Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham gia tốt cuộc thi khoa học kĩ thuật thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 15 trang )

MỤC LỤC
1. Tên giải pháp: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham gia tốt cuộc thi
khoa học kĩ thuật........................................................................................................5
2. Cơ sở đề xuất..........................................................................................................5
2.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp...................................................................5
2.2. Mục tiêu của giải pháp....................................................................................5
2.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp...........................................................................5
2.3.1. Căn cứ vào cơ sở lí luận...........................................................................5
2.3.2. Căn cứ vào cơ sở thực tiễn.......................................................................6
2.4. Phương pháp thực hiện...................................................................................6
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................6
2.4.2. Phương pháp thực hiện.............................................................................6
2.5. Đối tượng và phạm vi áp dụng......................................................................6
3. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp...........................................................6
3.2. Nội dung giải pháp.........................................................................................7
3.2.1. Tổ chức cuộc thi ý tưởng KHKT..............................................................7
3.2.2. Hướng dẫn HS nghiên cứu.......................................................................8
4. Hiệu quả giải pháp................................................................................................10
5. Kết luận và đề xuất, kiến nghị..............................................................................12
5.1. Kết luận........................................................................................................12
5.2. Đề xuất..........................................................................................................12
5.3 Kiến nghị.......................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................13

-1-


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm


- THCS: Trung học cơ sở
- KHKT: Khoa học kĩ thuật
DANH MỤC CÁC BẢNG
- Bảng 3.2.1 Mẫu phiếu dự thi ý tưởng KHKT
- Bảng 3.2.2 Bảng mẫu kế hoạch nghiên cứu
- Bảng 4.1 Bảng thống kê các đề tài KHKT trường THCS từ năm học 2017 – 2018
đến 2020 - 2021
DANH MỤC CÁC HÌNH
- Hình 3.2.1 Bản vẽ mẫu thiết bị thước đo đa năng
- Hình 3.2.2 Mẫu poster đề tài Thước đo đa năng

-2-


BÁO CÁO TÓM TẮT
Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
1. Tên giải pháp: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham gia tốt cuộc thi khoa
học kĩ thuật
2. Cơ sở đề xuất
2.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Từ năm học 2012 – 2013, Bộ GDĐT tổ chức cuộc thi KHKT dành cho học sinh
trung học nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật và tăng
cường vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Cuộc thi cũng
nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng bám sát thực tế, tăng
tính ứng dụng.
Tại tỉnh , Sở GDĐT hàng năm cũng tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học
sinh trung học nhằm chọn ra những đề tài tốt nhất để dự thi cấp quốc gia. Kể từ khi được
tổ chức, trong các năm liên tục tính từ năm học 2012 – 2013 đến 2017 – 2018 thì trường
THCS nói riêng và đơn vị Phịng GDĐT nói chung khơng có sản phẩm tham gia dự thi
cấp tỉnh.

Có những khó khăn, vướng mắc như: các em học sinh chưa có ý tưởng đề tài hoặc
đã có nhưng chưa tự tin trình bài ý tưởng của mình với nhà trường, nhiều thầy cơ chưa có
biện pháp để giúp học sinh tìm kiếm ý tưởng, chưa tìm hiểu kĩ các văn bản qui định, thể lệ
cuộc thi nên chưa mạnh dạn để hướng dẫn các em nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu của giải pháp
Đề xuất một số giải pháp để giúp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm ý tưởng
đề tài, hỗ trợ học sinh trong quá trình nghiên cứu và trình bài báo cáo đề tài.
2.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp
2.3.1. Căn cứ vào cơ sở lí luận
Thơng tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT về việc ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông; thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày
19/12/2017 của BGD về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi nghiên cứu
KHKT ban hành kèm thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT. Trong các thông tư này có đề cập
mục tiêu của cuộc thi là “Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học,
công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
cuộc sống. Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi
mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh;
nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học”
Công văn 1939/SGD&ĐT – GDTrHTX ngày 30/9/2020 của Sở GDĐT tỉnh về việc
hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học và tổ chức
Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh cho học sinh Trung học năm học 2020 – 2021.

-3-


2.3.2. Căn cứ vào cơ sở thực tiễn
Thực tế, các trường bạn ở những địa phương lân cận như huyện Xuyên Mộc, Long
Điền, Châu Đức,... có điều kiện kinh tế và chất lượng giáo dục gần như tương đồng với
huyện . Tuy nhiên, hàng năm các địa phương này đều có sản phẩm thi KHKT cấp tỉnh và

đạt giải cao, thậm chí có đơn vị đạt giải cấp quốc gia. Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu
KHKT của học sinh tại trường THCS nói riêng và cáctrường THCS trên địa bàn huyện
nói chung từ năm học 2012 – 2013 chưa thật sự tích cực, Phịng GDĐT huyện nhiều năm
liền khơng có sản phẩm dự thi. Điều này chứng tỏ phương pháp hướng dẫn học sinh tham
gia KHKT đang áp dụng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Từ những lí do trên, tôi đề xuất giải pháp “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh
tham gia tốt cuộc thi khoa học kĩ thuật”
2.4. Phương pháp thực hiện
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+Nghiên cứu các văn bản, các qui định liên quan cuộc thi: Thông tư số
38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy
chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học
phổ thông; thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 của BGD về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của quy chế thi nghiên cứu KHKT ban hành kèm thông tư số
38/2012/TT-BGDĐT
+ Đọc các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu KHKT, các tài liệu tập huấn của Bộ
GDĐT và Bộ KHCN, các bài báo khoa học,
- Phương pháp điều tra thực tế, thống kê:
+ Tìm hiểu về cơng tác hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi KHKT các năm
trước, tìm hiểu những khó khăn trong cơng tác hướng dẫn từ các đồng nghiệp.
+ Tìm hiểu, thống kê những khó khăn của học sinh khi tham gia nghiên cứu KHKT
+ Điều tra, thống kê, đánh giá hiệu quả những phương pháp giải trước đó.
+ Tìm hiểu về cơng tác hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi KHKT của các
trường bạn trong tỉnh để học tập kinh nghiệm.
2.4.2. Phương pháp thực hiện
Đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi KHKT và đồng
thời trực tiếp hướng dẫn 02 học sinh tham gia cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung
học năm 2018.
Điều chỉnh, cải tiến phương pháp để mang lại hiệu quả cao nhất.

2.5. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Áp dụng trong các năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020 cho đối tượng
là học sinh khối 8,9 trường THCS .
3. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp

-4-


3.1. Q trình hình thành giải pháp
- Từ 9/2017 tơi bắt đầu nghiên cứu các văn bản qui định liên quan đến cuộc thi.
Giải pháp tôi đưa ra là tổ chức thu thập, tìm kiếm ý tưởng từ HS; hướng dẫn học sinh
nghiên cứu.
- Đến 10/2017, tôi tiến hành áp dụng các giải pháp mình đã tìm tịi nghiên cứu ở
trên cho các em học sinh lớp 8, 9 trường THCS bước đầu mang lại hiệu quả. Tôi trực tiếp
hướng dẫn 02 em HS lớp 8 tham gia cuộc thi KHKT cấp huyện và cấp tỉnh trong năm học
này. Sau cuộc thi cấp tỉnh, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm và có điều chỉnh giải pháp
trong năm học 2018 – 2019 đó là: Thay vì thu thập ý tưởng theo kiểu viết ra giấy tên đề
tài, tôi tham mưu BGH tổ chức cuộc thi Ý tưởng KHKT để tìm kiếm ý tưởng từ HS.
- Trong các năm học từ 2018 – 2020, tôi áp dụng các giải pháp của mình để hướng
dẫn các em học sinh tham gia cuộc thi KHKT, đồng thời có sự cải tiến, thay đổi cho phù
hợp hơn với tình hình mới. Tơi có chia sẻ các giải pháp này với đồng nghiệp và hoàn
thành SKKN vào tháng 11/2020.
3.2. Nội dung giải pháp
3.2.1. Tổ chức cuộc thi ý tưởng KHKT
Ban đầu trong năm học 2017 – 2018, tôi tổ chức thu thập ý tưởng từ phía HS bằng
cách phát cho các em những tờ giấy trắng và cho các em ghi lại tên ý tưởng của mình. Sau
đó, tơi thống kê lại và chọn những ý tưởng phù hợp với điều kiện thực tế, khả thi. Phương
pháp này bước đầu mang lại hiệu quả vì giúp tơi có được nhiều ý tưởng từ phía học sinh.
Tuy nhiên, việc thống kê theo kiểu này chỉ mang định tính, HS chưa có cơ hội trình bài
hết những suy nghĩ, những ý tưởng sáng tạo của mình nên từ năm học 2018 – 2019 tôi đã

cải tiến cách làm, mang lại hiệu quả cao hơn: Tổ chức cho HS thi trình bài ý tưởng KHKT
Việc tổ chức cũng tương đối đơn giản, sau khi được sự đồng ý của BGH, tôi phát
cho mỗi em HS 01 mẫu phiếu dự thi để các em điền vào và cho thời gian các em suy nghĩ
là 2 tuần, sau đó thu lại. Mẫu phiếu như sau:
STT Tên đề
tài

Lĩnh vực Mục tiêu
của đề tài

Mô tả vắn tắt đề
tài

Điểm mới
của đề tài

.......

.............

.....................

...........

............

..........

Những khó
khăn dự

kiến sẽ gặp
phải
............

Bảng 3.2.1 Mẫu phiếu dự thi ý tưởng KHKT
Từ mẫu phiếu trên, GV chấm thẩm định ý tưởng thơng qua các tiêu chí tự xây dựng, mục
đích cuối cùng là chọn ra được đề tài phù hợp, khả thi. Một số tiêu chí GV có thể tham
khảo theo thang điểm 10 như sau:
o Tên đề tài phù hợp với lĩnh vực: 2đ
o Mục tiêu rõ ràng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn: 2đ

-5-


o Mô tả vắn tắt đề tài, dễ hiểu: 2đ
o Điểm mới của đề tài: 4đ
3.2.2. Hướng dẫn HS nghiên cứu
Sau khi đã chọn được ý tưởng từ HS. Công việc tiếp theo là GV sẽ hướng dẫn HS
nghiên cứu, tôi chia ra làm các bước sau đây:
- Bước 1: Lập đề cương nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu
HS các em có ý tưởng tốt nhưng đa số gặp phải vấn đề là các em không biết nghiên
cứu bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Công việc đầu tiên GV cần làm là hướng dẫn các
em làm đề cương nghiên cứu (theo mẫu qui định) và hướng dẫn các em lập kế hoạch
nghiên cứu. Chỉ có một kế hoạch nghiên cứu cụ thể, các em mới hình dung được những
công việc cần làm và khoản thời gian nào là kết thúc công việc.
Bảng kế hoạch mẫu tham khảo:
ĐỀ TÀI: MƠ HÌNH NHÀ CHỐNG LŨ
Thời gian

Nội dung cơng việc


15/9/2020 đến 20/9/2020

Lên ý tưởng, làm đề cương nghiên cứu

21/9/2020 đến 30/9/2020

Nghiên cứu các tài liệu, kiến thức liên
quan

01/10/2020 đến 15/10/2020

Thiết kế bản vẽ
Tìm hiểu các vật liệu cần thiết

16/10/2020 đến 20/10/2020

Lắp ráp mơ hình nhà chống lũ

21/10/2020 đến 18/11/2020

Vận hành thử, điều chỉnh sai sót (nếu có)

19/11/2020 đến 21/11/2020

Hồn thành báo cáo

Bảng 3.2.2 Bảng mẫu kế hoạch nghiên cứu
- Bước 2: Hướng dẫn HS tìm đọc tài liệu, kiến thức liên quan
GV cần hướng dẫn HS các phương pháp nghiên cứu tài liệu từ sách, internet. HS

cần phải tìm hiểu các lí thuyết liên quan đến đề tài để có kiến thức cơ sở cần thiết. Việc
này địi hỏi GV cần có sự đầu tư, hỗ trợ các em những nguồn tài liệu phong phú, trong đó
có những đề tài có liên quan đã nghiên cứu trước đó.
- Bước 3: Thiết kế bản vẽ (đối với đề tài kĩ thuật) hoặc khảo sát tình hình thực tế
(đối với đề tài khoa học)
Sau khi HS nghiên cứu lí thuyết, GV hướng dẫn các em thiết kế bản vẽ. Bản vẽ thể
hiện gần như nguyên mẫu sản phẩm cần làm.
Ví dụ mẫu bản vẽ và lưu đồ thiết bị đề tài Thước đo đa năng (giải ba cấp quốc gia
cuộc thi KHKT năm 2019)

-6-


Hình 3.2.1 Bản vẽ mẫu thiết bị thước đo đa năng
- Bước 4: Hướng dẫn HS làm sản phẩm
Dựa trên bản vẽ sau khi thẩm định, GV hướng dẫn các em làm sản phẩm. Trong
quá trình làm sản phẩm, HS hồn tồn có thể tham khảo ý kiến của các chun gia. Vì
vậy, nếu những kiến thức, những cơng việc nào không thuộc chuyên môn mà GV và HS
không làm được thì hồn tồn có thể mời chun gia giúp đỡ các em.
Đối với các đề tài khoa học, GV cần hướng dẫn các em tìm đọc các thơng tin liên
quan đến đề tài, hướng dẫn các em phương pháp thống kê, phân tích các số liệu thu thập
được trong quá trình khảo sát thực tế. Một đề tài khoa học địi hỏi sự phân tích sâu, khảo
sát với số lượng lớn và kết quả khảo sát phải chân thực. Tức là các em phải trực tiếp đi
khảo sát, tuyệt đối không được kê khai sai lệch số liệu.
Trong quá trình làm bước 4 này, GV cần phải cổ vũ, ủng hộ tinh thần các em khi
gặp khó khăn như linh kiện hư, sản phẩm lắp ráp khó, số liệu thống kê lớn,... Vai trò của
người hướng dẫn là hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, góp ý nhưng khơng làm giúp các em hết
mọi thứ.
- Bước 5: Thử nghiệm sản phẩm hoặc giải pháp
Sản phẩm sau khi hoàn thành cần phải thử nghiệm và điều chỉnh. Sản phẩm phải

đảm bào giống với nguyên bản hoặc có sự cải tiến hơn. Đối với các giải pháp khoa học thì
cần phải có các thống kê khảo sát sau khi áp dụng giải pháp để đánh giá hiệu quả mang lại
có đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của đề tài đặt ra hay không.
- Bước 6. Hướng dẫn viết báo cáo, làm poster.
Báo cáo đề tài theo mẫu đề cương nghiên cứu và có qui định rõ về hình thức. GV
cần phải tham khảo kĩ các qui định. Trong báo cáo tóm tắt cần phải thể hiện rõ quá trình

-7-


nghiên cứu của HS, tức là phải có các hình ảnh minh chứng. Do đó, trong q trình HS
nghiên cứu, GV cần chụp lại những hình ảnh để chèn vào báo cáo làm minh chứng. Ngoài
ra, báo cần thể hiện rõ vai trò người hướng dẫn.
Poster là một sản phẩm thể hiện tóm tắt đề tài, q trình nghiên cứu của HS. Do đó,
GV cần hướng dẫn các em thể hiện rõ: Tên đề tài, giới thiệu chung về đề tài, q trình
nghiên cứu có hình ảnh minh chứng, kết quả nghiên cứu, hướng phát triển. Một mẫu
poster có thể tham khảo (Đề tài thước đo đa năng – giải ba cấp quốc gia cuộc thi KHKT
năm 2019):

Hình 3.2.2 Mẫu poster đề tài Thước đo đa năng
4. Hiệu quả giải pháp
- Trước khi áp dụng giải pháp, đơn vị THCS chưa có sản phẩm dự thi KHKT
-

Sau khi áp dụng giải pháp, trường có sản
phẩm dự thi và thành tích của trường tại
cuộc thi KHKT hàng năm được tăng lên:

-8-



Năm học

2017 – 2018

2018 – 2019

2019 – 2020

Tên đề tài

Bếp nướng du lịch tiện lợi

Số HS
Kết quả
tha
m
dự
02
Giải tư cấp tỉnh

Máy làm mát khơng khí

02

Giải nhì cấp huyện

Thước đo đa năng

01


Giải ba cấp quốc gia

Thiết bị cứu hộ khẩn cấp

02

Giải ba cấp tỉnh

Điều chế tinh dầu từ thảo dược
Hộp năng lượng đa năng

02
02

Giải KK cấp huyện
Giải nhất cấp huyện

Thiết bị tắt mở đèn quạt bằng điện
thoại

01

Giải KK cấp huyện

Thực trang suy giảm đạo đức của HS
THCS từ việc xem các phim ảnh
không lành mạnh
Thực trạng trầm cảm ở HS THCS
Nâng cao nhận thức của HS THCS về

2020 – 2021
việc bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử trên địa bàn
huyện trong thời đại công nghệ
4.0
Thực trang điều khiển xe gắng máy
của HS THCS huyện
Khảo sát việc ảnh hưởng của mạng xã
hội đến HS THCS

Giải tư cấp tỉnh
02
02

02

02
02
02

Mơ hình nhà chống lũ
Bảo tồn và phát huy giá trị cây chuối
sứ trên địa bàn huyện .
Tự học, tự ghi nhớ kiến thức bằng
cách chia sẻ kiến thức
Bước đầu nâng cao nhận thức về lịch
-9-

02
02


Giải KK cấp huyện


sử và văn hóa qua Việt phục thời
Lê Trung Hưng
Bộ điều khiển nhà thông minh bằng
điện thoại

Phát triển nâng cao nhận thức văn hóa
đọc với HS THCS

02

02

02

Bảng 4.1 Bảng thống kê các đề tài KHKT trường THCS từ năm học 2017 – 2018 đến
2020 - 2021
5. Kết luận và đề xuất, kiến nghị
5.1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu, đề xuất giải pháp tơi nhận thấy HS có hứng thú tham gia
cuộc thi hơn. Minh chứng qua các năm, số lượng đề tài tăng lên và đạt giải cao, có đề tài
đạt giải cấp quốc gia. Đặc biệt trong năm học 2020 – 2021 trường THCS có 9 đề tài dự thi
cấp huyện với 18 HS cùng với 6 GVHD, nhiều nhất trong các đơn vị dự thi.
5.2. Đề xuất
Mời thêm các chuyên gia trong lĩnh vực điện tử, khoa học máy tính về tập huấn lập
trình cho HS và GVHD
Thành lập CLB nghiên cứu KHKT cấp trường để các em HS thường xuyên giao

lưu, học hỏi lẫn nhau.
5.3 Kiến nghị
Trong q trình nghiên cứu, HS và GVHD gặp khó khăn là cần có một khơng gian
riêng biệt với đầy đủ thiết bị như máy tính, wifi,... nên kiến nghị trường THCS sắp xếp
một phòng nghiên cứu KHKT cho HS và GVHD.

- 10 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT về việc ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông
2. Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 của BGD về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của quy chế thi nghiên cứu KHKT ban hành kèm thông tư số 38/2012/TTBGDĐT
3. Công văn 1939/SGD&ĐT – GDTrHTX ngày 30/9/2020 của Sở GDĐT tỉnh về việc
hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học và tổ chức
Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh cho học sinh Trung học năm học 2020 – 2021.

- 11 -


Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị:
.................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
..................

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI
(Ký tên, đóng dấu)

- 12 -

, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
bản thân tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết


PHỤ LỤC
Các hình ảnh HS tham gia nghiên cứu KHKT

Học sinh tham gia thi Ý tưởng KHKT

HS tìm tịi nghiên cứu tài liệu, kiến thức liên quan
- 13 -


HS thiết kế mơ hình sản phẩm

HS lắp ráp, thử nghiệm sản phẩm

- 14 -


HS khảo sát thực tế, tuyên tryền giải pháp


HS dự thi cuộc thi KHKT cấp quốc gia

- 15 -



×