Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.86 KB, 186 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1. Chủ đề: TRUYỀN THUYẾT. Ngày soạn: 20/8/2015 Ngày dạy : 24-29/8/2015 Bài 1- Tiết1: Văn bản: CON RỒNG, CHÁU TIÊN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Nắm được nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên” và “Bánh chưng, bánh giầy”. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt truyện. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thương giống nòi. Học sinh có thái độ học tập đúng đắn. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ. - Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: bài soạn của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động I Hoạt động 1 Gv cho hs đọc phần chú thích sgk /7 ? Em hiểu gì về truyền thuyết? H : Truyện dân gian, nhân vật và sự kiện lịch sử, có yếu tố kì ảo. Nội dung cần đạt. I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo - Thể hiện thái độ và cách ? Truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ thuộc thể loại văn học dân đánh giá của nhân dân đối với gian nào ? ở thời đại nào ? các sự kiện và nhân vật lịch sử. Hoạt động 2 2.Tìm hiểu bố cục: Đoạn 1: Từ đầu đến “ Long ? Truyện có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng Trang”: Giới thiệu Lạc Long phần ?- Chia làm 3 đoạn, Quân, Âu Cơ và cuộc hôn Gv. cho h/s nhận xét phần chia đoạn của bạn. nhân Gv. ba đoạn truyện này tương ứng với ba phần trong một văn - Đoạn 2: Tiếp theo “ lên bản thuộc phương thức tự sự. Vậy văn bản thuộc phương thức đường”: Sự sinh nở kỳ lạ của biểu đạt tự sự ntn giờ sau chúng ta cùng đi tìm hiểu. Âu Cơ Dựa vào ba phần đó em hãy kể ngắn gọn truyện ? - Đoạn 3: Phần còn lại. Gv cho h/s kể phải đảm bảo được những phần sau: Giải thích nguồn gốc dân tộc Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau Âu Cơ sinh bọc100 trứng nở 100 con. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia tay nhau. Sự ra đời của nước văn lang. Người việt tự hào về nguồn gốc của mình. ? Gọi h/s đọc chú thích 1,2,3,5,7 ? II. Đọc - hiểu văn bản. Hoạt động II 1. Mở đầu câu chuyện.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 1 ? Đọc lại từ đầu đến cung điện Long Trang. ? Mở đầu văn bản tác giả đân gian đã giới thiệu về ai ? - Lạc Long Quân và Âu Cơ. ? Người xưa đã giới thiệu Lạc Long Quân ntn? - Tên: Lạc Long Quân. - Nguồn gốc: Nòi Rồng, là vị thần, con trai thần Long Nữ ngự trị nơi biển cả. - Hình dáng: Mình Rồng, ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn, khoẻ mạnh. ? Lạc Long Quân còn được giới thiệu về mặt nào nữa ? - Tài năng: Có nhiều phép lạ, diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh - Đức độ: Bảo vệ dân lành, giúp dân làm ăn, dạy dân cách ăn ở. ? Với những chi tiết này cho thấy Lạc Long Quân có nguồn gốc ntn? - Nguồn gốc cao quí. Gv Lạc Long Quân được giới thiệu là một vị thần có nguồn gốc cao quý, có hình dáng kỳ lạ, có tài năng, sức khoẻ phi thường, có công với dân điệt trừ yêu quái bảo vệ dân lành dậy dân cách làm ăn hình thành lên nếp sống văn hoá cho dân ? Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về nhân vật Lạc Long Quân ? Gv. Sau mỡi lần giúp dân, thần thường trở về thuỷ cung. ? Đọc chú thích (2) cho biết “ Thuỷ cung” là nơi nào ? - Thuỷ cung: Cung điện dưới nước. - Gv. Nhân vật Lạc Long Quân thì như vậy còn nhân vật thứ 2 mà truyện kể đến đó là Âu Cơ. Vậy Âu Cơ được giới thiệu với những nét nào lớn lao, đẹp đẽ ? - Nguồn gốc: Thuộc dòng dõi Thần Nông, ở vùng núi cao Phương Bắc. - Nhan sắc: Là người xinh đẹp tuyệt trần, thích du ngoạn nơi có hoa thơm cỏ lạ. Gv Thần Nông: Vị thần của nghề nông dạy dân cách trồng trọt, cấy cày, (một nhân vật thần thoại, truyền thuyết ) GV Khi nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. ? Em có nhận xét gì về nhân vật Âu Cơ ? Gv Từ nguồn gốc cao quý, lại có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần, thích đến nơi có hoa thơm cỏ lạ, có nếp sống thanh cao. Gv chuyển: Thế rồi, một trai tài, một gái sắc đã gặp nhau ? Cuộc gặp gỡ này đã đem lại kết quả gì ? - Hai người đem lòng yêu nhau rồi kết duyên vợ chồng.. Hoạt động 2 Gv giới thiệu tranh. Gv Gọi h/s đọc tiếp “ ít lâu sau. ......thần’’. ? Cuộc hôn nhân giữa một vị thần và một người thuộc dòng tiên dẫn đến kết quả sinh nở ntn ? - Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. - Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào đẹp đẽ lạ thường. - Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, khôi ngô,. - Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ là nhân vật chính của truyện.. - Lạc Long Quân là một vị thần tài đức vẹn toàn, yêu thương giúp đỡ nhân dân và được mọi người yêu quý.. - Âu Cơ là người thuộc dòng dõi cao sang, dòng dõi Tiên, có nhăn sắc, tính tình phóng khoáng, tâm hồn mơ mộng 2. Diễn biến truyện - Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng - nở ra 100 người con không cần bú mớm lớn như thổi.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> khoẻ mạnh như thần. ? Em có nhận xét gì về những chi tiết mà tác giả dân gian kể trong đoạn truyện ? - Đây là những chi tiết kì ảo, tưởng tượng, hoang đường. ? Em hiểu tưởng tượng kỳ ảo có nghĩa là ntn ? - Là những chi tiết không có thật. ? Vậy xây dựng những chi tiết kỳ ảo hoang đường này tác giả dân gian nhằm mục đích gì ? - Nhằm tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân dân và sự kiện. H/s đọc tiếp đoạn truyện: “Thế rồi. ..lên đường.” ? Gia đình họ đang sống hạnh phúc bỗng điều gì xảy ra ? - Lạc Long Quân vốn nòi Rồng quen sống giới nước đành dã biệt đàn con về thuỷ cung. - Âu Cơ một mình nuôi đàn con chờ mong buồn tủi. ? Cuộc chia tay của gia đình lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh điều gì ? Gv giới thiệu tranh. ? Bức tranh miêu tả cảnh gì ? - Âu Cơ và Lạc Long Quân chia tay nhau. ? Hãy dựa vào bức tranh tưởng tượng miêu tả cuộc chia tay của gia đình họ và nêu cảm nghĩ của em ? -Bức tranh nói lên cuộc chia tay của Âu Cơ và Lạc Long Quân đầy lưu luyến và cảm động. Hoạt động 3 ? Truyện được kết thúc ntn? Gv câu truyện kết thúc với cảnh con cháu Tiên - Rồng lập nước Văn Lang dựng triều đại Hùng Vương bề thế, vững bền. Đó là triều đại đầu tiên của dân tộc. ? Câu chuyện có ý nghĩa gì ? - Học sinh thảo luận ở lớp + Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay nước ngoài đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ ( đồng bào - cùng một bọc ), vì vậy phải thương yêu, đoàn kết. + Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần dân tộc. Hoạt độngIII ? Truyện Con Rồng cháu Tiên có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Truyện kể sinh động hấp dẫn, có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo chứng tỏ trí tượng phong phú ? Truyện kể nhằm giải thích biết điều gì ? Chi tiết nào trong truyện làm em thích nhất ? Vì sao ? Truyện giải thích sự suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nghĩa đoàn kết và thống nhất của cộng đồng. Gv Đây chính là nội dung phần ghi nhớ sgk về nhà các em cần học thuộc. GV hướng dẫn HS làm bài. - Việc sinh nở của Âu Cơ khác thường kỳ lạ. - Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam trong việc mở mang, cai quản vùng đất đai rộng lớn của đát nước.. 3. Kết thúc truyện. - Người con trưởng lên làm vua. Lấy hiệu là Vua Hùng, lập nước văn Lang đóng đô ở Phong Châu.. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, nhân vật thần có nhiều phép lạ. 2. Nội dung - Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập . * Bài tập 1.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Bài tập 2 V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Thế nào là truyền thuyết Ý nghĩa truyện Con Rồng, Cháu Tiên - Học thuộc khái niệm truyền thuyết. - Nắm được nội dung nghệ thuật của truyện. - Kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình. - Soạn bài Bánh chưng, bánh giày. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: TRUYỀN THUYẾT. Ngày soạn: 20/8/2015 Ngày dạy : 24-29/8/2015 Tiết 2 - Văn bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY ( Truyền thuyết ) (Tự học có hướng dẫn) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện “Bánh chưng bánh giày”. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc và kể tóm tắt truyện thành thạo. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Học sinh cần có thái độ học tập đúng đắn. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị. - GV: Sưu tầm tranh ảnh nói về cảnh nhân dân ta gói bánh chưng, bánh giày trong ngày Tết, đọc tài liệu tham khảo. - HS: Luyện đọc, kể, sưu tầm tranh ảnh. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định 2 . Kiểm tra ? Kể tóm tắt truyện “Con Rồng Cháu Tiên” và nêu ý nghĩa của truyện? Gv yêu cầu h/s kể lại theo bài học 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt độngI I. Đọc, tìm hiểu chung Hoạt động1 1. Đọc văn và tìm hiểu bố cục. Văn bản thuộc truyện cổ dân gian nào ? -Chia làm 3phần: ? Em hãy nhắc lại khái niệm về thể loại truyền thuyết ? +Đoạn1: Từ đầu… chứng giám: ý Gv Nêu yêu cầu đọc: Đây là truyện ngắn truyền thuyết, cần định truyền ngôi của Vua Hùng. đọc to rõ ràng, chú ý phân biệt được giọng các nhân vật: +Đoạn 2: Các Lang.....hình tròn: Thần, Vua. Lang Liêu và các hoàng tử làm lễ Gv đọc mẫu - h/s đọc- nhận xét cách đọc. vật. + Đoạn: Còn lại: giải thích tục lệ ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung chính làm bánh. từng đoạn ? Gv Ba đoạn vừa chỉ ra nó tương ứng với 3 phần của văn bản:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mở đầu, diễn biến và kết thúc - khi phân tích ta tìm hiểu rõ mỗi phần. Gv gọi h/s đọc cụ thể từng đoạn. ? Khi kể nhớ được các chi tiết, sự việc nào ? - Hùng Vương truyền ngôi cho con: Thử tài trong ngày lễ Tiên Vương. Hoạt độngII Hoạt động 1 Gv cho h/s đọc chú thích sgk - nhấn mạnh một số từ khó. Gv gọi hs đọc đoạn đầu truyện ? Mở đầu câu chuyện tác giả dân gian giới thiệu với chúng ta nhân vật chính nào ? - Giới thiệu Vua Hùng. ? Vua Hùng có ý định gì ? - Có ý định truyền ngôi. ? Vua Hùng truyên ngôi trong hoàn cảnh nào ? - Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm. Vua già, muốn truyền ngôi. ? Khi muốn truyền ngôi cho con, nhà Vua có điều gì băn khoăn ? ý định truyền ngôi ntn? - Vua có 20 người con không biết chọn ai cho xứng đáng. Gv ý của Vua nối ngôi phải là người nối chí Vua, không nhất thiết phải là con trưởng. ? Điều đó chứng tỏ Vua mong muốn người nối ngôi Vua là người ntn? - Vua muốn chọn người có tài, có đức, phải có lòng yêu thương dân nối tiếp chí hướng vua, không nhất thiết phải con trưởng. Gv đây là suy nghĩ, ý định đúng đắn và hết sức tiến bộ trong các triều đại thời Hùng Vương. Thường thì người nối ngôi Vua là con trưởng. Vua đã phá lệ đó với ý định tìm cho được người có đức, tài nối chí Vua. ? Hãy so sánh cách mở đầu truyện “ Bánh Chưng - Bánh Giày” có gì khác so với truỵện “ Con Rồng Cháu Tiên ”? - Truỵện “Con Rồng cháu Tiên’ giới thiệu nhân vật chính trước, nhân vật phụ sau. - Truyện “Bánh Chưng - Bánh Giày”: Giới thiệu nhân vật phụ sau, nhân vật chính trước. ? Để chọn được người nối ngôi như ý, nhà Vua đã ra điều kiện gì ? - Nhân ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý Vua thì được nối ngôi. ? Em hiểu lễ Tiên Vương là lễ ntn? - Hs đọc chú thích 4 sgk ? Theo em, việc làm của Hùng Vương là việc làm ntn? - Việc làm của Hùng Vương là hợp lý, phù hợp với thời đại lúc bấy giờ. Gv Và như vậy, lời ra điều kiện của vua có gì đó bí ẩn như một câu đố để thử tài, đây thực là điều rất khó cho các hoàng tử con vua. ? Vậy mở đầu câu truyện tgdg muốn giới thiệu với chúng ta về ai. Đã làm việc gì ? Hoạt động 2. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Hùng Vương chọn người nối ngôi. -Vua Hùng muốn nhường ngôi cho con vì đã già, nhưng người được truyền ngôi phải có lòng yêu nước thương dân, chăm lo cuộc sống cho dân.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Gv chuyển: Vậy đứng trước bài toán khó ấy các ông lang đã 2. Cuộc thi tài giải đố làm gì ta chuyển sang phần 2. Gv gọi hs đọc đoạn 2 của truyện. Gọi hs nhận xét, sửa sai ? Các ông Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình ? Vậy họ đã làm gì ? - Đua nhau làm lễ thật ngon, thật hậu có nhiều thứ của ngon vật lạ để lễ Tiên Vương. ? Làm cỗ to như vậy nhưng họ có làm ra được không ?Do đâu mà có ?- Do có tiền, có quyền sai người đi tìm trên rừng dưới biển Gv trong các nhân vật ấy riêng Lang Liêu buồn chưa biết làm gì dâng vua. ? Lang Liêu là người được giới thiệu ntn ? - Là con thứ 18 - Mẹ bị vua cha ghẻ lạnh, sớm phải ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa khoai, nên trong nhà chỉ có khoai lúa. ? Em hiểu ghẻ lạnh có nghĩa ntn ?- Hs đọc chú thích sgk Gv Lang Liêu thân là con Vua nhưng phận thì rất gần gũi với dân thường. Trong lúc buồn lo lắng nhất đó, Lang Liêu đã được thần mách bảo: Hãy làm bánh bằng gạo mà lễ Tiên Vương. ? Theo em, vì sao trong số các lang, duy nhất chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? - Vì chàng thiệt thòi nhất, môi côi, ở riêng, lao động vất vả. - Vì chàng sống gần gũi với người lao động, thấu hiểu cuộc sống và giá trị thành quả lao động. - Gv gọi h/s đọc lại lời mách bảo của thần thật diễnc cảm. ? Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần ? - Thần đã cho Lang Liêu biết hạt gạo là thứ quý nhất. Vì nó nuôi sống con người tự tay làm ra. Đó là lời nhắn nhủ của cha ông đến con cháu: phải quý trọng hạt gạo, quý trọng con người lao động – nghề nông. Gv phân tích kỹ lời mách bảo đó ta thấy phù hợp với ý nguyện của Vua Hùng. Gạo nuôi sống con người dân giàu nước mạnh đủ sức để đánh tan quân xâm lược, bảo vệ bờ cõi, ngai vàng của vua sẽ được bền vững muôn đời. Gv có thể mở rộng vai trò của người nông dân trong lịch sử giữ nước – HS tự hào về cha mẹ ? Em hãy tưởng tượng xem lúc đó Lang Liêu nghĩ gì ? - Lang Liêu ngẫm nghĩ, mừng thầm chàng nghĩ? Từ những suy nghĩ ấy chàng đã làm gì ? - Làm hai thứ bánh ? Em hãy thuật lại việc làm bánh của Lang Liêu ? - Hs thuật lại ? Em có nhận xét gì về cách làm bánh của Lang Liêu ? - Lang Liêu làm bánh cầu kỳ, công phu, lựa chọn chất liệu ngon. - Cách làm bánh đó thể hiện sự thông minh tháo vát và rất sáng tạo. - Đến ngày lễ Tiên Vương các con mang sơn hào hải vị, nem công trả phượng đến để tế lễ Tiên Vương. Sau khi đi.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> vòng quanh một lượt Vua Hùng đã dừng chân lại chồng bánh của Lang Liêu. ? Tại sao Vua Hùng lại dừng chân lại trước chồng bánh của Lang Liêu - Hai thứ bánh hợp ý Vua, làm bằng thứ nguyên liệu quen thuộc bình thường song lại có ý nghĩa nhất. ? Từ chồng bánh của Lang Liêu em hiểu Vua Hùng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ? - Phải biết quý trọng hạt gạo, coi trọng việc đồng áng. Nghề nông là nghề chính của nhân dân ta làm cho dân ấm no. Vua phải biết nghề nông vua phải có trí tuệ hơn người ? Từ việc làm bánh và kết quả của nó em hiểu Lang Liêu là người ntn ? Gv xứng đáng được nối ngôi vì đã làm hợp với ý vua, có tài - Lang Liêu là chàng trai thông có đức. Biết đem cá quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng minh quý trọng những thành quả do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương dâng lên lao động xứng đáng được nối cha thì đúng là người có tài năng, thông minh hiếu thảo trân ngôi vua. trọng những người sinh ra mình Hoạt động 3 Gv gọi hs đọc phần 3 của truyện. Hs nhận xét, gv nhận xét cách đọc. 3. Ý nghĩa truyện ? Em hãy đọc chú thích 13, 14, 15 - Đề cao vai trò của nhà nông ? Phần kết thúc câu chuyện người xưa đã đưa ra điều gì ? - Hai loại bánh có ý nghĩa mang - Các Lang mang lễ vật đến cúng Tiên Vương. Vua Hùng chỉ truyền thống văn hóa, đậm đà lướt qua những món sơn hào hải vị và dừng lại trước chồng bản sắc dân tộc. bánh của Lang liêu, sau đó chọn hai thứ bánh đem cúng Tiên Vương. ? Vì sao vua không chọn những thứ ngon, quý hiếm mà lại chọn hai thứ bánh của Lang Liêu đẻ tế trời đất ? - Vì thứ bánh được làm ra bằng hạt gạo - sản phẩm lao đông của nghề nông. - Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu xa: Tượng trưng trời, tượng . trưng đất, tượng trưng cầm thú muôn loài. - Hai thứ bánh là thành quả của bàn tay lao động cần cù trí thông minh sáng tạo cũng như lòng hiếu thảo của lang Liêu. Gv từ đó, Lang Liêu được vua cha, truyền ngôi, tục làm bánh chưng, bánh giày ngày Tết cũng ra đời từ đó. ? Cách kết thúc truyện của người xưa nhằm giải thích hiện tượng gì ? III. Tổng kết Hoạt độngIII 1. Nghệ thuật. - Nhằm giải thích nguồn gốc làm bánh chưng, bánh giày vào Truyện có nhiều chi tiết kì lạ, ngày Tết nguyên đán của dân tộc Việt Nam. ? Phong tục này không thể thiếu được trong ngày Tết có ý hoang đường, đậm chất dân gian ( như Lang Liêu thiệt thòi được nghĩa gì ? - Phải luôn nhớ đến vai trò của sản xuất nông nghiệp sản phẩm thần giúp đỡ, thi tài - làm vua. ) 22. Nội dung nông nghiệp ? Văn bản Bánh chưng, bánh giày có những đặc sắc gì về Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày đồng thời nghệ thuật ? phản ánh thành tựu văn minh ? Truỵện có ý nghĩa gì ? nông nghiệp ở buổi đầu dựng - Gv Gọi h/s đọc ghi nhớ sgk. Gv Lang Liêu là nhân vật chính chàng hiện lên như một anh nước, đề cao lao động, đề cao.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> hùng văn hoá, một con người tài năng, thông minh, hiếu thảo. nghề nông Truyện còn có ý nghĩa bênh vực, đề cao kể hèn yếu, người lao( HS học phần ghi nhớ SGK) động chân chính. Hoạt độngIV IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 /12sgk ? Đọc bài tập nêu yêu cầu bài tập ? Nêu ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng - bánh giày ngày Tết ? Gv Cho h/s thảo luận Bài tập 1 theo nhóm sau đó gọi đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi của nhóm mình ? Gv nhận xét bổ sung - Đề cao nghề nông, thể hiện lòng tôn kính trời, đất, tổ tiên. - Ý thức xây dựng và giữ gìn nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ? Tìm nhưng câu thơ, văn nói về những phong tục, tập quán của dân tộc trong đời sống ? Ví dụ: Giò hoa, chả lụa, bánh chưng xanh Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ. 2.Bài tập 2: ? Đọc truyện em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ? Bài tập 2 - Gọi hs trả lời trước lớp - Gv và hs nhận xét sửa sai + Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo “Trong trời đất …. + Lời Vua nói với mọi người về 2 loại bánh. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Nêu ý nghĩa truyện ? Nhận xét gì về Lang Liêu. ? Viết đoạn văn dài từ 5-10 dòng nêu suy nghĩ của em sau khi đọc truyện. - Học truyện “Bánh chưng- Bánh giày’’ em thấy nhân vật Lang Liêu hiện lên là một người khổ, nhưng chịu khó, thông minh. - Khi sinh ra còn nhỏ mẹ đã mất sớm ông tự lập từ đó, cha thì lạnh nhạt ông chẳng biết trông cậy vào đâu và chỉ biết an ủi chính bản thân mình phải chịu khó làm lụng với mảnh vườn, sào ruộng. Lang liêu làm ăn rất chăm chỉ và thông minh đã trồng ra thứ gạo và được vua Hùng chấp nhận và trọn để nối ngôi. - Em hãy đóng vai là “Bánh chưng, bánh giày” để kể truyện về mình. - Nắm được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc của truyện. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ. Ngày soạn: 20/8/2015 Ngày dạy : 24-29/8/2015 Tiết 3: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt. Khái niệm về từ. Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng). Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy). 2. Rèn kỹ năng nhận biết từ đơn, từ ghép, từ láy. phân biệt từ giống và khác nhau giữa các.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Thái độ :Giáo dục ý thức dùng từ để đặt câu đúng, chích xác, ý thức trau dồi vốn từ trong giao tiếp từ loại trên. - Thái độ học tập của học sinh cần nghiêm túc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị GV: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, giấy trong, tìm thêm ví dụ HS: Đọc trước bài, giấy trong III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Kể tóm tắt truyện “ Bánh chưng, bánh giày” và nêu ý nghĩa của truyện ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Tiết học hôm nay cô trò chúng ta tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ trong tiếng Việt. Hoạt động của thầy và trò Hoạt độngI Hoạt động1 Gv ghi NLM lên bảng gọi hs đọc ? Câu văn trên bao nhiêu tiếng? GV: Tiếng là mỗi lần phát âm, khi viết có khoảng cách a. Câu văn trên có 12 tiếng ? Tìm nghĩa một số tiếng ? Thần: Là một người linh thiêng bề trên thường xuất hiện trong truyện thuộc VHDG ? Trong các NL trên có bao nhiêu từ ? - 9 từ. Gv Mặc dù câu văn trên có 12 tiếng nhưng chỉ có 9 từ ? Qua NL em có nhận xét gì về số lượng các tiến trong 9 từ? - Từ có 1 tiếng, 2 tiếng GV: Bên cạnh đó còn có những từ có 3 tiếng, 4 tiếng. Ví dụ: Sạch sành sanh, réo ra réo rắt. Hoạt động 2 ? Vậy đơn vị cấu tạo lên từ là gì ? - Đơn vị cấu tạo lên từ là tiếng ? Vậy khi nào 1 tiếng được coi là 1 từ. - Khi tiếng ấy có nghĩa ( xét về mặt ý nghĩa ) - Khi tiếng ấy đứng độc lập để tạo câu. ? Vậy giữa tiếng và từ có gì khác nhau. - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. - Từ là đơn vị cấu tạo nên câu( 1 từ có thể là 1 tiếng, 2 tiếng hoặc 3, 4 tiếng. ) GV đưa thêm ví dụ Họ / chỉ / biết/ đua / nhau / làm cỗ / thật / hậu / thật / ngon / đem/lễ / Tiên Vương /. (Bánh chưng, bánh giày ) ? Ví dụ trên có bao nhiêu tiếng bao nhiêu từ ? Gv Có từ có một tiếng có từ có hai tiếng. Vậy từ có một tiếng người ta gọi là từ gì ? Từ có hai tiếng người ta gọi là từ gì ta sang phần 2 Hoạt độngII Hoạt động1. Nội dung cần đạt I. Từ là gì? 1. Phân tích ngữ liệu mẫu Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi / và / cách/ ăn ở (Con Rồng, cháu Tiên). 2. Kết luận và Ghi nhớ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.. II. Từ đơn và từ phức.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Gv những từ có 1 tiếng người ta gọi là từ đơn ? Vậy từ đơn là gì ? GV: Về cấu tạo ngữ pháp từ đơn chỉ gồm có 1 tiếng nhưng là tiếng có nghĩa. ? Hãy tìm những từ đơn dùng để gọi các sự vật xung quanh ta? - HS viết nhanh ra giấy nháp - gv nhận xét sửa chữa. Ví dụ: bút, chì, bàn, ghế, cửa, nhà ? Vì sao em biết đó là những từ đơn ? - Vì những từ này chỉ có một tiếng có nghĩa, có thể dùng độc lập để tạo câu. Gv Những từ có hai tiếng trong ví dụ như: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở …và những tiếng khác người ta gọi là từ phức. ? Vậy em hiểu từ phức là gì ? ? Cho ba ví dụ về từ phức ? - Ví dụ: Sách vở, nhà cửa, hợp tác xã, vô tuyên truyền hình. ? Vì sao em gọi đó là những từ phức ? - Vì chúng có 2,3,4 có nghĩa tạo thành. ? Theo dõi Ví dụ em thấy giữa từ đơn và từ phức có điểm gì giống và khác nhau ? + Giống: Xét về chức năng ngữ pháp chúng đều là những đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu. Xét về nội dung chúng đều có nghĩa. + Khác: Từ đơn gồm có một tiếng. Từ phức có từ 2, 3, 4 tiếng trở lên. GV khác nhau về số lượng tiếng trong từ. Giữa các tiếng trong từ phức có khi có mối quan hệ về nghĩa, có khi có mối quan hệ về âm. Chính vì vậy người ta chia từ phức làm hai loại: + Từ ghép + Từ láy. ? Các tiếng trong từ chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày có mqh với nhau ntn ? Vì sao gọi chúng là từ ghép ? - Xét về ngữ nghĩa, tiếng bánh chỉ chung các loại bánh còn tiếng chưng, giày đi sau chỉ riêng biệt một loại bánh. Giữa các tiếng có mối quan hệ chặt chẽ về nghĩa nên người ta gọi đó là từ ghép. ? Vậy em hiểu từ ghép là gì ? Tìm 5 ví dụ về từ ghép ? Ví dụ: Anh chị, cha mẹ, ruộng nương, vườn tược.. Gv đưa Ví dụ về từ. ? Giữa các tiếng trong các từ trên có quan hệ với nhau như thế nào ? -Tiếng sau láy lại âm của tiếng trước. Gv Từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm gọi là từ láy. ? Em hiểu thế nào là từ láy ? ? Vậy giữa các từ láy và từ ghép có gì giống và khác nhau ? + Giống: đều là từ phức có cấu tạo từ hai tiếng trở lên. + Khác: Từ ghép giữa các tiếng có mối quan hệ về nghĩa. Từ láy giữa các tiếng có quan hệ về âm ( láy lại âm ). Gv Như vậy, qua bài học hôm nay, chúng ta đã năm được. 1. Phân tích ngữ liệu mẫu Từ đơn: Là từ gồm một tiếng Ví dụ: bút, chì, bàn, ghế, cửa, nhà. Từ phức: Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành. Ví dụ: Liên hợp quốc sách vở, nhà cửa, hợp tác xã, vô tuyên truyền hình.. + Từ ghép. Ví dụ: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày. *Từ ghép là những từ phức được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa. + Từ láy: Ví dụ: trồng trọt, ầm ầm, sạch sành sanh.. * Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> những đặc điểm cơ bản về tiếng, từ, phân loại từ: Từ đơn, từ phức, phân loại từ phức gồm từ ghép và từ láy. Gv cho hs đọc phần ghi nhớ sgk 2. Kết luận và Ghi nhớ đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 (SGK) Hoạt độngIII. III. Luyện tập a) Các từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ 1. Bài tập 1. ( tr.14) nào ? Giải thích nghĩa của các tiếng nguồn, gốc ? - Nguồn: Nơi phát sinh tạo ra hoặc cung cấp cái gì đó - Gốc: Nền tảng, cơ sở. - Thuộc kiểu cấu tạo từ ghép. ? Hãy tìm từ đồng nghĩa với các từ nguồn gốc b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác ? Tìm thêm những từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu mợ, cô dì, chú cháu, anh em 2. Bài tập 2 (tr.14) c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em ? Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. - Theo giới tính( nam, nữ ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ, chú dì, chú thím. - Theo bậc ( trên dưới): bác cháu, chị em, anh em, dì cháu, cha con, mẹ con ? Qua bài tập 1 em cần lưu ý những gì về từ ghép -Khi các tiếng có nghĩa thì là từ ghép ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 ? - Hs đọc ? Các tiếng đứng sau công thức có nghĩa ntn ?. 3. Bài tập 3 (tr.14). - Công thức Bánh + x - Các tiếng đứng sua ( ký hiệu X ) trong những từ ghép trên có nghĩa cụ thể ( chỉ một loại bánh nào đó cụ thể ) + Cách chế biến: Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng + Chất liệu làm bánh: Bánh nếp, bánh tẻ, bánh đậu xanh, bánh khoai, bánh cốm, bánh kem + Tính chất của bánh: Bánh dẻo, bánh phồng,.. + Hình dáng bánh: bánh gói, bánh quấn thừng, bánh tai voi, bánh cuốn ? Đọc và xác định yêu cầu của bài tập ? Từ láy được in đậm 4. Bài tập 4: trong các câu sau miêu tả cái gì ? - Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít. ( Nàng út làm bánh ót ). ? Tìm những từ láy khác có cùng tác dụng ấy ? - Những từ láy khác có cùng tác dụng: Nức nở, sụt sùi, rưng rức, Gv Tổ chức cho h/s thi tìm nhanh các từ láy . . Bài tập 5: - Thể lệ thi: Gồm 3 đội. Mỗi đội 3 em lần lượt lên bảng ghi.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> mỗi em 1 từ láy trong 1p đội nào nhiều hơn sẽ thắng. - Đội 1: Tìm từ láy tả tiếng cười. Ví dụ: Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hố, nhăn nhở toe toét, khúc khích, sằng sặc - Đội 2: Tìm từ láy tả tiếng nói. Ví dụ: Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng trầm trồ, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm, - Đội 3: Tìm từ láy chỉ dáng điệu. Ví dụ: Lom khom, lả lướt, lừ đừ, nghênh ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, lắc lư đủng đỉnh, vênh váo ? Từ bài tập trên em thấy từ láy có tác dụng nhtn? - Gợi tả được cụ thể âm thanh – thương dùng trong văn miêu tả V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Đơn vị cấu tạo từ tiếng việt là gì ? ? Thế nào là từ ghép ? cho ví dụ ? ? Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ ? - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. - Làm lại các bài tập sgk và đọc bài mới * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. Ngày soạn: 20/8/2015 Ngày dạy : 24-29/8/2015 Tiết 4: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua bài học giúp học sinh hiểu được văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt. Hiểu được 6 loại văn bản với mục đích giao tiếp khác nhau và phương thức biểu đạt khác nhau, biết lựa chọn các phương thức biểu đạt phù hợp để đạt được mục đích cao trong giao tiếp. 2. Rèn kỹ năng: - Tạo văn bản, nắm được hai văn bản đã học tiết trước, thuộc văn bản tự sự 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức học môn Tiếng Việt. Thái độ học tập nghiêm túc 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị GV: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, giấy trong, một số văn bản như thiếp mời, công văn, bài báo, hoá đơn, tiền điện, biên lai HS: Đọc trước bài. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ....
<span class='text_page_counter'>(13)</span> V. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định 1. Kiểm tra ? Thế nào là từ? Từ đơn, từ ghép, từ láy? ? Chữa bài tập 5 3. Bài mới :. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt. Hoạt độngI Hoạt động1 ? Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào? - Khi cần biểu đạt một tư tưởng, nguyện vọng, tình cảm để người khác biết ta có thể nói hay viết, có thể nói một tiếng, một câu hay nhiều câu. ? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn, em phải làm thế nào? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách trọn vẹn, ta nói hay viết phải đầy đủ, rõ ràng ý để người khác hiểu (có nghĩa là nói có đầu có đuôi, mạch lạc, có lý lẽ,..) ? Vậy muốn bạn tiếp nhận được lời khuyên tư tưởng, tình cảm, em phải sử dụng phương tiện nào? - Sử dụng phương tiện ngôn ngữ ( nói, viết ) gv hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tình cảm giữa con người với con người, người nói với người nghe, người viết với người đọc ( trực tiếp, gián tiếp ) ? Em hiểu thế nào là giao tiếp.? GV: cho hs đọc Ví dụ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. ? Câu ca dao này được sáng tác để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề ( chủ đề ) gì? - Câu ca dao nhằm khuyên nhủ, nhắc nhở về sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của con người trong cùng một tập thể, một xã hội, một cộng đồng. ? Hai câu 6 và 8 liên kết nhau như thế nào? ( Về luật thơ và về ý) - Sự liên kết giữa câu 6 và câu 8 rất chặt chẽ: - Về luật thi: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8: cùng- chung. - Về ý: Câu ca dao gồm 2 câu: Câu 1 nói rõ ý khuyên nhủ, chủ đề là đoàn kết thương yêu. Câu 2 nói rõ thêm vì sao phải đoàn kết, thương yêu giữa con người với con người.. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt) 1. Văn bản và mục đích giao tiếp.. a, Giao tiếp. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu sau làm rõ ý câu trước ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Theo em câu ca dao đã coi là một văn bản hay chưa? - Câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn 1 ý, giữa hai câu văn có chủ đề thống nhất, có sự liên kết chặt chẽ. Câu ca dao là một văn bản ? Lời phát biểu của thầy ( cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học mới có phải là một văn bản hay không? Vì sao? - Lời phát biểu cũng là văn bản vì là chuỗi lời có chủ đề. Chủ đề lời phát biểu của thầy hiệu trưởng thường nêu thành tích những năm học qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ học sinh, GV hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đây là văn bản nói ? Bức thư em viết cho bạn bè hay cho người thân có phải là một văn bản không? - Bức thư là văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư. ? Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối, thiếp mời dự đám cưới, có phải đều là văn bản hay không? - Các thiếp mời, đơn từ đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định. ? Từ những ví dụ trên, các em hiểu thế nào là Văn bản? Hoạt động2 ? Kể tên những văn bản mà em biết. Ví dụ: Con rồng cháu Tiên, giấy khai sinh, đơn xin nghỉ học vv... GV: Tuỳ theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta lựa chọn các kiểu văn bản với những phương thức biểu đạt phù hợp. ? Em hiểu mục đích giao tiếp là gì. - Là cái mục đích mà người nói viết muốn đạt được khi giao tiếp. Trình bày diễn biến một sự việc: Trong văn bản tự sự. GV: Do những mục đích khác nhau mà người nói viết phải có sự lựa chọn những phương thức biểu đạt khác nhau.. Hoạt động 2 Vậy phương thức biểu đạt: Là cách thức lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt, mục đích cho phù hợp với mục đích giao tiếp. Người ta chia các loại văn bản Tiếng Việt ra làm 6 loại văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt khác nhau và 6 mục đích khác nhau. GV: Đưa bảng phụ đã kẻ sẵn khung diễn giải điền vào. b, Văn bản: Là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản. - Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> từng cột mục những nội dung sau đây. tiếp riêng. Em hãy đọc lại phần ghi nhớ sgk ? Tổng kết ghi nhớ Hoạt độngII (Học SGK) Gọi học sinh đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập ? II. Luyện tập Truyền thuyết “ Con Rồng, Cháu Tiên” thuộc kiểu văn 1. Bài tập 1 bản nào ? vì sao em biết như vậy? - Truyền thuyết “ Con Rồng, Cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản Tự sự vì câu chuyện đã kể lại diễn biến sự việc về thần Lạc Long Quân và Âu Cơ, về triều đại Vua Hùng. 3. ( SBT. 8 ) V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Gọi h/s đọc phần ghi nhớ sgk. ? Thế nào là văn bản ? Có những văn bản nào thường gặp - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. - Làm tiếp bài tập còn lại. - Đọc và soạn bài: Thánh Gióng * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày 24 tháng 08 năm 2015. TUẦN 2 Ngày soạn 25/8/2015 Ngày dạy 31/8 -> 5/9/2015.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tiết 5 Văn bản : THÁNH GIÓNG A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện “Thánh Gióng’’. Kể lại được truyện này. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện lưu loát, mạch lạc 3. Thái độ: - Giáo dục bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm . 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... B. Chuẩn bị Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, tìm tranh, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng để minh hoạ Học sinh: chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk C. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Thế nào là giao tiếp ? Thế nào là văn bản ? ? Nêu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của chúng ? Lấy ví dụ minh hoạ ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử Văn học Việt Nam nói chung, Văn học dân gian nói riêng. “Thánh Gióng” là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. “ Thánh Gióng” có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp, chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện dân gian này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngày nay. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt Hoạt động I I. Đọc, tìm hiểu chung Gv Y/c đọc : Phát âm đúng chính tả, phân biệt được lời đối 1. Đọc và tìm bố cục văn bản thoại của các nhân vật với lời kể của truyện - Nhấn mạnh chi tiết kì ảo Chia làm 3 phần : - Giọng Gióng đĩnh đạc, chắc chắn Đoạn 1 : Từ đầu …nằm đấy : Sự ra đời của Thánh Gióng Gv đọc trước một đoạn, gọi hs đọc từng đoạn ? Truyện này có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng Đoạn 2 : Tiếp …Lên trời Gióng đánh giặc về trời phần ? - H/s nêu Đoạn 3. Còn lại : Tấm lòng cao ? Kể tóm tắt? cả của Vua, nhân dân đối với - G ra đời Thánh Gióng và những dấu tích - Tuổi thơ của G còn lại của Thánh Gióng - Gióng gặp sứ giả - G lớn nhanh như thổi.. - G vươn vai trở thành tráng sĩ ra trận - Roi sắt gãy G nhổ tre đánh giặc - G bay về trời II. Đọc - hiểu văn bản - Vua nhớ công ơn và những dấu tích của G 1) Sự ra đời kì lạ của Thánh Hoạt động II Gióng Hoạt động 1 Gv cho h/s đọc phần chú thích 1,2 ,10 trong sgk ? Em hãy đọc phần mở đầu câu chuyện ?.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> ? Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào thời gian nào ? ? Truyện kể về những ai ? - Vợ chồng ông lão - Thánh Gióng ? Vợ chồng ông lão được giới thiệu ntn ? - Là người chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức ? Nhân vật chính được giới thiệu ntn ? Bà ra đồng …. ? Em có nhận xét gì về sự thụ thai của bà mẹ ? - Sự thụ thai khác thường Gv và bà mẹ mang thai những 12 tháng ( bình thường chỉ có 9 tháng 10 ngày ) một sự mang thai khác thường và sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô ? Khi ra đời Thánh Gióng có điều gì đặc biệt ? - Ba năm….. ? Em có nhận xét gì về sự ra đời và tuổi thơ của Thánh Gióng ? - Có sự bình thường: con người nông dân. - Sự ra đời kỳ lạ , tuổi thơ khác thường ? Qua những chi tiết này em thấy phần mở đầu câu chuyện tác giả dân gian muốn giới thiệu với chúng ta điều gì ? Hoạt động 2 Gv gọi hs đọc đoạn 2 ? Lúc bấy giờ đất nước ta xảy ra sự kiện gì ?- Giặc Ân xâm lược ? Trước tình hình ấy nhà vua đã làm gì ? Gv sứ giả là người được nhà vua phái đi …. Đây là 1 từ mượn của tiếng Hán mà ở tiết sâu chúng ta sẽ được tìm hiểu về từ mượn ? Nghe tiếng rao cầu hiền của sứ giả TG bỗng nói được và nói với sứ giả điều gì ? ? Em hiểu gì về nguyện vọng của TG thông qua câu nói ấy ? Em có nhận xét gì về chi tiết TG 3 năm không biết nói biết cười mà bỗng nhiên nói được xin đi đánh giặc ? - Đây là chi tiết thần kỳ ? Chi tiết thần kỳ mang ý nghĩa gì ? Gv TG không nói là để bắt đầu nói, nói điều rất quan trọng : nói lời yêu nước lời cứu nướ. TG là hình ảnh của nhân dân , lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ . Khi đất nước có giặc thì sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước. Phải có lòng yêun nước thấm đượm thì nhân dân ta mới sáng tạo được một hình tượng TG đẹp đến như vậy Hoạt động 3 ? Từ hôm gặp sứ giả ở con người TG có sự biến đổi ntn ? - TG lớn nhanh….. Bảy nong cơm, ba nong cà, uống một ly nước, cạn đã khúc sông ( Dị Bản Khắc ) Gv cha mẹ TG làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con phải nhờ làng xóm, và ai cũng vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé ? Em có suy nghĩ gì về việc bà con vui lòng gom góp gạo nuôi TG? Nhân dân ta yêu nước mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc - Gióng lớn lên bằng những thức ăn đò mặc của nhân dân Gión. - Giới thiệu về sự ra đời kỳ lạ và tuổi thơ khác thường của Thánh Gióng. Thánh Gióng là người thần 2) Gióng gặp sứ giả - Thánh Gióng xin đi đánh giặc - Thánh Gióng là người yêu nước sẵn sàng đánh giặc cứu nước - Thánh Gióng là người anh hùng có hành động thần kỳ khác thường. 3. Gióng ra trận đánh giặc và bay về trời. - Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh chính nghĩa, là người anh hùng sinh ra từ nhân dân mang sức mạnh tiềm tàng truyền thống chống ngoại xâm ..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị . - Cả làng đoàn kết, đùm bọc nuôi dưỡng Gióng . Gv Người anh hùng làng Gióng lớn lên trong sự che chở, đùm bọc của nhân dân Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi nhà, TG là sự kết tinh sức mạnh của toàn dân trong cuộc kháng chiến chống sâm lược . Ngày nay ở hội Gióng vẫn tổ chức thi nấu cơm, hái cà …tái hiện lại quá khứ ? Hình ảnh TG ra trận được miêu tả qua những chi tiết nào - Vươn vai ….trượng - Ngựa hí dài , vang dội , phun lửa , roi sắt gãy Gióng nhổ tre cạnh đường quật vào giặc , giặc tan rã ? Em có nhận xét gì về hình ảnh TG trong trận đánh ? - TG oai phong , cưỡi lưng ngựa sắt , cầm roi sắt , đội nón sắt ….. ? Vì sao TG lại chiến thắng ? ? Vì sao khi đánh tan giặc TG lại bay về trời ? - Vì TG là một vị thần nhà trời giúp nhân dân đánh giặc , tan giặc trở về - Vì TG không màng công danh phú quý Gv nhân dân ta đã sáng tạo ra chi tiết TG bay về trời, trở về với cõi bất tử và để khẳng định Gióng còn mãi với non sông đất nước Gv gọi h/s đọc phần kết thúc truyện ? Truyện được kết thúc ntn ? ? Những dấu tích còn lại của người anh hùng như tre đằng ngà, vết chân ngựa, Làng Cháy, núi Sóc có ý nghĩa gì ? Gv nhân dân ta yêu mến người anh hùng yêu mến truyền thống anh hùng và tự hào về nó . Hoạt động 4 ? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng? Gióng là hình tượng tiểu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Trong Văn học dân gian nói riêng, VHVN nói chung, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gv Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước, sức mạnh của tổ tiên thần thánh. ( sự ra đời thần kỳ ) sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hoá, kỹ thuật . - Hình tượng khổng lồ, đẹp như Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. - Vào thời Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng. - Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn. - Vào thời vua Hùng, ( chiến tranh tự vệ) cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược để bảo vệ cộng đồng. Hoạt động III ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?. 4. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng - Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc. - Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng ở buổi đầu dựng nước. - Hình tượng Thánh Gióng mang tính kháI quất về lòng yêu nước, sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc.. III: Tổng kết 1. Nghệ thuật.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - HS liệt kê lại những chi tiết kì ảo. - Truyện có nhiều hình ảnh , yếu tố hoang đường , kỳ ảo song gắn liền với phong tục , địa danh lịch sử làm tăng thêm tính chất hiện thực đồng thời có nhiều chi tiết kỳ lạ làm cho truyện thêm vẻ thiêng liêng hấp dẫn . 2. Nội dung : - Truyện ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước và sức mạnh tiềm tàng, khổng lồ của dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Thể hiện ước mơ của nhân dân có sức mạnh thần kỳ để chống ngoại xâm .. ? Ý nghĩa của truyên?. E. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Em hãy kể tóm tắt lại truyện TG ? ? Truyện có ý ngiã gì ? ? Em hãy đóng vai là mẹ TG để kể lại truyện ? - Học ghi nhớ và ý nghĩa của các chi tiết kì ảo - Đọc trước bài Từ mượn * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 25/8/2015 Ngày dạy 31/8 -> 5/9/2015 Tiết 6: TỪ MƯỢN A . Mục tiêu bài học Qua bài giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Thế nào là từ mượn , thế nào là từ thuần Việt, cách viết từ mượn và nguyên tắc mượn từ 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng từ mượn hợp lý trong cách nói và viết 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... B . Chuẩn bị Thầy: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, giấy trong, tìm thêm ví dụ Trò : Đọc trước bài mới sgk C. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... D . Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời kể của Vua Hùng ? Em thích nhất chi tiết nào ? vì sao 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Hoạt động I Hoạt động 1 Gv yêu cầu hs đọc NL ? Đọc câu văn trong trong truyện TG những từ nào ta có thể hiểu ngay ? a, : Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. ( Thánh Gióng) - Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một, mình cao hơn Gv đây là những từ rất dễ hiểu, dễ nhớ, do nhân dân ta tự sáng tạo ra . Đó là từ thuần Việt . ? Thế nào là từ thuần Việt ? - Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra ? Quan sát VD và cho biết từ “ tráng sỹ, trượng’’ trong văn bản có ý ngiã gì ? - Tráng sĩ : Tráng : khoẻ mạng to lớn , cường tráng Sĩ : Là người tri thức thời xưa hoặc những người được tôn trọng nói riêng - Là người có sức lực cường tráng , chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn . - Trượng : Là đơn vị đo độ dài bằng thước Trung Quốc cỡ(3,33 m) hiểu rất cao ? Hai từ trên thường thấy xuất hiện trong lời thoại phim nước nào? * Nguồn gốc : - Từ Trung Quốc - tiếng Hán. Gv đây là những từ vay mượn của tiếng Hán ( Thuộc chữ cổ của Trung Quốc ) du nhập vào nước ta do ách đô hộ hơn 1000 năm Bắc thuộc ? Những từ nào là mượn từ tiếng Hán ? Từ mượn tiếng Hán : Sứ giả, giang sơn, gan. Gv còn những từ khác mượn phương Tây (ngôn ngữ Ấn  u): ra-đi-ô, in-tơ-net. Từ có nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hóa : Tivi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm…. ? Tại sao lại vay mượn từ của các ngôn ngữ khác ? - Vì nước ta chưa có từ thích hợp để biểu thị Gv do sự tiếp súc do mối quan hệ đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị , kinh tế ,văn hoá …giữa các quốc gia nên việc vay mượn các đơn vị từ vựng là hiện tượng phổ biến trên thế giới Hoạt động 2 ? Thế nào là từ mượn ? ? Vì sao lại mượn tiếng Hán là nhiều nhất ? - Do gần nhau về mặt địa lý - Do ách đô hộ, âm mưu đồng hoá của người Hán trên đất nước ta hơn 1000 năm ? Em có nhận xét gì về cách viết từ mượn ? ? Em hãy lấy vd ? - Bôn - sê- vích, In- tơ- nét , gác - đờ - bu Hoạt động II. I. Từ thuần Việt và từ mượn 1 . Phân tích ngữ liệu mẫu. .. a, Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. b, Vì nước ta chưa có từ thích hợp để biểu thị nên ta phải mượn từ từ mượn c, Cách viết từ mượn + Từ mượn được Việt hoá cao : viết như tiếng Việt + Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: dùng dấu gạch nối để nối : Ra-đi-ô, Bôn-sê- -vich… II. Nguyên tắc mượn từ 1. Phân tích ngữ liệu mẫu.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hoạt động 1 ? Đọc đoạn văn , Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì? - Ta phảI mượn từ vì tiếng ta có khi thiếu hoặc khó dịch đúng - Chỉ được vay mượn khi cần thiết không nên mượn một cách tuỳ tịên . Gv nếu tiếng thuần Việt có mà ta lại mượn nhiều thì nó trử thành lạm dụng đánh mất thứ tiếng mẹ đẻ của mình . Chúng ta phải dữ gìn và quý trọng nó đừng sử dụng tuỳ tiện không đúng mục đích . Hoạt động 2 ? Việc mượn từ có tác dụng gì Hoạt động III ? Tìm các từ mượn và chỉ rõ nguồn gốc của chúng ? Gv chia lớp thành 3 nhóm mõi nhóm trả lời một phần , cử đại diện 3 nhóm lên trả lời câu hỏi . ? Tìm nghĩa của từng nhóm tạo thành từ Hán Việt đó ? Bài 3: (SGK. 26) ? Em hãy kể tên một số từ mượn thuộc đơn vị đo lường a. Là tên đơn vị đo lường : mét, lít, ki-lô-mét b. Tên các bộ phận xe đạp : pê đan, gác đơ bu, ghi đông c. Tên một số đồ vật: cat - sét, ra-đi-ô, vi-ô-lông, pi-a-nô Bài 4 : (SGK. 26) ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập ? - Các từ mượn : phôn-fan, nôc- ao - Có thể dùng trong các hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm của chúng là ngắn ngọn. Tuy nhiên chúng không mang sắc thái trang trọng không phù hợp trong giao tiếp chính thức. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là từ thuần Việt , từ mượn . ? Nêu nguyên tắc mượn từ ? - Về nhà làm các bài tập còn lại - Đọc trước bài “ Tìm hiểu chung về văn tự sự” * Rút kinh nghiệm:. 2. Kết luận - Mượn từ : Làm giàu ngôn ngữ dân tộc. - Tiêu cực : Lạm dụng sẽ làm ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp. Tổng kết - Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập Bài 1 : (SGK . 26) a) Hán Việt : vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. b) Hán Việt : gia nhân c) Anh : pôp, in-tơ-net Bài 2 : (SGK. 26) a) Khán giả khán : xem, giả : người Độc giả độc : đọc ; giả : người b) +Yếu điểm : điểm : điểm ; yếu : quan trọng + yếu lược yếu : quan trọng, lược : tóm tắt + yếu nhân yếu: quan trọng, nhân : người Thính giả thính : nghe, giả : người. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 25/8/2015 Ngày dạy 31/8 -> 5/9/2015 Tiết 7 -8: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ A . Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Các em nắm được thế nào là phương thức tự sự, cách sắp xếp một chuỗi các sự việc trong bài văn tự sự, nắm được mục đích giao tiếp của tự sự - Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng tự kể lại các sự việc trong văn bản các em đã được học 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức độc lập, tích nghĩ ..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... B. Chuẩn bị Thầy : Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài Trò : Đọc trước bài. C. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... D .Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Căn cứ vào phương thức biểu đạt người ta chia văn bản ra làm mấy loại? Đó là những loại nào? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I I. Ý nghĩa và đặc điểm Gv gọi hs đọc bài tập 1 trong sgk chung của phương thức tự sự ? Trong từng trường hợp, từng yêu cầu của bài tập 1 . Theo em 1. Bài tập 1 sgk gặp từng trường hợp ấy người nghe muốn biết điều gì và người kể phảI làm gì ? - Người nghe muốn biết 1 câu chuyện mong muốn được nghe kể chuyện - Người kể sẽ kể một câu chuyện ? Khi muốn biết Lan là người bạn tốt người kể phải làm gì ? - Khi muốn biết Lan là người bạn tốt người kể phải nói được từng sự việc về những việc làm tốt của Lan Gv muốn biết Lan thôi học mà mgười kể lại nói toàn những câu chuyện không liên quan đến việc thôi học của Lan thì câu chuyện không có ý nghĩa ? Trong cuộc sống hàng ngày em thường nghe những câu chuyện gì ? - Nghe kể truyện cổ tích, truyện đời thường, truyện sinh hoạt ? Theo em kể truyện để làm gì ? - Kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc để giải thích để khen để chê Gv Kể chuyện đối với người kể là để thông báo cho biết . Đối với người nghe là tìm hiểu để biết. Bất kỳ một câu chuyện nào cũng phải có ý nghĩa. Đây chính là mục đích giao tiếp của văn tự sự Gv y/ c hs đọc đề bài và trả lời câu hỏi 2. Bài tập 2 . Truyện “ Thánh Gióng”, các sự việc : 1. Sự ra đời của Thánh Gióng 2 .Thánh Gióng biết nói, nhận nhiệm vụ đánh giặc 3. Gióng lớn nhanh như thổi 4. Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc. 5. Gióng đánh tan giặc 6. Gióng lên núi, cởi bỏ giáp sắt bay về trời 7.Vua lập đền thờ phong danh hiệu Thánh Gióng 8. Những dấu tích còn lại về Thánh Gióng. 9. Kết thúc: những dấu tích còn lại liên quan đến Thánh Gióng. ? Các sự việc trên có mối liên hệ với nhau ntn ? - Các sự việc liên hệ thành chuỗi GV : Chính những sự việc được liên kết thành chuỗi dẫn đến một kết thúc như vậy nên Thánh Gióng được coi là một văn bản.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> tự sự. ? Nếu đảo sự việc thứ 2 lên trước sự việc thứ nhất thi truyện thay đổi ntn ? - Không hợp lý lô gíc, chưa ra đời thì không thể biết nói được không thể có người mà nhận trách nhiệm về mình đi đánh giặc Gv câu chuyện là một chuỗi các sự việc có sự việc mở đầu ( nguyên nhân ) dẫn đến diễn biến các sự việc và dẫn đế kết thúc ? Trong sự việc thứ nhất “ Sự ra đời của Gióng’’ có bao nhiêu chi tiết nhỏ hơn ? - 4 chi tiết - Hai vự chồng ông lão muốn có con - Bà ra đồng trông thấy một vết chân lạ - Bà mang thai 12 tháng mới sinh - Đứa trẻ lên 3 mà vẫn không biết nói, biết cười đặt đâu thì nằm đấy . Gv các chi tiết nhỏ trong sự việc cũng có trật tự trước sau và tạo thành một kết thúc - Như vậy một câu chuyện đời thường, chuyện sinh hoạt , hay một truyện kể nghệ thuật đều phải có một chuỗi các sự việc, đều phải có ý nghĩa và có mục đích nhất định đó chính là phương thức tự sự. ? Vậy phương thức tự sự là gì ? - HS - Gv tự sự giúp người kể giải thích sự việc tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ khen, chê. Hoạt động II ? Gv gọi hs đọc yc bài tập 1 ? Truyện “ Ông già và Thần Chết” bắt đầu từ đâu ? Diễn biến như thế nào ? Kết thúc ra sao. - Có một chuỗi sự việc được liên kết chặt chẽ: 1. Ông già đốn củi về vì xa nên kiệt sức mệt, 2. Ông mong gặp thần chết mang đi để đỡ vất vả 3. Thần Chết xuất hiện ông sợ nói chuyện khác. 4. Nhờ nhấc hộ bó củi ? Câu chuyện có ý nghĩa gì ? - Ý nghĩa : Khẳng định lòng ham sống sợ chết (Tình yêu cuộc sống) một cách hóm hỉnh Bài 2 ? Đọc và xác định y/c bài tập ? ? Bài thơ có phải tự sự không? Kể lại câu chuyện bằng miệng? - Bài thơ "Sa bẫy” là văn bản tự sự vì bài thơ nêu ra một chuỗi các sự việc . ? Bài thơ nêu ra những sự việc nào ? - Bé Mây ru mèo con nướng cá bẫy chuột sa bẫy. - Cả hai vui sướng nghĩ đến lúc chuột sa bẫy - Đêm ngủ bé Mây mơ thấy mình cùng mèo sử tội chuột - Hôm sau bé Mây thấy mèo con sa bẫy . ? Bài thơ kể chuyện sa bẫy của mèo con nhằm mục đích gì? Bài 3 ? Đọc y/c bài tập ? Hai văn bản sau đây có nội dung tự sự không ? vì sao ? Tự sự có vai trò gì ?. 3. Kết luận : SGK * Tổng kết ghi nhớ (Học SGK ) II. Luyện tập) Bài 1 :(SGK . 28). Bài 2 : (SGK . 28)- Bài thơ : Sa Bẫy. Bài 3 : (SGK . 29) Văn bản.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Gv cho hs đọc từng văn bản một - Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự vì: chúng có đặc điểm ủa tự sự VB 1 : Thuật lại ngắn ngọn sự việc Huế khai mạc trại điêu khắc. VB 2 : Trình bày sự kiện lịch sử của người Âu Lạc. Tự sự có vai trò thông tin ( đưa tin) là chính chứ không cốt trình bày đầy đủ diễn biến sự việc. Bài 4 ? Em hãy kể một câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự sưng là Con Rồng, cháu Tiên ? Gợi ý : Bài tập này đòi hỏi các em phải biết lựa chọn các chi tiết Bài 4 : (SGK . 29) và sắp xếp lại để giải thích một tập quán . Người Việt vẫn thường tự hào mình là Con Rồng Cháu Tiên. Nguồn gốc và niềm tự hào ấy bắt nguồn từ câu chuyện kể xa xưa về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân con thần Long Nữ, mình rồng, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, ổn định cuộc sống. Âu Cơ con thần Nông tìm đến vùng đất Lạc Việt hoa thơm cỏ lạ. Hai người gặp nhau, nên duyên vợ chồng. Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Con trưởng làm Vua, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, lập triều đại đầu tiên ở đất Việt, đời đời cha truyền con nối. Bởi vậy, người Việt vẫn tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên Bài tập 5 /30 Bài 5 Gv có thể giới thiệu nhiều cách để học sinh tập kể . ? Nêu yêu cầu bài tập ? ? Theo em giải bài tập như thế nào ? - Cũng lên kể thêm một số thành tích của Minh để có sức mạnh thuyết phục lời các bạn trong lớp, khẳng định mình xứng đáng là lớp trưởng. ? Em có thể giúp bạn kể thêm một số thành tích của Minh - Minh gương mẫu, chăm học, sáng tạo. - Minh hay giúp đỡ bạn bè, có lòng thương người . - Minh có ý thức trách nhiệm cao, có lòng tự trọng . ? Nêu được những điều đó em sẽ đạt được mục đích gì ? - Giang chọn được một lớp trưởng xứng đáng. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là tự sự ? Ý nghĩa của phương thức tự sự ?) - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ - Làm tiếp các bài tập còn lại - Soạn bài “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày 31tháng 08 năm 2015 TUẦN 3 Bài 3:. Tiết 9 SƠN TINH - THUỶ TINH ..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> ( Truyền thuyết ).. Ngày soạn 03/09/2015 Ngày dạy 07 -> 12/9/2015 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Gv giúp học sinh hiểu : Truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xâyra ở Châu thổ Bắc Bộ thời các Vua hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích hiện tượng lũ lụt ,bảo vệ cuộc sống của mình . 2. Rèn kỹ năng: - Rèn cho các em kỹ năng đọc ,cảm thụ và phân tích nhân vật . 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh ý chí quyết tâm chế ngự thiên tai ,hạn hán lũ lụt.. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - Thầy : Tranh minh hoạ cảnh giao chiến Sơn Tinh và Thuỷ Tinh . Nghiên cứu bài soạn giáo án . - Trò : soạn bài theo câu hỏi sgk ,đọc ,tóm tắt bài trước khi đến lớp .. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Hoạt động dạy và học . 1. ổn định tổ chức (1') : Kiểm tra số lượng học sinh . 2. Kiểm tra bài cũ (3') : ? Nêu đặc điểm cơ bản của văn bản tự sự ? ? Kể một số văn bản thuộc phương thức biểu đạt tự sự mà em biết? 3. Bài mới . Gv : Nước ta là một nước nằm chạy đọc Biển Đông .Thái Bình Dương ,hằng năm nhân dân ta ,đặc biệt là nhân dân miền bắc phải đối phó với bão lũ lụt khủng khiếp . để tồn tại chúng ta phải sống ,phải chiến đấu với lũ lụt . Cuộc chiến đấu trường kỳ gian chuân ấy ,đã được nhân dân ta thần thoại hoá trong truyền thuyết : Sơn Tinh - Thuỷ Tinh . Giờ học hôm nay chúng ta sẽ đọc và tìm hiểu .. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt. Hoạt động I Gv gọi học sinh đọc chú thích 1 /sgk -33. ? Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh thuộc thể loại truyện cổ dân gian nào ? ? Truyện kể về thời đại lịch sử nào ? ? Nhắc lại khái niệm truyền thuyết ? Gv ở văn bản Sơn Tinh -Thuỷ Tinh vốn là có cốt lõi từ thể loại thần thoại cổ nhưng đã được lịch sử hoá thành một truyền thuyết Truyền thuyết được gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18 và trở thành một tác phẩm quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời các Vua hùng . Gv hướng dẫn học sinh đọc : -Đọc đoạn đầu chậm rãi ở đoạn đầu, đọc nhanh gấp gáp ở đoạn sau : tả cuộc giao chiến giữa hai thần . - Đọc đoạn cuối đọc giọng kể chậm rãi . Gv đọc mẫu - học sinh đọc - kể . Gv có thể cho học sinh đóng vai các nhân vật : Hùng Vương , Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, người kể ruyện để đọc . Gv văn bản có một số từ khó xem phần chú thích em hãy cho biết nghĩa . + Cồn : Dải đất (cát ) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển . +Ván (cơm nếp ) : Mâm + Nệp (Bánh Chưng ) : Cặp ( đôi ) Gv Cho học sinh đọc những từ còn lại sgk /33. ? Chỉ ra những sự việc chính trong văn bản ?. I. Đọc, tìm hiểu chung . - Văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh thuộc truyền thuyết kể về thời đại Vua Hùng Vương thứ 18 ..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> -. Vua Hùng thứ 18 kén chồng cho con gái Sơn Tinh - Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn Cả hai ngang sức ngang tài - Vua ra sính lễ. Sơn Tinh mang đến trước, lấy được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, nổi giận đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh bình tĩnh chống trả, Thuỷ Tinh thua. Gv ghi bảng phụ . ? Dựa vào những sự việc chính này em hãy kể tóm tắt văn bản . ? Qua phần kể của bạn, em thấy văn bản có thể chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn ? - Gọi Hs nhận xét bổ xung. ? Trong truyện có mấy nhân vật ? là những nhâ vật nào? ? Trong các nhân vật đó nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật phụ? * Nhân vật chính : Sơn Tinh- Thuỷ Tinh - Vì các nhân vật này xuất hiện ở mọi sự việc - Tư tưởng, ý nghĩa của chuyện nằm ở 2 nhân vật này. * Nhân vật phụ : Vua Hùng, Mị Nương Gv khi làm một bài văn tự sự các em cần xác định rõ nhân vật chính, nhân vật phụ, mối quan hệ giữa các nhân vật như thế nào, điều này các em sẽ đI tìm hiểu ở tiết TLV giờ sau . Gv Bố cục của văn bản gồm 3 phần :mở đầu câu chuyện ,diễn biến truyện, kết thúc truyện tương ứng với 3 phần của văn bản tự sự nhưng là phần mở bài,thân bài ,kết bài các em cần chú ý không nhằm lẫn .chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo bố cục ba phần : Hoạt động II Hoạt động 1 Gv gọi hs đọc phần mở đầu văn bản ? Trong phần mở đầu truyện, tác giả dân gian đã nêu ra tình huống truyện là gì ? - Vua Hùng vương thứ 18 có người con gái là Mỵ Nương, đã đến tuổi lấy chồng, vua muốn kén cho con gái yêu người chồng xứng đáng. ? Theo em, người chồng xứng đáng mà vua Hùng định kén cho con là người như thế nào? - Có tài, có đức, thông minh , nhân hậu. ? Trong phần mở đầu, nhân vật được đưa ra để giới thiệu là nhân vật nào? - Vua Hùng và Mỵ Nương. ? Em có cảm nhận gì về Mỵ Nương, con gái Vua Hùng qua lời giới thiệu ngắn gọn đó? - Nhân vật không nói nhiều song người đọc dễ dàng cảm mến, yêu quý Mỵ Nương, người con gái đáng trọng. ? Cách giới thiệu nhân vật của văn bản có gì khác với văn bản " Con Rồng Cháu Tiên"? - Văn bản “ Con Rồ ng, Cháu Tiên’’ giới thiệu nhân vật chính và nêu hoàn cảnh trực tiếp nảy sinh diễn biến truyện. - Truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’’ giới thiệu nv phụ Vua Hùng và Mỵ Nương GV: Như vậy phần mở đầu 1 câu chuyện hay 1 bài văn tự sự không nhất thiết phải giới thiệu nhân vật chính mà có thể giới thiệu nhân. Chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1 : Từ đầu đến “ mỗi thứ một đôi” . . - Đoạn 2 : Tiếp theo đến “ thần nước đành rút quân” - Sơn Tinh- Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần. - Đoạn 3 : phần còn lại - Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.. II. Đọc hiểu văn bản 1, Mở đầu câu chuyện - Giới thiệu Vua Hùng thứ 18 có người con gáI tên là Mị Nương đẹp tuyệt trần , tính tình hiền dịu , nết na - Vua Hùng muốn kén chồng xứng đáng cho con..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> vật phụ trước Hoạt động2 GV: Cho học sinh kể tóm tắt diễn biến nội dung truyện - Sơn Tinh- Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. + Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương. + Thuỷ Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh + Hai thần giao đấu, Thuỷ Tinh thua cuộc phải rút quân. GV: Khi biết tin Vua Hùng có ý định kén rể, có 2 chàng trai cùng đến cầu hôn. ? Em giải thích nghĩa của từ " cầu hôn " ? - Cầu : Tìm kiếm, xin. - Hôn : lấy vợ, lấy chồng xin được lấy làm vợ. GV: Đây là 1 từ mượn ( Hán Việt ). ? Theo em nếu thay từ " cầu hôn " bằng cụm từ " xin được lấy vợ " thì câu văn sẽ thay đổi như thế nào? - ý nghĩa không thay đổi - Nhưng mất đi sắc thái trang trọng. GV: Như vậy, ở đây việc dùng từ Hán Việt có tác dụng làm cho lời kể thêm trang trọng . ? Trong hai chàng trai đến câu hôn Mỵ Nương người thứ nhất tên là gì? Tác giả dân gian đã giới thiệu chàng như thế nào? + Sơn Tinh: * Nguồn gốc : Từ vùng nuí Tản Viên * Tài năng : Có tài lạ vẫy tay về phía đông : nổi cồn bãi, núi đồi… ? Thế còn nhân vật thứ hai có tên là gì ? Tài năng như thế nào ? + Thuỷ Tinh : Nguồn gốc : ở miền biển * Tài năng : Gọi gió gió đến ? Em có nhận xét gì về hai nhân vật này GV: Chính sự ngang tài, ngang sức này khiến vua Hùng Vương rất băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng, đành mời các Lạc hầu đến bàn bạc . ? Em hiểu lạc hầu là ai? Họ là những người như thế nào? - Lạc hầu : Chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước. ? Bàn với các lạc hầu xong vua phán ntn ? Em hãy đọc lại lời của Vua ? - Một trăm ván... voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.... + Ai mang sớm được cưới Mị Nương. ? Em có nhân xét gì về sính lễ mà Vua Hùng đưa ra ? - Sính lễ kỳ lạ, khác thường bởi thực tế ta chỉ thấy voi có 2 ngà , gà có 2 cựa, ngựa một hồng mao -Sính lễ có lợi cho Sơn Tinh vì đó là các sản vật nơi núi rừng, thuộc đất đai của Sơn Tinh. Vả lại, tuy khó kiếm, nhưng một phần của sính lễ là sản phẩm của lao động, của trí tuệ, gần gũi với đời sống nhân dân. < Hùng Vương có thiện cảm với Sơn Tinh.> ? Em hình dung những thứ lễ vật đó ntn? - To - kỳ diệu Gv những thứ đó người trần khó có thể kiếm được mà chỉ có các vị thần mới có thể tìm được. Đồ sính lễ kỳ lạ khó kiếm là một thử thách đầy khó khăn nhưng 2 vị thần kẻ trước người sau đã lo được. 2, Diễn biến truyện. * Sơn Tinh,Thuỷ Tinh ngang sức ngang tài, đều xứng đáng làm rể Vua Hùng.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> đầy đủ trong vòng chưa đầy một ngày ? Tờ mờ sáng hôm sau sự việc gì đã sảy ra ? - Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước rước Mỵ Nương về - Sơn Tinh mang đầy đủ ? Em hiểu "rước " nghĩa là như thế nào ? lễ vật đến trước rước Mỵ - Rước : đón : Tổ chức đoàn người đông, ăn mặc sang trọng tưng Nương về núi . bừng trong không khí vui khấn khởi . Gv : Còn Thuỷ Tinh dù tìm đủ lễ vật xong đến chậm không lấy được vợ ... ? Thuỷ Tinh đã thể hiện sức mạnh của mình ntn? - Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. ? Em hiểu nỏi “lềnh bềnh”có nghĩa ntn ? - Người, nhà cửa, trâu, bò nổi trôi vô định, không biết trôi dạt về đâu ? Em có cảm nhận gì về cảnh đó ? - Cảnh tang thương, thảm hoạ đối với người dân Phong Châu? ? Em có đồng tình với việc làm của Thuỷ Tinh ở đây không ? Em thấy Thuỷ Tinh là người ntn ? - Không đồng tình. Thuỷ Tinh là người thật đáng ghét ? Sơn Tinh đã tỏ sức mạnh thần kỳ của mình trong cuộc giao chiến với Thuỷ Tinh ntn ? - Sơn Tinh không hề nao núng thần bốc … ? Em có nhận xét gì về sức mạnh ghê gớm hô mưa, gọi gió của Thuỷ Tinh và sức mạnh dời từng, bốc từng dãy núi của Sơn Tinh ? - Đó là những phép lạ, kỳ ảo, không có mà trí tưởng tượng của người xưa sáng tạo ra . ? Người xưa tưởng tượng ra sức mạnh ghê gớm của Thuỷ Tinh và sức mạnh thần kỳ của Sơn Tinh nhằm mục đích gì ? * Giải thích hiện tượng mưa, bão lụt, sức mạnh tàn phá ghê gớm của thiên nhiên * Phản ánh sức mạnh vĩ đại bền bỉ trong công cuộc phòng chống thiên tai ước mơ chiến thắng Hoạt động 3 thiên tai của người Việt ? Phần kết thúc truyện nêu ra sự việc gì ? Cổ 3, Kết thúc truyện - Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước lên đánh Sơn ? Kết thúc truyện của của tác giả dân gian như thế nhằm mục đích Tinh. - Đánh mỏi mệt, chán chê gì ? không thắng , nổi giận rút quân về - Giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta hàng năm và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt Cổ.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng trong công cuộc chống thiên tai . III. Tổng kết 1. Nghệ thuật : Hoạt động III - Truyện kể hấp dẫn, các ? Qua tìm hiểu Văn bản “ ST- TT” em cảm nhận được điều gì về sự việc lô gíc chặt chẽ, có những thành công của tác giả dân gian trong cách kể truyện , cách nhiều chi tiết hoang xây dựng nhân vật, cách nêu các sự việc ? đường, kỳ ảo. 2. Nội dung : - Truyện giải thích hịên tượng lũ lụt và ca ngợi sức mạnh thể hiện ước ? Câu chuyện“ ST- TT”phản ánh điều gì ? mơ của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. - Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. IV. Luyện tập Gv gợi ý cho hs làm bài tập 1,2,3/ 34 sgk Bài 1 Hoạt động IV Đọc và xác định yêu cầu của bài tập Gv yc hs kể theo ba phần của bài Bài 2 : - PhảI nắm được nội dung cơ bản của từng phần . ? Từ truyện “ST- TT em suy nghĩ về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng của nước ta hiện nay ? GV gợi ý : Có thể nói rằng nhân dân Việt nam chúng ta hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của thời đại mới, đang làm tất cả để đẩy lùi lũ lụt, ngăn chặn nó, khắc phục nó, vượt qua chiến thắng. Mặt khác, nạn lâm tặc, nạn chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi, nạn cháy rừng trên qui mô lớn ở vùng U Minh những năm gần đây đã và đang trở thành hiểm hoạ để cho Thuỷ Tinh, Thuỷ quái lại thả sức hoành hành, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp. Bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống yên bình của Bài 3 : (SGK . 34 ) chúng ta trong hiện tại và trong tương lai. ? Kể thêm một số truyện dân gian liên quan tới thời đại Vua Hùng ? V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Tóm tắt những chi tiết chính của truyện? ? Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện? - Kể lại được truyện - Học ghi nhớ * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 03/09/2015 Ngày dạy 07 -> 12/9/2015 Tiết 10- Tiếng Việt: NGHĨA CỦA TỪ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Thế nào là nghĩa của một số cách giải nghĩa của từ.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Tích hợp với phần văn ở văn bản ST- TT với phần tập làm văn ở khái niệm : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự . 2. Rèn kỹ năng: - Luyện kỹ năng giải thích nghĩa của từ để dùng từ một cách có ý thức trong khi nói, viết. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức trau dồi vốn từ, hiểu đúng nghĩa của từ 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ….chọn thêm một số từ trong văn bản đã học để giảI thích - Học sinh: Đọc trước bài. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra : ? Thế nào là từ ? Xét về mặt cấu tạo người ta chia từ ra làm mấy loại ? Đó là những loại nào lấy ví dụ ? ? Xác định từ mượn trong 2 câu thơ sau: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. - Thu thảo, lâu đài, tịch dương Bà Huyện Thanh Quan 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Để giúp các em có kỹ năng giải thích nghĩa của từ, dùng từ một cách có ý thức trong nói, viết. Cô trò ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I Hoạt động 1 Gv ghi NL ra bảng phụ yêu cầu hs đọc ? Đọc các ví dụ trên và cho biết chúng có mặt trong văn bản nào đã học. - Văn bản Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Văn bản Thánh Gión, Con rồng Cháu Tiên . ? Từ tập quán gồm ấy tiếng? - Gồm 2 tiếng. ? Xét về mặt cấu tạo, từ tập quán là loại từ gì? - Từ ghép. GV: Ta nhìn rõ từ một tiếng, từ 2 tiếng hay nhiều tiếng các âm thanh của từ khi đọc lên đó là hình thức của từ. ? Thành phần chú thích ở sau dấu hai chấm giúp ta hiểu gì về từ đó? - Nội dung thông báo các khái niệm mà từ biểu thị . GV: Đó là bộ phận nghĩa của từ. ? Vậy nếu lấy dấu hai chấm làm chuẩn thì các ví dụ trong sgk tr.35 gồm mấy phần? Là những phần nào? Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận : bộ phận từ cần giải thích và bộ phận giải thích từ. Bộ phận giải thích từ đứng sau dấu ( : ) nêu lên nghĩa của từ. Hình thức : Từ ghép Nội dung : thói quen - Nghĩa của từ gắn với nội dung trong mô hình. GV: Cho Hs đọc phần giải thích nghĩa của từ tập quán .. I. Nghĩa của từ là gì? 1. Phân tích ngữ liệu mẫu -Tập quán : thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc,) được hình thành lâu đời trong đời sống, được mọi người làm theo. -Lẫm liệt : hùng dũng, oai nghiêm -Nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> ? Trong 2 câu văn sau đây hai từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau không? tại sao? a, Người Việt Nam có tập quán ăn trầu . b, Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt . Gợi ý : Câu a có thể dùng cả hai từ. Câu b Chỉ dùng được từ "thói quen"vì không thể nói : Bạn Nam có tập quán ăn quà vặt . Lý do : Tập quán có ý nghĩa rộng thường gắn với chủ thể là số đông . Thói quen có ý nghĩa hẹp, thường gắn với chủ thể là một cá nhân. ? Vậy từ tập quán đã được giải thích ý nghĩa bằng cách nào? - Giải thích bằng cách diễn tả khái niệm mà từ biểu thị . ? Tương tự như vậy ta xét 2 từ “Lẫm liệt” và “nao núng ” nhìn vào hình thức ta thấy đây là từ gì ?- Từ láy ? Những chú thích đằng sau dấu hai chấm giúp ta hiểu được điều gì về 2 từ này ? - Hiểu được về tính chất, hoạt động mà từ biểu thị Gv đó chính là nghĩa của từ vậy dù là một tiếng, hay nhiều tiếng từ đều có hai bộ phận hình thức và nội dung ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình ? - Phần nội dung Hoạt đông 2 ? Vậy nghĩa của từ là gì ? ? Hãy giải thích các từ : Cây, đi, già, theo cách trên và cho ví dụ ? * Bài tập nhanh. - Cây : Một loại thực vật có rẽ, thân, cành, lá rõ rệt . Ví dụ : cây mít, cây na ... - Đi : Hoạt động rời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường. Hai bàn chân đồng thời nhấc khỏi mặt đất. Ví dụ : Đi chợ, đi xem, đi họp vv... - Từ già : Chỉ tính chất của sự vật phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối . VD: Cau già, người già , chuối già ... Hoạt động II Hoạt động 1 Chúng ta quan sát lại 3 từ trên bảng phụ. ? Từ “tập quán” được giải nghĩa bằng cách nào? - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (thói quen …). ? Trình bày những từ đồng nghĩa, gần nghĩa trái nghĩa với từ “nao núng”, “ lẫm liệt”, “bình tĩnh”. - Bình tĩnh: tự tin … - Lẫm liệt: oai phong, hùng dũng. ? Hai từ này được giải nghĩa bằng cách nào? - Tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa. Hoạt động 2 ? Có mấy cách giải nghĩa của từ. Đó là những cách nào?. 2. Ghi nhớ Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,… ) mà từ biểu thị.. II. Cách giải thích nghĩa của từ 1. Phân tích ngữ liệu mẫu - Tập quán: - Lẫm liệt: - Nao núng:. 2. Ghi nhớ: Có hai cách chính để giải thích nghĩa từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ giải thích III. Luyện tập 1. Bài tập 2 /36 sgk.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> a, học hành , Hoạt động III b, học lỏm c, học hỏi ? Đọc và xác định y/c của bài tập . Điền từ học tập , học d, học tập hỏi , học hành , học lỏm vào chỗ trống cho phù hợp ? 2 . Bài tập 3/36 sgk - H/ s điền * A, Trung bình B, Trung gian C, Trung niên ? Điền từ trung gian, trung niên, trung bình, vào chỗ trống cho phù hợp ? 3: Bài tập 1/ 36 sgk -H/ s điền * Trung bình * Trung gian * Trung niên . Y/c: Hãy giải nghĩa của các từ sau? Cho biết cách giải nghĩa của từng từ? - Quần thần: Các quan trong triều ( xét theo quan hệ với vua) Khái niệm. - Hoảng hốt: Tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt (từ trái nghĩa) - Lạc hầu: giải nghĩa: khái nịêm. - Khôi ngô: vẻ mặt sáng sủa, thông minh: đưa ra từ đồng nghĩa giải thích. 4: Bài tập 4/36 sgk. ? Vậy có mấy cách giải nghĩa từ: 2 cách. - Giếng: hố đào thẳng đứng Tương tự như vậy về nhà các em tìm tiếp 10 từ và nêu cách giả sâu vào lòng đất để lấy nước nghĩa. (K/n). Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập 4: - Rung rinh: chuyển động ? Giải nghĩa từ theo hai cách đã biết? qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp (K/n). - Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức khinh bỉ (từ tráin nghĩa). 5. Bài tập 5/36 sgk. - Theo nhân vật Nụ: mất là ? Nêu yêu cầu của bài tập? không biết ở đâu. ? Đọc truyện sau và cho biết từ mất của nv Nụ có đúng k? + Mất: theo cách thông thường: mất ví, mất cái cặp … là không còn sở hữu nữa. Nghĩa 2: mất là không thuộc về mình nữa. - Nhân vật Nụ đã không trả lời đúng ý thứ 2.. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là nghĩa của từ ? Từ có mấy bộ phận ? Lấy ví dụ chỉ rõ ? - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ - Biết vận dụng từ điền vào cho đúng nghĩa - Đọc trước cách giải nghĩa từ * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 03/09/2015.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ngày dạy 07 -> 12/9/2015 Tiết 11-Tập làm văn: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua giờ học giúp học sinh hiểu được thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự, tầm quan trọng của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng lựa chọn sự việc phù hợp với chủ đề, trình bày sự việc và nhân vật một cách hộp lý. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, tích cực học hỏi để biết cách làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ….chọn thêm một số từ trong văn bản đã học để giải thích - Học sinh: Đọc trước bài. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra? Thế nào là nghĩa của từ ? ? Nêu các cách giải nghĩa từ ? Cho ví dụ ? Giải nghĩa ví dụ đó ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I I. Đặc điểm của sự việc và Hoạt động 1 nhân vật trong văn tự sự Gv: Sự việc và những vấn đề chính là những nội dung lớn 1: Sự việc trong văn tự sự. làm lên câu chuyện (sv) chi tiết, chi tiết là những vấn đề a) VD: Sự việc trong truyện như nằm trong sự việc. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. ? Các em đã học truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh, truyện có bao nhiêu sự việc? Đó là những sự việc nào? 1: Vua Hùng kén rể. 2: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. 3: Vua Hùng ra điều kiện trọn rể. 4: Sơn Tinh đến trước lấy được vợ. 5: Thuỷ Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. 6: Hai bên giao chiến Thuỷ Tinh thua rút về. 7: Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh đều thua. ? Cô đảo sự việc thứ 2 lên trước sự việc thứ nhất - em nhận xét xem trình tự của truyện như thế có phù hợp không? Vì sao? - Không phù hợp vì không thể cầu hôn trước khi vua Hùng có ý định kén rể. ? Như vậy em có nhận xét gì về chuỗi các sự việc trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. - Chuỗi sự việc có tính khác thường có quan hệ nhân quả rõ rệt. Vua Hùng phải có người con gái đẹp như hoa mới nảy ra ý định kén rể tài giỏi. Do kén rể tài giỏi Sơn Tinh và Thuỷ Tinh mới xuất hiện. Vua Hùng chỉ muốn chọn Sơn Tinh chi nên mới yêu cầu sính lễ toàn đồ ở trên cạn làm Thuỷ Tinh thua cuộc..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Gv: Và Thuỷ Tinh không phục nên mới oán nặng thù sâu. ? Vậy các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc được không? Vì sao? - Các sự việc được sắp sếp theo một trật tự có ý nghĩa. Sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau và cả chuổi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh. ? Trong 7 sự việc của truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh sự việc nào khởi đầu sự việc nào diễn biến cao trào kết thúc? - Khởi đầu: sự việc 1. - Sự việc phát triển: 2, 3, 4, 5. - Sự việc cao trào: 6 hai bên giao nhau. - Sự việc kết thúc: 7. ? Ta có thể bỏ bớt đi sự việc nào trong 7 sự việc này được không? Vì sao? - Không bỏ được vì các sự việc được liệt kê theo trật tựl liên tục của chuyện, nếu chúng bỏ thì văn bản sẽ thiếu tính liên tục sự việc sau sẽ không được giải thích rõ. ? Vậy khi trình bày các sự việc trong một bài văn tự sự ta cần chú ý vấn đề gì?. b) Kết luận - Các sự việc trong văn tự sự được sắp sếp theo một trình tự hợp lý theo mối quan hệ nhân quả. Có sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc.. ? Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian địa điểm trong truyện được không? Vì sao? - Không thể xoá bỏ được vì nếu không có yếu tố thời gian , địa điểm thì chuyện mất tính cụ thể. ? Nếu kể một câu chuyện chỉ có 7 chi tiết như vậy thì truyện sẽ như thế nào? - Truyện sẽ không hấp dẫn vì thiếu những chi tiết cụ thể, ly kỳ và trở lên trừu tượng, khô khan. ? Vậy muốn kể một câu truyện hay thì phải trình bày các sự việc như thế nào? - Sự việc trong văn tự sự phải cụ thể: + Truyện do ai làm (nhân vật). + Xảy ra ở đâu (địa điểm). + Việc xảy ra lúc nào (thời gian). + Việc diễn biến như thế nào (quá trình). + Việc xảy ra do đâu (nguyên nhân). + Việc kết thúc như thế nào (kết quả). ? Trong truyện Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh mấy lần? - Thắng hai lần và mãi mãi năm nào cũng thắng. ? Tại sao tác giả dân gian lại xây dựng sự việc năm nào? lần nào cũng thắng Thuỷ Tinh? - Vì tác giả dân gian muốn ca ngợi sức mạnh bền bỉ chiến thắng thiên tai lũ lụt của Sơn Tinh (của người Việt cổ). - Phản ánh ước mơ có sức mạnh thần kỳ có phép lạ để chiến thắng nạn hồng thuỷ. ? Nừu để cho Thuỷ Tinh chiến thắng Sơn Tinh thì có phù hợp với chủ đề của truyện không? Vì sao? - Nừu để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh thì không phù hựp với chủ đề của truyện vì nếu Thuỷ Tinh thắng thì nhà cửa, - Sự việc phải được lựa chọn.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> thành quách bị ngập chìm trong nước mọi người sẽ chết hoặc biến thành baba, thuồng luồng … ? Vậy khi kể các sự việc trong truyện phải chú ý đến vấn đề gì? Gv: ngày xưa do nhận thức còn thấp kém cho nên có những hiện tượng tự nhiên họ chưa giải thích được nên đã sáng tạo ra những sự việc thần kỳ, hoang đường để giải thích. ? Qua các sự việc trên em hãy nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự? ? Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh nói đến những nhân vật nào? - Vua Hùng - Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. ? Những nhân vật này làm ra những việc gì? - Vua Hùng kén rể. - Mỵ Nương kén chồng. - Sơn Tinh đến cầu hôn, lấy được Mỵ Nương, dâng đồi, bốc núi chặn nước lũ, chống Thuỷ Tinh. - Thuỷ Tinh cầu hôn, nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. ? Ai được nói tới nhiều nhất? ? Nhân vật nào được kể nhiều nhất, nói tới nhiều nhất? Sơn Tinh -Thuỷ Tinh. ? Nhân vật nào được nói ít hơn? - Vua Hùng - Mỵ Nương ( nhân vật phụ). ? Nếu ta bỏ hai nhân vật này đi thì em thấy truyện như thế nào? Vì sao? - Nếu không có vua Hùng, Mỵ Nương thì không có diễn biến của câu chuyện. Gv: Tuy là nhân vật phụ nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng câu chuyện, không thể bỏ được. - Nhân vật là một yếu tố không thể thiếu được trong văn tự sự. ? Nhân vật là gì? C’ Như vậy trong 1 câu chuyện có nhân vật chính và nhân vật phụ vậy cách kể các nhân vật này như thế nào ta sang phân b.. cho phù hợp với chủ đề người kể muốn biểu đạt. - Đối với những sự việc chưa rõ nguyên nhân thì dùng yếu tố hoang đường thần kỳ để giải thích. - Ghi nhớ: sgk. 2. Nhân vật trong văn tự sự.. a) Khái niệm: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. b) Cách kể về nhân vật. + Được gọi tên, đặt tên. + Được giới thiệu về lai lịch, ? Trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh các nhân vật được tính tình tài năng. giới thiệu như thế nào? + Được kể về việc làm, hành - ST - TT giới thiệu: lai lịch, tính tình, tài năng. động, ý nghĩ, lời nói. - Mỵ Nương: miêu ta chân dung, trang phục, dáng điệu. + Được miêu tả chân dung, - Vua Hùng: kể về việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói .. trang phục, dáng điệu. Gv: Ghi bảng chính. Khác: Nhân vân chính được kể ? Cách kể về nhân vật chính, nhân vật phụ có gì giống và ra ở nhiều phương diện, nhân khác nhau? vật phụ chỉ nói qua. - Giống: được đặt tên, gọi tên; khác: - Ghi nhớ: sgk. ? Qua giờ học em hãy dựng lại hình dáng, diện mạo của hại 1: Sự việc: *Chọn lọc vị thần? *Các sv cụ thể chi tết. - TT khân mặt dữ tợn đỏ bừng bừng. 2: Nhân vật: khái niệm nv. - ST hiền lành, bình tĩnh. Cách kể nv. ? Qua nội dung bài học em hãy nêu nét chính của sự việc.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> và nhân vật trong văn tự sự? V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Khi kể nhân vật, sự việc trong văn tự sự phải kể như thế nào? - học thuộc ghi nhớ nắm chắc sự việc, nhân vật trong văn tự sự. - Làm bài tập trong sgk theo hướng dẫn của giáo viên . * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 03/09/2015 Ngày dạy 07 -> 12/9/2015 Tiết12 - SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua giờ học giúp học sinh hiểu được thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự, tầm quan trọng của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng lựa chọn sự việc phù hợp với chủ đề, trình bày sự việc và nhân vật một cách hộp lý. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, tích cực học hỏi để biết cách làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ….chọn thêm một số từ trong văn bản đã học để giải thích - Học sinh: Đọc trước bài. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Em hiểu như thế nàp về sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 3. Bài mới. Giới thiệu bài: Giúp các em hiểu cụ thể hơn về sự việc và nhân vật trong văn tự sự cô trò ta cùng tìm hiểu các bài tập sau. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động III III/ Luyện tập 1 Bài tập 1/ 38 sgk. ? Kể ra một sự việc mà nhân vật trong truyện ST-TT đã làm? - Vua Hùng kén rể, họp các lạc hầu phán đồ sính lễ. a) Vai trò: + Nhân vật chính ST, TT quyết định phần chính yếu của câu chuyện, nói lên - Mị Nương theo Sơn Tinh về núi. thái độ người kể giải thích hiện tượng lũ lụt. - ST: Vộy tay về phía đông nổi cồn bãi, + Nhân vật phụ: Vua Hùng, Mị Nương tạo vẫy tay về phía tây …Bốc núi ngăn chặn nguyên nhân cho câu chuyện phát triển tạo dòng nước lũ. nên sự đối đầu giữa ST, TT. - TT: Gọi gió gió đến.. dâng nước đánh ST. Ýnghĩa: b) Hs trình bày miệng - TT: tượng trưng cho sức mạnh của tự nhiên, thiên tai, bão, lũ lụt. c) Tại sao truyện lại gọi là ST, TT. - ST: thể hiện ý chí đấu tranh chống thiên tai - Vì đây là tên gọi của hai nhân vật chính của nhân dân. của truyện? Qua hai nhân vật này mà tạo.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> nên ý nghĩa của truyện. - Gọi là VH kén rể không phải là vấn đề chính của truyện. - Tên là “Truyện Vua Hùng, Mỵ Nương, ST và TT” dài nó đánh đồng giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. - Tên là “Bài ca …” không được vậy chỉ nghiêng về phía ST. ? Liệt kê sự việc chính trong truyện Thánh Bài tập 2/ 38 sgk. Gióng? a) Các sự việc chính. -Hs liệt kê - Sự ra đời của Thánh Gióng. - Gióng xin đi đánh giặc. b) Nhân vật TG được thể hiện qua những - Gióng lớn lên. mặt nào? - Gióng ra trận. - Được giới thiệu như thế nào? nguồn gốc - Gióng bay về trời. từ đâu? - Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương, - Việc làm, tài năng? những dấu tích còn để lại. - Miêu tả ngoại hình? Bài tập 3 a) Ttruyện “ Con Rồng cháu Tiên” “Bánh chưng bánh giầy” “ Thánh Gióng” “ Sơn - Vào thời ấy tổ tiên đã làm được những việc Tinh, Thuỷ Tinh” đều kể chuyện về thời là: Sinh ra lòi giống, sáng tạo nền văn hoá, vua Hùng? Vậy thời ấy tổ tiên ta đã làm chống thiên tai và giặc xâm lược. được những việc gì? b) Các nhân vật nào thể hiện tính chất thiêng liêng? - Lạc Long Quân, Âu Cơ, TG, ST, TT c) Kể 1 chuyện tổng hợp về thời vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các sự việc chính trong các truyện ấy? Gv: Yêu cầu học sinh viết thành một trang truyền thuyết với bố cục gồm ba phần. Gợi ý: a) Phần mở đầu truyện: giới thiệu nguồn gốc giống nòi, nguồn gốc dân tộc (truyện Con Rồng cháu Tiên) b) Diễn biến truyện. - Giới thiệu sự nghiệp sáng tạo văn hoá, đấu tranh chống thiên nhiên và chống giặc xâm lược (dựa vào các truyện “Bánh chưng bánh giầy, STTT, TG”). c) Kết thúc truyện: - Thể hiện niềm tự hào, biết ơn đổi với các vua Hùng có công dựng nước và giữ nước. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Khi kể nhân vật và sự việc trong văn tự sự ta phải kể ra sao? - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm tiếp bài tập 3. - Chuẩn bị bài Sự tích hồ Gươm * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày 07tháng 09 năm 2015.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tuần 4 Ngày soạn: 10/9/2015 Ngày dạy :14-19/9/2015. CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THUYẾT. Tiết 13 - Văn bản : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyền thuyết) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Bài học giúp học sinh hiểu được truyện: “Sự tích hồ Gươm” kể lại các sự kiện xung quanh việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi nhằm giải thích lại lai lịch Hồ Gươm, ca ngợi công cuộc giải phóng đất nước của Lê Lợi. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, kể chuyện bằng ngôn ngữ của bản thân và phân tích những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện. 3. Thái độ: - Giáo dục các em lòng tự hào về quê hương đất nước về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị -GV: Sưu tầm tranh ảnh về vùng đất Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hoá, những bức tranh về hồ Gươm. -HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk, tự luyện đọc, kể. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Nhân vật chính và nhân vật phụ có vai trò như thế nào trong văn tự sự. 3. Bài mới Giới thiệu: Nhìn lại trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc ta không thể nào quên được Lê Lợi-người anh hùng đã phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Dân gian kể lại truyền thuyết Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm thần để giết giặc. Vậy Lê Lợi đã được Long Quân cho mượn gươm như thế nào? Tại sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, ta cùng đi tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I ? Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại truyện cổ dân gian nào? Gv: Truyền thuyết “Sự tích hồ Gươm” là một trong chuỗi truyền thuyết sau thời đại các Vua Hùng cho nên sự vật lịch sử, cốt lõi lịch sử rõ hơn (VD: nhân vật chính của truyền thuyết là Lê Lợi người anh hùng có thật trong lịch sử và cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh thắng lợi ở thể kỷ 15 là có thật) tuy vậy truyền thuyết vẫn có nét hoang đường, kỳ ảo thể hiện rõ nét đặc trưng của truyền thuyết. Gv: Yêu cầu đọc. - Phát âm đúng chính tả, phân biệt được lời dẫn truyện và lời đối thoại của các nhân vật.. I/ Đọc tìm hiểu chung 1. Thuộc thể loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc, tên sông, tên núi, tên hồ.. 2. Đọc và tìm hiểu bố cục - 3 phần..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Gv: đọc mẫu một đoạn đầu. + Đoạn 1: “Từ đầu … giết Gọi học sinh đứng đọc - nhận xét sửa sai. giặc”. Giới thiệu cảnh đất nước ? Nghe cô đọc, bạn đọc em thấy truyện có thể chia làm mấy và việc LLQ cho mượn gươm. phần? Nêu giới hạn từng phần? + Đoạn 2: “Tiếp … trên đất nước”: Thanh gươm thần giúp nghĩa quân đánh giặc. Gv: Ba đoạn truyện này là mở truyện, thân truyện và kết + Đoạn 3: Còn lại: Long Quân truyện, tương ứng vời phần mở bài, thân bài và kết bài của đòi lại Gươm thần và Lê Lợi văn tự sự mà các em sẽ học ở tiết sau giờ TLV. đổi tên hồ. Hoạt động II II/ Đọc - hiểu văn bản Gọi học sinh đọc chú thích 1, 3, 4, 6, 12. 1. Mở đầu truyện ? Mở đầu truyện tác giả dân gian đã giới thiệu hoàn cảnh xảy + Giới thiệu đất nước bị giặc ra chuyện như thế nào? Minh đô hộ. - Gọi học sinh đọc chú thích 2. ? Khi đặt ách đô hộ trên đất nước ta chung coi dân ta như thế nào? - Coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Gv: Giặc Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt nhân dân ta lên rừng, xuống biển tìm sản vật quý để cống nạp, tàn hại nhân dân. Tội ác tày trời đến nỗi “Tát cạn nước Đông Hải … tội ác”. ? Trước thái độ của nhân dân ta đối với chúng như thế nào? - Nhân dân ta vô cùng căm ghét. Gv: trước cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm giày xéo ở vùng đất Lam Sơn người dân yêu nước đa quy tụ lại thành một cánh + Long Quân quyết định cho quân lớn, lấy tên là nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của nghĩa quân mượn gươm thần để Lê Lợi. Nhưng buổi đầu lực lượng còn non yếu nhiều lần bị họ giết giặc. thua. ? Trước tình cảnh đó đức Long Quân đã quyết định điều gì? ? Đức Long Quân là ai? (đọc chú thích). Gv: Việc đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần là một chi tiết ly kỳ, phù hợp với đặc trưng của truyền thuyết tạo cho chuyện có sự hấp dẫn, lôi quấn người đọc. 2. Diễn biến truyện ? Vậy Long Quân đã cho nghĩa quân mượn Gươm thần như thế nào? Gươm thần giúp nghĩa quân đánh giặc ra sao. Ta tìm a) Sự xuất hiện của Gươm thần. hiểu tiếp. Gọi học sinh đọc từ “Hồi ấy .. lưỡi gươm” ? Đoạn em vừa đọc nêu vấn đề gì? Gv: Hồi ấy ở Thanh Hoá có người đánh cá tên là Lê Thận, một đêm Lê Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. ? Đêm ấy khi kéo lưới lên Lê Thận thấy hiện tượng gì? - Thấy nặng nặng. ? Lúc đó tâm trạng anh ra sao? - Mừng thầm, chắc mẩm được mẻ cá to. ? Nhưng khi đưa tay vào bắt cá anh thấy điều gì? - Không phải cá mà là một thanh sắt. Gv: Lê Thận vứt luôn thanh sắt xuống nước và thả lưới ở một chỗ khác. ? Và lần thứ 2 kéo lưới lên Lê Thận lại thấy thế nào? - Lần 2: nặng tay anh không ngờ thanh sắt lại chui vào lưới..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> ? Theo em sau mẻ lưới thứ hai này Lê Thận có tâm trạng như thế nào? - Buồn. Gv: Buồn vì nhà nghèo, sống bằng nghề đánh cá mà trong đêm vắng 1 thân một mình lặn lội mà kéo lưới lên cả chẳng thấy đâu chỉ có một thanh sắt. ? Trước tình cảnh đó Lê Thận đã làm như thế nào? - Ném thanh sắt xuống sông. Gv: Dù buồn anh không nản lòng vẫn tiếp tục quăng lưới lần thứ 3 ở một nơi khác. ? Lần này kéo lưới lên anh thấy gì? - Lần 3: Thanh sắt. ? Lê Thận có thái độ ra sao? - Ngạc nhiên, lấy làm lạ. ? Vì sao Lê Thận lại có thái độ như vậy? - Vì cả ba lần kéo lưới ở ba vị trí khác nhau mà cả ba lần thanh sắt đó chui vào lưới. Gv: Điều đó đã kích thích tính tò mò của anh và để xem thanh sắt đó có gì đặc biệt Lê Thận đã đưa lại cạnh mồi lửa để xem và anh mừng rỡ reo lên. Ha ha một thanh gươm. ? Thông qua chi tiết này em có nhận xét gì về sự xuất hiện của lưỡi gươm? Gv: Về sau Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo và chiến đấu rất dũng cảm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi đến nhà Lê Thận, trong nhà tối om bỗng thanh sắt sáng rực lên. ? Tại sao lưỡi gươm từ hôm Lê Thận đưa về không phát ra ánh sáng mà đến khi gặp Lê Lợi mới sáng rực lên? - Vì lưỡi gươm ấy mới gặp được minh chủ. - Vì đức Long Quân muốn giao lưỡi gươm cho Lê Lợi. Vì Lê Lợi mới là người xứng đáng được nhận báu vật của Long Quân. ? Khi cầm lên xem Lê Lợi thấy hai chữ “Thuận Thiên”, “Thuận Thiên” tức là thế nào? - Thiên: trời; Thuận: ưng thuận. - Thuận thiên: thuận theo ý trời, từ mượn gốc Hán. Khẳng định cuộc kháng chiến chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng người. Gv: Lê Lợi và mọi người cầm lên xem nhưng chưa ai biết được điều đó là báu vật? Vì mới chỉ là một lưỡi gươm, chưa đủ các bộ phận của một thanh gươm. ? Vậy ai là người tìm thấy chuôi gươm, tìm thấy ở đâu? - Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm trên ngọn cây đa ở trong rừng. ? Lê Lợi tìm thấy chuỗi gươm trong hoàn cảnh nào? - Khi ông và các tướng bị giặc đuổi phải chạy toán loạn mỗi người một nơi. ? Tại sao Long Quân không cho nghĩa quân mượn gươm ngay từ đầu mà chờ đến khi bị giặc truy đuổi mới trao nốt bộ phận còn lại của gươm? - Giúp đỡ nghĩa quân khi thật cần thiết. - Thử thách người cầm quân..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Gv: Ba ngày sau gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận ông đem truyện được chuôi gươm kể cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi gươm thì vừa như in. ? Chi tiết chuôi gươm ở rừng, lưỡi gươm ở dưới nước và vừa như in có ý nghĩa gì? - Thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta ở khắp nơi từ miền sông biển đến rừng núi, miền ngược đến miền xuôi cùng đánh giặc. - Các bộ phận của thanh gươm tách tời nhau khi khớp lại vừa như in thể hiện tình đoàn kết trên dưới một lòng cùng đánh giặc. ? Chi tiết này làm cho nhớ lời nói của ai? Trong truyện nào? - Lời nói của Lạc Long Quân trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” khi chia 100 người con, 50 người con cho xuống biển 50 người con theo mẹ lên núi với lời hẹn. Kẻ ….. Nhau. Gv: Gươm thần đã chờ Lê Lợi mới toả sáng, Lê Thận đã chọn được minh chủ để dâng gươm. Lê Lợi đã nhận gươm, nhận trách nhiệm lớn lao trước đất nước trước dân tộc là lãnh đạo toàn dân đánh giặc. Gọi học sinh đọc: “Từ đó … đất nước” ? Từ khi có gươm thần lực lượng quân ta thay đổi như thế nào? - Nhuệ khí nghĩa quân ngày càng tăng. - Thanh gươm tung hoành khắp các trận địa. - Uy thế vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc. - Không còn một bóng tên giặc nào trên đất nước. Gv: Gươm thần đã giúp nghĩa quân chuyển bại thành thắng, biến yếu thành mạnh. Trước khi có gươm thần họ phải trốn tránh giờ họ chủ động đi tìm giặc, gươm thần đã mở đường cho họ quét sạch quân xâm lược. Gv: Đất nước sạch bóng quân thù - Lê Lợi lên làm vua, bấy giờ Long Quân sai rùa vàng đòi lại gươm. Gọi học sinh đọc đoạn cuối truyện. ? Đức Long Quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh nào? ? Dựa vào chi tiết trong truyện em hãy hình dung và miêu tả lại cảnh rùa vàng đòi gươm? - H/s trả lời. - Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Mặt nước lăn tăn gợn sóng. Bỗng có một con rùa vàng nhô lên tự tin tiến về phía thuyền và trịnh trọng nói: “Xin bệ hạ …” ? Bức tranh miêu tả cảnh gì? - Cảnh Lê Lợi trịnh trọng nâng gươm thần trao cho rùa. ? Chi tiết “Gươm và rùa đã chìm …” có ý nghĩa gì? - Gv thảo luận theo nhóm. - Là lời nhắc nhở luân cảnh giác giặc ngoại xâm ngay cả trong hoà bình. - Đừng giống An Dương Vương trong truyện “Mỵ Châu Trọng Thuỷ” một chút lơ là mất cảnh giác dẫn đến mất thành Cổ Loa. Gv: Do tích rùa vàng đòi gươm - mà hồ Tả Vọng được đổi tiên thành hồ Hoàn Kiếm.. b) Chiến công của gươm thần. - Nghĩa quân chuyển bại thành thắng, từ yếu thành mạnh. - Gươm thần giúp nghĩa quân đánh tan giặc.. 3. Kết thúc câu chuyện - Đức Long Quân đòi lại gươm khi đất nước thanh bình.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Hoạt động IIII III/ Tổng kết ? Truyện “Sự tích Hồ Gươm” có thành công đặc sắc gì về 1. Nghệ thuật. nghệ thuật? - Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, giàu ý nghĩa nhiều tình tiết hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc. ? Truyện ca ngợi điều gì giải thích điều gì? 2. Nội dung. - Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. Gv: đưa ra sơ đồ: bố cục câu chuyện và lưu ý về bố cục văn tự sự ở bài sau. GVhướng dẫn hs làm bài tập phần luyện tập V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình. - Làm bài tập phần luyện tập. - Đọc bài: “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” - Kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình. - Chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm:. IV- Luyện tập. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Ngày soạn: 10/9/2015 Ngày dạy :14-19/9/2015 Tiết 14 - Tập làm văn: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - H/s hiểu đựơc chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức sự dụng từ, viết đúng câu. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị -GV: Tìm vẽ sơ đồ dàn bài của một bài văn tự sự. -HS: Đọc bài sgk. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Nêu cách trình bày một sự việc và cách giới thiệu nhân vật trong một bài văn tự sự..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> 3. Bài mới Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Hoạt động I Gv: Gọi học sinh đọc bài văn sgk/44. ? Hãy nêu nội dung của bài văn vừa đọc? - Ca ngợi Tuệ Tĩnh là một danh y nỗi lạc, hết lòng vì người bệnh. Chữa bệnh là ưu tiên cho người bệnh nặng chứ không ưu tiên cho người giàu sang. Gv: Nội dung chính hay vấn đề chủ yếu của bài văn mà em vừa tìm hiểu được đó chính là chủ đề của bài văn. ? Chủ đề này được thể hiện tập trung nhất ở câu văn nào? - Thể hiện ở câu văn mở bài: “ông là người hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”. ? Các sự việc trong bài thể hiện chủ đề gì? “Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh” như thế nào? - Thể hiện chủ đề ở hai sự việc. + Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước vì bệnh ông ta nhẹ. + Chữa ngay cho chú bé con người nông dân vì bệnh chú ta nguy hiểm hơn. Gv: Một thầy thuốc bình thường sẽ đi chữa ngay cho ông nhà giàu trước lấy cớ là ông mời trước, bắt con trai người nông dân chờ. Nhưng Tuệ Tĩnh làm ngược lại. Từ chối không đi chữa cho ông nhà giàu điều đó chứng tỏ Tuệ Tĩnh là người có bản lĩnh, chữa cho người nông dân - không màng trả ơn. Đó là thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của ông. ? Phần kết bài thể hiện chủ đề như thế nào? - Trời sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi. Gv: Tuệ Tĩnh quên mình vì người bệnh. ? Em hiểu gì về chủ đề của bài văn tự sự? Gv: Chủ đề chính là điều mà câu chuyện muốn đề cao ngợi ca, khẳng định. ? Phần mở bài của bài văn nói về danh y Tuệ Tĩnh đã nêu ra vấn đề gì? - Giới thiệu về nhân vật, sự việc, nêu ra chủ đề của văn bản (Tuệ Tĩnh … lạc ). ? Phần mở bài triển khai chủ đề bằng những sự việc nào? - Hai sự việc: + Từ chối việc đi chữa bệnh cho nhà giàu trước vì bệnh ông ta nhẹ. + Chữa ngay cho con trai người nông dân bệnh nặng. ? Phần thân bài có nhiệm vụ gì? - Kể diễn biến sự việc. ? Phần kết thúc câu chuyện khép lại chủ đề như thế nào? - Trời tối sập … nghỉ ngơi. ? Việc khép lại vấn đề như vật có tác dụng gì? - Khẳng định Tuệ Tĩnh là một danh y hết lòng vì người bệnh. ? Qua bài học ta cần ghi nhớ điều gì? Gv: gọi hai học sinh đọc phần ghi nhớ. Hoạt động II. Nội dung cần đạt I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 1: Bài tập. 2: Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. 3: Dàn bài: a) Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.. b) Thân bài: Kể diễn biến sự việc. c) Kết bài: Kể kết thúc sự việc. Ghi nhớ: sgk..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập? ? Nêu chủ đề nội dung chính của truyện? ? Những sự việc nào ở phần thân bài tập trung thể hiện chủ đề? - Viên quan đồng ý đưa người nông dân vào gặp vua với điều kiện chia đôi phần thưởng. - Người nông dân xin thưởng roi và chia cho viên quan một nửa. ? Hãy chỉ ra ba phần của bài? - Mở bài: câu 1 - Thân bài: tiếp. - Kết bài: Câu cuối. ? So sánh 2 truyện có gì giống nhau về bố cục khác về chủ đề ? - Giống: bố cục gồm 3 phần. Gv: Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, bất ngờ. - Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. - Ttruyện phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện. d) Trong phần thân bài sự việc nào làm em thú vị? - Thú vị ở chỗ lời cầu xin phần thưởng lạ lùng (100 roi) và kết thúc bất ngờ nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân. Là viên quan bị đuổi ra, còn người dân được thưởng.. II/ Luyện tập 1: Bài 1/45sgk a) Chủ đề: Kẻ lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng bị trừng trị, người trung thực được thưởng xứng đáng. - Khác chủ đề. + Mở bài: Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống. + Kết bài: Tuệ Tĩnh có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới.. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Nắm được thế nào là chủ đề, bố cục và nhiệm vụ từng phần của một bài văn tự sự. - Làm tiếp bài tập 2. Đọc: tìm hiểu đề và cách làm bài - Học ghi nhớ - Đọc bài mới * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Ngày soạn: 10/9/2015 Ngày dạy :14-19/9/2015 Tiết 15: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững các kỹ năng tìm hiểu đề và cách làm 1 bài văn tự sự, các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết thành một bài văn. 2. Rèn kỹ năng: - Luyện kỹ năng tìm hiểu đề và làm dàn ý trên một đề văn cụ thể. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức làm dàn bài trước khi viết văn, tránh sót ý, lẫn ý. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị -GV: Chuẩn bị đề và một bài văn cụ thể để minh hoạ. -HS: ôn lại cách trình bày sự việc, nhân vật cho đề. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Thế nào là chủ đề? Nhiệm vụ từng phần trong bố cục văn bản? 3. Bài mới. Giới thiệu bài.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> Tiết trước các em đã biết cách lập dàn bài của một bài văn tự sự gồm ba phần. Tiết hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu đề cà làm hoàn chỉnh 1 bài văn. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I Gv: Ghi 6 đề ra một bảng phụ Yêu cầu học sinh đọc đề. ? Em hãy đọc các đề văn trên và nhận xét về cách viết lời văn của từng đề (nhận xét về cách viết lời văn của từng đề)? Đề 1: thuộc thể loại tự sự (kể chuyện) bằng lời văn của em. Gv: Kể chuyện em thích tức là được tự do lựa chọn, bằng lời văn của em, tức là không được sao chép nguyên bản. Đề 2: Thuộc thể tự sự (kể chuyện) về một người bạn tốt tức là kể những việc làm tốt của bạn để người khác thấy được. ? Các đề 3, 4, 5, 6 không có chữ kể có phải là văn tự sự không? ? Em hãy so sánh sự giống và khác giữa đề 1 và đề 2. - Giống: Đều kể chuyện. - Khác: Để 1 kể về một chuyện mà em thích, đề 2 kể về một người bạn tốt. Gv: như vậy nội dung của đề 1 rộng hơn học sinh tự lựa chọn câu chuyện mà em đã biết bằng lời văn của mình. Còn đề 2 nội dung kể đã rõ hơn (hẹp lại). ? Các đề 3, 4, 5, 6 không có chữ kể có phải là văn tự sự không? Vì sao? - Là một đề văn tự sự vì có khi là kỷ lại kỷ niệm hay tường thuật lễ sinh nhật, kể chuyện về sự thay đổi của quê hương … vẫn yêu cầu có việc, có chuyện. Gv: Như vậy đề văn tự sự có thể biểu đạt thành nhiều dạng do đó khi gặp những kiểu diễn đạt như trên các em vẫn phải xác định là văn tự sự. ? Từng đề yêu cầu chúng ta làm nổi bật điều gì? - Học sinh trả lời giáo viên gạch chân. Đề 1: Câu chuyện làm em thích thú. Đề 2: Những lời nói việc làm chứng tỏ người bạn đó rất tốt. Đề 3: Một kỷ niệm tuổi thơ không quên. Đề 4: Tâm trạng và những việc làm diễn ra trong ngày sinh nhật. Đề 5: Những cảnh, người đổi mới trên quê hương. Đề 6: Sự trưởng thành về thể chất, suy nghĩ tư tưởng, t/c của em. ? Trong 6 đề văn trên, đề nào nghiêng về người kể, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật? - Các đề 3, 4, 5 nghiêng về kể việc. - Các đề 2, 6 nghiêng về kể việc. - Các đề 3, 4, 5 tường thuật. ? Qua phân tích em có nhận xét gì về đề bài và cách tìm hiểu đề của một bài văn tự sự. Hoạt động II Gv: Cho các đề sau: 1: Em hãy kể lại 1 câu chuyện dân gian mà em đã được học, đọc. I/ Đề, tìm hiểu đề. 1: Vd: Đề 1: Kể một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em. 2: Kể về một người bạn tốt. 3: Kỷ niệm ngày thơ ấu. 4: Ngày sinh nhật của em. 5: Quê em đổi mới. 6: Em đã lớn rồi.. 2: Kết luận: - Đề bài tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng. Có thể yêu cầu tường thuật, kể chuyện tường trình 1 sự kiện, câu chuyện nhân vật nào đó mà cũng có thể chỉ nêu đề tài của câu chuyện. - Khi tìm hiểu đề tìm hiểu kỹ lời văn đề nắm vững yêu cầu của đề bài II/ Luyện tập Bài tập 1:.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> trong học lớp 6. 2: Em hãy kể lại một buổi lao động tập thể mà em đã tham gia. 3: Em hãy kể lại kỷ niệm của em với thầy giáo cô giáo cũ. Gv: gọi học sinh đọc 3 đề. Gv: yêu cầu các em chia lớp thành 3 nhóm để làm. ? Mỗi đề yêu cầu chúng ta điều gì? Hãy gạch chân những từ ngữ quan trọng. ? Trong các đề trên đề nào kể người, đề nào kể việc? - Đề 1: Kể người. - Đề 2,3: kể việc V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Khi tìm hiểu đề văn tự sự ta phải làm gì? - Học bài làm bài trong sách bài tập. - Học bài và chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Ngày soạn: 10/9/2015 Ngày dạy :14-19/9/2015 Tiết16 - TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua giờ giúp học sinh biết cách làm bài văn tự sự. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn cho các em từng phần khi làm bài. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, tích cực học hỏi để biết cách làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị -GV: Chuẩn bị thêm một số dàn bài để hướng dẫn cho học sinh. -HS: Đọc trước bài mới ở nhà. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra? Khi tìm hiểu đề văn tự sự ta phải làm gì? Tìm hiểu đề văn tự sự sau. Đề bài: Rằm trung thu vừa qua trường em có tổ chức cắm trại em hãy kể lại buổi cắm trại đó? 3. Bài mới: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu đề văn tự sự . Trong tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biết cách làm một bài văn tự sự. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động III ? Em chọn truyện nào? - Kể truyện Thánh Gióng. ? Em thích sự việc nào? - Sự việc Thánh Gióng đánh giặc. ? Truyện Thánh Gióng nhằm biểu đạt chủ đề gì? - Truyện đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc, uy lực mạnh mẽ vô địch của người anh hùng, nguồn gốc thần linh của nhân vật và ý muốn chứng tỏ truyền thuyết là có thật. Gv: Học sinh có thể tập trung kể về đoạn truyện với chủ đề: sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quýêt chiến thắng của Thánh Gióng. - Hay đoạn kể về mẹ Thánh Gióng giẫm vào vết chân to ở ngoài. III/ Cách làm bài văn tự sự 1: Vd: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em. a) Lập ý..
<span class='text_page_counter'>(47)</span> đồng có thể bỏ qua. Chuyện tre đằng Ngà, làng cháy cũng có thể không kể. - Là xác định nội dung sẽ Gv: Các bước vừa xong là ta đi lập ý cho văn bản? viết theo yêu cầu của đề, cụ ? Vậy lập ý có nghĩa là như thế nào? thể là xác định nhân vật, sự việc diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. Gv: Sau khi ta đi lập ý xong ta sang phần lập dàn ý. b) Lập dàn ý. ? Phần mở bài của bài văn kể chyện TG nên bắt đầu sự việc nào? * Mở bài: Vào đời Hùng Giới thiệu ra sao? Vương thứ 6 ở làng Gióng… ? Từng học sinh làm ra vở phần mở bài. có 2 vợ chồng ông lão sinh 1 Gọi 2 em đọc và nhận xét. cậu con trai..tiếng nói” ? Tại sao lại phải bắt đầu từ đó? - Vì nếu không giới thiệu được nhân vật thì truyện sẽ không có nhân vật và không kể được bắt buộc phải giới thiệu nhân vật ở phần mở đầu câu truyện này . Gv lấy thêm dẫn chứng mở đầu câu chuyện của một số văn bản *Thân bài: khác như văn bản ST- TT … Bánh chưng,bánh giày + Gióng gặp sứ giả xin đi - Hùng Vương thứ 18...xứng đáng đánh giặc, yêu cầu rèn vũ - Hùng Vương lúc về gìa … chứng giám khí . ? Thân bài của truyện Thánh Gióng có những sự việc nào? + Gióng ăn khoẻ lớn nhanh, - Hs thảo luận rút ra 5 diễn biến . bà con phải góp gạo nuôi Gióng. + Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cỡi ngựa mặc áo giáp sắt vung roi xông trận . + Ngựa phun lửa, giặc chết như rạ, roi gãy, Gióng nhổ ? Cần phải sắp xếp các sự việc như thế nào cho hợp lý? ở mỗi sự tre quật vào giặc , giặc tan việc có chi tiết nào cần ghi nhớ? vỡ ? Có thể đảo lộn vị trí một vài chi tiết , sự việc trong truyện + Gióng cởi áo giáp bỏ lại không, vì sao? bay lên trời. GV: Các sự việc không thể sắp xếp lộn xộn vì câu chuyện sẽ vô lý , người đọc khó hình dung ra diễn biến và có thể làm nổi bật chủ đề ( nếu thay đổi phải có cách kể hợp lý) * Kết bài : ? Phần kết thúc truyện nêu kết thúc ở đâu? kết thúc như thế nào? + Vua nhớ công ơn phong chức tước . - Thứ tự gv có thể chia lớp thành 4 nhóm dùng bảng phụ ghi dàn + Những dấu tích còn lại đến ý của nhóm mình về câu chuyện mình thích ngày nay. - Gọi đại diện nhóm trình bày . - Gv nhận xét . ? Dựa vào phần dàn ý đã lập trên bảng hãy kể lại bằng lời kể của c, Làm thành bài văn em phần mở đầu truyện? - Gọi học sinh nêu phần mở bài Gv đưa một số cách mở bài trên bảng phụ hoặc đèn chiếu cho Hs tham khảo . +Cách 1: Thánh Gióng là vị anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết Việt Nam . Đã lên 3 mà Gióng không biết nói biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Một hôm, nghe tin sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng đã bật dậy nhờ mẹ mời sứ giả vào . Cách 2: Ngày xưa, tại làng Phù Đổng, có một cậu bé rất lạ, đã lên 3 mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi, đặt đâu nằm đấy..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> Cách 3: Ngày xưa, giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả tìm người tài giỏi đi đành giặc. Khi tới làng Gióng, sứ giả hết sức ngạc nhiên vì có một cậu bé lên 3 không biết nói, biết cười, tự nhiên biết nói, nhờ mẹ ra mời sứ giả vào để xin đi đánh giặc. Chú bé ấy chính là Gióng. Cách 4: Từ xưa đến nay, người Việt nam chúng ta không ai là không biết đến tên tuổi một vị anh hùng đánh giặc Ân, đó là Thánh Gióng. Từ khi sinh ra đến tận 3 tuổi mà vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, chỉ biết đặt đâu thì nằm đấy . ? So sánh sự khác nhau trong cách diễn đạt các cách mở bài trên? Cách 1 : Giới thiệu người anh hùng. Cách 2: Giới thiệu chú bé kì lạ Cách 3: Giới thiệu sự thay đổi khác thường của Gióng . Cách 4: Nói tới 2 nhân vật quen thuộc. GV: Cách mở bài và kết bài của bài văn tự sự rất đa dạng . Khi viết ta chú ý chọn cho mình một cách viết hay, ngắn gọn và đủ ý. ? Khi thực hiện một bài văn tự sự ta phải thực hiện mấy bước? - 4 bước : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh. ? Qua tìm hiểu ví dụ trên có thể rút ra kết luận gì về cách lập ý, lập dàn ý và bố cục của bài văn tự sự?. * Các bước thực hiện làm một bài văn tự sự. * Kết luận : Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc , diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện . - Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để GV: Đây cũng là bố cục chung cho các loại văn bản khác nói người đọc dễ theo dõi câu chung chuyện và hiểu được ý định của người viết . - Bố cục của bài văn tự sự gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Nêu cách lập ý của một bài văn tự sự? ? Học phần bài học, em nhắc lại bố cục bài văn tự sự cần chú ý những đặc điểm gì? - Học ghi nhớ cách tìm hiểu đề, cách lập dàn ý cho các kiểu đề phù hợp các cách mở bài - Làm các bài tập còn lại . - Chuẩn bị viết bài 2 tiết. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày 14 tháng 9 năm 2015. Tuần 5. Chủ đề: CÁC LỚP TỪ.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Ngày soạn: 16/9/2015 Ngày dạy: 21-26/ 2015 TIẾT 17 - TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ. I. Mục tiêu bài học 1. Học sinh cần nắm vững. - Khái niệm từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Tích hợp với phần văn ở văn bản truyện cổ tích Sọ Dừa, với phần tập làm văn ở khái niệm: Lời văn, đoạn văn tự sự. 2. Kĩ năng: nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, tích cực học hỏi để biết cách làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, từ điển tiếng Việt. - HS: Đọc trước bài mới ở nhà. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, .... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Giới thiệu bài : Khi mới xuất hiện, từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Khi xã hội phát triển, nhận thức con người phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá, vì vậy nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá, biểu thị khái niệm mới được nhận thức đó, con người có thể có hai cách. - Tạo ra một từ mới để gọi sự vật. Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn. Theo cách thứ 2 này, những từ trước đây chỉ có một nghĩa nay lại được mang thêm nghĩa mới, vì vậy nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Vậy để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, là hiện tượng chuyển nghĩa của từ (tiết 19) bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 I. Từ nhiều nghĩa : Hoạt động1 1. Ví dụ GV treo bảng phụ : * Văn bản "Những cái chân" Học sinh đọc bài thơ Những cái chân của Vũ Quần Phương ? Từ nào trong văn bản được nhắc tới nhiều lần . Từ -chân? Em hãy cho biết có mấy sự vật có chân được nhắc tới trong văn bản ? * Sự vật có chân : gậy, compa, kiềng, cái bàn. ? Sự vật nào không có chân được nhắc tới trong văn bản ? ? Tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào văn bản ? Có Cái võng Ca ngợi anh bộ đội hành quân ? Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ -.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> chân - trong văn bản có gì giống và khác nhau. ? Các em đã tra từ điển về từ ‘chân’. Em nào hãy nêu các nghĩa của từ chân ? ? Qua việc tìm hiểu nghĩa của từ chân em thấy từ ‘chân’ là từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa ? ? Em hãy tìm nghĩa một số từ sau * Xe đạp : Chỉ một loại xe phải đạp mới đi được. * Compa : Chỉ một loại đồ dùng học tập * Hoa nhài : chỉ một loại hoa cụ thể ? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ này ? (Nó có một nghĩa hay nhiều nghĩa) - Chân con người, biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức. VD : Có chân trong đội bóng Hoạt động 2 ? Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ : chân, xe đạp, compa, hoa nhài em có nhận xét gì về nghĩa của từ ? Học sinh trả lời Giáo viên nhận xét và kết luận Học sinh đọc ghi nhớ 1 ? Em hãy lấy cho cô ví dụ về từ nhiều nghĩa ? Tìm một số từ chỉ có một nghĩa Hoạt động II Hoạt động1 Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi mục 2 SGK ? Em hãy xem lại các nghĩa của từ chân và cho biết. ? 1. Nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào ? ? 2. Tại sao lại có sự xuất hiện các nghĩa khác của từ chân ? ? 3. Nhận xét mối quan hệ giữa các nghĩa của từ ‘chân’ với nhau. Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên phát biểu và kết luận ý kiến đúng GV : Hiện tượng nhiều nghĩa trong từ hay hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, chính là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. ? Vậy em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. GV : Trong từ nhiều nghĩa có các lớp nghĩa. - Nghĩa đầu tiên, nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác,. * Nghĩa của từ chân - Giống nhau : chân là nơi tiếp xúc với đất. - Khác nhau + Chân của cái gậy đỡ bà + Chân – compa quay + Chân – kiềng đỡ thân kiềng, xong, nồi. + Chân – bàn đỡ thân bàn, mặt bàn. . Nghĩa của từ -chân- theo từ điển - Bộ phận dưới cùng của người, hay động vật, dùng để đi lại. VD : Chân bước đi, đau chân. - Phần dưới cùng của một số sự vật, dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt bàn VD : Chân bàn, chân kiềng, chân núi. -> Từ chân là một từ nhiều nghĩa. -> Có một ý nghĩa – com pa, hoa nhài, xe đạp 2. Kết luận Từ có thể có một nghĩa hay nghiều nghĩa. Ví dụ : Mũi - Chỉ bộ phận cơ thể người, động vật, có đỉnh nhọn. - Chỉ bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ. - Bộ phận nhọn sắc của vũ khí. Bộ phận của lãnh thổ. Ví dụ : kiềng, cà pháo II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1. Ví dụ - Nghĩa đầu tiên của từ chân là : Bộ phận dưới cùng... đi lại’ - Do hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ, tạo ra từ nhiều nghĩa. - Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.. Chuyển nghĩa : Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> người ta gọi là nghĩa gốc hay là nghĩa đen, nghĩa chính. - Các nghĩa sau được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc nghĩa chuyển (nghĩa bóng, nghĩa nhánh). Hoạt động 2 ? Vậy trong từ nhiều nghĩa em thấy có những lớp nghĩa nào ? ? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa gốc ? ? Thế nào là nghĩa chuyển : Học sinh đọc ghi nhớ SGK Lưu ý : * Trong từ điển bao giờ nghĩa gốc cũng được xếp ở vị trí số 1, nghĩa chuyển tiếp xếp sau nghĩa gốc. ? Từ Xuân trong câu thơ sau đây có mấy nghĩa ? Đó là những nghĩa nào ? Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân Xuân 1 : Chỉ mùa xuân 1 nghĩa Xuân 2 : Chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp trẻ trung nhiều nghĩa. * Trong câu từ có thể được dùng với một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. ? Vậy trong bài thơ Những cái chân từ chân được dùng với nghĩa nào ? Nghĩa chuyển. ? Muốn hiểu nghĩa chuyển ta phải dựa vào đâu ? Nghĩa gốc. GV : Từ chân ở đây được dùng với nghĩa chuyển, nhưng vẫn hiểu theo nghĩa gốc nên mới có sự liên tưởng thú vị như : Cái kiềng có tới 3 chân nhưng chẳng bao giờ đi đâu cả, cái võng không có chân mà đi khắp nước. Tác giả đã lấy cái chân của cái võng để chỉ chân của người là ẩn dụ, lấy cái võng để chỉ người là hoán dụ. * Cần phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm - Giữa các nghĩa ở từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có cơ sở ngữ nghĩa chung. - Còn ở từ đồng âm (phát âm giống nhau, nhưng nghĩa lại khác xa nhau nghĩa là giữa các nghĩa không tìm ra cơ sở chung nào cả) Hoạt động III : Luyện tập GV phân nhóm làm bài tập Bài tập 1 : Nhóm 1. 2. Kết luận và ghi nhớ Hai lớp nghĩa - Nghĩa gốc (nghĩa đen) : Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển (nghĩa bóng) : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ghi nhớ : SGK. III. Luyện tập Bài tập 1 : a. Đầu : đau đầu, đầu bảng, đầu đàn, đầu đảng, đầu têu.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> Bài tập 2 : Nhóm 2. b. Tay : Nắm tay, tay ghế, tay súng, tay cày. c. Cổ : cổ cò, cổ chai, cổ lọ, so vai rụt cổ. Bài tập 2 : Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận của cơ thể người.l - Lá: Lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ. - Quả : Quả tim, quả thận - Búp : Búp ngón tay. Bài tập 3 : Nhóm 3 - Hoa : Hoa cái (đầu lâu). - Lá liễu, lá răm : mắt lá răm Bài tập 3 : a. Mẫu sự vật, hoạt động - Cái cưa-cưa gỗ ; cái hái - hái rau, cái bào - bào gỗ b. Mẫu hoạt động đơn vị. - Gánh củi đi, đang bó lúa - gánh ba bó lúa ; cuộn Bài 4 : Nhóm 4 bức tranh, 3 cuộn tranh. Bài 4 : Giáo viên : như vậy từ bụng có 3 nghĩa a. Tác giả đã nêu lên hai nghĩa của từ bụng (1), (2). Còn thiếu một nghĩa nữa là (3) phần phình to ở Tìm nghĩa gốc ? Nghĩa chuyển ? giữa của một số vật) a. ăn cho ấm bụng (1) c. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc (3) b. Anh ấy tốt bụng (2). V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Tư tiếng Việt có số lưọng nghĩa ra sao ? Kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? - Học ghi nhớ, làm lại bài tập - Tìm nghĩa của từ nhiều nghĩa * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 16/9/2015 Ngày dạy: 21-26/ 2015 Tiết 18: LỜI VĂN , ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Học sinh cần nắm vững. - Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. - Xây dựng được một đoạn văn giới thiệu và kể sinh hoạt hàng ngày. - Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng cách viết lời văn đoạn văn 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, tích cực học hỏi để biết cách làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - GV: Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ - HS: Đọc trước bài mới ở nhà. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu cách làm một bài văn tự sự ? 3. Bài mới:.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt. Hoạt động I Hoạt động 1 Gv gọi học sinh đọc đoạn văn (1) và (2), SGK /58. ? Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Đoạn (1) gồm có hai câu, mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đối, đầy đủ, không thừa, không thiếu. VD : Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.( một ý giới thiệu về Hùng Vương, một ý giới thiệu về Mị Nương.) Cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định Mị Nương người đẹp như hoa,… vua cha muốn kén một người chồng thật xứng đáng. ? Câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ gì, cụm từ gì? - Đoạn 2 gồm 6 câu. Câu văn trên thường dùng chữ “ là”, “ có” , Đoạn (2) mỗi câu có nhiều động từ gây ấn tượng ? Vậy khi kể về người ( giới thiệu nhân vật ) ta có thể giới thiệu nhân vật ở điểm nào ? Hoạt động 2 Gv gọi học sinh đọc đoạn văn SGK/59 ? Đoạn văn trên có nội dung gì ? - Kể về những việc làm của TT khi tức giận vì không lấy được Mị Nương dâng nước lên đánh ST ? Những câu văn trong đoạn văn có đặc điểm gì ? Vì sao? - Những câu văn trong đoạn văn đầy hành động . Vì đây là những câu tả về việc làm của nhân vật ? Để kể việc làm của nv . Các câu văn trên đã sử dụng những từ ngữ ntn ?( từ loại nào ) - Các câu văn gồm rất nhiều động từ chỉ hành động của nhân vật, các hành động được kể theo thứ tự trước sau, có sự thay đổi trong hành động của nhân vật. ? Hãy tìm những từ chỉ hành động đó ? - Hs tìm ? Các hành động của nhân vật được kể theo trình tự nào. - Các hành động của nhân vật được kể theo trình tự logíc . Từ hành động trứơc đến hành động sau. Hành động sau do kết quả của hành động trước. Từ chỗ nổi giận đem quân đuổi theo, hô mưa, gọi gió làm thành dông bão Gv các hành động này được miêu tả theo quy luật của tự nhiên ? Các hành động ấy của Thuỷ Tinh đem lại kết quả gì ? - Nước dâng lên lai láng thành Phong Châu bị nhấn chìm ? Như vậy khi kể về việc của các nhân vật ta phải kể những gì? Hoạt động 3 ? Học sinh đọc lại các đoạn văn và trả lời câu hỏi.? ? Mỗi đoạn có mấy câu ? ? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Tại sao người ta gọi đó là câu văn chủ đề? Đoạn 1 : Vua Hùng muốn kén rể . Câu 2 Đoạn 2 : Hai thần đến cầu hôn . Câu 1 Đoạn 3 : Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh . Câu 1 Gv Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu. I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật. KL 1 : * Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. * Khi kể về việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. 2. Lời văn kể việc). KL 2 : Khi kể việc thì kể về các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> gọi là câu chủ đề. ? Để dẫn đến được ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính? - Đoạn (1) biểu đạt ý : Vua Hùng kén rể. Muốn kén rể thì phải kể vua có con gái đẹp, sau mới có lòng yêu thương, có ý kén rể tài giỏi. Nếu đảo lại : “ Vua Hùng muốn kén một chàng rể thật xứng đáng vì ông có một người con gái người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu.”, thì đó là văn giải thích chứ không còn là văn kể nữa. - Đoạn (2) biểu đạt ý : có hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều có tài nhưng không giống nhau. - Đoạn (3) biểu đạt ý : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Muốn diễn đạt ý này, người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân đến kết quả trận đánh. Gv như vậy mqh giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước làm rõ ý, hoặc nối tiếp hành động, hoặc nêu kết quả hành động . ? Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự phải ntn ? Gv nhấn mạnh : mỗi đoạn văn có thể có từ 2 câu trở lên nhưng chỉ diễn đạt 1 ý chính Các câu trong đoạn văn không rời rạc mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau để làm nổi bật ý chính của đoạn . Hoạt động II Đọc bài tập ? Bài tập yêu cầu điều gì ? - Mỗi đoạn văn kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất của mỗi đoạn. Các câu triển khai theo thứ tự nào? - Đoạn (a): ý của đoạn thể hiện ở câu : “ cậu chăn bò rất giỏi”, được thể hiện ở một số ý phụ như sau: - Chăn suốt ngày từ sáng đến tối - Dù nắng, mưa như thế nào bò đều được cho ăn căng bụng. * Đoạn (b) ý nói về hai cô chị hay hắt hủi Sọ Dừa, cô Út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa tử tế. Muốn nói được ý này phải dẫn dắt từ chỗ : “ Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả”, nghĩa là do thiếu người, con gái phú ông cũng phải làm việc đưa cơm cho Sọ Dừa. Nếu không người ta sẽ thắc mắc : Phú ông giàu thế, tôi tớ đâu mà bắt ba cô con gái đưa cơm cho đứa chăn bò? Câu (1) đóng vai trò dẫn dắt, giải thích. * Đoạn (c) ý chính của đoạn này là nói “ tính cô còn trẻ con lắm”. Các câu sau nói rõ cái tính trẻ con ấy biểu hiện như thế nào. ? Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. VD : Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc rất thương người. Một lần, ông sắp đi xem bệnh cho một nhà quý tộc trong vùng, thì bất ngờ có hai vợ chồng nông dân khiên đứa con bị ngã gãy đùi đến, mếu máo xin ông chạy chữa, ? Đọc yêu cầu bài tập ? - Hs đọc GV gợi ý học sinh : bắt đầu viết từ khi xứ giả dắt ngựa, roi sắt tới, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ. Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn. * Ghi nhớ : SGK . 59 II. Luyện tập Bài 1 (SGK . 60. Bài 3 ( SGK . 60 ). Bài 4.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đánh hết lớp này đến lớp. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Lời văn giới thiệu về nhân vật ntn ? ? Lời văn kể về sự việc ntn ? Mỗi đoạn văn trong văn bản tự sự ra sao ? - Về nhà làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài “ Thạch Sanh” * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 16/9/2015 Ngày dạy: 21-26/ 2015 Tiết 19 - 20: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1. I. Mục tiêu bài học 1. Học sinh cần nắm vững. - Đánh giá nội dung kiến thức HS đã học về Tập làm văn - Hệ thống và ghi nhớ kiến thức 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng cách viết văn 3. Thái độ: Giáo dục thái độ trung thưc trong học tập và trong kiểm tra 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu ra đề. - HS: Ôn tập lí thuyết và đọc lại các trưyện đã học III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới: GV phát đề và đọc đề cho học sinh kiểm tra lại Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu trả lời sau Câu 1: Nhận định nào đúng nhất về mục đích của văn bản? A. Trò chuyện B. Ra lệnh C. Dạy học D. Giao tiếp Câu 2: Tại sao khẳng định câu ca dao trên là một văn bản? Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh A. Có hình thức câu chữ rõ ràng. B. Có nội dung thông báo đầy đủ. C. Có hình thức và nội dung thông báo đầy đủ. D. Được in trong SGK Câu 3: Câu ca dao trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Hành chính công vụ D. Biểu cảm Câu 4: Thế nào là tự sự? A. Tự sự là giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. B. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc dẫn đến kết thúc. C. Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia và dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. D. Tự sự là phương thức trình bày diễn biến các sự việc. Câu 5: Chủ đề của văn bản là gì?.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> A. Là đoạn văn quan trộng nhất của văn bản. B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. C. Là nội dung cần làm sáng tỏ trong văn bản. D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. Câu 6: Chức năng phần thân bài của bài văn tự sự? A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. B. Kể diễn biến sự việc C. Kể kết thúc sự việc. D. Nêu ý nghĩa sự việc. Phần II: Tự luận Câu 1: Hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em. ĐÁP ÁN: Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,5 điểm Câu1: D Câu2: C Câu3: D Câu4: C Câu5: D Phần tự luận Mở bài: Giới thiệu về sự ra đời của Thánh Gióng(1,5 diểm) + Hoàn cảnh hai vợ chồng ông lão + Bà mẹ ra đồng thấy vết chân lạ ướm thử + Bà mẹ mang thai 12 tháng… tuổi thơ của Gióng Thân bài: 4 điểm + Tiếng nói đầu tiên của Gióng + Gióng lớn nhanh, bà con góp gạo nuôi Gióng + Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, ra trận đánh giặc, bay về trời Kết bài: 1,5 điểm + Vua và nhân dân nhớ công ơn V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - GV thu bài - Làm lại bài kiểm tra - Chuẩn bị bài mới. Câu6: B. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt của BGH Ngày 21 tháng 9 năm 2015 ĐỦ GÁO ÁN TUẦN 5. Chủ đề: TRUYỆN DÂN GIAN Ngày soạn: 26/9/2015 Ngày dạy: 28/09 -> 03/10/2015 Tiết 21: Văn học. THẠCH SANH.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> (Truyện cổ tích) I. Mục tiêu bài học Học sinh nắm vững: 1. Kiến thức: - Thạch Sanh là truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ diện chăn Tinh, đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược, thể hiện ước mơ, niềm tin, đạo đức, công lí, xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. - Tích hợp với phân môn tiếng việt ở các lỗi dùng từ và cách chữa, với phân môn tập làm văn ở dàn ý, lời văn, đoạn văn tự sự. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện cổ tích một cách diễn cảm. 3. Thái độ: Thích đọc truyện dân gian, học được bài học từ nhân cách của Thạch Sanh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị - GV: Đọc các tài liệu có liên quan, tranh giáo khoa - HS: Đọc và soạn bài trước khi đến lớp. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể lại một cách diễn cảm truyện "Thánh Gióng " ? Những bài học được rút ra từ truyện "Thánh Gióng " 3. Giới thiệu bài mới. Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diện chằn Tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa... Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và của những chi tiết thần kì đã làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, ngườ i nghe.. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản Giáo viên đọc mẫu một đoạn Học sinh đọc nhận xét cách đọc, kể của học sinh ? Theo em truyện được kể theo trình tự nào ? (Trình tự thời gian, sự việc) ? Bố cục gồm mấy phần ?. Nội dung bài học I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1.Đọc: Gợi không khí cổ tích, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật. 2. Chú thích : 3, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13 3. Kết cấu, bố cục truyện. * Mở bài : Lai lịch, nguồn gốc của nhân vật chính Thạch Sanh. * Thân bài : gồm các chặng - Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông. - Thạch Sanh diện chăn Tinh bị Lý Thông cướp công. - Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa lại bị cướp công. - Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu Thái tử, bị vụ oan, vào tù. -Thạch Sanh giải oan. - Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu * Kết chuyện :.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> Hoạt động I Hoạt động 1 Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản ? Nhân vật chính của truyện là ai ? ? Thuộc kiểu nhân vật gì trong truyện cổ tích ? ? Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường ? -*Bình thường: + Là con của 1 gia đình nông dân tốt bụng. + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. - *Khác thường : + Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con. + Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. ? Ý nghĩa của việc giới thiệu đó ?. - Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật Thạch Sanh - Người dũng sĩ dân gian. a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. *Ý nghĩa : + Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân. + Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Ra đời kì lạ, khác thường lập chiến công. Những người bình thường cũng là những con người có phẩm chất, khả năng kì lạ, khác thường. GV treo tranh b. Những chiến công thần diệu của Thạch ? Trong đời mình, Thạch Sanh đã lập Sanh. bao nhiêu chiến công ? Thử thống kê các chiến công đó ? - Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng. - Diệt đại bàng, cứu công chúa. - Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần. - Đuổi quân xâm lược18 nước chư hầu từ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu. Kẻ thù càng hung ác, xảo quyệt, thử thách càng to lớn, chiến công càng rực rỡ vẻ vang, chính nghĩa càng sáng tỏ. ? Có thể nhận xét như thế nào về những chiến công của chàng ? * Thạch Sanh là người dũng sĩ dân gian bách (Mục đích, tính chất, mức độ, nguyên chiến, bách thắng vì : nhân thắng lợi) - Mục đích chiến đấu của chàng là luôn sáng Học sinh làm việc theo nhóm.Nhìn.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> tranh : kể lại, và nhận xét từng chiến công của Thạch Sanh. Có ý kiến cho rằng. ‘Thạch Sanh là người dũng sĩ dân gian bách chiến, bách thắng’ Em có nhận xét gì về ý kiến đó ? Nguyên nhân nào dẫn đến chiến công của Thạch Sanh ? ? Qua những thử thách, chiến công, Thạch Sanh đã bộc lộ những đức tính gì đáng quí ? ? Chúng ta cho rằng, cây đàn thần, niêu cơm thần là 2 thứ vũ khí, phương tiện, kì diệu nhất. Vì sao vậy ? ? Ý nghĩa của tiếng đàn kì diệu, niêu cơm thần kì ở trong truyện ?. Thạch Sanh tài giỏi là vậy ? Nhưng tại sao trong quan hệ với Lý Thông, Thạch Sanh luôn tỏ ra ngờ nghệch, dại khờ, trung hậu quá đỗi ? ? Tại sao chàng luôn bị lừa mà vẫn không hề oán giận ? ? Có phải Thạch Sanh không biết căm thù ? Học sinh thảo luận, phát biểu ? Em có nhận xét gì về sự đối lập tính cách, hành động của 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông. - Trong truyện cổ tích nhân vật chính diện, phản diện luôn tương phản, đối lập về hành động và tính cách đây là đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại. - Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông là sự đối lập giữa thật thà và xảo trá, vị tha và ích kỉ, thiện và ác. Tiểu kết : giáo viên khái quát những phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh. Thạch Sanh là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu trong tình. ngời chính nghĩa : cứu người bị hại, cứu dân, bảo vệ đất nước. - Có sức khỏe tài năng vô địch - Có trong tay những vũ khí, phương tiện chiến đấu kì diệu.. * Đức tính quí báucủa Thạch Sanh: - Sự thật thà, chất phác. - Sự dũng cảm, tài năng. - Lòng nhân đạo, yêu hòa bình. Đây cũng những phẩm chất rất tiêu biểu cho nhân dân ta truyện được nhân dân yêu thích. * Cây đàn thần : giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông) Tiếng đàn của tình yêu, công lí chi tiết thần kì ước mơ thực hiện công lí trong xã hội của nhân dân. *Tiếng đàn: làm quân xâm lược xin hàng đại diện cho cái thiện, tình yêu chuộng hòa bình của nhân dân cảm hóa kẻ thù lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết. * Niêu cơm : có khả năng phi thường quân giặc khâm phục tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Với yêu quái thẳng tay trừng trị, với con người thì độ lượng, nhân ái..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> yêu và hạnh phúc gia đình. Hoạt động 2 ? Em hãy cho biết truyện có kết cục như thế nào ? Em có nhận xét gì về kết 2. Số phận các nhân vật khác trong truyện. cục ấy ? - Công chúa kết hôn cùng Thạch Sanh . - Thạch Sanh lên nối ngôi vua. - Mẹ con Lý Thông tham lam, độc ác, xảo quyệt, tàn nhẫn ... mặc dù được Thạch Sanh tha tội chết nhưng đã bị lưới tầm sét của thần lôi và cũng là của công lý nhân dân trừng trị hóa thành bọ hung đời đời sống dơ bẩn trừng trị tương xứng với thủ đoạn, tội ác mà chúng gây Hoạt động III ra. Hướng dẫn tổng kết - Luyện tập Cách kết thúc có hậu thể hiện công lí xã họi HS thảo luận theo nhóm : ‘ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo’ ước mơ của ? Khái quát những đặc sắc tư tưởng - nhân dân về một sự đổi mới. nghệ thuật của truyện " Thạch Sanh " III. Tổng kết - Luyện tập 1. Những nét đặc sắc tư tưởng, nghệ thuật của truyện cổ tích : - Quy mô tầm vóc sâu, rộng nhất - Đội hình nhân vật đông dảo nhất. - Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh. - Hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện Thạch Sanh và Lý Thông tạo ?Nêu ý nghĩa của truyện ? cho cốt truyện vững chắc, tâp trung. - Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa tử – thẩm mĩ. 2.Ý nghĩa truyện : - Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian, đồng thời thể hiện ước mơ đạo lí nhân dân : Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh, các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn, làm ăn. 3. Học sinh đọc lại ghi nhớ SGK. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Nêu ý nghĩa của niêu cơm và tiếng đàn ? - Kể lại chuyện Thạch Sanh. Nêu ý nghĩa truyện. - Soạn bài : Em bé thông minh. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: CÁC LỚP TỪ Ngày soạn: 26/9/2015 Ngày dạy: 28/09 -> 03/10/2015 Tiết 22 - 23 : Tiếng việt - CHỮA LỖI DÙNG TỪ..
<span class='text_page_counter'>(61)</span> I. Mục tiêu bài hoc Học sinh nắm được. 1. Kiến thức: Phép lặp - lỗi lặp từ. Các từ gần âm, khác nghĩa. - Tích hợp với phần văn bản trong truyện cổ tích : ‘Thạch Sanh’, với tập làm văn ở kết quả bài viết tập làm văn số 1. 2. Kĩ năng: Phát hiện lỗi, phát triển nguyên nhân mắc lỗi. Các cách chữa lỗi. 3. Thái độ: Biết cách sửa lỗi thường gặp. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu ra đề. - HS: Ôn tập lí thuyết và đọc lại các trưyện đã học III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh ? Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động I I. Lỗi lặp từ Hoạt động 1 1. Phân tich ngữ liêu mẫu Phát hiện và sửa lỗi lặp từ. * Đoạn a : GV treo bảng phụ có ghi hệ thống bài tập - Từ tre lặp 7 lần như SGK - Từ giữ lặp 4 lần Học sinh đọc bài tập - Từ anh hùng lặp 2 lần ? Đoạn a có những từ ngữ nào được lặp lại ? * Đoạn b : Truyện dân gian lặp 2 lần. ? Tác dụng của lặp ở các đoạn có giống nhau không ? Tại sao ? Tác dụng lặp ở đoạn a : tạo ra nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất thơ. Tác dụng lặp ở đoạn b : lỗi lặp do diễn đạt kém. Học sinh chữa lỗi lặp ở đoạn b Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. 2. Kết luận Hoạt đông 2 ? Nguyên nhân mắc lỗi lặp từ ? Cách - Dùng từ thừa,không biết các từ đồng nghĩa - Khi viết cần kiểm tra lại và lược bổ các từ chữa/ lặp II. Lẫn lộn giữa các từ gần âm 1. Phân tích ngữ liệu mẫu Câu a : Thăm quan = Tham quan Hoạt động II Câu b : Nhấp nháy = mấp máy. Hoạt động 1 Do lẫn lộn giữa các từ gần âm. Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> Học sinh đọc bài tập, gạch dưới các từ dùng sai âm trong 2 câu a, b. ( ở bảng phụ ) ? Nhận xét âm đọc các từ sai và các từ thay thế ? - âm gần giống nhau ? Tại sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy ? Hoạt động 2 ? Qua đó em rút ra bài học gi?. Hoạt động III Hướng dẫn luyện tập HS lên bảng giải bài tập. Bài tập 2 : HS làm bài tập theo 3 nhóm. 2. Kết luận * Từ có 2 mặt : hình thức – nội dung hai mặt này luôn gắn với nhau Sai về hình thức sai về nội dung. Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ, phát hiểu đúng nghĩa của từ. III. Luyện tập Bài 1 : Lược bỏ từ ngữ lặp. a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến. b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. Bài tập 2 : a. Thay linh động = sinh động. - Linh động : không rập khuôn, máy móc các nguyên tắc. - Sinh động : gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng. b. Bàng quang = bàng quan - Bàng quang : bọng chứa nước tiểu. - Bàng quan : Dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc. c. Thủ tục = hủ tục - Thủ tục : Những qui định hành chính cần phải tuân theo. - Hủ tục : Những thói quen lạc hậu cần bài trừ.. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Nguyên nhân mắc các lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm ? Cách khắc phục ? Chữa lỗi trong bài kiểm tra của mình * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: TRUYỆN DÂN GIAN Ngày soạn: 26/9/2015 Ngày dạy: 28/09 -> 03/10/2015 Tiết 24 : EM BÉ THÔNG MINH I. Mục tiêu cần đạt..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> 1. Kiến thức: - Giúp Hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện, nhận diện được những tình huống oái oăm , những câu đó khó như nút thắt và cách giải đố bất ngờ , gợi sự lý thú. - Qua đó , khích lệ , khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết , rèn luyện óc quan sát tinh tế , trí thông minh , lòng ham muốn phát huy tài năng phục vụ nhân dân , phục vụ đất nước. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích truyện cổ tích. 3. Thái độ: Thích đọc truyện dân gian, học được bài học từ nhân cách của Thạch Sanh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị. + Thầy : Chuẩn bị bảng phụ ghi đoạn văn. + Trò : Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức.: Kiểm tra số lượng. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Truyện Thạch Sanh có giá trị gì về nội dung? 3. Bài mới. Truyện cổ tích việt Nam và truyện cổ các nước đều có cách kể lý thú và hấp dẫn. Các loại nhân vật được xuất hiện phong phú và đa dạng . Để hiểu được thêm về loại truyện cổ tích này , giờ học hôm nay , chúng ta tìm hiểu truyện cổ tích " Em bé thông minh " Các em đã được tìm hiểukhái niệm truyện cổ tích , một số I/ Tìm hiểu chung. truyện cổ tích . - Em bé thông minh thuộc ? Nhắc lại nhân vật trong truyện cổ tích thường là những loại truyện cổ tích kể về nhân vật nào? kiểu nhân vật thông minh. ? Qua việc chuẩn bị ở nhà , hãy cho biết truyện cổ tích " Em bé thông minh " thuộc loại truyện kể về kiểu nhân vật nào? GV: Nếu như trong truyện cổ tích Sọ Dừa , Thạch Sanh các em đã tìm hiểu về kiểu nhân vật dũng sỹ, nhân vật bất hạnh thì kiểu nhân vật em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật thông minh, ứng xử nhanh , đối đáp giỏi. Chuyển: Các em vừa tìm hiểu xong phần giới thiệu văn bản . Chúng ta chuyển sang phần II. GV hướng dẫn đọc : Đọc với giọng kể tươi vui , hóm hỉnh , phân biệt ngữ điệu , kể lời nói của nhân vật. + Lời đối đáp của em bé : Linh hoạt, hồn nhiên. + Lời vua quan : Trịnh trọng , nghiêm túc. VD: "Này . lão kia " " Thằng bé kia , mày có việc gì?" Gv đọc mẫu từ đầu đến tâu vua tr.71 GV dẫn : Nghe chuyện , vua lấy làm mừng lắm nhưng để biết chính xác hơn tài chí của em bé, nhà vua đã làm gì? Để trả lời được câu hỏi đó cô mời 1 em đọc tiếp đoạn truyện từ " Nghe chuyện trang 71 ..... " ăn mừng với nhau rồi " trang 72. GV nhận xét cách đọc của học sinh. ? Em hãy tóm tắt nhắn gọn nội dung đoạn truyện bạn vừa đọc bằng một câu văn ? - Đoạn truyện kể về việc em bé giải câu đố của nhà vua lần thứ nhất..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> GV: Mặc dù nhà vua đã công nhận em bé là thông minh , nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này nhà vua đã thử tài em bé bằng cách nào và em bé vượt qua cuộc thử thách ấy ra rao . Cô mời một em đọc tiếp truyện " Vua và đình thần / 72 ...... rất hậu / 72. Gv nhận xét cách đọc. ? EM hãy nêu nội dung chínhđoạn truyện bạn vừa đọc? Em bé giải đó của nhà vua lần thứ 2. Gv dẫn : Sau khi vượt qua thử thách lần 2 của nhà vua một cách dễ dàng , em bé thông minh đã trổ tài như thế nào mà khiến sứ thần của nước ngoài khâm phục. ? Cô mời một em đọc tiếp đoạn truyện từ " Hồi đó / 72 ..... hỏi han / 73. Gv nhận xét cách đọc. GV Vì thời gian trên lớp không có nhiều về nhà các em luyện đọc thêm. Gv : Trong truyện có một số từ khó nư từ " ngả trâu - tưng hửng , dụ chỉ - bảng phụ đen. ? Em hãy tìm hiểu chú thích , cho biết nghĩa của các từ đó? - ngả trâu : Mổ trâu để lấy thịt. - Tưng hửng : Ngẩn ra vì bị mất hứng thứ đột ngột , khi sự việc xảy ra trái với điều mình mong muốn và tin chắc. - Dụ chỉ : Lời vua truyền bảo. ? Từ " dụ chỉ " được giải thích theo cách nào mà em đã học? - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. ? Ba từ trên đều là từ thuần việt hay từ mượn? _ Đều là từ mượn. GV : Đây là những từ của tiếng Hán , thứ tiếng của Trung Quốc cổ . GV: Trong văn bản còn một số từ khó nữa, trong quá trình phân tích văn bản chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. ? Trên cơ sở đọc truyện , hãy chỉ ra chuỗi sự việc chính trong truyện? - Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. - Em bé giải câu đố của quan. - Em bé giải câu đố của vua. - Em bé giải câu đố lần thứ 2 của vua. - Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài. - Em bé trở thành Trạng nguyên ( bảng giấy ) GV: Những sự việc chính mà em vừa tìm được cô đã ghi lên bảng phụ . ? Quan sát chuỗi các sự việc trên bảng phụ, em thấy văn bản " Em bé thông minh " được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? - Phương thức biểu đạt tự sự. ? Vfì sao em cho rằng văn bản thuộc phương thức tự sự? - Vì trình bày một chuỗi các sự việc diễn ra theo trình tự.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> nhất định , có ý nghĩa . ? Truyện được kể theo trình tự nào? - Trình tự thời gian. GV: Và các sự việc được sắp xếp theo mối quan hệ nguyên nhân, kết quả . Các em lưu ý điều này khi tạo lập văn bản tự sự ở trên lớp ? Dựa vào các sự việc chính ghi trên bảng , cô mời một em kể lại toàn bộ câu chuyện? - Hs kể , gv nhận xét. ? Em đã được tìm hiểu bố cục của một văn bản tự sự , hãy nhắc lại bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? là những phần nào? Bố cục : Gồm 3 phần. - Gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. GV: Văn bản " Em bé thông minh " là một văn bản tự sự , bố cục 3 phần ứng với 3 phần mở đầu câu chuyện , diễn biến truyện , kết thức truyện. ? Hãy tìm bố cục của văn bản? - 3 phần + Phần I : Từ đầu ..... lỗi lạc - Sự việc 1 - mở đầu câu chuyện. + Phần II " Một hôm ........ láng giềng " 4 sự việc tiếp theo ( 2,3,4,5 ) - Diễn biến truyện. + Phần III : Phần còn lại - sự việc 6 - kết thúc truyện. II/ Đọc-Hiểu văn bản. GV: . Để hiểu rõ diễn biến câu chuyện và ý nghĩa tác phẩm 1, Mở đầu câu chuyện. ta chuyển ý II. ? Gọi Hs đọc đoạn đầu từ " ngày xưa ... lỗi lạc / 70" ? Mở đầu câu chuyện tác giả kể về sự việc gì? - Vua sai quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. ? Sự việc trên cho thấy đức vua trong truyện là người như thế nào? - Là đấng minh quân , biết chăm lo việc nước. GV: Đức vua trong truyện quả là một ông vua biết chăm lo việc nước . Dân có ấm no, đất nước có giàu , non sông có muôn thủa vừng bền thì cần phải có những người lỗi lạc , nghĩa là những người thật tài giỏi thông minh , có đức có tài . ý thức được điều quan trọng đó nên nhà vua đã sai quan đi tìm người tài trong thiên hạ . ? Vậy viên quan đã làm gì để thực hiện lệnh của đức vua? - Viên quan đi nhiều nơi , tới đâu dũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người . ? Qua những chi tiết này chứng tỏ viên quan là người như thế nào? - Tận tuỵ, kiên trì , mẫn cán với công việc. GV: Đi tới đâu viên quan cũng ra những câu đố oái oăm. ? Em hiểu " oái oăm" Nghĩa là như thế nào? - Trái hẳn với bình thường , đến mức khong ngờ tới được. ? Vì sao viên quan phải ra câu đố oái oăm? - Vì chỉ bằng cách đó viên quan mới giúp nhà vua tìm được.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> người tài thực sự . Ai giải được câu đố oái oăm mới thực sự tài giỏi. ? Vậy qua chi tiết đó , em có nhận xét gì về cách mở đầu câu chuyện? - Ngắn gọn , nhiều chi tiết thú vị , hấp dẫn ? Từ cách viết đó , mở đầu câu chuyện đã giới thiệu với em điều gì? ? Cách tìm người tài thông minh và độc đáp của viên quan biểu hiện ở điểm nào? - Câu đố oải oăm là câu đố khác thường , người giải đố khác thường. ? Hình thức thi tài , giải đố tìm người tài giỏi của viên quan có điểm giống với hình thức ra câu đố để tìm người tài của ai? ở văn bản nào mà em đã học? - Giống vua Hùng vương trong văn bản " Báng chưng Bánh Giày . GV: Như vậy , hình thức ra câu đố để thử tài là hình thức phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung và trong cổ tích nói riêng. Trong văn bản " Em bé thông minh " cũng vậy , tác giả dân gian đã dùng hình thức ra câu đố để thử tài , với hình thức ra câu đố oái oăm như vậy , viên quan có chọn được người tài giỏi như mong muốn không? ta chuyển tìm hiểu phần 2. ? Một hôm . trên đường đi tìm người tài , viên quan gặo em bé trong hoàn cảnh nào? - Hai cha con đang làm ruộng. Cha cày , con đập đất. ? Gặp 2 cha con, viên quan đã hỏi gì? Hãy đọc diễn cảm câu hỏi đó? - Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? ( Bảng phụ hoặc giấy trong) ? Viên quan đã bộc lộ thái độ gì qua việc quát nạt đó? - Tỏ ra hách dịch. ? Em hiểu như thế nào về câu hỏi của viên quan? - Hs 1: Câu hỏi của viên quan đặt ra là một câu đố oái oăm. - Hs2: Câu hỏi của viên quan đặt ra bất ngờ với người cha. - Bất ngờ là vì : Viên quan và cha con người nông dân chưa từg quen nhau, vả lại hai cha con đang làm việc và bị hỏi bất ngờ đột ngột . - Câu đố oái oăm là vì : không thể trả lời chính xác một ngày trâu cày bao nhiêu đường . GV: Câu hỏi của quan quả là oái oăm và đột ngột bất ngờ với người được hỏi. Người nông dân ai rỗi hơi mà đi đếm xem con trâu mình cày ngày bao nhiêu đường. Câu đố giống như một bài toán khó , khó có thể tìm ra đáp số , trâu có thể đi nhanh , chậm , ruộng cày có thể khi ngắn khi dài , rộng , hẹp khác nhau .. - Giới thiệu cách tìm người tài thông minh , độc đáp của viên quan.. 2, Diễn biến truyện. a, Viên quan gặp em bé..
<span class='text_page_counter'>(67)</span> Nếu tính một ngày thì làm sao tính được mà trả lời ngay cho viên quan. ? Chính vì câu hỏi của quan khá oái oăm , lại bị hỏi đột ngột nên dáng bộ người cha đã đứng ngẩn ra ? Lý do gì khiến người cha đứng ngẩn ra như thế? - Vì người cha lúng túng , không biết trả lời cho viên quan sao cho đúng và chính xác. GV: Tưởng như hai cha con cậu bé bị dòn vào thế bí , chắc sẽ chịu thua, thì chính lúc đó điều bất ngờ gì đã xảy ra? - Cậu bé 7- 8 tuổi nhanh miệng trả lời . Hỏi vặn lại quan: " Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường. ( bảng phụ hoặc đèn chiếu) ? Em có nhận xét gì vè câu hỏi vặn của em bé? - Đây là một câu đố rất lý thú và bất ngờ. ? Vì sao em cho là lý thú và bất ngờ? - Lí thú vì câu hỏi cũng rất bất ngờ và khó trả lời. - Bất ngờ : Vì cha là người từng trải phải bế tắc đứng ngẩn người ra , còn con mới 7-8 tuổi lại hỏi vặn quan. ? Theo em , em bé đã giải được câu đố của quan chưa? giải bằng cách nào? - Giải bằng cách lấy cái không xác định được đáp lại cái không xác định. ? Em hãy so sánh mức độ yêu cầu trong câu hỏi của viên quan với mức độ yêu cầu trong câu hỏi vặn của em bé? - Hai yêu cầu đều khó , đều oái oăm như nhau khó mà trả lời được. ? Trước câu hỏi vặn đột ngột và hiểm hóc của em bé đã khiến viên quan có thái độ như thế nào? - Há hốc mồm , sửng sốt , không biết đáp sao cho ổn. GV: Thì ra viên quan định tạo bất ngờ ra câu hỏi khó cho cha con em bé thì chính em bé lại gây bất ngờ , làm cho viên quan rơi vào thế bí. Em bé đã xoay chuyển tình huống một cách nhanh chóng đến không ngờ tạo ra lợi thế cho 2 cha con. ? Trước tình thế đó em đoand xem tâm trạng của viên quan lúc này sẽ như thế nào? - Ngạc nhiên, bái phục. ? Em thấy cách kể chuyện ở đây có gì đặc biệt . - Tạo tình huống bất ngờ , chi tiết thú vị . GV: Đúng rồi ! là một em bé 7-8 tuổi mà biết gỡ thế bí cho cha , đối đáp thay cha bằng những lời lẽ sắc nhọn khiến viên quan không thể không tâm phục . Đó là một điều bất ngờ và thú vị vô cùng. ? Và điều đó giúp em cảm nhận như thế nào về em bé trong phần văn bản này? GV: Với cách đối đáp thông minh , nhanh trí , em bé đã dần. - Em bé nhạy bén , thông minh có bản lĩnh cứng cỏi , không hề run sợ trước người có quyền lực..
<span class='text_page_counter'>(68)</span> bộc lộ tài năng của mình . ? KHi em bé bộc lộ sự thông minh như vậy cũng là lúc viên - Viên quan đã tìm được quan đã thực hiện lệnh vua hay chưa? vì sao? người tài giỏi. - Viên quan đã thực hiện tốt lệnh vua vì viên quan đã tìm được người tài giỏi. GV: Với đôi mắt tinh đời có cách nhìn người tài độc đáo viên quan đã phát hiện ra viên ngọc quí ngay giữa chốn miền quê dân dã . Ông đã vui mừng phi ngựa về tâu vua. ? Nhìn lại từ đầu câu chuyện, em có nhận xét gì về cách kể chuyện của dân gian? - Cách kể chuyện ngắn gọn. - Chi tiết bất ngờ thú vị. - Tạo được tình huống truyện và giải quyết triệt để tình huống đó. ? - Từ cách viết đó , phần văn bản vừa học giúp em cảm nhận được gì về viên quan và em bé? - Viên quan tìm người tài giỏi rất độc đáo . - Còn em bé là người nhạy bén , thông minh , có bản lĩnh cứng cỏi , không hề run sợ trước người có quyền lực. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Quan sát vài bức tranh trang 70. Em cho biết bức tranh mô tả cho đoạn truyện nào? - Mô tả cho đoạn truyện em bé đối đáp với viên quan. ? Theo dõi vào bức tranh em hình dung xem em bé đối đáp với viên quan trong tư thế nào? - Em bé đối đáp với viên quan trong tư thế hiên ngang, cứng cỏi , không hề sợ sệt. ? Vì sao em bé lại hiên ngang cứng cỏi và không hề run sợ như vậy? - Vì em là người thông minh, đã hiểu điều không thể xác định được, không thể trả lời được trong câu hỏi của quan. GV: Chính vì em bé thấy được điều vô lý trong câu hỏi của quan nên em rất bình tĩnh , không rụt rè , run sợ . GV : Như vậy trong tiết học này chúng ta vừa tìm hiểu xong phần mở đầu câu chuyện phần a. viên quan gặp em bé . Trong phần diễn biến truyện . Sau lần phải đối đáp với viên quan trên đồng ruộng , em bé còn chứng tỏ tài năng , trí khôn của mình trong những tình huống đầy thử thách nào nữa. Tiết học sau chúng ta tìm hiểu tiếp. - Về nhà tập kể diễn biến truyện. - Tìm hiểu tiếp phần diễn biến. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt của BGH Ngày 28 tháng 9 năm 2015 ĐỦ GÁO ÁN TUẦN 6.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> Tuần 7 Chủ đề: TRUYỆN DÂN GIAN Ngày soạn: 02/10/2015 Ngày dạy: 05 -> 10/10/2015 Tiết 25 : EM BÉ THÔNG MINH I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Giúp Hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện, nhận diện được những tình huống oái oăm , những câu đó khó như nút thắt và cách giải đố bất ngờ , gợi sự lý thú. - Qua đó , khích lệ , khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết , rèn luyện óc quan sát tinh tế , trí thông minh , lòng ham muốn phát huy tài năng phục vụ nhân dân , phục vụ đất nước. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích truyện cổ tích. 3. Thái độ: Thích đọc truyện dân gian, học được bài học từ nhân cách của Thạch Sanh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị. + Thầy : Chuẩn bị bảng phụ ghi đoạn văn. + Trò : Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức.: Kiểm tra số lượng. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Truyện Thạch Sanh có giá trị gì về nội dung? 3. Bài mới. Truyện cổ tích việt Nam và truyện cổ các nước đều có cách kể lý thú và hấp dẫn. Các loại nhân vật được xuất hiện phong phú và đa dạng. Để hiểu được thêm về loại truyện cổ tích này, giờ học hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiếp truyện cổ tích " Em bé thông minh " Hoạt động 2 ? Gọi học sinh đọc truyện từ :" Nghe truyện .......rất hậu ". b. Em bé với nhà vua ? Nêu nôi dung đoạn truyện vừa đọc ? Dẫn : Đức vua trong truyện đã ban cho làng ba con trâu đực và ra lệnh làm sao cho ba con trâu đực đẻ thành 9 con . ? khi nghe lệnh ấy ,dân làng có thái độ như thế nào ? - Dân làng tưng hửnh lo lắng . ? Em hiểu tưng hửng lo lắng nghĩa là như thế nào ? - Tưng hửng : Ngẩn ra vì mất hứng thú đột ngột ,khi sự viẹc xảy ra trái điều mong muốn . - Lo lắng : Chỉ trạng thái sợ sệt ,hoang mang . ? Vì sao dân làng lại hoang mang lo lắng như vậy ? - Vì trong lệnh của vua có điều quá phi lí . ? Vì sao ? - Vì trâu đực thì làm sao đẻ được . ? Còn có sự phi lí nào khác không ? - Trái với lẽ tự nhiên . Gv để thực hiện được lệnh của vua bao nhiêu cuộc họp làng ,bao nhiêu lời bàn đã đưa ra cho đến tai em bé . ? Khi nghe truyện em bé nói với cha như thế nào ? - Giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng ..
<span class='text_page_counter'>(70)</span> ? Em có nhận xét gì về thái độ của em bé trước lẹnh vua . - Bình tĩnh ,tự tin . ? Vì sao em bé lại có thái độ như vậy ? - Em bé hiểu câu đố ,hiểu sự phi lí . ? Em bé rất bình tĩnh ? Vì sao ? - Em nghĩ ra cách xử lí lệnh vua . ? nghe ý kiến của em bé dân làng tỏ thái độ như thế nào ? - Ngờ vực ,bắt làm giấy cam đoan . ? Qua những chi tiết vừa tìm hiểu ,chứng tỏ em bé là người hư thế nào ? Gv : Thế rồi ,em bé cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh ,nhân lúc lính canh sơ ý ,em đã lẻn vào sân rồng ,khóc um lên ? ? Em bé khóc um lên trước sân rồng nhằm mục đích gì ? - để vua chú ý . ? Trước mặt vua em bé đã nói gì ? - Mẹ con chết sớm . - Cha con không chịu đẻ em bé . - Mong có em bé chơi với . ? Nghe thấy vậy ,vua và các quan tỏ thái độ như thế nào ? Vua đã nói gì ? - Mọi người cười , Vua nói " Cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được. ? Lúc nào em bé tười tỉnh tâu với vua điều gì? - Thế sao vua có lệnh nuôi 3 con trâu đực thành 9 con. ? Em có nhận xét gì về lời của em bé? - Lời lẽ rắn rỏi, sắc sảo . ? Đến đây em hiểu gì về em bé? - Gọi Hs đọc đoạn " Vua và đình thần ... rất hậu " GV: Lần thử tài thứ 3 , vua yêu cầu em bé làm gì? - Sai sứ giả mang 1 con chim sẻ , bắt họ dọn 3 mâm cỗ. ? Đoạn văn có từ " công quán " em hiểu nghĩa là gì? - Nhà để tiếp các quan phương xa về kinh. ? Nhận lệnh vua em đã làm gì? - Lấy kim may đưa cho sứ giả rèn một con dao xẻ thịt chim. ? Hãy so sánh và nhận xét yêu cầu của nhà vua và yêu cầu của em bé như thế nào? - Cách giải đố độc đáo. ? Kết quả thử tài em bé như thế nào? - Cả 2 lần đều thắng nhà vua. ? Theo dõi vào đoạn văn " Vua nghe nói ... rất hậu " . ? Những câu văn diễn đạt ý gì? - Thể hiện sự thán phục của nhà vua : Hai cha con được ban thưởng rất hậu. ? Nhận xét gì về cách kể sự việc ở hai câu văn trên ? - Rất đủ ý ,ngắn gọn .. - Em bé rất bình tĩnh ,tự tin .. - Mưu trí , giỏi suy luận , có tài ứng đối linh hoạt..
<span class='text_page_counter'>(71)</span> Gv liên hệ trong văn bản tự sự ,bên cạnh việc phải kể trình tự diễn biến sự việc có đầu ,có cuối thì khi cần thông báo những sự việc ngắn gọn ,cũng có thể viết câu ngắn ,đoạn ngắn ,ở đây hai sự việc đã cô gọn ,chỉ bằng hai câu văn ,hai đoạn văn . ? Đọc đoạn" hồi đó/72 ...........láng giềng "./73 . ? Nêu nội dung chính của đoạn truyện ? ? Qua đoạn văn em biết gì về ý định của sứ thần ? - Lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta . ? Nước lắng giềng đã sai sứ thần làm gì ? - Đưa vỏ ốc vặn để thử tài xâu sợi chỉ qua đường ruột ốc . ? Em có nhận xét gì về việc làm của sứ thần nước lắng giềng ? - Hiểm hóc ,hòng quyết chiến nước ta . ? Với câu đố oái oăm liên quan đến điều gì ? - Vận mệnh của quốc gia đại sự . ? Nếu không giải được câu đố ,sẽ thua kém nước lắng giềng phải qui phục mất nước . ? Lúc này ,quan trong triều đã tỏ thái độ như thế nào ? - Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ . - Đưa mắt nhìn nhau ,dặt ra nhiều giả thiết . Gv: Nhưnh tất cả mọi cách đều vô hiệu hoá ,mọi người đều bó tay ,đành mời sứ giả ra công quán tạm hỏi để hỏi ý kiến em bé . ? Lúc quan mang dụ chỉ của vua đến ,em bé làm gì ? - Đang đùa nghịch sau nhà . ? Em hiểu dụ chỉ là gì ? - Lời vua truyền bảo . ? Vậy nghe được dụ chỉ của vua ,em bé có phản ứng gì ? - Hát một câu : Tang tình tang !.........Tang tình tang .Bảo quan theo cách đó mà làm . ? Qua lời hát dân gian hóm hỉnh ,em hiểu gì về cách chỉ dẫn giải đố của em bé ? ? Em có nhận xét gì về cách giải đố này ? ? Trong khi giải đố ta vẫn thấy em bé hiện lên với thái độ cử chỉ như thế nào ? - Ngây thơ ,hồn nhiên . ? Em có nhận xét gì về thái độ của vua ,các quan đối với em bé ? - Các quan cuống quýt ,bối rối . - Em bé bình tĩnh ,tự tin . ? Lời giải đố thông minh của em bé có ý nghĩ gì ? - Cứu nguy ,gửi thể diện ,sự bình yên cho đất nước . ? Em có nhận xét gì về mức độ ,yêu cầu của 4 câu đố và 4 lần giải đố của em bé ? - Câu đố mức độ ngày càng khó ,càng oái oăm ,song cả 4 lần em bé đều bình tĩnh tự tin ,giải đố nhẹ nhàng ,hoàn hảo. c. Em bé giải đố của sứ thần. - Em bé giải đố nhanh chóng ,nhẹ nhàng .thông minh mưu trí .. - Em bé có trí tuệ hoàn hảo ..
<span class='text_page_counter'>(72)</span> ? Điều đó giúp em hiểu gì về em bé trong truyện nữa ? Gv : Như vậy mô típ tìm người tài bằng cách giải đố là mô típ rất quen thuộc trong các truyện cổ tích xưa ,có yếu tố thần kỳ ,làm cho câuchuyện đã thực sự hấp dẫn người đọc ,đặc biệt là thiếu nhi . Gv vậy câu truyện hấp dẫn và có kết thúc ra sao ,ta chuyển sang phần 3 . ? Đọc lại đoạn cuối của truyện . ? Câu chuyện có kết thúc như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ? ? Cách kết thúc truyện này nói lên điều gì ? - Nhà vua đã biết trong dụng người tài . Gv: Truyện có nội dung nghệ thuật như thế nào ta chuyển sang phần IV . ? Truyện có những thành công đặc sắc gì về nghệ thuật ? ? Kết thúc truyện như thế nào ? ? Truyện kể về việc gì ? Có ý nghĩa ra sao ?. Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Bài tập 1. Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích ? A. Nhân vật mồ côi, bát hạnh. B. Nhân vật thông minh, tài giỏi. C. Nhân vật khoẻ. D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí. Bài tập 2. Mục đích chính của truyện em bé thông minh là gì? A. Gây cười. B. Phê phán những kẻ ngu dốt. C. Khẳng định sức mạnh của con người. C. Ca ngợi khẳng định trí tuệ ,tài năng của con người. Bài tập 3. Truyện "em bé thông minh" được kể bằng lời kể của ai? A. Nhân vật em bé. B. Viên quan. C. Nhà vua. D. Người kể truyện giấu mặt.. 3. Kết thúc truyện. - Em bé trở thành trạng nguyên . - Truyện kết thúc có hậu ,vua xây dinh thự bên hoàng cung cho em bé . III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Có nhiều tình huống gây cấn ,thắt nút rồi tìm ra giải pháp bất ngờ ,hợp lý. - Kết thúc truyện có hậu 2. Nội dung. - Truyện kể về một em bé con nhà dân thường, nhờ trí thông minh, qua nhiều lần thử thách ,đã lập được công lớn, phong làm trạng. - Đề cao trí thông minh trong cuộc sống, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. IV. Luyện tập.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: Theo em, với thiếu liên chúng ta ngày nay, muốn là người thông minh ta phải như thế nào? - Ta phải luyện tài, đúc trí, học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng đạo đức. Gv; Thực tế đã có bao bạn thiếu niên tuổi nhỏ tài cao làm rạng danh đất nước. ? Kể tóm tắt truyện. - Học nắm chắc nội dung,nghệ thuật của truỵện. - Tập kể sáng tạo truyện, dống vai nhân vật em bé kể lại truyện. - Chuẩn bị bài" chữa lỗi dùng từ". * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 02/10/2015 Ngày dạy: 05 -> 10/10/2015 Tiết 26 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp các em hiểu được ưu nhược điểm trong bài viết của mình để biết cách sửa chữa tồn tại. - Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn và bố cục của câu chuyện. 2. Kĩ năng: Sửa lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt, không đòi hỏi học sinh nhiều việc kể bằng lời. Vì vậy đây là bài đầu tiên. 3. Thái độ: Học và làm bài một cách nghiêm túc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị. + Thầy : Chấm bài, phát hiện lỗi sai cơ bản. + Trò : Tự rút ra kinh nghiệm sau bài viết . 1. Học sinh hiểu được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, biết cách sửa chữa. 2. Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, bố cục một câu chuyện. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động I GV Đưa ra đáp án cho HS so sánh Phần I - Đáp án: Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,5 điểm Câu1: D Câu2: C Câu3: D Câu4: C Câu5: D Câu6: B Phần II - tự luận Mở bài: Giới thiệu về sự ra đời của Thánh Gióng(1,5 diểm) + Hoàn cảnh hai vợ chồng ông lão + Bà mẹ ra đồng thấy vết chân lạ ướm thử + Bà mẹ mang thai 12 tháng… tuổi thơ của Gióng Thân bài: 4 điểm + Tiếng nói đầu tiên của Gióng + Gióng lớn nhanh, bà con góp gạo nuôi Gióng + Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, ra trận đánh giặc, bay về trời.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> Kết bài: 1,5 điểm + Vua và nhân dân nhớ công ơn Hoạt động II: Nhận xét chung về các mặt ưu điểm, nhược điểm. 1. Nội dung các truyện kể. - Việc chọn đề tài, chủ đề : Đại đa số các em đã biết chọn truyện để kể (1 trong 4 truyền thuyết đã học) - Những bài có nội dung tốt, kể sáng tạo bằng lời văn của mình: Việt, Linh, Thương, Kiên... - Những bài có nội dung chưa đạt : Yến, Hoan, Duẩn.... 2. Nghệ thuật kể chuyện, viết truyện, trình bày bài làm. - Có cốt truyện, nhân vật. - Hệ thống sự việc (có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, có móc nối xâu chuỗi mạch lạc, hợp lí) - Bố cục 3 phần. - Lời kể chuyện : lời tác giả, người kể chuyện, lời nói của các nhân vật. Hoạt động III : Hướng dẫn chữa các lỗi tiêu biểu về các mặt trên. - Học sinh tự chữa lỗi vào bài của mình. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, bổ sung. - Học sinh trao đổi bài cho nhau, đọc nhanh. Hoạt đông IV : Xây dựng dàn ý khái quát. - Giáo viên nêu yêu cầu của đề. - Hướng dẫn học sinh hoàn thành dàn ý khái quát 3 phần. Hoạt động V. Đọc bình bài hay, đoạn hay. - Học sinh đọc Nêu lời bình, nhận xét của mình. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - GV Khái quát, nhận xét giờ học - Học sinh tự sửa lỗi còn lại cho bài hoàn thiện. - Xây dựng dàn bài cho đề dự bị đã ra ở bài 6 trước. - Ôn tập để kiểm tra văn. - * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 02/10/2015 Ngày dạy: 05 -> 10/10/2015 Tiết 27- 28: KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Kiểm tra việc HS nắm nội dung kiến thức phần văn tự sự (Chủ yếu phần truyện truyền thuyết) 2. Kĩ năng: Tích hợp với phần tập làm văn ở phần: "Lời văn ,đoạn văn tự sự ". 3.Thái độ: Học và làm bài tự giác. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị..
<span class='text_page_counter'>(75)</span> - GV ra đề - đáp án-> tổ chuyên môn duyệt đề, in bài kiểm tra. - HS ôn tập để làm bài cho tốt III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới GV phát bài kiểm tra cho HS và quán xuyến HS làm bài . ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm:( 3.0 điểm ) Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. ( Ngữ văn 6 - tập 1) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự C. Thuyết minh B. Biểu cảm D. Miêu tả 2. Ý nghĩa chính của đoạn văn trên là gì? A. Giới thiệu về chiến thắng của Thuỷ Tinh; B. Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ; C. Xây dựng những hình tượng nghệ thuật kì vĩ; D. Giải thích nguyên nhân hiện tượng bão lụt hàng năm. 3. Những yếu tố cơ bản tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì? A. Hiện thực lịch sử; B. Những chi tiết hoang đường; C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo; D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo. 4. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. Sơn Tinh; B. Thần Nước; C. Luỹ đất; D. Đánh nhau. 5. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ 6. Sự tích hồ Gươm ra đời vào thời gian nào? A. Hùng Vương thứ sáu B. Hùng Vương thứ tám C. Hùng Vương thứ mười sáu D. Hùng Vương thứ mười tám Phần II: Tự luận : Câu 1 :( 2 điểm )Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây: Bằng những chi tiết...................................................................................................................................... truyện Sự tích Hồ Gươm..................................................................tính chất nhân nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâ lược do Lê Lợi lãnh đạo. Truyện cũng nhằm giải thích .........................................................của hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng ...................................................................của dân tộc. Câu 2: ( 5 điểm ) 1. Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng 2. Những yếu tố sự thật lịch sử trong truyền thuyết này là gì? 3. Ý nghĩa tiếng nói đàu tiên của Gióng.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> ĐÁP ÁN : Phần 1- Trắc nghiệm(3đ): Câu 1 2 3 Đáp án A B D Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm. Tổng điểm: 3 điểm. 4 A. 5 B. 6 D. Phần II- Tự luận ( 7đ): Câu 1: Các từ cần điền là : tưởng tượng kì ảo, ca ngợi, tên gọi, hoà bình Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm. Tổng là 2 điểm Câu 2:Tổng :5 điểm 1. Nêu ý nghĩa : (3, đ) - Ca gợi ý thức, sức mạnh bảo vệ đất nước - Thể hiện mơ ước và quan niện về người anh hùng chống giặc ngợi xâm 2. Những yếu tố sự thật lịch sử:(1,75) - Cuộc kháng chiến chống giặc Ân xâm lược - Kĩ thuật rèn đúc đồ kim loại của người Việt cổ 3. Nêu ý nghĩa - Ca gợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng người anh hùng - Ý thức đó tạo cho người anh hùng có khả năng thần kỳ – Không nói đẻ nói lời quan trọng, nói lời yêu nước - Hình ảnh Gióng cũng là hình ảnh của ngưới dân.... V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị học bài: “Danh từ”. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày 05 tháng 10 năm 2015 ĐỦ GÁO ÁN TUẦN 7. Tuần 8.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> Chủ đề: TỪ LOẠI Ngày soạn: 10/10/2015 Ngày dạy: 12 -> 17/10/2015 Tiết 32 :. DANH TỪ. I/ Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm về danh từ, đặc điểm của danh từ và khả năng kết hợp của danh từ. Đồng thời giúp các em nắm được chức vụ điển hình của danh từ trong câu. 2. Kĩ năng: Tích hợp với văn trong văn bản: “Cây bút thần” với tập làm văn ở ngôI kể và lời kể trong văn tự sự. Luyện kỹ năng thống kê, phân loại các danh từ. 3. Thái độ: Sử dụng từ đúng chuẩn mực 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị : Gv: Tìm thêm ví dụ, chuẩn bị bảng phụ. Hs: Đọc bàI trước ở nhà. III. Tiến trình hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Vở chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động I I/ Đặc điểm của danh từ Hoạt động 1 1. Ví dụ Gv: Treo bảng phụ đã ghi NL. ? Đọc đoạn văn trên bảng và chú ý những từ gạch chân. Gv: ở câu văn này có cụm DT: “ba con trâu ấy” DT ? Hãy xác định danh từ trong cụm từ này? Gv: Trong cụm danh từ trên con trâu là phần trung tâm của cụm DT trong đó con là DT chỉ đơn vị, trâu là DT chung. Nhưng để tiện phân tích ta coi con trâu là DT. ? Quan sát cụm DT trên em cho biết xem trước và sau DT có những từ nào? - Trước có từ ba. - Sau có từ ấy. Gv: Như vậy trước DT “con trâu” có số từ khong? DT “con trâu” có chỉ từ “ấy”. ? Em cho biết trong câu văn trên còn có danh từ nào? - Vua, làng, gạo nếp,. ? Vậy đây là những danh từ chỉ gì? - Đây là những DT chỉ người, chỉ vật. Gv: cho VD: Tôi rất thích sống độc lập. ? Xác định DT trong VD trên? Gv: DT độc lập ở đây được coi là DT từ chỉ khái niệm..
<span class='text_page_counter'>(78)</span> ? Hãy đặt câu với danh từ mà em vừa tìm được? VD: Vua Hùng cho người nối ngôi. Làng tôi khuất sau rặng tre. Hoạt động 2 ? Qua tìm hiểu các vd em chi bết thé nào là danh từ?. ? Trong cụm DT thì có khả năng kết hợp như thế nào? ? Dựa vào các ví dụ vừa tìm hiểu em phân tích cấu trúc ngữ pháp. Vua Hùng chọn người nối ngôi. CN VN Làng tôi khuất sau rặng tre. CN VN Hà là học sinh ngoan. CN VN ? Vậy em thấy DT thường giữ chức vụ gì trong câu? ? Hãy xác định cấu trúc ngữ pháp trong các câu sau? Nhân dân là bể C V Văn nghệ là thuyền. C V Sóng đẩy thuyền lên. C V Gv: Qua VD các em thấy khi DT làm VN thì thường đừng sau từ là. - DT thường làm CN trong câu. Hoạt động II Hoạt động 1 Gv: Ghi sẵn VD ra bảng phụ. VD: ba con trâu Một viên quan Ba thúng gạo Sáu tạ thóc. Gv: Các em chú ý những từ gạch chân. ? Em có nhận xét gì về vị trí của các DT gạch chân? - Các DT này đứng trước. - Các DT còn lại đứng sau. ? Nghĩa của các DT gạch chân ntn? - Chỉ đơn vị để đếm người vật. ? Nghĩa của các DT đứng sau chỉ cáI gì? - Chỉ sự vật, chỉ người. Hoạt động 2. 2. Kết luận . a) Thế nào là DT: là những từ chỉ người, vật hiện tượng, khái niệm b) DT có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ này, ấy, đó ở phía sau một số từ ngữ khác đẻ lập thành cụm DT.. c) Chức vụ điển hình của DT trong câu. là CN, khi làm VN danh từ cần có từ là đứng trước.. II/ Danh từ chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật 1. Ví dụ. 2. Kết luận a) DT chỉ đơn vị là những DT dùng để tính đếm đo lường sv. b) DT chỉ sự vật là nên tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, kháI niệm.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> Gv: Vậy DT trong tiếng Việt có mấy loại? - Có hai loại: DT chỉ đơn vị là những DT như thế nào? DT chỉ sự vật là DT ntn? ? Nêú thay DT chỉ đơn vị bằng một số từ khác. Em hãy nhận xét trường hợp thay thế nào thì đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi, không đổi? Vì sao? Thay con = từ chú, bác. Thay viên = từ ông. Thay thúng = rá. Thay tạ = cân. - Trường hợp thay con, thay viên = ông, bác thì đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi. - Trường hợp thay thúng, tạ = ra, cân thì đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi theo. Gv: Những trường hợp thay DT chỉ đơn vị đo lường không thay đổi người ta gọi đó là DT chỉ đơn vị tự nhiên. - Những trường hợp thay DT đơn vị đo lường, tính đếm sẽ thay đổi theo. Người ta gọi đó là DT chỉ đơn vị quy ước. ? Qua đây ta thấy DT chỉ đơn vị gồm mấy loại? - Gồm hai loại. ? Em hãy lấy VD về danh từ chỉ đơn vị tính tự nhiên? - VD: con, cái, viên. ? Em hãy lấy VD về danh từ chỉ đơn vị quy ước? VD: tạ, kg. Gv: đưa VD: Một ta gạo rất nặng. Các em chú ý từ tạ. ? Tạ có nghĩa là bao nhiêu kg? - 100kg. Gv: Đã biết là 100kg rồi còn có thể nói rất nặng được không? Không nói được. Gv: Chính vì vậy người ta gọi đây là DT chỉ đơn vị chính xác, nó không thể được miêu tả được về lượng. Gv: Đưa VD: Một thúng gạo rất đầy. Các em chú ý từ thúng. ? Thúng có nghĩa là bao nhiêu? - Không xác định được chính xác (ước chừng). ? Không xác định được chính xác thì có thể nói rất đầy được không? Nói được. Gv: Chính vì vậy người ta gọi đây là DT chỉ đơn vị không chính xác nó miêu tả bổ sung về lượng? ? Qua VD trên em thấy DT chỉ đơn vị quy ước được chia làm mấy loại? 2 loại: DT chỉ đơn vị chính xác.. + DT chỉ đơn vị gồm 2 loại. - DT chỉ đơn vị tự nhiên. - DT chỉ đơn vị quy ước. VD: tạ, tấn.. DT chỉ đơn vị chính xác kg DT chỉ đơn vị ước chừng. VD: nắm, mớ, gói. Ghi nhớ: sgk. :.
<span class='text_page_counter'>(80)</span> DT chỉ đơn vị ước chừng. Gv: Nhắc lại toàn bộ nội dung bàI học hôm nay. Gọi hs đọc phần ghi nhớ. Hoạt động III Liệt kê một số DT chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một số DT đó ? Xác định yêu cầu của bài tập? Hs lấy VD: Lợn, gà, bàn, nhà, cửa. ? Xác định yêu cầu của bài tập? - Liệt kê các loại từ. a) Chyên đứng trước danh từ chỉ người. VD: ông, bà, cô, bác, dì b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: VD: Cái bức, tấm, chiếc ? BàI tập yêu cầu điều gì? - Liệt kê các danh từ.. III/ Luyện tập 1. Bài tập 1/87. Đặt câu: Chú mèo nhà em rất lười ăn. Nhà em có hai con mèo màu vàng. 2 . Bài tập 2/87/sgk. 3 . Bài 3 ( sgk . 87 ) a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác. VD: mét, gam, lít, hecta, hải lý, dặm, kilôgam. b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng. VD: nắm, mớ, đàn, gói, vốc Hoạt động 5. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Danh từ có những đặc điểm gì? ? Danh từ gồm những loại nào? - Về nhà làm tiếp bàI tập 4-5 sgk làm bài tập 5,6,7/35/sbt. - Đọc trước bài: “Thứ tự kể trong văn tự sự” * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 10/10/2015 Ngày dạy: 12 -> 17/10/2015 Tiết 30: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I . Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết dựa vào bài tập nói, kể truyện dưới hình thức đơn giản ngắn gọn để học sinh làm quen. - Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật. 2. Kĩ năng: Bước đầu luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho rõ ràng, mạch lạc,chú ý phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật . 3. Thái độ: Tôn trọng người nói, người nghe 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị. - Thầy: Đọc SGK, SGV, sách tham khảo, soan bài, chia nhóm, tập nhận xét lẫn nhau trong nhóm, cử đại diện để kể ở lớp - Trò: chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói và tập kể ở nhà. III. Phương pháp - Thuyết trình, hđ nhóm và độc lập. - Thi kể chuyện.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> IV. Tiến trình lên lớp . 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị dàn bài của hs 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt. Hoạt độngI I. Đề bài ? Bố cục của một bài văn tự sự gồm mấy a) Tự giới thiệu về bản thân. phần? b) Giới thiệu người bạn mà em quý - Ba phần mến Gv cho học sinh chuẩn bị đề cương theo c) Kể về gia đình mình một trong những đề bên d) Kể về một ngày hoạt động của mình. Hoạt độngII II. Dàn bài tham khảo Hoạt động 1 1. Tự giới thiệu về bản thân: ? Phần mở bài nêu được những gì? a, Mở đầu : Lời chào và lý do tự giới thiệu ?Phần thân bài nêu được những gì? b, Thân bài :. - Tên, tuổi ? Phần kết bài nêu được những gì Hoạt động 2 ? Phần mở bài nêu được những gì ? Phần thân bài nêu được những gì ?. - Gia đình gồm những ai - Công việc hàng ngày - Sở thích và nguyện vọng c ,Kết bài : cảm ơn mọi người đã chú ý nghe. 2. Kể về gia đình mình a, Mở bài : Lời chào và lý do kể b,Thân bài: - Giới thiệu chung về gia đình - Kể về bố - Kể về mẹ ? Phần kết bài nêu được những gì ? - Kể về anh, chị, em c, Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia Hoạt động II đình. Gv hướng dẫn học sinh dàn bài tham khảo II. Luyện nói trên lớp hoặc dàn bài ở nhà đã chuẩn bị để học sinh trả lời miệng - Nhóm 1,2 làm đề 1 , nhóm 3,4 làm đề 2 - Gọi học sinh lên phát biểu trước lớp và cho điểm. Gv uốn nắn, sửa chữa. Khi nói học sinh chú ý : - Nói to để mọi người đều nghe - Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người..
<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Xác định rõ nội dung cần nói, tránh lan man, rườm rà, xa rời nội dung. - Ngôn ngữ nói sinh động, linh hoạt, gần gũi với người nghe. Tránh dùng từ quá trau chuốt, bóng bẩy, văn chương. - Giọng nói: bình tĩnh, tự tin, đàng hoàng, giàu ngữ điệu, có cảm xúc. Hoạt động III III. Đọc thêm “ Trong hùng biện, cái làm người ta thích không phải là hình ảnh mà là tình cảm, là giọng nói say sưa. Người nói chinh phục người nghe không phải bằng lí trí mà bằng tình cảm, lý trí làm người nghe bị thuyết phục, tình cảm lôi cuốn người nghe. Trong lúc nói, ta có thể mắc phải một vài từ không chính xác, một vài so sánh không chỉnh, người nghe không nhận ra. Sức mạnh của câu nói, hơi thở hùng biện đã quét sạch, cuốn đi, phân tán đi những khuyết điểm đó. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Em hãy đọc bài tham khảo sgk ? Em có nhận xét gì về bài giới thiệu này? ? Đọc lại 2 dàn bài trên bảng? - Dựa vào dàn bài này về nhà em hãy viết thành bài hoàn chỉnh * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 10/10/2015 Ngày dạy: 12 -> 17/10/2015 Tiết 31 - NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ Giúp học sinh biết dựa vào bài tập nói, kể truyện dưới hình thức đơn giản ngắn gọn để học sinh làm quen. - Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật. 2. Bước đầu luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho rõ ràng, mạch lạc,chú ý phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật . 3. Thái độ: Tôn trọng người nói, người nghe 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị. - Thầy: Đọc SGK, SGV, sách tham khảo, soan bài, chia nhóm, tập nhận xét lẫn nhau trong nhóm, cử đại diện để kể ở lớp - Trò: chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói và tập kể ở nhà. III. Phương pháp.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Thuyết trình, hđ nhóm và độc lập. - Thi kể chuyện I/ Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Qua bài học giúp Hs nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3). - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự. 2. Kĩ năng: - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và thứ nhất. II. Chuẩn bị : + Thầy : Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ. + Trò : Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp - Vấn đáp, phân tích III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra (15) ? Thế nào là văn tự sự ? Nêu bố cục của một bài văn tự sự ? ? Viết một đoạn văn 5 -7 kể về em bế gặp viên quan trong truyện “ Em bé thông minh” Đáp án - Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc kia và dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. - Học sinh: Hình thức một đoạn văn, sự việc kể phải đảm bảo ai làm, xảy ra ở đâu, nguyên nhân, mở đầu, diễn biến , kết thúc. 3: Bài mới: GV giới thiệu bài- Trong các văn bản mà chúng ta đã học có những đoạn văn người kể xưng “tôi” có những đoạn văn người kể giấu mình gọi sự vật bằng những tên gọi của chúng. Vậy cách kể như vậy người ta gọi là kể theo ngôi nào? Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động I Gv: Giảng, dẫn dắt cho học sinh ghi: ? Ngôi kể là gì? Gv Gọi học sinh đọc đoạn văn số 1. ? Đoạn văn trên trong văn bản nào? - Em bé thông minh. ? Người kể gọi tên các nhân vật ấy là gì? - Người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng, như vua, thằng bé, 2 cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé. ? Hãy gạch chân các tên gọi ấy? ? Với cách tên gọi ấy. ? Với cách gọi tên các nhân vật ấy tác giả đã kể như thế nào? - Tác giả đã tự giấu mình đi coi như không có mặt. Gv Vậy cách kể đó người ta gọi là kể theo ngôi thứ 3. ? Vậy kể theo ngôi thứ 3 là cách kể như thế nào? ? Cách kể này có tác dụng gì?. I. Ngôi kể và vai trò của của ngôi kể trong văn tự sự. 1. Ngôi kể a. Ví dụ - Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Khi người kể giấu mình gọi sự vật. - Khi nhân vật gọi bằng tên.
<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Gv: Gọi học sinh đọc đoạn văn thứ 2 là đoạn trích “Dế Mèn phưu lưu ký”. ? Trong đoạn văn này người kể xưng mình là gì? Là tôi. ? Gạch dưới các từ ấy? ? Khi xưng hô như thế người người kể có thể làm những gì? - Người kể trực tiếp kể những gì mình nghe thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra tình cảm ý nghĩ của mình. Gv: Cách kể, cách xưng hô như vậy ta gọi là cách kể theo ngôi thứ nhất. ? Vậy em hiểu gì về cách kể này? ? Quan sát đoạn văn 2 em cho biết người xưng hô tôi trong đoạn văn này là Dế Mèn hay tác giả? - Là Dế Mèn. Gv: Đoạn trích trên là Dế Mèn xưng hô là tôi chứ không phải là tác giả. ? Vậy theo em trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do không bị hạn chế, ngôi kể nào chỉ được kể những điều mình đã biết đã trải qua. - Ngôi thứ 3 có thể kể tự do. - Ngôi thứ nhất có nhiều hạn chế. Gv: Kể theo ngôi thứ nhất là kể ra đời khái niệm. Kể theo ngôi thứ nhất là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy mình chịu trách nhiệm 1 cách công khai cho nên ngôi kể này có nhiều hạn chế. Nhưng bù lại do những điều mình biết, thấy và cảm nhận cho nên lời kể thân mật, gần gũi mang màu sắc cảm xúc cá nhân. Khi người kể giả định kể theo ngôi thứ 3 của nhân vật là kể theo cái biết và cái cảm của nhân vật ấy. Người xưng tôi ấy không phải là tác giả. Gv: - Trong hồi ký, nhật ký, tuỳ bút người kể kể kể theo ngôi thứ nhất và người xưng tôi là tác giả. Trong thư từ người viết vừa theo ngôi thứ nhất vừa theo ngôi thứ hai (anh, bác ). Việc sử dụng ngôi kể nào phụ thuộc vào đặc điểm của tư duy nghệ thuật và dụng ý nghệ thuật. ? Để kể chuyện linh hoạt, thú vị người kể phải làm gì? Cho học sinh quan sát lại hai đoạn văn. ? Đoạn văn thứ 2 được kể theo ngôi nào? - Theo ngôi thứ nhất. ? Nếu tôi thay đổi “tôi” bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có 1 đoạn văn như thế nào? - Đoạn văn trên không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình.. của chúng.. - Kể theo ngôi thứ nhất. Khi người kể xưng hô là tôi.. - Để kể chuyện linh hoạt thú vị người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp. 2. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự a, Ví dụ.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> Hs viết lại đoạn văn. Gv: Nhấn mạnh khi sử dụng ngôi kể thứ nhất , tác giả vẫn có thể thây đổi người kể , nhân vật kể chuyện. ? Vậy có thể thay đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn văn thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao? - Không nên đổi ngôi thứ 3 thành ngôi thứ nhất trong đoạn văn vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cảnh kể ban đầu và nội dung chuyện phải thêm bớt cho phù hợp với cách kể mới. ? Như vậy khi kể một câu chuyện chúng ta cần phải lưu ý điều gì? ? Khi lựa chọn ngôi kể thứ 3 có điểm mạnh gì? Ngôi thứ nhất có điểm mạnh gì? - Ngôi thứ 3: tính khách quan. - Ngôi thứ 1: tính chủ quan. Gv: Mỗi ngôi kể có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau tuỳ các em lựa chọn. * Ghi nhớ: sgk. b, Kết luận Để kể chuyện cho linh hoạt, người kể có thể hoàn toàn tự do lựa chọn ngôi kể hoặc ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất.. Cho học sinh đọc bài tập. ? Xác định yêu cầu của bài tập? ? Gọi học sinh thay ngôi kể thứ I thành ngôi kể thứ 3. Tôi Dế Mèn ? Như vậy người kể sẽ ở vị trí nào? II. Luyện tập - Người kể giấu mình (ngôi kể thứ 3). ? Kể theo ngôi thứ 3 thì đoạn văn này như thế nào? - Mang tính khách quan. Gv: Như vậy ở bài này thay đổi ngôi kể thứ nhất = ngôi kể thứ 3 đoạn văn mang tính khách quan. Hs kể lại đoạn văn theo ngôI kể thứ ba 1 .Bài 1 : (SGK . 89) ? Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề? - Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi kể thứ nhất nhận xét. ? Gọi học sinh đọc đoạn văn. Đoạn văn kể theo ngôi nào? - Ngôi thứ 3. ? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? - Người kể dấu mặt gọi bằng tên nhân vật. ? Chuyển ngôi thứ 3 thành ngôi thứ nhất, học sinh tự thay? 2 . Bài 2 ( SGK . 89 ) ? Em thấy chuyển ngôi mang lại điều gì khác cho đoạn văn? - Mang tính chủ quan của người kể. ? Đọc yêu cầu của bài tập _ Truyện cây bút thần được kể theo ngôi thứ ba , gọi tên sự vật cần kể. Mặc dù trong truyện có ding từ em nhưng em đây không phảI là chỉ ngôi thứ nhất mà chỉ ngôi thứ.
<span class='text_page_counter'>(86)</span> ba- nhân vật Mã Lương. - Kể thao ngôi thứ ba như vậy , người kể có thể : - +Tường thuật khách quan sự việc - +Bộc lộ thái đọ của mình một cách cụ thể, rõ ràng với tong nhân vật , tong sự việc nêu ra trong câu Bài tập 3 chuyện kể. ? Đọc và xác định yêu cầu của đề bài _ Trong truyện côe tích, truyền thuyết người ta hay kể theo ngôI thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì: + Truyện đề cập tới nhiều nhân vật khác nhau + Truỵên đề cập tới nhiều khoảng không gian khác nhau + Truyện đề cập tới những vấn đề của quá khứ , của lịch sử Khi viết thư, bao gời cũng sử dụng ngôi kể thứ nhất, dù có lúc người viết xưng tôi, em, lại có lúc xưng cháu, chú Xưng hô thế nào là tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa Bài tập 4 người nhận thư với người viết thư. Bài tập 5 V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị học bài: “Thứ tự kể trong văn tự sự”. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ đề: VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 10/10/2015 Ngày dạy: 12 -> 17/10/2015 Tiết 32 - THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I . Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua giờ học giúp học sinh thấy được: + Trong văn tự sự có thể kể “xuôi” có thể kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu thể hiện. + Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược” biết được muốn kể “ngược” phải có điều kiện. 2. Kĩ năng: - Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại. - Tích hợp “Em bé thông minh” “Ông lão đánh cá và con cá vàng’. 3. Thái độ: Sử dụng từ đúng chuẩn mực 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II . Chuẩn bị Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ Học sinh: ôn tập lại một số văn bản, đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp - Vấn đáp, phân tích IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Em hãy kể lại các sự việc trong văn bản: “Cây bút thần”? - Mã Lương sinh ra trong một gia đình nghèo, thông minh, thích học vẽ. - Mã Lương được ông già tiên cho bút thần. - Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ..
<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Mã Lương rơi vào tay tên địa chủ. - Mã Lương rơi vào tay tên vua. - Mã Lương đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ. 3. Bài mới : Để làm tốt văn kể chuyện người kể không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còng chọn thứ tự kể phù hợp nữa. Vậy thứ tự kể là gì? Chúng ta đi vào bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I Gv: Để tìm hiểu được thứ tự kể trong văn tự sự chúng ta hãy tóm tắt lại cho cô những sự việc chính trong chuyện “Cây bút thần” - Hs kể. Gv treo bảng phụ những sự việc trong truyện. ? Các sự việc này được kể theo thứ tự nào? - Kể theo thứ tự thời gian. ? Tại sao lại trình bày như vậy? - Vì nó phù hợp, làm chi cốt truyện thêm mạch lạc. Gv: Kể theo thời gian vì đây là đặc điểm của truyện cổ dân gian các sự việc đơn giản và nối tiếp nhau. Các hành động lặp lại tăng cấp thêm. VD: ở truyện “Cây bút thần” em bé từ chỗ dùng bút vẽ những gì cần thiết cho người nghèo rồi em lại dùng bít vẽ tất cả những gì xấu xa cho những kẻ độc ác rồi cũng cây bút ấy em đã trừng trị những kẻ gian sảo. Cùng cái hành động dùng bút để vẽ nhưng mỗi lúc ở một cấp độ quan trọng khác nhau. Càng ngày hành động vẽ của em bé càng trở lên tăng cấp hơn, từ chỗ diệt tên địa chủ em đã dùng bút để diệt tên vua gian ác. ? Qua đây em có rút ra nhân xét khi kể truyện ta có thể kể theo cách nào? Gv: Nhưng khi kể chuyện chúng ta có nhất thiết là phải kể theo thứ tự thời gian hay không? Các em đọc cho cô đoạn văn trong sgk. ? Các sự việc này có thể kể theo trình tự thời gian hay không? - Các sự việc trong câu chuyện này không được trình bày theo thứ tự thời gian. ? Các sự việc trong câu chuyện này được trình bày theo thứ tự nào? - Trình bày theo cảm xúc tâm trạng của nhân vật (ngôi kể thứ 3 giờ trước các em đã học). Gv: ở đây tác giả đã kể đầu tiên là thời gian hiện tại sau đó là thời gian quá khứ cuối cùng lại quay về hiện tại. Các kể này người ta gọi là cách kể theo thứ tự không gian. ? Cách kể này có ưu nhược điểm gì? - Ưu đỉêm: Cách kể phong phú khách quan.. I/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. 1: VD1: Kể lại những sự việc trong truyện “Cây bút thần”.. - Kể theo thứ tự thời gian. 2. Kết luận - Để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm của nhân vật người ta có thể đem kết quả của sự.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> - Nhược điểm: Người đọc khó theo dõi và khó hiểu cốt truyện và sẽ lẫn lộn quá khứ và hiện tai. ? Cách kể theo trình tự thời gian có ưu nhược điểm gì? - Ưu điểm: là người đọc dễ dàng theo dõi vào truyện. - Nhược điểm: người đọc có thể nhàm chán. ? Kể chuyện không theo thứ tự thời gian có tác dụng gì? - Gây được sự bất ngờ, tạo được sự chú ý, thể hiện được tình cảm của nhân vật. ? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện này? ? Như vậy chúng ta có thể kể một câu chuyện theo mấy cách? Đó là những cách nào? Gv: Gọi hs đọc to phàn ghi nhớ sgk cho cả lớp nghe. ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm điều gì? ?1 Câu chuyện được kể theo trình tự nào? - Kể theo sự hồi nhớ của nhân vật. ?2 ở đây truyện kể theo ngôi nào? - ở câu chuyện này người kể kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” đóng vai trò người kể chuyện. ? Vai trò của sự hồi tưởng trong câu chuyện? - Hồi tưởng đóng vai trò xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau. ? Cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa” Gợi ý: Có thể lập dàn ý theo hai cách kể, theo hai ngôi kể. Định hướng: - Cách kể 1: Kể theo trình tự thời gian. Ngôi kể thứ 3: Tác giả giấu mình. - Cách kể 2: Đi rồi nhớ lại và kể. Ngôi kể thứ nhất: tác giả xưng “tôi”. Chú ý: Nhưng dù kể theo cách nào đi nữa vẫn phải trả lời được câu hỏi trong sgk. - Lý do được đi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian chuyến đi. - Những sự việc trong chuyến đi. - Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Có mấy cách kể chuyện? Ôn tập để giờ sau viết bài hai tiết.. việc hiện tại kể trước sau đó mới dùng cách bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó. II/ Luyện tập. 1: Bài tập 1/98/sgk.. 2 : Bài tập 2/99/sgk.. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày 12 tháng 10 năm 2015 ĐỦ GÁO ÁN TUẦN 8. TUẦN 10:. Ngày soạn: 15/10/2015. CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN.
<span class='text_page_counter'>(89)</span> Ngày dạy: 19 -> 24/10/2015 TIẾT 33 - ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG .. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Bước đầu giúp các em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn, con đường rút ra bài học, chủ quan, kiêu ngạo là những tính xấu làm hại con người. - Học sinh hiểu được cách xây dựng kết cấu truyện ngụ ngôn. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo truyện ngụ ngôn. 3. Thái độ: - Giáo dục các em không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị Giáo viên: Soạn giáo án. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp - Vấn đáp, phân tích, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Cho biết các ngôi kể trong văn tự sự? 3. Bài mới: Gv Giới thiệu: Bên cạnh hai thể loại truyền thuyết, cổ tích. Văn học dân gian còn có một thể loại rất lý thú và hấp dẫn .đó là truyện ngụ ngôn, truyện cười. Để hiểu được điểm khác biệt và ý nghĩa của hai truỵên này giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu truyện ngụ ngôn "ếch ngồi đáy giếng". I. Tìm hiểu chung Gv gọi học sinh đọc phần chú thích sgk/100. * Khái niệm truỵên ngụ ngôn: ? Em hãy cho biết đặc điểm của truyện ngụ ngôn? - Là kể bằng văng xuôi, văn Gv: Ngụ: Là hàm ý kín đáo, gửi gắm. vần. Mượn chuyện loài vật, đồ Ngôn: Là lời nói. vật hoặc chính con người để Ngụ ngôn: Nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý tức là nói có nói bóng gió, kín đáo chuyện ý kín đáo để người đọc, người nghe suy ra mà hiểu. con người nhằm khuyên răn dạy người một bài học nào đó. Gv: Truyện ngụ ngôn có nghĩa đen và nghĩa bóng là mục đích chính của ngị ngôn. - Gv Giải thích thêm: Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài cụ thể của chính câu chuyện kể, dễ nhận ra, nghĩa bóng là nghĩa sâu kín gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của chuỵên. ? Vậy mục đích của người sáng tác truyện ngụ ngôn để làm gì? - Mượn câu truyện kể để thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo để điều muốn nói thêm sâu sắc tăng tính thuyết phục. - Ếch ngồi đáy giếng là truyện Gv: Truyện ngụ ngôn với tục ngữ có đôi nét giống nhau? ngụ ngôn đề cập đến kiểu Qua tìm hiểu ở nhà, em cho biết truyện ếch ngồi đáy nhân vật là loài vật. giếng thuộc loại truyện nào? Nhân vật của truyện là ai? Nhân vật ấy có đặc điểm gì? Gv: Nêu yêu cầu đọc: Đây là truyện ngụ ngôn lên đọc với giọng sôi nổi, bình.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> tĩnh xen chút hài hước kín đáo. Gv: đọc mẫu 1 lần. Gọi hai học sinh đọc. Gv nhận xét. Gv cho học sinh đọc những từ khó sgk ? Em hiểu từ: Dềnh lên "Nghĩa là như thế nào? - Nước dâng lên cao . ? Chúa tể ( chủ tể ) Nghĩa là gì ? - Kẻ có quyền lực cao nhất . ? Từ "dềnh lên và từ chúa tể" được giải nghĩa bằng cách nào mà em đã học? - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. ? Hai từ này là từ thuần việt hay từ mượn? - Đều là những từ mượn. Gv đây đều là những từ mượn của tiếng Hán thứ tiếng của Trung Quốc cổ. ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà em hãy chỉ ra những sự việc chính trong văn bản? - Ếch sống lâu ngày trong giếng. - Ếch ra khỏi giếng. ? Văn bản được viết theo phương thúc biểu đạt chính nào? - Tự sự. ? Vì sao em cho rằng văn bản được viết theo phương thức biểu đạt tự sự? - Văn bản được kể theo trình bày các sự việc theo một trình tự nhất định có ý nghĩa. ? Văn bản được kể theo trình tự nào? - Trình tự thời gian. GV: Các sự việc được sắp xếp theo mối quan hệ nguyên nhân kết quả. Đây là điều mà các em ghi nhớ khi tạo lập một văn bản trên lớp. ? Dựa vào những sự việc chính ,em hãy kể tóm tắt văn bản? - Gv gọi học sinh kể. ? Nhận xét bạn kể. Bố cục : Gồm 3 phần ?Qua theo dõi bạn đọc và phần kể của bạn, em có thể + Phần 1: Từ đầu ............. chia văn bản thành mấy phần? Nêu giới hạn từng phần? chúa tể: Giới thiệu ếch sống trong giếng + Phần 2: còn lại: ếch ra thế giới bên ngoài. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Chú ếch sống trong giếng. ? Học sinh đọc phần 1. ? Ếch sống trong giếng trong khoảng thời gian ntn? - Sống lâu ngày..
<span class='text_page_counter'>(91)</span> ? Em có suy nghĩ gì về khoảng thời gian này? - Không biết chính xác là bao lâu, có lẽ cũng rất lâu rồi. - Từ khi ếch sinh ra. ? Ở đáy giếng xung quanh ếch có những vật gì? - Nhái, cua, ốc. ? Tiếng kêu của ếch được miêu tả như thế nào? - Tiếng kêu ồm ộp làm vang động cái giếng. ? Khi ếch kêu vang như vậy, các con vật xung quanh tỏ thái độ ra sao? - Rất hoảng sợ. ? Vì sao nghe tiếng kêu của ếch những con vật xung quanh hoảng sợ như vậy? - Vì trong không gian hẹp, tiếng kêu của ếch vang động hơn và những con vật xung quanh đều rất nhỏ bé chúng hoảng sợ mỗi khi ếch kêu. ? Em có nhận xét gì về vị trí của ếch trong giếng? ? Khi thấy nhữnh con vật xung quanh sợ mình, ếch đã nhìn nhận và đánh giá bầu trời ra sao? - Bầu trời chỉ bé bằng cái vung. GV: Hơn thế ếch còn coi mình là vị chúa tể. ? Em có nhận xét gì về cách đánh giá của ếch đối với bầu trời? - Đây là đánh giá sai về bầu trời. ? Vì sao ếch có thể đánh giá sai lệch về bầu trời như vậy? - Vì ếch sống quá lâu ngày trong giếng ,nhìn qua miệng giếng chỉ thấy bầu trời tròn, nho nhỏ vừa vặn bằng cái vung. Gv: Môi trường thế giới sống của ếch rất nhỏ bé, ếch chưa bao giờ biết thêm về môi trường mới bên ngoài, tầm nhìn thế giới và mọi vật xung quanh của ếch nhỏ hẹp. ? Qua cách nhìn nhận đánh giá đó ,em biết đây là chú ếch như thế nào? Chuyển ý: Sự ngạo mạn và sống hạn hẹp ấy đã khiến số phận của ếch ra sao, ta chuyển sang phần 2. Gv: Gọi học sinh đọc đoạn còn lại. ? Ếch ra ngoìa trong hoàn cảnh nào? - Trời mưa to nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. ? Ra thế giới bên ngoài bộ dạng của ếch được miêu tả ntn? - Dáng đi: ngênh ngang. - Kêu: ồm ộp. - Cái nhìn: Nhâng nháo. ? Vì sao ra thế giới bên ngoài,ếch có bộ dạng như thế? - Vì ếch nhàm tưởng cuộc sông bên ngoài cũng giống như cuộc sống của ếch nơi đáy giếng nơi nó từng là vị chúa tể .. - Sống trong giếng ếch tỏ ra oai vệ và là lõi sự hãi của những con vật xung quanh.. - Ếch có cái nhàn hạn hẹp, tỏ ra ngạo mạn.. 2. Ếch ra khỏi giếng.. - Ếch chủ quan, kiêu ngạo, coi thường mọi vật xung quanh. - Ếch phải nhận kết cục bi.
<span class='text_page_counter'>(92)</span> ? Sự nhầm tưởng ấy khiến ếch phải lãnh một hậu quả ra thảm. sao? - Một con trâu đi qua giẫm bẹp. ? Nguyên nhân vì sao ếch bị trrâu giẫm bẹp? - Vì khi ra khỏi giếng ếch vẫn quen thói cũ, giương mắt lên trời ,không để ý đến người xung quanh. ? Như vậy lý do dẫn đến ếch bị giẫm chết là gì? ? Theo em, khi bị giẫm chết, ếch có biết được tai hoạ từ đâu không? Vì sao? - Có lẽ ếch còn kịp nhận ra nguyên nhân tai hoạ của mình. Vì đã quá muộn. - Sự nghênh ngang của ếch đã bị trả giá. Gv: Ếch nghênh ngang như vậy lên ếch chết là lẽ tất nhiên, khó tránh khỏi, là kết quả của lối sóng kiêu căng ,hợm hĩnh về mình. Thực ra đó chỉ là sự ngu dốt ,ngớ ngẩn và do vậy đến tận khi nào bẹp, tắt thở rồi ếch cũng chưa biết vì đâu. Ếch vừa đáng thương và cũng thật đáng giận. IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật ? Tác giả đã có những thành công gì về mặt nghệ thuật? - Truyện kết cấu chặt chẽ, (Truyện ngụ ngôn có đặc điểm gì)? ngắn gọn, nhiều chi tiết tưởng tượng, gây cười hưng hàm ý một bvài học sâu xa. 2. Nội dung - Từ câu chuyện về cách nhìn ? Với những thành công về mặt nghệ thuật ấy đã gói thế giới bên ngoài chỉ qua phần làm nổi bật nội dung ý nghĩa gì? miệng giếng nhỏ hẹp của chú (Tác giả viết truyện "Ếch ngồi đáy giếng” nhằm mục đích ếch, chuyện ngụ ngôn phê gì?) phán những kẻ hiểu biết hạn ? Qua câu chuyện chúng ta rút ra được bài học gì? hẹp mà lại huyênh hoang. - Môi trường, hoàn cảnh sống, cơ giới hạn, phải khắc phụ - Khuyên người ta phải cố khó khăn để mở rộng hiểu biết của mình. gắng mở rộng tầm hiểu biết - Không lên chủ quan, kiêu ngạo trước bất cứ điều gì của mình, không được chủ mình đang sống. quan kiêu ngạo. - Sự khiêm tốn cẩn thận sẽ giúp ta tránh được tai hoạ bất trắc, dẫn đến thành công. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Kể lại tóm tắt truyện . - Đọc phần ghi nhớ sgk. - Học nắm được nội dung ý nghĩa của truyện . - Tập sáng tạo một truyệnk ngụ ngôn từ thực tế với nhân vật là loài vật - Tìm hiểu trước bài : Thầy bói xem voi . * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN.
<span class='text_page_counter'>(93)</span> Ngày soạn: 15/10/2015 Ngày dạy: 19 -> 24/10/2015 Tiết 34 :. THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm đựcc nội dung của truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi" Nhằm khuyên người đời: Khi xem xét một sự việc phải xem một cách toàn diện ,miêu tả sự vật một cách khách quan thích hợp, đừng bảo vệ ý kiến một cách bảo thủ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo truyện ngụ ngôn. - Rèn kỹ năng đọc cẩm thụ truyện ngụ ngôn . 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn trọng khi xem xét đánh giá sự vật, tính khiêm tốn thực sự cần tiến bộ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị Giáo viên: Soạn giáo án. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp - Vấn đáp, phân tích, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: ? Kể lại truyện "Ếch ngồi đáy giếng" và nêu ý nghĩa của truyện? 3. Bài mới: I. Tìm hiểu chung ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết thầy bói - Thầy bói xem voi là xem voi thuộc truyện gian dân nào? truyện ngụ ngôn đề cập ? Truỵện ngụ ngôn là loại truyện ntn? đến những nhân vật là con ? Truyện đề cập đến những kiểu nhân vật nào? người . Gv: Nêu yêu cầu đọc: đây là truỵện ngụ ngôn lên đọc với giọng tươi vui, bình tĩnh tự tin thể hiện đúng ngữ điệu của từng nhân vật. GV: Đọc mẫu một lần. GV: Gọi học sinh đọc. ? Tìm hiểu chú thích và nêu nghĩa các từ: phàn nàn, quản voi. - Phàn nàn: Thái độ không hài lòng biểu thị bằng lời nói - Quản voi: Người trông nom ,điều khiển voi còn gọi là quản tượng, lái voi. ? Hai từ này được giải nghĩa bằng cách nào mà ưm đã học? - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. ? Từ phàn nàn và từ quản voi là từ thuần việt hay từ mượn - Đều là những từ mượn. Gv Đây là những từ mượn Hán Việt thứ tiếng của Trung Quốc cổ. ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em Chỉ ra những sự việc chính trong văn bản? - Các thầy cùng xem voi..
<span class='text_page_counter'>(94)</span> - Các thầy bói bàn luận về hình thù con voi. - Các thầy đánh nhau. ? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào. - Tự sự. ? Vì sao em cho rằng văn bản viết theo phương thức biểu đạt tự sự? - Vì văn bản được trình bày một chuỗi các sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. Gv Các sự việc được sắp xếp theo mối quan hệ nguyên nhân, kết quả. Đây là điều mà các em cần phải ghi nhớ khi làm một bài văn tự sự trên lớp. ? Dựa vào những sự việc chính em hãy kể tóm tắt văn bản - Gv gọi học sinh kể. * Bố cục :Gồm 3 phần ? Em hãy tìm bố cục của văn bản và nêu giới hạn của Phần 1: Từ đầu .......... sờ từng phần. đuôi: Các thầy cùng xem voi. Phần 2: Tiếp đó ........ chổi sể cùn: Các thầy bói bàn luận. Phần 3: Còn lại: đánh nhau giữa các thầy.. Gv: Bố cục văn bản gồm ba phần: Mở đầu truyện, diễn biến truyện, tương ứng với: ba phần của văn bản tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài. Để hiểu rõ ý nghĩa và diễn biến tác phẩm ta tìm hiểu phần III. ? Mở đầu truyện tác giả dân gian giới thiệu về ai, họ làm nghề gì? - Năm ông thầy bói. GV: Năm ông thầy bói: Chuyên làm nghề bói toán tướng số. ? Nhân buổi ế hàng cuối năm, những ông thầy này đã làm gì? - Tán chuyện gẫu. ? Trong lúc tán chuyện gẫu, các thầy đã phàn nàn điều gì? - Không biết hình thù con voi nó như thế nào. GV: Các thầy đã ao ước được xem voi. ? Em có suy nghĩ gì về ước muốn của năm ông thầy bói? ? Vì sao em cho rằng ước muốn của 5 thầy là lạ kỳ? - Cả 5 thầy bị mù. GV: Và trong thực tế, đã là thầy bói phải đoán biết được. III. Đọc - Hiểu văn bản 1. Mở đầu câu chuyện. - Cả 5 ông thầy bói bị mù ế hàng có ước muốn lạ kỳ..
<span class='text_page_counter'>(95)</span> quá khứ và tương lai. Vì thế phải có khao khát được xem vật gì kỳ lạ khác thường hơn. Đằng này các thầy lại muốn xem voi, hình thù một con voi ra sao còn không biết nữa còn nói gì đến chuyện bói toán. ? Em có nhận xét gì về cách mở đầu truyện? - Nêu tình huống ngắn gọn. ? Cách nêu tình huống đó có tác dụng gì? - Thu hút sự chú ý của người đọc. Chuyển: Vậy các thầy bói đã thực hiện nguyện vọng của mình như thế nào ta chuyển sang ý 2. - Gọi 1 em đọc tiếp ..... "chổi sể cùn" ? Em thấy cách xem voi của các thầy bói có gì đáng chú ý? - Sờ bằng tay. - Mỗi thầy sờ được một bộ phận. ? Em có nhận xét gì về cách xem voi ấy? GV: Đáng lẽ xem một con vật, người ta phải dùng mắt để quan sát, đằng này do hỏng mắt các thầy dùng tay sờ, chỉ sờ được một bộ phận mà thôi. ? Do phải dùng tay sờ nên các thầy bói đã có cảm nhận về con voi như thế nào? + Sun sun như con đỉa. + Sừng sững như đòn càn. + Chần chẫn như cột đình. + Tun hủn như cái chổi sể cùn. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? - Dùng một loạt các từ láy mô tả đặc điểm, hình dạng của từng bộ phận. ? Ngoài ra tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật gì? - Sự so sánh. ? Theo em sự nhận định, liên tưởng từng bộ phận như vậy có đúng không? Vì sao? - Nếu là lời nhận xét về từng bộ phận thì đúng. ? Nhưng các thầy lại cho rằng mỗi bộ phận ấy là toàn bộ hình dạng con voi, em có suy nghĩ gì?. ? Vì sao các thầy cho đó là hình dạng con voi? Tại sao? - Các thầy mù, con voi to lớn, mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận. ? Trong khi tả voi các thầy đã tỏ thái độ của mình như thế nào? - Tỏ thái độ quả quyết, khẳng định nhận định của mình là đúng, bắc bỏ ý kiến của người khác. ? Tại sao ai cũng có thể tự tin vào quả quyết như thế?. 2, Diễn biến truyện.. - Xem voi bằng tay . xem một cách phiến diện.. - Các thầy bói đã lấy từng bộ phận con voi và cho đó là hình thù của con voi Đây là những nhận xét hoàn toàn sai.. - Các thầy tranh cãi gay.
<span class='text_page_counter'>(96)</span> - Vì đúng là những bộ phận của con voi cách nói của thầy nào cũng có lý. ? Em có suy nghĩ nhận xét gì về không khí cuộc xem voi? GV: Cuộc chiến đã diễn ra gay gắt đến bất phân thắng bại, chẳng ai chịu ai vì ai cũng chỉ cho mình là đúng nhất.. gắt. 3, Kết thúc truyện. - Các thầy bói xô sát đánh nhau.. ?Vậy kết cục cuộc tranh cãi như thế nào? - Hs đọc nốt phần kết thúc truyện. ? Kết cục truyện tranh cãi như thế nào? ? Vì sao lại có thể có kết cục đó? - Không ai chịu lắng nghe ý kiến ai. ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện? - Truyện kết thúc vừa buồn vừa gây tiếng cười hài hước. ? Cách kết thúc như vậy có dụng ý gì? - Để lại một bài học răn đời . ? Đó là bài học gì? - Muốn biết về một sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. GV: Có ý kiến cho rằng cả năm ông thầy bói đều có những nhận xét đúng về voi, nhưng rồi cả năm ông thầy lại đều sai? Ý kiến của em như thế nào? - Đúng chỉ với mỗi bộ phận của con voi. - Sai hoàn toàn khi nói về toàn diện con voi . ? Theo em cả năm ông thầy sẽ có kết cục tốt đẹp, nếu các ông có cách xử sự nào? - Lắng nghe, tổng hợp ý kiến của nhau. ? Thông qua truyện ta rút ra được bài học gì? - Muốn miêu tả sự vật phải quan sát bằng mắt. IV. Tổng kết. - Không lấy cái bộ phận để thay cho cái tổng thể. 1, Nghệ thuật. - Cần mạnh dạn bảo bệ ý kiến của mình, song cũng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác. ? Truyện có những đặc điểm gì về nghệ thuật? 2, Nội dung. - Truyện có những chi tiết ngộ nghĩnh, hài hước, châm biếm, gây cười. - Sử dụng từ láy, so sánh ví von. Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? - Chuyện chế diễu cách xem voi và nhận xét về voi của 5 ông thầy bói, qua đó khuyên người ta muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận thay thế cho cái tổng thể và phải biết lắng nghe ý kiến của người khác. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Nhắc lại bài học rút ra từ câu chuyện? - Kể diễn cảm nội dung chuyện..
<span class='text_page_counter'>(97)</span> - Chuẩn bị bài "Viết bài Tập làm văn số 2" * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 15/10/2015 Ngày dạy: 19 -> 24/10/2015 Tiết 35- 36: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Thông qua tiết kiểm tra ,giáo viên kiểm tra được trình độ nhận thức của học sinh trong môn học qua 8 tuần đầu với phương pháp bộ môn ,trong giờ học còn lúng túng . 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể ,kỹ năng hình thành bố cục của bài ,kỹ năng lựa chọn ý và hành văn cho bài văn . 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác khi làm bài kiểm tra. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, viết bài, tổng hợp, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị Giáo viên: Soạn giáo án. Học sinh: Ôn bài ở nhà. III. Phương pháp IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: ĐỀ BÀI. Phần I: Trắc nghiệm: (3đ) 1, Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì? A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. B. Kể diễn biến sự việc. C. Kể kết cục sự việc. D. Nêu ý nghĩa bài học. 2, Chủ đề của văn bản là gì? A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản. B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. C. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản. D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. 3, Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì? A. Kể người và kể vật. B. Kể người và kể việc. C. Tả người và miêu tả công việc. D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện. Phần II. Tự luận ( 7 đ ) Em hãy kể lại buổi lẽ chào cờ đầu tuần ở trường em. Hoặc “Tấm gương vượt khó học tốt ở trường em” ĐÁP ÁN. Phần I: 3 điểm. 1-B 2- D Phần II: 7điểm. a. Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu đối tượng kể. (Buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em). - Thời gian, địa điểm: 7 h sáng thứ hai tại sân trường.. 3-B.
<span class='text_page_counter'>(98)</span> - Ấn tượng chung về buổi lễ chào cờ: rất nghiêm trang. b. Thân bài: 5 điểm - Công việc chuẩn bị trước lúc chào cờ. + Chuẩn bị cờ, bàn ghế. + Các lớp xếp hàng. - Nội dung buổi chào cờ. + Cả trường chào cờ, hát quốc ca. + Những hoạt động diẽn ra trong buổi lẽ chào cờ. + Thầy phụ trách lớp trực tuần lên nhận xét đánh giá ưu nhược điểm trong tuần. + Thầy hiệu trưởng lên biểu dương thành tích của các lớp và nhắc nhở công việc trong tuần. c. Kết bài. 0,5 điểm - Kết thúc buổi chào cờ. - Nêu ý nghĩa tác dụng và nêu cảm nghĩ sau buổi chào cờ. BIỂU ĐIỂM. - Phần 1. Mỗi câu đúng cho 1 điểm. - Phần 2. + Mở bài, kết bài: 1điểm + Thân bài: 5 điểm. + Hình thức: 1 điểm. - Điểm 9-10: Làm đúng phương pháp biểu đạt, đủ ý, diễn đạt mạch lạc rõ ràng. - Điểm 7-8: câu văn trôi chảy, diễn đạt rõ ràng ý song còn thiếu một vài ý hoặc dùng thiếu chính xác (3 - 5 lỗi câu, chính tả). - Điểm 5-6: Đủ ý cơ bản hoặc không đủ ý nhưng diễn đạt được có kể không xen miêu tả. - Điểm 3-4: Bài sơ sài, thuần kể sự việc hoặc kể không đầy đủ các sự việc chính, đôi khi diễn đạt vụng. - Điểm 1-2: Bài làm quá yếu, lủng củng,lộn xộn hoặc chưa biết cách làm bài, diễn đạt ý vụng về chữ xấu. - Điểm 0: Không làm tí gì hoặc lạc đề. * Lưu ý: Nếu bài viết sai chính tả nhiều, chữ xấu tuỳ theo mức độ nội dung mà trừ điểm hình thức tối đa là (1đ). V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: * Thu bài về chấm. - Nhận xét chung về giờ làm bài. - Nhắc nhở rút kinh nghiệm. - Ôn lại kỹ năng làm văn tự sự. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày 19 tháng 10 năm 2015 ĐỦ GÁO ÁN TUẦN 9.
<span class='text_page_counter'>(99)</span> CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN. Tuần: 10 Ngày soạn: 25/10/2015 Ngày dạy: 26/10 -> 31/10/2015 Tiết 37: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Qua giờ trả bài giúp hs thấy rõ những ưu, khuyết điểm bài làm của mình, biết cách sửa, rút ra kinh nghiệm cho bài viết tếp theo. 2. Kĩ năng: Luyện cho các em kỹ năng kể chuyện kể sáng tạo bằng lời văn của mình, làm câu hỏi trắc nghiệm. - Rèn cho hs kỹ năng tự sửa bài làm cho mình, bài làm cho bạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Tự kiểm tra đánh giá, tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị - GV chấm trả bài. - HS tự xem bài và chữa. III. Phương pháp - Tự kiểm tra đánh giá. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. Gv trả bài cho hs đọc trước và chú ý sửa những lỗi sai mà gv đã chấm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I/ Yêu cầu cần đạt Phần trắc nghiệm: Hs chép lại đề bài vào vở Câu 1: A Câu 2: B GV nêu yêu cầu hướng dẫn làm bài. Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: B Câu 6: D Phần tự luận Câu 1: Các từ cần điền là: tưởng tượng kì ảo, ca ngợi, tên gọi, hoà bình. Phần thân bài đảm bảo bốn ý chính. Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm. Tổng là 2 điểm Câu 2:Tổng: 5 điểm 1. Nêu ý nghĩa: (3, đ) - Ca gợi ý thức, sức mạnh bảo vệ đất nước. - Thể hiện mơ ước và quan niện về người anh hùng chống giặc ngợi xâm. 2. Những yếu tố sự thật lịch sử: (1,75) - Cuộc kháng chiến chống giặc Ân xâm lược. - Kĩ thuật rèn đúc đồ kim loại của người Việt cổ..
<span class='text_page_counter'>(100)</span> 3. Nêu ý nghĩa: - Ca gợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng người anh hùng - Ý thức đó tạo cho người anh hùng có khả năng thần kỳ - Không nói đẻ nói lời quan trọng, nói lời yêu nước II/ Nhận xét 1. Ưu điểm - Nhìn chung các em viết chữ cẩn thận, trình bày rõ ràng sạch sẽ, một số em viết đẹp như: Ngọc, Phương Thảo, Điệp, ... - Các em đọc kỹ câu hỏi trắc nghiệm làm bài tốt - Một số em đã biết nêu cảm nhận chi tiết “ Tiếng nói đầu tiên của Gióng. 2. Nhược điểm - Một số em chữ sấu làm bài cẩu thả như Một số em sai nhiều lỗi chính tả: Trình, Khá, Thực, Công. Công, Khá, Khương, ... - Phần trắc nghiệm một số em chưa đọc kỹ câu hỏi để làm bài cho nên khoanh chưa đúng câu trả lời như: Lý Hải, Công Một số em quá lười học: Lý Hải, Phạm - Phần cảm nhận một số em chưa biết cách Cường. làm, chưa biết cách viết đoạn văn như: Khá, Trình. Đọc bài: Điệp, Ngọc. Hs Làm lại đề văn vào vở bài tập. Gv đọc một số bài viết có cảm xúc để hs nghe nhận xét. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Gọi điểm. - Lập dàn ý trước đề bài: Kể lại một chuyến về thăm quê. - Về nhà tiếp tục sửa sai làm hoàn chỉnh đề văn vào vở. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TỪ LOẠI. Ngày soạn: 25/10/2015 Ngày dạy: 26/10 -> 31/10/2015 Tiết 38 : DANH TỪ (tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Qua bài học giúp học sinh tiếp tục củng cố và nâng cao một bước nhận thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học. Cụ thể là: + Đặc điểm của nhóm danh từ riêng và nhóm danh từ chung. + Cách viết hoa danh từ riêng..
<span class='text_page_counter'>(101)</span> - Tích hợp với các phần văn ở các văn bản: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” với tập làm văn ở ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Luyện kỹ năng phân biệt danh từ chung và danh từ riêng. + Viết hoa đúng các tiểu loại danh từ riêng. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Tư duy tổng hợp, ... II. Chuẩn bị Thầy : Đọc sgv, sách thiết kế, soạn giáo án, chuẩn bị thêm ví dụ. Trò : Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp - Vấn đáp, thảo luận IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Thế nào là danh từ chỉ sự vật? Em hãy lấy một số danh từ chỉ sự vật và đặt câu với các danh từ đó? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: DT chỉ sự vật được chia thành hai tiểu loại nhỏ là DT chung và DT riêng. Vậy DT chung là gì? DT riêng là gì chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I I/ Danh từ chung và danh Hoạt động 1 từ riêng Gv: Treo VD trên bảng phụ lên. Vua nhớ công ơn tráng sỹ phong là Phù Đổng Thiên 1. Ví dụ: Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng nay thuộc xã DT chỉ sự vật gồm DT Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội. chung và DT riêng. Gv: Đoạn văn trên trích trong văn bản TG. Đây chính là phần kết thúc câu chuyện của văn bản. ? Em hãy tìm những danh từ trong VD trên? ? Em hiểu DT “tráng sỹ” có nghĩa là như thế nào? Gv: ở trong văn bản này “tráng sỹ” chỉ Thánh Gióng. ? DT “đền thờ” có nghĩa ntn? Gv: DT “tráng sỹ” là DT chỉ tên chung cho một bộ phận người có sức cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn. DT “đền thờ” là danh từ chỉ tên chung những nơi thờ cúng thần thánh. Người ta gọi những DT này là DT pchung. ? Vậy em hiểu thế nào là DT chung? 2: Kết luận. Gv: Quan sát lại VD: a) DT chung là DT chỉ tên ? “Phù Đổng Thiên Vương” là DT được dùng để gọi tên chung của một loài sự vật. của ai? ? DT Gia Lâm, HN là DT được dùng để gọi tên gì? Gv: Gọi tên địa danh để phân biệt địa danh này với địa danh khác. VD: Xuân Phương khác Xuân Phú. Gv: Những DT chỉ tên riêng của từng người, từng sự vật,.
<span class='text_page_counter'>(102)</span> từng địa phương đó là DT riêng. ? Vậy thế nào là DT riêng? ? Tìm hai DT riêng và hai DT chung và đặt câu với hai danh từ đó? ? Em hay so sánh sự giống và khác nhau giữa chung và DT riêng? - Giống: Đều là DT chỉ sự vật. - Khác: + DT chung: là DT chỉ tên chung. + DT riêng: là DT chỉ tên gọi riêng. C’: Chúng ta vừa đi tìm hiểu thế nào DT chung, thế nào là DT riêng. Vậy chúng có cách viết như thế nào? Ta tìm hiểu tiếp phần II. Hoạt động 4 Thảo luận Gv: Quan sát lại VD: ? Những DT chung có cách viết như thế nào? ? Theo em Vua là DT chung tại sao lại được viết hoa? - Vì …. Gv: Bình thường DT chung không được viết hoa. Đây là cách viết hoa theo quy tắc chính tả của Tiếng Việt. Tất cả các chữ đầu câu đầu đoạn đều phải được viết hoa chứ không riêng đó là DT chung hay DT riêng. VD: Thưa cô ạ! ? Tìm một DT riêng chỉ tên người, một DT chung chỉ tên đất? ? Em có nhận xét gì cách viết này? Gv: Nhấn mạnh. b) DT riêng là DT chỉ tên riêng của từng người từng vật từng địa phương.. * Cách viết DT chung. - DT chung không viết hoa.. * Cách viết danh từ riêng a) Cách viết hoa DT riêng chỉ tên người tên địa lý Việt Nam. - Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. b) Cách viết hoa DT riêng chỉ tên người tên địa lý Gv: Đưa VD lên: Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Đỗ Phủ, nước ngoài. Lỗ Tấn. Đây là những DT riêng dùng để gọi tên người, địa danh nước ngoài mà cụ thể là tên người tên đất của TQ mà đã được phiên âm qua âm Hán Việt. ? Vậy em có nhận xét gì về cách viết này? - Được phiên âm qua âm Gv: Nhấn mạnh cách cách viết này giống Hán Việt viết hoa chữ cái ? Các em vừa học văn bản “ông lão đánh cá và con cá đầu tiên của mỗi tiếng. vàng” dịch thơ của ai? Gv: Đưa thêm VD: Thủ đô của nước Nga: Mác- xcơva. Thủ đô của Pháp: Pa-ri. - Được phiên âm trực tiếp Gv: Đây là tên người tên đất nước ngoài cụ thể là của (không qua âm Hán Việt) nước Pháp, Nga. Không được phiên âm qua âm Hán Việt. viết hoa chữ cái đầu tiên của ? Tên tác giả A-lếch-xan có những bộ phận nào? Hãy chỉ mỗi bộ phận tạo thành tên rõ các bộ phận đó? riêng đó, nếu một bộ phận - Họ, tên đệm, tên chính. gồm nhiều tiếng thì giữa các ? Em có nhận xét gì về cách viết tên người tên địa phương tiếng cần có gạch nối. nước ngoài không được phiên âm qua âm Hán Việt. c) Tên riêng của các cơ.
<span class='text_page_counter'>(103)</span> Gv: Ghi VD ra bảng phụ: 1) Quân đội Nhân dân Việt Nam. 2) Hội Cựu chiến binh. 3) Giải thưởng Hồ Chí Minh. ? Các cụm trên có mấy bộ phận, hãy chỉ rõ từng bộ phận? ? Em có nhận xét gì về cách viết mỗi bộ phận của cụm từ? ? Riêng từ “Việt Nam” “Hồ Chí Minh” có cách viết như thế nào? ? Vì sao lại vậy? Gv: lưu ý: Khi tên riêng của một người, hay tên của một địa danh đặt tên cho một cơ quan, tổ chức, giải thưởng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo nên bộ phận đó. ? Em hãy viêt tên xóm ở, tên trường học? VD: Xóm 10 - Trường trung học cơ sở Thọ Nghiệp. ? Em hãy nhận xét bạn làm? - Cụm từ 1 đúng. - Cụm từ 2 sai: Vì có 3 bộ phận. ? Vì sao từ Thọ Nghiệp lại viết hoa cả hai tiếng? - Đây là tên của một địa danh. ? Cụm từ chỉ tên trường viết sai vì sao? ? Em hãy sửa lại cho bạn? ? Đọc yêu cầu của bài tập? ? Bài tập này yêu cầu em làm gì? - Tìm danh từ chung và danh từ riêng, danh từ riêng gạch chân hai gạch, danh từ chung gạch chân một gạch. Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta cps một vị thần thuộc nòi rồng em trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân. ? Đọc yêu cầu của bài tập? ? Các từ gạch chân dưới đây có phải là DT riêng không? Vì sao? - Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu của Hoạ My đã làm tất cả bừng tỉnh giấc. - Nàng Út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ. - Khi … làng Cháy. - Đều là DT riêng vì nó chỉ tên riêng của một loài sự vật cụ thể (cá biệt) chứ không dùng để gọi chung một loại sự vật. Gv đưa bài tập Hãy điền dấu Đ, S vào ô trống ghi tên riêng người, địa danh chỉ người, địa danh Việt Nam và tên người, địa lý nước ngoài sau đây. Hồ Chí Minh Hải Phòng ăng gô la Bùi Hữu Bảo. Lê- nin. A ra fát. quan tổ chức các giải thưởng danh hiệu, huân chương - Thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.. III/ Luyện tập 1: BT 1 /109 sgk.. 2: BT2/ 109 sgk. 3. Bài tập 3:.
<span class='text_page_counter'>(104)</span> Đỗ Phủ. Lỗ tấn. Ma lai xia. ? Chỗ nào sai em hãy viết lại cho đúng? - Gọi Hs lên bảng làm . V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Đối với tên người tên địa lý Việt Nam, tên người tên địa lý nước ngoài em phải viết thế nào? - Về nhà học thuộc lý thuyết. - Làm các bài tập còn lại. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Ngày soạn: 25/10/2015 Ngày dạy: 26/10 -> 31/10/2015 Tiết 39-40: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Qua giờ học giúp học sinh biết lập dàn ý bài kể miệng theo một đề bài. - Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay thuộc lòng. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể miệng, chú ý lời kể phù hợp với ngôi kể, thứ tự kể, kỹ năng nhận xét bài tập nói của bạn. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Thuyết trình, năng lực tự học, kể chuyện một cách sáng tạo, ... II. Chuẩn bị - Thầy: nghiên cứu soạn giáo án, chia lớp thành bốn nhóm để luyện. - Trò: Chuẩn bị sơ lược một số dàn bài giáo viên cho. III. Phương pháp -Thuyết trình, nhóm. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Bố cục của một bài văn tự sự gồm mây phần?. I. Đề bài. Gv: ghi 4 đề bài ra bảng phụ treo bảng gọi các em đọc. a) Kể về một chuyến về quê. b) Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sỹ cô đơn. c) Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử. d) Kể về một chuyến ra thành phố. Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài.. II. Lập dàn ý 1: Đề bài 1 a) Mở bài..
<span class='text_page_counter'>(105)</span> Gv: Lần lượt đi lập dàn ý hai đề bài. ? ở phần này mở bài em cần giới thiệu cái gì?. - Lý do về thăm quê - Về quê với ai - Về thăm ai.. ? Vậy theo em, em phải trình bày mở bài này như thế b) Thân bài + Tâm trạng của mình. nào? - Nhân dịp nghỉ hè năm nay. Bố mẹ em đa cho em về thăm ông bà nội ở quê. ? Phần thân bài em nêu những vấn đề gì? ? Đã lâu rồi em không được về quê. Vậy khi nói được về + Quang cảnh chung của quê quê tâm trạng em ra sao? hương. - Tâm trạng phấn khởi, lòng xôn xao, khi thấy bố mẹ nhắc được về quê. ? Về đến quê em bắt gặp điều gì? ? Em phải giới thiệu ra sao? - Từ trên xe nhìn xuống làng mình đang thấp thoáng dưới những rặng tre xanh mướt bao bọc lấy làng. Xuống xe em còn phải đi qua một cánh đồng mới vào đến làng. Trước mắt em làng hiện ra đâu có như cũ trước đây hai năm làng em thay đổi nhiều lắm, đường đi nối lại. - Gặp gỡ ông bà cô, chú bà con hàng xóm. ? Về đến nhà em gặp gỡ những ai? ? Em phải viết như thế nào? - Từ xa nhìn lại em đang thấy ông quét sân. Hình như ông em dạo này có vẻ yếu hơn trước rồi người cúi rạp cả xuống, em bước nhanh lắm như chạy và ôm chầm lấy ông, ông xoa đầu em rối rít. Chỉ một lúc sau thôi, nhà ông tôi rất đông người ai cũng muốn đến hỏi thăm việc học hành của tôi và công tác của bố mẹ tôi. Tôi thích thú vô cùng ? Sau đó em làm những việc gì nữa? ? Em hãy viết đoạn văn này?. - Thăm phần mộ tổ tiên gặp lại bạn bè cũ của mình. - Tối đến gia đình em lại vui vẻ quây quần bên nhau. c) Kết luận - Em phải chia tay với ông bà với mọi người. Cảm xúc về quê hương.. - gặp thằng An, cái Hoa nhớ thời trước đi câu cá, bắt cào cào, đánh chun, ... bị ông bà mằng phạt nhịn cơm, … ? Tối đến gia đình em như thế nào? - Tối đến gia đình em xum họp đông đủ người thì bàn chuyện làm ăn, người thì bàn về việc học hành của con cháu và dự kiến trong tương lai của mỗi đứa. Còn em cứ rúc nách bà đòi bà kể chuyện ngày xưa. ? Phần kết bài em phải nêu những gì? ? Đọc đề bài 2, đề bài này yêu cầu em làm gì?. 2: Đề 2. a) Mở bài.
<span class='text_page_counter'>(106)</span> Gv: Chúng ta đi lập dàn ý.. b) Thân bài. ? Mở bài em cần nêu được những gì? - Nhân dịp nào em đi thăm. - Ai tổ chức. Đoàn gồm những ai. - Dự định đi thăm gia đình nào ở đâu? ? Khi em được trong danh sách đi thăm em phải làm gì?. + Thái độ, lời nói các thành viên trong gia đình liệt sỹ.. + Chuẩn bị cuộc đi thăm. + Tâm trạng của em trước khi đi thăm. ? Bắt đầu đi em kể những gì? + Gặp gỡ, động viên, thăm viếng diễn ra như thế nào? Lời nói tằng quà ra sao? ? Các thành viên trong gia đình có lời nói thái độ ra sao? ? Phần kết luận em cần nêu điều gì?. c) Kết luận - ấn tượng cuộc đi thăm.. Gv: Lưu ý với đề bài này học sinh tuỳ ý có thể kể theo ngôi kể thứ nhất kể theo ngôi kể thứ 3. Có thể kể theo thứ tự thời gian hoặc không theo thứ tự thời gian (theo mạch hồi tưởng của người kể). Gv: Còn đề 3 + 4 GV cho hs xây dựng dàn bài cuả mình theo nhóm. 1-2 Hai nhóm xây dựng dàn bài 3. 3-4 Xây dựng dàn bài 4. ? Dựa vào dàn ý trên em hãy luyện nói từng phần ?. III . Luyện nói trên lớp. - Hs trả lời gv nhận xét sửa sai cho các em Chú ý: Nói to, rõ, tự tin, nhìn thẳng vào người nghe. Chú ý diễn cảm. Không nói như đọc. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Gọi học sinh đứng dậy đọc lại hai dàn bài mình làm. ? Em hãy đọc lại phần mở bài và kết luận của hai dàn bài này? - Về nhà viết lại hoàn chỉnh cả bốn đề. - Đọc trước bài “Cụm danh từ” * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 26 tháng 10 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 10.
<span class='text_page_counter'>(107)</span> Tuần: 11 Ngày soạn: 26/10/2015 Ngày dạy: 02 -> 07/11/2015. CHỦ ĐỀ: CỤM TỪ. Tiết 41: CỤM DANH TỪ I. Mục tiêu bài học . 1. Kiến thức: - Qua giờ học giúp học sinh nắm được Cụm danh từ. Cấu tạo của cụm danh từ gồm ba phần, phần trung tâm phần phụ trước phần phụ sau. + Đặc điểm cụm danh từ. - Tích hợp với phần văn ở truyện ngụ ngôn. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng với phần TLV ở việc xây dựng dàn ý văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Luyện kỹ năng nhận biết và phân tích câu tạo của cụm danh từ trong câu. Đặt câu với các cụm danh từ. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Phát vấn, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, ... II. Chuẩn bị . - Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án, tìm thêm ví dụ. - Trò : Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp - Phát vấn, nêu vấn đề, hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định 2. Kiểm tra ? Danh từ chỉ sự vật có mấy loại? Cách viết chỉ tên người tên địa lý Việt Nam, tên người nước tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt viết ntn? 3. Bài mới . Giới thệu bài mới : Hai tiết trước các em đã hiểu được thế nào DT, DT có mấy loại những loại nào? Tiết hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu tiếp “Cụm danh từ”. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động I Hoạt động 1 Gv: Ghi vd trên bảng phụ treo bảng. ? Gọi học sinh đọc VD. Chú ý những từ gạch chân. - Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. ? Các từ gạch chân trong đoạn văn trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? ? Em hãy xác định dt chính trong câu trên? - Ngày, vợ chồng, túp lều Gv những dt chính này người ta gọi là phần trung tâm của cụm danh từ ký hiệu là T (một danh từ ký hiệu là T1, hai danh từ ký hiệu là T2). Nội dung cần đạt I/ Cụm danh từ là gì? 1. Ví dụ.
<span class='text_page_counter'>(108)</span> - Những tư bổ sung ýnghĩa cho danh tư này người ta goi là dang từ phụ. ? Danh từ trung tâm “ngày” được từ nào bổ sung ý nghĩa. - Từ xưa. ? Em có nhận xét gì về vị trí từ “xưa” với danh từ trung tâm”ngày”? - Đứng sau danh từ ngày. Gv người ta gọi là thành phần phụ sau s (1từ là s1, 2 từ là s2 ) ? Tổ hợp từ “ông lão đánh cá “gồm mấy từ? 2 từ ? Đứng ở vị trí nào so với dt trung tâm? Sau danh từ Hoạt động 2 ? Vậy em ký hiệu ntn? - Ông lão đánh cá s1 s2 Gv như vậy ta có tổ hợp từ có hai vợ chồng ông lão đánh cá là cụm dt có cả hai thành phần phụ trước và phụ sau bổ sung ý nghĩa cho dt trung tâm “vợ chồng” ? Vậy cụm dt là gì ? Gv đưa ra bài tập: Tìm cụm dt trong câu sau: - Trước lớp em có một cây bàng tốt um tùm CDT ? Vì sao em biết đó là cụm dt ? Gv chuyển các em đã hiểu được thế nào là cụm dt vậy cụm dt có cấu tạo ntn ta sang phần 2 Hoạt động II Hoạt động 1 ? Tìm cụm dt trong câu sau? - Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con hẹn năm sau đem nộp đủ nếu không cả làng phải tội. ? Tìm những từ phụ thuộc đứng trước và đứng sau dt trng các cụm dt trên? - Các phụ ngữ đứng trước dt trung tâm là: cả, ba, chín. ? Phụ ngữ “cả” chỉ số lượng ntn? - Chỉ số lượng ước phỏng hay tổng thể ? Phụ ngữ “ba, chín” chỉ số lượng ntn? - Chỉ số lượng chính xác Gv các phụ ngữ đứng trước dt trung tâm bổ sung cho dt trung tâm về số lượng chính xác hay ước phỏng tổng thể người ta gọi là thành phần phụ trước ký hiệu là t (nếu 1 từ là t 1, nếu 2 từ là t 2) ? Tìm các phụ đứng sau dt? Gv ấy, sau là phụ ngữ đứng sau dt chỉ vị trí để phân biệt ? Vậy còn phụ ngữ nếp, đực, chỉ các gì?. 2. Kết luận: sgk. II. Cấu tạo của cụm danh từ 1. Ví dụ.
<span class='text_page_counter'>(109)</span> - Chỉ đặc điểm Gv như vậy những phụ ngữ đứng sau dt chỉ vị trí, đặc điểm của dt gọi là thành phần phụ sau của dt ký hiệu là s (1từ là s1, 2 từ là s2) s1 là phụ ngữ chỉ đặc điểm, s2 là những phụ ngữ chỉ vị trí để phân biệt. Còn phần trung tâm của cụm danh từ ký hiệu làT (một danh từ ký hiệu là T1, hai danh từ ký hiệu là T2) T1 chỉ chủng loại khái quát T2 chỉ đối tượng cụ thể. ? Qua phân tích các ví dụ em hãy nêu cụm dt đầy đủ gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - Hs nêu Gv vẽ mô hình để hs dễ hiểu Phụ trước (t) Phần trung tâm (T) Phần phụ sau ( s ) t2 t1 T1 T2 s1 s2 Từ Từ Dt chỉ Dt chỉ là phụ là những phụ phụ chủng đối ngữ phụ ngữ chỉ thứ 2 thứ 1 loại tượng chỉ vị trí để khái cụ thể đặc phân biệt sự quát điểm vật trong không gian, thời gian Gv phần phụ trước phần phụ sau có thể có có thể không . Nhưng phần trung tâm dứt khoát phải có. Gv Cho bài tập sau. Em hãy điền các cụm dt ở ví dụ trên vào bảng. - Hs lên bảng làm gv quan sát lớp và sửa sai cho hs ? Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk Hoạt động III ? Đọc yêu cầu bài tập 1? ? Tìm những cụm dt trong các câu sau? Hs tìm a, một người chồng thật xứng đáng b, một lưỡi búa của cha để lại c, một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2? ? Chép các cụm dt ở trên vào mô hình cụm dt Phụ trước (t) Phần trungtâm Phần phụ sau ( s ) (T) t2 t1 T1 T2 s1 s2 một người chồng thật xứng đáng một lưỡi búa của cha để lại một con yêu tinh ở trên núi cao có nhiều phép lạ V. Củng cố, hướng dẫn về nhà:. 2. Kết luận - Gồm 3 phần. Ghi nhớ: sgk. III. Luyện tập 1. Bài tập 1. 2. Bài tập 2 ..
<span class='text_page_counter'>(110)</span> ? Thế nào là cụm danh từ? Cụm dt có cấu tạo ntn? Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại .Chuẩn bi bài “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN. Ngày soạn: 26/10/2015 Ngày dạy: 02 -> 07/11/2015 Tiết 42 VĂN BẢN: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG (Hướng dẫn đọc thêm) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua bài học giúp học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa truyện: Truyện là bài học về cách sống, về các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội, được rút ra từ câu chuyện lý thú của các bộ phận trong cơ thể người. Từ quy luật sống của cơ thể người mà giải thích quy luật sống của cộng đồng, xã hội. Mỗi con người để tồn tại và phát triển nhất định phải tuân theo sự phân công hợp tác hợp lý, không nên và không thể suy bì, tị nạnh ngược lại, cần nương tựa, gắn bó, đoàn kết với nhau. - Hiểu một số nét nghệ thuật chính. Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản. - Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm Cụm danh từ vời phân môn Tập làm văn ở kỹ năng lập dàn ý trong văn kể chuyện đời thường. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện bằng ngôi kể khác nhau. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, cảm thụ văn học, phân tích, tổng hợp II. Chuẩn bị Thầy : Nghiên cứu sgk, soạn bài Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy. III. Phương pháp - Nhóm, nêu vấn đề IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Bằng lời kể của em hãy kể laị chuyện: “Thầy bói xem voi”? ? Nêu bài học rút ra từ truyện này? ? Trong truyện đó em thích nhật chi tiết nào? Vì sao? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I I/ Đọc tìm hiẻu chung Qua phần tìm hiểu ở nhà. Em thấy truyện “Chân, Tay, Truyện thuộc thể loại truyện Tai, Mắt Miệng” thuộc thể loại truyện gì? Truyện kể về ngụ ngôn. Kể về những nhân kiểu nhân vật nào? vật là bộ phận của cơ thể con Gv: Tên của các nhân vật chính là tên gọi của từng bộ người. phận cơ thể con người. Gv: Hướng dẫn cách đọc: Đọc to rõ ràng chú ý phân biệt được các giọng đọc: Hs nhận xét. ? Qua phần đọc em hãy tóm tắt lại truyện? ? Em có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung.
<span class='text_page_counter'>(111)</span> từng phần? - Phần 1: từ đầu ... Cậu Chân, cậu Tay rằng /114. Nd: Giới thiệu về nhân vật và nguyên nhân sảy ra sự việc. - Phần 2: tiếp .. Các cháu có đi không/115. Nd: Chân, Tay, Mắt đến nhà Tai bàn nhau đồng tình không làm việc để lấy thức ăn cho Miệng. Nhưng sau bảy ngày rất cả để rã rời. Họ hối hận. - Phần 3: đoạn còn lại. Nd: Chân, Tay, Tai, Mắt cố gượng dậy đến nhà miệng cho miệng ăn. Từ đó tất cả đều đỡ thấy mệt nhọc. Từ đó họ lại sống thân với nhau, không bì tỵ nhau nữa. Hoạt động II ? Gọi học sinh đọc lại phần mở đầu? ? Mở đầu câu chuyện tác giả dân gian đã đưa ra tình huống? ? Em có nhận xét gì về các nhân vật này? ? Tác giả dân gian đã gọi tên các nhân vật này như thế nào? ? Cách gọi tên như vậy gợi cho em suy nghĩ gì? Gv: Đó chính là biện pháp tu từ nhân hoá, thường gặp trong các truyện ngụ ngôn mà sang đến kỳ II các em sẽ học kỹ hơn. ? Em học tập được gì về cách giới thiệu nhân vật của nhân dân ta? - Cách giới thiệu sinh động, ngắn gọn đầy đủ. Gv: Đây chính là cách giới thiệu nhân vật trong văn bản tự sự. Gv: Yêu cầu HS đọc lại truyện? ? Tình bạn của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đang thắm thiết bỗng có điều gì sảy ra? ? Cô than phiền điều gì? Em hãy đọc lại lời than phiền đó? ? Trước ý kiến của cô Mắt đã tác động như thế nào đối với cậu Tay, cậu Chân, bác Tai? - Chân, Tay đều cho là đúng. ? Vậy họ đã làm gì? ? Đi qua nhà bác Tai họ thấy bác Tai đang ngồi im lặng họ đã làm gì? ? Nghe xong bác Tai như thế nào? ? Qua chi tiết này em có nhận xét gì về bác Tai? Gv: Nghe thấy ba người nói vui tai, bác Tai chưa kịp suy nghĩ chín chắn đã đồng ý đi theo ngay. Được sự nhất trí cao của bốn người truyện đã bắt đầu mở ra. ? Vậy họ đã làm điều gì? ? Em hiểu “hăm hở” “nói thẳng” có nghĩa là như thế nào?. II/ Đọc - Hiểu văn bản 1: Mở đầu câu chuyện - Giới thiệu về các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Là những tên của bộ phận trên cơ thể con người. Những bộ phận đó có quan hệ mật thiết không thể tách rời.. 2: Diễn biến câu chuyện. - Bác Tai là người ba phải.. - Họ ghen tỵ với Miệng không làm gì mà được ăn còn họ vất vả..
<span class='text_page_counter'>(112)</span> ? Hai từ này giải nghĩa theo cách nào? ? Chúng đã nói với lão điều gì? ? Em hiểu gì về thái độ của họ đối với Miệng? ? Vì sao họ có thái độ như vậy? ? Vậy tại sao cả nhóm không để cho lão Miệng được thanh minh. ? Đến nhà lão Miệng họ có cử chỉ và hành động như thế nào? ? Em có nhận xét gì về thái độ của họ? ? Gọi Hs đọc tiếp truyện từ: “Từ hôm đó .. đến hêt” Nêu nội dung của đoan truyện? ? Sau khi nói cho lão Miệng biết họ đã làm gì? ? Mục đích của “Tổng đình công” là gì? - Là thực sự là trừng trị lão Miệng về tội chẳng làm gì mà lại có ăn. ? Kết quả của cuộc “Tổng đình công” đó là gì? ? Không riêng gì lão Miệng bị trừng trị mà dẫn đến kết quả như thế nào? Gv: Trong đoạn truyện này tác giả đã cụ thể hoá cái cảm giác đói của các nhân vật Chân, Tay thì không cất mình lên được, bác Tai vì đói nên ù cả tai, cô Mắt đói vàng cả mắt vì thế mà lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai môi khô như rang. ? Cuối cùng không chịu nổi họ đã bàn nhau lại và ai là người chủ động nói trước? ? Bác Tai đã nói điều gì với mọi người? ? Nhờ đâu mà bác Tai nhận ra điều này? - Nhờ vào thực tế đã nhận ra điều sai lầm nóng vội của bốn người. ? Lời nói của bác Tai chứng tỏ thái độ của mọi người như thế nào? ? Trước ý kiến của bác Tai mọi người có thái độ ra sao? ? Vì sao lại đồng tình? - Vì tất cả đã thấm thía ngấm đòn do chính mình tạo ra. ? Và còn lẽ gì nữa? - Vì họ hiểu được mối quan hệ thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể. Gv: Chúng ta mỗi người một việc, lão Miệng cũng có việc là ăn, nhai, nuốt thức ăn, đưa thức ăn để nuôi các bộ phận trong cơ thể con người đây chứ, không phải là lão lười và có lỗi. Chúng ta giận lão là vô lý. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ được. Câu nói này có tính nhắc lại một lần nữa sự thống nhất chặt chẽ, sự gắn bó không tách rời giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người suy rộng ra là cộng đồng xã hội. Tình thương yêu sự thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau đã giúp họ hồi sinh.. - Tỏ thái độ bất hợp tác với lão Miệng. - Bốn người có thái độ dứt khoát từ chối mọi sự bàn bạc thương lượng với đối phương.. - Mọi người đã biết ăn năn hối lỗi về việc làm của mình.. 3: Kết thúc câu chuyện - Cả bốn người săn sóc, chăm chút cho lão Miệng một cách chân tình thật lòng..
<span class='text_page_counter'>(113)</span> ? Truyện được kết thúc như thế nào? Gv: Điều đó chứng tỏ họ đã nhận ra sự hiểu lầm không đáng có mọi việc và mọi người trở lại với sự phân công của cơ thể không có sự suy bì tị nạnh, kèn cựa nhỏ nhen. Không còn sự tranh cãi vô lý. Tất cả sống trong niềm vui lao động cần cù chăm chỉ, miệt mài cùng trong một cơ thể con người. III. Tổng kết Hoạt động III 1: Nghệ thuật ? Truyện đã sử dụng nghệ thuật gì? - Truyện được sáng tạo dựa trên cơ sở hư cấu nghệ thuật các cơ quan trên cơ thể con người hiện lên thành nhân vật biết đi đứng suy nghĩ ghen tỵ thật thú vị. 2: Nội dung ? Truyện đã thể hiện nội dung gì? Sgk V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Tóm tắt lại truyện. - Truyện đã đưa ra cho chúng ta một bài học gì? - Về nhà học bài. - Ôn tập để kiểm tra tiếng Việt. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: KIỂM TRA. Ngày soạn: 26/10/2015 Ngày dạy: 02 -> 07/11/2015 Tiết 43 - KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua giờ kiểm tra: giáo viên nắm bắt được năng lực nhận thức của các em về môn học. Để từ đó có biện pháp rèn, uốn nắn đặc biệt với học sinh yếu kém. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đặt câu, tìm danh từ, tìm cụm danh từ, cấu tạo cụm danh từ. - Để từ đó có hướng phụ đạo học sinh yếu kém. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Viết bài, năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị . - Thầy: Chuẩn bị ra đề. - Trò : Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy. III. Phương pháp - Tự kiểm tra đánh giá IV. Tiến trình lên lớp.
<span class='text_page_counter'>(114)</span> 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra): Sự chuẩn bị giấy của học sinh 3. Bài mới Cấp độ Tên Chủ đề. Nhận biết. TNKQ. nguyên nhân mượn từ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Nghĩa của từ. Lỗi dùng từ. TL. TNKQ. Cộng. TL. Phân biệt từ láy, ghép Số câu: 1 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:5 Xác định từ mượn,. Số câu: 1 Sđ: 0.5 Tỉ lệ %:5 Số câu: 2 Sđ: 1 Tỉ lệ %:10 Số câu:1 Sđ: 0.5 Tỉ lệ %:5. Số câu: 1 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:5 Cách giải thích nghĩa Số câu: 1 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:5. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa Danh từ. Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao. Cấu tạo từ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Từ mượn. Thông hiểu. Số câu: 1 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:5 Nghĩa chuyển, nghĩa gốc Số câu: 1/4 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:5. Chức năng Số câu: 1 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:5. Số câu: 1 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:5 Đặc điểm, các loại Số câu: 1 Sđ: 1.5 Tỉ lệ %:5 Phát hiện lỗi và chữa. Cụm danh từ. Đề bài I. Trắc nghiệm: Câu 1: Trong các từ sau từ nào là từ láy? A. Ngăn chặn B. Nao núng C. Mệt mỏi D. Lũ lụt Câu 2: Vì sao chúng ta phải mượn từ? A. Vì ta không có từ biểu thị. B. Mượn để vốn ngôn ngữ tiếng Việt giàu có hơn. Số câu: 2 Sđ: 2 Tỉ lệ %:20 Số câu:2 Sđ: 2 Tỉ lệ %:20 Tìm CDT Số câu:1 Số câu: 1 Sđ: 3.5 Sđ: 0,5 Tỉ lệ %:35 Tỉ lệ %:5.
<span class='text_page_counter'>(115)</span> C. Vì ta không có từ biểu thị thích hợp Câu 3: Từ nào không phải là từ mượn trong các từ sau? A. Giang sơn B. Phi cơ C. Mét D. Người đọc Câu 4: Lạc hầu: Chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước Từ lạc hầu được giải thích bằng cách nào? A. Đưa ra từ đồng nghiã với từ cần giải thích B. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị Câu 5: Từ Lá nào được dùng theo nghĩa gốc A. Lá phổi B. Lá gan C. Lá bàng D. Lá nách Câu 6: Chức vụ điển hình của danh từ là? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Cả chủ và vị D. Trạng ngữ II. Tự luận Câu 1:Nêu đặc điểm danh từ? Câu 2: Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng. a, Bài kiểm tra văn vừa qua của lớp ta vẫn còn một số yếu điểm b, Khi các em lên lớp 6 là các đã lớn lên, trưởng thành Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn sau? Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ nếu không cả làng phải chịu tội. (Em bé thông minh) Yêu cầu cần đạt -Xác định đúng yêu cầu của đề. Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập. - Có kĩ năng làm bài chính xác khoa học. Đáp án và biểu điểm I.Trắc nghiệm( mỗi câu 0.5 đ) Câu 1: B, Câu 2: C, Câu 3: D, Câu 4: C, Câu 5: C, Câu 6: A II. Tự luận Câu 1: Hs nêu 3 đặc điểm danh từ mỗi đặc điểm 0.5đ - Biểu thị - Kết hợp - Chức vụ Câu 2: 2 đ. - Chỉ ra lỗi 0.5 và chữa 0.5đ a, Dùng từ không đúng nghĩa Chữa: Bài kiểm tra văn vừa qua của lớp ta vẫn còn một số nhược điểm b, Lỗi lặp từ Chữa: Khi các em lên lớp 6 là các đã lớn lên. Câu 3: 3.5đ: Các cụm danh từ trong đoạn văn là - làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: * Giáo viên thu bài chấm. * Nhận xét giờ kiểm tra. - Xem và chữa lại bài kiểm tra số 2 * Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(116)</span> CHỦ ĐỀ: TẬP LÀM VĂN. Ngày soạn: 26/10/2015 Ngày dạy: 02 -> 07/11/2015 Tiết 44 - TRẢ BÀI VIẾT: TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. Mục tiêu bài học . 1. Kiến thức: - Qua giờ học giúp học sinh nắm nhận ra được ưu khuyết điểm về bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết tiếp theo. 2. Kĩ năng: - Luyện cho các em kể chuyện với đề bài tự do. - Rèn cho các em kỹ năng tự chữa bài làm của mình và có thể chữa bài làm của bạn được. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự học hỏi. Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị . - Thầy: Chấm bài trả học sinh. - Trò : Đọc bài của mình. III. Phương pháp - Hỏi đáp, thảo luận, nêu vấn đề IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra xen trong giờ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I I/ Tìm hiểu đề Gv chép đề bài lên bảng - Thể loại : Kể chuyện đời thường ? Xác định yêu cầu đè bài? - Nội dung : Tấm gương học tốt ( ở lớp, ở trường hay ở một nơi nào khác mà học sinh biết. Hs chép vào vở - Học sinh nắm chắc phơng pháp làm bài văn kể chuyện đời thường. Bài viết trong sáng, đảm bảo bố cục của bài văn. II/ Lập dàn ý Hoạt động II ĐÁP ÁN Câu 1. …. người kể tự giấu mình………..tự giấu mình đi ……ngôi thứ ba…….có thể kể linh hoạt - Ngôi kể thứ nhất: Người kể xưng “tôi”, có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. ( Trả lời đúng, đủ ý cho 1đ) Câu 2. D (Trả lời đúng cho 0,5đ) 3. Thay ngôi kể thứ nhất “tôi” thành ngôi kể thứ ba “Dế Mèn”. ( Biết thay ngôi kể, chỉ ra được điểm mới trong đoạn văn đã thay- 1đ) Lưu ý mỗi ý đã tìm phải triển khai Câu 4: D(Trả lời đúng cho 0,5đ) thành một đoạn Câu 5. Bài làm đảm bảo bố cục rõ ràng, mạch lạc, ít sai lỗi chính tả và đạt được các yêu cầu ơ bản sau: a. Mở bài: (1đ).
<span class='text_page_counter'>(117)</span> Hs căn cứ vào dàn ý gv vừa chữa sẽ tìm được ưu nhược điểm của mình và những thiếu sót trong bài viết. Yêu cầu chỉ rõ nhược điểm, gọi tên chính xác nhược điểm. đọc bài làm tốt trước lớp. - Giới thiệu việc tốt em đã làm. b. Thân bài (5đ): Kể diễn biến sự việc - Việc xảy ra thời gian nào? Ở đâu? Nguyên nhân diễn ra sự việc. - Diễn biến sự việc đó như thế nào? c. Kết bài: (1đ): Kể kết cục sự việc, nêu cảm nghĩ của bản thân về việc làm tốt đó. III/ Nhận xét ưu, nhược điểm 1. Ưu điểm + Nhìn chung bài viết này tiến bộ hơn bài trước rất nhiều các em đã: - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng bố cục của một bài văn. - Các em đã biết cách sử dụng thứ tự kể để áp dụng vào bài viết của mình. - Vừa kể vừa có cảm nghĩ, miêu tả vào trong bài văn của mình. - Kết quả đạt được: 15 em đạt từ điểm 7 trở lên, 12 em từ điểm 5-6. 2: Nhược điểm: - Một số em chữ viết còn xấu, khó đọc, sai lỗi chính tả: giấu mình, - Cách diễn đạt còn lủng củng. Có bạn chưa biết viết câu hoàn chỉnh - Còn bạn dưới điểm 5. Chưa biết cách kể các sự việc, chưa rõ bố cục… - Chưa biết nêu cảm nghĩ của mình vào bài làm. Gv: Yêu cầu các em để bài trước mặt tự sửa bài vào vở. HS Chữa lỗi sai V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Lập dàn ý cho các đề bài: “Kể chuyện đời thường” - Về nhà đọc trước đề bài. * Rút kinh nghiệm:. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 02 tháng 11 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 11. CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ.
<span class='text_page_counter'>(118)</span> Tuần: 12 Ngày soạn: 07/11/2015 Ngày dạy: 09 -> 14/11/2015 Tiết 45: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua bài học giúp học sinh nắm được thế nào là tự sự kể chuyện đời thường, các bước tìm hiểu đề tự sự đời thường.Nhận diện được các đề văn kể chuyện đời thường. 2. Kĩ năng: - Kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, chọn ngôi kể, thứ tự kể phù hợp với đề bài. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực kể chuyện, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị: Thầy : Soạn bài, chuẩn bị một số dàn bài. Trò : Đọc trước bài. III. Phương pháp - Hỏi đáp, thảo luận, nêu vấn đề IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định 2. Kiểm tra: Xen trong giờ 3 Bài mới :* Giới thiệubài Hoạt động của thầy và trò Hoạt động I ? Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần? - Ba phần. Gv: Treo bảng phụ đề bài trong sgk để học sinh đọc. Hoạt động III ? Em hãy đọc đề bài? ? Đề bài này yêu cầu em điều gì? Gv: Xác định được yêu cầu đề bài chúng ta đi lập dàn ý. ? Mở bài ta phải làm gì? ? Theo em, em viết mở bài này như thế nào? ? Em cần kể những gì khi nói về ông? ? Hàng ngày ông em thích làm gì? ? Ta phải viết như thế nào? - Hs viết. ? ông em còn thích điều gì nữa? ? Đối với các cháu ông có thái độ như thế nào? ? Ông làm gì hàng ngày? - Thời gian 5’ các em thảo luận.. Nội dung cần đạt I/ Đề bài 1: Em hãy kể chuyện về ông hay bà của em. 2: Kể về những đổi mới của quê em. II/ Lập dàn ý 1: Đề 1: Em hãy kể chuyện về ông em. 1: Mở bài: - Giới thiệu chung về ông em. Tuổi tác, nghề nghiệp, tính tình. 2: Thân bài: - ý thích của ông em. + Chơi thể thao. + Trồng cây cảnh. + Cháu thắc mắc ông giải thích. - Ông rất yêu thương các cháu. + Hàng ngày nhắc nhở việc học tập của các cháu. + Ông thường kể chuyện cho các cháu nghe vào thời gian rảnh rỗi. + Ông chăm lo cho gia đình. 3: Kết luận: - Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông..
<span class='text_page_counter'>(119)</span> ? Kết luận em cần phải nêu điều gì?. Đề 2: Kể về những đổi mới của quê em. ?Vậy em trình bày như thế nào? 1: Mở bài: - Em rất quý mến ông em. Em mong cho ông - Giới thiệu được sự ngạc nhiên vì sống thật lâu để dạy chúng em. việc đổi mới của quê hương. ? Trước một đề bài em cần phải làm gì? 2: Thân bài: ? Tìm hiểu đề có nghĩa là như thế nào? - Kể sơ qua về làng trước đây. - Đọc kỹ đề. - Kể về sự đổi thay của làng hiện - Xác định yêu cầu của đề bài. nay. ? Đề bài này yêu cầu em phải làm gì? + Những con đường, những ngôi nhà - Kể về sự đôi mới của quê hương. mới mọc lên san sát. ? Mở bài em cần phải giới thiệu những gì? + Trường học, trạm xá, Uỷ ban câu lạc bộ, sân bóng … có đầy đủ. ? Em viết lời giới thiệu này như thế nào? + Sinh hoạt thay đổi hẳn lên, điện ? Phần thân bài em cần nêu được những vấn đề đài, tivi, xe máy … gì? + Cách làm ăn của bà con xả viên ? Phần kết luận em phải nêu như thế nào? cũng thay đổi. Gv: Đề bài này yêu cầu 4 nhóm viết, mỗi nhóm 3: Kết luận: - Nêu cảm nghĩ về sự viết từng phần đứng đọc trước lớp đổi thay của quê em. - Làng của em trong tương lai như thế nào? V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Em hãy đọc lại dàn ý cả hai đề bài. ? Bằng lời văn của mình em hãy làm lại đề 1: - Về nhà tiếp tục lập dàn ý 5 đề bài còn lại - Ôn tập để giờ sau kiểm tra. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Tuần: 12 Ngày soạn: 07/11/2015 Ngày dạy: 09 -> 14/11/2015 Tiết 46: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG (tiếp). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Qua bài học giúp học sinh nắm được thế nào là tự sự kể chuyện đời thường, các bước tìm hiểu đề tự sự đời thường.Nhận diện được các đề văn kể chuyện đời thường. 2. Kĩ năng: - Kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, chọn ngôi kể, thứ tự kể phù hợp với đề bài. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực nêu vấn đề, sáng tạo, tổng hợp kt, ... II. Chuẩn bị: Thầy : Soạn bài, chuẩn bị một số dàn bài. Trò : Đọc trước bài. III. Phương pháp - Hỏi đáp, thảo luận, nêu vấn đề III. Tiến trình lên lớp.
<span class='text_page_counter'>(120)</span> 1. Ổn định 2. Kiểm tra: Xen trong giờ 3 Bài mới :* Giới thiệubài Hoạt động của thầy và trò GV dẫn vào đề bài Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn kể người ? Hãy nhắc lại các bước làm bài văn tự sự? - Tìm hiểu đề, lập ý, dàn ý, viết theo dàn bài ? Đọc và xác định yêu cầu đề bài? - Kể về thầy, cô - Giúp đỡ em Gv Đây là đề văn kể người kết hợp với kể việc. ? Vậy khi kể nhân vật, sự việc trong văn tự sự chúng cần kể như thế nào? - Nhân vật: tên, lai lịch, hình dáng, tính tình, tài năng, hành động, lời nói…… - Sự việc: ai làm? ở đâu? nguyên nhân? mở đầu? diễn biến? kết quả sự việc ? Với đề bài này em sẽ kể theo ngôi nào ? - Ngôi ba, thứ nhất ? Dự định kể những gì về cô, việc làm của cô ? - Hình dáng - Tính tình - Tài năng - Hành động việc làm giúp đỡ ? Em sẽ sắp xếp sự việc theo thứ tự nào? - tự nhiên; sự việc nào xảy ra trước kể trước, sau kể sau dẫn đến kết thúc - đem kết quả kể trước, sau đó nhớ lại kể bổ sung Gv : Đây là đề bài các em nên kể bằng cách nhớ lại về cô, thầy ? Phần mở, thân kết gồm những ý nào? - Giới thiệu : tên, dạy em lớp mấy, tình cảm của em dành cho cô, thầy ? Thân bài em sẽ viết những ý nào? - Hình dáng - Tính tình - Tài năng - Hành động vayiệc làm giúp đỡ ? Hãy triển khai một ý cụ thể hơn? Tính tình: cô là người hiền, cởi mở dễ gần nhưng trong học tập lại rất nghiêm khắc... Có có chuyện vui, buồn đều tìm đến cô để. Nội dung cần đạt 3. Đề bài: Kể về thầy cô giáo đã quan tâm, giúp đỡ em trong học tập.. B1: Tìm hiểu đề. B2: Tìm ý. B3: Lập dàn ý. B4: Viết theo bố cục Mở, thân, kết 1. Mở bài: Thầy cô dạy em lớp mấy, vì sao em luôn nhớ 2, Thân bài: a, Hình dáng: dáng người, khuôn mặt, nụ cười hiền…luôn nhìn học sinh với ánh mắt tràn đây yêu thương…Trang phục mà em ấn tượng về cô b, Tính tình: cô là người hiền, cởi mở dễ gần nhưng trong học tập lại rất nghiêm.
<span class='text_page_counter'>(121)</span> chia sẻ. Cả lớp tôi hồi ấy coi co như người mẹ thứ hai của mình. Nhưng trong giờ học cô lại rất nghiêm khắc. Hiểu tính cô nên bạn nào cũng chú ý lắng nghe…. Gv: cho học sinh quan sát dàn bài chi tiết trên bảng phụ ? Học sinh viết phần mở, kết bài ra giấy nháp? - Hs đọc, HS chú ý nhận xét đã đạt yêu cầu phần mở bài hay chưa, có mắc lỗi nào không, chữa?. khắc. Cô chẳng mấy khi nặng lời với học sinh, có lỗi cô nhắc nhở khuyên bảo và cùng lắm chỉ bắt chúng tôi trực nhật......trong giờ ra chơi cô hay nói chuyện với chúng tôi. Có có chuyện vui, buồn đều tìm đến cô để chia sẻ. Cả lớp tôi hồi ấy coi co như người mẹ thứ hai của mình. Nhưng trong giờ học cô lại rất nghiêm khắc. Hiểu tính cô nên bạn nào cũng chú ý lắng nghe…. c, Cô dạy môn nào cũng giỏi - Giờ toán: dễ hiểu, làm được cả bài khó cô ? Thề nào là câu chủ đề? Đặt và viết đoạn dạy tính cẩn thận… văn theo câu chủ đề về hình dáng? - Giờ chính tả: cô viết đẹp…dạy cách cầm - Câu chủ đề là câu chứa nội dung chính của bút, tư thế ngồi,........ai cũng cố gắng viết đoạn văn. đẹp như cô...... - Đến giờ hình ảnh cô vẫn in đậm trong tâm - Giờ kể chuyện thú vị và luôn được chúng trí tôi mong chờ: giọng, cử chỉ diệu bộ…..bài Gv: HS đọc, nhận xét học… d, Tôi không bao giờ quên được sự giúp đỡ của cô ngày âý - Cô giúp đỡ khi nào, vì sao giúp, quá trình giúp đỡ và kết quả 3. Kết bài: cảm nghĩ, sự biết ơn, lời hứa V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Các bước làm bài văn tự sự? ? Khi viết bài văn kể người ta cần kể những gì? ? Thế nào là cụm danh từ? Cụm dt có cấu tạo ntn? Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN. Tuần: 12 Ngày soạn: 07/11/2015 Ngày dạy: 09 -> 14/11/2015. Tiết 47 - TREO BIỂN - LỢN CƯỚI ÁO MỚI ( Truyện cười) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh : Hiểu được đặc trưng thể loại truyện cười. - Nắm được nội dung, ý nghĩa mỗi truyện. - Hiểu được nghệ thuật gây cười và biết kể truyện cười bằng giọng kể phù hợp 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tìm hiểu ,phân tích truyện cười dân gian theo cấu trúc cơ bản: Tình huống - diễn biến ,kết thúc . Kỹ năng dùng từ nhiều nghĩa và dùng từ chuyển nghĩa - Tích hợp với phần tiếng việt ở khía niệm số từ, lượng từ, với TLV ở kỹ năng kể truyện tưởng tượng..
<span class='text_page_counter'>(122)</span> 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lựa chọn, gọt giũa từ ngữ trong khi nói biết tự hào về nghệ thuật văn hoá dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị: Thầy: Đọc sgv, sách thiết kế, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ Trò: Đọc chuẩn bị bài. III. Phương pháp - Vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra GV: Em rút ra bài học gì từ truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”? (Tìm một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, hoặc câu nói phù hợp với bài này) 3. Bài mới Giới thiệu bài: Truyện cười cũng nằm trong hệ thống truyện cổ dân gian nói chung song vẫn mang những đặc điểm riêng về cốt truyện, nhân vật, kết cấu. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về thế giới truyện cười. TREO BIỂN. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động I Gv Gọi học sinh đọc phần chú thích (*) sgk. ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà và bạn đọc chú thích ,em hiểu thế nào là truyện cười? Gv truyện cười không có chức năng răn dạy trực tiếp, nhưng nó có tác dụng giáo dục độc đáo ,mau sắc tư duy duy lý, làm giàu ý phê phán, giúp cho ta trau dồi về ngôn ngữ. - Truyện cười là truyện để cười tức là để gây ra cái cười cho người đọc. + Cái đáng cười: Là cái gây cười, đó là những hiện tượng ngược với tự nhiên đó. Hình thức bên ngoài có vẻ hợp với nội dung bên trong nhưng lại đẻ lộ ra sự không phù hợp. + Cái cười: Là hoạt động cười do cái đáng cười gây ra và do ta phát hiện ra cái đáng cười đó. Gv: Tất cả những điều nói trên chỉ là những khái niệm ban đầu. Để hiểu cụ thể hơn loại truyện này, chúng ta tìm hiểu phần đọc tìm bố cục văn bản. Gv: Hướng dẫn học sinh đọc và kể: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm lời thoại để thể hiện rõ kịch tính của truyện. Gọi hai học sinh đọc gv nhận xét. - Gọi hai học sinh kể - Gv kể mẫu. GV: Cách đọc truyện cười có gì khác với cổ tích, ngụ ngôn. Đọc: giọng hài hước, nhấn mạnh từ ngữ gây cười, biết ngưng nghỉ hợp lý ở tình huống gây bất ngờ. Kể: tự nhiên, hài hước. Hs 1 đọc lại. Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm truyện cười: -Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười nhằm gây ra cái cười. - Tiếng cười mua vui. - Tiếng cười phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội..
<span class='text_page_counter'>(123)</span> Hs 2 kể trước lớp ? Trong văn bản có một số từ khó em tìm hiểu phần chú thích cho biết nghĩa những từ sau: Cá ươn. ? Em hiểu từ cá ươn nghĩa là gì? - Không còn tươi, có mùi tanh. ? Tìm từ trái nghĩa với từ "Ươn"? - Cá tươi. ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy tìm những sự việc chính trong văn bản? - Nhà hàng có cái biển bán cá: ở đây có bán cá tươi. - Khách thứ nhất góp ý bỏ chữ: "tươi". Chách hàng thứ hai góp ý bỏ chữ: ở đây. - Khách hàng thứ ba góp ý bỏ chữ: có bán. ?Văn bản được viết theo trình tự nào? - Trình tự thời gian. ? Theo em truyện này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? Phần 1: Từ đầu .. “cá tươi” Giới thiệu về cái biển Phần 2: Tiếp … “còn để biển làm gì nữa”. Nhà hàng nghe những lời góp ý của khách hàng. Phần 3: Phần còn lại. Kết cục của cuộc nghe khách hàng Hoạt động II ? Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian đã đã giới thiệu với người đọc tình huống gì? ? Truyện bắt đầu với sự việc nào? Sự việc này có gì đặc biệt không? Nhận xét về dòng chữ đề trên biển? Treo biển: “ở đây có bán cá tươi” ? Nhìn hình thức và nội dung biển quảng cáo em có suy nghĩ gì? ? Từ tấm biển ấy em hiểu gì về thái độ của chủ quán khi treo biển? - Chủ quán tự tin mong muốn biển quảng cáo hướng tới khách hàng. Gv sự mong muốn, tự tin ấy chẳng được bao lâu. Khi vừa treo biển, có một người qua đường góp ý. ? Vậy ông ta góp ý ntn với thái độ ra sao? ? Khi nào cái cười bắt đầu nảy sinh, hay nói cách khác khi nào tình huống gây cười xuất hiện? - Khi có người góp ý về dòng chữ trên biển và người chủ cửa hàng nghe theo ? Lời góp ý của ba vị khách có hợp lý không? - Thoạt nghe, ý kiến của từng người đều có lí GV bình: Lời góp ý mang tính chất mỉa mai song xét về tâm lý nó đã nói đúng được nỗi lo sợ của người chủ cửa hàng. Thế nên khi nghe ông chủ cảm thấy có lý, tiếp thu ngay không một chút đắn đo suy nghĩ. Sau mỗi lần góp ý và tiếp thu người đọc lại bật cười vì hoá ra họ đều. * Bố cục: Chia làm ba phần. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Mở đầu truyện - Cửa hàng bán cá biển đề chữ to tướng :” ở đây có bán “cá tươi” - Biển quảng cáo gây nhiều ấn tượng. 2. Diễn biến truyện.
<span class='text_page_counter'>(124)</span> không hiểu những chữ viết trên biển có ý nghĩa gì và treo biển để làm gì. ? Theo em, lời góp ý dừng lại ở lần thứ mấy thì có thể chấp nhận được? - Lần 2 “có bán cá” ? Biển đề chữ “Cá” có ý nghĩa gì không? - Không có ý nghĩa GV bình: Tuy nhiên, dù sao vẫn còn có biển, cho dù biển ấy chỉ còn duy nhất một chữ “Cá”. Cứ tưởng sẽ chẳng ai bắt bẻ được gì nữa. Nhưng nếu câu chuyện dừng lại ở đây thì tiếng cười chưa thực sự bộc lộ. Thế mà vẫn có người góp ý, chữ “Cá” và tấm biển treo vẫn là thừa. ? Lần này thái độ của ông chủ ra sao? Tại sao đây lại là lúc tiếng cười bộc lộ trọn vẹn nhất? - Người chủ vẫn tiếp thu cất biển đi. Đáng cười vì : biển vừa treo lên cất đi. ? Nhìn lại từ đầu câu truyện. Em có nhận xét gì về cách góp ý của ba ông khách người hàng xóm và sự tiếp thu ý kiến của chủ hàng? ? Từ việc tiếp thu một cách vô điều kiện như thế, câu truyện có kết thúc ntn? ? Có bạn đồng tình với việc làm của chủ quán, có bạn thì lại phản bác. Theo em có đồng ý với thái độ, việc làm của chủ hàng không ? Vì sao? Gv chốt không đồng tình. Vì nếu cất biển đi thì nghệ thuật thông tin quảng cáo không còn tác dụng. Chỉ có điều là phải biết lựa chọn: Cách treo biển như thế nào cho hợp lý. ? Nghe chuyện về ông chủ quán treo biển, ta bật cười. Vậy đối tượng gây cười ở đây là gì? -Đối tượng gây cười không phải là biển, là người góp ý mà lại là chính ông chủ quán. Gv: ông chủ quán do thiếu hiểu biết, tiếp thu ý kiến một cách thụ động đã trở thành trò cười cho thiên hạ. Cất (bỏ) dần những thông tin trên biển quảng cáo mà không hề suy xét chỉ nghe ý kiến góp ý. Khi tấm biển được cất đi thì khiến người đọc vừa bực, vừa buồn cười Hoat động III ? Đọc diễn cảm lại truyện ? ? Em có nhận xét gì về cách viết truyện cười của tác giả - Xây dựng tình huống đặc sắc, khéo léo, nhiều kịch tính gây cười theo xu hướng tiên tiến, cắt bỏ dần thông tin ,xây dựng chi tiết bất ngờ, nhân vật độc đáo. ? Truyện phản ánh nội dung gì? - Truyện là tiếng cười vui trước sự ba phải, thụ động của nhà hàng. - Ba ông khách đều góp ý với thái độ cười chê . Ông chủ quán tiếp thu một cách rất thụ động vô điều kiện 3. Kết thúc truyện - Chủ hàng cất cái biển đi nốt .. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật .. 2. Nội dung..
<span class='text_page_counter'>(125)</span> - Truyện có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc , không suy xét kỹ khi nghe những ý kiến khác. Truyện nhắc nhở mọi người phải suy nghĩ chín chắn trước khi làm một viếc gì đó phải có lập trường đúng khi tiếp thu phê bình. VĂN BẢN: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI Hướng dẫn học thêm. ? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, theo em truyện thuộc thể loại truyện nào? Gv hướng dẫn đọc - chú ý nhấn mạnh giọng nói của hai chàng, nhấn mạnh ở các từ “lợn cưới” “áo mới” Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc, nhận xét . Gv hướng dẫn học sinh kể: Kể sáng tạo, song vẫn giữ được tình huống và diễn biến truỵện. ? Trong truyện, tác giả dân gian giới thiệu với chúng ta mấy nhân vật. - Hai nhân vật: Anh có áo mới, anh có lợn cưới. ? Hai nhân vật này có nét gì giống và khác nhau - Giống: Tính kheo khoang. - Khác: Mức độ kheo vật đem ra kheo. Gv Hai người hay kheo gặp nhau.Câu chuyện của họ diễn ra như thế nào ta chuyển sang ý 2. ? Khi có áo mới chủ nhân của chiếc áo mới đó đã làm gì? - Mặc áo đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều đợi người ta khen. ? Em có suy nghĩ gì về hành động đợi từ sáng đến chiều của anh ta? - Kiên trì, mong muốn được người khen. ? Khi không có người khen, anh ta có thái độ như thế nào? - Anh ta tức lắm. ? Theo em anh ta có nên có thái độ như vậy không? Vì sao? - Hs thảo luận nhóm. Gv Không nên. Vì cái áo là một vật nhỏ không lên khoe, không quá tốn công vì cái mục đích khoe đó. ? Trong lúc bực mình vì không có ai khen ,điều bất ngờ gì đã đến với anh có áo mới? Gv đã có người nhìn thấy anh, chú ý đến anh, nói chuyện với anh nhưng lại lờ cái áo đi, mà chỉ hỏi để khoe con lợn để dùng trong ngày cưới. ? Trước thái độ lờ đi ấy, anh có áo đã xử sự như thế nào? - Quyết định không từ bỏ ý định khoe áo mới mà ngược lại ,tận dụng cơ hội, giơ vạt áo ra khoe: Từ lúc ... đâu cả. Gv: Với cách đó, anh ta đã thực hiện được mục. I. Tìm hiểu chung - Truyện thuộc thể loại truyện cười . II. Đọc - Hiểu văn bản. 1. Mở đầu truyện - Giới thiệu ánh có áo mới, anh có lợn, có tính hay kheo.. 2. Diễn biến của truyện.
<span class='text_page_counter'>(126)</span> đích của mình. Đợi người ta khen nhưng không thành, anh đã chủ động giơ vạt áo của mình ra mà khoe. Thậm chí bớt cả từ cưới sau từ lợn để nhấn mạnh cái áo của mình để trả miếng cái anh có lợn không khen anh có áo mới. ?Em có nhận xét gì về thái độ của anh có áo mới ? Anh có áo thì như vậy, còn anh có lợn thì khoe như thế nào? - Anh ta gắn thêm chữ cưới vào con lợn để khoe việc cưới xin. Gv: Có bạn cho rằng anh ta không lên khoe, có bạn lại cho rằng, đó là điều lên khoe vì đây là niềm vui lớn của anh ta. ? Ý kiến của em thế nào sau nhận định đó? Gv Chốt lại: Theo cô thì không lên khoe như vậy. Bởi đó là những thứ của cải không đáng khoe, lại được đặt trong những hoàn cảnh riêng tư rất tế nhị. Gv Đặc biệt trong cách khoe của anh, chẳng biết anh có lợn hay không nhưng với lời khoe ấy, thiên hạ biết được rằng anh chàng sắp cưới vợ, có mổ lợn, làm cỗ linh đình. Chỉ thế chắc anh ta đã toại nguyện rồi. ? Từ những chi tiết ấy, em hiểu anh có lợn là một người ntn? ? Em có nhận xét gì về mức độ khoe khoang của mỗi anh chàng? - Hs đàm thoại - Anh có lợn có ý khoe nhiều hơn, hợm hĩnh hơn Gv như vậy 2 anh chàng khoe của gặp nhau với của lả chẳng đáng là bao, câu chuyện dừng lại, bật lên tiếng cười sảng khoái .và ý nghĩa sâu xa. - Anh có áo mới khoe khoang một cách lố bịch, trơ trẽn.. - Anh có lợn cũng có sự khoe khoang hợm hĩnh.. III, Tổng kết ? Tác giả dân gian đã có những thành công gì về 1. Nghệ thuật mặt nghệ thuật? - Cách viết ngắn gọn, chọn lọc chi tiết, xây dựng tính cách nhân vật khéo léo tạo hoàn cảnh điển hình. 2. Nội dung ? Từ những thành công đó, tác giả dân gian đã phản ánh nội dung gì qua câu truyện này? - Câu truyện là tiếng cười vui vẻ, thể hiện thái độ phê phán châm biếm sự khoe khoang, hợm của. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Em hãy nêu lại nội dung hai câu chuyện? ? Kể sáng tạo lại câu chuyện Lợn cưới, áo mới - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc trước bài Số từ, lượng từ * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TỪ LOẠI.
<span class='text_page_counter'>(127)</span> Ngày soạn: 07/11/2015 Ngày dạy: 09 -> 14/11/2015 Tiết 48 - SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. - Biết sử dụng số từ và lượng từ hợp lý khi nói và viết. 2. Kĩ năng: - Tích hợp phần văn ở 2 truyện cười, truyện ngụ ngôn "Treo biển", "Lợn cưới áo mới" với phần tập làm văn kể chuyện tưởng tượng. - Rèn kĩ năng sử dụng số từ , lượng từ khi nói và viết. 3. Thái độ: - Tìm hiểu các từ loại. Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Tổng hợp kiến thức, năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị Thầy: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, tìm hiểu thêm ví dụ minh hoạ, ghi ra bảng phụ, soan bài, bảng phụ Trò: Đọc trước bài. III. Phương pháp - Vấn đáp, tổng hợp kiến thức IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Thế nào là cụm dt ? Lấy ví dụ ? ? Dạng đầy đủ của cụm danh từ gồm mấy phần đó là những phần nào, cho ví dụ? 3. Bài mới Vào bài: Ở các tiết học trước các em đã tìm hiểu về danh từ và cụm danh từ, để các em có thể nắm vững về những từ loại có tác dụng bổ trợ, làm rõ nghĩa hơn cho danh từ. Giờ học hôm nay chúng ta hiểu tiếp một số từ loại nữa : Số từ là lượng từ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động I I. Số từ Hoạt động 1 1, Ví dụ GV ghi vd ra bảng phụ. Gọi Hs đọc vd a, Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần ? Xác định cụm Dt trong mỗi câu văn trên? sắm những gì, vua bảo - Hs xác định “Một trăm ván cơm nếp, một trăm ? Quan sát vào hai ví dụ. Cho biết những từ gạch nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chân bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu? chín cựa , ngựa chín hồng mao, - Hai bổ sung ý nghĩa cho từ chàng mỗi thứ một đôi” - Một trăm ...ván cơm nếp (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) - Một trăm...nệp bánh trưng b, Tục truyền đời Hùng Vương thứ - Chín…ngà sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng - Chín …cựa ông lão chăm chỉ làm ăn và có - Một …đôi tiếng là phúc đức. - Sáu …..Hùng Vương thứ sáu (Thánh Gióng) ? Các từ ván cơm nếp, nệp bánh trưng.. trong vd a được từ gạch chân bổ sung ý nghĩa nó thuộc từ loại nào mà em đã học? - DT ? Vậy các từ gạch chân bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ ? - Bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng cho dt.
<span class='text_page_counter'>(128)</span> ? Em có nhận xét gì về vị trí của các từ bổ sung ý nghĩa đó? - Đứng trước DT ? Quan sát lại ví dụ b từ “sáu” bổ sung ý nghĩa gì cho dt “Hùng Vương thứ”? - Bổ sung ý nghĩa về mặt thứ tự ? Từ “sáu” có vị trí ntn so với dt “Hùng Vương thứ” - Đứng sau dt “Hùng Vương thứ” Gv vậy các từ đứng trước Dt để bổ sung ý nghĩa về số lượng cho dt, đứng sau dt bổ sung về thứ tự ta gọi chúng là số từ. Hoạt động 2 ? Qua tìm hiểu vd, em hiểu thế nào là số từ? ? Quan sát lại các ví dụ. Em có nhận xét gì về vị trí của số từ ? - Có số từ đứng trước dt có số từ đứng sau dt ? Khi nào số từ đứng trước dt? ? Khi nào thì số từ đứng sau dt? Gv đưa bài tập sau - Hà có một hộp bút màu - Tôi là con thứ hai trong gia đình ? Tìm số từ trong hai ví dụ trên? ? Số từ một bổ sung cho dt hộp bút về gì? ? Số từ hai bổ sung cho dt con về gì? ? Trở lại ví dụ a từ “đôi”có phải là số từ không? Vì sao? - Đôi không phải là số từ, "đôi" là danh từ đơn vị vì đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. - Nó khác với một trăm, một nghìn vì sau từ một trăm hay một nghìn vẫn có thể sử dụng dt chỉ đơn VD: Một trăm con trâu. - Chứ không thể nói một trăm đôi con trâu mà chỉ có thể nói một đôi trâu Gv Như vậy số từ và danh từ chỉ đơn vị không giống nhau. * Bài tập : Tìm số từ trong bài thơ "Không ngủ được" của Hồ Chí Minh ? Tìm số từ trong bài thơ trên? - Một, hai, ba, bốn, năm. ? Xác định ý nghĩa của số từ ấy - Một, hai, ba, năm là số từ chỉ số lượng ? Vì sao em biết được điều đó? - Vì chúng đứng trước dt ? “Canh năm” vậy “năm” có ý nghĩa gì? Vì sao? - Là số từ chỉ số thứ tự vì đứng sau dt chỉ canh năm của thời gian trong đêm. Hoạt động II. 2. Kết luận a, Số từ: Là những từ chỉ số lượng thứ tự của sự vật. b, Vị trí: Số từ đứng trước danh từ khi nó biểu thị ý nghĩa về số lượng. - Số từ đứng sau danh từ khi nó biểu hiện ý nghĩa về thứ tự.. c, Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị - Số từ không kết hợp được với một số từ khác - Số từ kết hợp được với dt chỉ đơn vị. II. Lượng từ..
<span class='text_page_counter'>(129)</span> Hoạt động 1 GV: Đưa bảng phụ ghi NL ? Hãy đọc NL và chú ý các từ đã gạch chân? ? Các từ gạch chân bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Các - hoàng tử / cả, mấy - tướng lĩnh, quân sĩ./ Những - kẻ ? Những từ được bổ nghĩa thuộc loại từ nào? - Danh từ. ? Những từ các, những, cả chỉ số lượng ntn? - Chỉ số lượng nhiều ? Mấy chỉ số lượng ntn? - Chỉ số lượng ít Gv như vậy những từ chỉ số lượng nhiều hay ít đó gọi là lượng từ. Hoạt động 2 ? Qua NLem hiểu lượng từ là gì? ? So với số từ, lượng từ có đặc điểm gì giống và khác nhau? - Giống: Đứng trước danh từ. - Khác: + Số từ chỉ số lượng, thứ tự chính xác của sự vật. + Lượng từ chỉ số lượng nhiều hay ít của sự vật. ? Em hãy lấy ví dụ một câu có lượng từ chỉ số lượng ít? VD: Mấy con chim đang hót líu lo. ? Vậy "mấy" ở đây có biết cụ thể là bao nhiêu không? - Không cho số lượng cụ thể. GV: Vì vậy mà người ta gọi "mấy" là lượng từ không chính xác. ? Nhớ lại cách xác định cụm Dt ở bài trước. em hãy xác định cụm dt trong ví dụ trên. - Các hoàng tử - Những kẻ thua trận, Cả mấy vạn tướng lĩnh,quân sĩ ? Em hãy điền vào mô hình cấu tạo cụm dt ? Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 các hoàng tử những kẻ thua trận cả mấy vạn tướng lĩnh quân sĩ Gv nhìn vào thành phần phụ trước mô hình cấu tạo cụm dt .. 1, Ví dụ: Đoạn văn: sgk.. 2. Kết luận a, Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.. b, Phân loại lượng từ - Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể, cả, tất.
<span class='text_page_counter'>(130)</span> ? “Cả” có ý nghĩa ntn? - Chỉ ý nghĩa toàn thể ? “Các” “những” có ý nghĩa như thế nào? - Chỉ ý nghĩa tập hợp “các” - Chỉ ý nghĩa phân phối “những” ? Dựa vào vị trí trong cụm dt người ta chia lượng từ ra làm mấy nhóm? ? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì ?- Hs đọc phần ghi nhớ ? Các từ im đậm trong 2 dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào? "Con đi ........ lòng bầm" ( Tố Hữu ) ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập . ? Muốn giải đáp bài tập ta phải dựa trên cơ sở nào? - Xác định xem những từ đó là số từ hay lượng từ. - Căn cứ vào nội dung thông báo của nó trong dòng thơ. ? Hãy nêu ý nghĩa các từ được dùng? ? Em thấy, nghĩa của các từ "từng", "mỗi" có gì khác nhau? ? Muốn làm được bài tập này em phải làm gì? ? Xác định yêu cầu đề? Nêu cách giải của em? - Mỗi: Chỉ có ý nghĩa tách riêng để nhận mạnh chứ không mang ý nghĩa lần lượt, trình tự vật khác. ? Điền dấu đúng sai vào các nhận xét sau.. cả - Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Những, các, mọi, mỗi, từng ... III. Luyện tập 1. Bài tập 2 / 129 / sgk - Các từ: Trăm , muôn , ngàn có ý nghĩa chỉ số lượng rất nhiều nhưng không chính xác - coi chúng là những lượng từ. 3. Bài tập 3 / 129 / sgk - Giống: Từng , mỗi tách ra thành từng cá thể của sự vật. - Khác: Từng: vừa tách riêng từng cá thể sự vật, vừa mang nghĩa lần lượt theo trình tự hết sự vật này đến sự 4. Bài tập 4 - Điểm 10 là số từ chỉ số lượng Đúng - Tôi là con thứ hai trong gia đình , hai là số từ chỉ số lượng - Sai Tôi khổ trăm đường, trăm là số từ chỉ số thứ tự - Sai - Các bạn đang chơi, các là lượng từ chỉ toàn thể Sai - Mỗi hs mang một bông hoa, mỗi có ý nghĩa chỉ tập hợp - Đúng. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là số từ, số từ khác với DT chỉ đơn vị ở điểm nào? ? Thế nào là lượng từ, lượng từ chia làm mấy nhóm? - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ . - Làm lại các bài tập - Đọc trước bài Kể chuyện tưởng tượng * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 09 tháng 11 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 12.
<span class='text_page_counter'>(131)</span> CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Tuần: 13 Ngày soạn: 12/11/2015 Ngày dạy: 16 -> 21/11/2015 Tiết 49 - 50: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức về văn tự sự; kể chuyện đời thường. - Tích hợp với văn bản Ếch ngồi đáy giếng. - Giúp HS có ý thức viết bài Tập làm văn nghiêm túc, vận dụng những kiến thức đã học để làm hoàn chỉnh bài kiểm tra. - Giáo viên từ đó có cơ sở đánh giá năng lực học tập của HS và ý thức trình bày bài kiểm tra để có sự uốn nắn kịp thời. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đoạn văn, trình bày một văn bản tự sự kể chuyện đời thường. 3. Thái độ: - Quan sát xung quanh ta. Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, viết bài, ... II. Chuẩn bị: - GV ra đề kiểm tra và đáp án - HS ôn bài III. Phương pháp: - Kiểm tra đánh giá HS IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới ĐỀ KIỂM TRA. Câu 1: (10đ) Kể về một người thân của em ( ông bà, bố mẹ, anh chị, em.v.v.) ĐÁP ÁN. Câu 3: (10đ) - Yêu cầu chung: Bài viết đúng thể loại văn tự sự kể chuyện đời thường, đảm bảo bố cục 3 phần, liên kết chặt chẽ mạch lạc giữa các phần, đoạn; ít sai phạm các lỗi cơ bản. - Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: (1đ) - Giới thiệu chung về người thân được kể: Tuổi, hình dáng, tình cảm của em 2. Thân bài (8đ) - Hình dáng cụ thể - Tính tình, tài năng - Sở thích của người thân ( kể cụ thể hành động, việc làm thể hiện sở thích đó): (2đ) - Hoạt động trong ngày - Tình cảm của người đó đối với bản thân (em) nói riêng và mọi người xung quanh nói chung được thể hiện qua những việc làm cụ thể. (3đ) 3. Kết bài (1đ): - Tình cảm của em, vai trò người đó V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - GV thu bài và nhận xét giờ học - Chuẩn bị ôn tập truyện dân gian đã học * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN. Ngày soạn: 12/11/2015 Ngày dạy: 16 -> 21/11/2015.
<span class='text_page_counter'>(132)</span> Tiết 51: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức đã học, cụ thể: - Nắm chắc các đặc điểm của các thể loại truyện dân gian. - Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, kỹ năng vận dụng kể chuyện tưởng tượng sáng tạo loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích truyện dân gian. 4. Định hướng phát triển năng lực: Tổng hợp KT, nêu vấn đề, năng lực tự học, sáng tạo, phân tích, tổng hợp... II. Chuẩn bị Thầy: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ Trò: Đọc trước bài. III. Phương pháp - Vấn đáp, IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính ? Các em đã được học các thể loại truyện nào? I. Thể loại GV : Để nhớ lại đặc điểm từng thể loại và để so sánh sự 1. Truyền thuyết giống và khác nhau của những thể loại này, chúng ta sẽ 2. Cổ tích làm một số bài tập. 3. Ngụ ngôn Bài tập : Chọn câu trả lời đúng nhất 4. Truyện cười 1. Ý nghĩa chung của truyện ngụ ngôn là gì? a. Cho người ta bài học về cách nhìn thế giới con người. b. Khuyên răn người ta cần biết xem xét sự vật toàn diện. c. Phê phán sự viển vông, nhắc nhở óc thực tế d. Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. 2. Truyền thuyết khác với cổ tích chủ yếu ở điểm nào? a. Truyền thuyết ít yếu tố kì ảo hơn so với cổ tích. b. Truyện cổ tích ít yếu tố hiện thực hơn so với truyền thuyết. c. Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện được kể. Truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số nhân vật. d. Truyền thuyết liên quan lịch sử, truyện cổ tích gần với đời sống hàng ngày. 3. Về đặc điểm nghệ thuật truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào? a. Nhân vật chính thường được nhân hoá. b. Đều sử dụng tiếng cười. * Những đặc điểm chính của c. Cả hai đều ngắn gọn, hàm súc hơn những loại truyện các thể loại truyện dân gian. khác..
<span class='text_page_counter'>(133)</span> d. Cả hai đều dễ nhớ, dễ thuộc. 4. Nhóm truyện nào chưa thuần nhất về thể loại? a. Bánh chưng Bánh giầy, Sự tích Hồ Gươm, Sơn Tinh Thuỷ Tinh. b. Thầy bói….. ; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay,…… c. Cây bút thần, Sọ Dừa, Thạch Sanh d. Treo biển; Lợn cưới, áo mới; Lục súc tranh công 5. Chỗ giống nhau cơ bản giữa truyền thuyết và cổ tích: a. Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo b. Đều thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự vật được kể. c. Đều được tin là có thật dù có những yếu tố kỳ ảo d. Đều coi là những câu chuyện không có thật dù có những yếu tố thực tế. GV: Từ bài tập vừa rồi, hãy điền vào bảng nêu đặc điểm chính của các thể loại truyện dân gian. <HS tự viết, yêu cầu ngắn gọn. > HS: Nhắc tên từng tác phẩm đã học theo thể loại. GV: Đưa bài tập để học sinh ôn lại kiến thức xoay quanh những tác phẩm đã học. Bài tập 1: Đi tìm ẩn số ( tìm tên truyện) 1. Truyện ca ngợi tính chất nghĩa khí, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của một cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV 2. Nhân vật trong truyện trở thành Trạng nguyên ở lứa tuổi nhi đồng. 3. Chi tiết ba lần kéo lưới xuất hiện thanh gươm trong truyện nào? 4. Những câu thơ sau gợi nhớ đến tác phẩm nào? - Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc - Đẽo cày theo ý người ta - Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì. - Dân dâng một quả xôi đầy - Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi - Đất là nơi chim về - Nước là nơi rồng ở. - Một thần phi bạch hổ trên cạn - Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi Bài tập 2 Chọn câu đúng nhất 1. Chi tiết không phải là chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng: a. Lạc Long Quân là vị thần thuộc nòi rồng b. Âu Cơ và LLQuân gặp nhau, yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. c. Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở trăm con d. Người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc thường. II. Tác phẩm 1. Nêu tên tác phẩm:. -Sự tích Hồ Gươm - Em bé thông minh - Sự tích Hồ Gươm và Ông lão đánh cá - Thánh Gióng - Đẽo cày giữa đường - Bánh chưng, bánh giầy - Con Rồng, cháu Tiên - Sơn Tinh Thuỷ Tinh. 2. Nội dung - nghệ thuật: (Cơ bản của một số truyện tiêu biểu ).
<span class='text_page_counter'>(134)</span> xưng là con Rồng cháu Tiên. 2. Truyền thuyết Thánh Gióng nói lên quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về: a. Vũ khí hiện đại để đánh giặc b. Người anh hùng đánh giặc cứu nước c. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng d. Tình làng nghĩa xóm 3. Tên gọi hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì? a. Khẳng định chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn b. Phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của dân tộc ta c. Thể hiện tinh thần cảnh giác răn đe với kẻ thù d. Cả 3 ý trên. 4. Nét nghệ thuật nổi bật trong : “ Ông lão đánh cá” a. Sự đối lập giữa các nhân vật b. Sự lặp lại có tính tăng tiến của cốt truyện c. Kết thúc có hậu d. Cả 3 nhận định trên 5. Truyện có ý nghĩa phê phán ý tưởng viển vông, nhắc nhở đầu óc thực tiễn. a. Thầy bói xem voi b. ếch ngồi đáy giếng c. Cả hai truyện d. Không truyện nào Bài tập 3 GV : Yêu cầu mỗi dãy viết một đề tài Dãy 1 : Viết đoạn văn về một nhân vật mình có ấn tượng sâu sắc. Dãy 2 : Viết đoạn văn về một hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong truyện nào đó. Mười điều kỳ diệu 1. Loại bánh nào giàu ý nghĩa nhất? < bánh chưng bánh giầy > 2. Ai là Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất? < Em bé ..> 3. Loại vũ khí nào ra đời sớm nhất? < Roi sắt > 4. Anh hùng nhỏ tuổi nhất ? < Thánh Gióng> 5. Nhân vật nào thấp nhất? Cao nhất? < Sọ Dừa, Thánh Gióng > 6. Trận chiến nào dài nhất ? < Sơn Tinh- Thuỷ Tinh> 7. Lễ cưới nào tưng bừng nhất? < Thạch Sanh> 8. Nhân vật nào có mặt nhiều nhất trong các truyện? < Hùng Vương> 9. Ai mang thai lâu nhất ? - Mẹ GV: Gọi một vài học sinh đọc diễn cảm một số đoạn hoặc cả truyện. Đọc: Ông lão đánh cá và con cá vàng Thầy bói xem voi. Kể : Sọ Dừa, Treo biển. 3. Nhân vật - hình ảnh:. III. Đọc - kể diễn cảm IV. Ngoại khoá - Diễn kịch - Vẽ tranh < thi vẽ trên bảng > +thuyết minh ý tưởng bức vẽ..
<span class='text_page_counter'>(135)</span> ? Em hãy nghĩ ra cách kết thúc truyện mới hai truyện “Cây bút thần” “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ? Muốn là được bài tập này em đữa vào đâu? Gv gợi ý để hs làm ? Dựa vào nội dung truyện “Treo biển” tập viết theo hướng ngược lại truyện ngụ ngôn “Lại treo biển” Gv gợi ý để hs làm bài V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Nhắc lại khái niệm truyền thuyết, cổ tích? ? Nêu ý nghĩa cơ bản của hai lại truyện? ? Viết một câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ tưởng tượng truyện dân gian ,mà em thích? - Ôn tập truỵên ngụ ngôn, truyện cười.. V. Luỵện tập 1. Bài tập 1: 2. Bài tập 2. giữa em và một nhân vật trong. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN. Ngày soạn: 12/11/2015 Ngày dạy: 16 -> 21/11/2015 Tiết 52: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức đã học, cụ thể: - Nắm chắc các đặc điểm của các thể loại truyện dân gian. - Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, kỹ năng vận dụng kể chuyện tưởng tượng sáng tạo loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích truyện dân gian. 4. Định hướng phát triển năng lực: Tổng hợp KT, nêu vấn đề, năng lực tự học, sáng tạo, phân tích, tổng hợp, ... II. Chuẩn bị Thầy: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ Trò: Đọc trước bài. III. Phương pháp - Vấn đáp, tổng hợp KT, nêu vấn đề, thảo luận IV.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Xen trong giờ 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Truyện ngụ ngôn ? Thế nào là truyện ngụ ngôn? 1. Khái niệm - HS - Là truyện mượn chuyện loài vật, đò vật, con vật hay chính chuyện con người để bóng gió kín đáo nói chuyện con người nhằm khuyên nhủ chúng ta một bài học nào đấy. 2. Nội dung ý nghĩa ? Kể tên các truyện? Nêu bài học Bài học các truyện:.
<span class='text_page_counter'>(136)</span> - thảo luận. Nêu vấn đề tương tự HS tự rút ra kiến thức ? Thế nào là truyện cười? - Là truyện kể về những hiện tưọng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười vui vẻ hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. ý nghĩa của các truyện: - Treo biển: Phê phán những kẻ người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác. - Lợn cưói, áo mới: Phê phán những người có tính hay khoe của, một tĩnh xấu phổ biến trong xã hội. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Khái quát kiến thức. - Ôn tập kiến thức đã học. - ếch ngồi đáy giếng: Khuyên nhủ chúng ta phỉa cố gắng mở rộng hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo - thày bói xem voi: Khi xem xét đánh giá sự vật, sự việc, con người phỉa xem xét đánh giá một cách toàn diện, phỉa tôn trọng ý kiến của người khác. - đeo nhạc cho mèo: Khuyên nhủ con người phỉa luôn cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện dự định làm một công việc nào đó. Phê phán những kẻ có ý định viển vông, kẻ tham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn cho những kẻ dưới quyền. II. Truyện cười. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 16 tháng 11 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 13. CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN. Tuần: 14 Ngày soạn: 19/11/2015 Ngày dạy: 23 -> 28/11/2015 Tiết 53: KỂ TRUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:.
<span class='text_page_counter'>(137)</span> 1. Kiến thức: - Bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự - Hiểu được thế nào là tưởng tượng sáng tạo - Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vài trò của tưởng tượng trong bài văn 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tưởng tượng tập thể. Hs thể hiện năng lực sáng tạo của mình. - Tích hợp với các văn bản truyện cười, truyện ngụ ngôn, khái niệm dt. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nghe, kể, tưởng tượng, ... II. Chuẩn bị Thầy : Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài. Trò : Đọc trước bài III. Phương pháp - Vấn đáp, nhóm IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Kể truyện đời thường và kể truyện sáng tạo giống và khác nhau ở điểm nào? Y/c Giống: Đều do trí nhớ, óc quan sát của mình để kể chứ không theo một văn bản nào có sẵn Khác nhau: Kể truyện đời thường kể về việc mình quan sát thấy ngoài thực tế viết lại. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính I. Tìm hiểu chung về kể ? Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân .. miệng” chuyện tưởng tượng - Hai hs kể 1. Ngữ liệu mẫu 1: Kể - Chân, tay, tai, mắt thấy lão miệng chẳng làm gì mà chỉ tóm tắt truyện ngụ ngôn ngồi ăn không => bàn nhau không cho lão ăn nữa “Chân ... Miệng” - Một tuần sau cả bọn thấy mệt mõi rã rời, Lão miệng cũng thế . - Cả bọn bàn nhau làm cho lão miệng ăn => cả bọn khoẻ mạnh và lại sống hoà thuận như xưa . ? Trong truyện người ta đã tưởng tượng ta những gì? GV: Dùng bảng phụ trong ghi lại những sự việc, chi tiết tưởng tượng nổi bật. - Hs quan sát ? Trong truyện người xưa đã tưởng tượng ra những gì - Các bộ phận cơ thể con người “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” biết suy nghĩ biết hành động như con người, ghen tị -> đấu tranh -> hoà thuận - Trong truyện chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào tưởng tượng ra. ? Truyện tưởng tượng dựa vào cơ sở thực tế? - Cơ thể con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa - Trong tự sự, tưởng tượng các bộ phận. Mệng có ăn thì các bộ phận khác mới khẻo không được tuỳ tiện mà mạnh. phải dựa vào lôgíc tự.
<span class='text_page_counter'>(138)</span> - đoạn văn miêu kể, tả khi cơ thể con người ta thiếu đói. nhiên . => Mọi người trong xã hội cũng phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau sẽ không thể tồn tại được. ? Vậy khi tưởng tượng ta phải dựa trên cơ sở nào? ? Đọc truyện “Lục súc tranh công” ? Hãy tóm tắt lại câu chuyện? - Hs tóm tắt -GV: ghi tóm tắt nội dung câu chuyện. ? Hãy chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo trong truyện? Gợi ý: Trong câu chuyện người ta tưởng tượng ra những gì? - Sáu con gia xúc nói được tiếng người. - Sáu con gia súc kể công, kể khổ ? Vì sao trong dân gian lại tưởng tượng ra như vậy? ? Những chi tiết tưởng tượng đó dựa trên cơ sở nào? -Dựa vào sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật. - Chẳng hạn như con trâu. HS đọc lại đoạn văn ? Những gì kể về con trâu trong đoạn văn có giống với ngoài thực tế hay không? - Rất giống ? Vì sao tác giả dân gian lại tưởng tượng ra như vậy? - Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người không nên so bì nhau. ? Qua các NL trên em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng? - Hs trả lời gv nhận xét cho ghi 2. Kết luận: GV: nhấn mạnh những nội dung cần ghi nhớ a, Khái niệm: Sgk b, Kể chuyện sáng tạo: Có ba kiểu. - Mượn lời đồ vật con vật để kể chuyện. - Thay ngôi kể để kể chyện đã được đọc trong sách, truyện. ? Đọc câu chuyện thứ hai : Giấc mơ trò chuyện với Lang - Tưởng tượng một đoạn Liêu kết mới cho một truyện cổ ? Cho biết truyện này thuộc kiểu truyện nào? tích - Tưởng tượng được trò chuyện với nhân vật truyền thuyết. ? Theo em yếu tố nào trong truyện là có thật? - Người kể xưng là con. - Việc nấu bánh, trông nồi bánh là có thật. Gv: Cũng có khi, người kể dựa vào một số yếu tố có thật, sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng để nhân hoá loài vật, sự vật. ? Qua các NL trên em hãy cho biết có mấy kiểu kể truyện sáng tạo? II. Luyện tập - Hs trả gv nhận xét bổ sung cho ghi 1. Bài tập 1:.
<span class='text_page_counter'>(139)</span> Hoạt động II ? Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy móc, xe, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe nội nước. ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập? ? Nhắc lại các bước làm bài văn tự sự? ? Xác định thể loại và nội dung? ? Với yêu cầu trên ở mỗi phần, em cần trình bày những gì? ? Ở phần thân bài ta phải tưởng tượng những sự vật gì Gv Gợi ý: - Cuộc giao chiến xảy ra khi nào? - Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với nhiều vũ khí cũ nhưng mạnh mẽ, tàn ác gấp bội (Chúng ta có thể dựa vào thực tế trận mưa bão vừa qua như cảnh bầu trời, mây gió, mưa, sấm chớp, nước dângđể kể cuộc tấn công của Thuỷ Tinh. Sự chuẩn bị phòng chống bão lũ của nhân dân ta như: Dự báo thời tiết, việc di dân, hộ đê, chằng chống nhà cửa. - Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ: huy động sức tổng lực, đất đá, xe tải, trực thăng, thuyền, ca nô, xe lội nước, cát, sỏi, đặc biệt là những tảng bê tông đúc sẵn. - Các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại: Vô tuyến, điện thoại di động ứng cứu. - Cảnh bộ đội công an giúp dân chống lũ. - Cảnh cả nước quyên góp : Lá lành đùm la rách. - Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân. ? Kết quả của cuộc đọ sức cuối cùng này ra sao? Chú ý: Tưởng tượng được - Sự chỉ đạo quân sĩ của ST: Đề bài: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Gióng. Em hãy tưởng tưởng mình mơ thấy TG và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào? 1. Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh gặp G 2. Thân bài: Kể lại giấc mơ gặp TG - Em mơ thấy tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên con ngựa sắt, tự xưng là TG - Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường - G khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thâm thể khoẻ mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hôị. 3. Kết bài: cảm nghĩ của em - Giấc mơ gặp TG thật đẹp và nhiều ý nghĩa - Em thấm thía lời khuyên của G. Cố gắng phấn đấu trở thành người toàn diện.. - Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng. - Nội dung: Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh Và Thuỷ Tinh ở thời đại mới này. - Mở bài: + Trận lũ khủng khiếp năm vừa qua ở đồng bằng sông Hồng . + Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.. Cuối cùng Thuỷ Tinh lại một lần nữa chiụ thua chàng Sơn Tinh của thế kỷ 21.. 2. Bài tập 2 - HS tưởng tượng kể chuyện GV: Nhận xét bổ sung, đưa ra vài cách kể khác để các em tham khảo ..
<span class='text_page_counter'>(140)</span> Gv yêu cầu hs tưởng tượng kể một số chi tiết . V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? ? Kể chuyện tưởng tượng có dựa và thực tế hay không? -Về nhà học bài làm đầy đủ bài tập 2 - Làm đề bài sau: Tưởng tượng kể chuyện mười năm sau em trở về thăm lại mái trường hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. - Chuẩn bị bài : Ôn tập văn học dân gian . * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TIẾNG VIỆT. Ngày soạn: 19/11/2015 Ngày dạy: 23 -> 28/11/2015 Tiết 54: Trả bài kiểm tra tiếng Việt I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức đã học - Giúp học sinh nhận ra ưu điểm và khắc phục nhược điểm - Giáo viên bết được hs mình làm tốt kiểu bài nào, chưa làm tốt kiểu bài nào, để rèn thêm cho các em . 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kỹ năng cơ bản nhận biết, sử dụng, từ ngữ - Luyện cho các em biết cách chữa bài làm của mình và chữa bài làm cho bạn . 3. Thái độ: - Nhận ra ưu, khuyết điểm của mình để kịp thời sửa chữa. Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực đánh giá bản thân, người khác, năng lực tự học, sáng tạo, làm bài kiểm tra, ... II. Chuẩn bị Thầy: Chấm bài trả hs, tìm lỗi sai của hs Trò : Đọc kỹ bài làm của mình, tự sửa các loại lỗi. III. Phương pháp - Tự kiểm tra, đánh giá IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Gv : đọc chép đề bài lên bảng I/ Yêu cầu cần đạt HS : Chép vào vở Hs theo dõi đáp án ? Đọc đề bài? Câu 1: Hs nêu 3 đặc điểm danh từ mỗi đặc ? Để làm tốt bài kiểm tra này ta phải điểm 0.5đ làm gì? - Biểu thị - Quan sát đọc kỹ đề - Kết hợp - Tìm hiểu yêu cầu của đề (cụ thể qua - Chức vụ từng câu) Câu 2: 2 đ. - Vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi - Chỉ ra lỗi 0.5 và chữa 0.5đ (yêu cầu của đề) a, Dùng từ không đúng nghĩa (Hs trình bày hướng nào => GV bổ Chữa: Bài kiểm tra văn vừa qua của lớp ta sung) vẫn còn một số nhược điểm.
<span class='text_page_counter'>(141)</span> b, Lỗi lặp từ Chữa: Khi các em lên lớp 6 là các đã lớn lên. Câu 3: 3.5đ: Các cụm danh từ trong đoạn văn là - làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng II. Nhận xét những ưu khuyết điểm 1. Ưu điểm : - Nhìn chung các em xác định đúng yêu cầu của đề bài, học thuộc khái niệm dt, cụm dt, lấy được ví dụ - Trả lời chính xác, trình bày sạch sẽ như: Ngọc, Điệp, Ly, Đỗ Phương Thảo, ... - Các em biết vận dụng những hiểu biết lý thuyết vào làm bài - Nhiều em viết tiến bộ hơn như: Khương, Ngân,... 2. Nhược điểm: - Một số em chưa thuộc khái niệm dt như: - Một số em chưa biết tìm cụm dt có cấu tạo đầy đủ cả ba phần như: - Một số em viết chữ còn xấu, không rõ chữ như: V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài kiểm tra, tự sửa sai - Chuẩn bị bài : “Chỉ từ” * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: TRUYỆN TRUNG ĐẠI. Ngày soạn: 19/11/2015 Ngày dạy: 23 -> 28/11/2015 Tiết 55: Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA (Truyện trung đại) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nắm vững nội dung và ý nghĩa của truyện: Đề cao cái nghĩa qua câu chuyện hai con hổ nhớ ơn, đền ơn con người - Cách kể giản dị, vừa mang tính chất truyền kỳ, vừa pha tính chất ngụ ngôn rút ra bài học đạo đức, lẽ sống 1 cách trực tiếp - Kết cấu gồm 2 truyện nhỏ nối tiếp nhau thể hiện 1 chủ đề 2. Kĩ năng: - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm: Động từ và cụm đồng từ, với phần tập làm văn ở kỹ năng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo. - Tiếp tục rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Liên hệ thực tế, kể, năng lực đọc, phân tích, cảm thụ, tự học, sáng tạo, ... II .Chuẩn bị : Đọc các tài liệu có liên quan III. Phương pháp - Vấn đáp, thuyết trình.
<span class='text_page_counter'>(142)</span> IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS 3 Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung Tìm hiểu chung 1. Khái niệm về Truyện trung đại Giáo viên thuyết giảng cho học sinh Truyện trung đại là khái niệm dùng để chỉ những hiểu thế nào là truyện trung đại, đặc truyện ngắn, vừa, dài được sáng tác trong thời kỳ điểm của truyện trung đại xã hội phong kiến (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ Giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Trinh XIX) bằng chữ Hán, Nôm. 2. Đặc điểm: + Kể về việc, người + Mang tính giáo huấn đạo đức + Cốt truyện đơn giản, kể theo trật tự thời gian + Nhân vật thể hiện qua ngôn ngữ hoạt động, ... còn đơn giản. 3. Đọc hiểu từ ngữ, bố cục Hoạt động 2 : - Đọc: giọng đọc gợi không khí ly kỳ, cảm động Hướng dẫn đọc, kể, giải thích từ khó, 2. Giải thích từ khó : nghĩa, mở tìm hiểu bố cục văn bản -. Bố cục: gồm 2 truyện nhỏ, thể hiện chủ đề : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, kể a) Truyện con hổ và bà đỡ Trần toàn truyện 1 lần. b) Truyện con hổ thứ 2 và bác tiều ? Truyện có kết cấu như thế nào? - Tóm tắt truyện a) Bà đỡ Trần ở Đông Triều được hổ chồng mời để đỡ đẻ cho hổ vợ. Xong việc hổ chồng lại cõng bà ra cửa rừng và đền ơn 10 lạng bạc b) Bác Tiều Mỗ cứu con hổ khỏi bị hóc xương Hoạt động 3: được hổ đền ơn cả khi sống và khi đã chết. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyện II. Đọc - Hiểu văn bản Học sinh kể tóm tắt nội dung 2 truyện 1. Phân tích cái nghĩa của 2 con hổ a) Những điểm giống nhau: - Cốt truyện: Người giúp hổ thoái nạn hổ biết ơn, đền ơn - Cách kể: theo trật tự thời gian - Ngôi kể: thứ 3 ? Tìm hiểu sự giống nhau và khác - Nhân vật : hổ, người nhau giữa 2 truyện về cốt truyện, cách - Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, đối chiếu, kể, ngôi kể, nhân vật, biện pháp nghệ tương ứng. thuật. b) Những điểm khác nhau: * Truyện 1: + Bà đỡ Trần bị động sợ hãi vì bị hổ chồng cõng đi đỡ đẻ cho hổ vợ + Hổ đền ơn bà, giúp bà thoát khỏi nạn i. + Ngoài ra cái nghĩa còn thể hiện: hổ đực hết lòng với hổ cái, vui mừng khi có con, lễ phép thắm tình lưu luyến trong lúc chia tay mang đức.
<span class='text_page_counter'>(143)</span> ? Cái nghĩa của con hổ thứ nhất được tính của con người. thể hiện ở những chi tiết nào trong * Truyện 2: truyện + Bác Tiều Mỗ chủ động liều mình cứu hổ thoát Em có nhận xét gì? chết vì hóc xương + Hổ đền ơn bằng các loại thịt thú rừng + Khi bác chết Hổ thương tiếc bác, nhảy, gầm lên quanh quan tài của bác. ? Cái "nghĩa"của con hổ được thể hiện so với chuyện 1 cái nghĩa của con hổ ở truyện ở truyện 2 như thế nào? được nâng cấp hơn: nếu ở con hổ trước đền ơn 1 Hãy nhận xét về cái nghĩa đó? lần là xong thì con hổ sau đền ơn mãi mãi Bộc Hoạt động 4: lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. III. Tổng kết * Ghi nhớ sách giáo khoa Hoạt động 5: IV. Luyện tập ? Theo em truyện con hổ có nghĩa đề 1. Bài 1: cao. Khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người? Tại sao người viết dùng con hổ để nói chuyện cái "nghĩa" của con người. Nghệ thuật, lời kể có gì đặc sắc? * Con hổ nổi tiếng hung dữ, tàn bạo - còn có nghĩa nặng, huống chi là con người gây tác động mạnh tới người đọc. * Nghệ thuật: - Cốt truyện đơn giản - Lời kể mộc mạc, mang tính ngụ ngôn, giáo huấn khá rõ. - Người viết có dùng trí tưởng tượng, nhưng không thoát ly khỏi thực tế làm truyện gần gũi, đáng tin hơn. 2. Bài 2: Hãy tìm những câu tục ngữ thể hiện Tục ngữ: chủ đề tư tưởng này? - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Ăn một quả trả cục vàng.......đựng - Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Đặc điểm của truyện trung đại? ? So sánh cái nghĩa của hai con hổ - Học ghi nhớ -Chuẩn bị bài tiếp theo * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 19/11/2015 Ngày dạy: 23 -> 28/11/2015. CHỦ ĐỀ: TỪ LOẠI. Tiết 56: Tiếng Việt - CHỈ TỪ I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
<span class='text_page_counter'>(144)</span> - Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết - Tích hợp với phần văn ở các văn bản các truyện dân gian, phần tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng. 2. Kĩ năng: - Luyện kỹ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp khi nói và viết. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: Sử dụng từ, liên hệ kiến thức TV, năng lực tự học, sáng tạo, vận dụng chỉ từ vào trong sinh hoạt và trong học tập, ... II. Chuẩn bị : Bảng phụ III. Phương pháp - Vấn đáp, nêu vấn đề IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Số từ là gì? Cho ví dụ. Lượng từ là gì? Cho ví dụ. 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhận diện chỉ từ trong câu. - Giáo viên treo bảng phụ: học sinh đọc ví dụ, trả lời lần lượt các câu hỏi ? Các từ in đậm bổ nghĩa cho các từ nào? ? Tác dụng của các từ in đậm đó ở trong câu? ? Hãy so sánh ý nghĩa các cặp. ? Học sinh so sánh các cặp: - Viên quan ấy/hồi ấy - Nhà nọ/đêm nọ ? Vậy các từ như: này, kia, ấy, đó, nọ,... dùng để trỏ, xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian gọi là chỉ từ. Vậy chỉ từ là gì?. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu ? Trong các câu ở phần I chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì? ? Tìm chỉ từ trong những câu dưới đây, xác định chức vụ của chúng. Nội dung bài học I. Chỉ từ là gì? 1. Ví dụ - Các từ in đậm: ấy, kia, nọ bổ sung ý nghĩa cho các danh từ viên quan, làng, nhà. làm cho cụm danh từ trở nên xác định hơn, cụ thể hơn định vị được sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác. * So sánh: - Ông vua/ông vua nọ - Viên quan/viên quan ấy - Làng/làng kia - Nhà/nhà nọ Nghĩa của các cặp có các từ: nọ, kia, ấy được cụ thể hóa, được xác định 1 cách rõ ràng trong không gian khác nhau: + Một bên là sự định vị về không gian + Một bên là sự định vị về thời gian 2. Kết luận * Ghi nhớ: Học sinh đọc mục ghi nhớ Giáo viên bổ sung: - Chỉ từ còn gọi là đại từ chỉ định (để xác định vị trí, tọa độ của sự vật trong không gian, thời gian). II. Hoạt động của chỉ từ trong câu 1. Ví dụ - Chỉ từ : ấy, kia, nọ... - Làm nhiệm vụ phụ ngữ sau của danh từ, cùng với danh từ và phụ ngữ trước lập thành 1 cụm danh từ: viên quan ấy, một cánh đồng làng kia,.
<span class='text_page_counter'>(145)</span> trong câu? hai cha con nhà nọ Hãy nêu hoạt động của chỉ từ ở trong - Các chỉ từ trong câu: câu? a) Đó là chủ ngữ b) Đấy làm trạng ngữ 2. Kết luận Hoạt động 3: * Ghi nhớ: sách giáo khoa Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập Gv lần lượt chiếu các bài tập, HS làm Bài tập 1: bài tập theo nhóm, đại diện nhóm lên a) Hai thứ bánh ấy : trình bày, lớp nhận xét, GV kết luận. + Định vị sự vật trong không gian Bài tập 2: + Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ a) Đến chân núi sóc = đến đấy b) Đây, đấy b) Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy + Định vị sự vật trong không gian Cần viết như vậy để khỏi lặp từ + Làm chủ ngữ Bài 3: Không thay được, điều này cho c) Nay: thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng. + Định vị sự vật trong không gian Chúng có thể chỉ ra những sự vật, + Làm trạng ngữ những thời điểm khó gọi thành tên, d) Đó: giúp người nghe, người đọc định vị - Định vị sự vật trong không gian được các sự vật, thời điểm ấy trong - Làm trạng ngữ chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận. Bài tập 4, 5, 6: học sinh làm ở nhà V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là chỉ từ? ? Hoạt động của chỉ từ trong câu? - Học ghi nhớ và làm bài tập - Chuẩn bị bài Kể chuyện tưởng tượng * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 23 tháng 11 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 14. Tuần: 15 Ngày soạn: 26/11/2015 Ngày dạy: 30/10-> 05/12/2015. CHỦ ĐỀ: TỪ LOẠI. Tiết 57- Tiếng Việt - ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao những kiến thức đã học ở bậc tiểu học về động từ. - Đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng..
<span class='text_page_counter'>(146)</span> - Biết sử dụng đúng động từ khi nói, viết. - Tích hợp với phần văn ở bài ‘Con hổ có nghĩa’ với tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ và cụm động từ khi nói, viết. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng từ, năng lực tự học, sáng tạo, vận dụng động từ, ... II.Chuẩn bị: Bảng phụ, Mô hình cụm từ Tiếng việt III. Phương pháp - Vấn đáp, nhóm, nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Em cảm nhận được gì sau khi học xong truyện:"Con hổ có nghĩa" 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Đặc điểm của động từ Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của 1. Ví dụ động từ Khái niệm động từ ? Thế nào là động từ? - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái Cho ví dụ của sự vật. GVtreo bảng phụ có ghi VD ở mục I Ví dụ : chạy, đi, học, ngủ, khóc SGK - Các động từ trong ví dụ ? Tìm các động từ trong ví dụ a, b, c? a) Đi, đến, ra, hỏi b) Lấy, làm, lễ ? Hãy cho biết các động từ vừa tìm c) Treo, có, xem, cười, bảo, phải, để chỉ hành được có ý nghĩa khái quát gì? động, trạng thái của sự vật ? Em hãy tìm sự khác biệt giữa danh Đặc điểm: từ và động từ? * Động từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật * Kết hợp được với các từ: sẽ, vẫn, đang, hãy, đứng, chớ, đã... * Thường làm vị ngữ trong câu Ví dụ: tôi học * Không thể kết hợp với các từ : những, các, số VD: Học tập là nhiệm vụ hàng đầu từ, lượng từ... của học sinh. * Khi làm chủ ngữ thì động từ mất khả năng kết Học sinh đọc lại ghi nhớ sách giáo hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, đứng, chờ khoa 2. Ghi nhớ: sách giáo khoa Hoạt động 2 : II. Các loại động từ chính Hướng dẫn tìm hiểu mục II 1. Ví dụ Các loại động từ chính a) Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi Giáo viên nêu tiêu chí phân loại động kèm phía sau: từ như đã đưa ra trong sgk - Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng trả lời câu Học sinh đưa vào tiêu chí đó để xếp hỏi làm gì các động từ theo đúng tiêu chí lựa - Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu trả lời chọn trên giấy trong, bật máy câu hỏi làm sao, thế nào? chiếu( bảng phụ )... b) Động từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía HS đọc ghi nhớ.
<span class='text_page_counter'>(147)</span> Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm sau:dám, toan, định thêm mỗi loại động từ có đặc điểm trả lời câu hỏi: làm sao, thế nào trên sắp xếp vào bảng hệ thống phân 2. Ghi nhớ: sgk loại Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ, tóm tắt nội dung ghi nhớ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập Bài 1: Tìm và phân loại các động từ trong truyện ‘Lợn cưới áo mới’ a) Các động từ Có, khoe, may, đem ra, hóng, mặc, đứng, đợi, có đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy chạy, giơ, bảo, mặc. b) Phân loại - Động từ chỉ tình thái Mặc, có, may, mặc, khen, thấy, bảo, giơ. - Động từ chỉ hành động, trạng thái: Tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là động từ ? Đặc điểm động từ? - Làm bài tập 2,3,4. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Kể chuyện tưởng tượng. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Ngày soạn: 26/11/2015 Ngày dạy: 30/10-> 05/12/2015 Tiết 58: Tập làm văn: Luyện tập KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững hơn các đặc điểm của kể chuyện sáng tạo bằng tưởng tượng qua việc luyện tập xây dựng 1 dàn bài chi tiết. 2. Kĩ năng: - Luyện các kỹ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Xây dựng dàn bài, tưởng tượng, ... II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị dàn bài - HS làm dàn bài ở nhà III. Phương pháp - Vấn đáp, nhóm IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức.
<span class='text_page_counter'>(148)</span> 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra chuẩn bị bài HS 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Đề bài Giao đề bài luyện tập Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm Học sinh đọc lại đề luyện tập: ngôi trường hiện nay em đang học. HS xác định được: * Yêu cầu cần đạt a) Kiểu bài : kể chuyện tưởng tượng b) Nội dung chủ yếu : - Chuyến về thăm lại trường cũ sau 10 năm - Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy c) Lưu ý: Chuyện kể về thời tương lai nhưng không được tưởng tượng viển vông, lung tung mà cần căn cứ vào sự thật hiện tại. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài chi tiết, HS làm bài tập theo nhóm: xây dựng dàn bài chi vào bảng phụ( 10phút ), Lớp nhận xét , GV sửa chữa và bổ xung a) Mở bài : - Mười năm nữa là năm nào? Năm ấy em bao nhiêu tuổi? Em vẫn đang đi học hay đã đi làm? - Em về thăm trường cũ vào dịp nào? (Hội trường) b) Thân bài: - Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn, sốt ruột, lo lắng - Cảnh trường, lớp sau 10 năm xa cách có gì đổi thay, thêm, bớt? Cảnh các khu nhà, vườn hoa,... - Gặp gỡ với các thầy cô giáo cũ, mới như thế nào? Thầy dạy bộ môn, thầy chủ nhiệm, thầy cô hiệu trưởng, bác bảo vệ... - Gặp gỡ bạn cũ, những kỷ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm cuộc sống hiện nay... c) Kết bài: - Phút chia tay lưu luyến ... - Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy? * Cho học sinh viết thành văn từng phần, sau đó tự đọc lại và tự sửa lại Hoạt động 3 :.
<span class='text_page_counter'>(149)</span> Hướng dẫn làm bài tập ở nhà Lập dàn ý, sau đó viết thành bài hoàn chỉnh cho đề sau: Đề bài: Trong giấc mơ đêm qua, em đã gặp công chúa Quỳnh Nga - vợ chàng Thạch Sanh anh hùng: Em hãy kể lại chuyện đó trong bức thư gửi 1 người bạn thân đang ở xa. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: GV khái quát nội dung bài học - Làm thành bài văn hoàn chỉnh * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Ngày soạn: 26/11/2015 Ngày dạy: 30/10-> 05/12/2015 Tiết 59: Tập làm văn: Luyện tập KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững hơn các đặc điểm của kể chuyện sáng tạo bằng tưởng tượng qua việc luyện tập xây dựng 1 dàn bài chi tiết 2. Kĩ năng: - Luyện các kỹ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác học tập, ... 4. Định hướng phát triển năng lực: - Xây dựng dàn bài, tưởng tượng, năng lực tự học, sáng tạo, ... II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị dàn bài - HS làm dàn bài ở nhà III. Phương pháp - Vấn đáp, nhóm IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra chuẩn bị bài HS 3. Bài mới Hoạt đông của thầy và trò Nội dung ? Đọc và xác định yêu cầu đề bài? Đề bài: Gặp gỡ Thánh Gióng hỏi bí quyết HS : tưởng tượngượng vươn vai trở thành tráng sĩ như Gióng. ? Cở sở tưởng tượng? Gióng khuyen em ra sao. - Truyền thuyết Thánh Gióng Dàn ý: - Tình huống hoàn cảnh gặp TG: Trong mơ ? Em dự định sẽ tưởng tượng ra những gì? - Khung cảnh gặp thánhG: khung cảnh làn - Hoàn cảnh gặp G Cháy, tre đằng ngà, ao hồ liên tiếp, đền thờ - Khung cảnh - Hinh ảnh G xuất hiện như các vị thần G.
<span class='text_page_counter'>(150)</span> ? Trong cuộc trò chuyện em sẽ nói với G - Hình ảnh G xuất hiện: từ đám mây, ánh ntn ? hào quang, giọng nói, tráng sí khổng lồ, đội ? Xây dựng dàn bài? mũ sắt, cưỡi ngựa sắt. HS quan sát dàn bài - Cuộc trò chuyện: em hỏi G khuyên nên cố ? Viết mở bài gắng học tập để xây dựng đất nước giàu ? Viết đoạn văn? mạnh. GV cho HS viết chữa - Có thể hỏi G để làm sáng tỏ thêm ý nghĩa của chuyện: đấnh giặc xong sao không quay lại triều đình lĩnh thưởng. - G biên mất, em suy nghĩ lời khuyên. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: GV khái quát nội dung bài học - Làm thành bài văn hoàn chỉnh * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: CỤM TỪ. Ngày soạn: 26/11/2015 Ngày dạy: 30/10-> 05/12/2015 Tiết 60: CỤM ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm vững khái niệm và cấu tạo của cụm động từ .Từ đó ,các em nhận diện được cụm động từ trong câu ,trong đoạn thơ ,trong khi nói và viết . Tích hợp với văn bản truyện trung đại “ Mẹ hiền dạy con”, tập làm văn kể chuyện 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết và vận động cụm động từ trong khi nói và viết. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức sử dụng động từ để mô tả hành động cho chính xác tưởng tượng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị - Thầy: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài. Tìm thêm ví dụ. Máy chiếu - Trò: Tìm hiẻu trước bài học ở nhà. III. Phương pháp - Vấn đáp, nhóm, nêu vấn đề, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Thế nào là động từ? Có mấy loại động từ chính? Đó là những loại nào? Đặt câu với mỗi loại động từ ấy? 3. Bài mới ..
<span class='text_page_counter'>(151)</span> Gv giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Hoạt động II Hoạt động 1 Gọi học sinh đọc? ? Các từ gạch chân trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong đoạn văn? - Đã, nhiều nơi - đi. - Cũng, những câu đố oái oăm - ra. ? Vậy từ "đi, ra " thuộc từ loại nào? - Động từ. ? Nếu lược bỏ những từ in đậm, câu văn còn lại như thế nào? - Viên quan ấy đi, đến đâu quan ra. ? Em có nhận xét gì về câu văn này khi ta lược bỏ những từ in đậm? - Câu văn không rõ nghĩa, các từ được bổ nghĩa không có chỗ bám hở lên bơ vơ. ? Vậy các từ in đậm có vai trò gì đối với động từ" ra đi "? - Nó bổ nghĩa làm cho hai. Nội dung I. Cụm động từ là gì? 1. Phân tích VD. 2. Kết luận, ghi nhớ - Cụm động từ: Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ khác phụ thuốc nó tạo thành . - Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới chọn nghĩa.. - Ý nghĩa và hoạt động của cụm động từ trong câu. - Cụm Động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn, có cấu tạo phức tạp hơn một động từ nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. II. Cấu tạo của cụm động từ 1. Phân tích ngữ liệu mẫu Mô hình cấu tạo của cụm động từ. - Gồm 3 phần.
<span class='text_page_counter'>(152)</span> động từ này trở lên rõ nghĩa hơn . Gv Như vậy động từ "đi" được từ "đã, nhiều nơi" bổ sung ý nghĩa tạo thành cụm động từ "ra" kết hợp với từ "cũng".và tổ hợp từ" những" để tạo thành cum động từ thứ hai trong câu văn . ? Vậy qua ví dụ này, em hiểu thế nào là cụm động từ? HS trả lời Gv đưa ví dụ: Tôi đang học bài. ĐT ? Hãy xác định động từ trong câu? ? Từ ngữ nào trong câu bổ xung ý nghĩa cho từ học? - Từ "đang" và từ “bài " ? So sánh Đt "học" với cụm Đt "đang học bài", em có nhận xét gì? - Ý nghĩa: Cụm Đt "đang học bài" có ý nghĩa rõ ràng, đầy đủ hơn Đt "học" - Hoạt động:. 2. Kết luận, ghi nhớ a, Phụ ngữ phụ trước: Bổ sung cho ĐT các ý nghĩa quan hệ thời gian sự tiếp diễn, sự khuyến khích, hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hành động VD: Lan còn đang xem phim. b, Phụ ngữ phụ sau bổ sung cho động từ ý nghĩa về đối tượng, hướng địa điểm , thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động. * Ghi nhớ : sgk / 148. III/ Luyện tập Bài 1 / 148. Tìm cụm Đt trong câu..
<span class='text_page_counter'>(153)</span> Cụm Đt "đang học bài" và Đt "học" đều làm vị ngữ như nhau. ? Em có nhận xét gì về ý nghĩa và hoạt 2, Bài 2 / 149 . động của cụm động từ? Hoạt động II Hoạt động 1 ? Cho ví dụ về cụm động từ và phân tích? VD: Tôi / sẽ đi Hà Nội Cụm ĐT ? Trong cụm động từ này, đâu là Đt trung tâm? - Đi ? Những từ còn lại giữ vai trò gì? Sẽ: thành tố phụ trước. Du lịch: Thành tố phụ sau. ? Nhìn vào cụm động từ trên cho biết dạng đầy đủ của một cụm động từ gồm mấy phần? 3 phần + Phần trung tâm. + Phụ ngữ phụ trước. + Phụ ngữ phụ sau. Phần phụ trước Sẽ.
<span class='text_page_counter'>(154)</span> Đang ? Hãy điền cụm ĐT "sẽ đi Hà Nội ", "đang học bài" vào mô hình trên bảng. GV: Có động từ "ăn" ? Thêm vào trước Đt "ăn" thời gian diễn ra hành động Sẽ ăn. ? Chỉ sự khuyến khích của hành động.- Hãy - ăn. ? Chỉ sự tiếp diễn của hành động? "vẫn ăn" ? Chỉ sự ngăn cản của hành động. "đừng ăn" ? Như vậy em hiểu phụ ngữ phụ đứng trước động từ có thể bổ xung những ý nghĩa gì cho Đt? ? Tìm ví dụ phân tích? ? Tìm cụm Đt trong câu văn. ? Xác định phụ ngữ phụ đứng trước cho Đt trong câu? phụ ngữ này bổ xung ý nghĩa gì? cho động từ? - Phụ ngữ phụ trước: Còn, đang: chỉ sự tiếp diễn của hành động..
<span class='text_page_counter'>(155)</span> GV: Tương tự, các em về nhà lấy ví dụ trong đó có cụm Đt và ý nghĩa của phụ ngữ trước. VD: Hoa đang đọc sách. VD2: Người Việt Nam ăn bằng đĩa ? Lấy ví dụ về phụ ngữ phụ sau chỉ cách thức? GV: Trong số các từ có khả năng làm phụ ngữ cho động từ, có loại chuyên đứng trước hoặc chuyên đứng sau Đt. Nhưng có phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau đều được. VD: Ăn vội vàng - vội vàng ăn. Thong thả đi - Đi thong thả. Hoạt động 2 ? Qua bài học hôm nay, chúng ta cần ghi nhớ điều gì? - Hs đọc ghi nhớ sgk..
<span class='text_page_counter'>(156)</span> Hoạt động III GV: gọi h/s đọc và nêu yêu cầu bài tập. ? Muốn tìm được cụm Đt , ta phải dựa trên cơ sở nào? GV: Dựa trên cách xác định cụm Đt đã học, em hãy tìm cụm Đt trong mỗi câu văn? a, Còn đang đùa nghịch ở sau nhà. b, Yêu thương Mị Nương hết mực. c, Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. d, Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán. đ, Để có thì giờ. e, Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. ? Đọc và nêu yêu cầu Bt? Chép các cụm Đt vào mô hình cụm Đt. GV: Để mô hình cụm động từ không sai, trước khi chép ta làm như thế nào? - Xác định rõ cấu tạo ngữ pháp của cụm Đt để điền đúng chỗ..
<span class='text_page_counter'>(157)</span> Gv cho Hs làm vào vở. Phần phụ trước. Phần trung tâm t1 t2 Còn đang đành để. Nêu ý nghĩa của * Bài tập 3/ 149 các. phụ. ngữ. in. đậm. được. trong đoạn dưới đây, việc dùng phụ ngữ này nói lên điều gì về trí thông minh - Chưa: đứng trước động từ "biết", trả lời: * Bài tập 4/ 149 mang ý nghĩa phủ định tương đối. - Không: Đứng trước động từ "biết",. đáp. :. mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối. * Cả hai phụ ngữ. đều. cho. thấy sự thông. T1 đùa yêu muốn tìm cách có đi. T2 nghịch thương kén hỏi. ở sau nhà Mị Nương cho con một người chồng thật xứng đáng giữ sứ thần ở công quán thì giờ ý kiến em bé..
<span class='text_page_counter'>(158)</span> minh, nhanh trí của em bé. Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà chính viên quan phải thán phục. ? Viết một câu trình. bày. ý. nghĩa của "treo biển", chỉ ra các cụm Đt trong câu văn đó. VD: Treo biển có ngụ ý khuyên răn người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của. bản. thân. mặc dù vẫn lắng nghe ý kiến của mọi người. ? Chỉ ra các cụm Đt trong câu văn? Gv yc hs viết V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là cụm ĐT? Nêu vai trò của từng phụ ngữ trong cụm Đt? - Học bài nắm chắc ghi nhớ.Làm bài tập 4, 5. - Tìm hiểu trước "Mẹ hiền dạy con".
<span class='text_page_counter'>(159)</span> * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 30 tháng 11 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 15. CHUYÊN ĐỀ: TỪ LOẠI. Tuần 16 Ngày soạn: 05/12/2015 Ngày dạy: 07-> 112/12/2015. Tiết 61: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ I. Mục tiêu bài học . 1.Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản. Nắm chắc cấu tạo của cụm tính từ - Củng cố và phát triển các kiến thức đã học ở bậc tiểu học vè tính từ, các bài đã học về cụm từ : Phần trước, phần sau, các loại phụ ngữ. Tích hợp với văn ở bài “Mẹ hiền dạy con “với tập làm văn ở kể truyện tưởng tượng 2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại tính từ và cụm tính từ. Sử dụng tính từ và cụm tính từ để đặt câu, dựng đoạn. 3. Thái độ: Vận dụng kiến thức bài học vào phân môn Tập làm văn, có ý thức giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị . Thầy : Đọc sgv, sách tham khảo. Bảng phụ ghi ví dụ, ghi mô hình cụm tính từ , các bài tập . Soạn giáo án Trò : Tìm hiểu trước bài học . III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, nêu vấn đề, tình huống IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: sĩ số 2. Kiểm tra ? Thế nào là động từ ? Động từ có những loại nào ? ? Thế nào là cụm động từ ? Nêu mô hình cấu tạo cụm động từ ?.
<span class='text_page_counter'>(160)</span> 3. Bài mới . Giới thiệu : Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu về một số loại từ và một số loại cụm từ. Giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp từ và một loại cụm từ nữa đó là tính từ và cụm tính từ . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động I Hoạt động 1 Vd ghi bảng phụ ? Đoạn văn a thuộc phần nào của truyện? ? Trong văn tự sự, mở đầu câu chuyện em phải làm gì ?- Giới thiệu được nhân vật và sự việc ? Trong đoạn văn này nhân vật là ai? ? Tìm những từ ngữ nói về đặc điẻm của bầu trời trong suy nghĩ của ếch, từ nói về trạng thái của ếch. ? Những từ đó ở lớp 5 các em đã học thuộc từ loại gì - Tính từ . ? Tìm tính từ trong ví dụ b? ? Nêu ý nghĩa khái quát của tính từ vừa tìm? - Mô tả tính chất của sự vật. Hoạt động2 ? Qua tìm hiểu ví dụ và kiến thức đã học ở lớp 5 cho biết thế nào là tính từ ? ? Tìm thêm một số ví dụ là tính từ chỉ màu sắc, mùi vị, hình dạng, trạng thái của sự vật . Vd: Màu sắc: Xanh, đỏ, tím . Mùi vị: Chua, cay, mặn, ngọt, chát . Hình dạng: Gầy gò, phốp pháp . Trạng thái : nghiêng, lệch, xiêu vẹo Gv: đưa các ví dụ sau : - Đã gầy - Cũng đỏ - Sẽ béo - Đang liêu xiêu Rất - Đỏ Hơi- Đỏ ? Xác định tính từ trong ví dụ trên? ? Trước những tính từ này là từ nào? Gv đưa ra một tính từ. Hãy tìm những từ có thể kết hợp với tính từ đã cho ở phía trước tính từ ? Vd; Sẽ ,Đang,cũng - Đỏ phó từ TT ? Qua các ví dụ trên, em thấy tính từ có khả năng kết hợp với những tính từ nào ? Gv : Cho một phó từ hãy thử điền cho nó kết hợp với một số tính từ và nhận xét khả năng kết hợp ? Hãy, đừng, chớ - Xanh .. NỘI DUNG. I. Đặc điểm của tính từ. 1. Ví dụ. 2. Kết luận . a. Khái niệm: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật hành động trạng thái .. b. Đặc điểm của tính từ . * Khả năng kết hợp . - Tính từ có khả năng kết hợp với những từ: đã, đang, sẽ ,vẫn ,cũng ...để tạo thành cụm tính từ . - TT rất hạn chế kết hợp với những từ "Hãy, đừng, chớ ." - không kết hợp với từ này . *Chức vụ ngữ pháp ..
<span class='text_page_counter'>(161)</span> Hãy, đừng, chớ – Chua ? Những từ này có thể kết hợp được không ? -Được ? Xét về ý nghĩa chúng ntn ? - Không xuôi tai Gv như vậy tính từ kết hợp được với các từ hãy, đừng, chớ nhưng hạn chế ? Xét ví dụ phần 1. ? Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu ? Gv đưa thêm ví dụ sau. ? Xác định chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu ? a. Tiếng việt của chúng ta/ rất giàu và đẹp . CN VN b. Một cái máng lợn/ mới . CN VN c, Long lanh đáy nước in trời CN VN Thành xây khói biếc non khơi bóng vàng CN VN ? Xác định thành phần câu ? ? Qua tìm hiểu các ví dụ cho biết tính từ thường giữ chức vụ gì trong câu ? ? Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa độn từ và tính từ ? - Giống : Có khả năng két hợp với các từ : đang ,đã ,sẽ ,cũng ,vẫn ,còn ... Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu ( Vị ngữ là chủ yếu ). - Khác: Khả năng kết hợp với các từ : Với đã ,sẽ đang . - Tính từ hạn chế kết hợp với các từ: Hãy đừng ,chớ . Vd: Không thể nói : hãy chua ,đừng chen . Nhưng cũng có thể nói : đừng xanh : "như lá ,bạc " như "vôi ". - Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ . Hoạt động II Hoạt động 1 ? Những tính từ tìm được ở ví dụ 1 từ nào kết hợp được với các từ chỉ mức độ :Rất ,hơn ,khá ,nlắm ,quá ... - Bé quá, rất bé , khá bé .... vàng hoe ,vàng lịm ,vàng tươi ,vàng ổi . Gv khi có những tính từ kết hợp được với những từ chỉ mức độ người ta gọi là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối . - Không thể nói "rất vàng lịm " hoặc " Hơi vàng. - Tính từ có thể làm chủ ngữ vị ngữ trong câu . - Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ .. II. Các loại tính từ 1. Ví dụ. 2. Kết luận, ghi nhớ - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Kết hợp được với các từ chỉ mức độ ..
<span class='text_page_counter'>(162)</span> hoe ". Hoạt động 2 Gv những tính từ mà không kết hợp được với các từ chỉ mức độ gọi là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ? Vậy tính từ có mấy loại ? ? Nêu đặc điểm của mỗi loại ? ? Tìm ví dụ về mỗi loại tính từ ? Gv: Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk/154 Hoạt động III Hoạt động1 ? Tìm tính từ trong các từ gạch chân trên ? - yên tĩnh , nhỏ , sáng ? Những từ nào đứng trước và đứng sau những tính từ trên bổ sung ý nghĩa cho những tính từ trên ? - Hs tìm Gv những từ vừa tìm được trong câu chính là phụ nhữ của tính từ cùng với tính từ làm thành tạo thành cụm tính từ . ? Đọc cụm tính từ trong đoạn văn và vẽ mô hình sơ đồ cấu tạo của cụm tính từ đó ? - Vốn đã rất yên tĩnh . - Nhỏ lại . - Sáng vằng vặc ở trên không . ? Vậy qua ví dụ này ,em hiểu thế nào là cụm tính từ Hoạt động 2 Gv: mô hình cấu tạo của cụm tính từ cũng giống như cụm danh từ và cụm động từ gồm 3 phần : + Phần phụ trước . + Phần trung tâm . + Phần phụ sau . ? Vẽ sơ đồ của cụm tính từ trong các ví dụu ? Phần trước Phần trung Phần sau (s ) (t) tâm (T ) Vốn / đã /rất yên tĩnh nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không . ? Qua các ví dụ ,em thấy phụ ngữ đứng trước có vai trò gì - Phụ ngữ đứng trước : Biểu thị quan hệ về thời gian ,sự tiếp diễn tương tự ,mức độ của đặc điểm tính chất ,sự khẳng định ,phủ định . ? Phụ ngữ đứng sau nêu nhứng ý nghĩa gì cho tính từ ? - Phụ ngữ đứng sau : Biểu thị vị trí của sự so sánh ,mức độ ,phạm vi hay nguyen nhân của đặc. - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. Không kếthợp được với các từ chỉ mức độ . III. Cụm tính từ. 1. Ví dụ. 2. Kết luận . - Cụm tính từ là một tổ hợp từ có tính từ ở phần trung tâm và các phụ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .. Ghi nhơ sgk IV. Luyện tập 1. Bài tập /155. a. Sun sun như con đỉa . b. Chần cần nhưậcí đòn càn c. Bè bè như cái quạt thóc . d. Sừng sững như cái cột đình .đ. Tun.
<span class='text_page_counter'>(163)</span> điểm tính chất . ? Qua bài học hôm nay chung ta cần ghi nhớ điều gì ? Gv cho học sinh đọc ghi nhớ sgk Hoạt động III Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập ? ? Tìm tính từ trong các câu sau ? Gv đưa bảng kẻ ô theo mô hình . ? Hãy điền cụm tính từ vào mô hình của cụm tính từ ? ? Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong 5 câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào ? ? Xét về cấu tạo ,tính từ trong những câu ở bài tập 1 thuộc kiểu cấu tạo nào ? Từ có cấu tạo như vậy thường có tác dụng gì ? ? Hình ảnh mà các tính từ gợi ra là những hình ảnh nào ? ? điều đó nói lên đặc điểm gì của 5 ông thầy bói ? ? Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập ? ? Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong 5 câu văn tả biển , ( Truyện ông lão đấnh cá và con cá vàng ,cho biết sự khác biệt đó nói lên điều gì ?) - Sự khác biệt ấy, thể hiện nổi bật sư thay đổi ,thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão . ? Nêu yêu cầu của bài tập. - Quá trình thay đổi từ không đến có, từ có trở lại không trong đời sống của vợ chồng người đánh cá thể hiện qua cách dùng các tính từ trong cụm danh từ sau đây như thế nào? Gợi ý :. tủn như cái chổi sẻ cùn . 2. Bài tập 2 /156. - Là những từ láy có tác dụng gợi hình ,gợi tả . - Là những sự vật tầm thường khôg gây cho người ta sự nhận thức một sư vật to lớn, mới mẻ như con voi - Nhận thức hạn hẹp ,chủ quan . 3. Bài tập 3/156. - động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ .dữ dội hơn lần trước . 4. Bài tập 4/156. a, Cái máng lợn mới - cái máng lợn sứt mẻ. b, Một túp lều nát - một ngôi nhà đẹp - một toà lâu đài to lớn - một cung điện nguy nga - túp lều nát ngày xưa. + Những tính từ được dùng lần đầu : Phản ánh cuộc sống tốt đẹp hơn. + Mỗi lần thay đổi tính từ là miêu tả cuộc sống tốt đẹp hơn . + Cuối cùng tính từ dùng nhiều lần được lặp lại thể hiện sự trở lại cuộc sống nghè o khổ như cũ.. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Thế nào là tính từ, cụm tính từ ? Có những loại tính từ nào? - Làm lại bài tập - Làm bài tập trong sbt * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN TRUNG ĐẠI Ngày soạn: 05/12/2015 Ngày dạy: 07-> 112/12/2015 Tiết 62: THẦY THUỐC GIỎI CỐT Ở TẤM LÒNG . (Hồ Nguyên Trừng).
<span class='text_page_counter'>(164)</span> I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung truyện: Truyện ca ngợi người thái y Phạm Bân là người giỏi nghề nghiệp, có tấm lòng nhân đức, tính cương trực, khảng khái, luôn đặt trách nhiệm cứu người bệnh lên hàng đầu, bất chấp nguy hiểm đe doạ đến tính mạng của mình . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân rtích truyện trung đại có cốt truyện đơn giản, nhân vật gần gũi với người thực, việc thực, cách viết. 3.Thái độ: Giáo dục lòng kính phục một nhân cách cao cả trong sáng của những người hết lòng phụng sự nhân dân . 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị . - Thầy : Nghiên cứu soạn bài ,bảng phụ ghi sự việc chính . - Trò : Đọc bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn sgk . III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ ? Mẹ thầy Mạnh Tử dạy con như thế nào qua 5 sự việc? Vì sao bà có hành động như vậy? - Vì thương con mong muốn con trưởng thành người tốt ? Kết quả việc dạy con của bà mẹ như thế nào? - Mạnh Tử chuyên cần học tập .Sau thành bạc đại hiền . 3. Bài mới . Gv: Giới thiệu bài : Đạo đức nghề nghiệp là vấn đề đòi hỏi thành viên nào ,làm nghề gì cũng phải có Đức. Đặc điểm nghề nghiệp của người làm nghề y cũng cần thiết hơn nhiều .Vì nghề y liên quan trực tiếp đến tính mạng con người.Vậy bức chân dung người thầy thuốc và tấm lòng của người làm nghề y ntn. Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động I Hoạt động 1 Gv gọi học sinh đọc chú thích sao . Gv Nhấn mạnh : Ông là người từng hăng hái chống giặc Minh ,bị giặc Minh bắt về Trung Quốc nhờ có tài chế tạo vũ khí ,được làm quan trong triều Minh tới chức Thượng Thư - ông mất trên đất Trung Quốc . Tác phẩm Nam ông Mộng Lục là tác phẩm ông viét trong thời gian sống ở Trung Quốc. Lưu vong sau khi bị bắt .. NỘI DUNG. I. Đọc tìm hiểu chung 1. Giới thiệu về tác giả tác ,tác phẩm a, Tác giả : Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) con trưởng của Hồ Quý Ly . - Làm quan dưới triều Hồ ,triều Minh tới chức Thượng Thư . b, Tác phẩm . Gv : đây là tập truyện ký bằng chữ Hán . - Nam Ông Mộng Lục là tập - Nam ông : Là tên hiệu, bút danh của tác giả . truyện ký bằng chữ Hán viết khi tác giả sông lưu vong sau Gv: Truyện Thầy thuốc giỏi, được trích trong tập khi bị bắt ở Trung Quốc . tuyện ký đó - Gồm 31 thiên,in 6 lần ở Gv : Có thể lưu ý thêm về cách viết truyện trung đại : Trung Quốc với 2 mục đích ..
<span class='text_page_counter'>(165)</span> Trong truyện trung đại, có loại được viết theo phương thức hư cấu như "con hổ có nghĩa ". Nhưng phổ biến là cách viét gần gũi với cách viết ký (Ghi chép sự việc ) và thường mang tính giáo huấn . - Truyện thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng thuộc loại thứ 2 này. Hoạt động 2 Gv hướng dẫn cách đọc: đọc to, rõ ràng, phát âm chính xác giọng điệu đầm ấm, nhẹ nhàng, thể hiện được tấm lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh của thái y lệnh . Gv đọc một đoạn - học sinh đọc ? Tìm hiểu chú thích và nêu nghĩa các từ : Huý ,cơ khổ ,Thái y bệnh ,phụng sự ,Vương phụ . ? Trong các từ giải thích trên, từ nào là từ Hán Việt ? ? Nêu một số từ giải nghĩa tiêu biểu ? ? Qua việc chuẩn bị ở nhà, em hãy chỉ ra một số sự việc chính trong văn bản? ? Dựa vào những sự việc chính ấy, kể tóm tắt truyện ? - Thái y lệnh đem của cải giúp đỡ dân nghèo. Một lần ông đã từ chối chữa bệnh trước cho quý nhân mà chữa cho dân nguy kịch, máu chảy ra như suối, mặt mày xanh lét, cuối cùng ông đến tạ lỗi với Vương được khen ngợi . ? Bố cục của truyện có mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung mỗi phần? Trong câu chuyện này thì bố cục tương ứng với bố cục 3 phần của bài văn tự sự ta tìm hiểu văn bản theo bố cục nội dung đó. Hoạt động II Hoạt động 1 - Gọi h/s đọc đoạn mở đầu truyện. ? Ở câu văn thứ nhất, tác giả cho ta biết gì về thái độ y lệnh ? Đọc các chú thích 1 đến 6. Giới thiệu người có quan hệ nghề nghiệp, tên tuổi, thời đại, chức vụ. GV: Như vậy, chỉ trong một câu văn, tác giả đã thông báo được cho người đọc 5 thông tin cần thiết. ? Em có nhận xét gì về giọng điệu, lời văn giới thiệu nhân vật? - Lời văn trang trọng, thành kính, tự hào, ca ngợi song vẫn mang vẻ chân thật, giản dị và khiêm tốn. ? Vị thái y còn được giới thiệu là người như thế nào nữa? - Đem hết của cải. Mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo.. + Biểu dương các mẫu việc thiên của người xưa . + Cung cấp điều mới lạ cho người quân tử . - Vân bản được trích trong tác phẩm đó . 2. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục , kể tóm tắt. * Bố cục : 3 phần . Phần1: Mở truyện từ đầu : ......... trọng vọng. Phần 2: Diễn biến chuyện tiếp ............ mong mỏi . Phần 3: Kết thúc : Còn lại. II. Tìm hiểu văn bản 1, Mở đầu truyện.
<span class='text_page_counter'>(166)</span> - Gặp kẻ cơ khổ cho ở nhà mình cấp cơm cháo chữa trị . - Năm đói kếm, dịch bệnh, dựng thêm nhà cho người nghèo ở, cứu sống hơn ngàn người. - Được người đói trọng vọng. - Công lao của ông với nhân dân rất nhiều. - Mọi việc làm của ông đều xuất phát từ đạo đức, lương tâm của người thaqày thuốc. ? Giải nghĩa từ " trọng vọng " ? - Kính trọng, ngưỡng mộ , tin tưởng , đặt niềm tin lớn . - Tìm từ khác thay từ " trọng vọng " - Bằng những từ gần nghĩa : Kính phục , nể trọng , tin tưởng , kính nể ... ? Trong những hành động của vị lương y, hành động nào đáng nói nhất, vì sao? - GV chia nhóm học sinh thảo luận. - Hs trả lời nhiều ý khác nhau. GV: Nhiều năm liền đói kém, dịch bệnh , ông dựng nhà , chữa bệnh , cấp cứu hàng ngàn người. - Từ lời giới thiệu về những hành động , việc làm của lương y họ Phạm , em có nhận xét gì về ông? GV: Nhưng có một tình huống đặc biệt đến với lương y được cháu ngoại ông kể lại rất tỉ mỉ , đó là tình huống gì , vị lương y đã xử sự ra sao? - Hs kể lại phần diễn biến chuyện Hoạt động 2 ? Tình huống mà tác giả kể nhiều nhất là tình huống gì? - Cùng lúc có 2 người cần được chữa bệnh . - Người đàn bà nguy kịch . - Bậc quý nhân bị sốt. ? Giải nghĩa từ " quí nhân " có nghĩa là gì? - Bậc cao sang được ton kính . - Trước tình huống đó, lương y đã lựa chọn như thế nào? - Chữa cho người đàn bà nguy kịch trước. ? Khi lựa chọn như vậy, lương y đã bị quan Trung sứ đe doạ, tức giận lúc đó thấi độ lương y thế nào? - Ông bình tĩnh và không chần chừ , do dự trước quyết định của mình. ? Thái độ này ta đã thường gặp ở ai, trong truyện gì đã học? Tuệ Tĩnh trong truyện đã học trang 44. GV: Thái y lệnh không phải người sự đe doạ hay tức giận của quan Trung sứ mà thay đổi, ông đã vì tính mệnh của người bệnh mà qên cả tính mệnh của mình . Ông đã đặt trách nhiệm của mình với người bệnh cao hơn cả phận sự làm tôi, đặt y đức cao hơn. - Thái y lệnh là người lương y như từ mẫu , có tấm lòng lương thiện , giỏi tay nghề , giàu lòng thương người.. 2, Diễn biến truyện. * Thái y lệnh trước tình huống đặc biệt..
<span class='text_page_counter'>(167)</span> cả quyền uy , danh vọng . Ông quả là người hết lòng vì người bệnh. ? Cách giải quyết sự việc giúp em hiểu thái y lệnh là người như thế nào? GV: Trước câu trả lời của ông với quan Trung sứ , em có nhận xét gì? - Lòng thương người hơn cả thương thân . - Từ bản lĩnh giám làm , giám chịu của một lương y hành đạo theo nghĩa lớn. - Hs đọc sgk " nói rồi ..... hết ". - Khi thái y lệnh đến yết kiến , Trần Anh có thái độ như thế nào trước lời giãi bày và việc làm củ thái y? - Quở trách vì kẻ bề tôi dám kháng chỉ . - Nhưng thái độ khiêm nhường , tạ tội nhất là nghe lời bày tỏ lòng thành , Vương rất mừng và ca ngợi bậc lương y chân chính , giỏi nghề đức cao. ? Điều đó giúp em hiểu gì về Trần Anh Vương? GV: Thái y Phạm Bân chỉ lấy sự chân thành để giãi bày điều hơn lẽ thiệt , từ đó thuyết phục được nhà vua . Đó chính là sự thắng lợi của y đức , của bản lĩnh của lòng nhân ái và trí tuệ. ? Lời khen ngợi của Trần Anh Vương đã có tác dụng gì với việc khẳng định phẩm chất của Phạm Bân? - Khẳng định tấm lòng cao cả , nhân đức tài năng của vị lương y. Hoạt động 3 ? Kết chuyện kể về sự việc gì? - Sự thành đạt của con cháu , người đời khen ngợi ông dựa trên truyền thuyết nhân quả và theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam " ở hiền gặp lành" " Làm việc thiện để phúc cho con cháu" ? Như vậy phần kết chuyện khẳng định thêm ý nghĩa gì về phẩm chất của thái y lệnh? Hoạt động III ? Truyện có những thành công cơ bản gì về cách kể chuyện , cách xây dựng nhân vật , ngôn ngữ đối thợi? - Cách kể chân thật , giản dị , chậm rãi , bình tĩnh cụ thể và chọn lọc . Từ tóm tắt khái quát đến nhấn mạnh , tô đậm một tình huống tiêu biểu có ý nghĩa sâu sắc . - Một số câu đối thoại tự nhiên ,nêu bật được tính cách phẩm chất nhân vật ? Truyện thể hiện nội dung gì ? - Truyện ca ngợi y đức của một vị lương y ,nhằm giáo dục con cháu và người đọc phải luôn tu dưỡng đạo đức phẩm chất .Đó là cái ggốc của con người. * Thái y lệnh đến gặp Trần Anh. - Trần Anh là vị minh quân đời Trần : Sáng suốt và nhân đức.. 3, Kết thúc truyện. - Lòng nhân đức của thái y lệnh tạo phúc cho con cháu lưu truyền tiếng thơm. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật . - Cách xây dựng tình huống đặc biệt tạo được sự chú ý . ..
<span class='text_page_counter'>(168)</span> ,của người thầy thuốc chân chính . Hoạt động 4 ? So sánh nội dung y đức thể hiện qua hai văn bản “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” và chuyện về thầy Tuệ Tĩnh - Giống nhau: Thầy thuốc có y đức hết lòng vì người bệnh, gặp chung tình huống khó khăn, không chịu sức ép của quyền uy, giỏi nghề thương dân - Khác nhau: Truyện này tình huống khó khăn quyết liệt hơn – nguy hiểm đến tính mạng. 2. Nội dung . * Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập Bài 1:. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Kể diễn cảm và nêu cảm nhận về thái y lệnh? - Đọc ghi nhớ sgk. - Kể chuyện thay ngôi kể mới - Ôn tập lại lý thuyết phần tiếng Việt từ đầu năm * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHUYÊN ĐỀ: TIẾNG VIỆT Ngày soạn: 05/12/2015 Ngày dạy: 07-> 112/12/2015 Tiết 63 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu bài học . 1. Kiến thức: Thông qua tiết ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản về loại từ, hệ thống các từ loại giúp các em biết cách nhận biết cụm danh từ , cụm tính từ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích câu, tìm hiểu nghĩa của từ, cụm từ, cách nhận diện và sử dụng chính xác cụm từ. 3. Thái độ: HS có ý thức tự ôn lại kiến thức đã học 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị . Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án, bảng phụ chép bài tậ cho thêm bài tập ngoài sgk. Trò : Ôn tập toàn bộ chương trình tiếng Việt. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - vấn đáp, thảo luận nhóm IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Xen trong giờ học. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động I ? Nhắc lại thế nào là từ ? ? Cho ví dụ ? ? Từ có cấu tạo như thế nào ? ? Từ phức chia làm mấy loại ?. NỘI DUNG. I. Từ và cấu tạo từ . 1. Từ : Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu . Vd: Bàn .ghế ,sách ,vở . 2. Cấu tạo từ ..
<span class='text_page_counter'>(169)</span> ? Cho mỗi loại một ví dụ ? - Từ đơn : Nhà . - Từ ghép : Nhà cửa . - Từ láy : Xanh xao . Hoạt động II ? Từ được giải nghĩa theo mấy cách ? Là những cách nào ? - HS. Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy.. II. Nghĩa của từ . 1. Trình bày khái niệm mà từ biểu thịi . 2. Đưa ra từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ cần giải Hoạt động III thích .III. Phần loại từ theo ? Căn cứ vào nguồn gốc ta có thể chia từ thành mấy nguồn gốc , loại ? 1. Từ thuần việt . - Hai loại : Từ thuền việt ,từ mượn . Vd: Chạy ,nhảy .. ? Cho ví dụ ? 2. Từ mượn . Vd: Sính lễ , sứ giả ... ? Phân theo từ loại có những loại từ nào ? 3. Từ loại và cụm từ . ? Hãy phân biệt cụm danh từ ,cụm động từ ,cụm tính - Danh từ ,động từ ,tính từ ,số từ ? từ ,lượng từ ,chỉ từ , - Giống nhau : Dạng đầy đủ của cụm từ gồm 3 phần . - Cụm danh từ ,cụm động từ + Phần phụ trước ,trung tâm ,phần phụ sau . ,cụm tính từ . - Khác nhau : Dạng đầy đủ của mỗi cụm . + Cụm danh từ : Phàn trung tâm là danh từ . + Cụm động từ : Phần trung tâm là động từ . + Cụm tính từ : Phần trung tâm là tính từ . Khả năng kết hợp . + Danh từ kết hợp vưới các số từ ,lượng từ ,chỉ từ ... + động từ kết hợp với phó từ ( đã, đang ,sẽ ). + Tính từ kết hợp ( cũng ,còn ,đang ). Gv : gọi học sinh đọc ví dụ sgk ? ? Hãy phân loại các cụm từ cho ở trên theo nhóm cụm từ ? + Cụm danh từ : Những bàn chân đồng không mông quạnh . Trận mưa rào . + Cụm động từ : Cười như nắc nẻ . Tay làm hàm nhai . Buồn nẫu ruột . + Cụm tính từ : Đồng đã xanh biếc . Xanh vỏ đỏ lòng . ? Hãy phát triển những cụm từ đã cho trên thành câu ? ? Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các cụm từ đã cho trên ? - Học sinh viết . - Gọi học sinh đọc đoạn văn - Gv nhận xét sửa chữa . Hoạt động IV IV. Luyện tập.
<span class='text_page_counter'>(170)</span> Bài 1 Cho đoạn văn sau : “ Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mắt nặng trĩu như buồn ngủ mà không ngủ được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa đành họp nhau lại để bàn” ( Ngữ văn 6 – tập 1 ) ? Tìm các từ ghép và từ láy rong đoạn văn trên ? ? Từ “ cô, bác” trong đoạn văn trên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, vì sao? ? Tìm DT, ĐT, TT, ST, LT, CT trong đoạn văn. ( Kẻ bảng 6 cột) Bài tập 2 : Từ "xinh xinh " Thuộc loại từ nào ? A. Từ đơn . B. Từ ghép . C. Từ láy D. Cụm tính từ . 3. Bài tập 3 : Từ "run sợ " thuộc loại từ nào ? A. Từ Hán Việt B. Từ thuần Việt . C. Từ gốc Hán . D. Từ mượn tiếng Anh 4. Bài tập 4: Từ " đôi " thuộc loại từ nào ? Trong( đôi dũa ,đôi gà ). A. Danh từ chỉ đơn vị . B. Số từ . C. Lượng từ . D. Số từ chỉ lượng ước phỏng E. Số từ chỉ thứ tự . Bài tập 5: Viết một đoạn văn từ 4-5 câu có sử dụng cụm từ sau : + Lúa chín vàng xuộm + Mồ hôi nhễ nhãi . Với đề tài : Ngày mùa ở quê em . Gv Ngày mùa quê em thật là rộn ràng. Trên cánh đồng lúa vàng xuộm ,tiếng liềm cắt lúa xoèn xoẹt. Những chú chim cu gáy mải miết theo chân người nhặt lúa rụng,thóc rơi. Các bác nông dân mồ hôi nhễ nhãi, luôn tay gặt lúa.Tiếng cười nói xôn xao V. Củng cố, hướng dẫn về nhà:. Bài 1. - Từ ghép: Chạy nhảy, vui đùa, nặng trĩu, buồn ngủ, trước kia, không thể, mệt mỏ rã rời, lờ đờ, ù ù, lừ đừ. - Từ “ cô” “ bác” là nghĩa chuyển vì nó không dùng để chỉ người theo độ tuổi, giới tính mà được dùng để nhân hoá các bộ phận trên cơ thể thành nhân vật mang tâm tư, tình cảm của con người. - Đáp án C - Đáp án B. - Đáp án A. ? Thế nào là dt động từ , tính từ , số từ lượng từ ? - Làm lại các bài tập - Ôn nắm vững lý thuyết . - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra tổng hợp * Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(171)</span> Ký duyệt Ngày 07 tháng 12 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 16. .. CHUYÊN ĐỀ: ÔN TẬP. Tuần 17 Ngày soạn: 11/12/2015 Ngày dạy: 14-> 19/12/2015 Tiết 64: Ôn tập tiếng Việt I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Thông qua tiết ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản về loại từ, hệ thống các từ loại giúp các em biết cách nhận biết cụm danh từ , cụm tính từ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích câu, tìm hiểu nghĩa của từ, cụm từ, cách nhận diện và sử dụng chính xác cụm từ. 3. Thái độ: HS có ý thức tự ôn lại kiến thức đã học 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị. Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án, bảng phụ chép bài tậ cho thêm bài tập ngoài sgk. Trò : Ôn tập toàn bộ chương trình tiếng Việt. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - vấn đáp, thảo luận nhóm IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Xen trong giờ học. 3. Bài mới.
<span class='text_page_counter'>(172)</span> . Cụm danh từ t2 t1 Toàn thể Tất cả. Phân phôi tập hợp những. T1. T2. s1. đơn vị. Sự vật. em. học sinh. đặc điểm, tính chất chăm ngoan. s2 chỉ từ ấy. Cả, cả thảy, Các, những, Con, viên, Này, kia, nọ, đó, toàn thể, ... mỗi, từng, ngài, chiếc, đây, đấy, nay vài, cái, bức Bài tập 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ? A. Cụm danh từ là tổ hợp từ cò mô hình cấu trúc phức tạp hơn danh từ . B. Cụm danh từ là tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 2 phần: Phần trước và phần trung tâm. C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 2 phần: Phần trung tâm và phần sau. D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau. 2. Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc 3 phần? A. Một lưỡi búa. B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy. C. Tất cả các bạn HS lớp 6. D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo. 3. Trong các cụm danh từ sau cụm nào chỉ có một thành tố trong phần trung tâm? A. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú. B. Túp lều. C. Những em HS. D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo. 5. Động từ và cụm động từ a, Đặc điểm của động từ - Là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật - Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy, chớ, đừng…tạo thành CĐT - Chức vụ điển hình làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với các từ đã…….đừng b, Các loại động từ Động từ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm) vd như : toan, dám, định động từ chỉ hoạt động( làm gì?) đi, đứng, ăn, học c, Cụm động từ t1 TT - Các từ chỉ khuyến khích, động từ. Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm) trạng thái( làm sao? Thế nào? đau, buồn, nhức, gãy vui, yêu, nứt s1 - vị trí, hướng: đi vào, chơi ngoài sân.
<span class='text_page_counter'>(173)</span> ngăn cản: hãy, chớ, đừng, - đối tượng hoạt động: yêu thương MN … - nguyên nhân: học vì tương lai - Khẳng, phủ định: không - mục đích chưa, chẳng - thời gian - Thời gian: đã, đang, - phương tiện, cách thức...... mới, vừa,…. - Tiếp diễn: cũng, vẫn, cứ, còn Bài tập 1. Nhận định nào sau đây không đúng về cụm động từ ? A. Hoạt động trong câu như một động từ. B. Hoạt động trong câu không như một động từ. C. Do một động từ và một số tà ngữ phụ thuộc nó tạo thành. D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ. 2. Dòng nào sau đây không có cụm động từ ? A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi. B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. C. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao. D. Ngày hôm ấy, nó buồn. 3. Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần phụ trước không có tác dụng bổ sung cho động từ các ý nghĩa nào? A. Quan hệ thời gian. B. Sự tiếp diễn tương tự. C. Sự khẳng định hoặc phủ định hành động. D. Chỉ cách thức hành động. 4. Cho cụm động từ: “đang đi nhiều nơi”, em hãy cho biết phần phụ trước trong cụm động từ bổ sung ý nghĩa cụ thể nào cho động từ? A. Sự khẳng định hoặc phủ định hành động B. Quan hệ thời gian. C. Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động D. Sự tiếp diễn. D. Thường làm thành phần phụ trong câu. 6. ĐT là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây? A. Cái gì?. B. Làm gì?. C. Thế nào?. D. Làm sao?. Xác định và phân loại các ĐT trong các câu sau: a. Anh dám làm không? b. Nó toan về quê.c. Nam Định đi Hà Nội d. Bắc muốn viết thư. e. Đông phải thi lại g. Sơn cần học ngoại ngữ.h. Hà nên đọc sách. i. Giang đừng khóc 6. Tính từ a, Đặc điểm - Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật và hoạt động - Kết hợp với các từ: đã, sẽ, không, chưa, rất, quá, vẫn….CTT - Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn so với động từ. B, Các loại động từ - TT tương đối kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, quá, hơi….VD đẹp quá - TT tuyệt đối thì không kết hợp với các từ chỉ mức độ……VD đỏ chót t1 - Mức độ: quá, rất, hơi…. - Khẳng, phủ định: không. TT tính từ. s1 - vị trí: đẹp nhất nhà - so sánh: sun sun như con.
<span class='text_page_counter'>(174)</span> V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: HS làm lại các bài tập trong sách giáo khoa ? Thế nào là cdt động từ , ctính từ , số từ, lượng từ ? - Làm lại các bài tập - Ôn nắm vững lý thuyết . - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra tổng hợp * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ……………………………………………….. CHUYÊN ĐỀ: KIẺM TRA. Ngày soạn: 11/12/2015 Ngày dạy: 14-> 19/12/2015 TIẾT 65-66: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu cần đạt Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá hs ở các phương diện sau: 1. Kiến thức: - Đánh giá các nội dung cơ bản đã được học trong sách Ngữ văn nói chung các phân môn nói riêng. - Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu cảm nói riêng và làm văn nói chung để tạo lập văn bản viết. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp để làm bài. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức làm bài độc lập. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị Giáo viên nghiên cứu ra đề, đáp án, biểu điểm Hs ôn bài III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Kiểm tra đánh giá năng lực HS IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra 2. Bài mới I. Đề bài Câu 1: Thế nào là số từ? Tìm số từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của số từ đó? “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương” Câu 2: Trình bày cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng Câu 3;Kể truyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. II. Yêu cầu cần đạt Câu1: Số từ là từ chỉ số lượng và số thứ tự sự vật……. - Số từ: mười tám - chỉ số thứ tự, một - chỉ số lượng Câu 2: Hs trả lời được những ý sau: - Xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng - Là biểu tượng về ý thức, sức mạnh, lòng yêu nước - Gióng mang trong mình sức mạnh thần thánh, thiên nhiên, dân tộc….. Câu 3. 1. Mở bài Giới thiệu hoàn cảnh em về thăm trường( Về thăm trường trong hoàn cảnh nào? lúc đó em bao nhiêu tuổi? 2. Thân Bài.
<span class='text_page_counter'>(175)</span> HS tưởng tượng kể lại câu chuyện theo trình tự sau: - Tưởng tượng kể lại những đổi thay của mái trường thân yêu 10 năm sau - Tưởng tượng kể lại cảnh gặp thầy cô và bạn bè - Kể lại cảnh chia tay vơí mái trường, bè bạn, thầy cô 3. Kết bài Cảm nghĩ của em về mái trường III . Cách cho điểm Câu 1: Khái niệm 1đ, tìm mỗi số từ 0.5 đ, ý nghĩa 1 đi Câu 2: trình bày đủ hai ý như yêu cầu, diễn đạt lưu loạt cho 2 điểm ( mỗi ý cho 1 điểm - Nếu hs có chạm vào 2 ý thì tối đa cho 1,5 điểm - Thiếu ý nào trừ điểm ý đó Hs trả lời được những ý sau: - Xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng - Là biểu tượng về ý thức, sức mạnh, lòng yêu nước - Gióng mang trong mình sức mạnh thần thánh, thiên nhiên, dân tộc….. Câu 3: 1, Mở bài ( 0,5 Điểm ) - Đảm bảo như yêu cầu cho 0,5 đ - Mở bài sơ sài cho 0,25 đ 2, Thân bài 4, đ - Hs tưởng tượng kể đúng các ý như yêu cầu một cách hấp dẫn, các ý phân chia rõ ràng; các tình tiết trong câu chuyện xây dung một cách hợp lý cho 4,5 đ - Nếu hs xây dung câu chuyện đảm bảo các ý như yêu cầu nhưng đôi chỗ còn lủng củng trong cách diễn đạt cho từ 3,5 đén 4 đ - Nếu hs kể lại đầy đủ các ý như yêu cầu nhưng yếu tố tưởng tượngtrong câu chuyện còn mờ nhạt, lời văn thiếu sức hấp dẫn thì cho từ 2,5 đến 3 đ - Hs kể còn sơ sài hoặc thiếu một tình tiếtư nầo đó cho từ 1,5 đến 2 đ - Bài viết yếu về phương pháp, chưa biết xây dung câu chuyện cho từ 0,5 đến 1 đ 3, Kết bài 0,5 đ - đảm bảo như cầu cho 0,5 đ - Kết bài sơ sài cho 0,25đ V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: Gv thu bài, nhận xét ý thức làm bài của hs Chuẩn bị SGK kỳ 2 * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 14 tháng 12 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 17.
<span class='text_page_counter'>(176)</span> ********************************************************************** CHUYÊN ĐỀ: VĂN TỰ SỰ. Tuần 18 Ngày soạn: 16/12/2015 Ngày dạy: 21-> 26/12/2015 Tiết 67: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn lại kiên thức đã học về văn kể chuyện đời thường 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài tự sự đời thường - Nhận ra ưu điểm, khuyết điểm để phát huy và sửa chữa. 3. Thái độ: Có ý thức vươn lên trong học tập 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị Giáo viên: Chấm và trả bài Học sinh: Đọc trước bài. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - HS tự kiểm tra đánh giá, vấn đáp, nêu vấn đề IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: trả bài kiểm tra cho học sinh 3. Bài mới : I / Giáo viên đọc, chép đề bài lên bảng Hs chép vào vở * Đề Bài : Em hãy kể về người mẹ của em ? Hs đọc đề bài ? ? Xác định yêu cầu của đề bài ? - Thể loại : - Nội dung - Phạm vi II/ Dàn ý 1. Mở bài: Giới thiệu chung về người mẹ của mình 2. Thân bài: Người mẹ tần tảo đảm đang: - Cùng cha quán xuyến mọi công việc trong gia đình - Khi mẹ vắng nhà thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc Mẹ đối với các con: - Quan tâm từng bữa ăn giấc ngủ - Việc học hành của các con được mẹ quan tâm chu đáo, dạy dỗ giáo dục con trở thành người tốt. Mẹ đối với mọi người - Thương yêu giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn - Cởi mở hoà nhã với bà con hàng xóm 3. Kết bài - Suy nghĩ của em về mẹ II / Nhận xét chung : 1, Ưu điểm : - Đa số các em đã xác định được rõ được yêu cầu của đề bài : Kể chuyện về người mẹ mà em kính trọng, cảm phục, biết ơn.
<span class='text_page_counter'>(177)</span> - Bài viết có bố cục rõ 3 phần .- Sử dụng ngôi kể hợp lý - Các sự việc lựa chọn đều có ý nghĩa khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật, Một số em đã có xây dựng đặc điểm nhân vật rõ ràng, tạo ra các sự việc tiêu biểu thú vị gây ấn tượng cho người đọc như : Lệ, Trinh, 2 . Nhược điểm : - Nhiều bài làm còn có tính chất liệt kê, kể nể các sự việc, sự việc còn đơn giản, gò bó theo khuôn mẫu, chưa thật linh hoạt trong lời kể . - Lời kể còn khô khan : ví dụ : mẹ năm nay ngoài 40 tuổi - Có bài viết còn sao chép, rập khuôn theo văn bản mẫu kể về người mẹ - Một số bài viết cứng nhắc, thiếu tự nhiên không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn - Còn có những bài viết cẩu thả, sai chính tả quá nhiều như : Đăng, Đức Anh…… - Có những bài viết bố cục chưa rõ ràng. Thậm chí còn viết rõ chữ mở bài - thân bài - kết bài . * Giáo viên đọc bài viết xuất sắc V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Các em tự sửa lỗi trong bài làm - Ôn tập cách kể chuyện đời thường . * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 16/12/2015 Ngày dạy: 21-> 26/12/2015 Tiết 68: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn lại kiên thức đã học về văn kể chuyện đời thường 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết bài tự sự đời thường - Nhận ra ưu điểm, khuyết điểm để phát huy và sửa chữa. 3. Thái độ: Có ý thức vươn lên trong học tập 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị Giáo viên: Chấm và trả bài Học sinh: Đọc trước bài. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - HS tự kiểm tra đánh giá, vấn đáp, nêu vấn đề VI. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: trả bài kiểm tra cho học sinh 3. Bài mới : I / Giáo viên đọc, chép đề bài lên bảng - Hs chép vào vở ? Hs đọc đề bài ? ? Xác định yêu cầu của đề bài ? - Thể loại : - Nội dung - Phạm vi II. Đáp án Câu 1: Số từ là từ chỉ số lượng và số thứ tự sự vật……. - Số từ: mười tám - chỉ số thứ tự, một - chỉ số lượng.
<span class='text_page_counter'>(178)</span> Câu 2: Hs trả lời được những ý sau: - Xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng - Là biểu tượng về ý thức, sức mạnh, lòng yêu nước - Gióng mang trong mình sức mạnh thần thánh, thiên nhiên, dân tộc….. Câu 3. 1. Mở bài Giới thiệu hoàn cảnh em về thăm trường( Về thăm trường trong hoàn cảnh nào? lúc đó em bao nhiêu tuổi? 2.Thân Bài HS tưởng tượng kể lại câu chuyện theo trình tự sau: - Tưởng tượng kể lại những đổi thay của máI trường thân yêu 10 năm sau - Tưởng tượng kể lại cảnh gặp thầy cô và bạn bè - Kể lại cảnh chia tay vơí mái trường, bè bạn, thầy cô 3. Kết bài Cảm nghĩ của em về mái trường III . Cách cho điểm Câu 1: trình bày đủ hai ý như yêu cầu, diễn đạt lưu loạt cho 2 điểm ( mỗi ý cho 1 điểm ) - Nếu hs có chạm vào 2 ý thì tối đa cho 1,5 điểm - Thiếu ý nào trừ điểm ý đó Câu 2: 1, Mở bài ( 0,5 Điểm ) - Đảm bảo như yêu cầu cho 0,5 đ - Mở bài sơ sài cho 0,25 đ 2, Thân bài 4 đ - Hs tưởng tượng kể đúng các ý như yêu cầu một cách hấp dẫn, các ý phân chia rõ ràng; các tình tiết trong câu chuyện xây dung một cách hợp lý cho 4,5 đ - Nếu hs xây dung câu chuyện đảm bảo các ý như yêu cầu nhưng đôi chỗ còn lủng củng trong cách diễn đạt cho từ 3,5 đến 4 đ - Nếu hs kể lại đầy đủ các ý như yêu cầu nhưng yếu tố tưởng tượngtrong câu chuyện còn mờ nhạt, lời văn thiếu sức hấp dẫn thì cho từ 2,5 đến 3 đ - Hs kể còn sơ sài hoặc thiếu một tình tiết nào đó cho từ 1,5 đến 2 đ - Bài viết yếu về phương pháp, chưa biết xây dung câu chuyện cho từ 0,5 đến 1 đ 3, Kết bài 0,5 đ - đảm bảo như cầu cho 0,5 đ - Kết bài sơ sài cho 0,25đ IV / Nhận xét chung : 1, Ưu điểm : - Đa số các em đã xác định được rõ được yêu cầu của đề bài : Kể chuyện về chuyến đi - Bài viết có bố cục rõ 3 phần .- Sử dụng ngôi kể hợp lý - Các sự việc lựa chọn đều có ý nghĩa khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật, Một số em đã có xây dựng đặc điểm nhân vật rõ ràng, tạo ra các sự việc tiêu biểu thú vị gây ấn tượng cho người đọc như : 2 . Nhược điểm : - Nhiều bài làm còn có tính chất liệt kê , kể nể các sự việc , sự việc còn đơn giản , gò bó theo khuôn mẫu, chưa thật linh hoạt trong lời kể . - Lời kể còn khô khan - Có bài viết còn sao chép , rập khuôn theo văn bản mẫu.
<span class='text_page_counter'>(179)</span> - Một số bài viết cứng nhắc , thiếu tự nhiên không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn - Còn có những bài viết cẩu thả , sai chính tả quá nhiều như : - Có những bài viết bố cục chưa rõ ràng . Thậm chí còn viết rõ chữ mở bài - thân bài -kết bài . * Giáo viên đọc bài viết xuất sắc V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Các em tự sửa lỗi trong bài làm - Ôn tập cách kể chuyện đời thường . * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 16/12/2015 Ngày dạy: 21-> 26/12/2015 TIẾT 69 - HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: Nắm được một số chuyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương nơi mình sinh sống 2. Kĩ năng: Biết liên hệ, so sánh với phần văn học dân gian đã học trong Ngữ văn 6 - tập 1 để thấy sự giống và khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này. 3. Thái độ: Nắm được đặc điểm phát âm của một số địa phương 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị Thầy : Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, máy chiếu Trò : Đọc trước bài. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Phần chuẩn bị của học sinh : GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về sinh hoạt văn hoá dân gian nơi mình ở qua ông bà, cô bác ( có thể là của chính nơi mình ở, rộng hơn là ở Hà Nội, rộng hơn nữa là ở miền Bắc.) Phần chuẩn bị của GV : Tìm hoạt động văn hoá dân gian của Hà Nội , của miền Bắc. Sưu tầm một số tài liệu, tranh ảnh về hoạt động văn hoá dân gian. GV gọi một số học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà. GV : Những câu chuyện dân gian nào đã học gắn với một hoặc một số địa danh nào của Hà Nội, Miền Bắc?. I . Nội dung 1. Giới thiệu một số nét văn hoá dân gian của Hà Nội, miền Bắc. - “ Truyền thuyết Hồ Gươm” giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, nơi đây vẫn lưu lại dấu tích rùa vàng. Truyền thuyết này giúp người dân thủ đô thêm tự hào, yêu mến mảnh đất Thăng Long lịch sử. - Truyền thuyết “ Thánh Gióng” gắn với hai địa danh ngoại thành Hà Nội : Gia Lâm và Sóc Sơn. Hàng năm, hội Gióng được tổ.
<span class='text_page_counter'>(180)</span> HS : Các truyền thuyết thời vua Hùng gắn với mảnh đất Phú Thọ, Việt Trì. Truyện “Thánh Gióng” gắn với làng Phù Đổng - nơi chú bé Gióng ra đời, với vùng Sóc Sơn - nơi Gióng bay về trời. Truyện “ Sự tích Hồ Gươm” gắn với một địa danh nổi tiếng của thủ đô là Hồ Gươm.. chức vào ngày 9 - 4 tại làng Phù Đổng để tưởng nhớ công ơn người anh hùng có công lớn đánh giặc ngoại xâm và để mọi người thêm tự hào về truyền thống dân tộc. Đền Sóc - nơi thờ Thánh Gióng cũng là một di tích đẹp, được nhiều người đến thăm quan. - Truyền thuyết An Dương Vương gợi nhớ tới vùng Cổ Loa Đông Anh. Nơi đây hiện nay vẫn còn tượng Mị Châu, giếng Trọng Thuỷ và lễ hội vẫn được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 6 Tết. - Ở Xuân Đỉnh - Hà Nội có một dị bản về truyền thuyết Thánh Gióng. Truyện kể rằng Gióng đi GV : Ngoài ra, em còn biết một số truyện dân đánh giặc đã dừng chân ở đây và gian nào khác? ăn cơm cà làng Cáo. Truyền thuyết An Dương Vương. 2. Thi kể chuyện < HS kể một số truyện hoặc tích dân gian mình đã tìm hiểu > < GV nhận xét, cho điểm > GV giới thiệu thêm : Ngoài những truyện kể dân gian, mảnh đất Kinh kỳ nổi tiếng nói riêng và miền Bắc nói chung còn nổi tiếng với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như hát dân ca quan họ, hát chèo, đấu vật, 3.Đọc và viết đúng các cặp phụ âm tranh Đông Hồ. đầu dễ mắc lỗi : - tr / ch - s/x - r / d / gi - l/n Hs kể truyện theo hình thức tự chọn. Có đánh II. Luyện tập giá cho điểm. Bài 1 SGK *167 Điền Tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào Chuyển : Bên cạnh những nét văn hoá địa chỗ trống. phương, bài học hôm nay còn giúp các em hiểu Trái cây, chờ đợi, thêm đặc điểm phát âm một số địa phương. Một số Sấp người, sản xuất, vùng như Hưng Yên, Bắc Ninh chưa phân biệt Rũ rượi, rắc rối, giảm giá,.. cách phát âm “l”/ “n” , ở Thái Bình âm “ ch” phát Lạc hậu, gian nan, nết na, âm thành “ tr”. Bài 2 SGK *167 HS làm tại lớp bài tập 1 SGK *167 a. vây cá, sợi dây b. giết giặc, da diết Yêu cầu : điền tr/ ch ; s/x ; r/d/gi c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang Hình thức : Gọi 3 học sinh lên bảng làm. HS Bài 3 SGK * 167 phía dưới làm vào vở. Xám xịt, sát, sấm, sáng, xé, sung,.
<span class='text_page_counter'>(181)</span> sổ, xơ xác, sầm sập, xoảng. Bài 4 SGK * 167 Thắt lưng buộc bụng Yêu cầu : đọc kỹ và phân biệt sự khác nhau giữa : Buột miệng nói ra vây/dây /giây; viết / giết /diết ; vẻ / dẻ / giẻ Cùng một duộc Con bạch tuộc Bài 5 SGK * 167 Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, GV đọc, HS viết chính tả bủn rủn, dai dẳng, Bài 6 SGK *167 Căng dặng căn dặn Yêu cầu : phân biệt vần “uốc” và “uốt”, ngoài Che chắng che chắn ra phải hiểu nghĩa của các từ, thành ngữ, quán ngữ để điền cho đúng. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Hs ôn lại kiến thức đã học. - Chuẩn bị sách vở học kì II - Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt Ngày 21 tháng 12 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 18. CHUYÊN ĐỀ: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Tuần 19 Ngày soạn: 24/12/2015 Ngày dạy: 28/12/2015-> 02/01/2016 Tiết 70- 71-72: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG . I. Mục tiêu bài học . 1. Kiến thức: - Qua sách báo, học sinh tìm và nắm được một số truyện kể dân gian, hoặc các nhà văn ,nhà thơ ở làng, xã, huyện, tỉnh mà mình đang sinh sống. - Hiểu một số nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của hai nhà thơ lớn của tỉnh ta: Trần Tế Xương và Nguyễn Bính . 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh có thói quen tìm tòi, nghiên cứu sách và tư liệu tham khảo . 3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hoá của quê hương, bồi dường lòng yêu quê hương có ý thức học tập để xây dựng quê hương giàu đẹp . 4. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận biêt sử dụng cụm từ, năng lực tự học, ... II. Chuẩn bị ..
<span class='text_page_counter'>(182)</span> - Thầy : Tìm hiểu hai nhà thơ . - Trò : Tìm đọc tác phẩm theo sự hướng dẫn của thầy , III. Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc - Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề IV. Tiến trình hoạt động của thầy và trò . 1. Ổn định tổ chức Kiểm tra số lượng . 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị, sưu tầm của học sinh . 3. Bài mới Hoạt động 1: Gv : Giới thhiệu : Nam Định quê ta có truyền thống hiếu học. Đây là cái lôi sinh ra các nhà thơ lớn mà tên tuổi nổi bật như một ngôi sao sáng trên nền trới văn học Việt Nam . Đó là hai nhà thơ Trần Tế Xương và Nguyễn Bính . Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của hai nhà thơ này . Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Hoạt động 2: Nhà thơ Trần Tế Xương . 1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp . - Trần Tế Xương : Tên thật là Trần Duy Uyên .Bí danh kế Xương là ( Tế Xương) Tử Thịnh ,Mạc Trai ,Mộng Tính ,đến khoa thi năm Quý Mão (1903) đổi là cao Xương - Sinh ngày 5/9/1870 tại làng Vị Xuyên .Khu Định Hữu ,huyện Mỹ Lộc.Tỉnh Nam Định (nay là phố Minh Khai - Thành phố Nam Định ). - Ông là người thông minh, lanh lợi, học rộng, lịch thiệp, phóng khoáng, rất thuộc truyện Kiều…. Trọng thầy, quý bạn, yêu nước, yêu nhà, thương vợ con, không nghiêm khắc với các con trong việc dạy dỗ - Ông mất năm 1907 - thọ 37 tuổi . * Sự nghiệp : - ông là người nổi tiếng, thần đồng hay chữ từ nhỏ 15 tuổi đã đi thi năm 1885 . - Ông sống vào giai đoạn mà chế độ nưae thực đan Phong Kiến đã thiết lập trên đất nước ta . Nho học đã mất vị trí độc tôn của nó,trường thi bước vào những ngày suy tàn ,thối nát - Tế Xương thi liền 8 khoa đến tận trước khi mất nhưng ông thất bại liên tiếp chỉ đỗ tú tài rốt bảng. - ông sáng tác nhiều thơ văn châm biếm, đả kích sâu sắc chế độ thực dân nửa phong kiến .Thơ ông sắc sảo, mạnh mẽ, sâu cay đập thẳng vào bộ mặt những kẻ xu lịnh quan lạiphong kiến . - Đến nay thơ ông còn lại trên dưới 100 bài,.
<span class='text_page_counter'>(183)</span> thường là thơ ứng khẩu. Ông được coi là bậc thầy của thơ trào phúng và thơ trữ tình trung đại Việt Nam . 2. Tìm hiểu một số tác phẩm thơ văn cụ thể a. Năm mới chúc nhau . Gv đọc bài thơ cho học sinh nghe . Em hãy nêu nội dung chính của khổ thơ 1? Gv giới thiệu : đây là bài thơ trào phúng, ? Trong khổ thơ với lời chuc thọ, ta hiểu nhà thơ mượn lời chúc tết của thiên hạ nhà thơ có dụng ý gì ? nhân dịp đầu năm mới để đả kích bọn quan ? Cách sử dụng từ của tác giả có gì đặc lại thị dân hẫnh tiến, chạy theo tiền tài, sắc? danh vọng và thói tham lam vô đáy của chúng ? Nghe những lời chúc thọ chướng tai ấy, tác giả đã nghĩ ra kế gì ?. ? Nhà thơ tự xưng mình là ông,gọi những kẻ già là "đứa ,nó "có tác dụng gì ? Gọi học sinh đọc bảng phụ . ? khổ thơ này nhà thơ tiếp tục quan tâm tới lời chúc gì? ? Em hiểu gì về nội dung những lời chúc đó. * Khổ thơ 1 : Lời chúc thọ . - Gv đưa bảng phụ ghi bầi thơ lên bảng. - Đả kích bọn người tham sống dai thái quá : Giúp ta hình dung cảnh một xã hội nhan nhản toàn kẻ già vô tích sự . - Dùng từ láy ":lẳnglặng" - Dùng đại xưng hô " nó " để chỉ thái độ khinh thường mỉa mai ,dùng miêu tả "bạc đầu ,râu "phê phán kẻ tham sống dai . - Đi buôn cối........giã trầu . - Bày tỏ mạnh mẽ thái độ bất bình ,thiếu tôn trọng,khinh thường với bọn người già vô tích sự Gv; Qua lời chúc thường ấy đầu năm mới tác giả đã bày tỏ một thái độ đả kích không tiếc lời bọn người tham sống . * Khổ thơ 2 . : Lời chúc sang . ." Chúc sang,mua tước,mua quan .". ? Trước thực tế ấy ,nhà thơ nghĩ ra nghè gì ?? Em hiểu "la " trong câu thơ với nghĩa như thế nào ? ? " Vừa bán vừa la cũng đắt hàng "gợi ra - Bọn người chúc nhau có danh,có giá để trước mắt chúng ta khung cảnh gì ? được sang trọng ở đời ,song cái địa vị ,danh vọng ây lại chỉ được mua bằng tiền . Gv: Thường thì trong xã hội,con đường tiến thân ,lập nghiệp đẻ có danh là phải học hành thi cử đỗ đạt thì mới là xứng đáng. đằng này xã hội phong kiến cũng có danh nhưng công danh có được là nhờ do mua bán của là quan mà lại do bán thì em hiếu gì về thực chất của những tên quan. Thực ? Nhận xét gì về thái độ của nhà thơ khi ra chỉ là những kẻ bất tài ,vô dụng . - đi buôn lọng ,vừa bán vừa la cũng đắt nghĩ lời chúc này ? hàng ..
<span class='text_page_counter'>(184)</span> ? Để nói về lời chúc này,cách dùng từ của - Chửi .mắng tác giả đặc sắc ở chỗ nào ? - Một là quan mua bất tài ,dốt nát học đòi làm sang ,có chửi mắng xua đuổi vẫn chơ chẽn lăn xả đến . Gv : đại loại là một tiếng cười châm biếm thật sâu sắc . ? Cách sử dụng từ như vậy có tác dụng gì ? * Khổ thơ 3. Lời chúc giàu . Gọi học sinh đọc học sinh nêu nội dung . - Dường như nhà thơ nghe đến nhầm rồi lên không phải cần :lẳng lặng " mà có thể nói luôn nó lại mừng than cái sự giàu . - Dùng một loạt số từ chỉ số lượng không xác định,tăng cấp bất ngờ : Trăm,nghìn ,vạn ,mớ . Câu thơ cho biết tác giả còn đả kích điều gì - Đồng rụng,đồng rơi lo phải cầu . ? - Tạo giọng văn châm biếm hài hước để chửi thẳng vào mặt những kẻ tham lam ,đẩy số phận những người dân vô tội vào cảnh khốn cùng . + Lời chúc lắm con : Nó lại mừng nhau cái sự lắm con . Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn . -Đả kích sự sinh đẻ như suc vật đẻ rồi cuối cùng phải trở về với súc vật . Gv: Như vậy ,với 4 khổ thơ vuông vắn ,cvó vẻ trang trọng,vào dịp đầu năm mới ,tác giả đã ghi lại những nội dung ,lời chúc mà mình nghe để rồi từ đó,ông chán ngấy,bất bình xuất khẩu thành thơ ,biến những lời chúc thành những lời chế diễu chua cay. Chuyện chúc tết biến thành chuyện khôi hài ,thành những lời chế diễu bằng thái độ bất bình khinh miệt. Bài thơ trào phúng đã lưu lại cho ta một tiếng cười phê phán và một ngòi bút châm biến in rõ cá tính,phong cách Tú Xương . b. Thương Vợ Gv: Chép ra bảng phụ gọi học sinh đọc bài ? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả có gì đặc thơ . sắc nổi bật ? Gv: Đây là bài thơ trữ tình thương yêu sâu lắng và lòng biết ơn của nhà thơ đối với người vợ của mình tần tảo ,đẩm đang hiền thục - Bài tjhơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật..
<span class='text_page_counter'>(185)</span> ? Nêu cấu trúc của hai câu thơ đầu ? ? Nội dung hai câu thơ thể hiện điều gì ? Gv Liên hệ : Ngày xưa cũng có những phụ nữ phải nuôi chồn,nhưng chỉ là nuôi lúc ăn học ,còn khi chồng thi cử,đỗ đạt làm quan thì lại được nhờ chồng. Đằng này, ông Tú thi mãi mà chỉ đỗ "Quan tại gia ". Bởi vậy ông trở thành gánh nặng trên vai vợ mãi mãi .. ? Đọc hai câu kết ? ?Hai câu kết nói lên điều gì ?. 1. Hai câu đề Nêu bật khoảng thời gian làm ăn buôn bán triền miên của bà Tú,quanh năm,ngày tiếp ngày,tháng tiếp tháng,năm tiếp năm,bất kẻ đông,hè nóng bức bà Tú không một ngày nghỉ ngơi . - Bà làm ăn ở mom sông, nơi ba bè sông nước không thiếu phần nguy hiểm . Song vì gánh nặng gia đình ". Năm con với một chồng ."Bà âm thầm chịu đựng,lo toan đầy đủ . nói về bà tác giả nhấn mạnh sự đẩm đang của vợ mình . - Nhà thơ sử dụng số từ chỉ số đém: Năm,một dùng chỉ gánh nặng của vợ con ,chồng . Ông tự hạ mình xuống ngang hàng với những đữa con để tri âm, để bộc lộ nỗi ăn năn hối hận về sự ăn bám của mình làm tăng gánh nặng cho vợ . Đây cũng là nụ cười tự hào hóm hỉnh của nhà thơ . 2. Hai khổ thơ luận và thực . Học sinh đọc . - Đặt trong thế đối xứng hài hoà . - Nỗi vất vả tần tảo của bà Tú và lỗi lòng ái ngại,cảm thông của ông Tú : " Lặn lội thân cò khi ........đò đông " - Câu thơ khắc sâu ,nhấn mạnh hơn hình ảnh bà Tú lặn lội đêm hôm buôn bán vất vả để nuôi chồng, nuôi con . Cái không gian " Khi quãng vắng ,buổi đò đông " . Chính là hình ảnh làm nổi bật thân phận lẻ loi,đơn côi khi sớm, lúc khuya để làm ăn của bà Tú - Hình ảnh " Thân cò " là một hình ảnh đẹp lấy từ ca dao mang lại sắc thái biểu cảm cao lời thơ nói về thân phận đáng thương của bà Tú . 3. Hai câu kết .. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Đọc lại hai bài thơ . ? Nêu cảm nghĩ của em khi học xong bài thơ ? - Tiếp tục sưu tầm tác phẩm văn học địa phương . - Chuẩn bị tiết sau thi kể chuyện , * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt.
<span class='text_page_counter'>(186)</span> Ngày 28 tháng 12 năm 2015 ĐỦ GIÁO ÁN TUẦN 19.
<span class='text_page_counter'>(187)</span>