Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kinh tế đầu tư: NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI (GIAI ĐOẠN I)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.24 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI
BÀI – LÀO CAI (GIAI ĐOẠN I)

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp: Kinh tế Đầu tư CLC
Môn học: Kinh tế Đầu tư 2
Giảng viên: Nguyễn Thu Hà

Hà Nội, tháng 06 năm 2021

Mục Lục


I.
Tổng quan về dự án cao tốc Nội Bài – Lào
1. Giới thiệu sơ lược về dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Cai

Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ký hiệu toàn tuyến là CT.05) dài 264 km có
điểm đầu là nút giao thơng giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội
Bài (Hà Nội) và điểm cuối là phường Duyên Hải (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào
Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xun Á AH14. Là cơng trình do
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư.
Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến cao tốc đi qua địa
bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với


đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc.
Được khởi công từ tháng 4/2009, dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là dự
án đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh – Hải Phịng, nằm
trong Chương trình hợp tác 6 nước thuộc tiểu vùng sơng Mekong. Dự án được
triển khai góp phần thực hiện thành cơng thỏa thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam
và nước bạn Trung Quốc về xây dựng, phát triển hai hành lang, một vành đai kinh
tế trọng điểm, bao gồm: Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng;
Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội; Vành đai kinh tế duyên hải Bắc Bộ.
Dự án còn tạo sự kết nối các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và tạo động
lực cho công tác khai thác du lịch tại các tỉnh, thành phố phía bắc và đồng bằng
sơng Hồng nói chung.

2


Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai khởi cơng từ q 3 năm 2008 và hồn thành
vào ngày 21/9/2014. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội – Yên Bái có 4 làn xe cho phép
đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận
tốc tối đa 80 km/h.
Vào ngày 21/09/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng
thơng xe tồn tuyến Nội Bài - Lào Cai tại khu dịch vụ số 5 (lý trình Km 237+000)
Thôn Sơn Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là: 19.984 tỷ đồng, tương đương 1.249 triệu
USD, trong đó: Vốn vay của ADB là 1.096 triệu USD (vay ưu đãi – ADF là 200
triệu USD và vay thông thường – OCR là 896 triệu USD). Tổng công ty Đầu tư
phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành trái phiếu cơng trình được
Chính phủ bảo lãnh là 153 triệu USD.
Tồn bộ kinh phí đầu tư xây dựng Dự án do Tổng cơng ty vay lại (khơng có
ngân sách cấp phát). Cơng trình dự kiến hồn vốn sau 32 năm khai thác thu phí,
với mức phí là 1.000 Đồng/Km/phương tiện quy đổi.

Đoạn Hà Nội -Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn xe dừng khẩn cấp với tốc độ đạt vận
tốc tối thiểu 100km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối thiểu
80km/h. Với vận tốc thiết kế từ 80 – 100km/h, tuyến đường giúp rút ngắn ½ thời
gian lưu thơng trên tuyến Hà Nội – Lào Cao xuống còn 3,5 giờ, giảm chi phí và an
tồn hơn khi lưu thơng trên tuyến đường hiện hữu.
Dự án được chia làm 08 gói thầu xây lắp, từ gói thầu A1 đến gói thầu A8, và 02
gói thầu thiết bị; có khối lượng hơn 100 triệu m3 đất đá đào lắp, 120 cầu, trong đó,
có 2 cầu lớn bắc qua sơng Hồng và sông Lô; 01 hầm xuyên núi dài 530m; hàng
trăm công trình hầm chui, cống hộp, cơng chui dân sinh và 18 nút giao khác. Công
tác tuyển chọn nhà thầu xây lắp tại dự án được thực hiện theo hình thức đấu thầu
cạnh tranh quốc tế (ICB).
3


Hiện tại Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang giữ kỷ lục khác của tuyến cao
tốc này đó là khối lượng công việc đồ sộ nhất. Với chiều dài 245 km cao tốc, thống
kê bao gồm:


120 cầu lớn nhỏ (trong đó có 2 cầu lớn là cầu Sơng Hồng và Sơng Lơ với







chiều dài 1,68km, rộng 16,5m)
Một hầm xuyên núi (dài 530m, cao 9m, rộng 14m),
Một hầm chui (giao Quốc lộ 2, tiếp nối từ Quốc lộ 18 dài 645m),

Đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá,
Xử lý mái dốc hơn 1,3 triệu m2,
460 cống hộp và cống phục vụ dân sinh, 895 cống trịn thốt nước các

loại,
• Trên 6 triệu m3 cấp phối đá dăm; gần 1,8 triệu tấn bê tông nhựa các loại,
trên 600.000 m3 bê tông; gần 91.000m dài cọc khoan nhồi…
Kỷ lục về chiều dài tuyến: chưa có tuyến cao tốc nào chạy liên tục 245 km với
13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23 ha. Qua 5 tỉnh như cao tốc Nội Bài –
Lào Cai. Tuyến đường từ Hà Nội qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái lên đến
Lào Cai sẽ được các bác tài "chinh phục" chỉ sau 3,5 tiếng so với 7 tiếng trước đây.
Kỷ lục dự án có nhiều hộ dân phải di dời nhiều nhất: Diện tích giải phóng mặt
bằng của dự án là 2.062,38 ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị
ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm cơng trình
cơng cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.
Đây cũng là dự án đi qua địa hình, địa chất phức tạp nhất: Theo VEC, dự án
được xây dựng xuyên từ khu vực đồng bằng lên vùng Tây Bắc, với nhiều đồi núi,
vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô.
Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang giữ kỷ lục về suất đầu tư hiệu quả nhất.
Với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6
triệu USD/km đường cao tốc, thuộc loại thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên đoạn từ Yên
Bái đến Lào Cai mới mặt cắt ngang chỉ có 2 làn xe chạy.

4


2. Chi tiết các gói thầu chính của cao tốc Nội Bài – Lào Cai
- Gói thầu A1 có tổng chiều dài 26,78km (lý trình từ Km00-080 đến

Km26+700) đi qua huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và thị xã Phúc Yên, huyện Bình

Xuyên, huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc). Nhà thầu thi cơng cơng trình là
Cơng ty POSCO E&C (Hàn Quốc) với giá trị hợp đồng trên 2.550 tỷ đồng.
Gói thầu có 19 cơng trình cầu, 1 hầm chui, 3 nút giao khác mức, 30 cống
chui dân sinh, 3 trạm thu phí… 26,7 km đầu tiên của tuyến cao tốc Nội BàiLào Cai bắt đầu từ Nội Bài tới huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc), mỗi
-

chiều có 4 làn xe, vận tốc cho phép 100km/giờ.
Gói thầu A2 có giá trị hợp đồng hơn 2.278 tỷ đồng. Điểm đầu gói thầu tại
km26+700 thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, điểm cuối tại km
48+820 thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Phú Thọ. Chiều dài gói thầu là
22,12km. Cơng trình trên tuyến gồm 19 cầu, 27 cống chui dân sinh, 75 cống

-

thốt nước. Do cơng ty Posco E&C (Hàn Quốc) xây lắp gói thầu.
Gói thầu A3 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai từ cầu Sơng Lơ đến huyện
Cẩm Khê có tổng chiều dài 31,64 km, trong đó có 18 cầu, 4 nút giao liên
thông, 60 cống hộp, cống chui dân sinh, hơn 100 cống thốt nước, các cơng
trình phịng hộ, an tồn giao thông và hạng mục phụ trợ, khối lượng đào đắp
hơn 5,2 triệu m3. quản lý xây dựng thuộc nhà thầu Posco E&C (Hàn Quốc)

-

và Công ty tư vấn giám sát Gentinsa (Tây Ban Nha).
Gói thầu A4 có chiều dài 29,74km nằm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; giá trị hợp

-

đồng hơn 1.635 tỷ đồng, được thiết kế tốc độ tối thiểu 100km/giờ.
Gói thầu A5 đi qua các huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái và Văn Yên

được thiết kế với tốc độ tố thiểu là 100km/giờ đối với đoạn Km 109 + 750
và 80km/giờ đối với đoạn Km 123+ 080 - Km 150 + 900. Gói thầu A5 có

-

chiều dài 41,15km với giá trị hợp đồng hơn 1.974 tỷ đồng.
Hợp đồng xây lắp gói thầu A4 và A5 dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai
đã được ký ngày 6/4 tại Hà Nội giữa Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc
Việt Nam (VEC) và Công ty Keangnam Enterprises của Hàn Quốc.
5


-

Gói thầu A6 dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được khởi
công tại xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Gói thầu này là đoạn
đường đi qua huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có tổng chiều dài 40km. Tồn bộ
gói thầu A6 có 18 cơng trình cầu, với tổng chiều dài hơn 1.980m, một trạm
dịch vụ và một trạm dừng xe bus. Gói thầu A6 do Công ty trách nhiệm hữu
hạn Phương Đông-Nhật Bản chịu trách nhiệm tư vấn thiết kế, Công ty Công
nghiệp nặng & Xây dựng Doosan của Hàn Quốc thi công và Công ty tư vấn

-

Gentinsa của Tây Ban Nha là đơn vị tư vấn giám sát.
Gói thầu A7 được thiết kế với tốc tối thiểu 80 km/giờ, có tổng chiều dài
26,7km, đi qua các huyện Văn Bàn và Bảo Yên. Tổng mức đầu tư của gói
thầu là 1.600 tỷ đồng. Đơn vị thi công là Công ty trách nhiệm hữu hạn xây
dựng cầu đường Quảng Tây, thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn tập đồn


-

giao thơng Tân Phát Triển Quảng Tây (Trung Quốc).
Gói thầu xây lắp A8 có tổng chiều dài 26,115 km (lý trình từ Km 218+040
đến Km 244+155) đi qua địa bàn các xã Sơn Hà, Sơn Hải, Xuân Giao, Gia
Phú (huyện Bảo Thắng) và xã Cam Đường (thành phố Lào Cai. Nhà thầu thi
công là Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam
(VINACONEX). Gói thầu A8 được khởi cơng từ ngày 1/4/2010, có 10 cơng
trình cầu với chiều dài 1.422m, 2 nút giao khác mức (nút giao số 17 và nút
giao số 18), 47 cống chui dân sinh, 106 cống thoát nước, 1 trạm dịch vụ diện
tích khoảng 16 ha, 2 trạm thu phí.

II.

Những khó khăn mà dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai gặp
phải qua các giai đoạn của chu kỳ dự án

1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Theo nghiên cứu các cơ hội đầu tư kết nối tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai
với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 20000 tỷ. Trên cơ sở tính tốn số làn xe, để
phù hợp với nguồn vốn đầu tư, giảm chi phí xây dựng, tăng hiệu quả đầu tư. Bộ
6


và các Sở GTVT cho rằng phương án tiền khả thi của BQL dự án là tối ưu vào
thời điểm đó. Bên cạnh việc cấp thiết mở tuyến đường cao tốc nối 5 tỉnh thành
phía Bắc giúp cải thiện, phát triển kinh tế. Thì với số vốn khổng lồ, dự án cũng
gặp khơng ít khó khăn khi huy động vốn.
Nhưng vấn đề này đã được giải quyết khi có sự hỗ trợ của chính phủ. Bằng

việc đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu cho dự án Nội Bài – Lào Cai. Trung tâm
giao dịch chứng khoán Hà Nội đấu thầu 500 tỉ đồng trái phiếu do Công ty Đầu
tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành vào lúc 14 giờ ngày 275 tại Hà Nội. Đây là trái phiếu cơng trình được Chính phủ bảo lãnh. Trái phiếu
có kỳ hạn 3 năm (từ 29-5-2009 đến 29-5-2012), được phát hành nhằm huy động
vốn cho dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Tiếp theo đó là đấu thầu 1.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ cho dự án đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ngày 27-8, 1.000 tỉ đồng trái phiếu của Công ty Đầu
tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho dự án Đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai, được Chính phủ bảo lãnh phát hành sẽ được tổ chức đấu thầu. Trong
đợt này, VEC sẽ đấu thầu 500 tỉ đồng kỳ hạn 3 năm (ngày phát hành là 31-82009 và đáo hạn ngày 31-8-2012) và 500 tỉ đồng kỳ hạn 5 năm (ngày phát hành
là 31-8-2009 và đáo hạn ngày 31-8-2014)
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

Sau hơn 5 năm triển khai và thực hiện đầu tư, dự án đã vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức như: thời tiết khơng thuận lợi, giải phóng mặt bằng chậm, giá
cả nguyên vật liệu tăng, nhà thầu chính khó khăn tài chính... Bên cạnh đó, dự án
phải thi cơng các hạng mục lớn, phức tạp như hầm xuyên núi địa phận tỉnh Yên
Bái, các cầu Sông Lô, Sông Hồng và hầm chui Quốc lộ 2, hầm xuyên núi dài
580 m... với khối lượng đất đá đào đắp lên đến 100 triệu m3, 6 triệu m3 cấp
phối đá dăm…
7


Trong thời gian triển khai dự án, Bộ Giao thông Vận tải và VEC đã làm việc
với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, cho lùi tiến độ
một số gói thầu và thanh tốn kịp thời cho nhà thầu. Bộ đã yêu cầu các nhà thầu
cung cấp tài chính, thiết bị cũng như lực lượng lao động đủ để đáp ứng tiến độ.
Có những thời điểm, dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Ngồi lý
do giải phóng mặt bằng, mưa nhiều cản trở thi cơng cịn có ngun nhân thuộc
về các nhà thầu nước ngoài mà đặc biệt là các nhà thầu Hàn Quốc. Ba nhà thầu

Hàn Quốc là Posco, Doosan và Keangnam chưa quen cách điều hành dự án ở
Việt Nam nên việc triển khai ban đầu chậm, công tác chuẩn bị dự án không đạt
tiến độ.
Mặt khác, nhà thầu chính sử dụng nhiều nhà thầu phụ khơng đủ năng lực,
khơng cung cấp đủ tài chính cho dự án, cùng với đó là sự thiếu bao quát, thiếu
tập trung của các tập đoàn lớn Hàn Quốc với các đơn vị đang tham gia dự án ở
Việt Nam. Vì vậy, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và VEC đã phải sang Hàn
Quốc để làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn này.
Cụ thể hơn 70km của dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc gói thầu
A4 và A5 của nhà thầu chính Keangnam Enterprises (Hàn Quốc) mới chỉ hồn
thành lần lượt là 74% và 78%. Thách thức lớn nhất trong quá trình thi cơng gói
thầu A4, A5 là nhà thầu chính đang khó khăn về tài chính để chi trả cho các nhà
thầu phụ. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, VEC đã áp dụng
những biện pháp mạnh, yêu cầu nhà thầu chính chuyển ngay kinh phí 12,5 triệu
USD để chi trả thi cơng. Tuy nhiên, nhà thầu chính Keangnam Enterprises chỉ
chuyển được số tiền 6,5 triệu USD.
Trước thực tế này, VEC đã phải huy động những nguồn lực của Tổng công
ty để ứng trước gần 500 tỷ đồng cho các nhà thầu phụ tăng cường năng lực máy
móc, đẩy mạnh thi cơng. Nhờ đó, tiến độ của dự án đến nay đã cơ bản hoàn
thành đúng như cam kết.
8


Đối với cơng tác giải phóng mặt bằng, được xác định là cơng việc vơ cùng
khó khăn của các dự án giao thông, cao tốc Hà Nội - Lào Cai cũng không phải
là ngoại lệ. Là đường cao tốc dài nhất tính đến thời điểm này đi qua địa phận
của 5 tỉnh với diện tích cần giải phóng mặt bằng hơn 2.062,38 ha và 25.031 hộ
dân bị ảnh hưởng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, các địa phương có dự án đi qua
đã chủ động phối hợp với chủ đầu tư làm đúng chủ trương chính sách giải
phóng mặt bằng, lo chỗ tái định cư, công ăn việc làm cho người dân theo quy

định của Chính phủ.
Để tạo điều kiện cho các gia đình bị thu hồi đất ổn định chỗ ở, có điều kiện
tiếp tục phát triển sản xuất, các ngành chức năng và UBND các địa phương có
dự án đi qua đã triển khai xây dựng các khu tái định cư tại những vị trí thuận
lợi, gần đường giao thông để người dân thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất.
Cụ thể, dự án đã xây dựng 99 khu tái định cư, áp dụng chương trình phục hồi
thu nhập cho gần 17.000 hộ dân. Ví dụ, tỉnh Lào Cai đã giao cho Trung tâm
Dạy nghề của tỉnh và các huyện, thành phố lập hồ sơ, tổ chức dạy các nghề: xây
dựng, sửa chữa ôtô, xe máy; lái xe, lái máy xúc; nhà hàng, khách sạn, dịch vụ
nấu ăn; nuôi dạy trẻ… cho gần 1.600 lao động là con em của các hộ thuộc diện
di chuyển, giải phóng mặt bằng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
3. Giai đoạn vận hành đầu tư

Sau 2 ngày tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, tại km
83, chiều từ Yên Bái về Phú Thọ đã có một vết nứt dài, gây nguy hiểm cho các
phương tiện giao thông. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện địa chất biến đổi
bất thường trong phạm vi giữa hai lỗ khoan khảo sát địa chất đã thực hiện trong
bước thiết kế bản vẽ thi công. Kết quả khoan khảo sát địa chất bổ sung cho thấy,
tại vị trí tim của vết nứt có lớp đất yếu dày từ 6 - 7m nằm trực tiếp trên nền đá
phong hóa có độ nghiêng khoảng 30o, nền đường đắp cao từ 7 - 9m kết hợp với
9


điều kiện bất lợi do hai bên nền đường bị tích nước nên đã gây ra trượt và nứt.
Đây là sự cố kỹ thuật đáng tiếc, khách quan, xảy ra ngồi sự kiểm sốt của chủ
đầu tư, tư vấn và nhà thầu. Mặc dù, chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu đã tính tốn
xử lý ngay trong q trình thi cơng với hệ số an tồn nhất, nhưng cũng khơng
lường hết sự phức tạp của nền địa chất có biến đổi bất thường nên đã lắp dựng
hệ thống quan trắc, theo dõi trong quá trình khai thác để xử lý khi có sự cố xảy
ra. Sau đó về phía nhà thầu và chủ đầu tư đã cho sửa chữa, bảo hành mặt đường

để đảm bảo chất lượng của công trình.
Ngồi ra, khi đưa vào vận hành cơng trình tình trạng xe chở quá tải lưu
thông trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai diễn ra khá phổ biến, uy hiếp chất
lượng cơng trình và gây mất an tồn giao thông; trong khi công tác phát hiện xử
lý của các cơ quan chức năng các địa phương đối với phương tiện chở quá tải đi
vào đường cao tốc còn nhiều bất cập. Vì vậy, rất cần sự phối hợp, nâng cao
trách nhiệm trong cơng tác kiểm sốt, kiểm tra, xử lý xe vi phạm chở quá tải.
Để xử lý tình trạng này, đơn vị đã đầu tư lắp đặt hệ thống cân tải trọng tại các
nút giao thông trên toàn tuyến để kiểm tra tải trọng các phương tiện nhằm xử lý
triệt để tình trạng xe chở quá tải lưu thơng, uy hiếp chất lượng cơng trình. Cùng
với việc đặt cân kiểm tra tải trọng, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao
tốc Việt Nam đã ký quy chế phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ công
an), Cục Quản lý đường bộ I và công an, thanh tra giao thông các tỉnh Lào Cai,
Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc trong cơng tác kiểm sốt tải trọng, xử lý xe vi
phạm. Sau gần 4 tháng triển khai, các cơ quan chức năng đã kiểm tra tải trọng
gần 37.000 xe, trong đó, phát hiện và xử lý 1.248 xe quá tải.
Thực tế qua quá trình quản lý vận hành tuyến đường từ khi khai thác đến
nay cho thấy do đặc thù tuyến đường cao tốc này có đoạn tuyến khơng có dải
phân cách giữa (đoạn 2 làn xe từ Yên Bái đến Lào Cai) nên đã xuất hiện tình
trạng các chủ phương tiện lợi dụng thực hiện việc quay đầu xe trên tuyến.
10


Nhiều trường hợp có hành vi gian lận, khai báo mất thẻ để đổi thẻ đầu vào
nhằm mục đích gian lận cước phí. Mặc dù VEC đã có nhiều biện pháp xử lý
như ghi rõ biển số xe, ca làm việc trên thẻ đầu vào, thực hiện thu phí với chặng
dài nhất..., tuy nhiên còn nhiều trường hợp các chủ phương tiện khơng hợp tác,
có hành vi chống đối, hành hung nhân viên thu phí.
Sau hơn ba năm chính thức đưa vào sử dụng, đường cao tốc Nội Bài - Lào
Cai đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể: Nhiều đoạn người dân tự ý phá

rào chắn để đi qua đường; đoạn từ Km 123-244+750 khơng có dải phân cách
cứng; lệ phí tham gia giao thơng q cao; thiếu đường gom dân sinh; nhiều nhà
xe tùy tiện đón, trả khách trên đường…
Người dân thường dắt trâu bò, đi mô-tô trên đường cao tốc khiến các lái xe
phải phanh gấp. Một số lái xe không kịp phanh cho nên đã xảy ra khơng ít vụ
tai nạn giao thơng…
Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được ví như “đòn bẩy kinh tế” của
khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến nay đã nảy sinh nhiều
bất cập như: Có khoảng 22 km khơng rào được hành lang; nhiều đoạn như Km
36+600 (TT), Km 134 (TT), Km 104 (TT)… người dân tự ý phá, mở rào để tạo
lối đi, canh tác hoa màu, chăn thả gia súc… Hơn nữa, tại các Km 117 (PT+TT),
Km 172 (PT), Km 189 (PT) thường xuất hiện xe mô-tô đi vào đường cao tốc dù
không được phép; người dân mở hàng quán tự phát, khiến nhiều ô-tô chở khách
thường xuyên dừng đỗ, đón trả khách...
Ngun nhân chính là do cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng giữa người
dân và chủ đầu tư chưa thống nhất; ý thức của một số người dân tham gia giao
thơng cịn hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống đường gom dân sinh kết nối các nút
giao, các trạm dừng nghỉ còn thiếu; việc quy hoạch các điểm dừng đỗ xe tại các
địa phương chưa hợp lý; khơng có các trạm dịch vụ phục vụ xe lưu thông trên
đường như rửa xe, bơm nước mui, tắm cho gia súc… Những bất cập, hạn chế
11


đó phần nào lý giải vì sao sự mất an tồn giao thơng (ATGT) ln rình rập trên
tuyến đường này.
Sau 6 năm đưa vào hoạt động khai thác, cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang
xuống cấp, mặt đường hư hỏng nhiều đoạn, chằng chịt các vết nứt, ổ voi, ổ gà,
có đoạn cịn hằn lún kéo dài. Bên cạnh đó, chạy tồn tuyến, xe dưới 9 chỗ ngồi
đang phải trả phí khoảng 320.000 đồng/lượt tồn tuyến. Cao nhất là xe khách,
xe container, mức phí lên đến hơn 1 triệu/lượt. Nhiều lái xe cho biết mặt đường

xuống cấp nhiều, không tương xứng với mức phí bỏ ra và nhiều vụ tai nạn đã
xảy ra trên tuyến. Hiện nay, việc khắc phục của chủ đầu tư và các nhà thầu cũng
đã diễn ra nhưng khơng thường xun, tình trạng hằn lún mặt đường còn phổ
biến, nguy hiểm cho lái xe, nhất là về ban đêm.

III.

Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư dự án cao tốc Nội Bài
– Lào Cai đối với xã hội và nền kinh tế
Kể từ khi đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai ngày càng phát

huy hiệu quả to lớn, góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội
các địa phương khu vực Tây Bắc, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát
triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Yên Bái, Lào Cai đã tăng trưởng 21% đối với vận tải hàng hóa và 15% đối với
vận tải hành khách.
Lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, rút ngắn 1/3 thời gian từ Hà
Nội đi các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, tiết kiệm
20-30% chi phí, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh
của hàng hóa. Ước tính 1 năm tuyến đường này đã làm lợi cho xã hội khoảng
1.800 tỷ đồng từ tiết kiệm về mặt thời gian, nhiên liệu, chi phí hao mịn… Tính
đến cuối tháng 10/2016, tuyến đã phục vụ an toàn và thông suốt khoảng 13,5

12


triệu lượt phương tiện, với lưu lượng trung bình 18.000 – 19.000 lượt phương
tiện/ngày đêm.
Không chỉ mang lại hiệu quả một cách rõ rệt, việc đưa tuyến cao tốc Nội Bài
– Lào Cai vào khai thác còn giảm áp lực giao thơng, góp phần giảm thiểu tắc

nghẽn và tai nạn giao thông trên các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 2B, Quốc lộ
32C, Quốc lộ 4E và Quốc lộ 70. Đặc biệt, sau khi cao tốc Nội Bài – Lào Cai
thông xe, 96% xe tải nặng và 79% xe con lưu thông trên Quốc lộ 70 đã chuyển
dịch sang lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai; giúp giảm 85% số vụ
tai nạn trên các tỉnh lộ và 95% số vụ tai nạn dẫn đến tử vong trên các tỉnh lộ và
quốc lộ lân cận đường cao tốc.
Hiện cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang giữ kỷ lục về suất đầu tư hiệu quả nhất,
với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ gần sáu triệu
USD/km đường cao tốc, thuộc loại thấp nhất hiện nay.
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác là bước đột phá
của ngành giao thông, giúp giảm thời gian lưu thơng từ Hà Nội đi Lào Cai
xuống cịn 3,5 tiếng so với bảy tiếng như trước đây, mở ra cơ hội lớn trong phát
triển kinh tế - xã hội và du lịch của các địa phương khu vực Tây Bắc, giảm áp
lực giao thông và tai nạn trên quốc lộ 2, 2b, 32C, 4E và 70, kết nối đến các khu
cơng nghiệp, giải trí, khu du lịch và rút ngắn thời gian đến các tỉnh Tuyên
Quang, Hà Giang hơn một nửa so với lưu thông trên tuyến đường hiện tại. Đặc
biệt là tỉnh Lào Cai - vẫn được xem là tỉnh biên giới xa xơi, nhưng giờ đây, có
thể đi về giữa Hà Nội - Lào Cai trong ngày, rất thuận tiện. Khi giao thông thuận
lợi, chắc chắn kinh tế sẽ khởi sắc. Ngay từ khi tuyến đường chưa khai thác toàn
tuyến, khách đến khu du lịch Sa Pa đã tăng mạnh và nhiều nhà đầu tư đã
"nhắm" đến khu du lịch này. Ðường chưa hoàn thành, nhưng cuối năm 2013,
đoạn tuyến từ Hà Nội đến Vĩnh Phúc được thông xe, nhà đầu tư đã ùn ùn đổ

13


vào Vĩnh Phúc. Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngồi vào các khu cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chuyển biến rõ rệt.
Việc rút ngắn thời gian chạy xe không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp
vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai về các tỉnh đồng bằng sơng

Hồng mà cịn thuận lợi cho khách du lịch khám phá Tây Bắc. Ngay sau khi
thông tuyến vài ngày, Công ty Du lịch quốc tế Bình Minh đã khai trương tua du
lịch mới, để du khách tự lái xe từ Hà Nội lên Sa Pa vào cuối tuần. Đón hàng
triệu lượt khách đến du lịch Sapa.
Với vị trí là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Lào Cai là cầu nối của cả nước với
vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn. Cửa khẩu Lào Cai trong những năm vừa
qua đã phát triển hơn nhiều nhờ đường cao tốc này. Trong năm 2015, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Lào Cai khoảng 14%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
13,9%, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn tăng 5%,...

14



×