Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP đẩy MẠNH THU hút và NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 56 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
CHƯƠNG 1: NHỮNG LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment : FDI ) tại Việt Nam
chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo khoản 1, điều 2 của
luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi và bổ sung năm 2000 thì đầu tư trực tiếp
nước ngoài được định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các
hoạt động đầu tư”.
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cũng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(ĐTTTNN) bao gồm các hình thức sau:
1.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam mà không
tiến hành lập pháp nhân.
Như vậy hình thức này có đặc điểm sau:
Các bên Việt Nam và nước ngoài hợp tác với nhau để tiến hành kinh doanh sản
xuất và dịch vụ tại Việt Nam trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa hai bên hoặc
nhiều bên, trong hợp đồng quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên
tham gia. Điều 7 Nghị định 12/CP có nêu: “ Các hợp đồng thương mại và hợp đồng
giao nguyên liệu lấy sản phẩm, hợp đồng mua bán thiết bị trả chậm và các hợp đồng
khác mà không phân chia lợi nhuận hoặc kết quả kinh doanh” thì không thuộc phạm vi
của hình thức đầu tư này, ngoài hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí
cũng không phải là đối tương điều tiết của hình thức này.
Các bên tiến hành hoạt động không thành lập một pháp nhân mới tức là không
cho ra đời một công ty mới
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
1


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thõa thuận, phù hợp với
tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng.
1.2.2. Doanh nghiệp liên doanh:
Là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tài Việt Nam trên
cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Viêt Nam và Chính phủ nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam
hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tu nước ngoài trên cơ sơ hợp
đồng liên doanh.
Hình thức này có đặc điểm như sau:
Cho ra đời một doanh nghiệp mới, với tư cách pháp nhân Việt Nam và được
thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thời gian hoạt động cho phép không quá 50 năm, trong trường hợp đặc biệt có
thể kéo dài đến 70 năm. Tuy nhiên tùy vào quy mô của vốn đầu tư mà nhà nước quy
định thời gian đầu tư khác nhau. Những dự án có quy mô rất lớn, dự án ở các địa
phương có điều kiện không thuận lợi thì thời hạn có thể được xét dài hơn.
Với vốn pháp định của liên doanh ít nhất bằng 30% vốn đầu tư, đối với những
dự án đầu tư vào hạ tầng cơ sỡ, trồng rừng, đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn có
thể chấp nhận vốn pháp định thấp đến 20% nhưng phải được cơ quan cấp giấy phép
chấp thuận.
Phần vốn đóng góp của bên phía nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp
định trừ trường hợp đặc biệt có thể cho phép thấp đến 20%.
Tổng Giám đốc điều hành liên doanh có thể là người nước ngoài trong trường
hợp đó phó tổng giám đốc thứ nhất là người Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
Hội đồng quản trị, là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp. Số thành viên của hội
đồng quản trị do các bên quyết định, mỗi bên cử người của mình tham gia hội đồng
quản trị ứng với phần vốn đóng góp trong vốn pháp định.
Lời và lỗ được chia cho mỗi bên căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
2

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lập tại Việt
Nam, tự tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của
mình.
Đặc điểm của hình thức đầu tư này:
Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,
mang tư cách pháp nhân Việt Nam.
Vốn pháp định của doanh nghiệp ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư, trừ trường
hợp đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn tỷ lệ này có thể thấp đến 20% vốn pháp
định.
Trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp định, tăng vốn pháp định
phải xin phép.
1.2.4.Các hình thức đặc thù:
Ngoài các hình thức trình bày ở trên, ĐTTTNN tại Việt Nam còn có các hình
thức đặc thù sau:
Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – chuyển giao(BOT):
Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà
đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà
đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Nhìn chung các hình thức trên đều có chung đặc điểm:
Chỉ được ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đầu tư vào hạ tầng cơ sỡ Việt Nam: Xây dựng đường, cầu, cảng, sân bay, các
công trình điện, nước,…
Được hưởng nhiều ưu đãi của chính phủ Việt Nam về tiền thuê đất, thuê các
loại, thời gian đầu tư dài tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn và có lời
hợp lý.
Hết thời hạn hoạt động của giấy phép chủ đầu tư phải chuyển giao không bồi
hoàn công trình cho chính phủ Việt Nam trong tình trạng hoạt động bình thường.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân

3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Mặt khác ĐTTTNN còn có các hình thức đặc biệt khác:
Hình thức khu chế xuất:
Đây là một khu vực lãnh thổ được nhà nước quy hoạch riêng nhằm thu hút các
nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào hoạt động để chế biến ra hàng công nghiệp phục
vụ cho xuất khẩu.
Đặc điểm khu chế xuất:
Đơn vị tổ chức khai thác khu chế xuất là doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh hạ
tầng cơ sở và dịch vụ phục vụ cho các nhà máy xí nghiệp hoạt động trong khu chế
xuất.
Khu chế xuất được quy hoạch tách khỏi phần nội địa bởi môi trường rào bao
bọc.
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Khu chế xuất hoặc
hàng hóa của khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu hoặc
xuất khẩu.
Hàng hóa ra vào khu chế xuất kể cả lưu thông với nội địa phải chịu sự kiểm soát
của Hải quan.
Trong khu chế xuất không có hoạt động sản xuất nông nghiệp và không có dân
cư sinh sống.
Hình thức phát triển khu công nghiệp:
Theo nghị định số 192/CP của chính phủ ban hàng ngày 28/12/1994, khu công
nghiệp tại Việt Nam được định nghĩa như sau: là Khu do Chính phủ quyết định thành
lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và sử dụng các dịch vụ
hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
Đặc điểm khu công nghiệp:
Đây là khu vực được quy hoạch riêng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước vào hoạt động để sản xuất chế biến hàng công nghiệp.
Hàng hóa của khu công nghiệp không những phục vụ cho xuất khẩu mà còn
phục vụ cho các nhu cầu của nội địa.

SVTH: Đặng Thị Kim Hân
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Hàng hóa nhập khẩu vào khu công nghiệp và từ đây xuất khẩu ra nước ngoài
phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo luật hiện hành( trừ khu chế xuất và xí nghiệp chế
xuất hoạt động trong khu công nghiệp).
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường các nhà
đầu tư nước ngoài luôn tìm cho mình một môi trường đầu tư thuận lợi an toàn đảm bảo
vốn đầu tư của mình khi đưa vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả và nhằm mục đích tối
đa hóa lợi nhuận tối thiểu hóa rủi ro, vì thế các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan
tâm đến các yếu tố tác động đến quá trình đầu tư.
1.2.1.Nhân tố chính trị
Chính trị và an ninh quốc gia là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Thông thường khi đi đến quyết định đầu tư xem sự
ổn định về chính trị và an ninh quốc gia là một căn cứ chủ yếu để đảm bảo vốn đầu tư
của mình được an toàn, ít khi nào các nhà đầu tư mạo hiểm đổ vốn đầu tư vào một
quốc gia có tình hình an ninh chính trị không ổn định như đang có chiến tranh, nguy
cơ chiến tranh nội chiến, đường lối chính sách luôn bị thay đổi, bởi vì sự ổn định về
chính trị và an ninh quốc gia là nền tảng hình thành một hệ thống cơ sở ổn định và
nhất quán đối với đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tình hình
chính trị rất ổn định ở khu vực châu Á, điều này là một lợi thế mạnh cho Việt Nam
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, chính vì thế, sau hơn 20 năm, kể từ năm 1986
nguồn vốn FDI vào Việt Nam gần như là “trắng” thì đến nay, nhất là trong 2 năm
2007-2008, ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có một giai đoạn bùng nổ về thu
hút vốn FDI, đạt số vốn đăng ký FDI kỷ lục 64 tỷ USD năm 2008. Qua đó cho thấy nỗ
lực lớn của chính phủ Việt Nam trong quá trình ổn định an ninh chính trị xã hội.
Tuy nhiên, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài luôn có giới hạn vì thế việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến mức độ nào còn tùy thuộc vào sự năng động và

nhạy bén của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác lập một cơ sở phù hợp về đầu
tư nước ngoài.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
1.2.2. Nhân tố kinh tế
Trước khi thực hiện hoạt động đầu tư, ngoài nhân tố chính trị các nhà đầu tư còn
đặc biệt quan tâm đến các vấn đề kinh tế trực tiếp liên quan đến việc tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nòi riêng. Những vần
đề này bao gồm: mức độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, chính sách tỷ giá và lãi
suất chính phủ, hệ thống tài chính – ngân hàng, trình độ tay nghề, giá cả lao động…
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển tương đối toàn diện và đạt được mức tăng trưởng khá cao. Việt Nam đang trở
thành nước hấp dẫn hàng đầu về FDI hiện nay, là mắt xích ngày càng quan trọng trong
chuỗi kinh tế toàn cầu. Điều đó càng thể hiện rõ trong bối cảnh khủng hoảng tài chính
và suy giảm kinh tế Mỹ kéo theo suy giảm kinh tế nhiều nước khác trên thế giới, trong
đó tốc độ tăng GDP của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng năm 2008 tăng trưởng GDP
của Việt Nam vẫn đạt 6,23% (một mức mà không phải nước nào trên thế giới cũng có
thể đạt được); thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2008 của Việt Nam đạt
64 tỷ USD, tăng gấp 2,9 lần năm 2007; giải ngân FDI năm 2008 cũng đạt 11,5 tỷ USD,
tăng 43% so với 2007. Kết quả này cho thấy, môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt
Nam vẫn hấp dẫn và tiếp tục được cải thiện Với tốc độ tăng trưởng khá ổn định kết
hợp với việc tiếp nhận kịp thời các thông tin, các thành tựu mới về khoa học công
nghệ của thế giới và tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế và
khu vực Việt Nam đã và đang dần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.3. Nhân tố pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật quy
định hành lang pháp lý cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật
này được thực thi bởi một bộ máy quản lý nhà nước các cấp phù hợp với quy định hiện
hành. Một quốc gia có môi trường pháp lý hoàn thiện và thuận lợi khi hệ thống pháp

luật đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, đồng bộ, ổn định và nhất quán, có nhiều khuyến khích
hoặc ưu đãi với hoạt động đầu tư nước ngoài. Quốc gia nào tạo được nhiều điều kiện
ưu đãi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, có bộ máy quản lý nhà nước hoạt động nhanh
nhạy, linh hoạt, ít quan liêu… thì tạo được môi trường pháp lý lành mạnh để thu hút
đầu tư nước ngoài.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
1.2.4. Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm đội ngũ lao động và trình độ kỹ thuật của họ,
những phong tục, tập quán, lối sống, trình độ dân trí. Khi môi trường văn hóa xã hội
lành mạnh không chỉ đơn thuần là giá lao động thấp mà còn bao hàm cả trình độ kỹ
năng, tác phong, lối sống…của người lao động và đội ngủ lao động. Do đó, cơ cấu lao
động trẻ chiếm tỷ lệ lớn kết hợp với hệ thống giáo dục rộng lớn có quy mô và chất
lượng đào tạo cao là những nhân tố thuận lợi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.5. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật các công trình kiến trúc,
các phương tiện vật chất…làm điều kiện sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo sự vận hành
thông suốt, liên tục quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, trao đổi thông tin
nhằm đám ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống. Kết cấu hạ tầng tác động thường
xuyên lâu dài đối với các ngành các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Kết cấu hạ
tầng tốt sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển các yếu tố sản xuất, hoạt động sản xuất
kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp thuận tiện và nhanh chóng, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính vì thế mà kết cấu hạ tầng tốt, hiện
đại ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì
thế, để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải xây dựng một cơ sở hạ
tầng tương đối tốt ở tất cả các địa phương trên địa bàn cả nước, trong đó cần chú trọng
đến hệ thống giao thông quốc gia, mạng lưới điện, cấp thoát nước, các dịch vụ bưu
chính viễn thông, tài chính ngân hàng…đó là điều kiện quan trọng tạo nên sự hấp dẫn
của việc thu hút đầu tư nước ngoài

1.2.6. Quy mô và tính chất của thị trường tiềm năng
Thị trường là nơi tiêu thụ các loại sản phẩm và dịch vụ do các nhà đầu tư sản xuất
ra. Giới hạn của thị trường cũng chính là giới hạn của sản xuất và cũng chính là giới
hạn của đầu tư. Quy Quy mô và tính chất của thị trường quyết định quy mô và tính
chất của sản xuất kinh doanh. Vì thế các nhà đầu tư nước ngoài đã thấy rõ tầm quan
trọng của nhân tố này đối với thu hút đầu tư nước ngoài vì quy mô thị trướng quy định
quy mô của nguồn vốn đầu tư và tổng lợi nhuận của chủ đầu tư. Bởi vì khi phân tích
cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm chi phí lao động chiếm một tỷ trọng không
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
lớn, cho nên chi phí lao động có ảnh hưởng nhưng không mang tính quyết định đến lợi
nhuận của chủ đầu tư. Do đó, các chủ đầu tư nước ngoài đang có xu hướng đầu tư vào
quốc gia đông dân cư như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước trong khối ASEAN trở thành
các đối thủ lợi hại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
1.3. Khái quát vai trò của ĐTTTNN đối với sự tăng trưởng và phát triển
vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ
của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Việt Nam một trong những nước đang phát triển có cùng đặc điểm chung: Thu
nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp.
Tình trạng này chính là khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào
quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự
nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra điểm đột phá trong khó khăn này. Trở ngại
lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư kỹ
thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ,
kỹ thuật, tăng năng suất lao động…Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho
sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào
nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ là tụt hậu cho sự phát triển chung của thế giới. Do
đó vốn nước ngoài sẽ là một cú hích để góp phần đột phá giúp các nước đang phát

triển thoát ra khó khăn đó. Đặc biệt FDI là nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng
thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế
hơn ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số
dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt hơn.
Hầu hết các nước đang phát triển đều có hai lỗ hổng lớn đó là: Tiết kiệm không
đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu. Vì vậy FDI là một nguồn quan trọng không
chỉ để bổ xung nguồn vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng bởi FDI
góp phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng sản xuất khẩu của nước
nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận của công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ hoạt động
dịch vụ phục vụ cho FDI.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí
quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty
đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh
doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những
khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả
nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn
với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì
vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi
cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi

phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao
động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ
đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Ngoài tác động tạo việc
làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao
động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư. Trong các doanh nghiệp FDI đòi
hỏi trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với
mặt bằng chung. Những yêu cầu trên đòi hỏi người lao động phải không ngừng phát
triển bản thân cả về thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được
các yêu cầu của công việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo
và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao
động cao. Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu tư cho phát
triển nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động địa phương,
các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để người
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại các doanh nghiệp FDI
phải có kế hoạch đào tạo. Thế nên, trong chiến lược phát triển của các tập đoàn lớn
hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động địa phương nhằm từng
bước thay thế lao động người nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng
hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số
thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Tăng tính cạnh tranh sản xuất trong nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào làm cho hoạt động đầu tư trong nước phát triển,
tính năng động và khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước ngày càng được tăng
cường ( để tồn tại và phát triển ), các tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của đất

nước có điều kiện để khai thác và được khai thác. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao
động, cơ cấu lãnh thổ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại,
của các nước trong khu vực, nước chủ nhà có thêm điều kiện để mở rộng quan hệ kinh
tế quốc tế, có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ĐTTTNN tại Việt Nam
Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả ĐTTTNN thường biểu hiện qua hai khía
cạnh: Lượng vốn thu hút của từng năm và khả năng tạo ra lợi nhuận của các dự án có
vốn ĐTTTNN. Cụ thể có các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu vốn thực hiện trên vốn đăng ký:
Công thức : Vốn thực hiện
Vốn đăng ký
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ giữa dòng vốn thực so với lượng vốn cam kết chảy
vào một quốc gia trong một năm nhất định. Nếu như chúng ta chỉ căn cứ vào lượng
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
vốn cam kết để đánh giá hiệu quả hoạt động ĐTTTNN thì chưa chính xác vì nó chỉ là
một lời hứa còn thực hiện hay không tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ
quan. Về mặt ý nghĩa chỉ tiêu này càng cao càng tốt thế nhưng chưa hoàn toàn như thế
vì lượng vốn thực hiện nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng dự án và từng giai đoạn của dự
án đó.
Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trên vốn đăng ký:
Công thức: Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tổng vốn đăng ký
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn đăng ký được bao nhiêu đồng doanh thu có từ
xuất khẩu cho thấy tỷ lệ xuất khẩu đạt được trên tổng vốn đăng ký.
Chỉ tiêu doanh thu trên vốn đăng ký:
Công thức : Tổng doanh thu

Tổng vốn đăng ký
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn đăng ký thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trên doanh thu:
Công thức: Kim ngạch xuất khẩu
Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng doanh thu thu được
từ xuất khẩu, nhằm đánh giá khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Tỷ trọng vốn ĐTTTNN trong tổng vốn đầu tư cả nước:
Công thức: Tổng số vốn ĐTTTNN
Tổng số vốn đầu tư cả nước
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng lượng vốn đầu tư của cả nước có bao nhiêu
vốn là từ lĩnh vực ĐTTTNN.
Chỉ tiêu số thu ngân sách từ các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN trên tổng thu
ngân sách quốc gia:
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Công thức: Số thu ngân sách từ các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN
Tổng thu ngân sách
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN
trong tổng số thu ngân sách.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xã hội
Bên cạnh những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế còn những chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả của hoạt động ĐTTTNN về mặt xã hội. Đó là số lao động trong khu vực có
vốn ĐTTTNN, lương bình quân trên người, khả năng nâng cao trình độ cho người lao
động…
1.5. Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước Châu Á
Theo nhiều cuộc khảo sát, các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,
Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan là các quốc gia liên tục đứng vị trí cao trong bảng xếp
hạng những quốc gia thu hút vốn FDI đứng đầu khu vực Châu Á. Điều gì làm cho

những nước này liên tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến vậy? Sau đây là một
số kinh nghiệm mà họ đã làm.
Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư
Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản
và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí
quyết của các nước châu Á thành công nhất.
Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư ở các nước này đều là
thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu
tư. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào
có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư. Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân
quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự
trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư
Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: Thái Lan thực hiện tốt công tác
quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
hạn. Trung Quốc cũng công bố rộng rãi và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào
các ngành được khuyến khích phát triển.
Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: Hàn Quốc
chú trọng xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được
hưởng mức lợi nhuận thỏa đáng. Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền
lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư
nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép,
thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý
nghiêm khắc.Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc
tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghề được phép đầu tư được
mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.

Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ
Thu nhiều nhất lợi nhuận từ dự án luôn là mục đích hàng đầu của các nhà đầu
tư nước ngoài. Vì vậy, nhiều nước châu Á đã có những chính sách tài chính hấp dẫn
cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ nhằm thu hút nhiều
nhất nguồn vốn FDI vào các nước này.
Cắt giảm thuế: Hầu hết các nước châu Á đều đưa ra những chính sách cắt giảm
thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm
với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với
máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được Ở Trung Quốc, các dự án đầu tư vào đặc
khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng
kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuê
thu nhập trong vòng 10 năm Indonesia miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu đối với
hàng nhập khẩu dùng cho mục đích đầu tư
Cho phép nhà đầu tư hoạt động trên thị trường tài chính: Hàn quốc cho phép
nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường
bất động sản, sát nhập và mua lại các công ty trong nước, giao dịch ngoại hối Trung
Quốc mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp
giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ động nước ngoài. Ngoài ra, nước này còn
cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước như
các ngân hàng (ngoại trừ các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đến kinh tế và an ninh
quốc gia).
Các chính sách ưu đãi về dịch vụ: Thái Lan giảm giá thuê nhà đất, văn phòng,
cước viễn thông, vận tải Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu
hút FDI. Sigapo lại tạo điều kiện thuận lợi cho người thân của các nhà đầu tư nhập cư
và ổn định cuộc sống tại nước này.

Xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là
yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nước Châu Á như Thái Lan , Trung
Quốc, Hàn Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính
vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn
thông, dịch vụ nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt
động trên đất nước mình.
Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ
thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển
kinh tế và du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện,
mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trung Quốc chú trọng xây dựng nhiều đặc khu kinh tế và các thành phố duyên
hải. Tại các đặc khu này, Trung Quốc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô
thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho phép điạ
phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích
nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà
nước
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao
Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường
lao động ở nước sở tại. Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao
động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là
bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Coi trọng đầu tư cho giáo dục: Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu
sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu
cầu lao động cho thị trường. Nước này đã trang bị miễn phí máy tính cho mỗi lớp học,
miễn phí dạy tin học cho mọi đối tượng. Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại
học các ngành toán, máy tính. Ấn Độ và Trung Quốc đặc biệt chú trọng giáo dục đại

học, số người tốt nghiệp đại học ở hai nước này chỉ sau Mỹ. Đặc biệt, Ấn Độ còn được
coi là cái nôi của nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chính sách thu hút nhân tài: Không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước,
Singapo, quốc gia có dân số ít ỏi còn thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân tài từ
bên ngoài. Quốc đảo nhỏ bé này được coi là nơi có chính sách thu hút nhân tài bài bản
nhất thế giới. Các chính sách đột phá như cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ
máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ khiến nước này có
được một đội ngũ lao động cao cấp hàng đầu thế giới, trở thành địa điểm hấp dẫn cho
các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ, chất xám.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình thu hút ĐTTTNN tại Việt Nam trong thời gian qua
2.1.1. Tình hình cấp giấy phép ĐTTTNN tại Việt Nam
Tính đến cuối năm 2008, cả nước có hơn 10500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu
tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã
hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 9.500 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 150 tỷ USD.
Biểu: Các dự án được cấp phép qua các năm
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (211 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới
1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể
coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
16

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) là 28,3 tỷ USD. Giai đoạn này
đã có tác động tích cực đến nền kinh tế xã hội. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-
kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh
thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ,
thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các
thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã
hội của đất nước.
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn
13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng
81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy
mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong
những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn
về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2001 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục
hồi chậm (năm 2001 thu hút 555 dự án với tổng vốn đăng ký , năm 2002 là 808 dự án,
năm 2003 là 791 dự án). Tính chung trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới
(kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết
09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng
30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều
tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa
phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn
ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án
quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản
phẩm công nghệ cao, ) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du
lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Riêng trong năm 2007, cả nước có 9.810 dự án đăng ký và
8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ USD, vốn thực hiện (của các
dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì
tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD ). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng
ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.

Tổng vốn FDI đăng ký năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm
2007. Đây là mức thu hút vốn FDI kỷ lục từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
càng có ý nghĩa trong trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Tính chung từ đầu
năm, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Việt Nam, cấp mới
thêm 112 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng 222% so với năm
2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn, tổng số vốn tăng
thêm đạt 3,74 tỷ USD.
Bảng 1 : Thực trạng nguồn vốn ĐTTTNN hàng năm tại Việt Nam
Năm Số dự án
Vốn
đăng ký
(Triệu USD)
Vốn
thực hiện
(Triệu USD)
Quy mô
vốn đăng ký/
dự án
1988 37 341.7 9.24
1989 67 525.5 7.84
1990 107 735.0 6.87
1991 152 1291.5 328.8 8.50
1992 196 2208.5 574.9 11.27
1993 274 3037.4 1017.5 11.09
1994 372 4188.4 2040.6 11.26
1995 415 6937.2 2556.0 16.72
1996 372 10164.1 2714.0 27.32

1997 349 5590.7 3115.0 16.02
1998 285 5099.9 2367.4 17.89
1999 327 2565.4 2334.9 7.85
2000 391 2838.9 2413.5 7.26
2001 555 3142.8 2450.5 5.66
2002 808 2998.8 2591.0 3.71
2003 791 3191.2 2650.0 4.03
2004 811 4547.6 2852.5 5.61
2005 970 6839.8 3308.8 7.05
2006 987 12004.0 4100.1 12.16
2007 1544 21347.8 8030.0 13.83
2008 1171 64011.0 1105.0 54.66
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng trên, ta thấy rằng quy mô dự án đầu tư cao dần từ năm 1990 là 6.87
triệu USD/dự án và đạt 27.32 triệu USD/án vào năm 1996. Từ cuộc khủng hoảng
Dông Á 1997 quy mô dự án bắt đầu giảm dần, trong năm 2002 thì quy mô giảm rất
thấp 3.71 triệu USD/dự án, do đa số nhà đầu tư tiến hành thực hiện các dự án vừa và
nhỏ nên quy mô vốn trung bình cho mỗi dự án rất thấp, điều này chứng tỏ sự e dè,
ngại rủi ro của nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới sau khung hoảng 1997 còn
nhiều biến động. Và đặc biệt từ năm 2006 trở lại đây quy mô các dự án tăng cao, đáng
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
chú ý là năm 2008 với 54.66 triệu USD trên dự án, vốn thực hiện đã đạt 11,5 tỷ USD,
đây là con số cao nhất trong vòng 21 năm qua.
2.1.2. Phân bổ vốn ĐTTTNN theo lĩnh vực đầu tư
Những năm đầu (1988 – 1991), hầu hết vốn ĐTTTNN được đầu tư vào các dự
án khí ngoài khơi, những dự án ít phải chịu những rủi ro về chính trị và kinh tế, tiếp
đến là ngành khách sạn và du lịch ( là ngành dễ thực hiện , quản lý và mau thu hồi
vốn).

Trong giai đoạn (1996 -2000 ) FDI đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất ( nhất
là lĩnh vực công nghiệp ) ngày càng gia tăng và chiếm hơn 2/3 tổng nguồn vốn đầu tư
chung. Trong đó trên 60% số dự án là đầu tư khai thác và nâng cầp các cơ sở kinh tế
hiện có. Cơ cấu ngành nghề cũng đã được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý
hơn, tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở
sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm, thuỷ sản và sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại …
trong đó đầu tư vào các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 56% vốn đăng ký.
Trong giai đoạn 2001-2006 nguồn FDI đầu tư vào các ngành sản xuất chiếm
70% vốn đăng ký. Trong thời gian gần đây, việc thu hút FDI đang có sự chênh lệch
quá lớn giữa công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp, thuỷ sản. Năm 2007
nguồn FDI tăng mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, công nghiệp nặng, nhiều
dự án lớn và phân bổ rộng hơn.
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành tính tới ngày 19/12/2008
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
ST
T Chuyên ngành
Số dự
án TVĐT Vốn điều lệ
I
Công nghiệp và xây
dựng 6,303 87,799,745,637
29,663,816,9
11

CN dầu khí 48
14,477,8
41,815
4,65
8,841,815


CN nhẹ 2,740
15,680,1
41,811
6,88
4,439,318

CN nặng 2,602
47,164,6
84,169
14,13
2,235,521
CN thực phẩm 350 4,199,0 1,87
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
05,162 5,954,424

Xây dựng 563
6,278,0
72,680
2,11
2,345,833
II
Nông, lâm nghiệp 976 4,792,791,569
2,290,827,7
87

Nông-Lâm nghiệp 838
4,322,7

91,540
2,02
4,892,567

Thủy sản 138
470,0
00,029
26
5,935,220
III
Dịch vụ 2,524 57,182,184,193
20,059,393,6
74

Dịch vụ 1,438
3,332,6
41,410
1,34
7,865,673

GTVT-Bưu điện 235
6,254,5
68,683
3,47
5,235,406

Khách sạn-Du lịch 250
15,411,7
08,335
4,46

5,834,460

Tài chính-Ngân hàng 68
1,057,7
77,080
99
1,354,447

Văn hóa-Ytế-Giáo dục 294
1,758,6
06,263
64
2,864,566

XD Khu đô thị mới 14
8,224,6
80,438
2,84
1,813,939

XD Văn phòng-Căn hộ 189
19,361,6
86,326
5,73
5,689,586

XD hạ tầng KCX-KCN 36
1,780,5
15,658
55

8,735,597
Tổng số 9,803 149,774,721,399
52,014,038,3
72
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cơ cấu vốn ĐTTTNN ngày càng thay đổi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của đất nước, cho đến 19/12/2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 6303 dự án với tổng vốn đăng ký 87,8 tỷ USD,
chiếm 64.30% về số dự án và 58.62% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có
2,524 dự án với tổng vốn đăng ký 57.182 tỷ USD, chiếm 25.75% về số dự án và
38.18% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông -lâm-ngư.
Riêng trong năm 2008, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn
đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký . Vốn
đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 572 dự án với
tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
đăng ký;. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông -lâm-ngư. Cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch dần
sang lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực bất
động sản, cảng biển. Điều này sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng khu vực dịch vụ,
bao gồm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm góp phần thúc đẩy sự phát triển của các
ngành kinh tế trong thời gian tới.
2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư
Tính đến hết năm 2008, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình
thức 100% vốn nước ngoài, có 7.574 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 87,6 tỷ USD,
chiếm 77,3% về số dự án và 58,49% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có
1822 dự án với tổng vốn đăng ký 51,58 tỷ USD, chiếm 18,58% về số dự án và
34,44% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 227 dự án
với tổng vốn đăng ký 4,6 tỷ USD chiếm 2,32% về số dự án và 3,1% tổng vốn đăng

ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh với tỷ
trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là
39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thứuc hợp doanh là 19,5% để
thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng được các nhà đầu tư lựa chọn
hơn. Đó cũng là xu hướng chung trên thế giới, hình thức 100% vốn nước ngoài khiến
nhà đầu tư tự chủ hơn khi đã am tường môi trường đầu tư tại nước đầu tư.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HTĐT 1988-2008
(tính tới ngày 19/12/2008-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Hình thức đầu tư
Số dự
án TVĐT Vốn điều lệ
100% vốn nước ngoài
7,574
87,603,370,09
7
30,987,349,84
1
Liên doanh
1,822
51,581,669,77
6
15,097,682,92
0
Hợp đồng hợp tác KD
227
4,614,081,70
2
4,141,568,78
3
Công ty cổ phần

170
4,130,866,82
4
1,237,493,82
8
Hợp đồng BOT,BT,BTO
9
1,746,725,00
0
466,985,00
0
Công ty Mẹ - Con
1
98,008,00
0
82,958,00
0
Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
Riêng trong năm 2008, thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài
(882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn
đăng ký. Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ
USD, chiếm 18,2% về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo
hình thức khác.
2.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ hợp tác Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới ”

được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật ĐTNN, qua hơn 20 năm đã có hơn 81 quốc
gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 150 tỷ đô la Mỹ.
được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật ĐTNN, qua hơn 20 năm đã có hơn 81 quốc
Trong những năm đầu thu hút FDI, nhà đầu tư chính vào Việt Nam chủ yếu là
nước đến từ Châu Á như Xin-ga-po, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đặc biệt làn sóng đầu tư vào năm 1996 tỷ trọng đầu tư của các quốc gia đó lần lượt là
32,5%, 14,3%, 9,6%, 9,5% và 7.7% trong tổng số 8,6 tỷ đô-la Mỹ dòng FDI vào năm
đó. Từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, đầu tư từ các nước Châu Á giảm mạnh
nhất là Xingapo và đầu tư từ Châu Âu và Nam Mỹ có tăng lên mạnh mẽ trong tổng
dòng vốn FDI, cụ thể như Mỹ chuyển lên vị trí thứ 4 năm 2002 nhưng vẫn đứng 11 về
vốn FDI. Đến cuối năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 70 quốc gia và lục địa
đã đầu tư vào Việt nam. Châu Á chiếm 60,8%, châu Âu chiếm 23%, châu Mỹ chiếm
7%. Năm nước đầu tư lớn nhất đều là các nước châu Á – bao gồm Xin-ga-po, Đài
Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc - chiếm hơn 59% tổng vốn đăng ký. Mười
nhà đầu tư lớn nhất chiếm 80% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Bước sang năm 2007
các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký.
Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm
5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh
tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ
đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ
có đầu tư tại Việt Nam
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NƯỚC 1988-2008
(Tính tới ngày 19/12/2008 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
(20 nước có vốn đầu tư lớn nhất)
STT Nước, vùng lãnh thổ
Số dự
án TVĐT Vốn điều lệ

1 Đài Loan 1,940
19,650,5
67,091
7,816,7
79,142
2 Malaysia 302
17,783,4
08,023
3,812,7
97,776
3 Nhật Bản 1,046
17,158,2
01,448
4,875,7
99,623
4 Hàn Quốc 2,058
16,526,1
17,830
5,862,6
30,195
5 Singapore 651
15,438,0
25,346
5,132,3
05,330
6 BritishVirginIslands 404
11,704,4
26,217
3,917,2
99,736

7 Hồng Kông 511
6,494,4
24,736
2,399,6
26,879
8 Thái Lan 198
5,702,1
34,248
2,339,3
42,962
9 Canada 72
4,749,2
36,125
995,3
52,656
10 Brunei 67
4,587,7
81,421
912,1
16,421
11 Cayman Islands 35
4,388,6
97,851
765,4
57,618
12 Hoa Kỳ 428
4,258,6
07,038
2,034,3
08,995

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
( />Kết thúc năm 2008 với nhiều kỷ lục đạt đươc, trong đó vốn đầu tư chủ yếu vẫn
đến từ các nước Châu Á. Đặc biệt trong năm 2008 đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư
vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm
4,7% về số dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 có 132 dự án,
vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, chiếm 11,3% về số dự án và 14,3% về vốn đầu tư đăng ký.
Nhật Bản đứng thứ 3 có 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD, chiếm 9,0% về số dự án
và 12,1% về vốn đầu tư đăng ký dự án. Singapore đứng thứ 4 có 101 dự án, vốn đầu tư
đăng ký 4,46 tỷ USD, chiếm 8,6% về số dự án và 7,4% về số vốn đăng ký. Brunei
đứng thứ 5 có 19 dự án, vốn đầu tư 4,4 tỷ USD, chiếm 7,3% về vốn đầu tư đăng ký.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
2.1.5. FDI theo địa phương
Tính đến nay, đã có 65 tỉnh, thành phố thu hút được nguồn vốn ĐTTTNN, nhưng do
trình độ phát triển hạ tầng , kinh tế, kỹ thuật và vị trí địa lý khác nhau nên kết quả thu
hút ĐTTTNN giữa các địa phương chênh nhau rất lớn.
Trong 3 năm 2006- 2008, cả nước có 63 địa phương thu hút được dự án đầu tư nước
ngoài, trong đó 10 địa phương dẫn đầu là Tp HCM chiếm 13,7% tổng vốn đăng ký, Bà
Rịa – Vũng Tàu 13,2%, Ninh Thuận 10,3%, Hà Tĩnh 8,1%, Hà Nội 6,8%, Thanh Hóa
6,5%, Phú Yên 6,3%, Đồng Nai 5,5%, Bình Dương 4,9% và Kiên Giang 2,4%.
Chỉ tính trong 11 tháng năm 2008, không kể 7 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm
18,1% tổng vốn đăng ký), tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu 43 địa phương của
cả nước có thu hút vốn FDI, do có liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion (Ma-
lai-xi-a) với tập đoàn tàu thủy Vinashin, với tổng vốn đăng ký đạt 9,79 tỉ USD; Bà Rịa
- Vũng Tàu đứng thứ 2, có 4 dự án với tổng vốn đăng ký là 9,3 tỉ USD, chiếm 16,6%
tổng vốn đăng ký. Các địa phương có thứ tự tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh với
tổng số vốn đăng ký đạt 7,99 tỉ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đăng ký; Hà Tĩnh: 7,8 tỉ
USD, chiếm 14%; Thanh Hóa: 6,2 tỉ USD, chiếm 11%; Phú Yên: 4,3 tỉ USD chiếm

7,7%; Kiên Giang: 2,3 tỉ USD chiếm 4,09%; Đồng Nai: 1,78 tỉ USD chiếm 3,1%
Đầu tư nước ngoài theo địa phương 1988 – 2007
(Tính đến ngoài 22/12/2007 – chỉ tính các dự án có hiệu lực)
STT Địa phương
Số dự
án Vốn ĐT Vốn điều lệ
Vốn thực
hiên
1
TP Hồ Chí
Minh 2399
17,013,524
,750
7,100,90
0,289
6,347,48
7,062
2 Hà Nội 1011
12,664,570
,044
5,661,16
9,078
3,589,62
1,920
3 Đồng Nai 917
11,665,711
,568
4,655,08
7,285
4,152,59

1,894
4 Bình Dương 1581
8,516,393
,283
3,452,02
8,952
2,078,97
9,706
5
Bà Rịa-Vũng
Tàu 159
6,111,349
,896
2,397,53
3,861
1,267,66
9,334
6 Hải Phương 270
2,729,564,
057
1,148,29
5,920
1,273,51
1,670
7 Dầu Khí 36
2,142,461
,815
1,785,46
1,815
5,148,47

3,303
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Từ Thị Kim Thoa
8 Vĩnh Phúc 151
2,034,201,
656
647,92
6,192
438,75
9,582
9 Phú Yên 38
1,945,576,
438
619,85
8,655
122,82
7,280
10 Long An 188
1,865,839
,159
681,24
9,868
423,04
3,982
11 Đà Nẵng 111
1,852,320,
789
824,54
1,457

184,75
1,090
12 Hải Dương 278
1,830,418
,293
703,18
2,321
439,67
1,370
13 Hà Tây 80
1,814,524,
642
520,45
1,389
218,52
8,786
14 Quảng Ngãi 15
1,124,528,
689
564,29
1,000
12,026
,572
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
( />2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐTTTNN TẠI VIỆT NAM
Từ khi thực hiện Luật Đầu tư (năm 1987) đến nay, tính theo lũy kế nước ta đã
thu hút được khoảng 150 tỉ USD vốn FDI cam kết, nhưng vốn giải ngân mới đạt
khoảng 56 tỉ USD, bằng khoảng 36% tổng vốn đăng ký, trong đó vốn thực hiện của
phía Việt Nam chiếm khoảng 10%-15%, vốn thực hiện của phía nước ngoài chiếm
khoảng 35%-50%, vốn vay chiếm từ 35%-55% tuỳ theo mỗi năm.

Trong phần vốn vay, nguồn vay từ các công ty mẹ chiếm phần chủ yếu, khoảng
73% (gồm trực tiếp cho vay, bảo lãnh vay từ các ngân hàng nước ngoài , phần còn lại
do do các doanh nghiệp tự vay từ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đóng tại Việt
Nam và các ngân hàng Việt Nam ). Trong số vốn vay, các doanh nghiệp liên doanh
vay khoảng 50%, còn lại do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vay.
Từ năm 1997-1999 dòng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam liên tục giảm và tăng trở
lại 1 cách từ từ bắt đầu từ năm 2001 đến 2005, đặc biệt trong 3 năm gần đây FDI tăng
đột biến vào Việt Nam ( cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện ). Sở dĩ trước năm 2000
ta nhận được vốn FDI thấp là do nguồn vốn vào nước ta chủ yếu nhận được từ các nhà
đầu tư Châu Á, do đó khi cuộc khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ xảy ra vào năm 1997
đã ảnh hưởng đến lượng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam. Nên sau khi phục hồi các nước
tiếp tục đầu tư vào, đặc biệt gần đây Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn trên phạm vi
toàn cầu nên gây được sự quan tâm đặc biệt của các nước phát triển để thu hút đầu tư.
SVTH: Đặng Thị Kim Hân
25

×