Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ỨNG DỤNG lý THUYẾT PHÂN bố và đo LƯỜNG CÔNG VIỆC tại CÔNG TY TNHH GREEN TECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.38 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CAO HỌC KHÓA 19
………………… … ……………….


TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ
SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH
Đề tài:
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN BỐ VÀ ĐO
LƯỜNG CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH
GREEN TECH
GVHD : PGS.TS Hồ Tiến Dũng
SVTH : Nhóm 1, Lớp QTKD Đêm 1
Nguyễn Thế Anh
Nguyễn Ngọc Bằng
Phạm Nguyễn Thị Diệu
Nguyễn Công Hoan
Đinh Mạnh Hùng
Hoàng Đức Hiếu
Trần Ngân Giang
THÁNG 2 NĂM 2011
MỤC LỤC 2
PHẦN 1: LÝ THUYẾT VỀ PHÂN BỐ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC 3
1. Phân bố công việc 3
2. Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động 5
3. Đo lường công việc 7
PHẦN 2: THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH GREEN TECH 10
Thông tin tổng quát 10
Phân bố công việc cho công nhân sản xuất 12
Đo lường công việc của công nhân sản xuất 14


PHẦN 1: LÝ THUYẾT VỀ PHÂN BỐ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC
2
1. Phân bố công việc:
Khái niệm:
− Phân bố công việc là định rõ nội dung của từng công việc và xác định cách chia công việc
trong phạm vi tổ chức.
− Nhiều công việc kết hợp thành tổ công viêc, nhiều tổ công viêc kết hợp thành nhóm công
việc.
− Để phân bố công việc trước tiên phân tích công việc sau đó triển khai công việc. Nhưng
trong sản xuất & đo lường, phân bố công việc sau khi đã phân bố sản phẩm và điều phối
trang thiết bị.
Phương pháp phân tích:
− Sơ đồ hoạt động:
• Chia công việc thành hai phần công nhân & máy móc bởi 1 đường thẳng theo tỉ lệ thời
gian.
• Đánh giá tỉ lệ sản xuất và thời gian chết hay thời gian lãng phí của công nhân và máy
móc.
 Sử dụng phương pháp thích hợp nhằm giảm thời gian chết của công nhân & máy móc
− Sơ đồ dùng vận hành:
• Phân loại từng hoạt động sản xuất thành 1 trong 5 loại chuẩn: thi hành, chuyên chở, lưu
trữ, kiểm tra và trì hoãn nhằm phát hiện những hoạt động không cần thiết
• Cung cấp trình độ phân tích rộng rãi.
 Tất cả công việc đều được quan sát nhưng không công việc nào được xem xét sâu
− Sơ đồ phát triển:
• Phân tích bên trong công việc (vị trí của từng cá nhân) và những công việc liên đới (từ
vị trí này sang vị trí khác).
Nguyên tắc áp dụng:
Hoạt động Phương pháp phân tích
Việc lặp lại trong 1 chu kỳ ngắn và chậm để
điều tiết lượng hàng sản xuất, công nhân được

đặt ở một chỗ cố định
Sơ đồ thi hành, những nguyên tắc tiết kiệm động
tác
Công việc lặp đi lặp lại thường nhật trong 1 chu
kỳ và điều tiết số lượng hàng hóa cao, người
công làm việc với nhóm hay những công nhân
khác
Sơ đồ hoạt động. Sơ đồ công nhân máy móc - Sơ
đồ phát triển ngang
3
Tất cả sự chuyển đổi những động tác hỗ tương
những công nhân, vị trí từng công việc; một
chuỗi công việc
Sơ đồ phát triển của những đồ thị
Vấn đề khi phân bố công việc:
− Ảnh hưởng của môi trường:
• Nhiệt độ càng cao hiệu quả công việc càng kém.
• Lao động chân tay, nhiệt độ tốt nhất 16
0
C.
• Nhân viên văn phòng, nhiệt độ tốt nhất 20
0
– 23
0
C.
• Tiếng động, khí thở, ánh sáng quá độ và những thay đổi khác của môi trường  ảnh
hưởng đến năng suất làm việc.
− Luân chuyển & mở rộng công việc:
• Luân chuyển công việc là đưa người công nhân vào một công việc nào đó trong thời
gian ngắn và sau đó đưa họ về công việc cũ.

• Mỗi công việc bao gồm nhiều nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ được gắn liền với một loạt nhân
tố kích thích.
• Các tác nhân kích thích khác nhau cung cấp nhiều yếu tố kích thích khác nhau. Một
công việc lặp đi lặp lại thường chỉ cung cấp một vài yếu tố kích thích  tạo ra nhiều
nhân tố kích thích bằng cách tăng thêm nhiều nhiệm vụ (công việc không còn tính đơn
giản và quá chuyên môn).
• Mở rông công việc là tái thiết hay sửa đổi công việc để người lao động cảm thấy bị
cuốn hút và có trách nhiệm hơn với công việc.
• Việc mở rộng công việc sẽ đưa ra cho người lao động 4 cơ hội:
 Sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau.
 Sự tự quản, tự kiểm soát để hoàn thành công việc.
 Sự nhận biết nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc hay chương
trình công việc.
 Sự phản hồi, cơ hội nhận được thông tin nóng.
• Hai cách để mở rộng công việc:
 Cách 1: dùng tính chất và kỹ năng làm việc để bổ sung vào.
 Cách 2: Có thể thêm vào những tích chất công việc khác nhau nhưng có cùng kỹ
năng.
4
− Nâng cao chất lượng công việc:
• Là thiết kế lại nội dung công việc để nó có ý nghĩa hơn và đem lại sự phấn khởi qua
việc tạo điều khiện cho công nhân tham gia vào việc hoạch định, tổ chức, điều khiển
công việc của họ.
• Hai tiêu chuẩn nâng` cao chất lượng công việc:
 Cung cấp thông tin, mục tiêu và hiệu suất công tác.
 Tạo bầu không khí làm việc thích hợp.
2. Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động
• Để có thể đánh giá công việc đã làm được có hoàn hảo hay không sau khi sử dụng các
phương pháp (phần 1) nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng công việc thì cần phải có tiêu
chuẩn đặt ra trong sản xuất và hoạt động. Phải đặt ra các mục tiêu đánh giá khả năng hiện

tại trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu. Các mục tiêu đó được xem là các tiêu chuẩn, là
cơ sở để so sánh trong khi đo lường và xem xét sản lượng hoàn thành.
• Nếu không có những tiêu chuẩn đặt ra thì sẽ khó so sánh được khả năng hiện tại với khả
năng hoạch định, do đó sẽ không điều chỉnh được trong quá trình sản xuất.
• Các câu hỏi phải được xem xét trước khi đặt ra các tiêu chuẩn là :
o Các tiêu chuẩn được đặt ra ở mức độ nào trong công ty.
o Các tiêu chuẩn phải tĩnh hay động, có thể đo lường được không.
o Cách sử dụng các tiêu chuẩn như thế nào ở từng bộ phận, từng giai đoạn.
o Các tiêu chuẩn được xác lập hiện nay như thế nào.
• Các yếu tố tác động đến tiêu chuẩn :
o Môi trường bên ngoài (Địa lý, xã hội, văn hóa, tập quán)
o Tổ chức bên trong (Quản lý của các cấp lãnh đạo, Hợp tác trong sản xuất giữa các
công nhân. Kết cấu của các bộ phận từ thấp đến cao)
o Đặc điểm cá nhân ( Khả năng đáp ứng công việc. Hiểu biết về công việc. Nhu cầu
cá nhân, Giá trị cá nhân)
• Ứng dụng khoa học truyền thống vào phạm vi thiết kế công việc
o Môi trường làm việc
o Chuyên môn hóa lao động
o Hoạt động và tiến trình phân tích
• Các ứng xử vào phạm vi thiết kế công việc
5
o Sự luân phiên của công việc
o Mở rộng công việc
o Nâng cao chất lượng công việc
o Thiết kế lại công việc.
o Tham gia công việc.
• Thành quả đạt được :
o năng suất
o Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
o Mục tiêu đạt được

• Tiêu chuẩn lao động hay thời gian chuẩn là thời gian dự kiến trung bình của một công nhân
trung bình hoàn thành 1 sản phẩm(giờ lao động chuẩn).
• Các tiêu chuẩn cấp bộ phận : Nhiều công nhân cùng với thiết bị họ sử dụng khi đi vào hoạt
động sẽ tạo thành một tiêu chuẩn nhóm cho sản lượng đội. tập hợp tất cả các cá nhân và đội
nhóm với nhau có thể lập ra tiêu chuẩn cấp bộ phận về chất lượng, khối lượng, tổng chi
phí, tổng sản phẩm, ngày giao hàng. Khi đó hiệu quả công việc sẽ được đánh giá thông qua
việc so sánh giữa giờ lao động hiện tại với giờ lao động chuẩn.
o Nếu đạt được 100% chuẩn thu được thì đạt dự kiến.
o Nếu đạt được >100% chuẩn thu được thì làm được nhiều sản phẩm hơn.
o Nếu đạt được <100% chuẩn thu được thì làm được ít sản phẩm hơn.
• Các tiêu chuẩn cấp nhà máy: Ở nhà máy công việc hay mức độ dịch vụ so sánh (như ở
bệnh viện hay trường học), số lượng và tiêu chuẩn lao động được duy trì giống như mục
tiêu ở mức độ cấp bộ phận. Ở mức độ này, nhiều tiêu chuẩn được thêm vào để đánh giá, và
một số tiêu chuẩn bị đối lập nhau, do đó nhà quản lý có những mục tiêu khác nhau với
những tiêu chuẩn khac nhau. Ví dụ như : Tiêu chuẩn của số lượng và chất lượng sản phẩm
hoặc dịch vụ làm ra thì luôn đối lập với tiêu chuẩn chi phí để sản xuất ra sản phẩm đạt yêu
cầu.(Nếu nâng chất lượng sản phẩm thì chi phí bỏ ra nhiều hơn).
• Cách sử dụng các tiêu chuẩn : Tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá khả năng của công
nhân và sự thành thạo của họ trong công việc, qua đó nhà quản lý có thể dự đoán, hoạch
định, kiểm soát các hoạt động. tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong quyết định giá phí
sản xuất, đồng thời là chìa khóa nối liền các hoạt động trao đổi hiện tại và các hoạt động
hoạch định, tổ chức, kiểm soát.
• Tiêu chuẩn đánh giá khả năng :
6
o Để đánh giá khả năng cá nhân thì cần phải hoạch định toàn bộ mức độ sức lao động
và tỷ lệ sản xuất.
o Để đánh giá khả năng của bộ phận, của việc giám sát thì cần phải hoạch định tổng
công suất và cách sử dụng lao động, vật tư, chi phí chung cho sản xuất sản phẩm.
o Để đánh giá tiến trình thiết kế, cách trình bày và phương pháp làm việc thì cần phải
lên chương trình hoạt động, chuỗi thời gian làm việc.

o Để dự đoán dòng chi phí và lợi tức về đánh giá thiết bị luân phiên được so sánh thì
cần phải dự đoán được chi phí của sản phẩm và các lô hàng cần sản xuất.
o Để hình thành các chi phí chuẩn thì cần phải hoạch định các loại kỹ năng cần thiết
trong lao động và lập ngân sách cho các chi phí nhân công.
• Chi phí chuẩn = Tổng thời gian lao động chuẩn X Chi phí cho một thời gian lao động
chuẩn
• Chi phí thực tế = Tổng thời gian lao động thực tế X Chi phí cho một thời gian lao động
chuẩn
• Mức tiết kiệm chi phí lao động = Chi phí chuẩn – Chi phí hiện tại.
• Các quyết định chính đánh giá khả năng điều hành hoạt động dựa trên mức tiết kiệm chi
phí lao động.
3. Đo lường công việc:
 Khái niệm:
Đo lường công việc là việc xác định mức độ và số lượng lao động trong nhiệm vụ sản xuất
và hoạt động.
Khi xác lập một chuẩn lao động cần xác định
- Chọn người lao động trung bình
- Phạm vi thành thạo
- Kĩ thuật đo lường công việc
Chọn người lao động trung bình
- Để chọn một công nhân không phải là tiêu biểu trong nhiều mặt, thông thường việc tốt
nhất là quan sát nhiều công nhân và ước đoán khả năng trung bình của họ
Phạm vi thành thạo
- Khi thiết lập tiêu chuẩn công việc, nhà quản lý thường xem số lượng để đo lường khả
năng thành thạo, còn chất lượng thuộc hàng tiêu chuẩn thứ 2
7
Những kỹ thuật đo lường công việc
- Không quan tâm đến tiêu chuẩn đo lường công việc
- Phương pháp dữ liệu quá khứ
- Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp

- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thời gian được định sẵn
- Phương pháp lấy mẫu công việc
- Phương pháp kết hợp PP2 và PP5
Không quan tâm đến tiêu chuẩn đo lường công việc
- Đối với nhiều công việc trong nhiều tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng nhiều
lao động, các tiêu chuẩn lao động quy ước không đơn giản được xác lập. Lương sản
phẩm cho một ngày lao động sòng phẳng không được quan tâm đến.◊ Kết quả: quản lý
kém, hoặc không có hiệu quả.
Phương pháp dữ liệu quá khứ
- Phương pháp này thừa nhận các khả năng quá khứ cho khả năng quy ước. Sử dụng dữ
liệu quá khứ như là những hướng dẫn chính xác để xác lập các tiêu chuẩn
- Thuận lợi: mau chóng , đơn giản và tốt hơn là không biết gì về xác lập tiêu chuẩn công
việc
- Bất lợi: Quả khứ có thể không giống hiện tại.
Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp: (còn gọi là nghiên cứu thời gian, nghiên cứu bằng
đồng hồ bấm giờ hay “tính giờ công việc”) . Là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất để xác lập tiêu
chuẩn công việc trong các xí nghiệp
Được tiến hành qua 6 bước:
- Quan sát công việc đang làm
- Chọn lọc chu kỳ công việc
- Đo tất cả chu kỳ công việc
- Tính thời gian bình thường và căn cứ thời gian chu kỳ
- Xác định khoản khấu trừ do thời gian cá nhân trễ và mệt mỏi
- Xác định khả năng chuẩn: (là tổng của bước 4 và 5)
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thời gian được định sẵn
- Áp dụng đối với công việc chưa thực hiện nhưng đã có kế hoạch.
- Nền tảng: nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ và qua các thước phim
Tiến trình lập thời gian định sẵn:
- Giám sát công việc
8

- Ghi nhận từng yếu tố công việc
- Lập bảng thời gian định sẵn cho các yếu tố khác nhau và ghi lại những đơn vị thao tác
cho các yếu tố khác nhau đó
- Thêm vào tổng số các đơn vị thao tác cho tất cả các yếu tố
- Ước tính một khoảng trừ hao cho thời gian cá nhân, những trì hoãn và mệt mỏi trong
những đơn vị thao tác
- Thêm vào những đơn vị thao tác thực hiện công việc và những đơn vị trừ hao cho một
thao tác chuẩn cùng một lúc và chuyển những đơn vị trừ hao này thành thời gian thực
tế tính bằng phút hay giờ. Thời gian tổng cộng này là tiêu chuẩn thời gian định sẵn
Tiến trình lập thời gian định sẵn:
- Thuận lợi: loại trừ phản ứng không có tính tiêu biểu ở người công nhân khỏi những
nghiên cứu thời gian chính
- Bất lợi: trong cách sử dụng: Yếu tố công việc nếu không được ghi lại hoặc không được
ghi một cách phù hợp, sự tính giờ sau này sẽ không chính xác.
Phương pháp lấy mẫu công việc
 Mục đích: đánh giá tỷ lệ thời gian người công nhân được dành cho những hoạt động công
việc
 Gồm 3 bước:
- Xác định điều kiện nào gọi là “làm việc”, điều kiện nào là “ không làm việc”. Không
làm việc thì bao gồm tất cả các hoạt động không được xác định chuyên biệt như làm
việc
- Quan sát hoạt động ở những khoảng thời gian có chọn lựa, ghi lại người đó có làm việc
hay không
- Tính toán tỷ lệ thời gian mà người công nhân tham gia vào làm việc (P)
P = x/n
PHẦN 2: THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH GREEN TECH
I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT:
Công ty TNHH Green Tech là công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Hoạt động của công ty hiện
nay là sản xuất và kinh doanh các loại đồ gỗ gia dụng và trang trí nội thất với tổng qui mô xấp xĩ 7
ha, bao gồm 01 văn phòng, 02 phân xưởng SX và 01 nhà kho, 01 sân phơi toạ lạc tại xã An Tây,

9
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Chi tiết về văn phòng, hệ thống nhà xưỡng, nhà kho cụ thể như
sau:
Khu vực Diện tích ước lượng Tình trạng sở hữu. Hiện trạng
Văn phòng 500 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
Phân xưởng 01 8.000 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
Phân xưởng 02 2.000 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
Nhà kho 3.000 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
Sân phơi 5.000 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
Khu sinh hoạt cho CN 5.000 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
Bãi xe & lối đi nội bộ 5.000 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
Sân banh, cảnh quan, diện tích
chưa đưa vào quy hoạch xây
dựng
49.000 m2 Thuộc sở hữu của Cty Tốt
1. Máy móc thiết bị chủ yếu
Mô tả Nước
Sản xuất
Năm
sản xuất
Hiện
trạng
Tình trạng sở hữu.
Máy xẻ China 2006, 2008 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Máy hấp, tẩm gỗ Korea 2006, 2008 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Máy sấy Korea 2006, 2008 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Máy ép chân không Japan 2007 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Máy phát điện Taiwan 2005 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Máy đo độ bền sản phẩm USA 2006, 2008 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Máy đo độ bền bề mặt gỗ Taiwan 2006, 2008 Tốt Thuộc sở hữu của Cty

Máy phun sơn Korea 2006, 2008 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Thiết bị dụng cụ quản lý - 2007 Tốt Thuộc sở hữu của Cty
Nhận xét:
- Ngoài các MMTB chủ yếu trên Cty còn có nhiều MMTB khác, xe nâng… hệ thống MMTB
Cty đang sử dụng có trình độ công nghệ tiên tiến, tính đồng bộ cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất
của đơn vị.
- Tỷ trọng TSCĐ là MMTB chiếm khoảng 58% so với TSCĐ, chiếm 21% so với tổng tài sản.
- Công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hoá, nguyên liệu, vật tư và các nhà cung cấp chủ yếu.
Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Công ty hiện nay chủ yếu là gỗ cao su nguyên liệu
chưa qua sơ chế. Đối với nguồn nguyên liệu trong nước công ty thu mua từ một số đối tác chủ yếu
10
ở Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM như Công ty TNHH TM & DV C.K.S (Tp. HCM), Dong Sung
Chemical (Đồng Nai)…
3. Thị trường tiêu thụ.
Khoản mục Trong nước Nước ngoài
Tỷ trọng so doanh thu (ước lượng) 5% 95%
Nhận xét:
- Do công ty hoạt động trong ngành đã lâu, tạo được uy tín với các đối tác nước ngoài nên thị
trường đầu ra của công ty hiện nay khá ổn định và ngày càng mở rộng. Sản phẩm của công ty hiện
được rất nhiều đối nước ngoài lớn tin tưởng và sử dụng, chẳng hạn như Sung Hyun Trading co.,
Ltd, Pungkook Corporation (Korea), BS Footwear Co., Ltd (Thailand), U-Best Polymer Industry
Co., Ltd (Taiwan), Campuchia, Malaysia, …
- Sản phẩm do công ty sản xuất và cung ứng không phổ biến lắm trên thị trường, vì vậy công ty
có lợi thế cạnh tranh đặc biệt.
- Sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường xuất khẩu,
do đó sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, đạt tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm phù hợp theo quy định.
4. Kênh phân phối

Kênh phân phối % so tổng doanh thu Xu hướng tăng, giảm
Tự tiêu thụ 100% -
Nhận xét: tất cả sản phẩm đều được công ty giao trực tiếp đến các đơn vị tiêu thụ.
5. Các người quản lý, điều hành
Tên họ Chức vụ Kinh nghiệm trong ngành Thời gian làm việc tại công ty
Kim Se Hoon Giám đốc Trên 10 Năm Kể từ khi thành lập
Nhận xét:
Hoạt động của Cty hiện nay do Ông Kim Se Hoon là Giám đốc Cty điều hành trực tiếp với thời
gian kinh nghiệm trong ngành khá lâu, khả năng quản lý tốt. Bên cạnh đó các người đứng đầu các
bộ phận của công ty như sản xuất, kinh doanh, kế toán đều đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Do đó việc điều hành quản lý hoạt động của công ty khá hợp lý.
6. Tình hình nhân viên, công nhân
Số lượng công nhân viên hiện tại của Cty khoảng 120 người.
Phân loại Số lượng Mức thu nhập bình quân
Nhân viên gián tiếp 15 4.000.000 đ/người/tháng
11
Nhân viên trực tiếp 105 2.800.000 đ/người/tháng
Nhận xét:
- Cty chủ yếu sử dụng lao động tại chổ, ngành nghề hoạt động của Cty sử dụng lao động phổ
thông. Hiện tại Cty tuyển dụng lao động tại địa phương, mức độ phụ thuộc vào người lao động
không cao. Mức lương trả cho công nhân hiện tại là hợp lý.
- Cty tương đối đảm bảo về an toàn lao động cũng như đời sống cho công nhân làm việc.
II. PHÂN BỐ CÔNG VIỆC CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT:
1/ Bố trí nhân sự:
- Giám đốc phân xưởng: 1 người
- Trưởng nhóm phụ trách ca làm việc: 3 người
- Nhân viên: 100 người
2/ Nhiệm vụ:
- Chọn lọc, phân loại gỗ cao su.
- Xẻ gỗ thành các đoạn nhỏ phục vụ cho việc ghép gỗ để sản xuất.

- Sơ chế gỗ: dán, hấp, xấy để tạo độ bền.
- Lắp ráp các bộ phận làm thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Sơn, đánh bóng sản phẩm đã hoàn tất.
- Đóng thùng các thành phẩm.
3/ Phân công công việc
Để đảm bảo việc phân công công việc hiệu quả, phù hợp, trưởng phòng kết hợp
giữa kinh nghiệm, kỹ
năng, đặc điểm cá tính trong quá trình phân công công việc.
• Phân công công việc theo trình độ chuyên môn
a. Trình độ nghiệp vụ
Phân công công việc phù hợp với kinh nghiệm là yếu tố đầu tiên ảnh
hưởng đến mức độ đánh giá nhân viên chính xác hay không chính xác. Kết quả
công việc phù hợp
với kinh nghiệm rất cần thiết, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc của nhân viên từ đó dẫn
đến ảnh hưởng kết quả đánh giá của lãnh đạo. Việc phân công công việc không phù hợp còn ảnh
hưởng rất nhiều đến tâm lý làm việc của nhân viên.
• Phân công theo năng lực/kỹ năng
Ngoài phân công công việc theo kinh nghiệm, phân công công việc theo năng lực, kỹ năng của
nhân viên rất quan trọng. Ngày nay, để làm việc hiệu
quả, nhân viên không phải chỉ cần trình độ,
12
kiến thức mà rất cần những kỹ năng
khác không kèm phần quan trọng. Các kỹ năng “bẩm sinh”
của nhân viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
- Khả năng tập trung : khả năng tập trung để hoàn tất các thao tác nhanh chóng và ít sai sót.
- Khả năng chịu áp lực công việc : đó là khả năng nhấn mạnh đến độ chính xác, thực hiện
các phương pháp đã thiết lập và đảm bảo công việc được thực hiện theo những phương thức
đã hoạch định.
• Phân công theo cá tính:
Mỗi công nhân đều cần có tính tỉ mỉ, cẩn thận và có trách nhiệm: để làm nên những sản phẩm có chất

lượng cao, thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng.
4/ Tiêu chí đánh giá công việc của công nhân sản xuất:
Các công đoạn sản xuất của công nhân sản xuất bao gồm: gỗ cao su được phân loại => xẻ nhỏ => tẩm
hóa chất => xấy => bôi keo và dán thành từng kích cỡ phù hợp với yêu cầu sản xuất => lắp ráp thành
sản phẩm => đánh bóng/sơn (nếu cần) => đóng thùng. Do đó, tiêu chí đánh giá công nhân căn cứ
trên:
- Thời gian hoàn tất các thao tác trong dây chuyền sản xuất.
- Số lỗi trên sản phẩm/thành phẩm.
- Quy trình và phương pháp làm việc.
III.ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT:
Thực hiện đo lường công việc của công nhân sản xuất theo các phương pháp sau:
1. Phương pháp dữ liệu quá khứ:
Giám đốc công ty có kinh nghiệm lâu trong ngành do đó đã sử dụng các tiêu chuẩn về thời
gian hoàn thành các thao tác tại các công đoạn sản xuất áp dụng tại công ty cũ để đặt mục tiêu
về thời gian sản xuất cũng như số lỗi kỹ thuật trên mỗi sản phẩm làm tiêu chuẩn tại công ty
Green Tech.
2. Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp:
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tại các công ty sản xuất khác trong ngành cho thấy thời gian
làm việc của công nhân của công ty nhiều hơn tại các công đoạn sản xuất so với công nhân các
công ty khác nên Giám đốc đã triển khai phương pháp đo lường trực tiếp là bấm giờ.
13
Cụ thể: Thời gian tiêu chuẩn cho mỗi thao tác xẻ gỗ tại các công ty khác là 2 phút. Tiến hành
đo lường thực tế:
Chúng tôi tiến hành bấm thời gian 4 nhân viên phụ trách xẻ gỗ , trong 5 ngày liên tiếp.
Cứ mỗi lần nhân viên cầm gỗ đến maý xẻ gỗ thì sẽ bấm thời gian cho đến khi xẻ xong cây gỗ đó.
Gỗ nguyên liệu công ty mua là loại đã được xẻ thành từng đoạn dài khoảng 4 m, ngang 20 cm và
dày 5 cm và công nhân phải xẻ thành các đoạn dài 40 cm để đưa vào máy tẩm và hấp.
Lấy thời gian tổng cộng của 4 nhân viên xẻ gỗ trong 5 ngày chia cho tổng số cây gỗ xẻ trong 5
ngày. Chúng tôi tìm được thời gian trung bình xẻ 1 cây gỗ là 25 phút => tương đương 2,7
phút/thao tác xẻ gỗ => Cao hơn thời gian trung bình của ngành (10 phút) là 1,3 phút.

 Cần sắp xếp địa điểm đặt gỗ nguyên liệu thuận tiện cho nhân viên khi lấy gỗ, kiểm
tra độ bén của lưỡi cưa,… để giảm thời gian xẻ gỗ.
3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thời gian được định sẵn
- Áp dụng đối với công việc chưa thực hiện nhưng đã có kế hoạch: lên kế hoạch sản xuất
các sản phẩm mới theo đơn đặt hàng của đối tác.
- Nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ và qua các thước phim
Tiến trình lập thời gian định sẵn:
- Giám sát công việc: sử dụng 1 người công nhân và máy ghép gỗ.
- Ghi nhận từng yếu tố công việc: từng thao tác phun keo và đưa gỗ vàp máy ghép.
- Lập bảng thời gian định sẵn cho các yếu tố khác nhau và ghi lại những đơn vị thao tác
cho các yếu tố khác nhau đó
- Thêm vào tổng số các đơn vị thao tác cho tất cả các yếu tố
- Ước tính một khoảng trừ hao cho thời gian cá nhân, những trì hoãn và mệt mỏi trong
những đơn vị thao tác
- Thêm vào những đơn vị thao tác thực hiện công việc và những đơn vị trừ hao cho một
thao tác chuẩn cùng một lúc và chuyển những đơn vị trừ hao này thành thời gian thực
tế tính bằng phút hay giờ. Thời gian tổng cộng này là tiêu chuẩn thời gian định sẵn.
4. Phương pháp lấy mẫu công việc
Gồm 3 bước:
- Xác định điều kiện nào gọi là “làm việc”: xếp gỗ vào nồi, trộn hóa chất vào nước, đốt
lò, thời gian chờ đợi gỗ thấm hóa chất là thời gian “ không làm việc”của công nhân.
- Quan sát hoạt động ở những khoảng thời gian có chọn lựa, ghi lại.
- Tính toán tỷ lệ thời gian mà người công nhân tham gia vào làm việc (P), thời gian sử
dụng trong hoạt động hấp, tẩm hóa chất cho gỗ là:
14
P = x/n = 8/15= 0,53
Với: x= 8 là số lần công nhân hấp, tẩm gỗ
N= 15 là số lần quan sát
Với tỷ lệ P khá thấp thì cần bổ sung thêm các công việc cho công nhân làm trong thời gian đợi gỗ
được hấp, tẩm xong.

15

×