Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Câu hỏi ôn tập Tài chính tiền tệ - Tài chính doanh nghiệp Cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.3 KB, 6 trang )

CHƯƠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.Tài chính doanh nghiệp là gì? Phân tích vai trò của tài chính doanh nghiệp?
 Tài chính doanh nghiêp:
Là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển giao
các nguồn lực tài chính giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế - xã hội, được thể hiện
thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
BỔ SUNG THÊM PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
 Vai trò của tài chính doanh nghiệp:
- Tổ chức huy động và phân phối sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả
Vấn đề tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trở thành nhiệm
vụ rất quan trọng đối với công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải
xác định nhu cầu vốn cần huy động, từ đó có kế hoạch hình thành nguồn vốn để tài trợ
cho hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.
Song song với quá trình huy động vốn, đảm bảo vốn tài chính doanh nghiệp còn có
vai trò tổ chức phân phối sử dụng vốn để dạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đây là vấn đề
có tính chất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh khắc
nghiệt theo cơ chế thị trường. Trong kinh doanh, tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn
vốn được biểu hiện ra là:
Về kinh tế: Lợi nhuận tăng thì vốn doanh nghiệp không ngừng được bảo tồn và phát triển
Về xã hội: Các doanh nghiệp không chỉ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước mà
còn không ngừng nâng cao thu nhập của người lao động.
 Tạo lập các đoàn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động
kinh tế trong doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều
người, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong các mối quan hệ kinh tế. Vì vậy nếu sử dụng linh
hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến chính sách tiền
lương, tiền thưởng, và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực
đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng quay vốn và cuối cùng là tăng
được lợi nhuận của doanh nghiệp. ngược lại, nếu người quản lý phạm phài những sai lầm
trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu


quả, thí tài chính doanh nghiệp trở thành vật cản gây kìm hãm hoạt động kinh doanh.
 Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Với tư cách là một công cụ quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp nhất
thiết phải có vai trò kiểm tra để nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn.
Tài chính doanh nghiệp thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường
xuyên liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Phân tích chỉ tiêu tài chính cho
phép các doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm
lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụ thể:
Đảm bảo cung ứng đủ vốn cho quá trình kinh doanh
Sử dụng vốn có hiệu quả
Giảm thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phầm
Nâng cao tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
GIẢI THÍCH THÊM VỀ PHÂN PHỐI VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DN
3/ Trnh by cơ s khch quan cho s ra đi ca th trưng ti chnh. Phân bi#t gi$a đ%i tư&ng mua
bn v)i công c+ mua bn trên th trưng ti chnh. Phân tch cc vai tr- ca th trưng ti chnh.
 Cơ s khch quan cho s ra đi ca th trưng ti chinh:
 !"#$%&
'()*(+,-./01234567+8
9/++:/;/$3<9
$9<3!=>/'?4
@"#(6$((#3A(=
2+:B79 !"3:+,
-./1234C+D9*.$" $*D3*
):=+E/)F#<GHI$:$J# $*,D
/*!)"#$2$ 1$FKL
*7M=4":N23(24
O%7()*#9*+:!&/0
()D$6$3*!$/0('38$1!$$<FD(
6*4P30(:$9Q8RK=823+4K
 1)S9!/01Q8L:N0

=12!$'+87B4
,) "%N23:(D/+-71%T* 
3:!=2&64C()S9*U3'%T7/
02($-3'+V D()1(D,3//
2(14
WXYZK[\]OO^_5_]K\`abPc_CdbCeC[_fgcCh[_e4
 Phân bi#t gi$a đ%i tư&ng mua bn v)i công c+ mua bn trên th trưng ti chnh:
P167S9&iF0$/02(1"#77
)RK="#23+4
C*E$7S9&i301:#7S9F0$i3:
=8*+=+RK)+
=&+:j);k
 Phân tch cc vai tr- ca th trưng ti chnh:
\F#H7)3S9(DS91S9&"H,
- <()S94
• B#0&Q"#262
4)"#4S9&3$()01(D8'8)')8
:$()21l:* :#7S9(D)D=S
921+:RK+,)"#* :#7S
914S9&":$*9H36+-36&)i
9(DB6193936()D$4
• BmD n+E0&"#4o8QS9
&3'+V D$F63:=H,$%7S
9&:(DH36 !6J/182MN$
,$9<124
• ,D&&(D74S9&"2*.
=M()p$*71 !(-2((DM%
3:$4N'JB/01Q"#$EN2l:
:+:,:#7S9&"$136(+83*0
923$M- 014WNK\q-* S9(DH

+E3:/*E()p$*i3"S93")DES
9$Jk,&(DI$$3:$S(D4S9&
":MH36K\q(U$1((D&+E(D(
)$J4
• :(DH36DB124Cr) 1)S
9&-$,H#148 $*:#7
S9&6$J#(:$:#+:(DE:#B
7$4
WXYZK[\]OstRuO_K\\vbCwK[^4
CHƯƠNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Câu 1: cơ sở hình thành và phát triển của TCQT
TCQT là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với sự chuyển dịch các nguồn
lực tài chính giữa các quốc gia với nhau. Sự hình thành và phát triển của TCQT chủ yếu dựa trên cơ sở
của sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, cụ thể như:
* Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế:
Kể từ khi nền kinh tế hàng hoá hình thành và phát triển, sự hợp tác và phân công lao động quốc tế ngày
càng trở nên sâu sắc. Phân công lao động diễn ra trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, bao quát nhiều
lĩnh vực và với tốc độ nhanh. Cùng với sự phát triển phân công lao động, sự hợp tác quốc tế cũng ngày
càng đa dạng và phong phú, ngoài thương mại quốc tế còn có các hợp tác ở lĩnh vực sản xuất, khoa học
kỹ thuật, văn hoá, chính trị, …Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thương mại và dịch vụ quốc
tế trở thành một hoạt động tất yếu và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tăng cường mở rộng các quan
hệ kinh tế.
Trên cơ sở phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ về tiền tệ của
nước này đối với nước khác. Từ đó tạo ra nguồn chảy tài chính đa phương và hình thành nên cán cân
thương mại, dịch vụ giữa các quốc gia.
* Sự phát triển các hoạt động đầu tư quốc tế:
Trong xu hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế, các luồng vốn đầu tư quốc
tế đã và đang phát triển theo một hệ thống bao gồm các hình thức đầu tư: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(
FDI ), vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán, vốn cho vay của các định chế kinh tế quốc tế, ngận hàng
nước ngoài và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức( ODA ).

Có thể nói, với sự phát triển các hình thức đầu tư quốc tế đã làm cho hoạt động TCQT được nâng lên ở
tầm cao hơn, kết hợp hoạt động thu chi thương mại, dịch vụ quốc tế hình thành nên cán cân thanh toán
quốc tế tổng thể của một quốc gia. Kết quả của cán cân này sẻ quyết định vị thế TCQT của mỗi nước.
Từ những phân tích trên cho thấy, TCQT tuy rằng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của các mối
quan hệ kinh tế và đầu tư quốc tế, nhưng đến lượt mình, nó tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của
các nước, bởi lẻ:
_ Tạo điều kiện cho sự mở rộng và tăng cường hơn nữa các quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế nhằm
thúc đẩy kinh tế các nước phát triển phù hợp với bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.
_ Mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế xã hội, như khai thác vốn, trao đổi kỹ thuật
công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
_ Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước.
Hoạt động TCQT là một chuỗi vận động các luồng dịch chuyển tài chính, cho nên từ khởi đầu đến khi kết
thúc, chuỗi vận động này được thực hiện thông qua kết hợp sự vận hành của các thành tố:
_ Các định chế tài chính, bao gồm định chế tài chính trong nước, định chế TCQT. Trong các giao dịch
TCQT, giữa các quốc gia có khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, cách xa về vị trí địa lý, nên việc giao dịch
không thể tiến hành trực tiếp mà nhất thiết phải thông qua các định chế tài chính.
_ Các công cụ TCQT bao gồm ngoại tệ, vàng, séc, hối phiếu, thẻ tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu,…
_ Thị trường TCQT, nơi các công cụ TCQT được chuyển dịch thông qua các định chế tài chính
SƠ ĐỒ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TCQT
Các hoạt
động kinh
tế quốc tế
Hoạt động đầu tư
quốc tế
Hoạt động thương
mại, chính trị, ngoại
giao…
Các luồng dịch
chuyển vốn quốc tế
Hoạt động thu, chi

thanh toán quốc tế
Tài chính quốc tế
Câu 2: Trình bày các tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính? Tiền đề nào đóng vai
trò quyết định? Tại sao?
Những tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính:
* Sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá
Quá trình hình thành sản xuất và trao đổi hàng hoá, nhằm thoã mãn các nhu cầu đã hình thành và tạo lập
các quỹ tiền tệ. Quá trình sử dụng nhằm thoã mãn nhu cầu của các đối tượng đã tạo tiền đề cho tài chính
ra đời.
* Sự ra đời của nhà nước
=> Sự trao đổi dẫn đến lưu chuyển, phân phối không đều, mâu thuẫn xã hội gia tăng => Nhà nước ra đời
với mục tiêu là ổn định xã hội.
Quá trình phân công lao động xảy ra, phân biệt giàu nghèo ngày càng rõ rệt, mâu thuẫn xã hội phát sinh,
nhằm ổn định trậ tự xã hội. Nhà nước ra đời, các hoạt động thu chi của nhà nước đã tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ, từ đó tạo tiền đề cho tài chính ra đời.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới các dạng tiền tệ, nghĩa là ở dạng các
khoảng có thể vay mượn hay đóng góp thông qua thị trường tài chính hay các định chế tài chính. Nói khác
đi, tài chính phản ánh phương thức của các cá nhân, công ty và tổ chức thông qua việc tạo lập, phân bổ và
sử dụng các quỹ tiền tệ để đáp ứng những nhu cầu của các chủ thể kinh tế xã hội khác nhau.
Tóm lại, phạm trù tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế xã hội khi mà ở đó xuất hiện
nền sản xuất hàng hoá. Lịch sử phát triển của xạ hội đã cho thấy, khi phân công lao động xã hội phát triển,
chế độ tư hữu xuất hiện thì dẫn đến sự ra đời của một nền sản xuất dựa trên cơ sở trao đổi hàng hoá và
tiền tệ trở thành một phương tiện không thể thiếu được cho chính sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất
đó. Sự xuất hiện tiền tệ đã nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, đồng thời làm nên cuộc
cách mạng trong công nghệ phân phối: Từ phân phôí bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị. Trong nền
kinh tế hàng hoá-tiền tệ, sản phẩm xuất ra là để bán. Sản phẩm được xem là hàng hoá khi nó, một mặt
vừa có giá trị sử dụng và mặt khác vừa có giá trị trao đổi. Hàng hoá khi trao đổi trên thị trường cần phải
biểu thị giá cả của nó. Giá cả là hình thức biểu thị bằng tiền của giá trị. Khi hàng hoá thực hiện giá trị phải
gắn liền với sự vận động của tiền tệ đồng thời phát sinh thu thập cho người cung cấp hàng hoá. Các khoản
thu nhập này, trải qua quá trình phân phối, tao ra nguồn tài chính hay quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế.

Sự liên tục của quá trình sản xuất hàng hoá luôn đòi hỏi quỹ tiền tệ phải được tạo lập, phân phối, sử dụng
và đó chính là cơ sở làm nảy sinh phạm trù tài chính.
Ta thấy, tài chính biểu hiện ra là các phương thức chu chuyển tiền tệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp
và chính phủ với nhau. Vì tầm trọng của nó trong đời sống kinh tế, ngày nay tài chính trở thành một ngành
khoa học, nghiên cứu và chỉ ra những cách thức mà qua đó các cá nhân, doanh nghiệp, và chính phủ thực
hiện huy động, phân phối và sử dụng nguồn tài chính theo thời gian, có chú trọng đến lợi ích và rủi ro nảy
sinh trong quá trình sử dụng nguồn tài chính của mình. Tài chính được sử dụng bởi cá nhân gọi là tài chính
cá nhân, được sử dụng bởi chính phủ thì gọi là tài chính công, được sử dụng bởi doanh nghiệp thì gọi là
tài chính công ty cũng như được sử dụng bởi các tổ chức khác nhau gồm các tổ chức phi lợi nhuận.
Tiền đề đóng vai trò quyết định
Là tiền đề: sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá bởi vì cở sở để duy trì nền sản xuất hàng hoá là thước đo
giá trị, mà cùng với sự phát triển của Nhà nước và nền sản xuất hàng hóa, tài chính cũng phát triển theo
quá trình từ thấp đến cao, từ quan hệ phân phối bằng hiện vật lên quan hệ phân phối giá trị. Nhưng tài
chính chỉ trở thành môn khoa học và có tiền đề phát triển mạnh mẽ khi quan hệ phân phối bằng giá trị trở
nên phổ biến.
Sản xuất hàng hoá Quỹ tiền tệ
NHÀ NƯỚC - DN, cơ quan nhà
nước, dân cư,
=>KT, CT,
XH,VH,GD, YT,…
Câu 3: Trình bày chức năng phân phối và đặc điểm phân phối của tài chính?
Chức năng phân bổ hay còn gọi là chức năng phân phối là sự phân chia các nguồn tài chính mà chủ
yếu là tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dung nhằm
tích tụ tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thoã mãn các nhu cầu chung của nhà nước, xã hội và
dân cư.
Vd: Nhà nước phải điều tiết xã hội để được công bằng hơn vì những quan niệm làm nhiều hưởng nhiều,
làm ít hưởng ít là không thoã đáng vì có những người chưa đến tuổi lao động, những người tàn tật…Năm
2008, lạm phát cao nên nhà nước VN đã phân phối lại bằng cách cấp 400.000 cho những hộ gia đình có
thu nhập thấp từ dưới 5triệu đồng/ năm. Nhà nước sẽ thu thuế TN cá nhân của những người có thu nhập
cao để hỗ trợ cho người nghèo.

Có 2 hình thức phân phối: phân phối lần đầu và phân phối lại
_ Phân phối lần đầu: được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hình thành những bộ
phận của các quỹ tiền tệ như sau:
+ Bù đắp chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh
+ Hình thành quỹ tiền lương, tiền công
+ Hình thành các quỹ bảo hiểm ( các khoản trích theo lương )
+ Thu nhập của các chủ sở hữu
_ Phân phối lại: là tiếp tục phân phối những phần thu thập cơ bản được hình thành trong phân phối ban
đầu. Được thực hiện qua 2 phương pháp:
+ Huy động, tập trung một phần thu nhập dưới các hình thức: thuế, tiền gửi ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán,…
+ Chi tiêu của các chủ thể trong xã hội
TRÌNH BÀY VỀ ĐỐI TƯỢNG PHÂN PHỐI, CHỦ THỂ PHÂN PHỐI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN PHỐI
CHƯƠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Câu 1: Phân tích nguyên tắc “ bình thông nhau của sự vận động vốn” giữa thị trường tiền tệ và thị
trường vốn?
Thị trường như cái bình thông nhau. Mà ở đó, giá cả hàng hóa biến thiên thuận chiều với mức cầu và
nghịch chiều với nguồn cung.
Lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả và cân nhắc tỉ trọng đầu tư hợp lý tại mỗi thị trường vốn là câu hỏi
không dễ dàng ngay cả với những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong thời điểm hiện nay. Nhà
đầu tư cho dù giỏi về một lĩnh vực cũng cần nghiên cứu cả những thị trường vốn khác để nhạy bén trong
việc đánh giá cơ hội mới & rút vốn kịp thời khi lợi nhuận giảm.
Thị trường chứng khoán trước đây được xem như một “bình nước” lớn thu hút từ nguồn thặng dư từ
doanh nghiệp, người dân và các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong một năm qua, mức đầy nhất của bình – hay
thị trường vốn này là khi VnIndex đạt 1170 điểm đầu năm 2007. Nhà đầu tư nước ngoài với với kinh
nghiệm kinh doanh ở nhiều thị trường vốn, không bỏ lỡ cơ hội giành “miếng bánh ngon” là thị trường mới
nổi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn để giải ngân nguồn vốn. Tuy nhiên , lượng nước càng đầy thì áp lực càng
lớn, và dòng tiền đã nhanh chóng đổ sang bất động sản khi các mã chứng khoán trở nên “đắt đỏ” so với
giá trị nội tại của nó. Có thể nói năm 2007 là năm của bất động sản. Hầu như ai mua bất động sản từ đầu
năm đã kiếm “1 vốn 4 lời” khiến cho Bất động sản cũng được xem là hình thức đầu tư “lướt sóng” .

Tuy nhiên, đầu năm 2008, với những chính sách thắt chặt tiền tệ & hạn chế đầu cơ bất động sản đã
khiến thị trường này ngay lập tức “nguội đi”, dừng lại nghe ngóng. Thị trường chứng khoán đến giai đọan
phải trả giá do tính liên thông kém với thị trường sản xuất, không tạo ra được giá trị thặng dư có thật,
không còn hấp dẫn với nhà đầu tư dài hạn. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đồng Đôla suy yếu, Kinh
doanh vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Nhiều các nhà nhập khẩu, đầu tư chuyển sang kinh doanh
vàng vì đây là hình thức mang tính phòng ngừa rủi ro lạm phát cao.
Hậu quả của việc đầu tư theo “tâm lý đám đông” đã đưa thị trường tăng trưởng nhanh nhưng tính ổn
định kém. Vì vậy, nhà đầu tư phải biết “ngưỡng chịu rủi ro” của chính mình, nhạy bén với “sức khỏe” & hình
thái của các thị trường vốn, để “biết thắng – biết thua, biết chơi – biết dừng” đúng lúc.
Cơ hội đầu tư không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ kênh đầu tư này sang
kênh đầu tư khác. Đặt câu hỏi bạn sẽ làm gì đây khi chứng khoán cứ “đỏ sàn”, giá vàng “nhảy múa” mỗi
phiên, và bất động sản không còn là kênh lướt sóng như trước?
BỔ SUNG ĐỊNH NGHĨA VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ , THỊ TRƯỜNG VỐN, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC THỊ
TRƯỜNG NÀY, SỰ PHÁT TRIỂN 2 THỊ TRƯỜNG NÀY ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO LẪN NHAU.
Trình bày những ưu điểm của công cụ thị trường mở trong việc điều hành
chính sách tiền tệ của NHTW
 NHTW có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu
của các ngân hàng trung gian.
 Nghiệp vụ này tương đối linh họat và chính xác, có thể được sử dụng ở
bất kỳ mức độ nào. Nếu mong muốn của NHTW là thay đổi dự trữ của các ngân hàng ở biên độ lớn, nó sẽ
mua hoặc bán nhiều chứng khóan. Và ngược lại, muốn thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung gian ở
biên độ nhỏ, NHTW sẽ thực hiện việc mua và bán một ít chứng khoán thôi.
 Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm
xảy ra trong lúc tiến hành. Gỉa sử NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị
trường mở quá nhiều, thì nó có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị
trường mở, và ngược lại.
 Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, không
gây nên những chậm trễ về mặt hành chính.
Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi hầu hết tiền trong lưu thong phải nằm
ở tài khỏan của ngân hàng, nghĩa là phải có sự phát triển cao của cớ chế thanh tóan không dùng tiền mặt.

Mặt khác phải có 1 thị trường tài chính phát triển. Vì vậy, công cụ này được sử dụng thường xuyên nhất,
hiệu quả nhất đối với NHTW của các nước công nghiệp phát triển – nơi có công nghệ ngân hàng tiên tiến
và thị trường tài chính hòan chỉnh. Còn đối với các nước đang phát triển, torng đó có Việt Nam, việc sử
dụng công cụ này chưa mang lại hiệu quả cao.
TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ, KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG MỞ, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM.
Trình bày mối quan hệ giữa chức năng phát hành tiền của NHTW với mục tiêu
kiểm sóat lạm phát
Ngày nay, thời đại của chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán, bản thân tiền giấy không thể tự điều tiết
được giữa chức năng phương tiện lưu thong, phương tiện thanh tóan với chức năng cất trữ. Do vậy, việc
phát hành giấy bạc ngân hàng của NHTW phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế cả về số
lượng lẫn cơ cấu cũng như yêu cầu quản lý vĩ mô. Với việc độc quyền phát hành tiền thì NHTW có thể điều
chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng
lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế.
Sự khác biệt trong chính sách cung ứng tiền là khoảng cách giữa chính sách cung ứng nới lỏng và chính
sách cung ứng thắt chặt.
. Chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào hơn. Điều này kích thích tiêu dùng cho
cuộc sống và cho đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư làm sản xuất liên tục được mở rộng,
tuyển mộ thêm công nhân, giảm thất nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế tăng trưởng với
giá cả tăng cao hơn trước
. Chính sách cung ứng tiền thắt chặt làm cho chi phí để có tiền cao hơn và tiền trở nên khan hiếm. Sản
xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư, điều này dẫn đến tổng cầu giảm
và giá cả hạ. Cái giá phải trả là sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh
tế rơi vào tình trạng suy thoái.
Do đó cung ứng tiền là sức mạnh đầy quyền lực của ngân hành trung ương. Khi ngân hàng trung ương
điều tiết cung ứng tiền tức là nó bắt đầu tiến hành điều tiết nền kinh tế.
BỔ SUNG CHỨC NĂNG PHÁT HÀNH TIỀN LÀ GÌ, CÁCH NÀO, THỰC HIỆN RA SAO,
BỔ SUNG LẠM PHÁT LÀ GÌ?HẬU QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN
TỪ ĐÓ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ QUA LẠI 2 VẤN ĐỀ NÀY.

×