Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN đại đã HỌC để THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRONG SGK LỚP 6 THUỘC BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.18 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
ĐÃ HỌC ĐỂ THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TRONG SGK LỚP 6 THUỘC BỘ SÁCH "KẾT NỐI TRI
THỨC VỚI CUỘC SỐNG"
Sinh viên thực hiện: Vang Thị Kim Yến;
Lê Trung Nam;
Đỗ Lê Đức Hiền;
Lê Thị Khánh Huyền;
Hồ Thị Hoài Thương;
Nguyễn Gia Bảo Khánh.
Nhóm: 1_ Sư phạm Lịch sử
Lớp:60 A Sư phạm Lịch sử
Giáo viên hướng dẫn: Lưu Thị Trường Giang
NGHỆ AN – 2021
1


Mục lục:
A. Mở đầu:……………………………………………………………………….3
1. Lý do:..................................................................................................................3
2. Mục đích, Mục tiêu:...........................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi:…………………………………………………………...4
4. Cơ sở lý luận (tài liệu):………………………………………………………..5
B. Nội dung_Kế hoạch bài dạy:…………………………………………………5
I. Mục tiêu:……………………………………………………………………….6
1. Kiến thức:………………………………………………………………….......6
2. Năng lực:……………………………………………………………………….6


2.1 Năng lực chung:……………………………………………………………...6
2.2 Năng lực riêng:……………………………………………………………….6
3. Phẩm chất:……………………………………………………………………..6
II. Thiết bị dạy học:...............................................................................................6
1. Giáo viên:………………………………………………………………………6
2. Học sinh:……………………………………………………………………….6
III. Tiến trình dạy học:…………………………………………………………..6
Hoạt động 1: Khởi động:………………………………………………………...7
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:.............................................................8
Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập:………………………………………......21
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng:……………………………………………..22
C. Kết luận:……………………………………………………………………...22
1. Tổng kết phần nội dung chính:……………………………………………...22
2. Tổng qt chung tồn chủ đề:........................................................................23

2


A. Mở đầu:
1. Lý do:
* Lý do lựa chọn đề tài:
Khi xây dựng một kế hoạch bài dạy cho bài học, việc người giáo viên lựa chọn
các phương pháp dạy học hiện đại vào bài dạy một cách phù hợp sẽ giúp cho bài
dạy có hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử, môn Lịch sử luôn được coi
là một bộ mơn khó, ít tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học. Là những
sinh viên ngành sư phạm Lịch sử, chúng em nhận thấy việc vận dụng một số
phương pháp dạy học hiện đại vào dạy học Lịch sử rất là quan trọng.
Khi dạy học Lịch sử, việc người giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học
hiện đại khác nhau vào bài học sẽ giúp cho buổi học trở nên thú vị hơn, cũng từ
đó người học sẽ có hứng thú hơn đối với môn học và người học cũng sẽ rèn luyện

được nhiều năng lực kỹ năng khác nhau. Từ việc vận dụng các phương pháp dạy
học hiện đại vào giảng dạy môn Lịch sử một cách hiệu quả sẽ giúp học sinh u
thích mơn Lịch sử hơn, học Lịch sử hiệu quả hơn.
* Lý do lựa chọn bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII:
Trung Quốc là một trong những trung tâm văn minh lớn của thế giới thời cổ đại.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, những nhà nước đầu tiên đã ra đời dọc theo lưu
vực các dịng sơng lớn. Trung Quốc có nhiều nhà tư tưởng lớn với những học
thuyết có ảnh hưởng rộng rãi và cịn giá trị cho đến hiện nay. Chính vì vậy khi lựa
chọn bài này, chúng em nhận thấy đây là một chủ đề hay khi đưa vào giảng dạy
và xây dựng kế hoạch bài dạy cho chủ đề này.
2. Mục đích; mục tiêu:
* Mục đích:
Việc vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại vào bài dạy sẽ giúp cho học
sinh nắm được các nội dung trọng tâm của bài như: điều kiện tự nhiên của Trung
Quốc cổ đại. Hiểu được sơ lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại đến
thế kỉ VII. Nắm được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời kì
này.
* Mục tiêu:

3


Qua các phương pháp dạy học hiện đại được sử dụng trong kế hoạch bài dạy, sẽ
giúp định hướng các năng lực hình thành cho học sinh:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện sự kiện.
+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên
quan đến bài học.

Từ đây sẽ tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ học tập của mình. Học sinh khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
3. Đối tượng; phạm vi:
a. Đối tượng, phạm vi của chủ đề:
Đối với chủ đề: Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại để thiết kế một
kế hoạch bài dạy trong bộ sách giáo khoa lớp 6. Thì đối tượng của đề tài này
chính là các phương pháp dạy học hiện đại như: Phương pháp thuyết trình có
minh hoạ; phương pháp vấn đáp; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp dạy học nhóm; phương pháp đóng vai; phương pháp kịch bản; phương pháp
nghiên cứu trường hợp; phương pháp dạy học dự án; phương pháp Webquest và
các kỹ thuật dạy học hiện đại như: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật động não, kỹ
thuật 6-3-5, kỹ thuật "bể cá", kỹ thuật "ổ bi",….. Cịn về phạm vi của đề tài này,
chính là môn học Phương pháp dạy học hiện đại.
b. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ
VII:
*Đối tượng:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Tìm hiểu lãnh thổ Trung Quốc từ xưa với nay có gì thay đổi.
+ Nghiên cứu hai con sơng Hồng Hà vs Trường Giang.
+ Những quốc gia nào đã ra đời?
- Quy trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy
Hoàng:
4


+ Tìm hiểu các cột mốc thời gian của từng triều đại, lúc nào hưng thịnh, lúc nào
suy tàn.
+ Trung Quốc dưới sự cầm quyền của Tần Thủy Hoàng (nhà Tần) có sự chuyển
biến.
- Thành tựu mà Trung Quốc đạt được:

+ Tìm hiểu khái quát các thành tựu nổi bật của Trung Quốc thời bấy giờ: Tư
tưởng, chữ viết, số học, văn học, y học, kỹ thuật, kiến trúc.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của bài này sẽ là: Bài 9: Trung Quộc từ thời cổ đại đến thế kỷ
VII: Trung Quốc là một đất nước có diện tích rộng lớn, một đất nước có số dân
đơng nhất thế giới. Vậy thời cổ đại nó sẽ như thế nào? Đất nước rộng lớn này sẽ
có trình phát triển ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu một đất nước Trung Quốc từ thời
cổ đại đến thế kỷ VII.
4. Cơ sở lý luận (tài liệu):
Phương pháp dạy học hiện đại là một bộ môn khoa học với đối tượng, mục tiêu,
nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng. Phương pháp dạy học hiện đại là
phương pháp dạy cho học sinh chủ động trong suy nghĩ, tư duy và hành động.
Trong phương pháp này, người thầy chỉ giữ vai trò định hướng, đưa ra ý kiến gợi
ý, hướng dẫn tìm kiếm tài liệu, tổ chức các buổi thảo luận, tranh luận cho học sinh
của mình. Từ đó học sinh sẽ chủ động trong việc tìm kiếm thơng tin, tích lũy kinh
nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và trưởng thành, tự tin hơn qua mỗi bài
học.
Tiểu luận được xây dựng trên sự tìm hiểu và chắt lọc ý kiến của các thành viên
nhóm sử thơng qua các tư liệu như: Giáo trình mơn Phương pháp dạy học hiện
đại; tham khảo tài liệu ở wikipedia, sách giáo khoa sử địa lớp 6 thuộc bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống, các tài liệu được cung cấp từ giáo viên…. Ngoài ra các
đánh giá nhận xét trong tiểu luận là từ ý kiến thăm dò và khảo sát tâm lý lứa tuổi
học sinh mà nhóm đã thực nghiệm và ghi chép lại.

B. Nội dung chính_Kế hoạch bài dạy:
Tên bài dạy: Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII.
I. Mục tiêu:
5



1. Kiến thức:
- Giới thiệu những điểm đặc biệt về các điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.
- Mô tả sơ lược qua lãnh thổ hệ thống và kiến trúc chế độ xác lập ở Trung Quốc
dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.  
- Xây dựng được thời gian từ Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tùy.  
- Nêu lên những thành phần chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời đại cổ
đại.
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung:
- Học sinh hình thành các năng lực chung như: Giao tiếp và hợp tác.
2.2 Năng lực riêng:
- Tìm hiểu Lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử
đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.
- Nhận thức và tư duy Lịch sử: Mơ tả và bước đầu trình bày được những nét chính
của các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa
điểm, diễn biến, kết quả có sử dụng sơ đồ, lược đồ, bản đồ lịch sử,... Phân tích và
nhận xét được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện,
nhân vật, quá trình lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích, mô
tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
 Trân trọng những di sản của nền văn minh Trung Quốc cổ đại để lại cho nhân
loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.
- Phiếu học tập cho học sinh.
- Lược đồ Trung Quốc.
- Máy chiếu, máy tính.
2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.
- Tranh ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động:
6


Yêu cầu
cần đạt
-Tạo hứng
thú cho học
sinh trước
khi tìm hiểu
kiến thức
mới.

Hoạt động của GV

Hoạt động Tiêu chí
của HS đánh giá

*Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết
vấn đề.
*Kĩ thuật: Động não 
*Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi và đoán tên -HS nhớ lại - Phần
kiến thức trình bày
bức tranh.
bài 8 và trả của học
- Chơi trị chơi: Bức tranh bí ẩn?
lời các câu sinh.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi
hỏi.
để tìm mảnh ghép (4 mảnh ghép = 4 câu hỏi).

-Gợi nhớ
các kiến
thức đã học
+ Câu hỏi 1: Sông Hằng là con sông thuộc
ở bài trước.
quốc gia nào?

Câu hỏi 2: Chữ quốc ngữ của Ấn Độ là chữ
gì?
Câu hỏi 3: Ở Ấn Độ cổ đại, chế độ đẳng cáp
Vác-na có bao nhiêu tầng lớp, hãy kể tên các
tầng lớp đó?
Câu hỏi 4: 2 tác phẩm văn học nổi bật nhất
của Ấn Độ thời cổ đại là?
- Đáp án:
C1: Ấn Độ
C2: Chữ Phạn
C3: 4 Tầng lớp:
1, Bra-man; Tăng lữ và quý tộc.
2, Ksa-tri-a; Vương công - vũ sĩ.
3, Vai-si-a (người bình dân, nơng dân, thợ thủ
cơng, thương nhân).
4, Su-đra (những người có địa vị thấp kém).
C4: Ma-ha-bha-ta và Ra-ma-y-a-na.
 
7





Bức tranh mảnh ghép: Đất nước
Trung Quốc.

- TQ là một đất nước có nền lịch sử lâu đời,
từ xa xưa họ đã tạo ra các đồ dùng phục vụ
cho mục đích sử dụng của con người như: La
Bàn, gốm sứ, giấy, in ấn,….Vậy các em có
biết đất nước TQ đã có lịch sử phát triển như
thế nào khơng? Hơm nay chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu về TQ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.
Yêu cầu cần đạt

-HS nhận biết
được vị trí địa lí,
đặc điểm địa hình
của Trung Quốc;
nêu được hai con
sơng lớn và những
khó khăn thuận lợi
mà con sơng đem
lại.

Hoạt động của GV
*Phương pháp: Thuyết trình có minh

họa, vấn đáp.

Hoạt động Tiêu chí
của HS
đánh giá

Học sinh
thực hiện
nhiệm vụ
*Kĩ thuật: Động não.
và trả lời
- GV chiếu tư liệu về 2 con sơng
Hồng Hà và Trường Giang và nói đơi câu hỏi.
nét về 2 con sơng.

Sản
phẩm
trình bày
của học
sinh.

+ Cả 2 đồng con sơng đều chảy theo
hướng Tây – Đông, đem phù sa về bồi
đắp cho những cánh đồng châu thổ
màu mỡ. Đặc biệt sông Hoàng Hà (dài
5464km, S lưu vực gần 753000km2) là
nơi sản sinh ra nền văn minh Hoa Hạ
với hơn 5000 năm. Những triều đại đầu
tiên trong lịch sử như Hạ, Thương, Chu
đều hình thành ở lưu vực Hồng Hà.

Về sau người TQ mới tiến dần về phía
nam, xuống lưu vực sơng Trường
8


Giang.
- Giao nhiệm vụ: Cho HS quan sát lược
đồ hình 2 (t.40) kết hợp thông tin ở
phần kết nối với địa lý và đặt câu hỏi:
+Theo em, sơng Hồng Hà và Trường
Giang đã tác động như thế nào đến
cuộc sống của cư dân TQ thời cổ đại?
=>Đây là 2 con sơng lớn, phù sa của
nó đã bồi đắp nên các đồng bằng rộng
lớn, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển
nơng nghiệp như: Đb Hoa Bắc, Hoa
Trung và Hoa Nam. Người Trung Hoa
đã xây dụng nền văn minh đầu tiên ở
đây. Tuy nhiên, lũ lụt của 2 con sông
cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho
cuộc sống và cướp đi sinh mạng của rất
nhiều người dân.

2. Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Yêu cầu cần
đạt

HS biết được
TQ ngày nay
rộng lớn hơn

so với thời
nhà Tần; xác
định được
thời gian

Hoạt động của GV

*Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp.

Hoạt
Tiêu
động của chí
HS
đánh
giá

Học sinh
thực hiện
* Kĩ thuật: Khăn trải bàn, động não, 365.
*Thế kỉ III TCN, nước Tần có tiềm lực kinh tế nhiệm vụ
và quân sự mạnh nhất đã lần lượt tiêu diệt các và làm
nước nhỏ khác, chấm dứt tình trạng chia cắt, việc theo
nhóm để 
thống nhất lãnh thổ TQ vào năm 221 TCN.
có kết quả
- Giao nhiệm vụ:

Sản
phẩm
trình

bày của
học
sinh.

9


thành lập nhà
nước phong
kiến đầu tiên
ở TQ, hiểu rõ
các chính
sách cai trị
của Tần Thủy
Hồng

+HS quan sát lược đồ hình 2 để trả lời câu hỏi: câu trả lời.
Hãy so sánh lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần
và lãnh thổ TQ hiện nay?
=>Lãnh thổ TQ hiện nay rộng lớn hơn nhiều
so với lãnh thổ TQ thời nhà Tần và sự rộng lớn
như hiện nay là kết quả của quá trình mở rộng
trải qua nhiều triều đại của TQ.
+Xem tư liệu GV cung cấp em có nhận xét gì
về chính sách cai trị của Tần Thủy Hồng?
=>Chính sách cai trị tàn bạo, hà khắc, độc tài,
chuyên chế,…được mệnh danh là ông vua bạo
chúa nhất lịch sử TQ.
+ Đọc tài liệu SGK và quan sát hình 4, thảo
luận trong để hồn thành phiếu học tập (Khăn

trải bàn) như sau: Nhà Tần đã xác lập chế độ
phong kiến ở TQ như thế nào (tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội)?
=>- Kinh tế: Áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ,
chữ viết và pháp luật chung trên cà nước.
- Chính trị: Hồng đế chia đất nước thành các
quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở
quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại
phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng
đế và luật pháp của nhà nước.
- Xã hội: Các tầng lớp xã hội được phân hóa.

10


3. Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN- thế kỷ VII):
Yêu cầu
cần đạt
- HS hiểu
biết thêm
về sự thay
đổi các
triều đại ở
Trung
Quốc từ
thời nhà
Hán đến
thời nhà
Tùy (206
TCN- thế

kỷ VII).

Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS

Tiêu chí
đánh giá

*Phương pháp, kỹ thuật: Vấn đáp;
Nêu và giải quyết vấn đề; Hoạt động
theo nhóm, kỹ thuật tia chớp…
*Phương tiện: máy tính, máy chiếu ,
hình ảnh minh họa, phiếu học tập,
hình ảnh liên quan đến nội dung bài
học ….
*GV cho học sinh nghiên cứu với tư
liệu sách và nhìn vào trục t.39, chia
nhóm và các nhóm hồn thành phiếu
học tập dưới? (3p)

- HS nắm
được Trung
Quốc thời
(trục SGK Lịch sử 6 trang 39)
kỳ này trải
- Gv cho các nhóm đổi phiếu học tập
qua nhiều
và nhận xét ý kiến, tổng kết lại:

lần bị chia
cắt nhưng
cuối cùng
được thống
nhất lại
dưới nhà
Tùy

-HS xem
SGK, làm
việc nhóm
theo cặp và
điền vào
phiếu học
tập

Câu trả lời,
phiếu học
tập của HS.

11


+ Có thể thấy Trung Quốc trải qua từ
thời nhà Hán (206TCN- 220) tiếp tục
củng cố bộ máy cai trị và mở rộng
lãnh thổ
-> Đây là một trong những triều đại
thịnh vượng của chế độ phong kiến
Trung Quốc, có ảnh hưởng đến dân

tộc láng giềng.
+ Sau thời kỳ nhà Hán, lịch sử Trung
Quốc tiếp tục trải qua các thời kỳ Tam
quốc (220 -280) đến nhà Tấn (280420), Nam Bắc triều (420-581). Đến
năm 581, nhà Tùy mới thống nhất lại
Trung Quốc.
=> Các triều đại Trung Quốc liên tiếp
mở ra những cuộc chiến tranh với các
nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ
trong đó có Việt Nam và cũng chính là
ngun nhân mà nước ta trải qua hàng
nghìn năm đáu tranh chống Bắc thuộc.

-Câu trả lời
của HS.
-HS thực
hiện nhiệm
vụ

? Câu hỏi mở rộng: Với sự hiểu biết
của em, hãy cho biết các triều đại
Trung Quốc đã thực hiện chính sách gì - Trình bày
để mở rộng lãnh thổ?
suy nghĩ cá
nhân
-> Gv nhận xét và chốt lại ý kiến :
Trung Quốc đã thực hiện chính sách
cơ bản để mở rộng lãnh thổ đó là xâm
lược các nước thuộc địa láng giềng,
đặt bộ máy cai trị trên nước họ.

12


4. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế
kỷ VII:
Yêu cầu
cần đạt

Hoạt động của GV

Hs biết và
nắm được
những
thành tựu
nổi bật trên
nhiều lĩnh
vực: chữ
viết- văn
học; tư
tưởng, sử
học, thiên
văn họclịch pháp,
khoa học kĩ thuật,
kiến trúcđiêu khắc
của Trung
Quốc.

* Phương pháp, kỹ thuật: Vấn đáp,
Nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình
có minh họa; kỹ thuật khăn trải bàn,

kỹ thuật sơ đồ tư duy

Hoạt động
của HS

Tiêu chí
đánh giá

- Hs nhận
nhiệm vụ ,
thực hành
theo nhóm,
làm sơ đồ
cành
cây( hoặc
điền phiếu
học tập ) sau
đó lên thuyết
trình..

-Câu trả lời
của HS, sơ
đồ cành cây
hoặc phiếu
học tập
đánh giá.

* Phương tiện: máy tính, máy chiếu,
hình ảnh có liên quan đến bài học,
giấy A3 (A0), phiếu học tập…

* Gv cho học sinh xem hình ảnh và
nghiên cứu tư liệu trong sách và thảo
luận theo nhóm, (làm sơ đồ cành cây
vào giấy A0) hoặc sử dụng (phiếu học
tập dạng bảng) để trả lời câu hỏi sau:
Em hãy nêu một số thành tựu văn
minh tiêu biểu của người Trung Quốc
cổ đại? (5p)
- GV hướng dẫn học sinh chia thành
các mục, các nội dung để dễ dàng làm
việc: chữ viết; văn học; sử học; khoa
học tự nhiên và kỹ thuật (toán học,
thiên văn học, y dược học, kỹ
thuật…); hội họa kiến trúc; …

- Mở rộng
khả năng
thuyết trình
-Gv cho các nhóm khác trao đổi bài
cho học
với nhau khi làm xong, đại diện một
sinh
số nhóm lên thuyết trình về sản phẩm
(5-7p) đưa ra nhận xét cuối rồi Gv kết
luận, nêu thêm một số nội dung ngoài:
13


- Chữ viết, văn học, sử học:
+ Chữ viết

Chữ Trung Quốc đã trải qua nhiều thời
kỳ phát triển khác nhau. Từ đời nhà
Thương (XVI - XII tr.CN), người
Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được
viết trên mai rùa, xương thú (gọi là
Giáp cốt văn)
Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt
văn, hình thành nên Thạch cổ văn.
Thời Tây
Chu, chữ viết tiêu biểu là Kim văn
(chữ viết trên các chuông bằng đồng
và kim loại).
Các loại chữ viết đầu tiên này được
gọi là chữ Đại triện. Đến thời Tần, sau
khi Trung Quốc được thống nhất, chữ
viết cũng được thống nhất trong khn
hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
Đến thời nhà Hán có chữ Khải (loại
chữ được dùng bút lơng chấm mực tàu
viết trên giấy và rất gần với hình dáng
chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng
ở Nhật, Đài Loan hay Hongkong).
Ngồi ra, cịn có chữ Hành, chữ Lệ,
chữ Thảo. Đây là thứ chữ gốc trực tiếp
của chữ Hán ngày nay. Hiện tại, ở
Trung Quốc đại lục, bộ chữ Giản thể
đã thay thế cho bộ chữ Phồn thể.
+ Văn học
Tiêu biểu nhất cho nền văn học Trung
14



Quốc thời cổ - trung đại là Kinh thi,
thơ Đường và tiểu thuyết Minh Thanh.
Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung
Quốc do nhiều tác giả khuyết danh
sáng tác trong khoảng thời gian 500
năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa
thời Xuân Thu, được Khổng tử sưu tập
và chỉnh lý cơng phu. Kinh thi gồm có
3 phần: Phong, Nhã, Tụng, với 311 bài
thơ. Kinh Thi là một kiệt tác văn học
giàu tính sáng tạo cả về nội dung và
hình thức. Kinh Thi là một trong năm
bộ sách kinh điển của Nho giáo (Ngũ
kinh).
Thơ Đường là toàn bộ thơ ca đời
Đường được các nhà thơ người Trung
Quốc sáng tác trong khoảng từ TK VII
đến TK X (618-907). Trong hàng ngàn
tác giả (có tài liệu nói là 2.300) nổi bật
lên ba nhà thơ lớn đó là Lý Bạch, Đỗ
Phủ và Bạch Cự Dị. Thơ Đường được
đánh giá là đỉnh cao của nền thơ ca
Trung Quốc, được xem là biểu tượng
đẹp của ngôn ngữ nhân loại, ảnh
hưởng mạnh đến văn học nhiều nước
láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Tiểu thuyết là thể loại văn học xuất
hiện khá sớm ở Trung Quốc, nhưng

đến thời Minh - Thanh mới thực sự
phát triển. Những bộ tiểu thuyết nổi
tiếng là là: Thủy hử của Thi Nại Am
(1296-1370), Tam quốc diễn nghĩa của
15


La Quán Trung (1330-1400), Tây du
ký của Ngô Thừa Ân (1500-1581),
Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
(1715- 1763)… Những tiểu thuyết này
được xem là Tứ đại danh tác (bốn tác
phẩm nổi tiếng) của văn học Trung
Quốc.
+ Sử học
Nhiều nước thời Xuân Thu đã có các
quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử
nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra
sách Xuân Thu.
Tuy nhiên, người đặt nền móng đầu
tiên là Tư Mã Thiên (thời Hán) với tác
phẩm Sử ký, chép lại lịch sử Trung
Quốc gần 3.000 năm, từ thời Hoàng
Đế đến thời Hán Vũ Đế.
Tới thời Đơng Hán, có các tác phẩm
Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí
của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm
Diệp.
- Khoa học tự nhiên và kỹ thuật
+ Toán học

Người ta đã sớm biết sử dụng quy
(compa) và củ (êke) để vẽ các hình
hình học, dùng hệ đếm thập phân.
Đến thời Nam Bắc Triều, Tổ Xung
Chi (429-500) là nhà toán học nổi
tiếng nhất. Tổ Xung Chi là ngƣời đầu
tiên trên thế giới tìm ra số pi () rất
chính xác gồm 7 số lẻ nằm giữa 2 số
16


3,1415926 và 3,141415927....
+ Y dược học
Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế
nội kinh được coi là bộ sách kinh điển
của y học cổ truyền ở Trung Quốc.
Thời Minh có cuốn Bản thảo cương
mục của Lý Thời Trân. Lịch sử y học
Trung Quốc còn sản sinh ra nhiều vị
danh y nổi tiếng, tiêu biểu là Biển
Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, …
Y học cổ truyền Trung Quốc là một hệ
thống y học thực sự hồn chỉnh bao
gồm việc chuẩn đốn, điều trị và ngăn
ngừa bệnh tật. Ngoài ra khoa châm
cứu là một thành tựu độc đáo của y
học Trung Quốc.
+ Kỹ thuật
Có 4 phát minh quan trọng về mặt kỹ
thuật mà người Trung Hoa đã đóng

góp cho nhân loại, đó là kỹ thuật làm
giấy, kỹ thuật in, phát minh thuốc
súng và la bàn.
Kỹ thuật làm giấy: Sử sách cho rằng
ngƣời phát minh ra việc làm giấy sớm
nhất là Sái Luân.
Kỹ thuật in: Nghề in cổ đại Trung
Quốc chủ yếu bằng 2 phương thức: in
khắc sẵn trên bản và in chữ rời. Bản in
cổ nhất còn lưu lại đến ngày nay là
cuốn Kinh Kim cương vào năm 868
đời Đường.
17


Phát minh thuốc súng: Nhiều người
cho rằng, phát minh ra thuốc súng xuất
phát từ thuật luyện đan từ thời nhà
Đường.
Phát minh la bàn (Kim chỉ nam): Từ
thời Chiến quốc, ngƣời Trung Quốc
đã biết sử dụng một loại đá thiên nhiên
để tìm phương hướng, gọi là Tư Nam.
Qua nhiều lần cải biến, đến thời Tống,
kim chỉ nam bắt đầu ứng dụng vào
hàng hải. Vào khoảng TK XII, kim chỉ
nam truyền sang phương Tây đến
Ảrập, người thời đó gọi bằng tên “bạn
của thủy thủ”
Ngoài 4 phát minh trên, đồ sứ Trung

Quốc cũng rất nổi tiếng.
- Hô ̣i hoạ, điêu khắc, kiến trúc
+ Hội hoạ
Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử lâu
đời. Ðời Tần - Hán, xuất hiện một số
xu hướng hội hoạ nổi bật, phong phú
về loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích
họa.
+ Điêu khắc
Điêu khắc của Trung Quốc phân thành
các loại như: Ngọc điêu (điêu khắc
ngọc), thạch điêu (điêu khắc đá), mộc
điêu (điêu khắc gỗ). Trong khu lăng
mộ Tần Thuỷ Hoàng, người ta tìm
thấy hàng ngàn pho tượng ngựa và
người tuỳ táng có kích thước bằng
18


người và ngựa thật.
Có thể kể thêm những tác phẩm nổi
tiếng như tượng Lạc sơn đại Phật đời
Tây Hán (pho tượng cao nhất thế
giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn
tay...
+ Kiến trúc
Người Trung Quốc đã xây dựng nhiều
cơng trình kiến trúc nổi tiếng như Vạn
lý trường thành, Thành Tràng An, Cố
cung (Tử cấm thành) ở Bắc Kinh.

Vạn lý Trường thành là cơng trình
kiến trúc vĩ đại nhất, là một trong
những niềm tự hào của dân tộc Trung
Hoa, nhằm ngăn chặn các cuộc xâm
nhập của người Hung Nơ. Sau khi Tần
Thủy Hồng thống nhất Trung Quốc,
trong 10 năm, ông huy động rất nhiều
cơng sức lao động của qn lính, dân
chúng và phạm nhân gia cố các tường
thành cũ và xây nối liền chúng với
nhau thành một bức tường thành dài
liên tục.
Vạn lý trường thành được UNESCO
công nhận là Di sản thế giới năm 1987
và là điểm đến của hàng triệu du
khách.
Các di tích kiến trúc hồng cung nổi
tiếng của văn hóa Trung Quốc có
Trường An (kinh đơ của các triều đại
từ Hán đến Đường trong hơn 1000
năm), Cố Cung (kinh đô của các triều
19


đại Minh, Thanh trong 600 năm còn
gọi là Tử cấm thành.
Phật tự và Thiên đàn: Chùa chiền
(Phật tự) Trung Quốc xuất hiện từ khi
Phật giáo du nhập vào đất nước này.
Thoạt đầu, Hán Minh Đế (cai trị 5875) cho xây riêng ngôi chùa đầu tiên

đặt tên là Bạch Mã tự (do kinh Phật
ban đầu được chở bằng ngựa trắng chở
sang) ở Lạc Dương để các cao tăng
làm chỗ cư ngụ và tàng trữ kinh Phật.
Các chùa nổi tiếng ở Trung Quốc có
Thiếu Lâm tự, Huyền Khơng tự…
- Người Trung Quốc cũng đã phát
minh ra một loại lịch dựa trên sự kết
hợ giữa âm lihcj và dương lịch mà cho
đến ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách
tính thời gian của nhiều nước phương
Đơng trong đó có Việt Nam…..
- Gv lấy một số hình ảnh minh họa
cho học sinh xem.

Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập (10p)
Yêu cầu cần
đạt
- HS nắm được
kiến thức bài
học, củng cố
lại kiến thức để
giải quyết các

Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS

- Phương pháp, kỹ thuật: Vấn đáp.


Sản phẩm
của HS.

- Phương tiện: SGK, vở ghi.
*Bài tập 1: Điều kiện tự nhiên của
Trung Quốc cổ đại đã tác động như thế
nào đến sự hình thành của nền văn

Tiêu chí
đánh giá

- HS nghiên
cứu câu hỏi
và nội dung
20


bài luyện tập.
- Nắm được
các nội dung
cơ bản về
điều kiện tự
nhiên, sự
hình thành
nền văn
minh Trung
Quốc và
những thành
tựu nổi bật

của Trung
Quốc.

minh quốc gia này?

- GV nhận xét ý kiến và đưa ra kết
luận:

SGK, kết
hợp với các
gợi ý của
GV để trả
lời câu hỏi.

+ Trung Quốc được bồi tụ bởi 2 con
sông lớn là Hoàng Hà và Trường
Giang, phù sa đã bồi tụ nên các đồng
bằng rộng lớn, phì nhiêu -> thuận lợi
phát triển nơng nghiệp -> sớm hình
thành nền văn minh.
+ Nhiều đồng cỏ, thảo nguyên rộng lớn
-> phát triển chăn nuôi.
+ Mực nước của các con sông lớn lên
xuống thất thường nên nhu cầu phải
liên kết nhau lại để trị thủy-> do đó
sớm hình thành nhà nước.
*Bài tập 2: Trong các thành tựu văn
minh Trung Quốc, em ấn tượng với
thành tựu nào và vì sao?
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu, tài

liệu về kiến trúc, nghệ thuật, kĩ thuật
….

- HS hệ
thống lại nội
dung vừa
học để trả
lời câu hỏi.

Hoạt động 4: Vận dụng, Mở rộng:
- Mục tiêu: giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tư duy; tìm kiếm kiến thức
từ các tài liệu, củng cố lại kiến thức đã học, sự hiểu biết từ bên ngoài…
- Phương pháp, kỹ thuật: phương pháp vấn đáp, kỹ thuật động não,
- Đề bài:
21


Câu 1: Em hãy lập bảng niên biểu kể một số thời đại Trung Quốc xâm lược nước
ta và những cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước ta?
Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa Việt Nam và nước láng giềng Trung
Quốc hiện nay?

C. KẾT LUẬN:
1. Tổng kết nội dung chính:
Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, với hơn
5.000 năm phát triển, văn minh Trung Hoa đã trở thành một trong những nền văn
minh rực rỡ của thế giới.
Với bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII, việc soạn kế hoạch bài giảng
có sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại rất quan trọng. Bởi đây là một bài
có khối lượng kiến thức nhiều, chính vì vậy khi mà người giáo viên sử dụng các

phương pháp dạy học hiện đại một cách phù hợp và đa dạng trong bài sẽ giúp bài
dạy bớt nhàm chán và học sinh sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, khơng cịn cảm
thấy nặng về phần khối lượng kiến thức.
2. Tổng quát chung toàn chủ đề:
Vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy là một trong những
yêu cầu quan trọng trong giáo dục đào tạo hiện nay. Các mơn học khác nói chung
và mơn Lịch sử nói riêng cần phải sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào
bài dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu mới của ngành
giáo dục và xã hội.
Muốn được như vậy, người giáo viên phải là người biết vân dụng tốt các phương
pháp hiện đại khác nhau để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo, đồng thời giúp học sinh nắm chắc được vấn đề cơ bản, hình thành thế giới
quan khoa học, giáo dục nhân cách và rèn luyện các kỹ năng sống.
Mỗi phương pháp dạy học hiện đại đều có các bước tiến hành, mỗi bước là một
công đoạn quan trọng để dẫn dắt học sinh đi đến nắm được bài học tốt nhất, qua
việc vận các phương pháp dạy học hiện đại vào bài dạy, người giáo viên sẽ nâng
cao hiệu quả khâu tổ chức dạy học.

22



×