Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài thi học kỳ quản trị logistics kinh doanh đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.93 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Quản trị Logistics kinh doanh

Số báo danh:

Mã số đề thi: 8

Lớp:

Ngày thi: 15/07/2021

Số trang: 6

Họ và tên:

Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………….
GV chấm thi 2: …….………………….

Bài làm
Câu 1: Lý thuyết
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, các phương thức vận
chuyển ngày càng đa dạng, không chỉ vận chuyển đường bộ truyền thống mà cịn có thể kể đến như
vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt hay đường biển. Mỗi phương thức đều có những ưu
nhược điểm nhất định, do đó tùy vào trường hợp mà các doanh nghiệp lựa chọn các loại hình phương
tiện vận tải sao cho hiệu quả.
a)
* Mô tả những ưu điểm và hạn chế của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường hàng


khơng.
- Đường biển
Ưu điểm:
+ Có sẵn tuyến đường được hình thành một cách tự nhiên, khơng tốn chi phí xây dựng đường và
bảo dưỡng (trừ việc đầu tư vào một số kênh đào), chỉ cần đầu tư vào các bến đỗ như cảng biển
hay cảng sơng.
+ Có thể vận chuyển được hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn. Khối lượng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển có thể gấp trăm lần đường hàng khơng (ví dụ có những tàu chở dầu
cực lớn với trọng tải lên đến 500.000 DWT). => Thích hợp hàng hóa cồng kềnh, lâu hỏng, giá
trị thấp.
+ Chi phí vận chuyển thấp. Nó được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc vận chuyển hàng hóa
giữa các nước. Bởi vận chuyển với một khối lượng lớn nên giá thành cũng được giảm xuống.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: H2101BLOG1511

Trang 1/6


+ Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được hạn chế, an tồn cho hàng hóa. Do
đường lưu thông trên biển là rất rộng nên việc va chạm cũng ít xảy ra.
+ Việc tổ chức vận tải không bị hạn chế, trên cùng một tuyến hàng hải có thể vận tải nhiều
chuyến cùng một lúc, năng suất tăng cao cũng góp phần làm cho cước phí đường biển giảm đi.
Hạn chế:
+ Thời gian vận chuyển chậm, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và các tuyến đường vận chuyển
có hạn.
+ Tính linh hoạt khơng cao, mức độ tiếp cận thấp, thường phải phối hợp vận chuyển đường bộ để
chuyển tiếp hàng hóa đến điểm giao hàng xác định. Ngồi ra quy trình tổ chức chun chở
bằng đường biển khá là phức tạp.

- Đường hàng khơng
Ưu điểm:
+ Có tốc độ vận chuyển cao nhất, có ưu thế linh hoạt, tính cơ động cao, có thể đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu chuyên chở hàng hóa về mặt thời gian giao hàng.
+ Vận chuyển trên không nên vận tải hàng khơng ln an tồn hơn so với các phương tiện khác.
Nguy cơ bị tai nạn của máy bay ln ít hơn so với xe khách, xe tải hay tàu hỏa.
+ Đường hàng khơng giúp dễ dàng vận chuyển hàng hóa đi nước ngồi. Vấn đề va chạm cũng ít
xảy ra vì tỉ lệ tai nạn rất thấp. Đảm bảo an tồn cho hàng hóa tốt hơn.
Hạn chế:
+ Chi phí vận chuyển rất cao, bởi cần có đầu tư lớn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chuyên
nghiệp. => Phù hợp với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu
cầu vận chuyển gấp.
+ Bên cạnh đó, đường hàng khơng cịn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hóa và chứng từ khá
phức tạp, mất nhiều thời gian. Mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng các sân bay mà thôi.
+ Vận tải hàng khơng thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng chở hàng. Nó cũng
khơng phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có giá trị
thấp.
* Khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi lựa chọn các loại hình phương tiện vận tải nội
địa hiện nay:
Vận tải là khía cạnh khơng thể thiếu trong Logistics. Một cơng ty khơng thể duy trì hoạt động
nếu như hàng hóa không được luân chuyển trong chuỗi cung ứng. Nhưng cũng không thể phủ nhận
rằng việc lựa chọn một phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi việc
lựa chọn phương thức vận tải không phù hợp có thể dẫn đến những việc vận chuyển bị chậm trễ, hoặc
chi phí vận chuyển quá cao, hoặc việc vận chuyển khơng đảm bảo an tồn dù mặt hàng đó dễ bị hư
hỏng,…ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm và ngân sách của doanh nghiệp.
Các phương tiện vận tải nội địa hiện nay bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không; các doanh nghiệp Việt Nam để đưa ra được quyết định lựa chọn loại hình phương tiện phù hợp
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: H2101BLOG1511


Trang 2/6


cần phải cẩn trọng xem xét kỹ các tiêu chí như: chi phí vận chuyển, khối lượng hay trọng lượng, giá trị
của hàng hóa, tốc độ vận chuyển,...
Hiện nay, với bối cảnh dịch Covid đang diễn biến rất phức tạp, việc lưu thơng hàng hóa trở nên
khó khăn hơn khi vừa phải thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch, vừa phải đảm bảo đúng tiến độ
vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, các khu vực phía Nam đang ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, các
tuyến bay được hạn chế, các doanh nghiệp gặp khó khăn và cũng từ đó khiến cho quyết định lựa chọn
các phương tiện vận chuyển nào của doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn.
b)
* Trình bày đặc điểm của phương thức vận chuyển đường sắt và đường thủy
- Đường sắt: Đây là hình thức vận chuyển cơ giới hiệu quả nhưng cần đầu tư lớn về phương tiện và hạ
tầng, tuy nhiên giá thành vận chuyển nhìn chung tương đối là thấp. Bên cạnh những đặc điểm chung
như những loại hình vận tải khác đường sắt cịn có các đặc điểm riêng biệt như: chun chở hàng hóa
quanh năm, suốt ngày đêm, ít phụ thuộc vào thời tiết; khối lượng vận chuyển lớn,... Hạn chế của
phương thức này là chỉ giao đến các ga chứ không đến được địa điểm bất kỳ.
- Đường thủy: Trọng lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển lớn, hơn rất nhiều đường bộ. Mức độ
an toàn cao; khả năng tổn thất và mức thiệt hại thấp, vận tải đường thủy thường ổn định về khả năng
giữ an toàn cho hàng hóa, ít gặp các sự cố va chạm làm hỏng, vỡ hàng hóa. Tuy nhiên tốc độ vận
chuyển khá chậm, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, bị giới hạn bởi hệ thống đường thủy như
sơng, ngịi,... và cần kết hợp với các phương tiện phụ trợ.
* Vận chuyển đường biển với quãng đường và thời gian vận chuyển dài có ảnh hưởng gì tới dự
trữ hàng hóa của doanh nghiệp?
Với phương thức vận chuyển bằng đường biển thì doanh nghiệp cần chấp nhận tốc độ vận chuyển khá
là chậm. Quãng đường càng dài thì thời gian vận chuyển càng dài, do đó mà phương tiện vận chuyển
có thể gặp một số rủi ro như ảnh hưởng bởi thời tiết, gây bất lợi cho hàng hóa là điều không tránh
khỏi. Đồng thời, với thời gian vận chuyển dài sẽ đôi phần ảnh hưởng đến thời gian dự trữ, bảo quản
hàng hóa, từ đó làm tăng chi phí dự trữ, khả năng tồn kho hàng hóa là cao nếu như không được bảo

quản tốt trên quãng đường dài, gây tổn thất chất lượng cho hàng hóa.
c)
* Trình bày đặc điểm của vận chuyển đơn phương thức và vận chuyển đa phương thức
- Vận chuyển đơn phương thức: là loại hình vận tải sử dụng một phương thức vận tải duy nhất, người
vận tải phát hành chứng từ của mình như B/L, AWB hay phiếu gửi hàng. Loại hình này cho phép
chuyên doanh hóa cao, tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả giữa các phương thức vận tải. Tuy nhiên
còn hạn chế là khi vận chuyển trên nhiều tuyến đường khác nhau cần tiến hành nhiều giao dịch làm
cho việc quản lý trở nên phức tạp và làm tăng chi phí. Vì thế, vận tải đơn phương thức phù hợp với
những khách hàng có nhu cầu vận chuyển nội địa, với số lượng hàng hóa nhỏ, ít cồng kềnh,...

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: H2101BLOG1511

Trang 3/6


- Vận chuyển đa phương thức: là hình thức vận chuyển hàng hóa thơng qua việc phối hợp ít nhất hai
loại phương tiện vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng duy nhất, một chứng từ vận tải, một chế
độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm hồn tồn trong suốt hành trình giao hàng. Ưu thế
của loại hình này là có khả năng cung ứng dịch vụ “từ cửa đến cửa”, thời gian giao hàng được rút
ngắn, tổng chi phí thấp, tạo điều kiện tiếp nhận công nghệ mới và khai thác quản lý hiệu quả hợp. Vận
chuyển đa phương thức phù hợp với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa ra nước ngồi với số
lượng lớn.
* Tại sao các doanh nghiệp thường phải thuê ngoài nếu muốn sử dụng vận chuyển đa phương
thức? Cho ví dụ minh họa.
Vận chuyển đa phương thức là hình thức kết hợp nhiều loại phương tiện vận chuyển khác nhau
và chỉ một người chịu trách nhiệm duy nhất trong suốt q trình giao hàng. Do đó mà q trình quản lý
vận chuyển hàng hóa khá là phức tạp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thường phải thuê ngoài nếu muốn sử
dụng vận chuyển đa phương tiện bởi những lý do như: không tốn thời gian quản lý và triển khai hoạt

động vận chuyển trong suốt quá trình giao hàng, tập trung vào các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp,
giảm được chi phí đáng kể nếu như sử dụng nhân lực nội bộ cơng ty (chi phí th xe, th tài xế, bảo
dưỡng phương tiện,...) và có thể sử dụng cơng nghệ vận tải có sẵn của bên thứ ba khi thuê ngoài. Thuê
ngoài sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn về vấn đề vận chuyển hàng hóa mà không tốn nhiều thời
gian cho các khâu nhỏ phức tạp bên trong.
Ví dụ minh họa: Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm của Apple là những
hoạt động tốn nhiều trí lực nhất và cũng mang lại giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị sẽ được giữ lại,
còn các hoạt động sản xuất, vận chuyển,… sẽ được th ngồi. Apple sử dụng cơng ty bên ngồi (vận
chuyển đa phương tiện) để vận chuyển hàng hóa thay vì sử dụng đội ngũ giao hàng riêng.
Câu 2: Tình huống
* Cơ sở lý thuyết
- Chiến lược hàng hóa dự trữ là những mục tiêu và định hướng cơ bản về cách thức dự trữ cho các
nhóm mặt hàng được đưa vào dự trữ tại doanh nghiệp.
- Chiến lược hình thành dự trữ: Có hai hướng chiến lược hình thành các mức dự trữ là chiến lược dự
trữ kéo và chiến lược dự trữ đẩy, liên quan đến việc xác định lưu lượng các dịng hàng hóa di chuyển
qua doanh nghiệp theo hệ thống cung ứng kiểu đẩy hay kéo.
a)
- Với các mặt hàng tiêu dùng hàng đóng gói, công ty nên lựa chọn chiến lược dự trữ đẩy. Bởi các mặt
hàng như bánh, kẹo, dầu gội, sữa tắm, đồ gia dụng,... là những hàng hóa lâu hỏng, dễ bảo quản và là
nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng nên cần được dự trữ nhiều và có nhà trung tâm phân phối để
phân phối đến các cửa hàng nhỏ lẻ. Việc sử dụng chiến lược dự trữ đẩy sẽ giúp công ty đáp ứng được
nhu cầu dự trữ mặt hàng tiêu dùng trong tương lai, mặt hàng này rất cần thiết với người tiêu dùng ở
mọi thời điểm, tránh được tình trạng thừa thiếu hàng khơng mong muốn.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: H2101BLOG1511

Trang 4/6



- Trình bày nội dung và lợi ích của chiến lược dự trữ đẩy:
+ Nội dung: Hệ thống dự trữ đẩy dự trữ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu dự đoán trong tương lai,
được sử dụng khi lợi thế quy mô sản xuất hay mua hàng cao hơn lợi ích của việc duy trì mức
dự trữ thấp nhất. Phù hợp với các doanh nghiệp đứng phía đầu cung ứng, các ngành có sự ổn
định và có thể dự đốn tuyệt đối chính xác. Mơ hình này được gọi là “Built to stock”.
+ Lợi ích: lợi ích lớn nhất là giảm chi phí vận chuyển nhờ vào việc đặt các đơn hàng lớn hơn, số
lượng đơn đặt hàng ít hơn. Nếu dự báo nhu cầu chính xác và phân phối hàng hóa nơi có sẵn
phương tiện vận chuyển thì vừa có thể làm cho người tiêu dùng hài lịng vừa đơn giản hóa q
trình vận chuyển.
b)
- Với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, công ty nên lựa chọn chiến lược dự trữ kéo. Bởi vì đây là mặt
hàng nhanh hỏng, bảo quản cầu kỳ và thời gian bảo quản không được lâu, cần phải cung cấp thường
xuyên. Với nhu cầu của khách hàng là thực phẩm phải còn tươi sống, công ty áp dụng chiến lược dự
trữ kéo giúp cho sản phẩm luôn được cung cấp thường xuyên đáp ứng với nhu cầu của khách hàng,
giảm được chi phí tồn kho, khơng bị dư thừa thực phẩm.
- Trình bày nội dung và lợi ích của chiến lược dự trữ kéo:
+ Nội dung: là hệ thống dự trữ dựa trên nhu cầu thực của khách hàng để kéo sản phẩm qua chuỗi
cung ứng. Hệ thống kéo duy trì các đơn hàng nhỏ lẻ và cung cấp thường xuyên nên cho phép
phản ứng nhanh với các biến động của nhu cầu. Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động độc
lập trên thị trường hoặc các doanh nghiệp phía hạ nguồn chuỗi cung ứng, đặc biệt là cấp độ bán
lẻ.
+ Lợi ích: đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng mà khơng bị dư thừa hàng
hóa.
c)
- Mơ tả đặc điểm của mơ hình dự trữ JIT (just in time): Là mơ hình được phát triển từ hệ thống
KAMBAN, là một biến thể đặc biệt của hệ thống kép với mức dự trữ gần như bằng 0. Được ứng dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, dự trữ và phân phối. Ngun liệu, hàng hóa cần phải ln sẵn có ở
mọi thời điểm cần thiết, khơng sớm khơng muộn. Ứng dụng này cho phép phân phối hàng hóa với số
lượng chính xác tại thời điểm chính xác mà doanh nghiệp cần, nhờ đó mà tối thiểu hóa chi phí dự trữ.

Có 4 thành phần cơ bản trong hệ thống dự trữ JIT:
+
+
+
+

Lượng hàng hóa dự trữ bằng 0
Thời gian thực hiện đơn hàng ngắn
Số lượng hàng hóa bổ sung nhỏ và đều đặn
Chất lượng đầu ra cao và không có lỗi

Lợi thế của mơ hình này là loại trừ dư thừa dự trữ cho cả người mua và người bán; loại trừ thời gian
chờ đợi hay rút ngắn toàn bộ thời gian đặt hàng; khoảng thời gian đặt hàng ngắn và chính xác. Tuy

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: H2101BLOG1511

Trang 5/6


nhiên còn tồn tại hạn chế như: đòi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ và chắc chắn giữa các bên mua
bán.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng mơ hình JIT cho mặt hàng cá tươi sống tại các siêu thị:
+ Các lô hàng cá tươi sống là những lô hàng nhỏ với quy mô sản xuất gần như nhau thay vì những lơ
hàng lớn rồi đề tồn kho, ứ đọng vốn.
+ Trong quá trình cung cấp mặt hàng cá tươi sống cho khách hàng, doanh nghiệp cần lập chi tiết cho
từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hồn thành.
Khơng có nhân cơng hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.
+ Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn

sản xuất tiếp theo cần tới.
+ Cơng ty có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện
cơng việc của mình. Các loại cá, thủy sản khơng đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo
cho hệ thống để thực hiện kế hoạch kịp thời.
+ Cơng ty cần có sự kết hợp chặt chẽ với bên cung cấp nguồn thủy sản an toàn, mặt hàng cá tươi sống
để đảm được nguồn hàng đúng tiến độ với nhu cầu của khách hàng.
Như vậy, để thực hiện được chuỗi cung ứng thủy sản an toàn, cung cấp mặt hàng cá tươi sống cho
khách hàng theo mơ hình JIT thành cơng, cơng ty cần phải đưa ra những chiến lược hiệu quả phù hợp
với các điều kiện của mơ hình từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao thương hiệu
của công ty.

---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: H2101BLOG1511

Trang 6/6



×