Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Văn hoá doanh nghiệp – nghiên cứu tại ngân hàng á châu ACB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.03 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
  
ĐỀ TÀI:
VĂN HĨA DOANH NGHIỆP- NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN HÀNG
Á CHÂU- ACB
Lớp: QTKD- K17- Đêm 1
GVHD: Ts. Hồ Tiến Dũng
SVTH: Đặng Thư Thùy
TPHCM-03/2009
NHAÄN XEÙT CUÛA GIAÛNG VIEÂN






































MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2
1.1 Khái niệm chung về Văn hoá và Văn hoá Doanh nghiệp 2
1.1.1 Văn hoá 2
1.1.2 Văn hoá tổ chức 3
1.1.3 Văn hoá Doanh nghiệp 3
1.1.3.1 Khái niệm 3
1.1.3.2 Tác dụng của văn hoá Doanh nghiệp 4
1.2 Cơ sở xây dựng văn hóa doanh nghiệp 4
1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 11
1.4 Môi trường cho văn hoá doanh nghiệp 15

1.5 Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG Á
CHÂU ACB 26
2.1 Giới thiệu về ngân hàng Á Châu 26
2.1.1 Sơ lược về ngân hàng Á Châu 26
2.1.2 Lòch sử hình thành và quá trình phát triển của ACB 27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 28
2.1.4 Những thành công vượt bậc của ACB trong các năm 2005-2008 30
2.1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 30
2.1.4.2 Vò thế của ACB trong ngành ngân hàng Việt Nam 31
2.1.5 Những thành tích và sự công nhận xã hội mà ACB đã đạt được 33

2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng ACB 42
2.2.1 Đặc điểm văn hóa ACB 42
2.2.1.1 Văn hóa ACB - xem sòng phẳng là phẩm chất cơ bản 42
2.2.1.2 Văn hóa ACB - tham vọng 43

2.2.1.3 Văn hóa ACB - cầu toàn trong hoạt động 44
2.2.1.4 Văn hóa ACB – nguyên tắc tập thể 45
2.2.1.5 Văn hóa ACB – Đối với cộng đồng 46
2.2.2 Văn hóa ACB thể hiện ở phong cách lãnh đạo 47
2.2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 47
2.2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB 52
3.1 Đònh hướng phát triển của ACB 52
3.2 Nhóm giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp ở ACB 52
3.2.1 Giải pháp phát triển văn hóa giao tiếp 52
3.2.2 Giải pháp thực hiện nghiêm nội quy của cơ quan, đơn vò 53
3.2.3 Giải pháp về đánh giá xếp loại cuối năm 53

3.2.4 Giải pháp tạo dựng và bồi đắp hệ giá trò văn hoá 53
3.2.5 Giải pháp nâng cao vai trò và các hoạt động của Tuổi trẻ ACB trong việc
xây dựng văn hoá ACB 54
3.3 Những giải pháp học từ văn hóa doanh nghiệp Nhật 55
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh ngày
càng diễn ra gay gắt. Các vấn đề về vốn, công nghệ không còn là các yếu tố
cạnh tranh chiến lược giữa các công ty nữa. Các công ty ngày càng chú trọng
xây dựng văn hoá công ty và xem đây như một yếu tố cạnh tranh sắc bén nhất
và là nhân tố quyết đònh cho sự tồn tại lâu dài. Với mong muốn làm rõ hơn
khái niệm, các cấp độ biểu hiện và các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp
cũng như cách thức xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay,
hy vọng đề tài “Văn hoá doanh nghiệp – nghiên cứu tại ngân hàng Á Châu
ACB” sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng và
tầm quan trọng của việc xây dựng văn hoá công ty trong nền kinh tế hiện nay.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm chung về Văn hoá và Văn hoá Doanh nghiệp
1.1.1 Văn hoá: Có thể tham khảo một số khái niệm về văn hoá như sau:
Theo nghóa hẹp, văn hoá được hiểu là những giá trò tinh hoa như nếp sống
văn hoá, văn hoá - nghệ thuật Nó còn được hiểu là những giá trò trong từng
lónh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh ) hay những giá trò đặc thù
của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ ) Văn hoá được dùng
để chỉ những giá trò trong từng giai đoạn biến tạo và phát triển lòch sử của cộng
đồng, dân tộc (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn )
Theo đònh nghóa rộng nhất, văn hoá được xem là bao gồm tất cả những gì
do con người sáng tạo ra.
Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người

xuất hiện từ lúc nào thì văn hoá xuất hiện từ lúc ấy.
Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lòch sử hình thành và
phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá
trò văn hoá. Một trong số những giá trò văn hoá được con người sáng tạo ra ấy
chính là bản thân con người - con người có văn hoá. Con người sáng tạo ra văn
hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá.
Tóm lại, có thể hiểu:
a/ "Văn hoá là toàn bộ giá trò vật chất và tinh thần đã được nhân loại sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lòch sử –xã hội, các giá trò ấy nói lên
mức độ phát triển của lòch sử loài người (từ điển Triết học); "Văn hoá là cái
còn lại khi người ta đã quên đi tất cả (Edouard Herriot).
b/ Văn hoá là vốn hiều biết của con người tích luỹ được trong suốt quá trình
hoạt động thực tiễn - lòch sử, được kết tinh lại thành các giá trò chuẩn mực xã
hội, gọi chung là hệ giá trò xã hội, biểu hiện ở vốn di sản văn hoá và phong
cách ứng xử của cộng đồng. Hệ giá trò là thành tố cơ bản là nên bản sắc riêng
của mọi cộng đồng xã hội, có khả năng liên kết các thành viên làm cho cộng
đồng trở thành một khối vững chắc và có khả năng điều tiết hoạt động của các
thành viên sống trong cộng đồng xã hội ấy" (theo giáo sư Hoàng Vinh trong
"Đề cương văn hoá và tôn giáo")
1.1.2 Văn hoá tổ chức:
Từ những thành quả của việc nghiên cứu, có thể hiểu văn hoá tổ chức là
tổng hợp các giá trò tinh thần (dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể) mà một tổ
chức có được trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Văn hoá tổ
chức mang tính đặc trưng riêng tác động tới tình cảm, tư duy, lý trí và hành vi
của tất cả các thành viên tổ chức đó nhằm đạt được mục tiêu lợi ích mà tổ chức
đã đề ra.
Văn hoá tổ chức bao gồm hệ thống tư duy, quy phạm, hành động của con
người trong tổ chức đã được nâng lên thành phong cách chung cho mọi thành
viên, thành nề nếp tổ chức riêng của từng tổ chức. Vẻ văn hoá của tổ chức tạo
ra tính đònh hướng có tính chất chiến lược cho bản thân tổ chức.

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và thành công đều phải có một hệ
thống các giá trò. Các giá trò là lớp sâu nhất của văn hoá tổ chức.
1.1.3 Văn hoá Doanh nghiệp:
1.1.3.1 Khái niệm
Văn hoá Doanh nghiệp là toàn bộ giá trò tinh thần mang đặc trưng riêng
biệt của doanh nghiệp, có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các
thành viên doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận và
yếu tố hợp thành, đó là: các chuẩn mực chung, các nghi lễ, các giai thoại, triết
lý kinh doanh,
1.1.3.2 Tác dụng của văn hoá Doanh nghiệp
Văn hoá Doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn hoá Doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là nguồn lực
để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Văn hóa doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên trong doanh
nghiệp. Những doanh nghiệp có nền văn hoá tích cực sẽ tạo ra bầu không khí
làm vệc hăng say hào hứng vì mục tiêu chung khiến cho các cá nhân thường
xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp đònh hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Văn
hoá Doanh nghiệp thậm chí quyết đònh cả ý nghóa, việc làm của công nhân,
viên chức vì nó khẳng đònh tính chân chính của công việc và lý tưởng của
doanh nghiệp.
Văn hoá Doanh nghiệp là bộ phận quan trong nhất trong những nguồn lực
vô hình của doanh nghiệp.
1.2 Cơ sở xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoá doanh
nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có
bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết đònh bởi việc tổ chức
những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn
nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ

không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể
sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh
nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá
sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi
lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi
và lợi ích của cá nhân.
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ
thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống đònh chế của doanh
nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu
cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập
trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế
kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con
thuyền vận mệnh của mọi người.
* Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp
Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa
là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với
nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất
hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các
hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt. Văn hóa của
các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp liên doanh
hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình. Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao
gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trò.
* Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để
tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp
không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh đòa đóng
kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn
hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những
khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền

văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại.
* Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp
Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các
doanh nghiệp thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc
mọi người khi vào làm việc cho doanh nghiệp phải tuân theo. Tuy nhiên, các
tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp.
Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết.
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh
tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây
dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh
tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có
thể cạnh tranh cao trên thò trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và
tăng uy tín của mình trên thò trường thông qua việc xây dựng và phát triển một
nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
* Văn hóa tập đoàn đa quốc gia
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước
trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa
quốc tòch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi
nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có
một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc
văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống
còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa quốc gia có mục đích
kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất
lượng sản phẩm và dòch vụ trên thò trường thế giới. Những kết quả này có thể
coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để
đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều
thời gian và tiền bạc. Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng với màu
xanh tươi trẻ, Tập đoàn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa ph ơng Đông -
sản xuất loại đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu tượng thiếu âm và

thiếu dương (biểu tượng của những người theo Phật giáo) để đến với khách
hàng là những tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu tượng này, Tập đoàn
phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi đã lên tới 55 tỷ USD.
Đối thủ cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đoàn Coca Cola. Tập đoàn này có
nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh tiếng, uy tín cũng như
nghệ thuật kinh doanh đã chiến thắng Pepsi Cola trên thương trường mặc dù đồ
uống Coca Cola chỉ được xếp thứ 7 trong số 12 loại đồ uống hàng đầu của nước
Mỹ về chất lượng và đồ uống này đã bò người tiêu dùng châu Âu tẩy chay vào
năm 1999.
* Văn hóa doanh nghiệp gia đình
Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại đònh chế độc đáo trong
đó một gia đình là hạt nhân của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gia đình
chòu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng
trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình
đúc rút được trong quá trình kinh doanh. Thông thường, trong gia đình, người
chủ gia đình thường nắm được bí quyết về một nghề nghiệp nào đó và dựa vào
nghề nghiệp đó để thành lập doanh nghiệp gia đình. Vì thế, văn hóa doanh
nghiệp gia đình chòu ảnh hưởng rất lớn tác động của phong cách lãnh đạo của
người chủ gia đình. Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đình thường được đề cao vì
họ vừa là người chủ sở hữu vừa là người sử dụng các tài sản của gia đình.
Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất giày dép Biti’s (Việt Nam) là một biến thể
của doanh nghiệp gia đình. Doanh nghiệp này có một nền văn hóa mạnh và
các thành viên của doanh nghiệp đều thấm nhuần được những giá trò và chuẩn
mực của văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đang có triển vọng trở
thành một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
Có thể nói, Văn hoá doanh nghiệp là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho
doanh nghiệp mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các
doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện
được phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm", mà còn làm cho
năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của

doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh
nghiêp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
* Xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
Một trong những điều kiện hình thành giá trò mới của văn hoá doanh nghiệp là
phải trên một thể trạng văn hoá đủ mạnh. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu
phải đề cao văn hoá trong kinh doanh, xây dựng truyền thống và uy tín của
doanh nghiệp là rất cấp bách. Một nền văn hoá doanh nghiệp thể hiện trước
hết ở chỗ nó đònh hướng cho việc kinh doanh đúng pháp luật và tôn trọng chữ
"tín"; lợi ích của doanh nghiệp kết hợp hài hoà với lợi ích của cộng đồng, của
đất nước; lợi ích của doanh nghiệp thu được trên cơ sở tôn trọng và làm theo
cái đúng, cái tốt và cái đẹp.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trước hết là trách nhiệm của những
người đứng đầu doanh nghiệp - đội ngũ doanh nhân. Do đó, quan điểm đúng
đắn của doanh nghiệp về vai trò của văn hoá doanh nghiệp phải được đặt lên
hàng đầu. Trên thương trường, chiến thắng của bất cứ một doanh nghiệp nào
không phải ở chỗ có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết
đònh bởi việc con người đó tổ chức như thế nào, được dẫn dắt bởi giá trò nào.
Điểm xuất phá của các doanh nghiệp khác nhau hầu hết ở sự khác nhau của
nền văn hoá. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và gian
khổ nên rất cần ở đội ngũ doanh nhân có nhận thức, quan điểm đúng đắn, một
niềm tin mạnh liệt và lòng khát khao cháy bỏng. Bất cứ xây dựng cái gì chỉ có
tính thuyết phục khi nó phục vụ cho lợi ích chung. Xây dựng văn hoá doanh
nghiệp chính là để phục vụ lợi ích chung của toàn doanh nghiệp trong quá trình
tồn tại và phát triển
Như trên đã phân tích, văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn
hoá kinh doanh, văn hoá dân tộc nên nó là một hệ thống bao gồm các yếu tố
hợp thành như: hệ giá trò, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực có
tính truyền thống bền vững và có khả năng lưu truyền qua nhiều thế hệ doanh
nhân. Văn hoá doanh nghiệp không chỉ hình thành một cách tự phát mà cần có
sự đònh hướng và quản lý. Chính vì vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần:

- Xác đònh cho được những giá trò phù hợp để mọi thành viên trong
doanh nghiệp cùng chia sẻ, quan tâm. Những giá trò ấy không bất biến. Trong
quá trình phát triển, giá trò ấy vẫn giữ cái cốt lõi và luôn biến đổi phù hợp với
yêu cầu của xã hội. Các giá trò mà doanh nghiệp theo đuổi luôn bao hàm nội
dung sứ mạng và mục tiêu: Chúng ta là ai? Chúng ta có trách nhiệm như thế
nào với doanh nghiệp? Mục đích của chúng ta là gì? Đó là những yêu cầu về
phẩm chất, năng lực có tính chuẩn mực mà mỗi thành viên cũng như toàn
doanh nghiệp cần phấn đấu vươn tới, bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Đồng thời
nhanh nhạy với những giá trò mới xuất hiện trong quá trình phát triển và hội
nhập. Cụ thể trong thời đại thông tin ngày nay thì sức chú ý là một giá trò mới.
- Xây dựng cho được một hệ thống đònh chế của doanh nghiệp, bao gồm
những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như: sự hoàn hảo của công
việc; sự rõ ràng về công việc trên cơ sở hài hoà giữa quyền hạn và trách
nhiệm, quyền lợi và nghóa vụ, người nào làm việc gì trước hết phải có trách
nhiệm và nghóa vụ hoàn thành tốt công việc ấy; các tiêu chuẩn kiến thức và kỹ
nằng; tinh thần và thái độ; quy trình kiểm soát, phân tích các công việc sao cho
những người lãnh đạo có được những quyết đònh sáng suốt, sát với yêu cầu của
thò trường, còn nhân viên có lòng tin và tôn trọng lãnh đạo và biết chính xác
việc mình làm hiệu quả như thế nào.
- Xây dựng cơ chế thu thập và xử lý thông tin. Việc làm này rất quan
trọng, bởi thông tin là chìa khoá của thành công. Cơ chế nếu được vận hành
hoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn nguồn thông tin cần thiết phục vụ
mục tiêu, có các giải pháp thu thập và xử lý thông tin hiệu quả, đồng thời bảo
đảm bí mật kinh doanh. Khi có thông tin cùng với sức sáng tạo của con người
qua phân tích, tính toán, nhận đònh, suy luận sẽ trở thành giá trò giúp cho doanh
nghiệp có những quyết đònh đúng đắn, sát hợp.
- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, tạo điều kiện để mọi
thành viên có cơ hội thực hiện quyền và nghóa vụ tham gia quản lý quá trình
sản xuất - kinh doanh. Đây là một trong những cách tốt nhất để quyết đònh của
người quản lý trở thành chính quyết đònh của người bò quản lý. Những vấn đề

thường làm đau đầu người quản lý như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, thời
gian, kỷ luật sản xuất, bảo vệ tài sản chung sẽ được mọi thành viên giải
quyết một cách tự giác. Một khi con người được tôn trọng sẽ làm khơi dậy và
phát huy trong họ tình yêu doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc,
biết rõ và tận tâm với công việc phát huy mọi năng lực cống hiến cho doanh
nghiệp. Trong doanh nghiệp sẽ đầy ắp không khí cởi mở, sáng dạo và thân
thiện là điều kiện thuận lợi cho văn hoá phát triển.
- Xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để cá nhân và doanh
nghiệp cùng phát triển. Đây là vấn đề rất khó, bởi vì, lợi ích cá nhân và lợi ích
doanh nghiệp không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau, nên đòi hỏi sự
kiên trì, bền bỉ và hy sinh của lãnh đạo. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp
thôi thúc con người luôn vươn tới. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích
chung của cả doanh nghiệp, đồng thời, lợi ích của doanh nghiệp tạo điều kiện
cho lợi ích cá nhân được thực hiện. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế
kích thích và thúc đẩy sao cho mỗi cá nhân hăng hái thực hiện lợi ích của mình
lại đồng thời thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp, từ đó tạo ra xu
hướng vận động chung của cả doanh nghiệp.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, suy cho cùng là tạo động lực và môi
trường hình thành các giá trò mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai,
đònh hướng suy nghó và hành động của các thành viên sao cho phát huy được
cao nhất những ưu thế sẵn có của nội lực, đồng thời khơi dậy và nhân lên các
nguồn lực mới cho phát triển. Rõ ràng là bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần
những động lực vật chất và động lực tinh thần trong quá trình phát triển. Doanh
nghiệp phát triển cũng có nghóa là xã hội phát triển. Trong một doanh nghiệp
không phải là những động lực riêng biệt thúc đẩy từng cá nhân mà là cả nền
văn hoá doanh nghiệp, thúc đẩy và lôi cuốn tất cả thành viên của doanh nghiệp
vào sự nghiệp chung. Về cơ bản, văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện ra là
những động cơ thúc đẩy người đứng dầu - nhân vật chính của doanh nghiệp.
Khi ấy, doanh nghiệp là niềm kiêu hãnh chung của tập thể, nhân tố con người
được tổ chức và sử dụng hiệu quả nhất, mang lại chiến thắng cho doanh

nghiệp. Thành hay bại của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp quyết đònh cơ
bản ở vai trò người lãnh đạo: về tầm nhìn, bản lónh, phong cách và sự dấn thân.
1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể
làm cho một tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công
ty lụi tàn. Theo những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những
công ty tuân thủ và thực hiện một Văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trò
của nó có thể sẽ tăng lên 200%, và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu
quả cao hơn như những công ty General Electric (GE), Southwest Airline,
ConAgra, IBM,…
Một công ty có một môi trường văn hóa luôn luôn chứa đựng:
- Một tầm nhìn rõ ràng
- Một sứ mệnh và nhiệm vụ cụ thể
- Kiện đònh trong mục tiêu
- Mạnh mẽ trong lãnh đạo
- Tuyển những người tài giỏi
- Tự do trong hợp tác
- Quyền lực được chia sẻ
- Mục tiêu là khách hàng
- Ý tưởng được xem xét
- Cải tiến được ủng hộ
- Thành công được ghi nhận…
Cho dù mức độ ưu tiên thực hiện cho mỗi công ty có khác nhau (ví dụ
như GE, thì đẩy mạnh vấn đề tuyển người tài và ủng hộ cải tiến kỹ thuật,
Southwest Airline thì phát triển mảng mục tiêu khách hàng, còn Visa thì ủng
hộ vấn đề ý tưởng)… song tất cả những công ty lớn và thành công trên thế giới
đều tuân thủ kiên đònh thực hiện những nhiệm vụ trên.
* Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trò của bản
thân họ đối với công ty
Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu

được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những
mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia
sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là
thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi
dây truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ
thống cũng phải ngừng theo.
Một người được mệnh danh là Socrates của Hoa Kỳ, Tiến sỹ Stenphen
R. Convey, tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng “Bảy thói quen của những người
hiệu quả” đã khẳng đònh “Không tham gia, thì sẽ không bao giờ có thi hành”.
Hay nói một cách khác rằng, họ đang thi hành công việc của tổ chức, vì họ đã
được ghi nhận tham gia. Họ có cảm giác như đang được làm cho chính bản thân
họ. Một dẫn chứng hùng hồn cho nhận đònh này là môi trường làm việc tại
hãng hàng không Southwest Airlines. Hãng hàng không này, là hãng hàng
không đầu tiên trên thế giới thực hiện bán cổ phần cho nhân viên. Ngoài một
văn hoá cởi mở, nhân viên ở đây đã làm việc một cách hăng say, vì họ đang
làm việc cho chính bản thân họ.
* Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung
thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó
khăn của công ty và họ có thể làm việc quên thời gian.
Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của công ty cần thiết nhất khi
công ty ấy đang ở trong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty
đang trên bờ vực của sự phá sản. Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh
thần đoàn kết và hy sinh. Công ty có cấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì các
thành viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn. Để vượt qua những tình thế khó
khăn, công ty cần một sức mạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt
được khi nó có một Văn hóa Doanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá
của sự đoàn kết.
Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên
công ty Chrysler của ông. Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang
rơi vào tình cảnh phá sản, với 130.000 cán bộ công nhân viên có nguy cơ thất

nghiệp. Ông và các cộng sự của ông đã đưa cào một văn hoá của sự hy sinh
quên mình. Ai ai cũng cố gắng làm việc. Tất cả vì sự sống còn của công ty. Vì
sự bình an của mọi người. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng, trong tình cảch
khó khăn, sự hy sinh của một người sẽ không bao giờ mang lại thành công,
nhưng phải cần một tập thể hy sinh.
* Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và
trên hết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng
Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của xã hội về sự thành công
không còn được đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa, mà nó được đẩy
lên tầm tập thể. Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao
giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta không thành công. Một quan
niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là, “team work is dream work,” tức là chỉ có
làm việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới thành hiện thực. Hay nói
một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập
thể. Một tập thể càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một công việc
càng có nhiều người cùng tham gia thì công việc đó càng sớm được hoàn thành.
Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những người
chiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh quang?
Với họ không bao giờ có con đường thứ hai ngoài chiến thắng. Điều này vô
cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu. Khi họ đã
đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn đồng
lòng, cùng chung sức để thực hiện. Tinh thần tập thể đều phấn chấn. Đó là chìa
khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết. Và để có được
một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một Văn hóa doanh nghiệp.
1.4 Môi trường cho văn hoá doanh nghiệp
Có thể thấy rõ: văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo
đức. Văn hoá doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải
được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp,
mỗi doanh nhân, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ
thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trò, thể chế kinh tế, thể chế hành chính,

thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn
hoá doanh nghiệp
* Một số điểm về thể chế cần được quan tâm để hình thành và ngày
càng hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm nước ta.
Trước hết, đó là khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến
khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giầu cho
mình và cho đất nước. Xoá bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường
thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kỵ doanh
nhân. Xoá bỏ tâm lý ỉ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân
tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng xuất lao
động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tôn vinh những doanh nhân
năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng
rỡ thương hiệu Việt Nam trên thò trường thế giới
Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân
cũng như của mỗi gia đình, ngày nay, nhân dân ta đã thấy rõ việc chuyển đổi từ
kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thò trường là tất yếu; thái độ của
dân chúng đối với kinh tế thò trường là thái độ thiện cảm. Vấn đề còn lại là các
cơ quan Nhà nước phải tiếp tục thay đổi tư duy quản lý, đề xuất những chủ
trương, chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh
doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm
lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với
kinh tế tư nhân kể cả trong tư duy cũng như trong các chủ trương, chính sách cụ
thể.
Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thò
trường đònh hướng xã hội chủ nghóa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thò
trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thò trường phù hợp với đặc điểm
nước ta. Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình
thành văn hoá doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế
phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hoá trong kinh
doanh của cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hoá doanh nghiệp

của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm cho kinh
tế thò trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hoá doanh nghiệp
được hình thành với những đặc điểm của nước ta.
Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác đònh đúng đắn
chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nâng cao sức cạnh tranh,
có chương trình làm ăn căn cơ theo đònh hướng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi
cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nước mà còn vươn
ra thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lý
kinh doanh cò con, manh mún, không đầu tư lớn, làm ăn lâu dài.
Thế chế đó cũng phải khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp
hợp pháp trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân, đạt lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp và doanh nhân, đương nhiên có sự kết hợp hài hoà với lợi ích toàn xã
hội nhưng không vì thế mà đi đến triệt tiêu lợi ích cá nhân cũng tức là triệt tiêu
dộng lực kinh doanh. Đồng thời, phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp
luật, gian lạn thương mại, những kiểu làm ăn phi văn hoá, chạy chat cvửa sau,
lợi dụng các quan hệkhông lành mạnhk để kiếm lời. Doanh nghiệp phải tôn
trọng, đặc biệt là giữ chữ tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Thể chế đó phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế, khắc phục phân biệt
đối xử, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình đẳng
trong khuôn khổ luật pháp; khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước
thành độc quyền doanh nghiệp, tạo ra cạnh tranh không bình đẳng, tạo ra cạnh
tranh không bình đẳn, những khoản lợi nhuận không do tài năng kinh doanh
của doanh nghiệp mà do vò thế độc quyền mang lại, những điểm dẫn đến triệt
tiêu văn hoá doanh nghiệp. Điều cấp bách là Nhà nước phải có các qui phạm
pháp luật về khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, kiểm soát và hạn chế độc
quyền.
Thể chế đó cũng phải chú trọng nhân tố con người, phát triển con người,
đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tôn vinh doanh
nhân giỏi. Trong doanh nghiệp, đó là đảm bảo thu nhập hợp pháp của chủ
doanh nghiệp tư nhân, là tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao

động, đối xử bình đẳng, tạo ra môi trường hoà thuận, sự cố kết, chung sứ chung
lòng tập trung vào việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, vì sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp và lợi ích của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.
Ba là, việc hình thành văn hoá doanh nghiệp cũng đòi hỏi đẩy mạnh cuộc
cải cách hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện
đại hoá. Đây là một yêu cầu hết sức bức xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh
tế đất nước ũng như đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp nước ta hiện
nay. Điều cần nhấn mạnh hiện nay là tiếp tục xoá bỏ cơ chế "xin-cho", xoá bỏ
những thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và giảm
năng lực cạnh tranh của hàng hó. Phải sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, khắc phục
chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính
trong quản lý điều hành. Việc lành mạnh hoá cán bộ, công chức là rất cần thiết
để khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và phẩm chất
không những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước gây trở ngại, phiền hà dối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh,
mà trong không ít trường hợp đã câu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi
phạm pháp luật của doanh nghiệp, làm xấu văn hoá doanh nghiệp.
Rất cần phát triển một cáh thường xuyên, đònh kỳ các cuộc tiếp xúc trực
tiếp giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, để cùng trao đổi ý kiến về việc
thực hiện các cơ chế, chính sách, qua đó doanh nghiệp hiểu thêm nội dung các
cơ chế, chính sách và cơ quan Nhà nước cũng nghe được tâm tư, nguyện vọng
của doanh nghiệp, nắm thêm thực tế giúp cho việc hoạch đònh chính sách được
sát thực tế hơn. Các cơ quan Nhà nước cần tạo thói quen làm việc với hiệp hội
doanh nghiệp, tôn trọng vcác quyền của Hiệp hội, lắng nghe và giải quyết
đúng pháp luật những kiến nghò của Hiệp hội doanh nghiệp. Đây cũng chính là
một nội dung quan trọng trong văn hoá quản lý.
Như vậy, văn hoá doanh nghiệp chỉ có thể được xây dựng và hình thành
trong môi trường văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý được đổi mới, nâng cao,
đúng tầm, có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với văn hoá doanh nghiệp
1.5 Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam

Được hình thành là một phần quan trọng của văn hoá Việt Nam, được lưu
truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chúng ta cần gìn giữ và
bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu những
nhân tố văn hoá trong kinh doanh hình thành qua nhiều năm của các nền kinh
tế hàng hoá trên thế giới, đồng thời tiếp thu và phát huy những tinh hoa văn
hoá trong kinh doanh của cha ông, vận dụng phù hợp với đặc điểm của xã hội
ngày nay, đó là hiện đại hoá truyền thống đi đôi với sự truyền thống hoá hiện
đại
Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và
doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất đònh: Đó là một nền văn
hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác
ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn
hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có
tính chuyên nghiệp; còn bò ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền
kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản
lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo
dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bò

×