Buôn bán phế liệu trong bối cảnh chuyển đổi: chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi không gian đô thị, sự phát đạt và phá sản của hoạt động
buôn bán phế liệu phi chính thức ở Hà Nội
Tác giả: Carrie L Mitchell
Environment and Planning A 2009, volume 41, pages 2633 - 2650
Người dịch: Nguyễn Thanh Tùng
Tóm tắt: Trong bài viết này, tôi sẽ cho thấy làm cách nào mà một bộ phận cụ thể của
chuỗi hoạt động buôn bán phế liệu tái chế phi chính thức, những người trung gian thu
nhận phế liệu, bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kinh tế và thay đổi không gian đô thị nhanh
chóng tại Hà Nội. Từ việc sử dụng dữ liệu khảo sát và phỏng vấn, tôi sẽ chứng minh
rằng: (1) người trung gian thu nhận phế liệu đồng thời được hay mất trong kinh doanh là
kết quả của quá trình chuyển đổi đô thị ở Hà Nội, (2) các động lực cơ bản của sự thay đổi
không gian đô thị ở các khu vực khác nhau của thành phố là khá khác biệt, trong đó sẽ có
tác động đặc thù về tương lai của hoạt động tái chế phế liệu tại Hà Nội.
1. Giới thiệu
Trong thập kỷ vừa qua, nhiều tác giả đã bắt đầu tìm hiểu tác động của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và các dạng thức thay đổi được kiến tạo tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở
các thành phố thủ đô (Dick and Rimmer, 1998; Douglass, 2005; Ho, 2005; Logan, 2005;
Robinson,2002; Shatkin, 2005; 2007; Thompson, 2004). Douglass (2005) lập luận rằng
sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa chủ yếu vào thương mại hàng hóa (khai thác tài
nguyên và nông nghiệp) sang nền kinh tế dựa vào nguồn vốn tài chính toàn cầu đã làm
thay đổi không chỉ bản sắc văn hóa địa phương mà cả thiết kế không gian của các thành
phố Đông Nam Á. Sự tái cấu trúc của các thành phố lớn đã tạo ra một môi trường được
xây dựng để “thích ứng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của các dòng chảy vốn toàn cầu”
(page 550).
Sự chuyển đổi đô thị của Việt Nam không thể so sánh trực tiếp với các nước láng giềng
Đông Nam Á (Geertman, 2007; Leaf, 2002). Cho đến hai thập kỷ về trước, Việt Nam
từng cắt đứt quan hệ với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu, không giống như
nhiều nước láng giềng Đông Nam Á khác mà các con đường phát triển đã được xác định
từ trước bằng những mối quan hệ xuyên quốc gia (Leaf, 2002). Sự tái hòa nhập của Việt
1
Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã được chính thức khởi động bởi các gói cải cách Đổi mới
được thực hiện trong năm 1986, đưa đến một giai đoạn tăng trưởng cao độ trong tiến
trình toàn cầu hóa. Không ngạc nhiên khi điều này đã tạo ra sự thay đổi đột ngột và đầy
kịch tính ở trong ước (Leaf, 2002). Có một số lượng ngày càng phát triển của các tài liệu
văn bản nói về sự thay đổi trong nền kinh tế chính trị và các tác động khác nhau của nó
đến xã hội và không gian tại Việt Nam (Drummond, 2000; Geertman, 2007; Leaf, 1999;
2002; McGee, 1995; Nguyen, 2002; Nguyen and Kammeier, 2002; Parenteau et al, 1995;
Thomas, 2002; 2003; Trinh and Nguyen, 2000; Waibel, 2006). Tuy nhiên, Nguyen và
Kammeier (2002, page 374) nhận định: “sự hiểu biết về các biểu hiện không gian địa
phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia vẫn còn hạn chế.''
Trong bài viết này, tôi sẽ đóng góp thêm vào sự phát triển của các tài liệu về tác động của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thông qua việc khám phá những trải nghiệm của
lao động phi chính thức trong cảnh quan đô thị đang chuyển đổi của Hà Nội. Tôi đồng
thời cũng đáp ứng những kêu gọi của McGee (2002) trong việc có thêm những nghiên
cứu trường hợp về những tác động của quá trình đô thị hóa tới những cá nhân riêng biệt ở
các khu đô thị khác nhau của khu vực Đông Nam Á. Sử dụng dữ liệu thực nghiệm thu
thập được về ngành kinh doanh phế liệu tái chế ở Hà Nội 1: tôi điều tra làm thế nào mà sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng kéo theo đó là chuyển đổi không gian đô thị của
Hà Nội đã tác động đến một bộ phận cụ thể của chuỗi hoạt động buôn bán phế liệu phi
chính thức – những người trung gian thu nhận phế liệu. Tuy họ là một bộ phận ít khi
được nghiên cứu hay đề cập đến trong các tài liệu có liên quan, nhưng sự hiện diện cố
định của họ trong thành phố (so với sự di chuyển tương đối của người thu thập phế liệu)
có nghĩa là họ trải nghiệm những ảnh hưởng của sự thay đổi không gian nhiều hơn so với
các chủ thể khác trong chuỗi hoạt động này. Khám phá của tôi cho thấy rằng tác động của
sự thay đổi kinh tế và không gian đối với những người trung gian thu nhận phế liệu là
phức tạp và đa diện, và không thể được mô tả như là một trải nghiệm hoàn toàn tích cực
hay tiêu cực. Thay vào đó, tôi sẽ minh họa cách mà những người trung gian thu nhận phế
liệu đồng thời được và mất (hoặc phát đạt và phá sản) trong kinh doanh như là một kết
Ở Việt Nam có một hệ thống phân cấp phức tạp tồn tại trong hoạt động kinh doanh phế liệu tái chế phi
chính thức, trong đó bao gồm một mạng lưới ba tầng gồm người thu thập phế liệu (người nhặt phế liệu,
người bới nhặt phế liệu ở bãi rác, người tìm mua sắt vụn), người trung gian thu nhận phế liệu (người thu
nhận, người thu gom trên vỉa hè, người thu gom ở bãi phế liệu), và thương lái phế liệu (DiGregorio,
1997). Sự phân cấp tương tự cũng tồn tại ở các thành phố khác (Li, 2002; Medina, 2000; Sincular, 1991)
1
2
quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh Việt Nam nói chung, và những
biến đổi không gian đang diễn ra ở Hà Nội nói riêng.
Trước khi chuyển sang phần thực nghiệm của bài viết này, đầu tiên tôi sẽ cung cấp một
số chi tiết về người trung gian thu nhận phế liệu, họ được miêu tả như thế nào trong tài
liệu về hoạt động tái chế phế liệu, và phương pháp tôi sử dụng để nghiên cứu nhóm chủ
thể này. Sau đó, tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về bối cảnh của sự tái cơ cấu kinh tế và
thay đổi không đô thị ở Hà Nội, sử dụng một nghiên cứu trường hợp về làng hoa ven đô
(Leaf, 2002) để làm sáng tỏ những trải nghiệm không gian xã hội của sự thay đổi đô thị
gần đây. Phần còn lại của bài viết được dành cho các kết quả thực nghiệm của tôi, bắt đầu
bằng việc thảo luận ba vấn đề có ảnh hưởng lớn nổi lên từ nghiên cứu: (1) tính sẵn có của
vật liệu phế thải; (2) các biến động trong giá phế liệu; và (3) thay đổi vị trí và không gian
trong thành phố. Các phân tích cho thấy rằng các cơ sở trung gian thu nhận phế liệu có
quy mô hoạt động nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này. Tôi sẽ kết thúc bài
viết với một bình luận về tương lai của hoạt động quản lý chất thải đô thị phi chính thức
ở Hà Nội.
2. Khám phá về người trung gian thu nhận phế liệu
Người trung gian thu nhận phế liệu, như tên gọi cho thấy, là người đóng vai trò trung
gian giữa người thu thập phế liệu (người nhặt phế liệu và người tìm mua phế liệu lưu
động) và thương lái phế liệu/người sản xuất vật liệu tái chế. Họ lấp vào một chỗ trống
quan trọng trong hoạt động kinh doanh phế liệu, cụ thể là thu mua, tích trữ, phân loại số
phế liệu mà người khác tìm mua và/hoặc nhặt được từ nhiều nguồn khác nhau (cả khu
dân cư và khu thương mại) trên toàn thành phố. Trong khi những người thu thập có thể
kiếm được nhiều tiền hơn cho mỗi kilogram phế liệu nếu họ tự làm các công việc giống
người trung gian, nhiều người thấy rằng sự hiện diện ngắn ngủi của họ ở thành phố (do
công việc và sự ràng buộc với gia đình ở các làng quê của họ), thiếu vốn ban đầu để tiến
hành công việc kinh doanh, và các hạn chế về mạng lưới xã hội có thể là nguyên nhân
ngăn cản họ làm công việc thay cho người trung gian thu nhận phế liệu. Do đó, các cơ sở
trung gian đã phát triển nảy nở, đáp ứng nhu cầu thu gom và tập kết phế liệu trên khắp
thành phố Hà Nội. Nhiều người trong số những người đã lấp đầy khoảng trống này từng
có thời gian là người thu thập phế liệu: 49% người trung gian tại Hà Nội trước đây đã
từng làm việc như người tìm mua sắt vụn.
3
Người trung gian thu nhận phế liệu hoạt động tại Hà Nội có 2 loại chính là: người thu
gom trên vỉa hè và người thu gom ở địa điểm cố định. Người thu gom trên vỉa hè thiết lập
hoạt động kinh doanh của họ trên vỉa hè công cộng hoặc thuộc sở hữu cá nhân trên toàn
thành phố. Thông thường, điều này xảy ra trong các quận trung tâm của Hà Nội (Hoàn
Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa), nơi đất đai đắt đỏ và việc sử dụng không
gian có kèm theo phí tổn. Bởi vì điều này về mặt luật định là không hợp pháp (Nghị định
36 CP, ban hành năm 1996, cùng với việc cấm xích lô khỏi trung tâm thành phố ngay sau
đó, đã làm cho người thu gom phế liệu trên vỉa hè hầu như không thể thực hiện hoạt động
kinh doanh của họ ở trung tâm thành phố), họ thấy được việc cần thiết để thiết lập các
mối quan hệ tài chính đặc biệt với lực lượng thực thi pháp luật của địa phương và/hoặc
các bảo vệ tư nhân. Người thu mua gom ở địa điểm cố định còn phổ biến hơn nữa ở Hà
Nội (94% số người trả lời khảo sát nói rằng họ thuê, sở hữu hoặc sử dụng một căn nhà
2
cho hoạt động kinh doanh của họ), họ mở rộng hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi không
gian ở tầng trệt của căn nhà, hoặc trong nhà một tầng (tạm thời hoặc vĩnh viễn), mà
thường là phải thuê. Nhiều người trung gian đã thu nhận một loạt các loại phế liệu, bao
gồm cả nhựa, giấy, kim loại, mặc dù một số người thay vào đó lại tập trung chuyên vào
một hoặc hai loại nào đó. Không giống như nhiều người thu thập - những người thường
đồng thời thu mua phế liệu từ các hộ gia đình và/hoặc các doanh nghiệp và nhặt nhạnh
trên đường phố, người thu gom phế liệu trên vỉa hè và người thu gom phế liệu ở vị trí cố
định, về mặt đại thể, là hai nghề nghiệp khác biệt. Bởi vì phần lớn những người trung
gian hoạt động tại Hà Nội hành nghề ở một vị trí cố định, phần còn lại của bài viết sẽ tập
trung vào nhánh nghề này (trừ khi có trường hợp riêng khác). Tôi sử dụng thuật ngữ
"người thu nhận phế liệu” khi tôi đề cập đến nhóm đặc biệt này và “người trung gian thu
nhận phế liệu” khi tôi thảo luận về nghề nghiệp nói chung.
Mặc dù những người trung gian này có vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán phế
liệu tái chế phi chính thức, phần lớn các tài liệu học thuật và chuyên môn chính thức về
hoạt động tái chế phế liệu đều xếp họ vào tầng bậc cuối cùng của hệ thống phân cấp trong
Tôi xác định “nhà” là bất kỳ một khối cấu trúc nào đó là vĩnh viễn hay bán vĩnh viễn, cho dù đó là một
căn nhà theo ý nghĩa cổ điển hay không. Ví dụ, một số người thu gom phế liệu dựng lều để tiến hành hoạt
động kinh doanh của họ. Nếu những cái lều đó vẫn ở tại chỗ qua đêm, chúng tôi phân loại những người
này là “người thu gom ở địa điểm cố định”, ngược lại, nếu họ phải di chuyển cơ sở kinh doanh hàng ngày
thì họ được phân loại là “người thu gom trên vỉa hè”.
2
4
chuỗi quy trình tái chế: người thu thập phế liệu (Adeyemi et al, 2001 ; Fahmi, 2005;
Huysman, 1994; Kaseva and Gupta, 1996; Masocha, 2006). Trong khi một số tác giả đã
tiến hành phỏng vấn định tính (khác nhau về số lượng) với những người trung gian như là
một phần của nghiên cứu thực nghiệm của họ tập trung vào người thu thập phế liệu
(Agarwal et al, 2005; Birkbeck, 1978; DiGregorio, 1994; Hayamiet al, 2006; Medina,
1997; Ngo, 2001; Rouse 2006), rất ít nhà nghiên cứu đã xem xét một cách bao quát về
trải nghiệm riêng của những người trung gian này trong hoạt động buôn bán phế liệu tái
chế phi chính thức, hoặc trong sự thay đổi của các thành phố. Một ngoại lệ cho xu hướng
này là Li (2002), người thảo luận về mối liên hệ giữa việc thu hẹp các cửa hàng trung
gian thu nhận phế liệu (gọi là “nhà kho thu mua” trong nghiên cứu của mình) với dự án
hiện đại hóa vào đầu những năm 1980 ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Vì vậy, bài viết này đại diện cho một bước đột phá độc đáo về việc nghiên cứu các chủ
thể bị lãng quên và thường bị xem là có vai trò phụ trong hệ thống phân cấp của hoạt
động tái chế phế liệu phi chính thức, có sử dụng dữ liệu từ một trong số ít các điều tra
tiêu biểu về người trung gian thu nhận phế liệu. Tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát mẫu
ngẫu nhiên đa tầng với 264 người trung gian thu nhận phế liệu trong thành phố trong thời
gian bảy tuần vào tháng 8 năm 2006. Trong năm tuần vào tháng 10 và tháng 11 năm
2006, tôi và nhóm nghiên cứu của mình thực hiện 29 cuộc phỏng vấn định tính có cấu
trúc. Những khảo sát và phỏng vấn kể trên là cơ sở của bài viết này; tài liệu tham khảo cụ
thể về “người thu thập phế liệu” trong bài viết này được xây dựng đồng thời khi tôi đang
thực hiện một nghiên cứu về người nhặt phế liệu và người tìm mua sắt vụn lưu động tại
Hà Nội (Mitchell, 2008).
3. Sự thay đổi kinh tế và không gian trong một Hà Nội đang toàn cầu hóa
Sau một khởi đầu tương đối chậm để tiến tới tự do hóa, những năm 1990 là một giai đoạn
mà nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi một cách đầy ấn tượng, cả về sự gia tăng số lượng
hàng xuất khẩu của Việt Nam lẫn số lượng của các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (Gainsborough, 2004). Khu vực tư nhân được khuyến khích thông qua một số cải
cách được thông qua vào cuối những năm 1980, trong đó “xác định tầm quan trọng lâu
dài của lĩnh vực kinh doanh tư nhân, đảm bảo sự tồn tại của nó như là một phần của “nền
kinh tế đa thành phần” và nâng cao tất cả các giới hạn trong việc tuyển dụng lao động của
nó” (Porter, 1993, page 149, quoted in Gainsborough, 2004, page 41). Một cách đột ngột,
các cá nhân có quyền hợp pháp để tham gia vào nền kinh tế thị trường mới. Sự tham gia
5
của họ trải dài từ việc khởi nghiệp kinh doanh riêng, hoặc làm việc cùng với (hoặc tiêu
biểu hơn là làm việc cho) các doanh nghiệp nước ngoài đang sinh sôi nảy nở. Hai quá
trình phụ thuộc lẫn nhau của sự thay đổi đã xảy ra như là kết quả của sự chuyển mình
trong nền kinh tế chính trị: đầu tiên, các cơ hội kinh tế mới được phát hiện đã kéo theo sự
gia tăng sức mua cho một phân khúc đang phát triển của (chủ yếu, nhưng không hoàn
toàn) cư dân đô thị; thứ hai, việc cấu trúc lại không gian của thành phố trong thời gian ít
hơn một thập kỷ đã thay đổi đáng kể một phần do sự thay đổi các nhu cầu trong nước và
một phần do đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại thành phố.
Người Hà Nội đã sử dụng sự giàu có mới đến của họ theo nhiều cách khác nhau. Những
năm 1990 chứng kiến một sự đầu tư lớn trong xây dựng nhà ở đô thị. Việc di chuyển
hướng tới những gì được gọi là “nhà ở bình dân”, hoặc xây dựng mà không có giấy phép
xây dựng hay có sự uỷ quyền thích hợp cho quyền sử dụng đất, đã diễn ra nhanh chóng
và sâu rộng (Evertsz, 2000; Geertman, 2007; Leaf, 2002; Schenk, 2005; Trinh, 2001).
Leaf mô tả quá trình thay đổi này ở một số quận ven đô Hà Nội như sau:
“Khi nền kinh tế của Hà Nội mở rộng nhanh chóng vào những năm 1990, các làng hoa
[làng chuyên sản xuất hoa] đã được chuyển đổi từng làng một, như các nông dân thuở
trước đã bán đi quyền sở hữu đối với khu đất của mình. Người mua trong những trường
hợp này là một tập hợp của các tầng lớp mới nổi của Hà Nội, người môi giới đất không
chính thức, và các doanh nhân thành thị khác - người hiểu rõ các vùng lân cận trong lành
của Hồ Tây có tiềm năng thị trường rất lớn. Kết quả của sự khởi đầu và mở rộng đột ngột
của các quan hệ thị trường bất động sản này là việc chuyển bán của cả khu vực, với
những ngôi nhà nhỏ và khu vườn của làng hoa thay thế bằng ba, bốn hoặc năm tầng “biệt
thự” sang trọng, đan xen với các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke” (2002, page 27).
Đồng thời, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã mang lại các dự án nhà ở quy mô lớn
[chẳng hạn như số được tài trợ bởi Tập đoàn Ciputra của Indonesia, đã được được thảo
luận bởi Leaf (1996)] và phát triển thương mại Hà Nội. Tràng Tiền Plaza, khai trương
vào đầu năm 2002 được xây trên nền của hàng Bách hóa Tổng hợp Hà Nội trước đây, là
một trong những trung tâm mua sắm cao cấp đầu tiên tại thành phố (Drummond and
Thomas, 2003). Nhiều dự án khác đã xuất hiện trong những năm tiếp theo. Việc tăng
cường tính sẵn dùng của các mặt hàng tiêu dùng đã được chấp nhận rộng rãi và, như
Drummond và Thomas tranh luận, “một thị trường non trẻ giàu có mới nổi là rất đói các
sản phẩm ... [và] rõ ràng là việc tiêu thụ đã trở thành một trong những hoạt động giải trí
chính của cư đô thị '' (2003, page 3).
6
Nhưng việc gia tăng sự ràng buộc của kinh tế của Việt Nam với các thị trường kinh tế
khu vực và quốc tế không phải là không có cái giá của nó, như các cư dân của làng hoa
mà Leaf mô tả trong đoạn trích trên. Thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực những
năm cuối thập niên 1990 khiến những nhà phát triển quốc tế để phải thu hẹp (và sau đó trì
hoãn) các dự án khu đô thị mới (Leaf, 2002). Hà Nội đã mở cửa cho đầu tư quốc tế, nó
đồng thời cũng dẫn vào một kỷ nguyên mới về an ninh tài chính. Đối với trường hợp của
cư dân của các làng hoa, trong khoảng thời gian sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các cuộc
thảo luận của họ thay đổi từ “những kế hoạch đầy tham vọng về chi tiêu số tiền bồi
thường sang những lo lắng cá nhân về cuộc sống trong hoàn cảnh kinh tế đầy biến động
như vậy” (Leaf, 2002, page 28).
Giống như cư dân của của làng hoa cũ, người trung gian thu nhận phế liệu (và các chủ thể
khác trong lĩnh vực kinh doanh phế liệu tái chế phi chính thức của Hà Nội) được đặt vào
(vị trí tốt hơn và tồi tệ hơn) trong một thành phố đã chứng kiến sự thay đổi có cường độ
mạnh với một quy mô thời gian gấp gáp. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ nói chi tiết về sự
phát đạt và phá sản của của hoạt động thương mại này trong thời kỳ quá độ đô thị của
Việt Nam.
4. Những người trung gian trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng
4.1. Được và mất trong buôn bán phế liệu – sự tiêu dùng và sự cạnh tranh
Trong khi nhiều nhà nghiên cứu khi làm việc với các vấn đề liên quan đến quản lý phế
liệu phi chính thức đã thảo luận về vai trò của người thu thập phế liệu trong việc duy trì
vệ sinh môi trường đô thị (Hayami et al, 2006; Kaseva and Gupta, 1996; Madsen, 2006;
Medina, 2000; 2005; 2007; Moreno-Sanchez and Maldonado, 2006; Nas and Jaffe, 2004;
Ojeda-Benitez et al, 2002; Wilson et al, 2006), đã xuất hiện vài thừa nhận về vị thế của
khu vực tái chế chất thải phi chính thức trong bối cảnh gia tăng tiêu dùng trong thành phố
và quá trình tuần hoàn của tiêu dùng và thải bỏ các sản phẩm. Nói cách khác, rác thải của
một người là tài nguyên của người khác, và sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh phế
liệu tái chế phi chính thức tại Hà Nội (cũng như ở các thành phố khác) có liên quan trực
tiếp đến sự gia tăng của một tầng lớp người tiêu dùng cùng là người nghèo, hoặc cùng có
nguồn gốc đô thị hay nông thôn (hoặc trong một số trường hợp là sự kết hợp của cả hai).
Khi chúng tôi hỏi những người trung gian thu nhận phế liệu trong các cuộc phỏng vấn về
sự thay đổi trong thành phố (công trình mới, con đường mới, sản phẩm tiêu dùng mới,
7
vv) đã có tác động gì đến công việc kinh doanh của họ, những phản hồi là khá tích cực.
Ví dụ như:
“Tôi nghĩ những thay đổi này là tốt bởi vì tôi có thể mua phế liệu nhiều hơn trước”
(Phỏng vấn số 2, Quận Cầu Giấy, ngày 01 Tháng 11 năm 2006).
“Chúng tôi có thể mua nhiều sắt, nhựa, và giấy hơn bởi vì có nhiều công trình xây dựng
tại Hà Nội. Tôi thấy rằng việc kinh doanh của tôi hiện giờ thành công hơn” (Phỏng vấn
số 3, Quận Cầu Giấy, 28 tháng 10 năm 2006).
“Hiện nay có nhiều nhà hàng và khách sạn ở Hà Nội hơn so với trước đây. Nhờ đó mà tôi
có thể mua thêm các lon bia và coca cola, đặc biệt trong mùa cưới [khi người ta tiêu thụ
rất nhiều các sản phẩm này] “(Phỏng vấn số 2, Quận Hai Bà Trưng, 03 tháng 11 năm
2006).
Những thay đổi về tiêu dùng thành thị đã không diễn ra mà không nhận được chú ý từ
bên ngoài thành phố, và như là một kết quả của việc này, và các mối liên hệ cụ thể về xã
hội, chính trị, kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận Hà Nội có liên quan đến hoạt động
tái chế phế liệu (DiGregorio, 1994; 1997; Douglass et al, 2002; Mitchell, 2008), hàng
ngàn người di cư từ nông thôn tràn về Hà Nội mỗi năm để tìm kiếm việc làm trong khu
vực tái chế phế liệu phi chính thức. Trong số những người thu thập phế liệu, 94% khai
nhận rằng họ là những người di cư tạm thời đến thành phố. 3 Trong nhóm những người
trung gian thu nhận phế liệu, một xu hướng tương tự cũng xảy ra, nhưng sự di cư của họ
là cố định hơn so với người thu thập phế liệu; chỉ có 5% số người được hỏi nói rằng họ
có nguồn gốc ban đầu là từ Hà Nội. Có một lịch sử kết nối chặt chẽ giữa buôn bán phế
liệu phi chính thức tại Hà Nội với các vùng nông thôn, đặc biệt là ở tỉnh Nam Định, nhiều
ý kiến nói rằng họ có thể nhanh chóng có được tiền nhờ thực hiện mua và bán phế liệu tại
Hà Nội. Hơn nữa, người ta thấy rằng hàng xóm của họ nhận được tiền gửi về từ các thành
viên trong gia đình làm việc tại Hà Nội, và nhận ra rằng họ cũng có thể kiếm được tiền để
Di cư vòng tròn tạm thời ngày càng là một lựa chọn phổ biến cho người dân nông thôn nhận thức được
vô số cơ hội trong thành phố, và có nhu cầu bổ sung thu nhập nông thôn ít ỏi của họ. Những người di cư
được gọi là “KT4”, hoặc là những người di cư trôi nổi sống trong một nhà trọ hoặc nhà ở tạm thời, không
có sổ hộ khẩu, và không có đăng ký với chính quyền địa phương, trong thời gian khoảng 1 - 3 tháng
(Geertman , 2007). Sau một khoảng thời gian ngắn trong thành phố, nhiều người di cư tạm thời trở về
nông thôn vào thời điểm trồng lúa và mùa thu hoạch, khi nhu cầu về lao động nông thôn là cao nhất trong
năm (Resurreccion, 2005).
3
8
sửa sang ngôi nhà của họ, trả tiền học phí của con cái họ, và hỗ trợ các nhu cầu khác
trong gia đình bằng cách làm việc tại thành phố.
Không phải là đáng ngạc nhiên khi biết rằng số lượng người thu thập phế liệu (số mà
chúng tôi cũng điều tra năm 2006) đã tăng 400% trong 14 năm qua. Việc dữ liệu tương tự
không tồn tại cho phép chúng tôi so sánh sự tăng trưởng của số lượng người trung gian
thu nhận phế liệu theo thời gian, kết quả định lượng và định tính từ nghiên cứu này cho
thấy số lượng người tương tự dao động trong phân khúc này của hoạt động kinh doanh
phế liệu tái chế. Ví dụ, khi chúng tôi hỏi người trung gian thu nhận phế liệu liệu họ hiện
có khả năng kiếm được một khoản thu nhập dễ dàng, giống hệt, hoặc là khó khăn hơn so
với khi họ bắt đầu công việc kinh doanh, 60% số người được hỏi nói với chúng tôi rằng
việc kiếm thu nhập đã trở nên khó khăn hơn trước. Lý do mà họ đưa ra cho sự thay đổi
này rất đơn giản: có nhiều người hơn trong công việc mua gom và phân loại có nghĩa là
số lượng phế liệu có thể mua được sẽ ít đi (88% số người trả lời rằng thu nhập của mình
trở nên bấp bênh hơn là do hiện tượng này).
Kết quả của việc tăng số lượng người này là, nếu sử dụng phép ẩn dụ “chiếc bánh” cho
sự mở rộng thực sự của xã hội tiêu dùng ngày càng giàu có của Hà Nội, số lượng không
kiểm soát được của những người mới vào nghiệp kinh doanh kể trên có nghĩa là, trên
thực tế, “lát bánh” cho cá nhân họ có thể bị thu nhỏ lại.
“Ngày nay có quá nhiều người làm công việc này, so với trước đây. Kết quả là, số lượng
phế liệu mà tôi có thể mua bây giờ chỉ bằng một nửa những gì tôi đã từng mua được. Hơn
nữa, tôi phải cạnh tranh với những người trung gian khác, vì vậy lợi nhuận của tôi từ mỗi
đơn vị phế liệu cũng đã suy giảm” (Phỏng vấn số 2, Quận Hai Bà Trưng, 03 tháng 11
năm 2006).
Sự cạnh tranh đang gia tăng trong buôn bán phế liệu phi chính thức không phải là một
trải nghiệm hoàn toàn tiêu cực cho những người trung gian. Trong khi những người trung
gian thu nhận phế liệu đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nhau trong việc
thu gom phế liệu và trong việc kí các hợp đồng với những nhà cung cấp lớn, họ đang
được hưởng lợi từ sự cạnh tranh gia tăng giữa những người đứng ở cấp độ cao hơn trong
hệ thống phân cấp, những thương lái phế liệu. Những thương lái này mua phế liệu mà
người thu thập đã bán cho người trung gian thu nhận và vận chuyển chúng đến các làng
tái chế địa phương (những ngôi làng nằm ở xung quanh Hà Nội chuyên xử lý các loại phế
liệu đặc thù), tới các nhà sản xuất cụ thể, hoặc tới các thị trường khác của chuỗi dây
9
chuyền xử lý. Người trung gian thu nhận phế liệu không có thời gian và nguồn lực để xử
lý và cung cấp nguyên liệu trực tiếp đến các làng tái chế hoặc các nhà sản xuất, vì vậy họ
dựa vào các thương lái để vận chuyển và xử lý những vật liệu phế thải của họ.
Hăm hở bán phế liệu của mình với giá cao nhất có thể, hơn một phần ba (36%) các cửa
hàng trung gian thu nhận phế liệu tìm khắp nơi để liên hệ được với các thương lái cung
cấp giá tốt nhất. Khi quy mô của hoạt động buôn bán phế liệu là nhỏ, điều này sẽ không
thể thực hiện được một khi các thương lái chỉ có số lượng rất ít. Ví dụ, một người thu
nhận phế liệu chuyển việc kinh doanh của mình từ một thị trấn nhỏ đến Hà Nội vì trong
thị trấn trước đây của anh ta chỉ có một thương lái và thương lái này “kiểm soát giá vật
liệu phế thải và luôn luôn mua phế liệu của tôi với giá thấp'' (phỏng vấn số 5, Quận
Thanh Xuân, 01 Tháng 11 2006). Tại Hà Nội, 12% số người được hỏi cũng nói đến vấn
đề tương tự về các thương lái. Một số người phàn nàn rằng các thương lái còn nợ họ tiền
và buộc họ rơi vào các mối quan hệ phụ thuộc về tài chính (ví dụ như từ chối thanh toán
khoản mua cũ trừ khi người trung gian bán cho họ vật liệu phế thải mới với giá thấp hơn
giá thị trường); có những người khác cảm thấy rằng các thương lái mà mình đã làm việc
là không đáng tin cậy, kết quả là, không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm người
mới để bán. Lợi dụng sự gia tăng cạnh tranh giữa các thương lái, họ đã tìm được những
thương lái mới để hợp tác và nhận được một mức giá tốt hơn cho phế liệu của mình. Còn
lại 52% những người trung gian đã không kể về một sự thay đổi trong quan hệ với
thương lái, họ thích xây dựng các mối quan hệ kinh doanh bền vững để có thể được thông
báo trước khi giá cả thay đổi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì các thương lái không
phải là người kiểm soát giá cả, mà đúng hơn là do thị trường vật liệu tái chế, thứ dao
động dựa trên nhu cầu và cung ứng quốc tế.
4.2. Được và mất trong buôn bán phế liệu – những biến động của thị trường
Một rủi ro đáng kể (và đồng thời cũng là một tiềm năng ngẫu nhiên) mà người trung gian
thu nhận phế liệu trên khắp thành phố phải đối mặt là tần suất của những biến động giá cả
trong thị trường vật liệu phế thải. Khi nền kinh tế Việt Nam trở nên gắn kết hơn với thị
trường khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, có thể thấy rằng khu vực kinh doanh phế liệu tái
chế của Hà Nội đã kết nối mật thiết với thị trường quốc tế. Điều này có thể dẫn đến sự
phát đạt hay phá sản, tùy thuộc vào hiểu biết thị trường của một người và/hoặc hoàn toàn
chỉ là may mắn trong việc dự đoán nên mua bán cái gì và khi nào.
10
Người trung gian thu nhận phế liệu đầu tư vốn của họ cho một loạt các vật liệu phế thải,
những thứ mà giá cả dao động ở các mức khác nhau trong suốt cả năm. Trong khi đó,
người thu thập phế liệu (đặc biệt là người tìm mua sắt vụn) mặc dù cũng đầu tư vốn vào
các vật liệu phế thải có giá thất thường, họ lại thường bán các nguyên vật liệu trong cùng
một ngày mà họ mua chúng. Điều này thực tế đã che chắn họ khỏi một số biến động trên
thị trường. Tuy nhiên, người trung gian thu nhận phế liệu kiếm được lợi nhuận từ việc
bán với số lượng lớn, và một số lượng không nhỏ nguyên vật liệu cần có thời gian để tích
luỹ. Chỉ khi người trung gian tích lũy được một lượng lớn phế liệu thì các thương lái mới
đến với xe tải (hoặc các loại xe khác) để mua phế liệu từ họ. Điều này không dẫn đến
nhiều vấn đề trong thị trường theo chiều giá lên; nếu người trung gian thu nhận phế liệu
mua vật liệu phế thải từ người thu thập ở một mức giá thấp và sau đó giá thị trường tăng
lên, sự kiên nhẫn của họ sẽ được đền đáp dựa trên lãi thường xuyên có được nhờ hoạt
động của người thu thập phế liệu. Tuy nhiên, nếu người trung gian đã mua nguyên vật
liệu tại thời điểm giá cao trên thị trường và giá đột nhiên giảm xuống, họ đứng vào thế
mất đi lợi nhuận đáng kể, và trong một số trường hợp là cả vốn đầu tư của họ. Bảng 1 cho
thấy một ví dụ về sự biến động giá trong thời gian 6 tháng của một số vật liệu phế thải
được lựa chọn.
Bảng 1: Biến động giá vật liệu phế thải trong giai đoạn 6 tháng (giá/kg) a
Loại
Thay đổi theo %
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
10/2006 1/2007
2/2007
3/2007
4/2007
5/2007
Thép
0,21
0,22
0,22
0,22
0,27
0,27
29
Sắt vụn
0,21
0,22
0,22
0,22
0,29
0,27
29
Lon nhôm
0,12
0,15
0,15
0,15
0,15
0,16
33
Bìa carton
0,09
0,08
0,08
0,08
0,09
0,08
11
Chai nhựa
0,37
0,37
0,38
0,38
0,41
0,44
19
Đồng
6,25
5,94
4,69
4,87
5,63
6,56
5
Đồng
3,75
2,97
2,50
2,50
3,59
4,38
17
vật liệu
Tháng
(12/20065/2007)
vàngb
a
Mức giá của bản thân các loại vật liệu phế thải kể trên được cung cấp bởi người thu
mua hành nghề ở quận Cầu Giấy.
b
Đồng vàng là tên thông dụng của nhiều loại khoáng sản và hợp kim khác nhau có hàm
lượng đồng cao.
11
Đoạn trích dưới đây là minh họa cho các loại vấn đề mà một số người trả lời khảo sát ghi
nhận khi đối mặt với biến động thị trường:
“Giá đồng đang giảm, vì vậy tôi giữ nó trong nhà của tôi và chờ giá tăng trở lại. Tuy
nhiên, điều này là rất khó vì nhà tôi nhỏ [và không có nhiều phòng để chứa thêm phế
liệu] và nó ràng buộc với vốn của tôi vì vậy tôi không thể mua được nhiều” (Trả lời khảo
sát số 7, Quận Đống Đa).
Chỉ ít hơn một nửa (47%) số người trả lời kể về các kết quả tiêu cực của biến động giá cả,
53% nói rằng sự biến động giá ảnh hưởng đến họ một cách tích cực, hoặc là không đáng
kể đủ để gây cho họ khó khăn kinh tế.
Tại sao một số người trung gian xem các rắc rối gặp phải là có liên quan đến hiện tượng
này còn một số khác thì lại không, điều đó có nghĩa là các dữ liệu định lượng không hoàn
toàn rõ ràng. Điều này hầu như là có liên quan đến trường hợp họ đã thu gom vật liệu phế
thải với giá cả đang dao động trên thị trường hay thời điểm mà họ rơi vào cảnh phát đạt
hoặc phá sản. Nếu, bằng kỹ năng hay sự may mắn, họ chọn đúng lúc thị trường đang tốt
đẹp, họ sẽ có khả năng trả lời một cách tích cực đối với câu hỏi này. Ngược lại, nếu gần
đây họ bị mất tiền, họ sẽ nghiêng theo hướng trả lời một cách tiêu cực. Một điều quan
trọng cần lưu ý là có hai loại người trung gian thu nhận phế liệu đạt được lợi thế trong
việc chiến thắng thị trường nhìn chung bất ổn này. Loại đầu tiên là những người có đủ
vốn lưu động (và không gian để chứa một số lượng lớn các vật liệu phế thải) để xoay sở
trong các giai đoạn ngắn của thị trường vật liệu phế thải. Những người trung gian này sở
hữu và vận hành các cửa hàng quy mô lớn, với số lượng tương đối ít và có vị trí cách xa
nhau ở Hà Nội hiện nay. Loại thứ hai là những người có tầm nhìn xa và năng lực, tiến
hành đa dạng hoá về chủng loại và số lượng vật liệu mua được.
Khi nền kinh tế của Việt Nam trở nên tăng cường hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, và
nhiều vật liệu phế thải hơn được buôn bán trên quốc tế, điều đó có thể là tín hiệu tốt khi
các cơ sở trung gian thuộc các loại kể trên sẽ làm ăn khấm khá hơn so với các cửa hàng
phế liệu nhỏ hơn, thường có vốn đầu tư ít và sự hạn chế tương đối trong hiểu biết về ảnh
hưởng (tích cực và tiêu cực) của các quá trình kinh tế vĩ mô đến những hoạt động kinh
doanh vi mô. Ví dụ, trong các cuộc phỏng vấn với những người thu nhận phế liệu, chúng
tôi hỏi họ loại tác động nào tới công việc kinh doanh mà họ nhận thức được khi Việt
Nam gia nhập với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong khi một số ít người trả
lời rằng đã hiểu sự phức tạp liên quan đến việc Việt Nam tăng cường tương tác với các
12
thị trường khu vực và quốc tế, phần lớn các câu trả lời còn lại được phản ánh theo các
trích dẫn tiêu biểu sau đây:
“Tôi nghĩ rằng sẽ không có sự thay đổi nào khi Việt Nam gia nhập WTO vì người bán chỉ
đơn giản bán phế liệu của họ cho tôi và tôi mua nó lại từ họ. Không có yếu tố nào trong
công việc của tôi sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình này” (Phỏng vấn số 4, Quận Thanh Xuân,
ngày 28 tháng 10 năm 2006).
“Nói thẳng với anh, tôi không học cao vì vậy tôi không biết nhiều về việc này. Hơn nữa,
tôi không quan tâm nhiều đến vấn đề này bởi vì nó là một vấn đề vĩ mô. Tôi không nghĩ
rằng nó có ảnh hưởng gì tới việc kinh doanh của tôi” (Phỏng vấn số 2, Quận Hai Bà
Trưng, ngày 03 tháng 11 năm 2006).
Trong khi không thể biết chắc về tương lai của hoạt động kinh doanh này tại Hà Nội, có
khả năng là một số người trung gian thu nhận phế liệu (chủ yếu là người thu mua) sử
dụng cả nguồn dự trữ vốn lớn lẫn kiến thức và sự hiểu biết về các tác nhân thị trường, sẽ
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thông qua những hợp đồng quy mô lớn để mua
phế liệu từ các tổ chức và doanh nghiệp.
Các cửa hàng nhỏ hơn, và những người chủ sở hữu với ít hiểu biết về thị trường (và tiếp
xúc với thị trường), phải dựa dẫm vào những người thu thập phế liệu để được cung cấp
nguồn vật liệu phế thải. Rất có thể những cửa hàng nhỏ này sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay
đổi của số lượng người thu thập phế liệu (ví dụ: nếu họ bất ngờ bị cấm hành nghề tại Hà
Nội, hoặc bị gạt ra ngoài bởi sự hợp thức hóa của các đề án thu gom và phân loại nguồn
rác được khởi xướng bởi khu vực quản lý rác thải chính thức). Ví dụ, URENCO, tổ chức
quản lý rác thải công cộng của Hà Nội, hiện nay (năm 2007) đang thử nghiệm một kế
hoạch theo đó công nhân của URENCO tiến hành thu gom và tích trữ các vật liệu có thể
tái chế, sau đó bán trực tiếp cho người thu nhận phế liệu vào cuối mỗi tháng. Các tác
động của kế hoạch này đối với người thu thập phế liệu rõ ràng là tiêu cực, nhưng với
người thu nhận phế liệu thì kết quả có thể nói là hỗn tạp. Nếu kế hoạch này được triển
khai ra khắp thành phố, những người thu nhận mà đảm bảo được hợp đồng với URENCO
sẽ có một dòng cung ứng hàng ổn định; nhưng với những người không thể có được hợp
đồng đảm bảo, hoặc những người hoạt động ở quy mô nhỏ đến nỗi họ không đủ khả năng
để mua và/hoặc lưu trữ một khối lượng lớn phế liệu thì có thể phải chịu thua thiệt. Cũng
có khả năng là những người thu nhận phế liệu có thể bị bỏ qua, với việc URENCO bán
vật liệu có thể tái chế cho các thương lái và/hoặc các làng tái chế địa phương để có được
13
lợi nhuận trực tiếp. 4 Hơn nữa, các cửa hàng nhỏ có thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tính
bấp bênh của quyền sử dụng đất (bởi các chủ đất theo chủ nghĩa cơ hội), lẫn những sự
thay đổi của bản thân thành phố, bao gồm những thay đổi về hình thức xây dựng . Trong
phần tiếp theo, tôi sẽ thảo luận về tác động của một thành phố đang thay đổi đối với
những người trung gian thu nhận phế liệu.
4.3. Được và mất trong buôn bán phế liệu – sự thay đổi vị trí và không gian
Không giống như nhiều người thu thập phế liệu, những người có cha mẹ hoặc vợ/chồng
làm nhiệm vụ trông nom con cái ở quê nhà, người trung gian thu nhận phế liệu thường
đưa gia đình của họ, đôi khi bao gồm cả trẻ em trong độ tuổi đi học, tới Hà Nội. Thời
gian sống gần gia đình có thể là một thuận lợi về mặt tình cảm cho họ (so với các lao
động nhập cư khác làm việc trong thành phố - những người thường xuyên di chuyển mà
không có gia đình), nhưng sự không vững chắc của việc đảm bảo nhà được thuê dài hạn
là một mối quan tâm đáng kể cho nhiều người.
Có 59% số người thu nhận phế liệu đã gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm kinh doanh
hiện tại của họ, bất kể là các khu vực cụ thể nào trong thành phố mà họ hành nghề.
Những vấn đề thường gặp nhất được ghi nhận là khó khăn trong việc tìm kiếm một diện
tích phù hợp, trong đó có việc thuê một căn nhà cho hoạt động kinh doanh (38% ).
Những người được hỏi đã kể về các khó khăn trong việc tìm kiếm một khu phố có nhiều
nguồn phế liệu nơi mà chưa được tràn ngập những người trung gian thu nhận phế liệu
khác. Họ cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm một ngôi nhà mà vừa có thể tiếp cận bằng xe
tải (được sử dụng để chở các vật liệu phế thải) và vừa có thể dễ được trông thấy bởi
người thu thập phế liệu. Còn lại 41% số người được hỏi đã tìm được đất một cách dễ
dàng, những lời giải thích phổ biến nhất mà họ đưa ra là: (1) họ đã có sự giúp đỡ từ người
thân, bạn bè, hoặc từ việc sử dụng dịch vụ tìm nhà, giúp rút ngắn việc tìm kiếm bất động
sản của họ (30%); (2) hoàn toàn là nhờ sự may mắn trong việc tìm kiếm một vị trí phù
hợp (25%); hoặc (3) họ sử dụng/thuê đất của một người thân (22%).
Tuy nhiên, ngay cả khi người trung gian thu nhận phế liệu tìm thuê được một vị trí thích
hợp, những lo lắng của họ lại tiếp tục tiến ra xa hơn. Trong thời gian kinh doanh trung
bình 4,7 năm, gần một nửa (47% số người được hỏi) cho biết đã chuyển địa điểm ít nhất
một lần. Đối với hầu hết người, lý do cho việc di chuyển có liên quan trực tiếp đến những
Bởi vì kế hoạch này đã được thực hiện sau khi tôi hoàn thành nghiên cứu thực địa, vì thế những tác động
xảy ra không được nắm bắt trong dữ liệu của tôi.
4
14
rắc rối khi thuê nhà. Trong nhiều trường hợp, chủ nhà của họ là nhân tố xúc tác cho việc
di chuyển, bởi vì (1) mong muốn của họ trong việc cho người khác được thuê lại bất
động sản (thường với một khoản tiền thuê cao hơn) và/hoặc tăng giá cho thuê (13%); (2)
nguyện vọng sửa sang lại nhà cửa của họ (tính cho cùng lại liên quan đến việc tăng phí
thuê nhà hàng tháng từ khách thuê) (23%); hoặc (3) có các lý do khác để thu hồi lại bất
động sản, mà người được hỏi không biết được (17%). Trong một số trường hợp (15%),
việc họ buộc phải di dời là kết quả của các dự án cải tạo thành phố.
“Tôi nghĩ rằng tất cả những người làm nghề này đều lo lắng về việc mất đi nhà của mình
bởi vì một vị trí phù hợp và quen thuộc đóng một vai trò quan trọng trong nghề này. Nếu
tôi phải di chuyển, tôi sẽ mất các khách hàng quen thuộc của tôi.... Vâng, tôi rất lo lắng
về vấn đề này. Tuy nhiên, [chủ nhà] có quyền hợp pháp để lấy lại nhà của họ hoặc tăng
phí cho thuê. Ví dụ, chi phí thuê cửa hàng của chúng tôi trên đường Bạch Đằng chỉ có
800.000 đồng mỗi tháng [50 USD] vào năm 2001. Nhưng bây giờ nó đã là 2.200.000
đồng [137,50 USD]” (Phỏng vấn số 3, Quận Hai Bà Trưng, 3 Tháng 11 năm 2006). 5
Xu hướng những chủ nhà và chính quyền thành phố thu hồi và cải tạo lại bất động sản là
vấn đề rắc rối đối với một số người thu nhận phế liệu, nhưng không hoàn toàn là đáng
ngạc nhiên. Giá trị trung bình của đất đai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thuộc
hàng cao nhất trong khu vực. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (2006) báo cáo rằng giá
thuê văn phòng tại Hà Nội/Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2004 trung bình vào
khoảng 24,57 USD/m2/tháng. Chỉ có Singapore (35,43 USD/m2/tháng) và Trung Quốc
(28,43 USD/m2/tháng) là hai nước có giá cho thuê trung bình hàng tháng cao hơn Việt
Nam, số liệu có được trong một cuộc khảo sát ở những nước được lựa chọn tại Nam Á,
Đông Nam Á và Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia , Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan); mức trung bình của khu vực là 19,83
USD/m2/tháng. Trong khi hầu hết người thu nhận phế liệu không bị ép buộc phải từ bỏ
mảnh đất được thuê của họ, họ bị ảnh hưởng bởi sự định giá quá cao của thị trường bất
động sản ở một số khu vực trong thành phố; điều mà có thể xảy ra ở bất kỳ quận nào.
Một bảng tổng hợp chéo giữa các khu vực đô thị cũ và mới, dựa trên những người nói
rằng “Tôi phải đối mặt với các khó khăn vì giá thuê nhà của tôi quá cao” trong một câu
hỏi mở về những khó khăn họ gặp phải, đã không cho thấy một sự khác biệt đáng kể về
mặt thống kê giữa các khu vực của thành phố (χ2=0,339; p=0,560). Kiểm định khi-bình
5
Tất cả các chuyển đổi tiền tệ trong bài viết này được tính theo tỷ lệ 16.000 đồng đổi 1 USD.
15
phương (χ2 test) trên các câu trả lời gợi mở tương tự về tiền thuê nhà và khó khăn trong
việc tìm chỗ ở thì cũng cho ra kết quả tương tự (có nghĩa là yếu tố khu vực của thành phố
là không có ý nghĩa). Do đó, những số liệu thống kê định lượng hỗ trợ các phát hiện định
tính trong việc khẳng định rằng, bất kể nơi nào trong thành phố, tiền thuê nhà cao và việc
đi tìm kiếm bất động sản cho thuê phù hợp đều là vấn đề khó giải quyết. Hơn nữa, trong
khi các số liệu định lượng thu được cho thấy một sự khác biệt đáng kể (ƒ=6,228,
p=0,002) giữa các khu vực khác nhau của thành phố về giá thuê nhà (xem bảng 2), các
cuộc phỏng vấn lại cho thấy việc định giá quá cao đang xảy ra ở khắp Hà Nội, và không
diễn ra độc nhất trong khu vực trung tâm (mặc dù sự thiếu nghiêm túc về cốt lõi của
người trưng gian thu gom phế liệu là một điểm quan trọng mà tôi thảo luận chi tiết hơn ở
dưới đây). 6
Bảng 2: Giá thuê nhà trung bình phải trả mỗi tháng của 242 người thu nhận phế liệu,
theo các khu vực của thành phố
Khu vực
Các quận thương mại
trung tâm a
Các quận trung tâm
thành phố b
Các quận ven đô mới c
Giá thuê
VND
USD
Số mẫu
1.298.000
81,17
36
1.129.000
70,56
101
886.500
55,41
105
Tuy nhiên, bất ổn trong việc thuê nhà không chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh
(giảm thu nhập doanh nghiệp do mất thời gian di chuyển và bị mất các mối liên lạc trong
khu vực kinh doanh cũ), mà còn ảnh hưởng đến gia đình, đặc biệt là gia đình có trẻ em.
“Tôi lo [mất nhà đang thuê] nhiều lắm. Tôi muốn cuộc sống của chúng tôi để được ổn
định trong ít nhất 5-7 năm để con tôi có điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Nhưng hợp
đồng thuê nhà của tôi sẽ chấm dứt trong năm tháng vì chủ nhà đang có kế hoạch xây
dựng một ngôi nhà mới ở vị trí này. Tôi không thể chắc chắn về bất cứ điều gì trong
Sự khác biệt giữa các kết quả định tính và định lượng có thể được giải thích thêm bằng những
tranh luận của Phe và Wakely (2000), chúng ta nên xem xét việc từ đơn giản là sử dụng vị trí địa
lý như là chỉ báo quan trọng nhất để xác định giá trị nhà, thay vào đó, nhìn vào tình trạng và chất
lượng nhà.
6
16
tương lai của tôi vì rất khó khăn để tìm được một căn nhà phù hợp để làm công việc này”
(Phỏng vấn số 4, Quận Cầu Giấy, 28 tháng 10 năm 2006).
Những người có thể giữ được địa điểm thuê nhà sẽ hưởng lợi từ việc tăng cường sự hiện
diện và gần kề với nguồn vật liệu phế thải vừa lớn vừa giá trị.
Bởi vì người thu thập phế liệu hoạt động khắp Hà Nội, trung bình, với cùng khoảng số
lượng phế liệu thu gom được [ở các quận trung tâm (bao gồm cả các quận thương mại
trung tâm) – 38,61kg/ngày, ở các quận ven đô – 38,56; p=0,346, t=0,998] thì sự thành
công tương đối trong hoạt động kinh doanh của người trung gian phụ thuộc vào (1) họ
thành công như thế nào trong việc bán lại phế liệu (bao gồm cả thời gian phải mất trên thị
trường và mối quan hệ của họ với các thương lái, như đã thảo luận trong các phần trước);
và (2) địa điểm kinh doanh của họ.
Người thu nhận phế liệu kinh doanh một cách hưng thịnh (và trầy trật) ở các khu vực
khác biệt của thành phố bởi những lý do khác nhau rõ rệt. Trong khi không có sự khác
biệt về mặt thống kê trong tổng doanh thu trung bình 7 theo khu vực (F=1,004, t=0,369),
những thay đổi không gian tiềm ẩn trong thành phố là khác nhau và tác động đến người
thu nhận phế liệu hoạt động trong các khu vực này theo nhiều cách khác nhau. Trong các
khu vực trung tâm, phí thuê nhà cao nhưng người thu nhận phế liệu ít phải cạnh tranh
nhau và khối lượng phế liệu vận chuyển lớn hơn, so với những người có cùng nghề
nghiệp ở ven đô. Mặt khác, ở các quận ven đô, người thu nhận phế liệu có nhiều không
gian hơn để hoạt động và có vị trí cận kề với nguồn phế liệu xây dựng giá trị cao, thứ mà
những người thu thập thích nhặt và/hoặc bán. Hình 1 minh họa cho các khu vực khác
nhau của thành phố.
Tôi tính toán doanh thu trung bình có tính tiền thuê mặt bằng, các chi phí, tiền tiết kiệm, và tiền lương
của nhân viên (nếu có).
7
17
Hình 1: Các quận huyện của Hà Nội phân theo quận thương mại trung tâm, trung tâm
thành phố, ven đô và ngoại thành (bản đồ chỉnh sửa từ HAIDEP, 2006).
Người thu nhận phế liệu phân bố đồng đều ở các quận thương mại trung tâm (quận Hoàn
Kiếm và Ba Đình) là một lợi thế đáng kể về mặt cạnh tranh với những người trung gian
khác và dòng di chuyển của người thu thập phế liệu. Với ít hơn một cửa hàng trung gian
trên một khu rộng ¼ km2, và trung bình là 18 người thu thập phế liệu đi qua mỗi khu này
trong một giờ, hoạt động của người thu nhận phế liệu tại hai quận trung tâm này đối mặt
với sự cạnh tranh tối thiểu nhất và nhận được nhiều giao dịch buôn bán nhất so với những
18
người cùng nghề ở các khu vực khác của thành phố. Bảng 3 cho biết thêm chi tiết về
điểm này.
Bảng 3: Số lượng bình quân của người trung gian thu nhận và người thu thập phế liệu ở
Hà Nội, tính theo khu vực
Khu vực của
Số lượng người trung gian
Số lượng người thu thập
thành phố
trung bình trong một khu
trung bình trong một
khu/giờ
Các quận thương
mại trung tâm
Các quận trung tâm
thành phố
Các quận ven đô
mới
0,9
18
1,6
13
1,6
12
Giá thuê nhà cao hơn ở các quận thương mại trung tâm (xem bảng 2) đóng vai trò như
một rào cản nhập cư của nhiều người thu nhận phế liệu mới, trong khi mật độ dân số
đông và thu nhập bình quân lớn 8 của cư dân các quận này lại đồng thời đóng vai trò như
một chất xúc tác, thu hút thêm nhiều người thu thập phế liệu đến khu vực bởi vì có nhiều
phế liệu để mua hơn. Mật độ dân số trong khu vực trung tâm (bao gồm cả các quận
thương mại trung tâm) là gấp gần 3 lần mật độ tại các quận ven đô của Hà Nội, tương
ứng là 31.978 người/km2 và 10.099 người/km2 (Cục Thống kê Hà Nội, 2006). Trong khi
đó người trung gian thu nhận phế liệu về mặt lý thuyết có thể bù đắp các chi phí thuê nhà
cao (và cả các rào cản nhập cư) bằng cách mở các khoản cho vay - thực tế là có thủ tục
rất phức tạp và thường tốn nhiều thời gian, chỉ có ít hơn 10% số người được hỏi cho biết
họ có cho vay nợ.
Hơn nữa, mật độ dân số đông đảo ở các quận trung tâm, đi đôi với việc chính quyền siết
chặt kiểm soát sử dụng không gian “theo đúng quy tắc”, khiến cho ngày càng khó khăn
để tìm kiếm một căn nhà cho thuê. Đất ở phần phía tây của các quận trung tâm rất đông
dân cư và có giá trị, mà phần lớn những người thu nhận phế liệu trong nghiên cứu này
đến từ các khu vực thuộc các quận nằm ở phía đông của đường cao tốc, đóng vai trò như
HAIDEP báo cáo rằng thu nhập trung bình tại Hà Nội là khoảng 2,5 triệu đồng/tháng, tại các quận trung
tâm của Hà Nội thì thu nhập nói chung là cao hơn (HAIDEP, 2005).
8
19
một rào cản cấu trúc giữa các quận này; rất ít người trung gian vẫn còn hoạt động ở giữa
các quận trung tâm. Các cửa hàng trung gian trong khu vực dân cư đông đúc này chỉ
được tìm thấy trên những con phố nhỏ, khuất khỏi nơi có nhiều ánh mắt. Xu hướng
không gian này là không phải là đáng ngạc nhiên, cũng không phải là chỉ có duy nhất ở
Việt Nam. Li đã bình luận về một hiện tượng tương tự ở Trung Quốc, rằng:
“Trong công cuộc xây dựng các công trình theo hướng hiện đại [ở Trung Quốc vào đầu
những năm 1980], các nhà kho thu mua [thu nhận phế liệu] để tái chế [đã] bị coi là đáng
bỏ đi và bị quét sạch ra khỏi bên trong thành phố. Ngoại trừ ở rìa của thành phố hoặc dọc
theo một số tuyến đường nhỏ bẩn thỉu, công chúng rất khó thấy được những nhà kho xấu
xí này trong các khu phố” (2002, page 320).
Làm thế nào một cửa hàng thải thu nhận phế liệu có thể cạnh tranh về không gian cho
thuê với các cửa hàng bán lẻ quốc tế, các khách sạn sang trọng, và các trung tâm mua
sắm rải rác ở các quận trung tâm? Các quận thương mại trung tâm cũng là nơi tập trung
của các cơ quan Trung ương của chính quyền quốc gia, và trụ sở Đại sứ quán của các
nước từ khắp nơi trên thế giới. Liệu có phải là do hoạt động kinh doanh phế liệu tái chế
phù hợp với hình ảnh mà Chính phủ Việt Nam muốn miêu tả cho cộng đồng quốc tế?
Căn cứ vào Quyết định số 63, được ban hành vào năm 2003, trong đó điều chỉnh việc sử
dụng vỉa hè ở Hà Nội, thì hoạt động này không được phép diễn ra. Các quy định chỉ ra
rằng người dân không được sử dụng vỉa hè để mua hoặc bán trên đường phố, hoặc đặt
hàng hóa, vật liệu hay vứt rác thải trên mặt đất. Quy định này hầu như ảnh hưởng trực
tiếp đến số lượng ít ỏi còn lại của những người thu gom phế liệu trên vỉa hè (mặc dù về
mặt luật định thì nó cũng có thể áp dụng đối với những người thu gom ở vị trí cố định có
đặt phế liệu lên vỉa hè trước cửa hàng của họ). Trong khi quy định này về mặt luật định
được áp dụng cho toàn bộ thành phố Hà Nội, nó thực ra chỉ có tác dụng ở các quận
thương mại trung tâm, nơi nó có dấu hiệu được thực thi, và cũng là nơi những người thu
thập phế liệu báo cáo về việc mình bị xua đuổi (Mitchell, 2008). Như vậy, trong khi một
số người trung gian thu nhận phế liệu vẫn còn ở trung tâm Hà Nội, họ hiếm khi được tìm
thấy trên các đường phố sang trọng mới của các quận thương mại trung tâm. Với sự thiên
vị dành cho các công nhân dọn vệ sinh, sự thay đổi không gian này làm duy trì thêm
những nhận thức tiêu cực về vai trò của khu vực tái chế phế liệu phi chính thức và đẩy nó
(bằng sức mạnh, hoặc thông qua các cơ chế thị trường) đến các vùng ngoại ô của thành
phố, cách xa khỏi con mắt phê phán của những người muốn biến Hà Nội thành một thành
phố thủ đô “hiện đại”.
20
Như vậy, tương lai của những người trung gian thu nhận phế liệu hoạt động tại các quận
thương mại trung tâm (Hoàn Kiếm và Ba Đình) là không chắc chắn. Họ phải trả tiền thuê
nhà cao hơn so với người cùng nghề ở những khu vực khác của thành phố, và không thu
được một khoản lợi nhuận lớn hơn đáng kể so với vốn đầu tư bỏ ra (ƒ=1,004, p=0,369;
xem thêm ở bảng 4). Nếu như trong quá khứ, người trung gian hoạt động tại các quận
trung mại tâm có thể kinh doanh ổn định và sinh được lợi nhuận hơn, thì giờ đây các tác
động kép của sự tái cấu trúc không gian đô thị và việc thắt chặt thêm các quy định của
chính quyền có thể buộc những người trung gian ít ỏi còn lại trong các quận này phải
chuyển địa điểm đến các quận khác trong thành phố, hoặc đóng cửa hoàn toàn cửa hàng
của họ.
Một sự tái cơ cấu đô thị theo chiều hướng hoàn toàn khác lại đang diễn ra tại các quận
ven đô của Hà Nội. Giá thuê nhà tương đối thấp, đất đai sẵn có, và sự gia tăng của các
loại phế liệu (từ các dự án xây dựng) đã dẫn đến việc những người trung gian tràn vào
khu vực này. Hai quận Thanh Xuân và Cầu Giấy gần như có cùng một tỷ lệ từ những
người trung gian thu nhận phế liệu đến những người thu thập phế liệu như ở các quận
trung tâm thành phố được thành lập lâu đời như Đống Đa và Hai Bà Trưng (bảng 3).
Không phải là đáng ngạc nhiên khi biết rằng những người thu nhận phế liệu hoạt động tại
hai quận này có thời gian kinh doanh ngắn hơn so với những người ở các quận trung tâm
thành phố (bao gồm cả các quận thương mại trung tâm) – với thời gian tương ứng lần
lượt là 2 năm và 3,1 năm (t = -2.085, p = 0,034). Như đã đề cập ở trên, mặc dù tổng thu
nhập trung bình tại các quận khác nhau trong thành phố có khác biệt, sự khác biệt này lại
không có ý nghĩa cho lắm về mặt thống kê, có thể thấy ở bảng 4.
Bảng 4: Doanh thu trung bình mỗi tháng của 242 người trung gian thu nhận phế liệu, tính
theo khu vực của thành phố
Doanh thu
Khu vực của thành
phố
Các quận thương mại
trung tâm a
Các quận trung tâm
thành phố b
Các quận ven đô c
VND
USD
Số mẫu
4.080.000
255,00
36
3.822.000
238,88
101
3.467.000
216,69
105
21
Tại sao người thu thập phế liệu có ít kinh nghiệm tại các quận ngoại thành mới đang phát
triển lại có mức thu nhập gần giống với những người cùng nghề ở vị trí trung tâm? Câu
trả lời rất có thể liên quan đến cái gì được thu thập. Người thu thập phế liệu tại các quận
ven đô thu thập được nhiều kim loại hơn so với người cùng nghề ở trung tâm thành phố
(9,91kg/ngày so với 6,67kg/ngày; t = 3,694, p = 0,001) (Mitchell, 2008); đổi lại thì người
thu thập phế liệu ở trung tâm thành phố có thể thu thập được nhiều giấy và bìa carton hơn
so với những người làm việc ở các quận ven đô (4,7kg/ngày so với 3,0kg/ngày; t = 2.003, p = 0,044). Trong khi chúng ta không thể giả định rằng tất cả những người thu
thập sẽ bán phế liệu của họ trong cùng một quận mà họ tìm mua/nhặt được chúng, do sự
luôn di chuyển vốn có của người làm nghề này. Có lý luận cho rằng các kiểu hình phát
triển khác nhau trong thành phố làm sản sinh ra các loại phế liệu khác nhau: các khu dân
cư mới phát triển tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có thể tái chế nhiều hơn (ví dụ như giấy
và hộp từ các sản phẩm tiêu dùng) trong khi các khu vực mới xây dựng chắc chắn có
nhiều mảnh vỡ công trình có thể tái chế (ví dụ như kim loại phế liệu). Kết quả là, một số
người trung gian mà chúng tôi phỏng vấn đã cho biết về vị trí thuê nhà lý tưởng của họ ở
một khu vực mới đô thị hóa.
“Tôi rất muốn ở gần các công trường xây dựng bởi vì tôi có thể mua nhiều sắt, giấy và
nhựa ở đó. Chỗ này từng gần một công trường xây dựng, nhưng bây giờ các tòa nhà đã
gần như hoàn thiện và chỉ còn ít thứ để mua. Nhưng rất khó tìm một nơi để thuê, nằm
đơn độc gần một công trường xây dựng [vì tiền thuê là quá cao]” (Phỏng vấn số 3, Quận
Cầu Giấy, ngày 28 tháng 10 năm 2006).
Sự hấp dẫn kinh tế dài hạn của một vị trí kinh doanh trong các quận ngoại thành mới
đang đô thị hóa là có giới hạn, như người trả lời trên đã ám chỉ. Một khi việc xây dựng
hoàn thành, số lượng kim loại giá trị cao sẽ có khả năng giảm sút và kiểu hình tiêu dùng
được nhìn thấy trong các khu vực trung tâm của thành phố có khả năng sẽ tồn tại trong
các khu vực ven đô, mặc dù trên một quy mô nhỏ hơn do mật độ dân số tổng thể là thấp
hơn. Hơn nữa, nhiều người thu thập phế liệu đã kể về các vấn đề gặp phải khi tìm mua và
nhặt phế liệu từ những chung cư cao tầng mới, do mức độ bảo vệ an ninh cao của các tòa
nhà.
“Tôi chỉ dám đi vào trong tòa chung cư khi có người gọi tôi đến, vì nếu tôi vào một mình
mà không nhận được một tiếng gọi từ một người dân trong tòa chung cư, một người nào
đó có thể sẽ mắng tôi và coi tôi là một tên trộm” (Phỏng vấn số 5 , Quận Thanh Xuân,
ngày 21 tháng 10 năm 2006).
22
“Trước đây tôi có thể mua nhiều phế liệu hơn từ các tòa chung cư (ở Trung Hòa, Nhân
Chính, Trung Yên) vì tôi thường ngồi bên ngoài và đợi người dân mang phế liệu đến cho
tôi. Nhưng giờ thì bảo vệ của các tòa nhà không cho phép tôi ngồi bên ngoài nữa. Họ nói
rằng tôi làm xấu phong cảnh xung quanh tòa nhà” (Phỏng vấn số 7, Quận Thanh Xuân,
ngày 21 tháng 10 năm 2006).
Mức độ bảo vệ an ninh cao có thể một phần là do sự bất bình đẳng xã hội như trích dẫn ở
trên nêu bật ra, nhưng cũng một phần là kết quả của việc một số nhân viên bảo vệ và
nhân viên dọn vệ sinh đã nhận ra lợi ích kinh tế của các phế liệu có thể tái chế, và đang
cố tình ngăn cản người thu thập phế liệu nhằm thu lợi nhuận nhờ việc họ tự đi thu thập
lấy. Hơn nữa, không rõ có bao nhiêu lượng phế liệu từ các tòa nhà chung cư, trung tâm
mua sắm, tòa nhà văn phòng lớn, khu dân cư có tường rào an ninh thực sự đi qua người
trung gian thu nhận phế liệu quy mô nhỏ truyền thống đang hoạt động tại Hà Nội, trong
thời điểm các công ty môi trường bắt đầu ký những hợp đồng thầu phụ dọn dẹp rác thải
bằng xe tải riêng. Sự tiến triển này trong thị trường tái chế, được thúc đẩy bởi việc thay
đổi kiểu hình không gian dân cư và không gian thương mại, rất có thể đưa đến một vấn
đề nghiêm trọng cho người thu thập phế liệu làm việc tại các khu vực này, và cả người
thu nhận phế liệu – những người trông chờ vào những gì mà họ thu thập được.
5. Tương lai của hoạt động quản lý phế liệu phi chính thức ?
Sự hình thành của thị trường lao động và thị trường bất động sản tại Việt Nam đã cung
cấp những cơ hội kinh tế và xã hội cho những cư dân Hà Nội bị xem như vô hình trong
giai đoạn kế hoạch hóa tập trung xã hội chủ nghĩa. Việc mở ra khả năng mua và bán bất
động sản, làm việc bên ngoài các hợp tác xã, hoặc thậm chí là mua hàng hóa ở một trong
số những “khu mua sắm” mới nhất của Hà Nội đã định hình sâu sắc đến tăng trưởng kinh
tế xã hội trong nước hơn 20 năm qua. Những thay đổi này, chắc chắn, cũng làm thay đổi
hình thức không gian của Hà Nội (cũng như các thành phố khác của Việt Nam). Nhiều
tác giả đã bắt đầu tổng hợp tư liệu và phân tích sự thay đổi này (Drummond, 2000;
Geertman, 2007; Leaf, 1999; 2002; McGee, 1995; Nguyen, 2002; Nguyen and
Kammeier, 2002; Parenteau et al, 1995; Thomas, 2002; 2003 ; Trinh và Nguyen, 2000;
Waibel, 2006). Trong bài viết này, tôi đã xem xét làm thế nào mà sự thay đổi kinh tế và
không gian trong thành phố đã kết hợp với những thay đổi thị trường trong nước, thị
trường quốc tế và mô hình tiêu dùng/thải bỏ để ảnh hưởng đến sự hình thành, tổ chức, và
23
tiếp tục tồn tại của người trung gian thu nhận phế liệu – những người đóng vai trò không
thể thiếu trong hoạt động buôn bán phế liệu tái chế phi chính thức.
Thành công kinh tế và triển vọng kinh doanh tương lai của những người trung gian thu
nhận phế liệu quy mô nhỏ là chưa thể chắc chắn. Ở các khu vực trung tâm của thành phố,
người trung gian thu nhận phế liệu phải đối mặt với các vấn đề nan giải trong việc tìm
kiếm những địa điểm cho thuê phù hợp cho hoạt động kinh doanh của họ. Nhiều chủ đất
đang lựa chọn việc cải tạo bất động sản của mình, tìm thêm những người thuê nhà “phù
hợp” – những người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho vị trí đắc địa ở thành phố; điều này
gợi mở việc làm cách nào mà những bất bình đẳng xã hội tiềm ẩn đối với người di cư và
lao động làm các công việc liên quan đến rác thải có thể tự biểu hiện trong không gian
đang phát triển của thành phố.
Đồng thời, những người thu gom phế liệu trên vỉa hè đang lâm vào cảnh hoạt động không
hợp pháp - một chiến lược trực tiếp của chính quyền thành phố trong việc giảm sự hiện
diện của các hoạt động kinh doanh phi chính thức “gây ra sự phiền phức” ở khu vực
trung tâm. Vì vậy, ở các quận thương mại trung tâm, những người trung gian đang buộc
phải đóng cửa đại lý. Chi phí thuê nhà thấp, đất đai thừa thãi, và phế liệu xây dựng có giá
trị cao ở các quận ven đô đã thu hút nhiều người thu nhận phế liệu đến các quận này về
sau. Tuy nhiên, hình thức mới trong hoạt động xây dựng ở khu vực này đã hạn chế việc
tiếp cận nguồn phế liệu, và một khi việc xây dựng tạm dừng (để di chuyển sự đầu tư tới
các huyện ngoại thành của thành phố), sự bùng nổ của phế liệu kim loại có giá trị cao mà
người trung gian đang thu lợi sẽ có khả năng bị tiêu tan. Hơn nữa, cả ở các quận trung
tâm và các quận ven đô, các tòa nhà chung cư mới, các trung tâm mua sắm, cao ốc văn
phòng, và các khu dân cư có tường rào an ninh có thể chuyển khả năng tiếp cận phế liệu
của mạng lưới tái chế truyền thống vào tay của những người bảo vệ và các đơn vị tái chế
tư nhân. Hệ quả tương lai của sự thay đổi này là vượt quá phạm vi của nghiên cứu này,
nhưng có liên quan nhiều đến sự hiểu biết của chúng ta về sự tiến triển của hoạt động tái
chế phi chính thức trong quá trình chuyển đổi đô thị diễn ra tại Hà Nội.
Trong khi người trung gian được hưởng lợi gián tiếp từ việc tăng cường hoạt động tiêu
thụ và thải bỏ trong thành phố, họ đồng thời cũng cạnh tranh lẫn nhau với một số lượng
ngày càng tăng của các cơ sở trung gian – vốn được thành lập bởi cùng những người di
cư từ nông thôn để tìm kiếm thu nhập bù đắp vào lợi nhuận thấp sinh ra từ hoạt động
nông nghiệp ở các tỉnh quê nhà. Vì không có dữ liệu định lượng để so sánh doanh thu
theo thời gian, rất khó để khẳng định rằng yếu tố ngoại lực nào là mạnh hơn – tăng tiêu
24
thụ hoặc tăng tính cạnh tranh. Kết quả định tính cho thấy khoản lãi đạt được từ việc gia
tăng số lượng phế liệu đang bị lu mờ bởi sự cạnh tranh khắc nghiệt trong kinh doanh. Các
hệ quả này có thể suy ra từ một nguyên nhân là sự gia tăng liên kết giữa Việt Nam với
các thị trường khu vực và quốc tế trong thị trường vật liệu có thể tái chế. Thay vì chỉ bán
ở trong nước cho các đơn vị thuộc sở hữu của nhà nước với tiêu chuẩn hạn ngạch, những
người trung gian hoạt động trong nền kinh tế mở hiện nay đang chịu ảnh hưởng của sự
bùng nổ và suy thoái của thị trường quốc tế. Nếu họ có vốn, có không gian, và am hiểu
thị trường để cạnh tranh, họ có thể xoay xở khá tốt; nếu họ là chủ của một trong số các
cửa hàng quy mô nhỏ với mặt trước nhỏ hẹp, vốn lưu động hạn chế và thiếu hiểu biết về
các xu hướng kinh tế vĩ mô trên thị trường, tương lai của họ là khá bấp bênh.
Có một số hệ quả tiềm tàng từ những nhiều vấn đề đã nêu ở trên. Đầu tiên, có khả năng là
người trung gian ở các quận thương mại trong đô thị lẫn các quận ven đô sẽ di cư vào các
quận trung tâm là Đống Đa và Hai Bà Trưng, gây ra sự cạnh tranh và ngột ngạt quá mức
cho hoạt động kinh doanh. Mặt khác, những người trung gian có thể di chuyển hoàn toàn
ra khỏi thành phố, chuyển địa điển đến các huyện ngoại thành đang phát triển của Hà
Nội. Trong khi các kịch bản này là có thể xảy ra, không thể dự đoán chắc chắn được về
tương lai của hoạt động kinh doanh được đưa đến bởi các quá trình phức tạp của sự thay
đổi trong cuộc chơi diễn ra tại thành phố. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể xác định từ
nghiên cứu này là tất cả những người trung gian thu nhận phế liệu không được sinh ra
bình đẳng. Người trung gian quy mô nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi cả những chuyển
biến kinh tế vĩ mô và sự biến đổi không gian đô thị hiện đang diễn ra tại Hà Nội; đặc biệt
là trong các quận thương mại trung tâm hoặc dọc theo các hành lang phát triển quan trọng
trong thành phố.
Các quan hệ mật thiết trong hệ thống quản lý phế liệu phi chính thức không nên được
đánh giá thấp. Ví dụ, nếu những người trung gian bị đẩy ra khỏi các quận thương mại
trung tâm (do chính quyền siết chặt luật lệ, hoặc do sự sang trọng hóa kiến trúc theo
hướng thị trường), hàng ngàn người thu thập phế liệu làm việc tại các quận này sẽ không
còn địa điểm thuận tiện để bán vật liệu của họ. Ở Vũ Hán, Trung Quốc, sự suy giảm số
lượng người thu nhận phế liệu ở trung tâm thành phố cũng có nghĩa là người thu thập phế
liệu phải tăng diện tích khu vực mà họ hành nghề. Điều này đã gây thiệt thòi cho người
tìm mua sắt vụn già vì họ không cạnh tranh thể chất với những người cùng nghề trẻ
trung, khỏe mạnh (Li, 2002). Hơn nữa, nếu tương lai ở Hà Nội dành cho các cửa hàng
trung gian quy mô lớn, chuyện gì sẽ xảy ra cho hàng ngàn người di cư nông thôn sống
25