Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Viện Đào Tạo Tiên Tiến, Chất Lượng Cao & POHE
BÀI TẬP LỚN
Môn: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Đề bài : “ Khái quát chủ trương, đường lối hội nhập quốc tế của Việt Nam (đường
lối đối ngoại và sự chuyển đổi từ hội nhập kinh tế quốc tế sang quốc tế)”
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp: Kinh tế Đầu Tư CLC
Giảng viên: Nguyễn Thị Thắm
Hà Nội, 2020
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau những năm 1970 khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Công cuộc đổi
mới đã trở thành xu thế của thời đại. Do vậy mà Liên Xô cùng các nước xã hội chủ
nghĩa đều tiến hành cải cách, thay đổi. Khi đó, Việt Nam vẫn cịn đang trong tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội do bị các thế lực thù địch cấm vận. Vì vậy mà đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế là vấn đề cấp bách giúp giải quyết được những tồn tại xã
hội lúc đó. Tại Đại hội VI họp tại Hà Nội (12-1986), đã khởi xướng đường lối đổi
mới toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ của đối ngoại là đóng góp vào cơng cuộc đấu tranh của
nhân dân trên tồn thế giới vì nền hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội đồng thời tăng cường tình hữu nghị, hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước
xã hội chủ nghĩa; bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích dân tộc của hai
nước, vì hịa bình ở Đơng Nam Á và trên tồn thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, kết nối nền kinh tế và thị trường của
một quốc gia cụ thể với nền kinh tế và thị trường của một khu vực lớn hơn thông qua
các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường bằng hình thức đơn phương, song
phương và đa phương. Là giai đoạn phát triển cao hơn của việc hợp tác kinh tế quốc
tế.
2
Hội nhập quốc tế là một lĩnh vực quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta để đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước nhà, vượt qua
khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, đẩy lùi cấm vận và đồng thời thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội và xây dựng Tổ quốc.
Bài tiểu luận sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các chủ trương, đường lối hội nhập
quốc tế của Việt Nam về mặt đối ngoại và sự chuyển đổi từ Hội nhập kinh tế quốc tế
sang hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2020
A. HỒN CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Thế giới từ giữa những 80 của thế kỷ XX có rất nhiều biến động phải kể đến:
Từ giữa những năm 1980, sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa
học – kỹ thuật hiện đại đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của nhiều nước
trên thế giới. Kèm với đó là trật tự hai cực Liên Xơ – Mỹ hình thành sau thế chiến
thứ hai sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc,
thế giới hình thành một trận tự mới đa cực với xu thế phát triển chung là hịa bình,
hợp tác và phát triển.
Các nước chuyển từ đối đầu trực tiếp, chạy đua vũ trang sang đối thoại, hợp tác
phát triển kinh tế và coi đó chính là vũ khí, tiêu chí khẳng định được sức mạnh và
vị thế của quốc gia. Các quốc gia, các lực lượng, tổ chức chính trị quốc tế thực hiện
các chiến lược đối nội, đối ngoại phù hợp với xu thế chạy đua phát triển kinh tế.
Đặc biệt là các nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính
sách mở cửa, hợp tác đa phương, đa dạng các quan hệ quốc tế; tăng cường và mở
rộng các mối quan hệ hợp tác với các nước phát triển để có thể huy động được vốn,
kỹ thuật, cơng nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh rồi từ đó mở rộng
thị trường hơn.
3
Song song là xu thế tồn cầu hóa và tác động của tồn cầu hóa. Tồn cầu hóa
trong nền kinh tế thế giới được tạo ra bởi các mối liên kết và trao đổi ngày càng
tăng giữa các quốc gia hay các tổ chức cá nhân về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, giáo
dục,… trên phạm vi tồn cầu. Đặc biệt trong kinh tế nó được dùng để chỉ các tác
động của thương mại và tự do hóa thương mại. Tồn cầu hóa có hai tác động chính
đến đến kinh tế thị trường. Về mặt tích cực: giúp thị trường mở rộng, mang lợi
nhuận vốn, kích thích sản xuất, phát triển khoa học – kỹ thuật; tăng cường hiểu biết
giữa các quốc gia hợp tác, tạo môi trường thuận lợi giúp hơi nhập, phát triển, hợp
tác hịa bình, hữu nghị. Về mặt tiêu cực: do chủ chốt là các nước phát triển nắm
quyền, họ có quyền chi phối và thao túng trong tồn q trình hợp tác từ đó có thể
làm tăng khoảng cách giàu nghèo; các nước kém phát triển, yếu sẽ dễ bị đồng hóa
và đánh mất bản sắc dân tộc đặc trưng. Vì vậy mà các quốc gia trong q trình tồn
cầu hóa cần phải hết sự cẩn trọng, biết tận dụng thời cơ để hội nhập nhưng bên
cạnh đó cũng cần phải nỗ lực vượt qua được những khó khăn, thách thức, những
tác động tiêu cực của q trình tồn cầu hóa để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Là một khu vực năng động, có nhiều tiềm lực về kinh tế ổn định nhưng khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương lại khá nhạy cảm, tồn tại nhiều bất ổn như tranh chấp
lãnh thổ trên biển (khu vực biển Đơng), bạo loạn chính trị hay một số quốc gia
ngầm tăng cường tiềm lực quốc phịng,…
Tình hình Việt Nam lúc đó đang lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng từ
cuối thập niên 80 của thế kỉ XX do hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh kéo
dài; bị các nước đế quốc như Mỹ bao vây, cấm vận; mà hệ thống nhà nước ta đã
duy trì cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan lieu bao cấp (1954-1986) quá lâu dẫn
đến nền kinh tế bị tụt lại nghiêm trọng.
Do vậy mà trước những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt này, để giúp đất nước vượt
qua khủng hoảng và đi lên phát triển, Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ hợp tác
hữu nghị với các nước trên thế giới, phát huy được tối đa những điểm mạnh, nguồn
lực để thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước đang phát triển. Nó đòi hỏi hệ
4
thống quản lý nước ta là Đảng và Nhà nước cần phải xác định rõ quan điểm, kế
hoạch định hướng đường lối đối ngoại đúng đắn trong thời kỳ mới.
B. SỰ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG QUA
CÁC THỜI KỲ
1. Các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng
Giai đoạn 1986-1996: Giai đoạn khởi xướng, xác lập và thực hiện đường lối đổi
mới tồn diện với mở rộng, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
Tại Đại hội VI của Đảng họp tại Hà Nội (12-1986), đã khởi xướng ủng hộ đường
lối đổi mới toàn diện, thay đổi tư duy đối ngoại. Do đối mặt với nhiều thách thức
của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật nên rất cần thiết để đổi mới các cách thức
tập hợp lực lượng là “phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong điều kiện mới” để nhận thức được tốt “xu thế mở rộng phân công, hợp tác
giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là điều
kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Từ
đó, Đảng chủ trương “sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp
tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội” [1].
Cùng với đó, tháng 12-1987, triển khai chủ trương Đảng đề ra, luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam được ban hành, nó giúp tạo cơ sở về mặt pháp lý cho các doanh
5
nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Từ đó thu hút thêm nguồn vốn,
kỹ thuật – khoa học, thiết bị hiện đại giúp cho sự phát triển đất nước.
Vào tháng 5-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13/NQ-TW “Về nhiệm vụ và
chính sách đối ngoại trong tình hình mới” với mục tiêu đối ngoại được khẳng định:
“lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hịa bình để
tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế” [2]. Chủ trương chủ động chuyển
cuộc đấu tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng tồn tại và phát triển. Theo cố Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, “Nghị quyết 13 về đối ngoại của Bộ
Chính trị là cơng cuộc đổi mới mạnh mẽ tư duy trong việc đánh giá tình hình thế
giới, trong việc đề ra mục tiêu và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của
ta” [3]. Sự chuyển hướng này chính là nền tảng cho việc hình thành đường lối đối
ngoại tự chủ, độc lập, mở rộng, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII tại Hà Nơi tháng 6-1991, Đảng đã xác
định cụ thể trọng tâm của đối ngoại đó là “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất
cả các nước, khơng phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các
ngun tắc cùng tồn tại hịa bình”. Cụ thể chính sách đối ngoại, với Lào và
Campuchia quan tâm đến vần đề đổi mới hợp tác trên tinh thần bình đẳng; với
Trung Quốc, cố gắng thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, mở rộng hợp tác; còn với
các nước trong khu vực thì tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các nước Châu Á –
Thái Bình Dương; bên cạnh đó cịn có việc thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với
Hoa Kỳ. Ngồi ra trong nhiệm kỳ khóa VII, Đảng cũng chủ trương thực hiện, đồng
bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng và đa phương hóa quan hệ quốc tế
với nguyên tắc là độc lập, thống nhất cùng kết hợp với sự năng động, sáng tạo, linh
hoạt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Giai đoạn 1996-2008: Giai đoạn đường lối đối ngoại được bổ sung và phát triển
theo phương châm tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng tổ chức vào tháng 6-1996 đã khẳng định một
lần nữa là phải tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước
phát triển trên thế giới. Với chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở” và “đẩy nhanh
6
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” [4]. Đại hội đã nêu rõ quan điểm
đối ngoại như tăng cường quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN và láng
giềng; tham gia và đóng góp tích cực cho các hoạt động của các tổ chức quốc tế.
Bên cạnh đó cịn đề ra chủ trương tiến hành việc đàm phán Hiệp định Thương mại
với Mỹ và xúc tiến gia nhập APEC và WTO.
Đại hội lần thứ IX của Đảng tháng 4-2001, nêu rõ quan điểm “xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có
tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết
hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước” [5]
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006) đã đề ra chủ trương “chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [6]. Chủ động ở đây là tự quyết định
đường lối, chính sách, dự đốn trước được khó khăn, khơng rơi vào thế bị động.
Cịn tích cực là khẩn trương đổi mới bên trong, chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, lộ
trình. Qua đây ta thấy đến đại hội lần thứ X đường lối đối ngoại được bổ sung và
phát triển hoàn thiện hơn rất nhiều với tinh thần độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác
và phát triển cùng phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và
chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
2. Kết quả sau khi thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng sau hơn 20 năm
I.1
Thành tựu và ý nghĩa
Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng đối ngoại, nước ta đã đạt được những
kết quả khả quan: Đã thốt khỏi tình trạng bị cấm vận của các thế lực thù địch,
bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (10/11/1991), bình thường hóa quan hệ
với Hoa Kỳ (11/7/1995); đồng thời ra nhập ASEAN (tháng 7-1995) đánh dấu sự
hội nhập với các nước khu vực Đông Nam Á; đã mở rộng được quan hệ đối ngoại
đa phương hóa, lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với cả 5 nước Ủy viên Thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; các nước lớn đều coi trọng Việt Nam; đi kèm
với đó là nhiều các hiệp ước song phương với các nước phát triển thúc đẩy quan hệ
và kinh tế Việt Nam; đặc biệt tháng 10-2007, Việt Nam đã được bầu làm ủy viên
7
không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009; đã mở rộng thị trường
kinh tế thương mại với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; quá trình hội nhập quốc
tế cũng giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với các cơng nghệ hiện đại từ đó ứng
dụng vào quy trình sản xuất ở Việt Nam giúp tăng năng suất, chất lượng, góp phần
rất lớn vào sự phát triển kinh tế của toàn đất nước;…
I.2
Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì trong q trình thực hiện cũng phát
sinh những hạn chế như: Trong quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc,
chúng ta vẫn cịn bị động, khơng xây dựng được mối quan hệ lợi ích vững chắc;
bên cạnh đó hệ thống pháp luật của Việt Nam cịn chưa hồn chỉnh, vẫn cịn nhiều
thiết sót ở một số lĩnh vực dẫn đến khó khăn trong việc thỏa thuận, cam kết hợp tác
với các nước và tổ chức kinh tế nước ngoài; do trang thiết bị lạc hậu, quy mô nhỏ,
quản lý chưa tốt dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu
quốc tế khó khăn hơn cho việc phát triển kinh doanh;…
Mặc dù có phát sinh nhiều hạn chế trong quá trình thi hành nhưng nhìn chung cả
quá trình thực hiện đường lối đối ngoại mới của Đảng đã có những thành tựu to lớn
góp phần khơng nhỏ trong quá trình đưa đất nước ngày càng phát triển sánh vai với
các nước khác. Điều đó đã chứng minh rằng các chủ trương chính sách của Đảng là
hồn tồn chính xác và đúng đắn.
3. Bước chuyển đổi tích cực qua hội nhập quốc tế.
Từ mỗi kỳ Đại học Đảng năm 1986 đến nay, thông qua các quyết sách của Đảng,
đất nước ta đã từng bước vượt qua được khủng hoảng kinh tế và tiến lên phát triển
một cách mạnh mẽ với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đi kèm cùng là hội
nhập quốc tế. Cụ thể tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) với quyết định mở rộng
quan hệ đa phương với các nước theo nguyên tắc bình đẳng, hịa bình, tơn trọng lẫn
nhau; bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc – nước mà trước đây ta coi là kẻ
thù của dân tộc, thì ta đã sẵn sàng xóa bỏ hiềm khích để bình thường hóa quan hệ
và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế. Sang đến Đại hội lần VII (1991)
đường lối đối ngoại về kinh tế càng mở rộng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả
8
các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”
[7], đây chính là điểm nhấn đột phá cho quá trình hội nhập quốc tế. Hay theo nghị
quyết số 07-NQ/TW (27/11/2001) về hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng đã làm rõ
mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế [8]. Cũng tại
đây đã làm rõ Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân do vậy mà trong
quá trình hội nhập cần phải phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành
phần kinh tế, của tồn xã hội; là q trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và có khơng
ít thách thức vì vậy mà cần tỉnh táo, linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề phát sinh
trong quá trình hội nhập [9]. Bên cạnh đó Đảng cũng khẳng định, Hội nhập kinh tế
quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải
tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế; đó là sự nghiệp của tồn dân; doanh
nhân, doanh nghiệp, đội ngũ tri thức là lực lượng đi đầu [10].
Qua quá trình hội nhập quốc tế đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nước ta như: Tạo
nên một mơi trường hịa bình, ổn định khi mà từ một nước bị cấm vận, bao vây,
Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ với 189/193 quốc gia thành viên của Liên hợp
quốc, cùng với mối quan hệ tốt với các nước trong khu vực châu Á và ASEAN; hội
nhập quốc tế cịn góp phần thúc đẩy đổi mới đát nước, phát triển quy mơ kinh tế
( tính trung bình trong 35 năm hội nhập, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế lạc
hậu thì tính xấp xỉ đến năm 2020 GDP của ta đã đạt 262 tỷ USD tăng hơn 18 lần và
đứng thứ 44 trên thế giới, đó là bước thành cơng đáng kể đến trong q trình hội
nhập; hay đã góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển khi hoàn thành phân
định ranh giới với các nước láng giềng; bên cạnh đó hội nhập quốc tế đã góp phần
nâng cao vị thế và vai trị của nước ta trên trường quốc tế khi mà ta đã đăng cai tổ
chức thành công năm APEC 2017, diễn đàn WEF-ASEAN năm 2018, hay thượng
đỉnh Mỹ - Triều tháng 2/2019,…
Song song với những mặt tích cực thì cũng có mặt tiêu cực, khó khăn như ở
nhiều mối quan hệ tuy được thiết lập nhưng nó vẫn chưa bền chặt, lợi ích đơi bên
nhiều; ở một số lĩnh vực cịn giữ lối tư duy cũ; hay hệ thống luật pháp còn chưa
hồn thiện dẫn đến một số khó khăn khi hội nhập; cịn bỏ phí nhiều cơ hội hợp tác
9
lớn; khơng có nhiều đột phá để tận dụng triệt để quan hệ lợi ích song phương giữa
các nước;…
KẾT LUẬN
Đường lối đối ngoại mở rộng được thành lập và phát triển từ Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI đề ra và qua các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương từ
khóa VI đến khóa XI vẫn được kế thừa và phát triển thành đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, đó chính là mục tiêu, tư
tưởng và phương châm chính của đối ngoại Việt Nam. Nó đã có đóng góp khơng
nhỏ vào việc đảm bảo quốc phịng, an ninh quốc gia, tạo mơi trường hịa bình, ổn
định phát triển, đồng thời có cơng lớn trong việc nâng cao vị thế, uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Hội nhập quốc tế là một quá trình dài cần có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng về mọi
mặt để có khả năng ứng biến tốt trong mọi tình huống, hồn cảnh có thể xảy ra.
Trong suốt thời gian thực hiện, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng
song song với nó cũng đã tìm ra được những mặt hạn chế, yếu kém cần phải sửa
đổi để có thể thực hiện chính sách hội nhập một cách tốt nhất, đêm lại nhiều lợi ích
cho dân tộc, quốc gia. Chính vì vậy mà , hội nhập quốc tế cần phải được thúc đẩy
và phát triển nhiều hơn nữa, nhất là trong thời kỳ mà thế giới đang có xu hướng
10
tồn cầu hóa vơ cùng mạnh mẽ, địi hỏi khơng chỉ Việt Nam mà các nước trên thế
giới đều phải đẩy mạnh tư duy hội nhập để cùng phát triển. Tư duy đó sẽ giúp đưa
Việt Nam cùng phát triển với các nước trên thế giới và không bị tụt lại phía sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012, tr. 53, tr. 111, tr. 117.
[2]. [3]. Nguyễn Cơ Thạch: Những chuyển biến trên toàn thế giới và tư duy của
chúng ta, Tạp chí Quan hệ Quốc tế, số 1, tháng 1/1990, tr. 7, tr.9.
[4]. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập,Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2015, tập 55-57
[5]. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb. CTQG, Hà Nội 2001, tr. 119
[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2015, tập 60-64
[7]. Đảng Cộng sản Việ Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2015,
tập 51-55
11
[8]. Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001
[9]. [10] Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam của bộ giáo dục đào tạo, tr.
160; tr. 181
a. Đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới, Cổng thơng
tin điện tử Bộ Quốc Phịng nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Lê
Nguyên An, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn.
b. Báo tusach.thuvienkhoahoc.com về đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt
Nam
c. Báo baoquocte.vn về Hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước và những yêu cầu
mới đặt ra ngày 30/10/2020
d. Báo ssi.com.vn về Kinh tế Việt Nam: Bước chuyển mình từ hội nhập quốc tế
12