Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vận dụng kiến thức về cặp phạm trù Nội dung hình thức; cái riêng – cái chung; bản chất hiện tượng; và bản chất con người “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” hãy đưa ra những bài học trong giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ xã hội của bản t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.69 KB, 14 trang )

BÀI TẬP LỚN

Họ và tên :
Lớp : Kinh tế Đầu tư
Mã sinh viên :
Môn học : Triết học
Giảng viên : Võ Thị Hồng Hạnh


Câu 1:
a, Nêu bài học vận dụng cho bản thân rút ra từ việc nghiên cứu quy luật sự thay đổi về lượng sẽ
làm dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại?
b, Vận dụng kiến thức về cặp phạm trù Nội dung- hình thức; cái riêng – cái chung; bản chấthiện tượng; và bản chất con người “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” hãy đưa ra
những bài học trong giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ xã hội của bản thân?
Bài làm:
a, Triết học Mac-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những qui luật vận động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Theo triết học Mác thì qui luật là những
mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các
thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Với tư cách là
khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những
qui luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Trong đó quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại là một vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác. Để hiểu được
cặn kẽ quy luật này thì trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu những khái niệm liên quan đến nó.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt
đó khơng tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Chất là phạm trù triết học
dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính
cấu thành nó, cái làm nên sự vật, để phân biệt nó với vơ vàn các sự vật, hiện tượng khác cùng
tồn tại trong thế giới. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc


tính của sự vật. Lượng và chất thống nhất với nhau trong mỗi sự vật tồn tại khách quan, do đó
lượng cũng mang tính khách quan, phong phú như chất. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới
sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất
kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa
dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi
là độ. Độ là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất
của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chứ chưa
chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác. Còn sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng
thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Và sự thay đổi về lượng khi đạt tới
điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là
bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Bước nhảy là sự kết thúc một giai
đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián


đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật. Vì vậy mà, bất kỳ sự vật, hiện
tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về
lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác
động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Q trình đó liên tục diễn ra, tạo
thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại này có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội hiện nay. Ở ví dụ này, tôi chỉ xin giới hạn
việc làm rõ quy luật lượng chất thơng qua q trình tích lũy tiền bạc của mỗi cá nhân. Số tiền
để quy định người giàu và người nghèo tùy vào cách mà mỗi người nghĩ. Có người nghĩ 100
triệu đủ giàu, có người nghĩ 1 tỷ đủ giàu, nhưng lại có những người nghĩ số đó là khơng thể đủ
để cho cuộc sống của họ sung túc cả đời, do vậy họ nghĩ phải có thật nhiều tỷ thì mới giàu. Tùy
vào địa vị và hồn cảnh mỗi người thì lại có những quan điểm về tiền khác nhau. Nhưng ở đây,
xét về một ví dụ chung nhất cho mọi người thì ta có thể quy định tạm là với số tiền 10 tỷ thì
chúng ta sẽ có một cuộc sống sung túc, khơng cần lo nghĩ nhiều về chuyện tiền bạc. Nhưng để

có số tiền này thì cần phải trải qua một quá trình đầu tư, tích lũy lâu dài về tiền. Mà giả sử rằng
ban đầu bạn chỉ có 10 triệu trong tay. Và quy luật lượng chất sẽ thể hiện rõ trong q trình tích
lũy tiền bạc để có thể chuyển từ người khơng có nhiều tiền thành người giàu có, sung túc trong
cuộc sống. Với 10 triệu đồng trong tay ban đầu, bạn khơng thể mua một căn nhà mình thích
hay thoải mái làm bất cứ thứ gì mình muốn bởi nguồn vốn bạn có khơng cho phép bạn thoải
mái trong chi tiêu. Cịn nếu bạn có 10 tỷ đồng thì lúc đấy bạn có thể làm bất cứ thứ gì mình
muốn như mua căn nhà hiện đại phù hợp với sở thích của mình, hay đi du lịch đến Châu Âu,
mua những món hàng hiệu mà khơng cần bận tâm nhiều về giá của nó, cho con cái học ở
những trường quốc tế có mơi trường học tập và phát triển tốt nhất,.. lúc đó bạn có thể nâng cao
chất lượng cuộc sống của mình hơn. Do vậy mà để nhân bản số tiền này thì bạn cần phải đầu tư
vào một lĩnh vực sinh lời nào đó, song song với đó bạn cần phải tích cực đi làm, đi kiếm tiền,
tích lũy, gửi tiết kiệm để tăng số tiền vốn này lên. Qua đây ta có thể thấy chất ở đây chính là
chất lượng cuộc sống mà mình có thể đạt tới như sung túc, không cần lo nghĩ nhiều về việc chi
tiêu, được làm những việc mình thích. Cịn lượng chính là số lượng tiền bạc mà mình có, tích
lũy được trong cuộc sống. Trạng thái cuộc sống giàu, nghèo ln tương ứng với số tiền mà
mình có được. Thời gian tích lũy thì tùy năng lực của mỗi người. Khoảng tiền tích lũy có thể
tăng lên 100 triệu, 200 triệu, 1 tỷ , 2 tỷ, … rồi đạt đến 10 tỷ tùy vào sự cố gắng, nỗ lực của mỗi
người mà nó có thể nhanh hay chậm. Dù ít hay nhiều, nhanh hay chậm thì sự tích lũy về lượng
này đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất. Cha ơng ta có câu “ Tích tiểu thành đại”,
mỗi ngày bạn tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, mỗi tháng bạn chia tiền lương đi gửi tiết kiệm
và đầu tư sinh lời thì số tiền đó sẽ tăng lên cấp số nhân sau 1 năm, 2 năm, 10 năm, … và sẽ đến
lúc bạn đạt được số tiền mà mình mong muốn. Do vậy mà chúng ta cần phải tơn trọng sự tích
lũy về lượng dù là nhỏ nhất. Và q trình tích lũy tiền từ 10 triệu đến 10 tỷ này chính là độ của


tiền. Đây là khoảng giới hạn mà lượng tiền đựơc tích lũy nhưng khơng làm thay đổi trạng thái
của cuộc sống. Đến khi đầu tư, tích lũy được 10 tỷ thì sự thay đổi về chất diễn ra, như vậy, 10
tỷ chính là điểm nút mà ở đó, sự tích lũy về lượng của tiền đã đủ để làm cho có sự thay đổi về
chất trong chất lượng cuộc sống. Từ 10 tỷ, thì điều kiện vật chất, tiền bạc ta khơng cịn cần phải
lo nghĩ, thắt chặt về chi tiêu nữa mà chuyển hoàn toàn sang dư giả, chi tiêu thoải mái, vì vậy,

đây chính là bước nhảy của chất lượng cuộc sống trong quá trình chuyển từ chi tiêu tiết kiệm
sang chi tiêu thoải mái. Chất mới được sinh ra lại tiếp tục quay trở lại tác động đến lượng mới,
điều này thể hiện qua việc mình có thể chi tiêu hợp lí và tiếp tục tích lũy, đầu tư tiền như thế
nào bởi qua quá trình chúng ta sử dụng, nếu dừng mãi ở con số 10 tỷ thì chất sẽ bị hao mịn và
sụt giảm dần. Lúc đó chất sẽ thay đổi và nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống chúng ta.
Vì vậy mà khi có sự thay đổi về chất rồi thì chúng ta cũng không nên lơ là về sự thay đổi về
lượng. Bởi cuộc sống có dư giả, sung túc mãi mãi thì cịn tùy thuộc vào lượng tiền mà mình có
như thế nào. Bên cạnh đó, có một vấn đề thế này: trong q trình tích lũy tiền bạc này bạn cũng
sẽ gặp những trở ngại thực tế như phải trả tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt phí, tiền bảo hiểm ,… và
các khoản phí phát sinh khác hay những cám dỗ xã hội như cờ bạc, nghiện hút, những thất bại
trong công việc khiến bạn thua lỗ,… Lúc đó bạn sẽ thấy chán nản và khơng muốn thay đổi nữa
và khi ấy những sự cố gắng, nỗ lực kiếm tiền ban đầu, sự thay đổi về lượng ban đầu thì đều
khơng có tác dụng đến sự thay đổi về chất sau này, sự thay đổi về lượng chưa đạt tới giới hạn
nên khơng thể có sự thay đổi về chất. Cuộc sống của bạn sẽ đi vào bế tắc. Do vậy mà chúng ta
khơng nên chủ quan vì khi thay đổi lượng mà chưa vượt qua cái giới hạn của nó thì chưa làm
thay đổi về chất. Qua đây ta cần phải hiểu thêm là khi có sự thay đổi về lượng rồi thì chưa chắc
có sự thay đổi về chất bởi nó phải vượt qua được những giới hạn quy định đó chính là điểm nút
và bước nhảy. Song song với nó thì nếu có sự thay đổi về chất thì chắc chắn có sự thay đổi về
lượng bởi để có được thành cơng trong cuộc sống, có nhiều tiền, cuộc sống sung túc thì đều
phải trải qua những khó khăn, nỗ lực để tích lũy, đầu tư và kiếm tiền. Ai cũng vậy từ tỷ phú Bill
Gates, Jack Ma hay Donald Trump ai cũng cần phải có sự tích lũy về lượng rồi thay đổi được
về chất. Bất kì ai, dù sinh ra đã ngậm thìa vàng thì để có được điều đó thì cha ơng của họ đã
đánh đổi, cố gắng đầu tư, tích lũy tiền rất nhiều thì mới có thể khiến cho cuộc sống của con
cháu mình sung túc.
Ví dụ về việc tích lũy tiền bạc để có sự thay đổi chất lượng cuộc sống chỉ là một trong vơ vàn
ví dụ về quy luật lượng chất trong tự nhiên. Việc áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào các hoạt động
trong đời sống là vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta có thể hiểu sâu hơn thế giới tự nhiên và
có thể vận dụng quy luật vào thực tế cuộc sống để đạt được những thành tựu nhất định, góp
phần phát triển xã hội hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

b, Phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực


nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội
và tư duy. Dựa trên các mối quan hệ giao tiếp, ta cũng có thể nhận thấy rõ ràng những ứng
dụng của phạm trù phép biện chứng duy vật thể hiện qua các cặp phạm trù nội dung – hình
thức, cái riêng – cái chung, bản chất - hiện tượng ,…hay bản chất con người “con người là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội”. Để hiểu rõ hơn về tính ứng dụng các cặp phạm trù này, trước tiên
chúng ta cần phải hiểu khái niệm về nó.
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện
tượng. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các
mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ,
thống nhất biện chứng với nhau, khơng có một hình thức nào khơng chứa dựng nội dung, đồng
thời khơng có nội dung nào lại khơng tồn tại trong một hình thức nhất định. Vì nội dung gồm
những yếu tố, quá trình tạo nên sự vật cịn hình thức lại chính là mối liên hệ liên kết các yếu tố
ấy để tạo nên một sự vật hồn chỉnh. Ta có thể thấy nội dung quyết định đến hình thức cịn hình
thức tác động trở lại đến nội dung nên trong nhận thức và hành động chúng ta không được xem
nhẹ nội dung và hình thức. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào nội dung và hình thức đều có mối
quan hệ hiệu quả với nhau. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập
tương đối và tác động trở lại nội dung. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội
dung phát triển. Nếu hình thức khơng phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung. Ví dụ
như trong tuyển dụng cơng việc, dù bạn là người có tài năng, hiểu rộng nhưng những cử chỉ rụt
rè, tác phong không nhanh nhẹn và cách ứng xử trong giao tiếp không thân thiện, bạn không
thể hiện cho họ thấy được năng lực của mình thì dù bạn có giỏi, nhiều bằng cấp đi chăng nữa
thì nhà tuyển dụng cũng không muốn bạn bởi bạn không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của họ.
Do vậy mà bên cạnh việc có nội dung tốt thì hình thức phù hợp cũng đóng vai trị rất quan
trọng để góp phần phát triển nội dung. Có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rộng và năng lực giỏi
trong công việc rồi thì bạn cũng cần phải có thêm những kỹ năng mềm như ứng xử khôn khéo
trong giao tiếp, thân thiện với mọi người và tự tin thể hiên bản thân để tạo ấn tượng tốt với nhà

tuyển dụng, cấp trên. Từ đó, họ sẽ trao cho bạn nhiều cơ hội để phát triển tài năng của bản thân
hơn, giúp bạn tiến xa hơn trong công việc và cuộc sống. Qua đây ta thấy được mối tương quan
chặt chẽ của cặp phạm trù nội dung – hình thức ảnh hưởng tới việc giao tiếp trong xã hội.
Bên cạnh nội dung – hình thức, cặp phạm trù cái riêng – cái chung cũng cho ta thấy được tầm
ảnh hưởng của nó trong các mối quan hệ giao tiếp. Cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những yếu tố, những quan hệ,…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Ví dụ như mỗi
người chúng ta đều là những cá thể riêng biệt, có tính cách, đặc điểm khác nhau nhưng chúng
ta đều là người và có cấu trúc cơ thể, những cách thức ăn uống, vận động giống nhau. Cái riêng
và cái chung đều tồn tại khách quan, vì nó là biểu hiện tính hiện thực tất yếu, độc lập với ý thức
con người. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của


mình. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; khơng có cái riêng tồn tại độc lập
tuyệt đối tách rời cái chung, mà tất yếu nó phải tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Ta có
thể thấy cái chung nói lên bản chất cịn cái riêng nói lên sự đa dạng, phong phú của sự vật, hiện
tượng. Ngồi ra ta cịn có cái đơn nhất để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Cái đơn nhất
dùng để chỉ những đặc tính, những tính chất,…chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó
mà khơng lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác. Có thể hiểu cái đơn nhất là bộ phận nhỏ của cái
riêng, nó chính là thuộc tính còn lại của các riêng khi đã loại bỏ đi những thuộc tính chung. Áp
dụng vào trong các mối quan hệ giao tiếp, thật dễ dàng khi nói chuyện với một người mà bạn
có nhiều điểm chung như chung sở thích, đam mê. Từ đó sẽ dễ dàng lấy được thiện cảm và sự
yêu mến của họ. Một kinh nghiệm thực tế của tơi như này: Bởi vì là sinh viên năm nhất, thuộc
tỉnh lẻ, lúc mới nhận lớp đại học, tôi không quen một bạn nào. Ban đầu khá rụt rè và khơng biết
cách hịa nhập thế nào. Rồi tôi hỏi bạn ngồi cùng bàn là bạn ở đâu và bạn có hay nghe nhạc
khơng? Khi hỏi như vậy thì trùng hợp thay, tơi và bạn ấy đều thích K-pop và cùng thích một
nhóm nhạc. Rồi hai đứa bắt đầu làm thân và nói chuyện thoải mái với nhau hơn. Từ kinh
nghiệm này ta có thể rút ra được là khi giao tiếp mà mọi người có điểm chung thì sẽ làm cho
mối quan hệ của họ sát lại gần nhau hơn, thân thiết và cởi mở hơn. Tuy nhiên trong giao tiếp và
giải quyết các mối quan hệ, bên cạnh việc có nhiều điểm chung với đối phương thì chúng ta

cũng khơng được qn cái đơn nhất của mình. Cái đơn nhất ở đây chính là cái nhân cách, cái cá
tính, sự sáng tạo và khả năng tư duy của mình. Khi đánh mất cái đơn nhất này thì bạn sẽ có thể
vẫn gây được thiện cảm với người đối diện bởi những điểm chung nhưng lại không thể tạo ra
được ấn tượng lâu dài với họ và họ sẽ khơng thể phân biệt mình với những người khác do vậy
mà bạn sẽ rất dễ bị thay thế. Đặc biệt trong việc cạnh tranh ứng tuyển vào vị trí nhân viên của
một cơng ty, khi bạn đáp ứng được đầy đủ những u cầu mà cơng ty đó đề ra nhưng tất cả mọi
người tham gia ứng tuyển lúc đó đều cũng có đủ những yêu cầu này và bạn lại không thể hiện
được cho họ thấy cái đơn nhất, cái đặc biệt, nổi trội của mình so với những người khác thì sẽ
rất khó để bạn trúng tuyển vào vị trí này, bởi bạn khơng khác biệt với những người xung quanh
và thay vì chọn bạn, họ cũng có thể chọn những người khác. Vì vậy cơ hội là rất thấp nếu
không thể hiện được nét đặc sắc, cá tính đặc biệt của bản thân mình. Trong tình yêu hay tình
bạn cũng vậy, bên cạnh những cái chung để giúp mối quan hệ thêm thân thiết thì nếu khơng có
điểm khác biệt nào so với những cơ gái khác hay những người bạn khác, bạn không thể hiện
được cái đơn nhất của mình với họ thì ấn tượng của họ về bạn sẽ rất mờ nhạt và bạn sẽ khơng
bao giờ có được lợi thế cạnh tranh khi là bất cứ một việc gì. Do vậy trong các mối quan hệ giao
tiếp, bên cạnh việc tạo ra nhiều điểm chung thì chúng ta cũng cần phải chú ý, trân trọng đến cái
đơn nhất của chính mình để giúp phân biệt mình với những người khác, giúp tạo ấn tượng với
người xung quanh để từ đó mối quan hệ giao tiếp được hiệu quả hơn.
Ngoài ra cặp phạm trù bản chất – hiện tượng cũng có ứng dụng hết sức thực tế trong quan hệ
giao tiếp. Bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định ở bên trong, qui định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.


Hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều
kiện xác định. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa
đối lập với nhau. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng
là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên
ngoài. Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Từ một
hiện tượng ta có thể nói lên một phần bản chất nhưng khơng thể nói lên tồn bản chất. Do vậy
mà một hiện tượng thì khơng thể xét được cả bản chất nào vì nó sẽ rất dễ gặp phải sai lầm,

phán đốn sai nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua bất kỳ một hiện tượng nào. Ví dụ như
trong mối quan hệ với gia đình, khi bạn và em bạn cãi nhau và bố mẹ đều bênh em bạn do vậy
bạn quy xét bố mẹ ghét bạn, không thương bạn là sai. Bởi tùy vào hoàn cảnh, bạn là anh chị
trong nhà nên họ thường có xu hướng bênh em nhỏ hơn nhưng bản chất của họ thì đều rất
thương con cái và mong chị em có thể giảng hịa và đồn kết với nhau chứ không phải họ ghét
bạn. Hay đi trên đường, bạn bắt gặp một người bạn của mình hút thuốc rồi bạn cho rằng bạn ý
hư hỏng, đua địi. Đó chỉ là những nhận xét cảm tính của bạn, nếu khơng tìm hiểu kỹ thì nó sẽ
là những nhận định sai lầm của bạn. Bởi có thể người bạn này vì quá áp lực trong cuộc sống và
muốn giải tỏa stress nên mới học hút thuốc chứ bản chất của bạn này là người hịa đồng, tốt
bụng, ln giúp đỡ bạn bè. Những nhận định về bản chất thì khơng thể thơng qua một hiện
tượng mà có thể nói lên được. Cho nên chúng ta cần phải cân nhắc, xem xét kỹ trước đi đánh
giá về bản chất của một người để tránh những sai lầm không đáng có. Song song với nó thì
chúng ta cũng khơng nên coi nhẹ bất kỳ một hiện tượng nào bởi nó có thể là manh mối để biết
được bản chất thực sự của một người. Những kẻ lừa đảo đều có những mánh khóe tinh vi để
lừa lọc nhưng chúng cũng có nhiều sơ hở nhưng chính chúng ta, nạn nhân lại bỏ qua những sơ
hở ấy khiến cho chúng dễ dàng thực hiện hành vi hơn. Ví dụ như những tin nhắn lừa đảo trên
mạng như “ Chúc mừng bạn đã giành được một phần thưởng là một chiếc xe SH trị giá 70 triệu
đồng thơng qua chương trình khuyến mãi ưu đãi khách hàng” và “để nhận được phần thưởng
này vui lịng nộp 300 nghìn tiền phí giao dịch”,… dù đã nghe qua rất nhiều về hình thức lừa
đảo này nhưng khi gặp phải thì vì những lời nói ngon ngọt, phần thưởng hấp dẫn mà nhiều
người vẫn dễ dàng tin tưởng và nộp tiền cho những tổ chức này để nhận được phần quà mình
muốn nhưng để rồi họ nhận ra đây chỉ là một giao dịch lừa đảo và khơng có phần q nào hết.
Lúc đấy người thiệt hại chỉ có họ. Hay trong quan hệ đồng nghiệp, xã hội, có những người bảo
quý bạn, mua quà cho bạn, rủ bạn đi chơi và bạn cho là họ muốn trở thành bạn tốt của bạn
nhưng thực chất họ muốn lại muốn lợi dụng bạn. Vì vậy ta cần phải xem xét tùy vào từng đối
tượng cụ thể để gắn với bản chất của con người.
Bản chất con người “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Tổng hịa ở đây khơng
phải là tổng tất cả các vấn đề, hiện tượng hay cũng không phải là trung bình cộng mà nó được
hiểu là sự phù hợp, hòa hợp của các mối quan hệ xã hội với nhau bao gồm các mối quan hệ
trong hiện taị và cả trong quá khứ. Ví dụ như trong mối quan hệ của bản thân mình với gia đình

thì tơi ln quan tâm, lo lắng cho bố mẹ mình, ln muốn báo đáp bố mẹ và mong muốn tạo


cho họ những điều tốt nhất. Có thể thấy trong mối quan hệ gia đình, tơi là người có bản chất
tốt. Với bạn bè thì ln cởi mở, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ họ, chơi hết mình vì bạn bè. Do vậy
mà trong quan hệ bạn bè cũng có bản chất tốt. Trong mối quan hệ xã hội thì tôi luôn quan tâm
đến các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường nên luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống
xung quanh ,hay thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng
và những người có hồn cảnh khó khăn,… Trước mắt, tơi tự thấy mình là một người có bản
chất tốt bởi trong các mối quan hệ của mình, tơi ln cân bằng được nó, có sự hịa hợp giữa các
mối quan hệ này và đặc biệt tơi chưa có hành động tiêu cực xảy ra. Qua đây mà bản chất con
người sẽ thể hiện qua sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội và trong tất cả các mối quan hệ này
thì đều phải hịa hợp với nhau và khơng có một chút tiêu cực nào cho dù nó rất nhỏ. Bởi giả sử
rằng trong tất cả các mối quan hệ gia đình, học đường, xã hội bạn đều thể hiện mình là người
con có hiếu, là người học trị ngoan và tích cực đóng góp cho xã hội nhưng trong mối quan hệ
bạn bè, bạn lại không tin tưởng họ, lừa gạt, lợi dụng họ thì bạn vẫn được định nghĩa là người
giả tạo, người xấu. Hay mọi người luôn tin bạn là người tốt nhưng lại chưa bao giờ thấy bạn
nhặt được tiền rồi không trả người đánh mất để thấy lòng tham của bạn cho nên vẫn tin tưởng
bạn.
Vì vây mà để đánh giá bản chất đúng nhất của một người thì chúng ta phải đặt vào những
hồn cảnh đặc biệt thì mới có thể thấy được bản chất của họ chứ không nên dựa vào những
đánh giá chủ quan, cảm tính của bản thân để đánh giá một người khi khơng có những sự thật,
dẫn chứng cụ thể chứng minh bản chất thật của họ.
Câu 2 : Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, lấy ví dụ minh họa .Từ việc
nghiên cứu Tồn tại xã hội và Ý thức xã hội, hãy liên hệ với vấn đề Covid19 dưới góc nhìn triết
học.
Bài làm:
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa
con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế

giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá
trình hình thành xã hội lồi người và tồn tại khơng phụ thuộc vào ý thức xã hội. Các yếu tố cơ
bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc điều kiện
tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân cư. Các yếu tố đó tồn tại trong mối thống nhất biện chứng,
tác động lẫn nhau, tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Ý thức xã hội dùng để
chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh
tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội
có cấu trúc hết sức phức tạp. Nên từ những phương diện khác nhau ta có thể tiếp cận được cấu
trúc của ý thức xã hội. Như theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội


bao gồm các hình thái khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý
thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học,… Hay theo trình độ phản ánh của ý thức xã
hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận: Ý thức
xã hội thơng thường là tồn bộ những tri thức, những quan niệm…của những con người trong
một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng
ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận, còn Ý thức lý luận là những tư
tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình
bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, qui luật. Hay cũng có thể phân tích ý thức xã hội
theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội, đó là tâm lý xã hội và hệ
tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí,…của
những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống
của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị,
triết học, đạo đức, tôn giáo,…; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.
Ta có thể thấy được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội. Tồn tại xã
hội quy định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận động của
ý thức xã hội; ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã
hội đặc biệt là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan
điểm về chính trị, pháp quyển, triết học, đạo đức,văn hóa, nghệ thuật,… tất yếu sẽ biến đổi
theo. Cho nên tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Tuy

nhiên tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường
thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức
xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi
nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách
này hay cách khác trong các tư tưởng ấy. Do vậy mà trước khi phản ánh tồn tại xã hội của ý
thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng. Ngồi ra thì tính độc lập tương đối và sự
tác động ngược trở lại của ý thức xã hội được thể hiện qua : Ý thức xã hội thường lạc hậu so
với tồn tại xã hội vì không phản ánh kịp được những thay đổi của tồn tại xã hội do sức mạnh
của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý
thức xã hội. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Trong những điều kiện nhất định, tư
tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát
triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực
tiễn của con người, Ý thức xã hội có tính kế thừa. Quan điểm, lý luận của mỗi thời đại được tạo
ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước. Kế thừa có tính khách
quan; chọn lọc và sáng tạo; theo quan điểm lợi ích; theo truyền thống và đổi mới. Sự tác động
qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng gây ảnh hưởng tới tồn tại xã hội cũng chứng
minh được mối quan hệ biện chứng này. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông
thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hồn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào
đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Sự tác động qua lại giữa


các hình thái ý thức xã hội là một nguyên nhân làm cho trong mỗi hình thái ý thức xã hội có
những mặt, những tính chất khơng thể giải thích được một cách trực tiếp từ tồn tại xã hội. Hay
Ý thúc xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội. Sự tác động này thể hiện mức độ phù
hợp giữa tư tưởng với hiện thực; sự xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng cả chiều sâu,
chiều rộng và phụ thuộc vào khả năng hiện thực hoá ý thức xã hội của giai cấp. Như vậy tính
độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp trong lịch sử phát triển của ý thức
xã hội và đời sống tinh thần xã hội nói chung; nó bác bỏ mọi quan niệm siêu hình, máy móc,
tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ta có thể áp dụng vào thực tiễn

như sau. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, dù bất kể
trong tình huống nào thì người Việt Nam ta ln có tinh thần dân tộc cao, truyền thống yêu
nước và tinh thần đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đây chính là ý thức xã hội. Do
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á, có đường biên giới tiếp giáp với nhiều quốc gia nên
được giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, có đường bờ biển dài 3260 km khơng
kể các đảo nên thuận lợi cho việc khai thác và đánh bắt thủy hải sản, tiếp giáp với biển Đông
(là địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả châu Á- Thái Bình Dương và châu Mỹ),… Với
những tồn tại xã hội về vị trí đại lí này mà Việt Nam là con mồi béo bở cho Trung Quốc, Nhật
Bản và các nước phương tây xâm chiếm trong đó có Anh, Pháp, Mỹ. Họ đều là những cường
quốc hung mạnh nhất trên thế giới. Lực lượng của họ lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần nên để sinh
tồn, phát triển và để đủ sức chống lại giặc dân tộc Việt Nam cần phải hợp lại thành một khối
thống nhất, các dân tộc Việt Nam cần đoàn kết mới chống lại được kẻ thù. Cha ơng ta có câu
“Đồn kết thì sống, chia rẽ thì chết” cho nên phải đồn kết, gắn bó với nhau mới có thể chống
lại kẻ thù của mình. Nếu ko đồn kết, khơng gắn bó, khơng thống nhất thì sẽ bị các thế lực
phản động tìm cách mua chuộc, lơi kéo, kích động với mục đích phá vỡ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc ta. Nếu chúng ta ko đồn kết thì chắc chắn chúng ta không thể giữ được độc lập, chủ
quyền, không thể khẳng định được bản sắc dân tộc Việt nam. Thực tế đã chứng minh nhờ tinh
thần đồn kết, lịng tự hào dân tộc và truyền thống yêu nước, dân tộc ta đã kiên cường chiến
đấu, đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ hịa bình đất nước. Từ cuộc khởi nghĩa oanh liệt
của Hai Bà Trưng năm 40 đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 rồi đánh bại thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ,… Truyền thống u nước, đồn kết đó được nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội, từ vị
trí địa lí, từ điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, dân cư. Truyền thống tốt đẹp này đã được
dân tộc ta kế thừa và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử. Lần gần đây nhất chúng ta có thể
thấy được niềm tự hào dân tộc, yêu nước và tinh thần đoàn kết của Việt Nam ta qua chiến thắng
lịch sử của bóng đá Việt Nam khi giành giải Á quân U23 Châu Á, vô định AFF Cup, Seagames,
… Những giây phút giành chiến thắng đó, hàng nghìn người dân Việt Nam trên khắp mọi miền
đất nước đã đổ ra đường ăn mừng, mặc áo cờ đỏ sao vàng, miệng hô to “Việt Nam vô địch”, từ
già trẻ, gái trai, nam, nữ, bất kể ai dù không quen biết nhau trên đường thì cũng đều vui vẻ trao
cho nhau nụ cười và cái đập tay để thể hiện niềm vui sướng. Đấy chính là niềm tự hào của dân



tộc, tinh thần đoàn kết của Việt nam ta. Qua đây ta có thể hiểu được cụ thể quy luật những tồn
tại xã hội quyết đinh đến ý thức xã hội. Tuy nhiên để đi lên hiện đại từ truyền thống thì cần tiếp
thu những mặt tích cực và loại bỏ những hạn chế. Đồng thời cũng có thể tiếp thu những giá trị
văn hóa ở bên ngồi trên tinh thần biện chứng, kế thừa những mặt tích cực nhưng loại bỏ
những mặt không phù hợp , những mặt lạc hậu, những hạn chế mà không phù hợp với bản sắc ,
lối sống của người việt nam, của dân tộc việt nam để chúng ta hòa nhập nhưng chúng ta khơng
được phép hịa tan. Cái khơng tan đó chính là bản sắc, cốt cách của truyền thống dân tộc. Lấy
một ví dụ về tư tưởng hạn chế chúng ta cần xóa bỏ như tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trọng
nam khinh nữ đã có từ trong xã hội truyền thống bởi do tồn tại xã hội, đặc biết là phương thức
sản xuất nông nghiệp với nền văn minh lúa nước thì người việt nói riêng và người phương
Đơng nói chung thì ln đề cao vai trị của người đàn ơng trong đời sống. Do họ có sức khỏe
vượt trội so với phụ nữ nên vai trị của người đàn ơng trong nền văn minh lúa nước là rất lớn .
Trong nền văn minh truyền thống, hệ tư tưởng nho giáo đề cao vai trị của người đàn ơng,
người con trai đã nảy sinh tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nhà mà có con trai thì con cũng phải
có cháu trai, đẻ sinh bằng được con trai mới được,…nếu không làm được điều đó sẽ quy vào
tội bất hiếu. Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội truyền thống nảy sinh trên cở sở điều
kiện kinh tế của xã hội khó khan, người đàn ơng là lao động chính trong nhà, kiếm tiền về để
ni gia đình do vậy mà họ có vai trị to nhất .Trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội đã thay
đổi, phát triển, nền văn hóa mới đã được xác lập nhưng những tư tưởng hạn chế trọng nam
khinh nữ, phụ thuộc vào người đàn ơng trong gia đình vẫn cịn tồn tại biểu hiện rõ nhất trong tỉ
lệ chênh lệnh giới tính giữa nam và nữ . Ví dụ: Năm 2018, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé
trai/100 bé gái. Chính những định kiến giới tính như chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng
trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tơng đường hay định kiến về vai trị năng lực của nam và nữ như
nội trợ là việc của phụ nữ, không phải việc của nam giới. Nam giới được coi là trụ cột và là
người kiếm tiền chính trong gia đình. Đã khiến cho tỉ lệ giới tính mất cân bằng, tỉ lệ cơ hội
thăng tiến của phụ nữ khó hơn đàn ơng. Do vậy mà cần phải tạo cơ hội cân bằng cho cả hai
người dựa trên năng lực, tác phong làm việc cụ thể, để có thể phát triển được những tiềm năng,
năng lực của phụ nữ. Mặc dù xã hội mới đã ra đời, nền văn hóa mới đã dần dần được xác lập,
điều kiện kinh tế đã thay đổi nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng của

người đàn ông vẫn còn tồn tại. do vậy mà chúng ta cần phải đấu tranh dần dần để xóa bỏ những
quan điểm cổ hủ lạ hậu này. Tuy nhiên đó là một q trình lâu dài khơng phải một sớm một
chiều bởi tác phong ấy đã ăn sâu vào tiềm thức, nếp nghĩ của con người và nó trở thành tư
tưởng, thói quen của một bộ phận người. Muốn xóa bỏ nó thì trước tiên chúng ta cần thay đổi
tồn tại xã hội mà trọng tâm là phải xác lập một phương thức sản xuất mới, tiến bộ, hiện đại, ở
đó phụ nữ và đàn ơng có cơ hội ngang nhau, phụ nữ có thể phát huy được hết năng lực, sở
trường của bản thân, chứng minh được họ cũng không thua kém người đàn ơng thì những tư
tưởng, tác phong, thói quen, ý thức, lối sống cũ mới dần dần xóa bỏ. Đây cũng là ví dụ minh


chứng cho việc “Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội” bởi do thói quen, truyền
thống, do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
Áp dụng thực tế vào vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là COVID 19, dưới góc nhìn triết học ta
có thể thấy được Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được thể hiện qua những hành động
cụ thể của Việt Nam ta. COVID 19 đang là một đại dịch toàn cầu, nó ảnh hưởng đến hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tốc độ lây nhiễm tăng theo cấp số nhân, số ca nhiễm
bệnh và tử vong kỷ lục. Cả thế giới đang gồng mình chống dịch. Việt Nam là một đất nước còn
nghèo, tốc độ phát triển kinh tế cịn thấp. Nhưng trong cơng cuộc đấu tranh phòng chống dịch
Covid, khác với các quốc gia khác ban đầu chủ quan trong việc phịng dịch, thì ngay từ đầu
Việt Nam ln có những kế hoạch phịng chống và ngăn ngừa hiệu quả từ khi có thơng báo về
những ca mắc bệnh đầu tiên ở Trung Quốc, bởi do là quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc nên có
nguy cơ nhiễm là rất cao. Trước những diễn biến này, chính phủ đã có những chỉ đạo thiết thực,
đúng đắn để bảo vệ người dân. Cụ thể như thực hiện giãn cách xã hội, cho học sinh, sinh viên
nghỉ học để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, hạn chế nhập cảnh những người đến và đi qua vùng có
dịch, cấm tụ tập đông người, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân phải đeo khẩu
trang khi ra ngoài và vệ sinh sát khuẩn tay thường xuyên, cách ly những người nhiễm bệnh và
những người tiếp xúc với người nhiễm bệnh,... Ngồi ra khi tình hình vẫn diễn biến phức tạp
chúng ta đã chủ động áp dụng một loạt biện pháp phịng chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ
với quy mô lớn. Cụ thể là, lần đầu tiên chúng ta áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Ngay từ
đầu, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp phải cao hơn một mức so với

khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)… Nhờ những quyết sách đúng đắn này mà số ca
nhiễm bệnh ở Việt Nam đã được hạn chế, khơng có nhiều ca bệnh lây nhiễm qua cộng đồng.
Chúng ta đã có những thành cơng nhất định trong cơng cuộc phịng chống dịch Covid. Ở đây ta
có thể thấy được một phần nào Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Chính nhờ ý thức
trước được tác hại nguy hiểm của dịch bệnh, sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của
dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển. Vì vậy mà chính phủ, nhà nước ta đã có
những biện pháp phòng dịch mau lẹ, kịp thời đem lại hiệu quả cao trước những tồn tại xã hội
xung quanh. Đó chính là việc ban đầu có nhiều người, nhiều quốc gia chủ quan trong việc ngăn
ngừa dịch, nghĩ đây chỉ là dịch bệnh cảm cúm thông thường do vậy mà không có nhiều những
khuyến cáo về tầm nguy hiểm của Covid 19. Trước tình hình này, nước ta vẫn ln ý thức được
tầm quan trọng của việc phòng dịch và duy trì quan điểm của mình. Do vậy mà đã đạt được
những thành công trong việc chống dịch, không để số ca nhiễm bệnh tăng lên con số 1000,
chưa có ca tử vong nào và số ca khỏi bệnh đã chiếm hơn 80% ( có 219 ca khỏi bệnh trên tổng
số 270 ca nhiễm vào ngày 29/4/2020). Qua đây Triết học đã chứng minh được những tính ứng
dụng thực tế vào cuộc sống xung quanh chúng ta.
Bên cạnh việc đã thực hiện tốt phòng chống dịch Covid 19. Nhưng việc giãn cách xã hội, cách
ly toàn xã hội đã khiến cho nền kinh tế nước ta nói riêng và tồn thế giới nói chung bị rơi vào


khủng hoảng nghiêm trọng. Xét trên phương diện kinh tế Việt Nam, trước tình hình nghiêm
trọng của dịch bệnh, và phải thực hiện yêu cầu cách ly của chính phủ, tất cả các cửa hàng kinh
doanh, buôn bán đều phải đóng cửa. Nhiều doanh nghiệp, nhà máy tạm ngừng hoạt động, sản
xuất do vậy mà điều kiện kinh tế của mọi người đều khó khăn. Nhiều cửa hàng và doanh
nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Tỉ lệ người thất nghiệp, khơng có việc làm tăng cao trong
mùa dịch. Đặc biệt là những người dân lao động nghèo, cuộc sống của họ hoàn toàn phụ đồng
lương. Do vậy mà việc thất nghiệp và khơng có việc làm trong nhiều ngày khiến cho dơi vào
tình trạng khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hiểu được những tình cảnh này của người dân,
chính phủ nhà nước ta đã có những gói hỗ trợ đặc biệt cho những người rơi vào tình trạng khó
khăn trong mùa dịch. Cụ thể là gói an sinh xã hội 62000 tỷ đồng cho những người nghèo,
người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện

hưởng trợ cấp thất nghiệp, người có cơng với cách mạng, những lao động tự do như người bán
hàng rong, lao động thu gom rác, bán vé số, xe ôm, … Hay hỗ trợ kinh tế cho những doanh
nghiệp sử dụng lao động khó khăn về tài chính với mức lãi suất 0%,… Bên cạnh đó cịn có
nhiều các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp có kinh tế bền vững đứng ra tổ chức phát gạo, lương
thực miễn phí cho người dân. Khơng chỉ vậy người dân cịn cùng nhau tham gia đóng góp của
cải, vật chất của mình trong cơng cuộc chống dịch. Những “Lá lành đùm lá rách”, những việc
làm thiết thực, ý nghĩa này đã giúp mọi người cùng nhau khắc phục và vượt qua được thời kì
khó khăn trước mắt. Tuy khó khăn là vậy nhưng nhân dân ta vẫn luôn thực hiện tốt các biện
pháp chống dịch, thực hiện nghiêm túc việc cách ly xã hội với mong muốn dịch Covid được
đẩy lùi. Một lần nữa ta lại thấy được tinh thần đồn kết đồng lịng chống dịch của dân tộc ta.
Tinh thần đồn kết này đã có từ hàng ngàn năm trước và nó tiếp tục được phát huy, kế thừa cho
đến ngày nay. Ngàn năm trước, đó là tinh thần đồn kết chống giặc ngoại xâm thì giờ đây nó là
tinh thần đồn kết cùng nhau chống dịch. Ý thức xã hội này đã được xây dựng từ những tồn tại
xã hội của những năm tháng lịch sử dân tộc ta. Đó chính là từ một quốc gia có vị trí đặc biệt,
được nhiều nước nhắm tới, do vậy để bảo vệ đất nước, bảo vệ hòa bình thì dân tộc ta cần tinh
thần đồn kết. Cũng như hiện tại, để phòng chống dịch hiệu quả, bảo vệ người dân khỏi những
nguy hiểm của dịch bệnh, để giúp đỡ mọi người cùng nhau vượt qua những khó khăn trong
dịch bệnh thì nhân dân ta phải đồng lịng, đồn kết chống dịch. Chính tinh thần đồn kết này đã
giúp cho chúng ta bảo vệ được hịa bình đất nước và cùng nhau khắc phục vượt qua khó khăn
của dịch bệnh. Qua đây ta thấy được hai quan điểm triết lí đó là Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội và Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó. Chính tồn tại xã hội là
dịch bệnh bùng phát, hoành hành đã thúc đẩy, xây dựng và phát triển được ý thức xã hội đó là
cần có tình thần đồn kết cùng nhau chống dịch thì mới có thể chiến thắng. Tục ngữ có câu “
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hịn núi cao” .Chính tinh thần đoàn kết đã ăn
sâu vào tiềm thức của người Việt qua những năm tháng chiến đấu giặc ngoại xâm thành cơng
do vậy mà nó được tiếp tục phát huy trong cơng cuộc phịng chống dịch covid. Từ đây ta càng
hiểu thêm về tính ứng dụng thực tế và tầm quan trọng của Triết học đối với đời sống.





×