Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.25 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị
tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1
Họ và tên :

Lê Thị Hường

Chức vụ :

Giáo viên

Đơn vị

Trường mầm non Đông Anh

:

Năm học: 2012-2013
1


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 9/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê
duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 20102015 với mục tiêu chung: Đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng miền được
đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm
chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, Tiếng Việt và tâm lý để trẻ


sẵn sàng vào lớp 1.
Như vậy, theo chỉ đạo của chính phủ Giáo dục mầm non đang được quan
tâm nhất là ưu tiên trẻ em 5 tuổi, đây thực sự là bước ngoặt lớn, tạo nên sức
sống cho giáo dục Mầm non và cũng là nhiệm vụ nặng nề cho giáo dục mầm
non tạo tâm thế cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1.
Trong nhiều năm trở lại đây khi điều kiện kinh tế phát triển sự quan tâm
đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ
hơn, quyết liệt hơn đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Nhưng thực tế cho
thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm” cho trẻ
những “ hành trang” không cần thiết thậm chí rất sai lệch : như cho trẻ vào lớp 1
chưa tròn 6 tuổi ( 72 tháng) ; dạy trước cho trẻ những bài học trong chương trình
SGK lớp 1…

2


Có rất nhiều ý kiến khác nhau của nhiều phụ huynh xoay quanh vấn đề
“cho trẻ vào lớp 1”, bản thân tôi lại là Giáo viên mầm non đang trực tiếp đứng
lớp 5 tuổi thì những câu hỏi: Con tôi chưa biết chữ gì có lên được lớp 1 không?
Con bé nhà chị nhỏ thế này không biết có theo kịp chương trình lớp 1 không?
Tôi lo lắm cháu nhà tôi học trứơc quên sau chưa thuộc chữ cái nào cả , Chị cho
cháu đi học thêm ở cô giáo lớp 1 có được không?...Hoặc tương tự như thế lúc
nào cũng đặt ra từ phía phụ huynh.
Đứng trước những lo lắng đáng biểu dương của những phụ huynh quan
tâm tới việc học của con ở lớp Mẫu giáo Lớn, nhiều năm chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi
và 2 năm nay thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tôi luôn
trăn trở tìm kiếm tư liệu, tìm hiểu tâm lý trẻ, tìm những phương pháp dạy trẻ tốt
nhất để chuẩn bị cho trẻ một “hành trang” “đúng” “đủ” “phù hợp” nhất để cho
trẻ bước vào phổ thông một cách tự tin đạt kết quả cao nhất như những mong
mỏi của người thân và cộng đồng. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng bạn bè đồng

nghiệp và các bậc phụ huynh Một vài kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi
vào lớp 1 hiệu quả nhất mà tôi đang thực hiện tại lớp Mẫu giáo Lớn B, Trường
mầm non Đông Anh, Đông Sơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận của vấn đề
Trẻ vào lớp 1 đồng nghĩa với việc thay đổi hoạt động chủ đạo từ “Hoạt
động vui chơi” sang “Hoạt động học tập”, quá trình chuyển đổi hoạt động chủ
đạo sẽ gây rất nhiều khó khăn cho trẻ nhất là về mặt tâm lý. Nếu như việc học
tập diễn ra tốt đẹp thì kéo theo phát triển tâm lý của trẻ cũng đúng hướng thuận
lợi và ngược lại nếu không chuẩn bị tâm lý cho trẻ từ trước chắc chắn trẻ sẽ có
cảm giác sợ hãi thậm chí stress. Vì vậy hiêủ đựơc sự chuyển biến tâm lý của trẻ
ở giai đoạn này là rất quan trọng sẽ giúp trẻ thích nghi với môi trường mới và
thực hiện nghĩa vụ học tập ở cấp học tiếp theo.
Hiện nay có rất nhiều phụ huynh băn khoăn : có nên cho con luyện chữ sớm,
hay học trước chương trình lớp 1? Thực ra ngành giáo dục đã chỉ đạo các trường
Mầm non không được dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 …tuy nhiên trong
thông tư về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ GD& ĐT ban hành có hiệu
lực từ ngày 6/9/2010, có quy định : Trẻ trước khi vào tiểu học phải “ tự viết được
đúng tên mình , nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt”… đã làm cho nhiều phụ
huynh lo lắng.
Chúng ta phải hiểu rằng những chỉ số trong Bộ chuẩn mà Bộ GD & ĐT
ban hành đều dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với tâm lý lứa tuổi , giúp trẻ phát
triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, chuẩn bị tâm thế tự tin khi vào lớp 1.
Không nên coi các chuẩn này là cái gì đó nặng nề , mà chỉ là cụ thể hoá những
mong đợi đối với trẻ, là cái đích để giáo viên và phụ huynh hướng đến, từ đó biết
cách đầu tư giúp các bé phát triển tốt nhất chứ không phải là tạo áp lực nào cả.
3


Để thực hiện được nhiệm vụ này tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn

như sau:
II.Thực trạng của vấn đề:
1.Thuận lợi
Trường mầm non Đông Anh là một ngôi trường mới được xây dựng và vừa
được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 nên đươc đầu
tư nhiều cơ sở vật chất và trang thiêt bị dạy và học, đội ngũ giáo viên trong
trường 100 % có trình độ chuẩn và trên chuẩn, các giáo viên trong nhà trường
hầu như trẻ tuổi, có năng lực .
Bản thân tôi là giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dạy
trẻ có trình độ Cao đẳng sư phạm, có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp mẫu giáo
lớn nên phần nào tôi hiểu rất rõ tâm lý của trẻ xắp bước vào lớp 1
Năm học 2011- 2012 và 2012-2013 được sự chỉ đạo của Phòng GD huyện
Đông Sơn thực hiện phổ cập GDMN ưu tiên cho lớp 5 tuổi, từ sự chỉ đạo của cấp
trên mà giáo viên đứng lớp 5 tuổi như tôi được ưu tiên tham gia đầy đủ các buổi
học chuyên đề về phổ cập trẻ 5 tuổi. Như vậy, ở lớp 5 tuổi của tôi được BGH ưu
tiên về phòng nhóm lớp có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: máy tính, máy
chiếu, ti vi, đầu đĩa, băng hình các loại, đồ dùng đồ chơi đầy đủ phục vụ cho
chương trình GD Mầm non mới của Bộ giáo dục. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp
của trường tôi là 100%, 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
Song song với việc thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi, ưu tiên cho trẻ 5 tuổi thì
ngay từ đầu năm học tôi đã được tham gia nhiều lớp chuyên đề “Hướng dẫn sử
dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” cho giáo viên lớp MG lớn do Sở GD&
ĐT Thanh Hoá tổ chức. Tôi nhận thấy đây chính là bộ công cụ hỗ trợ thực hiện
chương trình giáo dục MN mới, giúp đánh giá theo dõi sự phát triển của trẻ và
cũng là tài liệu để tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh cùng chuẩn bị cho trẻ sẵn
sàng vào lớp 1
Lớp tôi có 33 cháu cùng độ tuổi, hầu như các cháu đã học qua chương trình
lớp Mẫu giáo nhỡ(4-5 tuổi) nên việc thực hiện các nội dung sinh hoạt hằng ngày
trẻ đã thực hiện tốt và đi vào nề nếp nhiều cháu có khả năng lao đông tự phục vụ.
Qua đó cũng giúp tôi thành công hơn trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước

khi vào tiểu học.
2. Khó khăn
Đông Anh là địa phương thuần nông nên đa số phụ huynh không có điều
kiện để quan tâm đến trẻ. Nhiều gia đình nhận thức việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ
vào tiểu học còn lệch lạc và chưa đúng. Có nhiều phụ huynh đầu năm lớp Lớn đã
nôn nóng cho trẻ học chữ ở giáo viên tiểu học, lại không ít phụ huynh lại phó
mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống
nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào
lớp 1 không cao.
4


Mặc dù ngay từ đầu năm học Phòng GD đã tổ chức các chuyên đề kịp thời
Thực hiện phổ cập Giáo dục trẻ em năm tuổi nhưng đây là năm học đầu tiên thực
hiện lồng ghép với Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi vào chương trình học của lớp 5-6 tuổi,
bản thân tôi cũng còn nhiều lúng túng khi sử dụng bộ chuẩn để tuyên truyền với
phụ huynh trong công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
Đây là năm thứ 2 thực hiện phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, ưu tiên cơ sở vật
chất đội ngũ giáo viên cho lớp 5 tuổi nhưng với điều kiện trường lớp như hiện
nay của trường Mầm non Đông Anh nếu đối chiếu danh mục đồ dùng đồ chơi
của trẻ 5-6 tuổi được quy định theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT vẫn còn nhiều
thiếu thốn, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chương trình GDMN mới còn ít nên
việc tổ chức hoạt động học tập cũng như hoạt động vui chơi của trẻ còn hạn chế
chưa đáp ứng những yêu cầu để trẻ phát huy hết khả năng tố chất của trẻ, để phát
triển đầy đủ các năng lực để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1.
3. Kết quả khảo sát đầu năm
Sau khi nhận chủ nhiệm lớp Lớn B, tôi tìm vào hồ sơ cũ để tìm hiểu tập
phiếu đánh giá từng trẻ, sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ để từ đó tôi có thêm tư liệu
về từng cá nhân trẻ và nắm đựơc tình hình học tập cũng như sức khoẻ của trẻ.
Tôi có được kết quả khảo sát như sau:

Nội dung khảo sát
Kĩ năng cần đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
+Chất lượng giáo dục -Tốt
17/33
52%
đầu năm
-Khá
11/33
33%
-Đạt yêu cầu
5/33
15%
-Yếu, kém
0
+Sức khoẻ của trẻ
-Bình thường
29/33 87,8%
-Suy dinh dưỡng(-2)
4/33
12,2%
+Khả năng làm chủ -Diễn đạt mạch lạc
19/33 57,5%
Tiếng Việt
-Biết sử dụng ngôn ngữ phong phú
16/33 48,4%
-Nghe và hiểu nghĩa của từ
23/33 69,6%
+Khả năng thích ứng -Có kĩ năng sống cơ bản

20/33 60,6%
với môi trường học tập -Thực hiện được nội quy học tập
22/33 66,6%
-Có kĩ năng vui chơi giao lưu cùng 25/33 75,7%
bạn trong nhóm
Theo quan sát của mình, tôi nhận thấy rằng phải có kế hoạch nâng cao chất
lượng chăm sóc GD phát triển đầy đủ các mặt giáo dục cho trẻ, tập trung đi sâu
vào chuyên đề rèn kĩ năng sống cho trẻ, rèn thói quen trong hoạt động học tập,
phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1. Tôi đã
nhận ra và sử dụng những biện pháp có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ phổ cập
trẻ 5 tuổi chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các

5


bạn đồng nghiệp “Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6
tuổi vào lớp 1” bằng một số biện pháp sau:
III. Biện pháp thực hiện:
1. Biện pháp 1: Xây dựng chương trình GDMN mới theo hướng tích hợp kết
hợp với Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi để phát triển toàn diện cho trẻ tất cả các lĩnh
vực giúp trẻ tự tin khi vào lớp1 .
Từ năm học 2011-2012 Phòng GD Huyện Đông Sơn thực hiện chỉ đạo Phổ
cập GD trẻ em 5 tuổi đại trà trong toàn huyện, trong đó ưu tiên các điều kiện cơ
sở vật chất cho lớp 5 tuổi yêu cầu trẻ phải đựoc học chương trình GD mầm non
mới cộng với việc thực hiện bộ chuẩn trẻ 5 tuổi đã nhấn mạnh việc phát triển
toàn diện cho trẻ và tâm lý sẵn sàng vào lớp 1.
Từ cơ sở trên mà tôi xác định được nhiệm vụ của người giáo viên mầm non
như tôi là phải có kế hoạch thực hiện chương trình GD mầm non 5 tuổi theo
hướng tích hợp, kết hợp với Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi làm công cụ hỗ trợ đánh giá
trẻ và đề ra mục tiêu phù hợp để trẻ đạt được những mong muốn phát triển trước

khi vào lớp 1.
Đầu tiên, vào đầu năm học, tôi lập cho mình 1 kế hoạch chi tiết thực hiện
chương trình GD mầm non độ tuổi 5-6 cho lớp Lớn của tôi như sau:
A. Đặc điểm tình hình của nhóm lớp:
Tôi xác định chính xác để nắm rõ đặc điểm tình hình của trường lớp chủ
nhiệm, tình hình điều kiện của trẻ ở lớp tôi có đặc điểm gì nổi bật cần phải lưu ý
để đề ra mục tiêu chăm sóc trẻ cho phù hợp.
B. Mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ:
Đây chính là mục tiêu chung cho cả 1 năm học và là mục tiêu phát triển của
trẻ 5-6 tuổi chung của chương trình GD mầm non mới của bộ đề ra mà tôi đã lựa
chọn sao cho phù hợp với trẻ của mình.
C. Các biện pháp, giải pháp chính:
1. Phân chia các mục tiêu GD theo 5 lĩnh vực:
Năm nay được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hoá, thực hiện đánh
giá chuẩn trẻ em 5 tuổi của Bộ GD&ĐT ban hành. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
gồm 28 chuẩn và 120 chỉ số là một công cụ đắc lực hỗ trợ để tôi thực hiện
chương trình Gd mầm non mới, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5
tuổi. Tôi dựa vào “Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi”cùng với các mục tiêu GD trẻ theo
các chủ đề lớn trong năm để lựa chọn và phân chia các mục tiêu giáo dục cho
phù hợp với 5 lĩnh vực phát triển đó là: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã
hội, thẩm mỹ.
2. Kế hoạch phân phối chương trình:

6


Sau khi lựa chọn Mục tiêu giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh chủ
nhiệm, tôi lên kế hoạch phân phối chương trình theo chỉ đạo của Hiệu phó
chuyên môn, gồm các chủ đề lớn đó là: Trường mầm non thân yêu, gia đình bé,
ngành nghề bé thích, những con vật đáng yêu, tết - mùa xuân,thế giới thực vật,

an toàn giao thông, nước mùa hè, quê hương đất nước- Bác Hố, trường tiểu học.
Trẻ của tôi năm nay vào lớp 1 nên ở tháng cuối cùng của năm học tôi xây
dựng thêm chủ đề “Trường tiểu học” cho trẻ tìm hiểu về môi trường, bạn bè, cô
giáo, đồ dùng …ở tiểu học cho trẻ làm quen. từ đó trẻ có thêm những hiểu biết
về Trưòng tiểu học trẻ sẽ khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường sau này.
3. Các biện pháp chính để đạt được mục tiêu giáo dục.
Đây là những biện pháp chính trong năm học để tôi nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ
4. Kế hoạch thực hiện chủ đề của tôi đựơc xây dựng như sau:
4.1. Mục tiêu
Dựa vào mục tiêu chung của trẻ 5-6 tuổi của chương trình GD mầm non
mới (5 mục tiêu: thể chất , trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ) và lựa
chọn các chỉ số trong Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi gồm 4 lĩnh vực: phát triển thể chất
(6 chuẩn, 26 chỉ số), phát triển nhận thức(9 chuẩn, 29 chỉ số),phát triển ngôn
ngữ(6 chuẩn, 31 chỉ số) và phát triển tình cảm xã hội(6 chuẩn, 34 chỉ số). Tôi
lựa chọn 120 chỉ số trong bộ chuẩn để thực hiện trong các chủ đề của năm học và
phân bổ vào 9 chủ đề của năm học sao cho phù hợp nhất với điều kiện cơ sở vật
chất và đặc điểm của lớp tôi . Song song với nhiệm vụ đó tôi xác định nội dung
và hoạt động GD dựa vào mục tiêu giáo dục cụ thể trong chương trình GD Mầm
non của độ tuổi 5-6 Tuổi tương ứng với mục tiêu( là các chỉ số trong bộ chuẩn )
để thực hiện ND và hoạt động cụ thể của từng chủ đề như sau:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GD TRẺ EM 5 TUỔI THEO
BỘ CHUẨN
LỚP MẪU GIÁO LỚN B - TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG ANH
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
Chỉ Mục tiêu giáo
Nội dung giáo dục
Hoạt động
số
dục cụ thể(chỉ

(trong chương trình)
số)
6

Lĩnh vực phát triển thể chất
Tô màu kín
- Các loại cử động bàn tay, - Chơi ở góc xây dưng
không chườm ra ngón tay và cổ tay
lắp ghép trường mầm
ngoài đường viền
non của bé, ghép hàng
các hình vẽ
- Tô, đồ theo nét
rào, cầu trượt, đu quay…
- Tập tô chữ O, Ô, Ơ
- Chơi xếp hình ngôi nhà
7


bằng sỏi
15 Biết rửa tay bằng - Tập làm một số việc tự
- Thực hiện lao động tự
xà phòng trứoc
phục vụ trong sinh hoạt.
phục vụ bản thân: rửa
khi ăn, sau khi đi - Tập luyện kĩ năng rửa tay mặt, rửa tay, kê bàn
vệ sinh và khi tay bằng xà phòng
ghế…
bẩn
- Rửa tay trước khi ăn

cơm, rửa tay sau khi đi
vệ sinh, rửa tay sau khi
chơi tay bẩn…
16 Tự rửa mặt, chải - Tập luyện kĩ năng đánh
-Thực hiện vệ sinh
răng hằng ngày
răng, lau mặt
thường xuyên đánh răng
sau khi ăn, lau mặt sau
khi ngủ dậy và sau khi
- Tập luyện một số thói
ăn.
quen tốt về giữ gìn sức khoẻ - Trò chuyện cùng cô và
bạn về những việc cần
làm để tăng cường sức
khoẻ trong giờ đòn trẻ
( đây chỉ là ví dụ nhỏ của 1 lĩnh vực phát triển thể chất)
4.2. Kế hoạch thực hiện nề nếp thói quen
Kế hoạch này tôi thực hiện và đánh giá theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề tôi
có kế hoach giúp trẻ có nề nếp thói quen trong học tập, nề nếp thói quen khi vui
chơi, nề nếp thói quen trong ăn ngủ, nề nếp thói quen vệ sinh, kĩ năng lao động
tự phục vụ.
Tôi nhận thấy rằng việc thực hiện những thói quen này là yếu tố rất quan
trọng giúp cho hành trang bước vào phổ thông của trẻ thêm đầy đủ và tự tin hơn.
Bởi với các thói quen nề nếp của tôi đặt ra luôn khuyến khích thẻ tự lập và hỗ trợ
kĩ năng học tập cũng như kĩ năng thích ứng với môi trường học tập sau này như
sự chủ động, tự tin, dễ hoà nhập cùng bạn bè, thích thú đến trường...
4.3. Mạng nội dung
4.4.Mạng hoạt động
Với những nội dung này tôi thực hiện theo chủ đề của chương trình GD

mầm non mới tập trung theo từng chủ đề tôi xây dựng mạng nội dung phù hợp ,
bám sát vào mục tiêu chung của chủ đề để thực hiện nhằm giúp trẻ phát triển
toàn diện đầy đủ ở các nội dung học tập có chủ đích, hoạt động vui chơi của trẻ .
5. Kế hoạch thực hiện nhánh.
Tôi xây dựng và thực hiện như sau
5.1. Mục tiêu
Dựa vào mục tiêu chung của chủ đề lớn tôi lựa chọn 1 số chỉ số trong 120
chỉ số trong “Bộ chuẩn”phù hợp với hoạt động vui chơi hoạt động học tập được
8


xây dựng từ mạng ND, mạng HĐ và lấy 5 mặt phát triển của trẻ làm mục tiêu
cho kế họach GD của mình.
Sau đó:
5.2. Xây dựng nội dung hoạt động tuần
Đây là nội dung chi tiết cho 1 tuần 5 ngày đến trường hoạt động của trẻ .
5.3. Tổ chức các hoạt động.
Gồm : Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt dộng vui chơi.
6. Kế hoạch hoạt động 1 ngày.
Tôi lên kế hoach cho từng ngày hoạt động và có gắng thực hiện nghiêm túc
kế hoạch đã đề ra .
Sau mỗi chủ đề, sau mỗi ngày hoạt động tôi đều đánh giá trẻ nhằm mục đích
đánh giá những diễn biến tâm- sinh lý của trẻ hằng ngày trong các hoạt động,
nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế
hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
Với việc đi sâu vào GD trẻ phát triển toàn diện các mặt Giáo dục của trẻ ở tất
cả các lĩnh vực, mỗi ngày đến trường của trẻ tôi đã giúp trẻ có đầy đủ thể chất
năng lực trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý tình cảm, thẩm mĩ giúp trẻ thích ứng với việc
học ở phổ thông là tiền đề cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 với những hành trang
đầy đủ nhất.

2.Biện pháp 2: Chú trọng tới chuyên đề dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả phát
triển thể chất cho trẻ.
Ở trường mầm non việc giáo dục phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội
dung: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động của cơ thể …và chúng ta có
thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do
vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo
viên và nó chính là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ
vững vàng bước vào lớp 1.
Hiểu được vấn đề quan trọng này ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu trẻ qua
sổ theo dõi SK của trẻ, tôi cân đo chấm biểu đồ cho trẻ để nắm bắt được tỷ lệ
SDD, thừa cân của trẻ để có biện pháp tích cực nhất để giúp trẻ có được sức khỏe
tốt, dẻo dai trong các hoạt động học và vui chơi trong ngày.
Sau khi đã nắm được số trẻ thiếu cân của lớp tôi là 4/33 chiếm 12% với tỷ
lệ này là một bài toán khó so với điều kiện phổ cập trẻ 5 tuổi ở vùng nông thôn
như xã Đông Anh chúng tôi, tỷ lệ trẻ thấp còi của lớp tôi cũng không nhỏ là 3/33
chiếm 9 %. Với số trẻ SDD cao như lớp tôi đầu năm như vậy tôi không khỏi băn
khoăn, tôi trao đổi ngay với phụ huynh có trẻ SDD và động viên gia đình trẻ cho
trẻ ăn bổ xung thêm các bữa phụ xen kẽ vào các bữa ăn chính ở nhà còn ở trường
tôi động viên gia đình mang thêm sữa cho trẻ đến trường tôi sẽ giúp cho trẻ uống
thêm sau mỗi bữa ăn chính. Trong mỗi bữa ăn ở trường tôi động viên trẻ giúp trẻ
9


ăn ngon miệng ăn hết xuất cơm của mình, đồng thời chú ý đến những trẻ SDD
kém ăn giúp trẻ ăn ngon, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Đồng thời với việc chăm sóc bữa ăn hằng ngày cho trẻ tôi còn chú trọng đến
việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ hiểu biết về thực phẩm, lợi ích của việc
ăn uống đối với sức khỏe. Ở lớp tôi rèn cho trẻ thói quen vệ sinh rửa tay trước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh, việc làm đó giúp cho trẻ lớp tôi khỏe mạnh hơn
không bị các bệnh về tiêu hóa, hô hấp trẻ đi học thường xuyên và sức khỏe tăng

lên , dù mùa đông có kéo dài 5-6 tháng nhưng những tháng đó lớp tôi vẫn duy trì
sỉ số lớp đạt 95 đến 96% cũng vì điều đó mà chất lượng học tập của lớp tôi được
nâng lên rõ rệt.
Song song với nhiệm vụ giáo dục dinh dưỡng thì nhiệm vụ phát triển các
vận động của cơ thể giúp trẻ phát triển cân đối tôi cũng rất coi trọng. Tôi thực
hiện cho trẻ tập thể dục sáng thường xuyên lồng ghép các bài tập Erobic vào
BTPT chung giúp trẻ rất hứng thú và qua đó trẻ có cơ thể khỏe mạnh phát triển.
Hiện nay các khối lớp của trường chúng tôi nói chung và lớp tôi nói riêng tập thể
dục sáng kết hợp với chuyên đề Erobic đã trở thành thói quen vào mỗi buổi sáng.
Lưu ý rằng mỗi chủ đề chủ điểm chúng tôi lại thay đổi các bài hát vận động để
phù hợp với nội dung chương trình đang thực hiện. Như vậy trong chương trình
học của trẻ có sự đan cài nhiều hình thức nhiều nội dung mà vẫn gây được sự
hấp dẫn và hiệu quả thực hiện lại cao.
Bằng việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của trẻ sau mỗi giai đoạn tôi cảm thấy
trẻ lớp tôi khỏe mạnh hơn, nhiều trẻ tăng cân, và có 2 trẻ SDD đã lên cân và chỉ
số cân nặng vựơt lên ở mức BT, 1 thấp còi trẻ lớp tôi cũng cao hơn và vượt lên ở
mức BT
3.Biện pháp 3: Mở rộng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ
làm quen với đọc , viết và làm quen với 29 chữ cái Tiếng Việt
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu làm quen với chữ viết là
cho trẻ làm quen với việc học đọc, học viết rất quan trọng đối với trẻ. Nếu ở mẫu
giáo trẻ không nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết thì vào lớp 1 trẻ sẽ
không tự tin và lúng túng cho nên phải tập cho trẻ nắm vững 29 chữ cái và học
đọc, học viết để tạo tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
Cho nên yêu cầu trẻ phải nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt,
là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chính vì thế
đây cũng là chuyên đề trọng tâm của những năm trước và vẫn đựoc duy trì trong
nội dung chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
Để giúp trẻ làm quen với việc đọc - viết 29 chữ cái Tiếng Việt trong trường
mầm non tôi dạy trẻ những nội dung và hình thức tổ chức như sau:

* Chuẩn bị cho việc học đọc

10


+ Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động học có chủ đích( làm quen
với chữ cái, Tập tô) theo chương trình giáo dục mầm non. Trẻ biết gọi tên, nhận
dạng đặc điểm chữ cái tô và tập viết các chữ cái. Thông qua giờ làm quen với
chữ cái trẻ nhận biết chữ cái thông qua việc đọc theo cô và tri giác âm thanh,
nhận biết các đặc điểm của chữ in hoa, in thường, viết thường, trẻ biết cách liên
hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra chữ cái trong các từ đã học, làm quen
với cách tách âm, ghép âm thông qua đó cho trẻ làm quen với các vị trí của các
âm trong từ, trẻ biết các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết; cách ngồi, viết,
cách cầm bút, mở sách, đọc…Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung,
lắng nghe, yêu cầu những kỹ năng; nghe, nói (tiếp nhận, viết, biểu lộ), mở rộng
vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ.
+ Cho trẻ Làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ
trong bảng danh sách lớp, tên của các bạn đi học bạn nghỉ học trong bảng “ Bé
đến trường, bé ở nhà” gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá
nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, góc sách, tên trẻ
trong nhãn vở ….), nhận biết và viết tên của bản thân trong các loại đồ dùng cá
nhân(tên dép của trẻ, khăn mặt , cốc, túi hồ sơ cá nhân của trẻ, tên trẻ trong nhãn
vở…)
+ Để chuẩn bị cho việc học đọc của trẻ được tốt tôi rất chú trọng trong các giờ thơ,
kể chuyện để rèn cho trẻ cách đọc hay chính xác các từ, biết cách ngừng nghỉ tạo
ngữ điệu, giọng của nhân vật và thông qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ.
+ Tôi còn thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ cách cầm sách
đúng, dạy trẻ đọc sách từ trên xuống dưới từ trái qua phải. Tôi thường dạy trẻ
trong hoạt động chơi ở góc sách hay trong các giờ như dạo chơi ngoài trời, trước

giờ ăn….Khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được những kiến
thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý
thức giữ gìn và bảo vệ sách. Tôi lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ở
ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Từ việc đọc sách trẻ nhận ra
các từ mới trong truyện, mong muốn được đọc truyện.
+ Cũng thông qua việc đọc sách trẻ khám phá được các ký hiệu và mẫu chữ khác
nhau nhận biết các mẫu chữ in hoa, in thường, viết thường, kích thích sự tò mò
tìm hiểu các từ và chữ.
* Chuẩn bị cho việc học viết
+ Tôi thường xuyên tổ chức, lên kế hoạch các hoạt động tập tô, tập vẽ trong các nội
dung của hoạt động học có chủ đích giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ
viết tiếng Việt, cũng từ đó tôi luyện đựơc cho trẻ cách cầm bút đúng, cầm sách
đúng, cách mở sách , tư thế ngồi đúng…và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết.

11


+ Mặt khác khi cho trẻ vui chơi tôi chú ý đến các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn
luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay
mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném
trúng đích…Khi trẻ chơi ở góc phân vai làm bác sĩ tôi thường chuẩn bị giấy bút
cho trẻ để trẻ dùng để viết ghi tên bệnh nhân, ghi thuốc cho bệnh nhân, góc bán
hàng trẻ dùng bút dể ghi tên tên các mặt hàng, góc khám phá khoa học trẻ ghi lại
các kết quả nghiên cứu….đối với trẻ việc viết như thế chỉ là một vài chữ , vài nét
bút không rõ chữ nhưng đó chính là những hứng thú đầu tiên về chữ mà trẻ được
thực hành trong quá trình chơi bắt chứơc hành động của người lớn
+Tôi cũng chú ý đến tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé dán, in
hình, vò giấy,… đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn
thiện bức tranh, làm các tấm thiệp chúc mừng với nội dung về các ngày hội ngày
lễ. Từ đó tôi luyện được sự khéo léo cho trẻ và cũng kết hợp đựơc những dòng

chữ tên đề tài của tranh và tên tác giả, tôi khuyến khích trẻ khi vẽ xong bài của
mình thì kí tên mình vào góc trái của bức tranh để ghi lại sản phẩm sau đó mới
treo tranh trẻ lên. Tôi quan sát thấy trẻ rất hứng thú với việc kí tên sau mỗi lần
hoàn thành xong sản phẩm.
Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng mà tôi thực hiện cho trẻ làm
quen với chữ viết đó là tạo môi trường chữ viết trong lớp phong phú để trẻ được
“sống trong chữ viết” và giúp trẻ làm quen chữ với chữ cái một cách tự nhiên.
Đó là các góc chơi trong lớp như góc sách, góc thư viện, ở những góc chơi này
tôi chọn các loại sách báo và vật liệu như sau:
+ Tranh ảnh về thế giới xung quanh như: bạn bè,người thân trong gia đình, nghề
nghiệp, thế giới động vật, thế giới thực vật,… dưới các tranh ảnh đó tôi lựa chọn
nội dung tranh và ghi lại bằng chữ viết thường của mình hoặc tôi đánh máy làm
chữ in thường cho trẻ tìm hiểu và quan sát, nội dung những chữ đó tôi viết to rõ
ràng để trẻ dễ nhận biết.
+Tôi tìm và bố trí ở góc thư viện của trẻ những loại sách, tranh truyện với các
loại giấy bìa tốt, bền, ít trang, nội dung đơn giản, màu sắc đẹp, chữ to,…các bài
thơ ngắn, các câu chuyện có nội dung lặp đi lặp lại để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.
+ Ở góc sách của trẻ tôi cũng không quên đặt các dụng cụ để trẻ có thể làm sách
như: kéo, hồ, giấy, bấm giấy, kim bấm, băng keo, bìa …
+ Tại góc sách ở lớp, tôi còn trang bị thêm cho trẻ sách tập tô, vở, giấy để trẻ tự
do tập viết khi có ý thích
Cứ như thế mỗi ngày một ít, trẻ ở lớp tôi dần dần biết các chữ cái, các từ. Những
sản phẩm của trẻ tôi hướng dẫn trẻ cất cẩn thận tạo cho trẻ cần phải trân trọng và
giữ gìn nó để từ đó giúp trẻ hứng thú khi tạo ra các sản phẩm.

12


+ Khi dạy trẻ theo các chủ đề tôi thường dán tên của bài hát, bài thơ, câu chuyện,
câu đố, ca dao lên tường cho trẻ đọc.

+ Tôi còn tạo môi trường chữ viết trong lớp tôi rất phong phú như sau: một số
kệ, đồ dùng đồ chơi trong lớp, các biểu bảng ở lớp tôi sử dụng mẫu chữ viết
thường cho trẻ nhận biết như:
Các tên của góc chơi trong lớp,tôi dùng mẫu chữ viết thường để ghi, tôi cố
gắng viết chữ đẹp đúng mẫu chữ to rõ ràng các tên góc cho trẻ dễ quan sát và
phát hiện.
Các loại đồ chơi lắp ráp, đồ chơi xây dựng, đồ dùng trong gia đình như
chảo, nồi, chén, dĩa,…tôi đều ghi tên ở phía dưới cho trẻ nhận biết và cầm lên để
đọc.
Tôi làm bảng biểu “Một ngày ở trường của bé” tôi kết hợp vừa có chữ vừa
có hình ảnh để trẻ dễ hiểu.
Hay như bảng Lịch “Hôm nay là thứ mấy” trẻ có thể gắn số thứ tự, ngày,
tháng, năm,…
Hoặc ở bảng “Ai đi học, ai ở nhà” trẻ sẽ gắn ký hiệu và tên bạn đi học bạn
nghỉ học hôm nay
Hoặc bảng “Thời tiết hôm nay thế nào” trẻ sẽ dùng hình ảnh kèm từ để ghi
lại trên bảng mưa, nắng, nóng, lạnh, mát mẻ,…
Như vậy việc làm quen với hoạt động đọc, viết, nhận biết 29 chữ cái ở
trường mầm non luôn gắn với hoạt động vui chơi của trẻ . Để chuẩn bị tâm thế
cho trẻ vào lớp 1 thì nhiệm vụ của nguời giáo viên mầm non chính là chuẩn bị
cho trẻ các điều kiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, làm quen với
29 chữ cái và một số kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
4. Biện pháp 4:
Kết hợp với phụ huynh cùng chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào
lớp 1.
Mấy năm về trước ở vùng nông thôn như nhiều xã trong huyện Đông
Sơn nói chung và Đông Anh nói riêng nhiều hộ gia đình còn nghèo, nhiều phụ
huynh lại có quan niệm học mẫu giáo phải đóng tiền học phí, cứ để con ở nhà
đến 6 tuổi thì cho con ra lớp 1 mà không cần phải chuẩn bị tâm thế gì cả, không
cần biết đến sức khoẻ trẻ là gì, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến

trẻ vào lớp 1 có kết quả học tập không được như mong đợi.
Vài năm trở lại đây khi kinh tế phát triển hiện tượng một số phụ huynh mới
đầu năm lớp Lớn đã nôn nóng cho con học chữ hoặc chiều xin rước con sớm để
đưa đến cô giáo lớp 1 dạy chữ hay có nơi đến học kỳ 2 đã cho trẻ nghỉ học để
đến học với giáo viên tiểu học mà bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa
nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này, ép
13


trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi tuổi thơ trong sáng được “ học bằng
chơi, chơi mà học” ở trẻ. Không những thế điều đó còn làm giảm đi sự tập trung
chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm tỉ lệ trẻ 5 tuổi đến
lớp mẫu giáo.
Mặt khác không ít những phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường mầm
non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao
Vì vậy tuyên truyền cho phụ huynh là vấn đề mà tôi quan tâm vì chính phụ
huynh là trợ thủ đắc lực giúp tôi trong vấn đề phối hợp chăm sóc giáo dục các
cháu. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ, vấn
đề về ngôn ngữ của trẻ, trẻ đã làm được gì ở lớp, những gì mà trẻ quan tâm….
Tôi trao đổi cho phụ huynh hiểu và ủng hộ những gì mà tôi đã chuẩn bị cho trẻ
khi vào lớp 1.
Thực hiện chương trình phổ cập trẻ 5 tuổi và cũng là nhiệm vụ hàng năm
của giáo viên mầm non tuyên truyền cho phụ huynh đưa con đến trường mầm
non để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Ngay từ đầu năm học tôi theo chân
những cán bộ dân số từng thôn láy danh sách trẻ theo từng hộ để tới từng gia
đình tìm hiểu vận động cho trẻ đến trường. Năm nay Huyện Đông Sơn thực hiện
phổ cập trẻ 5 tuổi đến trường nên tạo điều kiện vật chất cũng như đội ngũ giáo
viên cho lớp 5 tuổi là rất cao, tôi dựa vào những chính sách của cấp trên mà vận
động trẻ mồ côi, khuyết tật, gia đình hộ nghèo có con 5 tuổi ra lớp sẽ được

hưởng hỗ trợ tiền ăn trưa, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập …chính những
chính sách hợp tình hợp lý của chính phủ như thế này mà 100% trẻ trong độ tuổi
5-6 tuổi của xã tôi tới trường Mầm non để học, ăn ở bán trú .
Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi pôtô cho mỗi phụ huynh một bản
“Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi” để tuyên truyền với phụ huynh cách thức chăm sóc
nuôi dạy trẻ .Thông qua bộ chuẩn này mà giúp phụ huynh quan tâm đối chiếu
khả năng phát triển của trẻ với yêu cầu “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” nhằm
củng cố, bổ sung các chuẩn về phát triển thể chất, phát triển tình cảm và quan hệ
xã hội, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, phát triển nhận thức.
Tôi luôn nhấn mạnh cho phụ huynh biết rằng khi trẻ được tới trường Mầm
non để học thì có thể nói hầu hết trẻ đã hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi
đều đạt được các chuẩn phát triển nói trên ở mức cơ bản, tối thiểu.
Tuy nhiên, tôi cũng nhấn mạnh rằng do đặc điểm phát triển và hoàn cảnh
sống cụ thể của từng trẻ khác nhau nên mức độ và sự hoàn thiện trong từng lĩnh
vực luôn có sự khác biệt. Bởi vậy, các bậc phụ huynh rất cần tìm hiểu các chỉ số
cơ bản trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” từ đó mà các phụ huynh cần
phải biết và kết hợp cùng với cô giáo để giúp con mình bổ sung phát triển hoàn
thiện những chỉ số quan trọng chuẩn bị cho hoạt động học tập ở lớp 1.

14


Để giải thích cho phụ huynh đòi hỏi cho con học trứơc chương trình tôi
thường xuyên giải thích cho phụ huynh hiểu như sau : Ở trường mầm non chuẩn
bị cho trẻ vào lớp 1 bằng chương trình dạy làm quen với chữ cái và con số. Việc
này rất khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái, kết hợp với vui chơi phù hợp với tâm
sinh lý và sự tiếp thu của lứa tuổi mẫu giáo, cũng là tiền đề quan trọng để làm
quen với hoạt động học tập ở tiểu học. Học chữ ở tuổi mầm non chỉ tạo nền tảng
bước đầu, vào lớp 1 trẻ mới thực sự được dạy theo chương trình đúng chuẩn.
Mục đích giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức hoạt động vui

chơi trẻ được làm quen với chữ cái và chữ số không đồng nghĩa với việc dạy học
viết chữ và tính toán. Các cô giáo mầm non cũng không có chức năng và nhiệm
vụ dạy học cho trẻ như các cô giáo lớp 1.
Đồng thời với việc tuyên truyền cho phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ
tôi còn nhắc nhở phụ huynh kết hợp cùng với cô giáo giúp trẻ có những kĩ năng
sống tốt nhất. Bởi khi bước vào trường tiểu học vấn đề kĩ năng sống cho trẻ rất
quan trọng, để giải quyết được vấn đề này cần phải thực hiện trong một thời gian
dài và phải thường xuyên, lên lớp 1 trẻ phải tự mình thực hiện các việc phục vụ
bản thân. Vì thế tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua bảng “ Góc tuyên
truyền với phụ huynh” các kĩ năng học tập, lao động tự phục vụ bản thân qua
các chủ đề chủ điểm trong năm học. Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ
huynh để tìm hiểu tình hình tâm sinh lý của trẻ và cùng với phụ huynh giúp trẻ
hoàn thiện những kĩ năng sống cần thiết nhất để sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1.
IV. Kiểm nghiệm
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi tiến hành quan sát khảo sát trên trẻ
mấy tháng cuối năm . Kết quả thu được như sau:
Nội dung khảo sát
Kĩ năng cần đạt
Số trẻ
Tỷ lệ

+Chất lượng
dục đầu năm

giáo

+Sức khoẻ của trẻ
+Khả năng làm chủ
Tiếng Việt
+Khả năng thích ứng

với môi trường học
tập

-Tốt
-Khá
-Đạt yêu cầu
-Yếu, kém
-Bình thường
-Suy dinh dưỡng(-2)
-Diễn đạt mạch lạc
-Biết sử dụng ngôn ngữ phong phú
-Nghe và hiểu nghĩa của từ
-Có kĩ năng sống cơ bản
-Thực hiện được nội quy học tập
-Có kĩ năng vui chơi giao lưu cùng
bạn trong nhóm

24/33
7/33
2/33
0
31/33
2/33
26/33
27/33
29/33
26/33
28/33
27/33


72,7%
21,2%
6%
91%
9%
78,7%
81,8%
87,8%
78,7%
84,8%
81,8%

15


Như vậy bằng những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức
khỏe của trẻ, giúp trẻ có khả năng làm chủ Tiếng Việt nhận biết 29 chữ cái, có
khả năng thích ứng với môi trường học tập, trẻ có vốn kinh nghiệm sống cơ bản.
Những biện pháp đó của tôi đã giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, với một tâm
hồn trong sáng tự tin vào bản thân mình, trẻ lớp tôi trong thời gian vào những
tháng cuối năm này dường như lớn hơn chững trạc hơn và luôn mong muốn
bước vào lớp 1. Đó chính là những hiệu quả thiết thực nhất mà người giáo viên
mầm non như tôi đạt được.
C.KẾT LUẬN
I.Bài học kinh nghiệm:
Từ những việc làm đã thực hiện của bản thân và kết quả đạt được trên lớp tôi
rút ra một số kinh nghiệm sau:
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là một quãng thời gian dài chứ không phải
là việc làm riêng những người giáo dục trẻ 5-6 tuổi, chính vì thế mà việc làm này
phải thực hiện từ khi trẻ bước vào học ở trường mầm non từ lứa tuổi nhà trẻ. Bởi

vì các kĩ năng học tập, kĩ năng phục vụ bản thân, phát triển ngôn ngữ, thể chất,
trí tuệ… của trẻ phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài không phải là ngày
một ngày hai mà hình thành được. Vì vậy nhiệm vụ nặng nề này người giáo viên
mầm non phải thực hiện nghiêm túc khi trẻ còn ở tuổi nhà trẻ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ là chuẩn bị tâm thế cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 mỗi
giáo viên mầm non phải thực sự là người mẹ hiền, yêu thương chăm sóc trẻ
không những thế chúng ta phải nắm chắc được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ
đó với mỗi trẻ ta có những biện pháp riêng và đối với 1 lớp ta có những biện
pháp chung nhất để khắc phục những điểm chưa đạt được và từ đó thực hiện cho
được nhiệm vụ của ngành đề ra.
Việc thực hiện chương trình GD mầm non mới là nhiệm vụ nặng nề đối với
mỗi giáo viên nhưng chương trình cũng là cánh cửa mở cho mỗi người giáo viên
thực hiện và có kế hoạch riêng cho trẻ lớp mình một cách phù hợp linh hoạt nhất,
vì thế là người giáo viên MN muốn thực hiện được nhiệm vụ chuẩn bị tâm thề
cho trẻ phải bám thật chắc nội dung của chương trình học. Và hiện nay Bộ chuẩn
phát triển trẻ 5 tuổi chính là bộ công cụ hiệu quả giúp các giáo viên đứng lớp 5
tuổi thực hiện chương trình và đây chính là thước đo cho phụ huynh và cô giáo
xem trẻ của mình đẫ sẵn sàng bước vào phổ thông .
II.Ý nghĩa:
Với việc thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp
1, người giáo viên mầm non và gia đình trẻ phải chuẩn bị một hành trang đầy đủ
nhất tất cả các nội dung chương trình GD mầm non. Thiết nghĩ để thực hiện
được nhiệm vụ này chúng ta phải thực hiện thường xuyên và liên tục, chuẩn bị
cho trẻ hành trang vào phổ thông từ những ngày đầu tiên vào mầm non. Chính vì
16


quá trình này thực hiện liên tục và thường xuyên như thế nên những trẻ được đến
trường sớm khi trẻ 2-3 tuổi khả năng của trẻ về các lĩnh vực phát triển và các kĩ
năng của trẻ đi học sớm tốt hơn những trẻ đi học muộn. Tôi nghĩ rằng đây chính

là nội dung mà những nhà GD mầm non cần quan tâm và lấy điểm này làm nội
dung để tuyên truyền động viên trẻ từ tuổi nhà trẻ đến trường mầm non nâng cao
số lượng trẻ ra lớp từ lứa tuổi nhà trẻ
Đây chắc chắn là những vấn đề cấp bách của ngành khi mà chúng ta đang
thực hiện phổ cập trẻ 5-6 tuổi để đáp ứng với các tiêu chuẩn phổ cập mà bộ giáo
dục đã đề ra
Tôi mong rằng những biện pháp trên mà tôi đã, đang áp dụng sẽ giúp ích cho
những bạn đồng nghiệp và phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục giúp trẻ có tâm thế vững vàng bước vào học ở cấp
cao hơn.
Đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, bổ xung của hội
đồng khoa học xét duyệt.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao
chép nội dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, Ngày 27 tháng 2 năm 2013
HĐKHGD TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG ANH
Nhất trí xếp loại SKKN
LOẠI: ……………………………
THAY MẶT HĐKH CẤP TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Hường

17




×