Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC tổ CHỨC CHUYÊN đề NHẰM góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN môn CHO GIÁO VIÊN TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.33 KB, 16 trang )

1
1.Tên đề tài:
VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ
NHẰM GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUN MƠN CHO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC.
2. Đặt vấn đề:
Trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên giữ vai trò rất quan
trọng trong mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường phổ thơng. Điều
đó chứng tỏ muốn học trị tốt cần phải có người thầy giỏi vững chun mơn, có
kiến thức sâu rộng, hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, vận dụng
các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học
sinh, để từ đó tổ chức được các hoạt động học tập cho các em nhằm giúp các em
có thể chủ động học tập tích cực và chiếm lĩnh được kiến thức. Đặc biệt, giáo
dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông, do vậy người
giáo viên tiểu học có vị trí, vai trị quan trọng góp phần quyết định trong việc
thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng.Vì lý do đó, người quản lý giáo
dục phải đặt nhiệm vụ dạy tốt lên hàng đầu. Có thế thì thế hệ học sinh được đào
tạo mới có được những kiến thức, kĩ năng, phát triển toàn diện và có đạo đức tốt.
Muốn đạt được mục tiêu này, người quản lý cần phải chú trọng đến việc nâng
cao tay nghề cho đội ngũ người thầy. Thực tế cho thấy, hoạt động bồi dưỡng
chun mơn cho giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau song
có lẽ hoạt động chuyên đề là hoạt động then chốt và đem lại hiệu quả cao. Cũng
có thể nói đây là một hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ cho giáo viên có
tính chất tác nghiệp tốt nhất, vì qua chuyên đề giáo viên có thể được tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc trong chun mơn. Chun đề cịn là nơi để giáo
viên bộc lộ được năng lực và trình độ chun mơn, trình độ quản lý trong các
nhà trường.Thơng qua hoạt động này, giáo viên trong nhà trường có cơ hội học
tập, chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm hay trong giảng dạy và
giáo dục học sinh. Qua đó, giúp người giáo viên biết lựa chọn, sử dụng hợp lý
các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong
việc học tập của học sinh và vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục


đạo đức, tri thức, thẩm mĩ thể chất trong quá trình giáo dục.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức chuyên đề trong nhà
trường, với vai trị nhiệm vụ của một người làm cơng tác quản lý, trực tiếp chỉ
đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, trong trong năm học 20112012 tôi luôn đặc biệt quan tâm đến hoạt động này nhằm góp phần vào việc bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện trong nhà trường. Qua đề tài, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp một
vài kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc tổ chức hoạt động này.
3. Cơ sở lý luận:
Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


2
Cơng tác giảng dạy địi hỏi mỗi giáo viên một nỗ lực không ngừng để trau
dồi kiến thức, cải tiến phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Ngạn
ngữ Anh có câu: “ Praticemakes perfect” (nghề dạy nghề). Chính trong thực
tiễn đứng lớp, người giáo viên sẽ có điều kiện phát triển tay nghề, mà một trong
những yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát triển ấy chính là sự giúp đỡ, chia
sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp thơng qua các hoạt động chun mơn, trong đó
khơng thể khơng nói đến vai trị của hoạt động tổ chức chuyên đề. Bởi vậy, hoạt
động chuyên đề là một trong những nội dung sinh hoạt cơ bản của chuyên môn
trong nhà trường tiểu học. Vì qua hoạt động chuyên đề, kết quả giảng dạy và
trình độ tay nghề của giáo viên được nâng lên rõ rệt, cụ thể là phát huy được
năng lực, tiềm tàng, sáng kiến kinh nghiệm của từng giáo viên, nhân rộng những
kinh nghiệm tốt trong toàn trường, từ đó khơng ngừng nâng cao chất lượng học
tập của học sinh.
4. Cơ sở thực tiễn:
Trong các năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Lộc luôn chú
trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lý dưới
nhiều hình thức, trong đó hoạt động nổi nét nhất là việc tổ chức sinh hoạt
chun mơn liên trường- Có thể nói rằng đây là một hình thức bồi dưỡng chun

mơn nghiệp vụ có hiệu quả cao. Tuy nhiên trong thực tế nhiều năm nay, công
tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tại trường đôi lúc chưa đem
lại hiệu quả nhiều, cụ thể là việc tổ chức chuyên đề còn gặp nhiều bất cập:
chẳng hạn như thiên về chỉ tiêu, số lần sinh hoạt...do vậy thường chỉ chú ý đến
việc làm thế nào tổ chức cho đủ số lượng chuyên đề ở tất cả các mơn học trong
năm học chứ ít chú ý đến nội dung chuyên đề đó có thực sự cấp bách, cần thết để
tháo gỡ những vướng mắc về nhu cầu trong chuyên môn của giáo viên hạy
không. Điều này không những gây “bội thực” cho giáo viên và học sinh mà cịn
làm lãng phí thời gian lại khơng đạt hiệu quả. Về phía giáo viên ở trường, trong
các năm học qua, khi được phân công viết chuyên đề, thường viết lại những điều
đã có trong tài liệu, nội dung chuyên đề còn dàn trải do chưa xác định cụ thể tên
đề tài hoặc chuyên đề được thực hiện quá sơ sài chưa đầy đủ các bước theo qui
trình nên chất lượng về lí thuyết của chun đề khơng cao.Hạn chế đó đã làm
ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng dạy- học của thầy và trò. Minh chứng từ
thống kê kết quả dự giờ của nhà trường trong học kì 2 của năm học 2010-2011
(khi chưa thực hiện đề tài này)

Tháng Số

GV Số tiết

Xếp loại

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


3
được dự

dự


Tốt

Tỉ
Khá Tỉ lệ( %) T. bình Tỉ lệ(
lệ( %)
%)
1+2
17
17
6
35.3%
10
58.8.%
1
5.9%
3
12
14
5
35.7%
7
64.3%
4
10
12
5
41.6%
7
58.4%

5
12
15
6
40.0%
9
60.0%
Từ thực tiễn đó, tơi thấy cần giúp cho giáo viên có được những nhận thức và
quan điểm đúng đắn về việc tổ chức chuyên đề là nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ, một vấn đề hết sức thiết thực và cần thiết cho mỗi giáo viên đứng lớp. Các
chuyên đề thường tập trung sâu vào một vấn đề chuyên môn cần giải quyết do đó
giáo viên có điều kiện học tập bồi dưỡng chuyên môn tốt hơn. Sau chuyên đề,
quá trình dạy thực hành chuyên đề giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy
học phù hợp hơn.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1: Phát hiện vấn đề và chọn đề tài:
Đây là giai đoạn khá quan trọng quyết định thành công của chuyên đề vì
những vấn đề đưa ra giải quyết phải thực sự “thiết thực, cấp bách” và những
vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong chuyên môn. Vậy để lựa chọn
đề tài phù hợp cho việc tổ chức chuyên đề trong năm học,vào đợt sinh hoạt
chuyên môn hè tại trường tôi đã dành thời gian tổ chức cho giáo viên nêu lên
những vấn đề cịn khó khăn, tồn tại và vướng mắc của giáo viên cần tháo gỡ
(Căn cứ vào những tồn tại trong quá trình thao giảng, dự giờ, thực tế của đội
ngũ, những khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học...). Từ
những khó khăn giáo viên nêu lên, tơi đã tổ chức cho giáo viên đi vào thảo luận,
phân tích và tổng hợp rút ra những tồn tại phổ biến để làm cơ sở chọn đề tài phù
hợp.
5.2: Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề:
Sau khi chọn được đề tài, Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng chuyên môn bàn
bạc để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trong cả năm học.Chúng tôi đã

chọn ra những nội dung nào nên tổ chức trong toàn hội đồng, những nội dung
nào giao về tổ chuyên môn thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên
đề được chúng tôi thực hiện một cách cụ thể và chi tiết về thời gian, nội dung
công việc cần làm, phân công người thực hiện. Việc lựa chọn thời điểm tổ chức
chuyên đề là rất quan trọng, phải kịp thời và đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của
giáo viên.Do vậy, căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy, khi xây dựng kế
hoạch tổ chức chuyên đề, tôi luôn lưu ý đến thời gian tổ chức chuyên đề cho phù
hợp. Vấn đề lưu ý ở đây là chuyên đề phải đảm bảo “đi trước, đón đầu” kịp thời
đáp ứng nhu cầu của giáo viên khi giảng dạy, vận dụng thực hành. Ví dụ:
Chuyên đề “Dạy học môn Tập viết” tôi tổ chức vào tuần đầu của năm học để
Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


4
giáo viên vận dụng vào dạy thực hành chuyên đề ngay hoặc chuyên đề “Dạy
Tập đọc lớp 1” tôi tổ chức vào thời điểm cuối giai đoạn Học vần (tuần thứ 24
trong năm học) để đến tuần 25 giáo viên có thể vận dụng thực hành chuyên đề
vào dạy Tập đọc ở lớp 1.
5.3: Tổ chức thực hiện báo cáo chuyên đề:
Để giúp giáo viên viết một chuyên đề được hệ thống, logic tôi đã thống nhất
về cấu trúc của chuyên đề gồm các phần sau:
+ Lý do thực hiện chuyên đề ( cần nêu lên được ý nghĩa, sự cần thiết của chuyên
đề)
+ Cơ sở lý luận của chuyên đề.
+ Nội dung cụ thể của chuyên đề.
+Những khó khăn vướng mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
+ Các giải pháp tháo gỡ.
Trước khi tổ chức chuyên đề một tuần, bản thân tôi cùng các Tổ trưởng
chuyên môn tiến hành duyệt nội dung và tham gia góp ý kiến vào báo cáo
chuyên đề. Cũng trong quá trình duyệt báo cáo chuyên đề, tôi và các Tổ trưởng

chuyên môn đã đưa ra những ý kiến chỉ đạo, bổ sung, chỉnh lí, sửa chữa giúp cho
chun đề hồn thiện hơn. Sau đó, trao đổi với người được phân cơng viết
chun đề về bổ sung những góp ý và trực tiếp báo cáo chuyên đề với các thành
viên trong hội đồng hoặc trong tổ chuyên môn.
5.4:Tổ chức thực hành, chọn bài dạy minh hoạ:
Đây là hoạt động thực tế nằm làm sáng tỏ và minh chứng cho những vấn đề
được trình bày trong báo cáo và nhằm giải quyết những vấn đề thực tế trong
giảng dạy.
Trong tiết dạy minh hoạ cho chuyên đề, giờ dạy cần đảm bảo tính thống nhất
cao với lý thuyết đã trình bày. Do vậy, yêu cầu người báo cáo chuyên đề phải gởi
trước nội dung chuyên đề cho người dạy minh hoạ nghiên cứu, sau đó họ cần có
sự trao đổi, thảo luận, thống nhất với người báo cáo chuyên đề. Thông thường,
khi thực hiện chuyên đề, tôi phân công một người báo cáo chuyên đề và hai
người thực hành dạy minh hoạ ( thường 2 tiết dạy cùng một bài dạy đối với 2 lớp
khác nhau) và yêu cầu giáo viên không nên tiến hành dạy thử trước mà cứ tiến
hành dạy bình thường như thường ngày. Có như vậy thì giáo viên sẽ dễ dàng
nhìn nhận được những tồn tại, những khó khăn thực tế và sẽ đưa ra được những
giải pháp cá nhân mà họ cho là khả thi, hiệu quả. Mỗi khi giáo viên lên lớp,
ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng của từng môn, phân môn khi sử
dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thì mỗi giáo viên lại có sự linh
hoat trong sử dụng phương pháp, có những tình huống ứng xử sư phạm khơng
giống nhau. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ bộc lộ những nhược điểm, những tồn tại cá
nhân trong các hoạt động dạy học. Tất cả những điều đó sẽ được tập thể ghi nhận
Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


5
và nhận xét, đánh giá sau đó rút ra bài học chung. Đây mới chính là mục đích
của chuyên đề và cũng là một kinh nghiệm mà trong quá trình thực hiện tôi rất
tâm đắc.

5.5: Thảo luận, thống nhất chuyên đề:
Trong q trình thảo luận, thống nhất chun đề tơi (hoặc hướng cho các tổ
trưởng chuyên môn- người điêù khiển thảo luận) khuyến khích và tạo điều kiện
để giáo viên, người dự chuyên đề được phát biểu, đóng góp ý kiến vào các nội
dung sau:
+ Nội dung chuyên đề: Đã chỉ ra được những vấn đề thực sự vướng mắc
trong nội dung, phương pháp dạy học chưa? Các giải pháp đưa ra có khả thi
khơng? Cần bổ sung giải pháp nào? Có cần phải thay đổi yêu cầu hay nội dung
nào trong các giải pháp thực hiện đó?
+ Giờ dạy minh hoạ: Đã bám sát nội dung chuyên đề chưa? Nếu đã bám sát
chuyên đề thì nội dung nào chưa đem lại hiệu quả, cần thay đổi? Những đề xuất
để giờ dạy, chuyên đề đạt hiệu quả hơn.
* Ngoài ra, để khơi dậy được những ý kiến tâm huyết của tập thể, trong quá
trình thảo luận, nếu giáo viên khen về một hoạt động nào đó thì tơi (người điều
khiển thảo luận) luôn gợi ý: “Vậy theo thầy (cô), hoạt động này có những ưu
điểm nào cần phát huy?” hoặc nhận xét khuyết điểm thì yêu cầu: “ Theo thầy
( cô) để khắc phục những tồn tại trên, ta phải làm như thế nào?”; Hay là hỏi thêm
câu hỏi gợi mở: “Hoạt động nào trong tiết dạy, nội dung chuyên đề mà thầy (cơ)
cho là tâm đắc nhất? Vì sao?...
5.6:Vận dụng chuyên đề vào giảng dạy:
Khi vận dụng chuyên đề vào giảng dạy, tôi lưu ý với giáo viên không nên
vận dụng một cách máy móc và ln khuyến khích sự sáng tạo, sự vận dụng
linh hoạt của mỗi thầy, cơ giáo với mục đích mang lại giờ dạy nhẹ nhàng, tự
nhiên, hiệu quả nhất.
5.7:Tổng kết chuyên đề và rút kinh nghiệm:
Phần này khá quan trọng, nếu bỏ ngỏ thì phần nào đó hiệu quả của chuyên đề
sẽ chưa mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy,sau một thời gian triển khai, nhà trường
(tổ chuyên môn) đã tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm chuyên đề. Đưa ra những
giải pháp bổ sung để thực hiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn mới nảy sinh sau
khi áp dụng chuyên đề để chuyên đề mang lại hiệu quả cao hơn trong những năm

học tới.
6. Kết quả nghiên cứu:
Trong năm học năm học 2011-2012, trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng
thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện các giải pháp nêu
trên trong việc tổ chức chuyên đề đã góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


6
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh trong nhà trường cụ thể:
-Do được phân công cụ thể về nội dung đề tài cần nghiên cứu, thời gian thực
hiện... ngay từ đầu năm học nên hầu hết các chuyên đề được giáo viên đầu tư dẫn
đến nội dung chuyên đề súc tích.
- Nhờ xác định mục đích của chuyên đề nên các giải pháp đề ra đã giải quyết
được một số vướng mắc của giáo viên trong quá trình dạy học. Giáo viên được
tiếp cận nhiều phương pháp dạy học tích cực dẫn đến nhiều giờ dạy của giáo
viên trở nên linh hoạt, sáng tạo hơn. Qua các giờ kiểm tra đột xuất, các tiết dạy
xếp loại tốt cũng dần được nâng lên, khơng cịn tiết dạy xếp loại trung bình.
Bảng thống kê kết quả dự giờ trong năm học 2011-2012 sau đây chứng minh
điều đó:
Tháng Số GV Số tiết
Xếp loại
được dự dự
Tốt Tỉ
Khá Tỉ lệ( %) T. bình Tỉ lệ(
lệ( %)
%)
9+10

16
18
8
44.4%
10
55.6%
11
8
10
5
50.0%
5
50.0%
12
10
13
7
53.9%
6
42.1%
1+2
12
15
9
60.0%
6
40.0%
3
15
16

11
68.8%
5
31.2%
T/cộng
72
40
32
-Tay nghề của giáo viên được nâng lên đồng nghĩa với chất lượng giáo dục
cũng được tăng dần.
-Chất lượng học tập của học sinh qua các thời điểm kiểm tra định kỳ cũng
được nâng lên.
-Nhiều giáo viên tự tin hơn khi lên lớp dù cho có người dự giờ đột xuất.
7. Kết luận:
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo học sinh thành những con người
phát triển toàn diện. Muốn đạt được mục tiêu này khơng có con đường nào khác
là phải bồi dưỡng, nâng cao tay nghề của đội ngũ giáo viên. Giáo viên phải
thường xuyên học hỏi, cập nhật thơng tin, trình độ để có thể đáp ứng được nhu
cầu học tập của học sinh cũng như nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của xã
hội. Một trong những con đường đưa đến thành công đó là việc nâng cao chất
lượng chuyên đề trong nhà trường. Đây là cơ hội để giáo viên có thể trao đổi
kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
Tổ chức tốt chuyên đề trong trường tiểu học sẽ góp phần quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy học. Điều này góp
phần khơng nhỏ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội đối với địa phương. Song việc tổ chức chuyên đề cần phải theo
Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


7

đúng một qui trình, kế hoạch. Có như vậy, chun đề mới mang tính khoa học,
hiệu quả cao.
8. Đề nghị:
Qua thời gian thực hiện, tơi nhận thấy đề tài nàycó tính thiết thực và có thể
vận dụng trong các trường học ở các cấp học, đặc biệt là cấp học tiểu học.
Muốn đề tài đem lại hiệu quả tốt, tôi có một số đề nghị đối với cán bộ quản
lý trong nhà trường như sau:
-Nên có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động chuyên đề, biết kết
hợp các nguyên tắc, đảm bảo các chức năng quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả
trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.
- Cần lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện chuyên đề. Cân đối thời gian
hợp lý cho việc tổ chức chuyên đề để cùng một lúc thuận tiện cho giáo viên và
gặt hái được hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng quy trình chuyên đề hợp lý nhằm khai thác hết hiệu quả từ
chuyên đề.
- Phát huy hết nguồn của đội ngũ bằng cách chọn những phương pháp quản
lý phù hợp với đặc điểm nhà trường.
- Cần chủ động phối hợp với tổ chuyên mơn để kịp thời có sự chỉ đạo sâu sát
đến việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ thông qua con đường tổ chức hoạt động
chuyên đề.
Đại Lãnh, ngày 22 tháng 3 năm 2012
Người viết
Văn Thị Cân

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


8
9. Phụ lục:
1.BẢNG PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

TRONG PHẠM VI HỘI ĐỒNG - Năm học: 2011-2012
( Được trích từ kế hoạch tổ chức Thao giảng- Chuyên đề năm học
2011-2012 của trường TH Nguyễn Văn Bổng)
Tháng Chuyên đề
Tên chuyên đề
Người
Người dạy
Dạy
môn
báo cáo
minh hoạ
lớp
chuyên
đề
9
1.Tập viết 1.ĐMPP trong dạy Nguyễn
1.Võ TM Dung 1A
lớp 1-2-3
học môn Tập viết
Thị Thuỷ 2.Nguyễn T K 2A
nhằm rèn cho học
Anh
sinh kĩ năng viết
chữ đẹp và nhanh.
2.Một số giải pháp Ngô T K
2. HĐCM khắc phục tình trạng Phát
học sinh học yếu.

10


1&2

1.Tổ chức trị chơi
học tập trong mơn
Tốn lớp 1-2, 3.

1.Lê T
Thanh
Tâm

2.Đạo đức

12

1. Tốn

2. Hình thành và
phát triển kĩ năng
sông cho học sinh
thông qua môn Đạo
đức
1.Sử dụng PPDH
theo hướng đổi mới
nhằm dạy tốt tiết
Trả bài viết lớp 4-5.
2.Biện pháp tổ
chức, xây dựng
cách học nhóm có
hiệu quả trong giờ
học mơn TN&XH

1. Phát huy trí lực

2.Âu Thái Nguyễn .A Nhi 5A
Đức
Ngô T K Phát 5B

1.Tập làm
văn 4
2.TN&XH

1.LT&C

Nguyễn T Lạc
Võ Thị Hạnh

2C
3C

1.Nguyễn
T.Phương

Phạm Tphong
Lương K Yến

4B
4C

2.Lê
Trường
Sơn


Đỗ Lê
3A
Võ T Mỹ Dung 1A

Võ Hạnh

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


9

2. Tập đọc
( lớp 1)

1.Kể
chuyện
(lớp 4)

3

học sinh trong dạyhọc phân môn
LT&C
2. Một số kinh
2.Võ T
nghiệm rèn kĩ năng Mỹ Dung
đọc hiểu cho học
sinh lớp 1 thông qua
tiết Tập đọc.


1. Vài kinh nghiệm
để dạy tốt một tiết
kể chuyện lớp 4.

Ngô K Phát
Nguyễn T Lạc

5B
2B

Nguyễn Thị
Thuỷ

1B

4C

2. Nâng cao chất
2. Âm nhạc lượng dạy học môn
Âm nhạc cho học
sinh tiểu học thông
qua một số hình
thức luyện tập khi
học hát.
4-5

1.Phạm
1.Lương Kim
Thị Phong Yến.
2. Nguyễn T

Phương
2.Nguyễn
T T Tâm

1.Nguyễn T
Thanh Tâm

3B

LS-ĐL

Lương
Thanh
Bình

Lê Trường Sơn 5B
Âu Thái Đức
5A

Lương K
Yến

Lê T T Tâm
Nguyễn T Sáu

Toán

1.Hướng dẫn học
sinh cách khai thác,
sử dụng bản đồ,

lược đồ có hiệu quả
trong dạy học môn
Địa lý, Lịch sử lớp
4-5
2.Làm thế nào để
dạy tốt một tiết Ltập
toán.

4A

2B
3B

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


10

10. Tài liệu tham khảo:
a. Công văn số 616/BGDDT-NGCBQLGD và QĐ số 14/2007/QĐ-BGDĐT
b. Báo dạy và học ngày nay số 8-2004
c.Tập san GDTH

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


11

11.Mục lục:
Phần

Tên tiêu đề từng phần
Phần1
Tên đề tài
Phần 2
Đặt vấn đề
Phần 3
Cơ sở lý luận
Phần 4
Cơ sở thực tiễn
Phần 5
Nội dung nghiên cứu
-5.1 Phát hiện vấn đề và chọn đề tài
-5.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề
-5.3 Tổ chức thực hiện báo cáo chuyên đề
-5.4 Tổ chức thực hành, chọn bài dạy minh họa
-5.5 Thảo luận, thống nhất chuyên đề
-5.6 Vân dụng chuyên đề vào giảng dạy
-5.7 Tổng kết chuyên đề và rút kinh nghiệm
Phần 6
Kết quả nghiên cứu
Phần 7
Kết luận
Phần 8
Đề nghị
Phần 9
Phần phụ lục
Phần10 Tài liệu tham khảo
Phần11 Mục lục
Phần12 Phiếu đánh giá, xếp loại SKKN


Trang
1
1
2
2-3
3-5

6
6-7
8
8-9
10
11
12-15

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011-2012
I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG
TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN BỔNG
1. Tên đề tài:
VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ NHẰM GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
2. Họ và tên tác giả: Văn Thị Cân

3. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường tiểu học Nguyễn Văn Bổng
thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định:

Chủ tịch HĐKH

............................................................
............................................................
............................................................

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


13

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2011-2012

Mẫu SK2
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
- Đề tài:
......................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị:.................................................................................................................
Điểm cụ thể:
Nhận xét
Điểm
của người đánh giá xếp loại đề tài tối đa

Phần
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề

1

3. Cơ sở lý luận

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu

9


6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

Điểm
đạt
được

1

8.Đề nghị
9.Phụ lục
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá xếp loại

1
1

Thể thức văn bản, chính tả

1

Tổng cộng

20đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :

Người đánh giá xếp loại đề tài

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


14
(Người thứ nhất, ký và ghi rõ họ tên)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2011-2012
Mẫu SK2
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
-Đề tài:
........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị:..............................................................................................................
Điểm cụ thể:
Nhận xét
Điểm
của người đánh giá xếp loại đề tài tối đa

Phần
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề

1

3. Cơ sở lý luận


1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

Điểm
đạt
được

1

8.Đề nghị
9.Phụ lục
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá xếp loại

1
1


Thể thức văn bản, chính tả

1

Tổng cộng

20đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc


15
Người đánh giá xếp loại đề tài
(Người thứ Hai, ký và ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu SK3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011-2012
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc.
1. Tên đề
tài: .........................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Họ và tên tác
giả: .............................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Đơn vị :…..................................................

4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ........................................................................................................................
............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ ...
.........................................................................................................................................
b) Hạn chế: ........................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT : Sau khi thẩm định, đánh giá đề
tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

1/ Họ tên: ....................................................
Ký .............................................................
2/ Họ tên: .....................................................
Ký .............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống
nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc



16

............................................................
............................................................

Người thực hiện: Văn Thị Cân- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bổng huyện Đại Lộc



×