Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích Báo Cáo Tài Chính TCB 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 33 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
TECHCOMBANK
GVHD: PGS.TS PHAN TRUNG KIÊN

NHÓM 7
Nguyễn Thị Kim Anh
Trần Đức Minh

Nguyễn Trung Hiếu

Hồ Thị Thanh Hiền Vũ Minh Thành

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam..........................3
II.

Mục đích phân tích báo cáo tài chính của nhóm.............................................3

III. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank...............................4
2.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn..............................................4
a, Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn.................................................4
b, Phân tích khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn.................................................5
2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng..............................................11
a, Lý thuyết phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng TCB..........................11


b, Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Techcombank..........................................12
2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn của TCB.....................................................14
a, Khái niệm về vốn và hiệu quả sử dụng vốn.......................................................14
b, Phân tích sử dụng nguồn vốn của Techcombank..............................................15
2.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của TCB.........19
a, Lý thuyết phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời...............19
b, Phân tích tình hình thu nhập.............................................................................20
c, Phân tích tình hình chi phí................................................................................22
d, Phân tích khả năng sinh lãi...............................................................................23
2.5
IV.

Phân tích lưu chuyển tiền tệ.........................................................................26
Kết luận.............................................................................................................33


I.

Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – tên giao dịch quốc tế là:

Vietnam Technological and Commercial Joint stock Bank – Techcombank (TCB) ra
đời ngày 27 tháng 9 năm 1993, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, được chua thành
4000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 5 triệu đồng.
Trải qua nhiều năm hoạt động, Techcombank nay đã trở thành ngân hàng lớn
hàng đầu về vốn điều lệ. Techcombank đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa
dạng cho hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt
TCB đã thiết lập được quan hệ với những đối tác vững chắc, những tổ chức tài chính
– tín dụng lớn trong và ngoài nước.
Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, TCB cung ứng phong phú và đa

dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các dịch vụ mới với
công nghệ hiện đại.
Trụ sở chính của Techcombank được đặt tại 191 phố Bà Triệu, Hà Nội. Ngân
hàng hiện có chi nhánh và hội sở tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc với hơn 9.700
nhân viên (tính tới năm 2018). Techcombank được nhiều tổ chức Việt Nam và quốc
tế trao các giải thưởng về tài chính - ngân hàng, và được coi là một trong những ngân
hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Năm 2018, Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (mã HOSE: TCB). Năm 2019, tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt
383.699 tỷ đồng với gần 11.000 nhân viên. Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ
trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Công ty cổ phần Chứng khốn Kỹ thương,
Cơng ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ
thương.
Phương châm hoạt động của TCB là “Techcombank chăm lo để bạn thành
công”


II.

Mục đích phân tích báo cáo tài chính của nhóm

Nhóm chọn đứng trên góc độ nhà phân tích để phân tích báo cáo tài chính của
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Qua việc phân tích nhóm sẽ rút ra và nhận xét một cách kỹ lưỡng, cho người đọc
thấy được cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp.
Thơng qua việc tổng hợp và phân tích các thơng tin tài chính, phân tích xu hướng,
thu thập dữ liệu từ các bảng báo cáo tài chính cung cấp bức tranh tổng qt về tình
hình tài chính của ngân hàng Techcombank trên các phương diện để có thể đánh giá
đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó giúp
nhà đầu tư có cái nhìn chính xác và kỳ vọng hợp lý về doanh nghiệp trong tương lai

để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

III. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank
2.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn
a, Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn là nội dung đánh giá đầu
tiên, làm tốt công tác đánh giá này sẽ đem lại cho ta một cái nhìn tổng qt về quy
mơ cũng như cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân hàng, giúp có cái nhìn bao qt để
đi vào phân tích cụ thể. Các nội dung phân tích thường là:
 Phân tích tình hình biến động tình hình biến động của tài sản – nguồn vốn
 Phân tích cơ cấu tài sản, thơng qua các chỉ tiêu:

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn thong qua các chỉ tiêu:


b, Phân tích khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn

Về tài sản:
Năm 2020 tổng tài sản của Techcombank đạt 439.602.933 triệu đồng tăng
559.034.472 so với đầu năm, tương đương tăng về số tương đối là 14,56%.Các khoản
mục tăng có thể kể đến là: đầu tư tăng 778.392.644 triệu đồng (tương đương tốc độ
tăng 11,78%); kế đến là khoản mục tài sản có tăng 3.5 triệu (tương đương về số
tương đối tăng 18,11%); bên cạnh đó là khoản mục TSCĐ tăng 1.4 triệu đồng (tăng
43,8%) và khoản mục cho vay khách hàng tăng 47,42 tirệu đồng (tăng 20,8 %)…


Trong năm 2019, cho vay khách hàng là 227.885.283 triệu đồng chiếm 59,4%
trong tổng tài sản của ngân hàng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng tài sản. Sang đến năm 2020, cho vay khách hàng tiếp tục tăng trưởng đạt
275.310.367triệu đồng chiếm 62,62 % trong tổng tài sản.

Đây là một thành tựu to lớn của Techcombank, thể hiện sự tăng trưởng liên tục
của ngân hàng Kỹ thương trong mảng hoạt động tín dụng – mảng hoạt động kinh
doanh chính của ngân hàng. Khoản tiền chứng khốn đầu tư của Techcombank tăng
lên qua 2020. Năm 2019, khoản tiền chứng khoán đầu tư của Techcombank là
66.054.597 triệu chiếm 17,21% trong tổng tài sản, đến năm 2020 con số này tăng lên
đạt 84.447.241 triệu đồng chiếm 19,2% trong tổng tài sản – là khoản mục chiếm tỷ
trọng lớn thứ 2 sau khoản cho vay khách hàng.
Đầu tư là khoản mục mang lại lợi nhuận cho ngân hàng chỉ sau khoản mục tín
dụng. Việc đầu tư vào loại CK là cách để Techcombank đa dạng hóa danh mục đầu
tư, tối ưu hóa các nguồn vốn lỏng, nâng cao hệ số sử dụng vốn đồng thời lại bảo đảm
khả năng thanh tốn lúc cần thiết cho NH do NH có thể bán và chiết khấu thông qua
thị trường. Việc ngày càng phất triển danh mục đầu tư của Techcombank đưa đến cho
ngân hàng nhiều lợi nhuận, nhiều điều kiện thuận lợi nhưng nhà quản trị ngân hàng
cũng cần xem xét để có một cơ cấu đầu tư hợp lý do trong điều kiện TTCK của Việt
nam đầy biến động, thu nhập từ hoạt động này chưa cao và hàm chức nhiều rủi ro đối
với thực tiễn kinh doanh của ngân hàng. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng tài sản
của ngân hàng là tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng.Tuy vậy, lại có sự sụt giảm
trong mục này.
Nếu năm 2019, tổng các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng của
Techcombank đạt 47.990.224 triệu đồng, chiếm 12,5 % trong tổng tài sản thì sang
năm 2020 con số này chỉ đạt 28.994.954 triệu đồng chiếm 6,6% trong tổng tài sản
của NH. Như vậy khoản mục tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng sang năm 2020
đã giảm đi 18.995.270 triệu đồng tương đương giảm 39,5%.


Chắc hẳn ảnh hưởng của covid 19 đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Trong năm 2020, tuy có một vài sự suy giảm ở chứng khoán
kinh doanh và tiền gửi và cho vay các TCTD nhưng hầu hết các khoản mục quan
trọng trong tổng tài sản của Techcombank đều có sự tăng trưởng và phát triển. Nhìn
một cách tổng quát ta thấy, cơ cấu tài sản của Techcombank khá hợp lí. Các khoản

mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng, mà cao nhất là
nghiệp vụ tín dụng và chứng khoán đầu tư. 2 khoản mục này thay đổi vị trí nhất nhì
trong tỷ lệ so với tổng tài sản cho nhau qua các năm. Các khoản mục khác đều có
mức tăng trưởng và tỷ trọng ở mức hợp lý. Tuy vậy, NH nên nâng cao tỷ trọng của
khoản mục tín dụng trong tổng tài sản đồng thời với việc đó là nâng cao chất lượng
tín dụng. Việc tăng các khoản TG tại các TCTD trong và ngoài nước để đáp ứng nhu
cầu thanh toán là tốt song nên có mức cơ cấu hợp lý hơn. Viêc đầu tư mang lại lợi
nhuận, đa dạng hóa danh mục họat động, tăng tính thanh khoản khi nắm giữ các CK
hiệu quả nhưng các nhà quản trị NH cũng phải xây dựng một tỷ lệ hợp lý trong tổng
tài sản của NH.


Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn năm 2020 là 74.614.786 triệu đồng tăng 12.542.019 triệu so
với năm 2019 với tốc độ tăng là 20,2%. Con số kể trên đã phần nào nói lên được tính
hiệu quả trong hoạt động và uy tín của Techcombank trong thực tiễn hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Nhìn vào cơ cấu vốn huy động nhà quản trị Techcombank nhận
thấy tiền gửi khách hàng là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng.
Nếu năm 2019 tiền gửi khách hàng là 231.296.761 triệu đồng chiếm 60,2%
trong tổng nguồn vốn thì sang đến năm 2020 con số đó đã tăng thêm 46.161.890


triệu, tương đương tăng 19,9% để đạt tổng nguồn vốn năm 2020 là 439.602.933 triệu.
Tiền gửi khách hàng tăng biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín chắc chắn của
Techcombank trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đây chính là một lợi thế để
Techcombank phát huy trong thời gian tiếp theo.
Trong cơ cấu nguồn vốn có sự giảm sút, đó là khoản mục tiền gửi và vay các
TCTD khác trong đó giảm nhiều nhất là khoản mục tiền gửi các TCTD khác . Nhìn
vào bảng nhà phân tích nhận thấy, tiền gửi các TCTD của Techcombank năm 2019 là

38.632.337 triệu đồng chiếm 10% trong tổng nguồn vốn của NH nhưng tính đến cuối
năm 2020 con số này đã giảm một lượng là 17.400.282 triệu, tương đương giảm
45%. Tuy vậy, vay các TCTD khác lại gia tăng. Năm 2019 khoản mục này là 22 634
298 triệu đồng chiếm 5,8% trong tổng nguồn vốn, sang đến năm 2020 vay các TCTD
khác của ngân hàng là 26 252 723 triệu đồng chiếm 5,9% trong tổng nguồn vốn. Như
vậy, khoản mục tiền gửi và vay các TCTD đã giảm 13 781 823triệu đồng tương
đương giảm 22,5%. Ngân hàng Techcombank cần tìm ra nguyên nhân cho sự giảm
sút này.
Khoản mục cuối cùng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là vốn và các quỹ.
Đây là phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của NH, chiếm tỷ trong khiêm tốn
nhưng đóng vai trị hết sức quan trọng trong thực tiễn họat động của bất cứ ngân hàng
nào. Nhìn vào bảng ta thấy: năm 2019 Vốn tự có của ngân hàng là 35 477 967 triệu
chiếm 9,2% trong tổng nguồn vốn của Techcombank. Qua thời gian 1 năm, tính đến
cuối năm 2020 con số ấy đã tăng thêm 47 602 đồng, đưa tổng vốn và các quỹ của
Techcombank trong năm 2020 đạt 35 525 569 triệu đồng chiếm 8% trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng.
Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành cùng với tổng tài sản của ngân hàng
tăng lên cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của Techcombank. Với số vốn có trong
tay, Techcombank đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài sản khá hợp lý trong đó
mảng tín dụng, đầu tư và quan hệ với thị trường 2 chiếm tỷ trọng lớn. Sự ăn khớp


giữa cơ cấu của tài sản- nguồn vốn cho ta thấy một chiến lược kinh doanh hiệu quả
của Techcombank đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về một ngân hàng luôn luôn chủ
động trước những biến động trong tương lai, ln đi tắt, đón đầu và tiến lên khơng
ngừng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình.
Trong đánh giá khái quát tình hình tài sản- nguồn vốn, nhà phân tích đã sử
dụng chủ yếu là phương pháp so sánh (cơ sở so sánh là số liệu kỳ trước hoặc kỳ kế
hoạch) và với kỹ thuật so sánh là so sánh số tương đối và số tuyệt đối.
- Bằng việc so sánh chỉ tiêu tổng tài sản, tổng nguồn vốn giữa các thời kỳ với

nhau hoặc giữa kỳ thực tế với kế hoạch các nhà quản trị Techcombank đã nhận
thấy sự tăng trưởng tài sản- nguồn vốn, đánh giá được sự tăng trưởng đó về cả
số tuyệt đối và số tương đối đồng thời đánh giá được mức độ thực hiện về quy
mô tài sản- nguồn vốn so với các mục tiêu NH đã dự kiến trước.
- Bằng việc tính toán tỷ trọng của từng khoản mục tài sản- nguồn vốn trong
tổng tài sản- nguồn vốn của ngân hàng và thực hiện biện pháp so sánh giữa
các kỳ nhà quản trị Techcombank nhận biết được cơ cấu tài sản- nguồn vốn
đồng thời nhận biết sự biến động của cơ cấu ấy qua các thời kỳ khác nhau, từ
đó đưa ra được những nhận xét sơ bộ ban đầu về các mặt mạnh, mặt yếu,
những điều đã làm được và chưa là được của ngân hàng.
Thứ hai Trong công tác phân tích, các nhà quản trị Techcombank đã sử dụng rất
nhiều tiêu thức khác nhau để phân tổ tài sản và nguồn vốn như:
-

Tiêu thức đối tượng sở hữu: dân cư, tổ chức kinh tế, TCTD khác…
Tiêu thức thị trường: thị trường 1 và thị trường 2
Tiêu thức kỳ hạn của đồng vốn: ngắn hạn, trung và dài hạn.
Tiêu thức về đồng tiền hạch toán: VND và USD.
Từ việc làm này, nhà quản trị Techcombank nắm bắt được tính hợp lý hay

khơng hợp lý của cơ cấu đó cũng như sự biến động trong cơ cấu. Việc xem xét này có
thể đưa lại cho nhà quản trị ngân hàng những nhận định về tình trạng hiện tại đồng


thời phát hiện ra các vấn đề thực tiễn, các nguyên nhân ban đầu để có hướng điều
chỉnh trong thời gian tới.
Thứ ba Trong cơng tác phân tích Tài sản- nguồn vốn nhà quản trị
Techcombank chưa có chỉ tiêu giúp người phân tích thấy được mối quan hệ mật thiết
giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn hoặc mối quan hệ giữa một bộ phận tài sản
có với một bộ phận tài sản nợ và ngược lại.

2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng
a, Lý thuyết phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng TCB
Để hoạt động kinh doanh, các ngân hàng phải có số vốn điều lệ ban đầu phù
hợp với quy định của luật pháp. Tuy nhiên, số vốn tự có này khơng thể là toàn bộ số
vốn mà ngân hàng cần để tiến hành các hoạt động kinh doanh do số lượng vốn này
quá nhỏ bé. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng khoản mục vốn huy động là
khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn vốn chính để các NHTM tiến hành
các hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình. Do vậy, khi đánh giá về tình hình huy
động vốn 2 nội dung luôn luôn được đề cập để phân tích là: phân tích vốn tự có và
phân tích vốn huy động.
 Phân tích vốn tự có, gồm các nội dung sau:
- Phân tích tình hình biến động của vốn tự có.
- Phân tích mức độ an tồn vốn thơng qua hệ số Cook.
Hệ số an tồn vốn (Cook) =
- Phân tích vốn huy động.
Vì tình chất đặc biệt quan trọng của vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng mà khi đánh giá tình hình huy động vốn nhà quản trị cần phân tích đầy đủ
các nội dung sau đây:
-

Mức độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động.

-

Cơ cấu nguồn vốn huy động, bao gồm:


Tỷ trọng nguồn vốn huy động loại i =
Lãi suất bình quân đầu vào đối với tài sản nợ loại i
=


b, Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Techcombank
Bằng phương pháp so sánh qua sử dụng biểu đồ cột nhà phân tích có thể thấy
sự biến động của khoản mục vốn chủ sở hữu của TCB qua các năm qua biểu đồ sau:
( đơn vị: triệu đồng)

Nhìn một cách trực quan trên biểu đồ nhà phân tích thấy vốn chủ sở hữu của
Techcombank liên tục tăng lên qua các năm, biểu thị sự tăng trưởng và phát triển của
ngân hàng qua một khoảng thời gian hoạt động. Theo đó, năm 2017 vốn tự có của
Techcombank là 268930 tỷ, qua năm 2018 là 51782 tỷ, năm 2019 là 62072 tỷ và
trong năm 2020 đã đạt đến hơn 74624 tỷ
So sánh mức vốn tự có của kỳ này so với kỳ trước, tính tốn và so sánh tỷ
trọng của từng khoản mục trong vốn chủ sở hữu của ngân hàng thông qua bảng 2 nhà


quản trị đã đánh giá được tình hình biến động của vốn tự có và sự biến động trong cơ
cấu của vốn tự có của ngân hàng cụ thể qua hai năm 2019 và 2020 như bảng sau:
Chỉ tiêu

2019

(tỷ 2020

(tỷ Chênh lệch

đồng)

đồng)

Tuyệt đối


Tương đối

1, Vốn và quỹ

62072

74624

+12552

+20,22%

Vốn điều lệ

35477

35525

+48

+0,315%

Các quỹ của TCTD

5173

6790

+1617


+31,25%

Lợi nhuận chưa phân 21131

31816

+10685

+50,56%

phối
Lợi ích cổ đơng khơng 291

483

+192

+44%

kiểm sốt
2, Tổng tài sản có

383699

439603

+55904

+14,57%


3, Vốn tự có/ Tổng tài 16,18%

16,97%

-

-

sản có
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2019, 2020)
Nhìn vào bảng nhà phân tích thấy: nếu năm 20019 vốn tự có của ngân hàng là
62072 tỷ đồng thì sang năm 2020 vốn tự có đã tăng thêm 12552 tỷ đạt con số 74624
tỷ vào thời điểm 31/12/03 tương đương tăng với tốc độ là 20,22%. Đây là một tốc độ
tăng khá cao trong giai đoạn covid cho thấy kết quả kinh doanh của Techcombank
qua hai năm.
Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng có mối quan hệ tổng số nên bằng phương
pháp cân đối nhà phân tích có thể thấy: vốn chủ sở hữu tăng từ 2019 qua 2020 là do
các khoản mục đều có sự gia tăng, đặc biệt là lợi nhuận chưa phân phối tăng 50,56%
từ 21131 tỷ lên 31816 tỷ và lợi ích cổ đơng khơng kiểm sốt tăng 44% từ 291 tỷ lên
483 tỷ, các quỹ của TCTD tăng 31,25% từ 5173 tỷ lên 6790 tỷ. khoản mục vốn điều
lệ gần như khơng có sự thay đổi nhiều khi chỉ tăng 48 tỷ với số tương đối là 0,135%.


Mức tăng của vốn chủ sở hữu tuy không phải là quá lớn song nó cho thấy
những nỗ lực của Techcombank trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình, luôn
cố gắng hoạt động thật hiệu quả để tạo ra lợi nhuận, bảo tồn và phát triển vốn tự có
của ngân hàng.
Khi phân tích về vốn chủ sở hữu một nội dung cũng rất quan trọng là xem xét
về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Thực tế khi đánh giá nội dung này nhà quản trị

Techcombank mới chỉ dừng lại ở việc tính tốn chỉ tiêu vốn tự có/ tổng tài sản của
ngân hàng hoặc chỉ tiêu vốn tự có/ vốn huy động mà khơng sử dụng hệ số Cook để
tính tốn mặc dù dù 2 chỉ tiêu này bộc lộ nhiều mâu thuẫn, thiếu tính chính xác và hệ
số Cook về bản chất hoàn thiện hơn nhiều so với các chỉ tiêu trước đây. Xem xét 2
chỉ tiêu này qua các năm nhà quản trị Techcombank nhận thấy: tỷ lệ vốn tự có/ tổng
tài sản năm 2019 là 16,18%, 2020 là 16,97%. Như thế tỷ lệ này ở Techcombank đã
đạt chuẩn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn của TCB
a, Khái niệm về vốn và hiệu quả sử dụng vốn
Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu
tư ban đầu vả vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đa
của doanh nghiệp. Nó đóng vai trị quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp.
Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứu khác
nhau thỉ có những quan niệm khác nhau về vốn. Về cơ bản: Vốn là yếu tố đầu vào cơ
bản của quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch
vụ cung cấp cho thị trường. Như vậy, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ vật tư, tài sản, được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy vốn là
một loại hàng hoá đặc biệt


Như vậy để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn, doanh nghiệp
phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:









Sử dụng đồng vốn có mục đích rõ ràng
Sử dụng đồng vốn có lợi ích và tiết kiệm nhất
Sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp
Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính về an tồn hiệu quả
Tính tốn kỹ hiệu quả đầu tư
Mở rộng thị trường thông qua các chính sách bán hàng
Kiểm sốt tốt các chi phí hoạt động

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử
dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhắm đến mục tiêu cuối
cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thơng qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả
sử dụng vốn, tỷ suất doanh lợi, tốc độ ln chuyển vốn; nó cịn phản ánh giữa quan
hệ đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thơng qua thước đo tiền tệ
hay đây chính là mối tương quan giữa kết quả lợi nhuận doanh thu được và chi phí bỏ
ra để thực hiện sản xuất kinh doanh.
Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu cụ hiện một mặt và hiệu quả kinh doanh, là
một phạm trù kinh tế phin nh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản vào
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích và tối thu cu hỏi chi
phí.
b, Phân tích sử dụng nguồn vốn của Techcombank
Huy động được nguồn vốn khổng lồ từ các tác nhân trong nền kinh tế, các
ngân hàng sử dụng nó cho hoạt động kinh doanh của mình như: giữ lại một phần làm
dự trữ gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh tốn, bộ phận cịn lại
ngồi khoản tiền dùng để đầu tư thì ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng cho các chủ thể
kinh tế. Do vậy khi đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn, nhà phân tích chủ yếu
đánh giá tình hình dự trữ và tình hình cung cấp tín dụng.



 Phân tích tình hình dự trữ
Dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh tốn.
 Dự trữ bắt buộc:
Khi phân tích thực hiện dự trữ bắt buộc, ta quan tâm đến việc xác định mức thừa
thiếu trên cơ sở so sanh dự trữ thực tế và dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân
hàng nhà nước. Theo quy chế hiện nay tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với Techcombank là
3% đối với tiền gửi ngắn hạn bằng VNĐ và 5% đối với tiền gửi ngoại tệ.
Năm 2019 tiền gửi tại NHNN của Techcombank là 3.192.256 triệu VNĐ, năm
2020 tiền gửi này là 10.253.324 VNĐ đảm bảo khoản dự trữ bắt buộc theo đúng luật
định đối với VNĐ và ngoại tệ.
 Dự trữ đảm bảo khả năng thanh tốn
Khi phân tích dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, Techcombank cịn sử dụng
chỉ tiêu hệ số thanh tốn mà cơng thức được thể hiện như sau:
Hệ số thanh toán =
Tỷ lệ này năm 2019 là 1,19 và năm 2020 là 1,02. Cả hai con số này đều cho thấy
khả năng thanh toán tốt của Techcombank qua các năm dù tỷ lệ này năm 2020 có
giảm đi nhưng vẫn lớn hơn 1. Tuy nhiên, hệ số này bộc lộ một số điểm chưa hợp lý
như:
Mẫu số là các khoản nợ của TCB trong đó bao gồm các khoản dài hạn mà thời
gian hoàn trả là lâu dài nên Techcombank hoàn toàn có thể chủ động trong hoạt động
kinh doanh để thanh toán. Do vậy, việc đảm bảo tài sản lưu động để thanh tốn cho
các khoản nợ dài hạn là khơng cần thiết bởi ngân hàng chỉ cần quan tâm đặc biệt đến
những khoản cần thanh toán ngay. Trong hoạt động của mình, TCB khơng thường
xun đảm bảo u cầu tính toán, thống kê nguồn vốn theo chu kỳ đáo hạn thực tế.
Do vậy, nếu xét về tính ổn định và mức độ của sự ổn định của tài sản lưu dộng thì


chưa chắc được đảm bảo. Vì vậy, hệ số này ln lớn hơn 1 qua các năm song nó cũng
khơng nói lên rằng ngân hàng có khả năng thanh tốn lành mạnh, khơng gặp chút khó

khăn nào.
 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng
- Phân tích về quy mơ và sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng

Nhìn vào biểu đồ nhận thấy, dư nợ tín dụng tăng liên tục qua các năm hoạt
động. Nếu năm 2015 số dư nợ tín dụng là khoảng 126,000 tỷ VNĐ thì đến năm 2019
là khoảng hơn 200,000 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó ta có bảng dư nợ cho vay phân theo kỳ
thể hiện qua bảng 2.4:
Bảng 2.4: Tình hình tín dụng theo tiêu thức kỳ hạn

Chi tiêu

31/12/2019
Số
tiền Tỷ

31/12/2020
Số

(

tiền(

triệu Trọng(%)

đồng)
Cho vay ngắn 85.584.018

Tỷ


Chênh lệch
+/Số +/- số tương

triệu Trọng(%) tuyệt đối

đối

37,08

đồng)
92.424.839

33,30

6.840.821

20,56

85.255.104

30,72

37.811.939 79,7

8,00

hạn
Cho vay trung 47.443.165



hạn
Cho vay dài 97.774.844

42,36

99.844.672

35,98

100,00

277.524.615 100,00

2.069.828

2,11

hạn
Tổng dư nợ 230.802.02
tín dụng

46.722.588 20,24

7

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 và 2020 của Techcombank)
Nhìn vào bảng ta thấy: cho vay dài hạn là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong cơ cấu cho vay của Techcombank, sau ngay sau nó là cho vay ngắn hạn
cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Cụ thể cho vay dài hạn năm 2019 đạt 97.774.844 triệu
VND tỷ trọng chiếm 42,36% trong tổng dư nợ của ngân hàng; sang đến năm 2020

khoản mục cho vay này là 99.844.672 triệu VND và tỷ trọng chiếm 35,98%, nó vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng tỷ lệ này đã giảm 6,38% do năm 2020 tỷ trọng cho vay
ngắn hạn tăng lên.
- Phân tích chất lượng tín dụng.
Đi đơi với việc mở rộng tín dụng, Techcombank ln chú trọng trong việc nâng
cao chất lượng tín dụng bởi nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu nợ thấp, có
nghĩa là ngân hàng có nhiều khoản vay có vấn đề, nhiều nợ tồn đọng thì tình hình
kinh doanh cũng sẽ khơng có kết quả tốt. Do vậy, việc quan tâm đánh giá chất lượng
tín dụng ln là u cầu đặt ra trong các hoạt động thực tiễn của ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng tín dụng, Techcombank đã sử dụng phương pháp phân tổ
để phân loại nợ thành các loại sau: Nợ lưu hành bình thường, Nợ đáng chú ý, Nợ kém
tiêu chuẩn, Nợ có nghi ngờ, Nợ bị mất trắng.
Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng như sau: Năm 2019 nợ quá hạn trong toàn hệ
thống là 230.802.027 triệu VND, sang đến năm 2020 nợ quá hạn của Techcombank là
277.524.615 triệu VND. Có thể thấy nợ quá hạn giảm đáng kể từ năm 2019 đến 2020.


2.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của TCB
a, Lý thuyết phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời
Khi phân tích thu nhập và chi phí, các nhà quản trị ngân hàng thường xem xét
sự biến động của tổng thu nhập và chi phí, kết cấu thu nhập, chi phí có hợp lý khơng
và mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí cũng như sự biến động của thu nhập và chi
phí trong mối liên hệ với quy mô tài sản, nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu:
+ Tốc độ tăng thu nhập = x100%
+ Tốc độ tăng chi phí = x100%
+ Tỷ trọng từng khoản thu nhập =
+ Tỷ trọng từng khoản chi phí =
Khi đánh giá về tình hình thu nhập - chi phí nhà quản trị khơng chỉ phân tích hai
nội dung này một cách riêng rẻ mà cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa thu nhập
và chi phí của ngân hàng thơng qua tỷ lệ: tổng chi phí/ tổng thu nhập để thấy được

trong 100 đồng doanh thu ngân hàng mất bao nhiêu đồng cho chi phí. Xem xét nội
dung này sẽ cho nhà quản trị NHTM thấy được chất lượng cơng tác quản lý chi phí
của ngân hàng mình để có các biện pháp điều chỉnh sao cho cơng tác này đạt kết quả
tốt nhất.
b, Phân tích tình hình thu nhập
Thu nhập Techcombank tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2016 - 2020.
Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 97,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với thời điểm
cuối năm 2019. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 155,1 nghìn tỷ, tăng 2,4% so với
cuối năm ngối, phản ánh sự tập trung của Ngân hàng vào tăng trưởng tiền gửi khơng
kỳ hạn. Nhờ đó, tỷ lệ CASA cuối Quý 3/2020 đạt 38,6%, cao hơn mức 34,5% cuối
năm 2019.
Thu nhập lãi thuần tăng nhờ tận dụng được nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn
của khách hàng cá nhân.


+ Quá trình thực hiện chuyển đổi danh mục cho vay từ các khoản vay trung hạn
và dài hạn sang ngắn hạn gây áp lực làm giảm biên thu nhập lãi thuần, tuy nhiên điều
này đã được giải quyết hiệu quả bằng cách giảm chi phí huy động vốn, cụ thể là
CASA. Các chính sách hiện đang triển khai bởi TCB thúc đẩy tăng trưởng số dư tiền
gửi không kỳ hạn của cả khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế trong tổng huy động
của ngân hàng.
+ Kết thúc năm 2020, doanh thu (TOI) của Ngân hàng đạt 27,0 nghìn tỷ đồng,
tăng 28,4% so với doanh thu năm 2019 và vượt mức tăng 18,0% của chi phí hoạt
động. Thu nhập lãi thuần (NII) năm 2020 đạt 18,8 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5% so với
cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, tăng
trưởng 28,8% so với năm 2019. Thu nhập từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu
tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào NFI, đạt 1,0 nghìn tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng
kỳ năm ngoái, với khối lượng phát hành trái phiếu là 66,8 nghìn tỷ đồng. Phí từ dịch
vụ bảo hiểm giảm 11,0% so với 2019 nhưng đang trên đà tăng trở lại trong Quý
4/2020, tăng trưởng qua từng tháng mạnh mẽ nhờ nâng cao năng suất và có đội ngũ

lãnh đạo mới.
+ Tiền gửi khơng kỳ hạn (CASA) của Techcombank đạt 128,0 nghìn tỉ đồng, tăng
60,6% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 149,4
nghìn tỉ, giảm 1,4% so với cuối năm ngoái, phản ánh sự tập trung của Ngân hàng vào
việc tối ưu hóa chi phí vốn. Nhờ đó, tỉ lệ CASA cuối năm 2020 đạt 46,1%, cao hơn
mức 34,5% cuối năm 2019, nhờ CASA tăng 65% ở phân khúc khách hàng cá nhân và
tăng 54% ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp.

Bảng cân đối (Tỷ đồng)

2Q20

1Q20

FY19

QoQ YTD

Tổng tài sản

395.861 391.808 383.699 1,0% 3,2%


Tài sản có rủi ro (RWA) (Basel II)

408.155 394.639 407.330 3,4% 0,2%

Huy động từ khách hàng

249.857 235.099 231.297 6,3% 8,0%


Tăng trưởng tín dụng4

2,7%

2,9%

18,8%

Tỷ lệ CASA

34,4%

32,2%

34,5%

Tỷ lệ nợ xấu

0,9%

1,1%

1,3%

Chi phí tín dụng

0,8%

0,7%


0,5%

(Tính trên 12 tháng gần nhất)
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu

108,6% 117,9%

94,8%

Năm 2020, thu nhập ngoài lãi tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngối, lên 6,8
nghìn tỷ đồng và chiếm 32,3% tổng doanh thu. Chi phí dự phịng giảm 50,3% nhờ
chất lượng tài sản lành mạnh và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng. Tỷ lệ chi phí
trên thu nhập vẫn được kiểm soát tốt ở mức 34,7%, giữ vững theo mục tiêu ban đầu
của Ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đạt 2,9%, là mức cao nhất trên thị
trường và khẳng định thành công của chiến lược rủi ro thấp – lợi nhuận cao của
Techcombank.
=> Ngân hàng đứng top đầu về tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập từ lãi. Trong
số 19 ngân hàng mà Moody’s đánh giá tại Việt Nam, Techcombank là ngân hàng duy
nhất đạt mức xếp hạng BCA cao nhất và chỉ bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng tín
nhiệm quốc gia.
c, Phân tích tình hình chi phí
Tỷ lệ chi phí trên với thu nhập ổn định ở mức 34,7%, giữ vững theo mục tiêu
ban đầu của Ngân hàng.


Liên tục trong 5 năm trở lại đây, Techcombank luôn nằm trong Top 3 Ngân
hàng duy trì tỷ lệ chi phí trên thu nhập thấp nhất trong hệ thống Ngân hàng thương
mại cổ phần. Điều này đến từ việc Ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng công
tác quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào.

Chi phí hoạt động của 9 tháng đầu năm 2020 là 6,3 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1%
so với cùng kỳ năm ngối. Mặc dù vậy, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) được cải
thiện ở mức 32,8%, so với mức 34,5% cùng kỳ năm ngoái. Trong Quý 3/2020, Ngân
hàng đã tiếp tục chủ động xử lý một số khoản nợ xấu. Chi phí dự phịng của 9 tháng
đầu năm 2020 tăng lên mức 2,2 nghìn tỷ đồng so với mức 605 tỷ đồng của cùng kỳ
năm ngoái, tiếp tục thể hiện sự thận trọng của Ngân hàng trong việc chủ động trích
lập dự phịng để xử lý nợ xấu.
Đóng góp phần lớn trong chi phí hoạt động là chi phí cho nguồn nhân lực với
tỷ trọng 58,3%. Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện chương trình chuyển đổi, giai
đoạn đầu Ngân hàng tập trung định hướng kinh doanh và chuẩn bị nguồn nhân lực.
Thành quả đạt được lớn nhất mà Ngân hàng có được là tập thể đội ngũ hơn 11.000
cán bộ nhân viên cùng chung một mục tiêu, một định hướng như nhau, giúp mọi
người hiểu và tăng được năng lực của bản thân, nhờ vậy tốc độ phát triển tăng rất
nhanh. Bên cạnh việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,
Techcombank cũng đảm bảo mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở mức cạnh
tranh cho nhân viên, đồng thời triển khai các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực
cho nhân viên.
Song song với việc đầu tư vào nguồn nhân lực xuất sắc, Techcombank hiện
đang thực thi kế hoạch đầu tư công nghệ thông tin để mang lại những trải nghiệm số
hóa trong hành trình khách hàng, đồng thời tối ưu hóa chi phí vận hành. Dẫn chứng
cho điều này có thể thấy rằng với khối lượng giao dịch của khách hàng qua Ebanking tăng lên 2,5 lần nhờ chương trình Zero Fee, giả định những giao dịch này


vẫn cần giao dịch viên xử lý tại chi nhánh, có thể thấy Techcombank đã giảm được
chi phí vận hành ở mức tương ứng.
Đồng thời với những hoạt động chuyển đổi trong nội bộ Ngân hàng,
Techcombank cũng hướng đến xây dựng lối sống lành mạnh và tinh thần “Vượt trội
hơn mỗi ngày” trong cộng đồng thông qua các sự kiện thể thao Marathon & Ironman.
Việc lan tỏa phong cách sống mới và truyền thơng những hành trình số hóa đến khách
hàng luôn được Techcombank ưu tiên đẩy mạnh, thể hiện ở chi phí tiếp thị, khuyến

mại tăng 46,5% so với năm trước.
⇒ Với những chiến lược trên, Techcombank đã hoàn thành tốt việc quản trị chi
phí cũng như cân bằng với các mục tiêu dài hạn tạo nên mức lợi nhuận ấn tượng
trong năm 2019 cũng như sự phát triển bền vững của Techcombank.
d, Phân tích khả năng sinh lãi
- Khi phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng sinh lời, nhà phân
tích thường đánh giá quy mô, tốc độ tăng lợi nhuận kỳ này so với kỳ trước, mức độ
ổn định của lợi nhuận trong 1 khoảng thời gian nhất định, xem xét mối quan hệ giữa
thanh tốn với thu nhập, quy mơ tài sản, vốn chủ sở hữu, ... qua các chỉ tiêu:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập =
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) =
Trong đó các nhà quản trị ngân hàng đều đặc biệt chú trọng phân tích 2 chỉ tiêu:
ROA và ROE. Chỉ tiêu ROA được dùng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản có
của ngân hàng. Nó cho biết cứ 100 đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
cho ngân hàng. ROA càng cao chứng tỏ sử dụng tài sản càng cao và trình độ quản lý
các tài sản của ngân hàng càng tốt. Cũng đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng
như ROA, nhưng chỉ tiêu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn của chủ ngân hàng tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu ROE quá cao mà ROA thấp chứng tỏ vốn tự có của


ngân hàng nhỏ, ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngồi, do đó, độ an
tồn trong kinh doanh của ngân hàng không cao.

Khả năng sinh lời (Tỷ đồng)

2Q20

2Q19


1H20

1H19

YoY

Thu nhập từ lãi

3.935

3.199

8.148

6.629

22,9%

Thu nhập ngoài lãi

1.818

1.492

3.636

2.453

48,2%


Tổng thu nhập hoạt động

5.753

4.691

11.784

9.082

29,7%

Chi phí hoạt động

(1.697) (1.574) (3.835)

(3.181)

20,6%

Lợi nhuận trước thuế

3.617

3.045

6.738

5.662


19,0%

Tỷ lệ ROA

2,9%

2,7%

2,9%

2,7%

17,6%

17,0%

17,6%

17,0%

NIM

4,5%

4,1%

4,5%

4,1%


Tỷ lệ NFI/TOI

19,3%

16,1%

16,8%

13,8%

Tỷ lệ CIR

29,5%

33,6%

32,5%

35,0%

(Tính trên 12 tháng gần nhất)
Tỷ lệ ROE
(Tính trên 12 tháng gần nhất)

Hiệu quả kinh doanh hoạt động:
Năm 2020, Techcombank với lợi nhuận trước thuế đạt 15,8 nghìn tỷ và doanh
thu đạt 27,0 nghìn tỷ; tăng lần lượt 23,1% và 28,4% so với cùng kỳ năm 2019, tiếp


tục dẫn đầu thị trường về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) (46,1%) và tỷ suất lợi

nhuận trên tổng tài sản (ROA) (3,1%).
Chi phí hoạt động của năm 2020 là 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,0% so với 2019.
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm xuống 31,9%, từ mức 34,7% cùng kỳ năm
ngoái, bởi ngân hàng đã thực hiện quản lý chi phí rất chặt chẽ trong bối cảnh nhiều
biến động do dịch COVID-19. Nhà quản trị Techcombank nên sử dụng phương pháp
Dupont để đánh giá về 2 chỉ tiêu ROA và ROE:
Σ Tài sản = Σ Nguồn vốn
Σ Tài sản BQ lợi nhuận sau thuế = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Qua công thức trên ta thấy: tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của
2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và hệ số nợ. Nếu tăng tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên tổng tài sản thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH cũng sẽ tăng
lên và ngược lại. Nếu hệ số nợ càng tăng thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH
cũng sẽ tăng lên và ngược lại. Do đó, trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
tổng tài sản không thay đổi, ngân hàng muốn tăng lợi nhuận sau thuế trên VCSH, chỉ
cần tăng sử dụng nợ thay cho VCSH. Tuy nhiên, nếu thị trường thấy rằng VCSH quá
thấp, ngân hàng đó được xem là có rủi ro cao và do đó giá cổ phiếu của ngân hàng có
thể sẽ có chiều hướng giảm thấp. Vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần phải cẩn
trọng trong việc sử dụng địn bẩy tài chính “hệ số nợ”.
Phân tích lãi cơ bản trên cổ phiếu:
Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 4,7 triệu cổ phiếu cho người lao động để
nâng vốn điều lệ hơn 35.001 tỷ đồng lên hơn 35.049 tỷ đồng. Techcombank dự kiến
phát hành 4.8 triệu cp ESOP với giá 10,000 đồng/cp để nâng vốn điều lệ hơn 35.001
tỷ đồng lên hơn 35.049 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.14% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Trong đó có 482,129 cp dành cho người lao động nước ngoài và 4.3 triệu cp dành cho
người lao động Việt Nam. Số cổ phiếu ESOP này sẽ không bị hạn chế chuyển


×