Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận tự DO hóa tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.4 KB, 6 trang )

ĐỀ TÀI NHÓM 5 – TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH
1. Định nghĩa – Phân loại
1.1. Tự do hóa tài chính là gì?
Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của
Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt
động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.
Có thể nói, bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại
vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường. Mục
tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Do đó, kết quả của tự do hóa tài chính thường được thể
hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng (tiền mặt và tiền gửi trong hệ thống NHTM) trên thu nhập
quốc dân.
1.2. Phân loại
a. Căn cứ vào các thành phần tham gia vào hệ thống tài chính
- Tự do hóa lãi suất và giá cả: là một phần quan trọng của tự do hóa tài chính, bản
chất của tự do hóa lãi suất chính là cơ chế điều hành lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn
trên thị trường xác định lãi suất cân bằng. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các
công cụ để điều hành theo định hướng. Tự do hóa lãi suất gắn liền với cải cách cơ cấu, bao
gồm: Cơ cấu lại các khoản nợ khó đòi, tiến hành tư nhân hóa một số ngân hàng thuộc sở
hữu nhà nước, áp dụng các chính sách kích thích cạnh tranh lành mạnh trong khu vực ngân
hàng.
- Tự do hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: Là xóa bỏ các hạn
chế, định hướng chủ quan hay ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín
dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng cho các thành phần
kinh tế .Đồng thời cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính đang xảy ra đối với đơn vị nhà
nước , góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
- Tự do hóa hoạt động ngoại hối: Chính là xóa bỏ các hạn chế về quản lý ngoại hối và
thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo quy luật thị trường.
- Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính: Tiến hành
mở rộng tự do cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính thông qua việc xóa bỏ
các hạn chế trong phạm vi hoạt động , phạm vi kinh doanh của các tổ chức tài chính .


b. Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng:
 Tự do hóa tài chính trong nước : Tự do hóa tài chính trong nước là cho phép các tổ
chức tài chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường,
các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách
tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường.
 Tự do hóa tài chính với nước ngoài: Loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong
quản lý ngoại hối. Bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn.
2. Lộ trình tự do hóa tài chính:
Thực tế cho thấy không thể có một trình tự thống nhất nào cho mọi quốc gia , do các
vấn đề về đặc điểm của từng quốc gia , thời điểm tự do hóa tài chính cũng như bối cảnh
quốc tế. Về mặt lý thuyết MCKinnon và Shaw đã đề xuất trình tự tự do hóa tài chính cơ
bản:
 Giảm thâm hụt ngân sách là bước đi cần thiết đầu tiên. Nếu thâm hụt ngân sách không
được giảm thì tự do hóa tài chính càng dẫn tới bất ổn định và cuối cùng sẽ bị đảo ngược.
 Tự do hóa tài chính có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng về lượng và
về hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên, lượng vốn gia tăng phải được phân bổ trên cơ sở các
tín hiệu đúng về giá vào những ngành có lợi thế so sánh và có suất sinh lợi xã hội cao.
Do vậy, cải cách thương mại cần phải được tiến hành song song để giảm thiểu những
biến dạng về giá do các rào cản thương mại gây ra.
 Lý do cải cách thương mại phải được thực hiện trước việc nới lỏng kiểm soát ngoại hối
và cải cách tài khoản vốn là tự do hóa tài khoản vốn thường dẫn tới dòng vốn chảy vào,
rồi làm tăng đột ngột và tỷ giá hối đoái bị lên giá. Động thái này tạo ra các tín hiệu giá
mâu thuẫn với cải cách thương mại: tỷ giá hối đoái lên giá làm suy giảm khu vực xuất
khẩu trong khi cải cách thương mại là để tăng cường khu vực này.
 Quản lý tỷ giá hối đoái là nhiệm vụ cần được tiến hành trong suốt quá trình tự do hóa
với vai trò vừa là công cụ, vừa là mục tiêu. Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái (thả nổi,
cố định, biên độ giao động thay đổi,…) tùy thuộc vào tình hình kinh tế cũng như bước đi
cụ thể đang tiến hành trong quá trình cải cách.
3. Ưu và khuyết điểm của tự do hóa tài chính:
3.1. Ưu điểm:

Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi
mua bán các hàng hóa và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập và
sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia.
- Làm tăng áp lực cạnh tranh dẫn đến khu vực dịch vụ tài chính hoạt động có hiệu quả và
ổn định hơn đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa có điều kiện cải thiện năng lực
quản lý.
- Làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại
bỏ), tạo được sự cạnh tranh bình đẳng đồng thời người tiêu dùng sẽ có thể được hưởng
những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất.
- Thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn và tiếp nhận nền tảng công nghệ hiện đại từ các
nước công nghiệp phát triển để mở rộng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu
- Ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế:
 Tăng cường quy mô và cải thiện sự phân bổ nguồn lực tài chính
 Tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu
 Cải thiện hệ thống quản lý công ty, Tăng cường năng lực cạnh tranh
 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính trong nước (giảm chi phí, tiếp
cận nhiều công cụ tài chính mới, áp dụng công nghệ thông tin)
3.2. Khuyết điểm:
Tự do hóa tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài chính nếu
tự do hóa được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc thiếu đồng bộ trong các biện
pháp quản lý vĩ mô ở cấp độ quốc gia và quốc tế
Các ví dụ minh họa:
+ Thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô: Khu vực Mỹ Latinh, cả Chile lẫn
Argentina đều tiến hành tự do hóa lãi suất, tư nhân hóa các ngân hàng quốc doanh, thúc đẩy
cạnh tranh ngành ngân hàng trong một giai đoạn nền kinh tế không thật sự ổn định về mặt vĩ
mô. Đồng thời cơ chế giám sát cũng không được quan tâm đúng mức. Hơn thế nữa, các
quốc gia này còn tiến hành tự do hóa tài khoản vốn chỉ một thời gian ngắn sau khi các cải
cách khu vực tài chính nói trên được thực hiện. Kết quả là dòng vốn nước ngoài đổ vào hai
nước này rất mạnh, nợ nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Cho đến đầu thập niên 1980 thì cả
hai quốc gia này đã phải đối mặt với khủng hoảng vĩ mô khá trầm trọng.

+ Nôn nóng: Thái Lan tiến hành tự do hóa sự lưu chuyển của các dòng vốn ngay khi đang
hình thành thị trường vốn trong nước. Trong khi khu vực tài chính còn chưa quen với kỷ
luật thị trường, mới thoát khỏi trạng thái bao cấp, thụ động, sự xuất hiện của dòng vốn bên
ngoài sẽ gây ra sự xáo trộn lớn. Điều này không phù hợp với các nước đang phát triển và
đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho cuộc khủng hoảng ở Thái
Lan diễn ra sớm hơn và mạnh mẽ hơn so với các nước trong khu vực. Tự do hóa quá vội
vàng tài khoản vốn khi chưa có thị trường vốn và tài chính trong nước sẽ càng khuếch đại
thêm những méo mó.
+ Sai trình tự: Tự do hóa tài chính ở châu Mỹ Latinh trong thập niên 70 và đầu 80 đã đem
lại nhiều hậu quả tiêu cực: lạm phát phi mã, phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia tăng và việc
tái thiết lập hệ thống áp chế tài chính. McKinnon lập luận rằng điều này xảy ra do các nước
Mỹ Latinh đã không chú trọng tới trình tự của tự do hóa tài chính. Trước khi xóa bỏ các
công cụ áp chế tài chính, nhất thiết phải hạ thấp thâm hụt ngân sách và kỳ vọng lạm phát.
Ngoài ra còn có ảnh hưởng của tự do hóa tài chính quốc tế đối với nền kinh tế:
- Tự do kiểm soát vốn: ảnh hưởng đến tổng nợ quốc gia, đặc biệt là các luồng vốn trong
lĩnh vực tài chính làm ảnh hưởng đến chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của chính
phủ trong việc đảm bảo ổn định tình hình kinh tế vĩ mô.
- Quản lý ngoại hối: ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, làm suy yếu đồng tiền trong
nước.
4. Tự do hóa tài chính ở Việt Nam và khu vực ngân hàng
Ở Việt Nam và có thể nói là tất cả các nước khác, ngân hàng là ngạch chịu ảnh hưởng lớn
nhất của tự do hóa tài chính. Tại Việt Nam, theo phân tích SWOT, ngành ngân hàng có
những ưu, nhược, cơ hội và nguy cơ sau:
4.1. Điểm mạnh
- Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam thường không biến động quá lớn. Điều đó
thể hiện ở tốc độ tang trưởng GDP khá đều đặn trong thập kỷ qua, tạo niềm tin cho nhà đầu
tư. Cùng với đó là các chính sách cũng tạo điều kiện cho các thể chế tài chính hoạt động dễ
dàng hơn (ví dụ: niêm yết chứng khoán…)
- Việc Việt Nam mở cửa và cho phép các thể chế tài chính nước ngoài (với kinh
nghiệm hàng chục, hằng trăm năm) bước chân vào thị trường, trở thành cổ đông chiến lược

của các thể chế tài chính nội địa, giúp các ngân hàng trong nước trở nên chuyên nghiệp hơn,
mạnh hơn với các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp và đa dạng hơn.
- Khu vực ngân hàng Việt Nam được đánh giá mạnh bởi hệ thống ngân hàng gồm nhiều
ngân hàng lớn nhỏ, phục vụ nhiều thành phần đối tượng khác nhau trên thị trường
4.2. Điểm yếu
- Tính hệ thống và pháp chế: Thứ nhất, Việt Nam thiếu khung pháp chế rõ rang về việc
bảo vệ lợi ích của ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Điều đó khiến chi phí
cho vay trở nên cao hơn bởi ngân hàng phải tính cả nguy cơ bị mất khoản cho vay vào chi
phí. Thứ hai, việc thiếu minh bạch của chính phủ khiến việc sử dụng các quỹ hỗ trợ trở nên
bị lạm dụng, bị sử dụng sai mục đích và gây mất niềm tin ở thị trường TC. Ví dụ, thay vì
phân bổ một cách công bằng, chính phủ lại có những dự án, quỹ như Ngân hàng Việt Nam
về chính sách xã hội, quỹ hỗ trợ phát triển. Và điều đó gây ảnh hưởng đến sự canh tranh
công bằng của tất cả các thể chế TC tham gia thị trường. Thứ ba, việc thiếu một quy định và
sự minh bạch trong kiểm toán doanh nghiệp, khiến ngân hàng phải khó khăn trong việc xác
định khả năng lợi nhuận và cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó các ngân hàng có xu thế từ
chối và chỉ cho vay những doanhh nghiệp lớn có tiếng.
- Về cấu trúc thì các ngân hàng nhà nước không linh hoạt, mọi hoạt động đều cần sự
đồng ý của chính phủ. Thêm vào đó các ngân hàng này không chịu áp lực cạnh tranh quá
lớn, khiến hoat động không hiệu quả.
- Về mặt tài chính, các bản báo cáo đã chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam không có
nhiều tiếng tăm trên thị trường quốc tế, và có chỉ số lợi nhuận khá thấp so với khu vực. Do
đó, các ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngắn và dài hạn, trong khi thị trường
chứng khoán thì còn non trẻ và các DN chưa sẵn sang để niêm yết để kéo nguồn vốn về.
Trong khi khả năng tài chính còn yếu, các NH ở VN lại còn tham gia vào các cạnh tranh lãi
suất khiến mọi ngân hàng đều bị yếu đi.
- Về mặt kỹ thuật, ở Việt Nam còn rất yếu kém về các khoản như phân tích tín dụng, quản
lý rủi ro, tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ, công nghệ (IE6).
4.3. Cơ hội
- Việc gia nhập WTO và tự do hóa thương mại khiến Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
và cũng như thu hút FDI về nước nhiều hơn. Toàn bộ những hoạt động này của nền kinh tế

tạo ra nhu cầu và cơ hội cho ngân hàng vì thị trường được mở rộng ở tầm quốc tế.
- Khi các ngân hàng nướ ngoài sát nhập, ngoài việc các ngân hàng trong nước có thêm
cổ đông chiến lược, mà cơ hội thâu tóm sát nhập trên thị trường cũng diễn ra manh mẽ hơn,
tạo điều kiện cho nhiều ngân hàng trở nên mạnh hơn và nhiều ngân hàng còn yếu phải cố
gắng để đứng vững.
- Nhu cầu cho hoạt động không chỉ tín dụng mà không-tín dụng cũng ngày càng lớn
4.4. Nguy cơ
- Cạnh tranh cao, và nhiều ngân hàng bé trở nên khó khăn để cho vay vốn, do vậy mà
nguy cơ nợ xấu có thể xảy ra
- Việc cổ phần hóa các ngân hàng nhà nước phụ thuộc vào quyết định của nhà nước,
và đây là 1 quy trình khá rắc rối, phải có một định hướng rõ rang và các bước đi ngay từ
đầu. Và nếu cổ phần hóa xong mà NH không lợi nhuận, điều này khiến 1 bộ phận, 1 khu
vực (đặc biệt là vùng sâu vùng xa) mà ngân hàng nhà nước đó vẫn cho vay trở nên khó
khăn khi không tiếp cận được vốn.

×