Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.92 KB, 12 trang )

Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
MỤC LỤC
PHẦN I. H C
N
………………………………………Trang 2
PHẦN II. N
N CẦN
……………………………..Trang 2-3
PHẦN III.
N PH P
………………………………….Trang 3-9
PHẦN V. K
ƯỢC……………………………………...Trang 9
PHẦN V. K
L N…………………………………………………….Trang 10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 1


Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
Phần 1. hực trạng đề tài:
Trong q trình giảng dạy tơi đã vận dụng phương pháp giảng dạy mới theo
chương trình, nội dung sách giáo khoa mới, do Bộ GD&ĐT quy định. Đồng thời, rút
kinh nghiệm của bản thân qua từng tiết dạy; vận dụng linh hoạt các hình thức, phương
pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, tích cực phát huy chủ động sáng tạo của học
sinh và chú ý rèn kỹ năng toàn diện cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy lớp 5/2 và trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm năm
trước để nắm kỹ hơn về kỹ năng đọc của các em và tiếp tục tìm nguyên nhân dẫn đến
phát âm chưa đúng, ngắt nghỉ chưa hợp lí, học sinh đọc diễn cảm cịn yếu.


Sau tuần thực dạy, tơi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh như sau :

Tổng
Lớp

số học
sinh

5/2

Trước tình hình đó tơi quyết định: “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông
qua tiết tập đọc’’ để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu
của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp tiểu học.
Phần 2. Nội dung cần giải quyết:
Từ thực trạng của học sinh và các nguyên nhân vừa nêu, để giải quyết được mục
đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên, tôi
đã tiến hành phân loại học sinh trong lớp và sau đó đề ra những nội dung giúp rèn kĩ
năng đọc cho học sinh như sau:
1.
Giáo viên nghiên cứu trước nội dung, chương trình sách giáo khoa ở khối
lớp 5.
2.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi học tiết Tập đọc.
3.
Rèn phát âm đúng.


Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 2



Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
4.
Rèn đọc thầm.
5.
Rèn đọc diễn cảm, đọc hay.
Phần 3. iện pháp giải quyết:
1.Giáo viên nghiên cứu trước nội dung, chương trình sách giáo khoa ở khối lớp
5: Tiếp theo chương trình tập đọc lớp 1,2,3,4, phân môn Tập đọc ở lớp 5 được học
mỗi tuần 2 tiết. Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo
chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xi (4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ (có 4
bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng
cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ
năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4.
Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (bao gồm các mục giải nghĩa
từ, câu hỏi), phân mơn Tập đọc cịn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản,
cụ thể là:
- Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài.
- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.
- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.
Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc cịn xây dựng
cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ
ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
Chương trình Tập đọc lớp 5 hướng đến đạt được chuẩn về kĩ năng đọc như sau:
- Tốc độ đọc tối thiểu khoảng 100 tiếng / phút.
- Đọc thành tiếng và đọc thầm:
+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật, hành chính,
khoa học, báo chí,…). Biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng
đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.

+
Biết đọc diễn cảm một bài thơ hoặc một đoạn văn đã học.
+
Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.
- Đọc hiểu:
+
Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.
+
Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.
+ Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị
văn chương.
+
Hiểu các kí hiệu, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu, …
- Kĩ năng phụ trợ:
+
Biết dùng từ điển.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 3


Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
+
Biết ghi chép các thông tin đã đọc.
+
Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi học tiết Tập đọc:
a/ ối với giáo viên :
- Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc
hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản

thân mình đọc đúng, đọc diễn cảm. Khơng cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà
lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể
hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc
soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể ở từng đoạn của bài. Giáo viên phải chú
ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là
những tiết luyện đọc ở buổi thứ hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn cho học sinh
phát âm đúng ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm chưa đúng hoặc đọc
chưa đúng.
Ví dụ : Ảnh hưởng của ngơn ngữ địa phương nên học sinh phần lớn còn đọc chưa
đúng, phát âm nhầm lẫn ch/tr; s/x; d/r/gi.
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương
pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh
hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
b/ ối với các em học sinh :
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết
được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa và tự phát
hiện ra tại sao mình đọc chưa đúng và tại sao mình đọc chưa hay.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay
trong các tiết tập đọc nói riêng.
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ
thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc.
3 .Rèn phát âm đúng:
Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, khơng có lỗi. Đọc
đúng là khơng đọc thừa, khơng sót từng âm, vần, tiếng; thể hiện đúng hệ thống ngữ âm
chuẩn. Phần lớn các em đã đọc đúng, chỉ có số ít các em cịn nhầm l/n do chưa chú ý
phát âm. Giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu đọc đi đọc lại các tiếng còn
đọc chưa đúng. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt hơi đúng chỗ, đọc
đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 4


Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được tách một từ ra làm hai. Các em
học sinh lớp 5 đã có kinh nghiệm đọc ngắt nghỉ ở các lớp trước nên giáo viên chỉ cần
củng cố, hệ thống lại. Đồng thời giúp các em dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để
xác định cách ngắt nhịp đúng trong từng câu, từng bài. Việc ngắt hơi cũng cần phải phù
hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, hết đoạn văn hay
khổ thơ cũng nghỉ lâu hơn. Phần này, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn tỉ mĩ và rèn
luyện thường xuyên cho học sinh, cho học sinh tự phát hiện cách ngắt hơi, tập giải
thích vì sao cách ngắt hơi như vậy là phù hợp, sau đó kiểm tra với phần đọc của giáo
viên. Dần dần, theo thói quen, các em có thể tự làm được tương đối tốt.
Ví dụ 1:
Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.
(Hành trình của bầy ong - TV5, tập 1)
Hơn nữa, một yêu cầu không thể thiếu của đọc đúng là đọc đúng ngữ điệu câu:
lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với tình cảm
cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các
nội dung cầu khiến khác nhau. Ví dụ: Trong bài: “Cái gì q nhất?” (TV5, tập 1), các
em cần đọc rõ giọng người dẫn chuyện, giọng Hùng, Quý và Nam. Ngoài ra, cần chú ý
kéo dài giọng hoặc nhấn giọng tự nhiên những từ quan trọng trong ý kiến của từng
nhân vật để góp phần diễn tả nội dung và bộc lộ thái độ :

Ví dụ 2:
Hùng nói:
- Theo tớ, q nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy
ai khơng ăn mà sống được khơng?
Q và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi
bước, Q vội reo lên:
- Bạn Hùng nói khơng đúng. Quý nhất phải là
vàng. Mọi người thường nói quý như vàng là
gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa
gạo!
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền


Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.

Nam vội tiếp ngay:
- Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì -Giọng chậm, trầm, thuyết
giờ q hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra phục.
được lúa gạo, vàng bạc !
Hay trong bài “Người gác rừng tí hon” (TV5, tập 1), giáo viên cần hướng dẫn
học sinh đọc đúng những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Ngồi ra, cần đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về sự
mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé bảo vệ rừng.
4. Rèn đọc thầm :
Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn (nắm bắt đầy
đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật).
Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc
thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, hoặc
học thuộc lòng.)
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện biện pháp

này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ.
Thơng thường tơi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài văn có mấy đoạn, hoặc đọc
thầm để suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. Khi đọc thầm giáo viên
phải giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm định hướng việc đọc - hiểu.
+ Ví dụ: Trong bài “Một chuyên gia máy xúc”
- Học sinh đọc thầm đoạn một trả lời câu hỏi:
Hỏi: Anh Thuỷ gặp anh A-lếch - xây ở đâu?
Học sinh trả lời: “Hai người gặp nhau ở công trường xây dựng”. Hỏi:
Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
- Gọi học sinh trả lời, bạn nhận xét bổ xung, giáo viên chốt lại cuối
cùng. * Đọc kết hợp giảng.
- Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản trau dồi kỹ năng đọc hiểu,
nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc, các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn,
bài thơ để tạo điều kiện cho các em đọc diễn cảm cả bài.
- Ngoài việc rèn đọc đúng (phải luyện đọc) cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ
thông qua đọc và trả lời những câu hỏi thông qua từ ngữ để học sinh hiểu được nội
dung bài đọc. Tơi có thể giao nhiệm vụ bài tập cụ thể ở từng đoạn cho học sinh trả lời
nhận xét, trao đổi báo cáo kết quả để nhận xét, Khi tổ chức lớp học tôi cho các em hoạt
động càng nhiều càng tốt. Tôi cố gắng phối hợp đàm thoại giáo viên – học sinh với
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 6


Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
đàm thoại học sinh – học sinh . Ngồi hình thức cả lớp cùng tìm hiểu dưới sự hướng
dẫn của giáo viên tơi cịn chọn thêm những hình thức khác như:
+ Chia lớp thành các nhóm để học sinh cùng nhau trao đổi câu hỏi. Sau đó, đại
diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Giáo viên điều khiển lớp đối thoại, nêu
nhận xét thảo luận tổng kết.

+ Chỉ định 1-2 em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong
sách giáo khoa. Học sinh điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi như: “Bạn cho
mình biết ….”. Giáo viên chỉ nói những điều cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu,
gây ấn tượng về những gì học sinh trao đổi, thu lượm được. Giáo viên là người
chốt lại cuối cùng hoặc nhất trí trả lời của các em. Trong khi học sinh trả lời, tôi
chú ý cách diễn đạt cách dùng từ ngữ, của các em để các em vận dụng ở các môn
học khác.
5. Rèn đọc diễn cảm, đọc hay:
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có
các yếu tố của ngơn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ
điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả
đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người
đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực
hiện được trên cơ sở đọc đúng và lưu lốt.
Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu
cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang trọng phù hợp với từng ý cơ bản của bài
đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở những từ ngữ
biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, học sinh phải làm
chủ được chỗ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc
độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc giãn nhịp đọc), làm chủ được cường độ
giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ điệu (độ cao của giọng
đọc, lên giọng hay hạ giọng).
* Đối với văn bản nghệ thuật ,các bài văn xuôi:
Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ,
âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng
của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh
tìm ra cách đọc).
+ Ví dụ: Bài “Bầm ơi’’
Gọi 1,2 em đọc cho học sinh nhận xét, giọng đọc bài thơ như thế nào? Bạn đọc đúng
chưa? (Giọng trầm lắng thiết tha). Em đọc lại: Đọc hai câu mở đầu: Ai về thăm mẹ quê

ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 7


Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
Hỏi: bạn đọc đúng chưa? Đọc với giọng thế nào? (với giọng nhẹ, trầm, nghỉ hơi dài
khi kết thúc).
Nhấn giọng ở đoạn theo cách ngân dài hơi hơn ở những từ ngữ khẳng định hoặc mang
rõ sắc thái cảm xúc: “Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”
Trong khi đọc tôi hướng dẫn đọc đúng đối với những câu văn sau dấu chấm lửng, ngắt
nghỉ thế nào? Đối với các câu cảm, câu thán, câu hỏi trong bài cần đọc như thế nào mới
đúng.
Khi đọc trong các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm giáo viên cần hướng
dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng
nhân vật và của tác giả.
Ví dụ :
Bài Chú đi tuần:
“Các cháu ơi ! Ngủ có ngon khơng?
Các cháu cứ n tâm ngủ nhé!”
+ Hoặc : Bài : “Một chuyên gia máy xúc’’ .
Tôi hướng dẫn các em cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ để
hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho
học sinh để học sinh nghe giọng đọc của cơ để tự điều chỉnh mình đọc theo cô. Để các
em đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh.
Biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở hồ
hởi...Để thể hiện được tính cách, cảm xúc của các nhân vật người đọc cần hồ mình
vào từng nhân vật để tìm được cách đọc. Khi đọc diễn cảm tôi hướng dẫn các em biết
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả

bộ) và biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
Ví dụ : Bài Lịng dân :
- Khi dạy tôi hướng dẫn các em phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và
lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật : ví dụ
Cai : ( xẵng giọng ) // Chồng chị à?
ì Năm : - Dạ , chồng tui.
Cai : - Để coi. ( Quay sang lính ) // Trói nó lại cho tao//(chỉ dì Năm ). Cứ trói đi . Tao
ra lịnh mà//( lính trói dì Năm lại ).
Khi đọc cần thể hiện đúng thái độ, tình cảm của nhân vật và tình huống kịch. Cụ
thể:
Giọng cai và lính : hống hách, xấc xược
- Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau dì Năm khéo giả vờ
than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trăng trối với con khi bị doạ bắn chết.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 8


Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
- Giọng An : giọng một đứa trẻ đang khóc. (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do
má em dàn dựng. trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má).
Phần 4. Kết quả :
Sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua
tiết Tập đọc” tôi tiến hành khảo sát lần 2 lớp tôi chủ nhiệm 5/2, tôi thấy tỷ lệ học sinh
đọc đã có nhiều chuyển biến so với kết quả đầu năm học, cho thấy chất lượng của học
sinh đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh đọc phát âm chưa đúng giảm nhiều. Số học
sinh đọc đúng, đọc hay tăng lên.
Cụ thể kết quả như sau:

Tổng

số học

Lớp

sinh
5/2

31

Để có kết quả như trên, trong mỗi giờ dạy tập đọc tôi đã sử dụng một số biện pháp
mà tôi đã trình bày ở trên, giúp chất lượng dạy- học tập đọc đạt được những yêu cầu,
mục tiêu của môn học ngoài ra trong mỗi tiết dạy tập đọc giáo viên cần tạo nên khơng
khí sơi nổi thi đua động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi hơn với kết quả
rèn luyện của mình. Mỗi tháng tơi tổ chức một lần hái hoa dân chủ thi đọc đúng đọc
hay, đọc thuộc lòng các bài thơ, khổ thơ, đọc phân vai, đoạn văn mà mình thích nhất để
thi đua và tuyên dương động viên khuyến khích kịp thời và rèn đọc phải thường xuyên
liên tục. Chú ý rèn đối với học sinh chưa đọc tốt và rèn đọc trong các phân môn khác
của Tiếng Việt và các môn học khác
Phần 5. Kết luận:
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng
đọc hay bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện
đọc - rèn đọc đúng có vai trị rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội
dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 5
trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc sau:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 9



Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.
- Xác định đúng mục tiêu dạy học của bộ môn, trọng tâm của từng bài và chuẩn
kiến thức kĩ năng mà học sinh phải đạt được. Phải chú ý đến lỗi mà học sinh hay
mắc để sửa cho các em.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, ln suy nghĩ tìm ra những cách thức
dạy phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của các em.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gợi
mở.
- Giáo viên phải nhận thức đúng vai trị chức năng ở phân mơn Tập đọc. Trước hết
giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc
trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu tư quĩ thời
gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên
lớp học.
- Ln động viên khích lệ gây hứng thú học tập đọc đối với học sinh, phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Cử
chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động.
- Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh chưa
đọc tốt trước khi đến lớp.
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập trao đổi rút kinh nghiệm.
Ngoài ra mỗi giáo viên cần phải thường xuyên trau dồi về chuyên môn nghiệp
vụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm biện pháp đã làm trong khi “Rèn kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc” Vì thời gian có hạn nên sáng kiến này sẽ không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, BGH và của các cấp quản lý
để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của
học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên.



Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền

Trang 10



×