: Sinh khối tươi, khô vật rơi rụng (tấn/ha)
RACSA: Rapid Apraisal Carbon Stock for Agroforestry - Đánh giá nhanh khả
năng tích lũy carbon trong Nông lâm kết hợp
REDD: Reduced Emission from Deforestation in Degradation Countries -
Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng ở các nước đang phát triển
R–O: rừng – ong
RVC: Rừng – vườn – chuồng
RVCRg: Rừng – vườn – chuồng – ruộng
SALT: Sloping Agricult Are land technology - Kỹ thuật canh tác trên đất dốc
SK
khô
: Sinh khối khô

SK
tươi
: Sinh khối tươi
t: Chỉ số năm phân tích
TB: Trung bình
TT: Thứ tự
UNEP: (United nations environment programme) Chương trình môi trường
quốc gia.
USD: United States dollars - Đô la Mỹ
VRR : Vật rơi rụng
VAC: Vườn – ao – chuồng
VR: Vườn – rừng
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 3
1.1.2. Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu 5
1.2. Tổng quan nghiên cứu về NLKH 6
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về NLKH ngoài nước 6
1.2.2. Kết quả nghiên cứu NLKH trong nước và nghiên cứu về cây Sơn tra 9
1.2.3. Các kết quả nghiên cứu về tích lũy carbon có liên quan đến đề tài
nghiên cứu 13
1.2.4. Đánh giá về tổng quan nghiên cứu 27
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 29
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 30

1.3.2. Kinh tế - Xã hội 33
1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 36
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 39
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 39
2.2. Nội dung nghiên cứu 39
2.2.1. Đánh giá thực trạng các mô hình trồng Sơn tra xen với các cây trồng
khác sắp sếp theo thứ tự ưu tiên 39
2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình phổ biến trong thời gian
mô phỏng 39
2.2.3. Đánh giá khả năng tích lũy carbon của các mô hình phổ biến 39
2.2.4. Đánh giá ưu, nhược điểm và đề xuất các giải pháp khắc phục những
hạn chế trong quản lý, kinh doanh các mô hình trồng xen. 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp. 39
3.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 40
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để xác định khả năng
tích lũy carbon 41
3.3.4. Phương pháp tính toán lượng carbon tích luỹ 48
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. Đánh giá thực trạng các mô hình trồng Sơn tra xen với các cây khác trên
địa bàn nghiên cứu 51
3.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình “Sơn tra với các cây trồng khác” 53
3.3. Đánh giá khả năng tích trữ carbon của các mô hình nghiên cứu
tại tỉnh Yên Bái 56
3.3.1. Sinh khối của mô hình trồng xen Sơn tra – thông, Sơn tra – Vối thuốc
và mô hình trồng thuần Sơn Tra tại tỉnh Yên Bái 56

3.3.2. Lượng carbon tích lũy của các mô hình nghiên cứu 75
3.4. Đánh giá, phân tích thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức và đề xuất các
giải pháp, khắc phục được những hạn chế trong quản lý, kinh doanh
các mô hình 90
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 95
4.1. Kết luận 95
4.1.1. Đánh giá thực trạng các mô hình nghiên cứu 95
4.1.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình “Sơn tra với các cây trồng khác” 95
4.1.3. Đánh giá khả năng tích trữ carbon của các mô hình nghiên cứu
tại tỉnh Yên Bái 95
4.1.4 Đánh giá, phân tích thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức và
đề xuất các giải pháp, khắc phục được những hạn chế trong quản lý,
kinh doanh các mô hình 96
4.2. Kiến nghị 96



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Xác định mô hình phổ biến 53
Bảng 3.2: Hiệu quả kinh tế các mô hình nghiên cứu (tính cho 1 ha) 53
Bảng 3.3: Bảng so sánh hiệu quả kinh tế của cây trồng giữa mô hình trồng
thuần Sơn tra và Sơn tra-Vối thuốc (đồng/ha/năm) 54
Bảng 3.4: Bảng so sánh hiệu quả kinh tế của cây trồng giữa mô hình trồng
thuần Sơn tra và Sơn tra-Vối thuốc (đồng/ha/năm) 55
Bảng 3.5: Bảng so sánh hiệu quả kinh tế của cây trồng giữa mô hình trồng
thuần và trồng xen 55
Bảng 3.6: Sinh khối khô trong mô hình trồng xen Sơn tra-Vối thuốc 57
Bảng 3.7: Sinh khối khô trong mô hình trồng xen Sơn tra-Thông 58
Bảng 3.8: Sinh khối khô trong mô hình trồng thuần Sơn tra 60

Bảng 3.9: Sinh khối tươi của cây bụi thảm tươi mô hình trồng thuần Sơn Tra
61
Bảng 3.10: Sinh khối tươi mô hình trồng xen Sơn Tra-Vối thuốc 62
Bảng 3.11: Sinh khối tươi mô hình trồng xen Sơn Tra-Thông 64
Bảng 3.12: Sinh khối tươi cây bụi thảm tươi trong các mô hình trồng Sơn tra
65
Bảng 3.8: Sinh khối khô cây bụi thảm tươi mô hình Sơn tra thuần 67
Bảng 3.14: Sinh khối khô cây bụi thảm tươi mô hình Sơn tra-Vối thuốc 68
Bảng 3.15: Sinh khối khô cây bụi thảm tươi mô hình Sơn tra-Thông 69
Bảng 3.16: Sinh khối khô các mô hình trồng thuần và trồng xen Sơn tra 70
Bảng 3.17: Sinh khối tươi vật rơi rụng của các mô hình nghiên cứu 72
Bảng 3.18: Sinh khối khô thảm mục, vật rơi rụng 73
của các mô hình trồng Sơn tra 73
Bảng 3.19 Kết quả nghiên cứu về sinh khối khô của mô hình nghiên cứu
(tấn/ha) 75
Bảng 3.20: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong tầng cây cao 76
của mô hình trồng thuần Sơn tra 76
Bảng 3.21: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong tầng cây bụi, thảm tươi 77
của mô hình trồng thuần Sơn tra 77
Bảng 3.22: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng 78
của mô hình trồng thuần Sơn tra 78
Bảng 3.23: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong tầng cây cao 80
của mô hình trồng xen Sơn tra-Vối thuốc 80
Bảng 3.24: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong tầng cây bụi, thảm tươi 81
của mô hình trồng xen Sơn tra-Vối thuốc 81
Bảng 3.25: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng của mô hình
trồng xen Sơn tra-Vối thuốc 82
Bảng 3.26: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong tầng cây cao 83
của mô hình trồng xen Sơn tra-Thông 83
Bảng 3.27: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong tầng cây bụi, thảm tươi 84

của mô hình trồng xen Sơn tra - Thông 84
Bảng 3.28: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng 85
của mô hình trồng xen Sơn tra - Thông 85
Bảng 3.29: Lượng carbon tích lũy trong đất của các mô hình nghiên cứu 86
Bảng 3.30: khối lượng các chất trong mô hình nghiên cứu 87
Bảng 3.31: So sánh khả năng tích lũy carbon trong các mô hình nghiên cứu
(tấn/ha) 88
Bảng 3.32: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các mô hình nghiên cứu 89


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : Chu trình carbon toàn cầu (Theo UNEP, 2005) 14
Hình 3.1: Biểu đồ thành phần sinh khối khô 58
của mô hình trồng xen Sơn tra-Vối thuốc 58
Hình 3.2: Biểu đồ thành phần sinh khối khô 59
của mô hình trồng xen Sơn tra-Thông 59
Hình 3.3: Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi cây bụi thảm tươi của mô hình
trồng thuần Sơn tra 61
Hình 3.4: Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi cây bụi thảm tươi của mô hình trồng
xen Sơn tra-Vối thuốc 63
Hình 3.5: Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi cây bụi thảm tươi của mô hình trồng
xen Sơn tra-Thông 64
Hình 3.6: Biểu đồ sinh khối trung bình cây tầng cây bụi thảm tươi của các mô
hình trồng Sơn tra 65
Hình 3.7: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô tầng cây bụi thảm tươi trong mô
hình trồng thuần Sơn tra 67
Hình 3.8: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô tầng cây bụi thảm tươi trong mô
hình trồng xen Sơn tra - Vối thuốc 68
Hình 3.9: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô tầng cây bụi thảm tươi trong mô

hình trồng xen Sơn tra-Thông 69
Hình 3.10: Biểu đồ sinh khối khô tầng cây bụi thảm tươi 70
Hình 3.11: Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi vật rơi rụng của các mô hình
trồng Sơn tra 73
Hình 3.12: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô vật rơi rụng các hai mô hình
trồng Sơn tra 74


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các
vùng nông thôn, vùng sâu đặc biệt là vùng nông thôn miền núi được Đảng
và nhà nước ta rất quan tâm. Các chính sách đưa ra đều hướng tới việc
nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ môi
trường sinh thái. Do điều kiện tự nhiên của khu vực miền núi phía Bắc
trong đó có tỉnh Yên Bái hết sức khó khăn, địa hình cao, dốc, phức tạp,
chia cắt mạnh, đất sử dụng cho sản xuất cây lương thực, cây mầu ít, người
dân phần lớn là các dân tộc ít người có trình độ khoa học kỹ thuật thấp. Sự
bất lợi của điều kiện tự nhiên đòi hỏi phải có một phương pháp khai thác
lợi dụng tài nguyên đất có hoặc không có kế hoạch, xây dựng lên các mô
hình canh tác trên đất dốc với phương thức và kĩ thuật gây trồng khác nhau
tùy vào điều kiện của từng vùng. Nếu việc lựa chọn các mô hình canh tác
chỉ tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội mà không tính đến hiệu quả môi
trường thì sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên ở khu vực đó. Ngược lại nếu chỉ
xét đến hiệu quả môi trường mà không chú ý đến hiệu quả kinh tế - xã hội
thì việc nâng cao mức sống của người dân, phát triển kinh tế vùng là điều
khó thực hiện được. Thực tế hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở khu vực canh
tác diễn ra mạnh làm suy kiệt đất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh
tế của người dân.

Vấn đề đặt ra làm thế nào để kinh doanh lợi dụng trên đất dốc vừa
đem lại hiệu quả kinh tế lại không ảnh hưởng đến môi trường và chú ý đến
tiềm năng giảm phát thải của mô hình để kinh doanh bền vững? Một trong
các nội dung cần đi sâu nghiên cứu là điều tra đánh giá cụ thể, khách quan
các mô hình nông lâm kết hợp (canh tác đất dốc).
Cây Sơn tra hay cây táo mèo (Docynia indica) thuộc họ hoa hồng
(Rosaceae) phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh phía

2
Tây Bắc Việt Nam như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La… Nhưng nổi tiếng và có
mùi vị đặc trưng nhất là sơn tra ở Yên Bái, nơi có khí hậu mát mẻ ở độ cao
trên 1.000m. Táo mèo có vị chua chát, ngọt thơm rất đặc trưng được sử dụng
rộng rãi trong chế biến nước quả, rượu và là vị thuốc quý trong đông y. Táo
mèo Yên Bái có vị thơm và lượng đường lớn rất phù hợp cho sản xuất công
nghiệp các sản phẩm Vang, nước ép. Tiềm năng và vai trò của cây táo mèo với
sự phát triển của Yên Bái rất lớn, song việc sản xuất và kinh doanh còn manh
mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những khó khăn về vốn, kĩ thuật và nhân lực.
Đây cũng là khó khăn chung với các ngành khác trong tỉnh và cả khu vực miền
núi phía Bắc. Chính vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng tích lũy carbon

của mô hình
trồng xen “Sơn tra với các cây trồng khác” tại tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, hiệu quả kinh tế, khả năng tích lũy
carbon của các mô hình trồng xen cây Sơn tra với một số cây trồng khác, để
đề xuất, khuyến khích phát triển và nhân rộng các mô hình trồng xen có hiệu
quả trong tương lai.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Giúp cung cấp thêm những kết quả nghiên cứu về sinh khối và khả
năng tích lũy carbon và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây Sơn tra tại
tỉnh Yên Bái.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Chọn được mô hình kinh doanh Sơn Tra với các cây trồng xen hiệu
quả và có khả năng nhân rộng, được người dân chấp nhận
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng giúp chính quyền địa
phương tham khảo, để xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai.


3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm và quan điểm chung về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp với nền
sản xuất hàng hóa. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều góc độ và nhiều quan
điểm khác nhau. Về hiệu quả kinh tế (HQKT), có hai quan điểm: Truyền
thống và hiện đại cùng tồn tại [30].
* Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói
đến phần còn lại của sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo
bằng các chi phí và lời lãi. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành
sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc
một quá trình sản xuất kinh doanh.
- HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí
bỏ ra (các nguồn nhân lực, vật lực…) để đạt được kết quả đó.
HQKT = K/C
Trong đó: K là kết quả sản xuất

C là chi phí sản xuất
Culicop cho rằng: “Hiệu quả sản xuất là kết quả của một nền sản xuất
nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được kết
quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất
vốn, tổng sản phẩm chia cho vật tư được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia
cho số lao động được hiệu suất lao động” [1].
Với cách tính này chỉ rõ được mức độ hiệu quả của sử dụng các nguồn
lực sản xuất khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các quy mô sản xuất
khác nhau. Nhược điểm của cách đánh giá này là không thể thực hiện được

4
quy mô của HQKT nói chung. Ở Việt Nam một số tác giả như Trần Văn Đức
(1993) cho rằng: “ HQKT được xem xét trong mối tương quan giữa một bên
là kết quả thu được và một bên là chi phí bỏ ra” [5].
- HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = K – C
Tác giả Đỗ Thịnh (1988) cũng cho rằng: “Thông thường hiệu quả đạt
được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí…Tuy nhiên trong
thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ, hoặc phép trừ
không có ý nghĩa. Do vậy, nói một cách khác linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả
kinh tế là một kết quả tốt nhất phù hợp mong muốn” [18]
* Quan điểm mới về HQKT
Nhằm khắc phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Quan
điểm mới ra đời căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào đầu ra. Mối quan hệ
này cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency),
hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế
(Economic efficiency).
+ Hiệu quả kĩ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên 1 đơn vị

chi phí đầu vào, hiệu quả kĩ thuật được áp dụng phỗ biến trong kinh tế vi mô
để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên 1 đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
- Yếu tố thời gian:

5
Các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu
quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng hai dự án có hiệu quả khác do thời gian thu hồi vốn khác nhau.
- Hiệu quả tài chính xã hội và môi trường:
Theo quan điểm toàn diện HQKT nên được đánh giá trên ba phương diện:
Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả tài chính mà trước
đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu
như lợi nhuận, giá thành, tỉ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn…, hiệu quả xã
hội và môi trường thể hiện bằng những chỉ tiêu như việc làm, sự công bằng xã
hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi
trường sinh thái…
Nhìn chung, các quan điểm trên đều đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh theo tiêu chí chất lượng nhất định, nhưng hạn chế của những quan
điểm trên đều chưa thể hiện được bản chất của nền kinh tế và bản chất của xã
hội, mà mới chỉ dừng lại xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp một đơn vị
sản xuất kinh doanh mang tính chất trực tiếp, chưa gắn bó lợi ích của doanh
nghiệp và lợi ích xã hội, chưa giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế
và xã hội.

1.1.2. Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và ( hoặc)
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. Đó là những thay đổi theo thời gian của các hình thái
thời tiết trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là sự nóng dần
lên của Trái Đất, tăng nồng độ khí nhà kính hoặc khí Carbon thải ra từ các
hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển.
Biến đổi khí hậu đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn cầu mà
nguyên nhân là do sự phát thải CO2 và khí nhà kính từ suy thoái rừng, mất

6
rừng; Hội nghị thay đổi Khí hậu (Climate Change Conference) đã ký thỏa
hiệp Bali (Indonesia) do Liên Hợp Quốc chủ trì vào ngày 15 tháng 12 năm
2007 với sự tham gia của 187 Quốc gia thành viên trên thế gới . Hội đồng liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate
Change - IPCC) dự báo khoảng 1,5 tỷ tấn carbon sẽ phát thải hàng năm do
thay đổi sử dụng đất rừng nhiệt đới, chiếm 1/5 khí CO
2
phát thải trên toàn thế
giới – nhiều hơn cả phát thải toàn cầu trong ngành giao thông. Lần đầu tiên,
hội nghị đã nêu lên chương trình giúp đỡ việc hạn chế sự phá hủy vùng rừng
nhiệt đới trên thế giới để giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
"Giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất rừng" (Reducing Emissions
from Deforestation and Degradation - REDD). Hội nghị cũng đã chính thức
công bố các dự án thử nghiệm cho phép các nước đang phát triển có thể tham
gia chương trình REDD. Theo đó các nước phát triển sẽ đáp ứng một số mục
tiêu giảm phát thải của nước họ bằng cách mua các tín dụng carbon của các
nước đang phát triển từ những cánh rừng hấp thụ CO2. Một số dự án REDD
đang được thực hiện ở châu Á nhằm mục đích chính thức đưa chương trình
này vào nội dung tiếp theo của Nghị định thư Kyoto bắt đầu từ năm 2013.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về NLKH
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về NLKH ngoài nước
Đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King (1987) [26]
khẳng định rằng ở Châu Âu thời kỳ Trung Cổ người ta đã phát quang rừng,
đốt cành nhánh và canh tác cây lương thực mục đích là để tận dụng dinh
dưỡng của đất rừng.
Du canh được đánh giá là phương thức canh tác cổ xưa nhất lúc này
con người đã tích lũy được ít nhiều những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên. Loài
người đã vượt qua được các thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ thuật

7
và chăn nuôi, trồng trọt, song không phải tất cả các nước mà có không ít các
nước vận động rất chậm trong cuộc cách mạng này.
Sau du canh sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được
xem như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này. Theo Blanford
(1858) (dt Phạm Quang Vinh và cs, 2005) [27] nguồn gốc của phương thức
này là từ ngôn ngữ của địa phương Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là
đồi núi, như vậy Taungya là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó
cũng đồng nghĩa với phương thức canh tác trên đất dốc.
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với
hoa màu và/ hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội,
theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất
tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị
diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng
đất khó khăn [29].
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây
lâu năm (cây gỗ, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp ) được trồng có
suy tính trên cùng 1 đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với
vật nuôi dưới hệ thống xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ
thống NLKH có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế

giữa các thành phần của chúng [27].
Các khái niệm trên đơn giản mô tả NLKH như là một loạt các hướng
dẫn cho một hệ thống sử dụng đất liên tục. Tuy nhiên, NLKH như là một kỹ
thuật và khoa học đã được phát triển thành một điều gì khác hơn là các hướng
dẫn. Ngày nay nó được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về
sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên
một cách bền vững [26].

8
Như vậy bản chất của hệ thống NLKH là hệ thống sử dụng đất để canh
tác nông nghiệp nhưng có sự kết hợp giữa cây (hoặc/và) con nông nghiệp với
cây lâm nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích, đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên
sự kết hợp này có thể diễn ra đồng thời hoặc cũng có thể kế tiếp nhau về mặt
không gian hay thời gian. Xét về thành phần một hệ thống NLKH gồm có:
- Các cây thân gỗ sống lâu năm.
- Các cây thân thảo (Cây nông nghiệp hoặc cỏ )
- Vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản ) [20], [22].
Tóm lại: Mục đích cuối cùng của các hệ thống NLKH là tận dụng triệt
để đất đai về mặt không gian và thời gian cũng như là một biện pháp canh tác
bảo vệ đất, vấn đề đặt ra là con người chúng ta sử dụng các hệ thống này như
thế nào cho hợp lý để canh tác lâu bền trên đất dốc, đó là nhiệm vụ mà các
nhà khoa học cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu
NLKH ở Ấn Độ:
Ấn Độ nổi tiếng thế giới với cuộc ‘‘cách mạng xanh” về canh tác
NLKH trong đó canh tác trong các vườn gia đình, vườn rừng được áp dụng
phổ biến. Nhờ cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nước đông dân chẳng
những không bị thiếu mà còn xuất khẩu lương thực.
NLKH ở Indonesia
Từ 1972 hoạt động NLKH ở nước này do các công ty lâm nghiệp, nông
nghiệp tổ chức và quản lý. Việc chọn đất khai hoang để trồng cây lâm nghiệp,

nông dân được các cán bộ kỹ thuật công ty hướng dẫn trồng cây lâm nghiệp
kết hợp với cây nông nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm nông
dân bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông nghiệp do họ toàn quyền sử
dụng. Với phương thức này tại khu rừng trồng ở Savadan trên diện tích 300
ha người ta đã thu được 1426 tấn Lúa, 126 tấn Sắn, 73 tấn Ngô và 19,5 tấn

9
Đậu đỗ. Tổng giá trị thành tiền 155.000 USD, thực lãi 116.000 USD (bình
quân 385 USD/ha/ vụ) (dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005) [19].
NLKH ở Philippin
Philippin được nhiều người biết đến với các mô hình canh tác trên đất
dốc (SALT). SALT là phương thức canh tác đồng thời các cây ngắn ngày với
các cây lâu năm giữa các hàng Keo dậu, các hàng này được trồng rất dày tạo
ra các băng xanh có tác dụng ngăn chặn dòng chảy, hạn chế xói mòn và cải
tạo đất. Hiện nay SALT đã được phát triển theo nhiều mức độ và loại hình
khác nhau như: SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4 [3], [19], [21].
Ngày nay NLKH đang ngày một phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế
giới đặc biệt là các nước nhiệt đới và các nước á nhiệt đới [20].
1.2.2. Kết quả nghiên cứu NLKH trong nước và nghiên cứu về cây Sơn tra
1.2.2.1. Kết quả nghiên cứu NLKH trong nước
Người dân miền núi trước đây chủ yếu canh tác theo hình thức du canh,
thông thường có hai hình thức du canh:
- Du canh không quay vòng.
- Du canh quay vòng [20].
Nghiên cứu về NLKH ở nước ta mới phát triển từ những năm 1960 trở
lại đây. Theo Nguyễn Trọng Hà, 1996 các công trình nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Bình, Nguyễn Quí Khải, Cao Văn Minh, Nguyễn Xuân Quát, Bùi
Ngạnh 1964 đã xây dựng các thí nghiệm chống xói mòn ở Cầu Hai – Phú
Thọ. Tôn Gia Huyên và Cs (1965) (dt Nguyễn Văn Tiễn, 1975) [16] đặt thí
nghiệm và xây mô hình chống xói mòn tại đồi ấp Bắc nông trường Quốc

doanh Sông Cầu – Bắc Thái đã cho những kết quả khả quan.
Năm 1983 – 1985, Nguyễn Văn Tiễn (1988) [16] thí nghiệm trồng xen
Sắn với Lạc cùng với các băng Cốt khí và hàng rào xanh kết hợp bón phân
khoáng hợp lý trên đất dốc nghèo dinh dưỡng. Kết quả cho thấy ngoài việc

10
thu thêm sản phẩm Lạc từ 5,3 – 6,4 tạ/ha và đã làm năng suất Sắn đạt 12,1 –
16,6 tấn/ha, thì lượng đất xói mòn đã giảm từ 2,8-4,5 lần so với trồng sắn thuần.
Thái Phiên vs Cs (1986) [11] tổng kết kết quả nghiên cứu ‘‘Trong 5
năm của chương trình nhà nước giai đoạn 1980-1985” về ‘‘Áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khai hoang và chống xói mòn đất mới
khai hoang” đã tập hợp các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đỏ vàng,
khai hoang, phục hóa trên địa bàn đất dốc toàn quốc. Nhiều mô hình bảo vệ
đất chống xói mòn trên các loại đất với cơ cấu cây trồng chính được thực hiện
và áp dụng trong sản xuất.
Hiện trạng môi trường và quản lý tài nguyên rừng Việt Nam đang nằm
dưới những áp lực nặng nề. Các hệ sinh thái Việt Nam đang bị phá vỡ, tài
nguyên đất rừng, đất và nước đang bị suy thoái trầm trọng, nguồn sống của
đồng bào vùng cao chủ yếu vẫn là dựa vào rừng, đốt nương làm rẫy. Trong 9
triệu người dân tộc ít người thì vẫn có tới 2.879.685 người thuộc 482.612 hộ
sống bằng phương thức canh tác nương rẫy. Trong đó người Tày có 7%,
người Nùng 16%, người Thái 45%, trừ người Kinh ra còn lại tất cả các dân
tộc ít người khác sống bằng canh tác nương rẫy (dt Lê Trọng Cúc và Cs,
2001) [3].
Ở nước ta đất dốc chiếm tỷ lệ lớn (72% diện tích đất canh tác là đất có
độ dốc), nên cần có phương thức sử dụng và bảo vệ đất dốc trên quan điểm
bền vững. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra một số biện pháp
kỹ thuật như sau:
- Ở độ dốc dưới 12
0

dùng các biện pháp nông nghiệp: trồng xen, trồng
gối
- Ở độ dốc từ 12 – 25
0
có thể dùng các biện pháp: Che phủ bằng thảm
thực vật theo phương thức NLKH; Che phủ bằng vật không sống như rơm rạ,

11
các tấm nhựa, ni lon; Các biện pháp công trình làm thềm bậc thang, rãnh sườn
dốc
- Ở độ dốc trên 25
0
dùng các biện pháp lâm nghiệp [8], [9].
Tuy nhiên trong thực tế do sức ép về dân số của nước ta, tỷ lệ diện tích
đất canh tác/đầu người thấp nên nhiều nơi nông dân đã trồng độc canh cây
nông nghiệp ngay trên cả đất có độ dốc trên 25
0
. Vì vậy, việc canh tác NLKH
là giải pháp tốt nhất để canh tác đất dốc lâu bền trong giai đoạn hiện nay ở
nước ta [27].
Từ năm 1990 chương trình chuyển giao kỹ thuật canh tác nông nghiệp
trên đất dốc SALT đã được triển khai tại Việt Nam, chương trình đã xây dựng
được rất nhiều mô hình, được nông dân chấp nhận, thu nhập từ canh tác
SALT cũng được nâng cao. Kết quả các thí nghiệm đã khẳng định, canh tác
theo mô hình SALT giảm đáng kể lượng đất mặt bị xói mòn, ngay trong năm
đầu đã hạn chế được từ 50-57% lượng đất bị xói mòn [6].
Trong phong trào phát triển kinh tế đồi rừng hiện nay, các địa phương
đã có nhiều nỗ lực tìm ra các biện pháp canh tác thích hợp vừa tiến hành sản
xuất vừa bảo vệ môi trường đất đai và môi trường sinh thái, nhiều mô hình
canh tác tiến bộ đã được giới thiệu và áp dụng có kết quả tốt. Việc sử dụng

hợp lý tài nguyên đất dốc giữa kiến thức lâu đời của người dân địa phương
với những kỹ thuật tiên tiến theo phương thức NLKH là một phương thức
canh tác chiến lược cần được phổ cập rộng rãi đối với vùng đồi núi [16], [15].
Đặng Văn Minh, (2005) [10] khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng tới chất
lượng đất của mô hình sản xuất trang trại NLKH tại trung tâm thực hành, thực
nghiệm, Trường Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên đã đưa ra kết luận: Canh
tác trên đất dốc theo mô hình trang trại NLKH đã có ảnh hưởng tích cực tới việc
duy trì chất lượng đất.

12
Đặng Kim Vui và Cs, 2005 [20] khi nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật
cải tiến một số mô hình NLKH trên địa bàn huyện Võ Nhai – Thái Nguyên đã
chỉ ra: để làm tăng năng suất cây trồng và đảm bảo canh tác lâu bền trên đất
dốc ngoài việc lựa chọn hệ thống cây trồng phù hợp thì cần phải trồng xen các
loài cây cải tạo đất như Cốt khí, Muồng đen, Keo dậu.
Như vậy NLKH được tiến hành không chỉ nhằm nâng cao năng suất
cho sản xuất nông – lâm nghiệp mà còn tạo ra môi trường ổn định sinh thái
cho mỗi vùng.
1.2.2.2. Cây Sơn Tra Yên Bái
Đặc điểm tự nhiên
Tên Việt Nam là Sơn Tra (Táo mèo)
Tên Latin là Docynia indica
Họ Hoa hồng Rosaceae
Bộ Hoa hồng Rosales
Thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, cây cao 4-5 m, cành non có gai và lông nhung
màu trắng, khi già nhẵn. Lá hình mũi mác dài 7-10cm, rộng 1,5- 2cm, khi non
có 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá nguyên hoặc có răng cưa,
lông nhung màu trắng ở mặt dưới, gân bên 6 – 10 đôi, phân chia tới tận mép
lá; cuống lá dài 15 – 20mm. Lá kèm hình mũi dùi, sớm rụng. Cụm hoa chùm 1
– 3 hoa hoặc đơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có.

Đài có lông màu trắng với 5 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có
lông, mặt trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị 30 –
50. Bầu 5 ô, mỗi ô có 3 – 10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5,
hàn liền với nhau ở gốc, có lông. Quả dạng quả táo, hạt màu đen.
- Sinh học: Mùa hoa tháng 3 – 4, mùa quả chin tháng 9 – 10. Tái sinh
bằng hạt, chồi hoặc chiết cành.

13
- Nơi sống và sinh thái: Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng hoặc thành
quần thể thuần loại trong tràng cây bụi, ven đồi, ở độ cao 1000 – 1500 m.
- Phân bố
Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Sơn La
(Bắc Yên: Tạ Xùa), Yên Bái.
Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.
- Giá trị: Quả chín ăn được. Quả tươi dùng chế rượu vang. Quả phới
khô dung làm nguồn duợc liệu để chế rượu thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ
sức khỏe, chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và kính thích tiêu hóa. Cây non
còn dùng làm gốc ghép cho các, loài táo và lê để tạo giống cây ăn quả. Gỗ có
thể đóng đồ dùng gia đình và nông cụ sản xuất.
- Tình trạng: Loài hiếm. Quả được sử dụng rộng rãi như là nguồn dược
liệu nên được nhân dân địa phương khai thác hàng năm (đôi khi chặt cả cây)
để dùng và bán. Chính đó là nguyên nhân dẫn tới việc giảm số lượng cá thể
và thu hẹp khu phân bố. Mức độ đe dọa: Bậc R [32]
1.2.3. Các kết quả nghiên cứu về tích lũy carbon có liên quan đến đề tài
nghiên cứu
1.2.3.1. Trên thế giới
a. Nghiên cứu về chu trình carbon toàn cầu
Theo UNEP trong chu trình carbon toàn cầu, lượng carbon lưu trữ
trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt (bao gồm trong đất,
sinh khối tươi và vật rơi rụng), trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt. Dòng

carbon trao đổi do sự hô hấp và quang hợp của thực vật là 0,61 Tt và dòng
trao đổi giữa không khí và đại dương là 0,92 Tt.

×