Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Vo chong A Phu 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.62 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD VÀ ĐT LẠNG SƠN THPT VIỆT BẮC. ĐỀ THI ÔN TẬP QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút. Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: (1.0 điểm) . Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân. Thiết nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến đổi. Vì thế, nó trở nên tốt hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá nhân sử dụng. Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố. Bên cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính bạo lực, khiêu dâm... Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân. Những người sử dụng khác, nếu không có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông tin kiểu như vậy, sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi. Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi ích thiết thực lành mạnh. Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới,…. (Dẫn theo ) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 2: Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên (0,25 điểm) Câu 3: Theo anh/chị, đoạn văn này có phải là đoạn mở đầu của bài viết không? Tại sao? (0,5 điểm) Câu 4: Anh/chị hãy viết tiếp vào dấu (…) ở cuối đoạn nêu giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới”. Phần viết tiếp trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: CON CÒ Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ, Con cò Đồng Đăng…” Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ. “Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Cò gặp cành mềm, Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân. Con chưa biết con cò, con vạc. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. .. - 1962 – ( Trích: Con cò – Chế Lan Viên, SGK Ngữ Văn 9, tập hai, NXB GD Việt Nam ) Câu 5: Đoạn thơ viết về đề tài gì ? (0,25 điểm) Câu 6: Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? (0,25 điểm) Câu 7: Hình ảnh con cò trong câu thơ sau tượng trưng cho hình ảnh nào ? Người mẹ muốn nói với con mình điều gì qua hai câu thơ? (0,5 điểm) “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!” Câu 8: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình mẹ và bổn phận của những người con. (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại” (“Ông già và biển cả” – Ơ-nít Hê-minh-uê) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Câu 2. (4,0 điểm).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu. Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên. ----- Hết -----.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG SƠN TRƯỜNG THPT VIỆT BẮC ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Môn: Ngữ văn Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc chính luận) - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2. Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích. Ví dụ Cẩn trọng trước một số tác hại của truyền thông mới - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3: Đoạn văn này không phải là đoạn mở đầu của bài viết. Vì đầu đoạn văn có từ nối “Tuy nhiên”, thể hiện sự liên kết hồi hướng với ý đoạn ở trên - Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4: Viết tiếp vào dấu […] ở cuối đoạn giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới” theo quan điểm riêng của bản thân. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục, hợp với văn cảnh. - Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nêu 0 giải pháp nhưng không hợp lí; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục; + Không có câu trả lời..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 5: Đoạn thơ viết về đề tài: Tình mẹ ( tình mẫu tử) - Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6: Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7: Hình ảnh con cò trong đoạn thơ tượng trưng cho hình ảnh: Người con(đứa con ) Người mẹ muốn nói với con: Mẹ luôn ở bên con, dang đôi cánh tay để che chở, ấp ủ con, để cho con luôn được an toàn. ( Hoặc: Con cứ ngủ ngoan, không phải bận tâm tới những lo toan của cuộc sống, mẹ luôn che chở, bảo vệ, nâng đỡ con, vỗ về con.) - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ theo cách trên - Điểm 0,25: Trả lời ½ ý trên, hoặc trả lời còn chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 8: HS viết được đoạn văn: đảm bảo cấu trúc, các câu có sự liên kết chặt chẽ, rõ nghĩa, thể hiện những suy nghĩ sâu sắc, tích cực. - Có thể có các ý cơ bản sau: + Mẹ luôn chở che, dìu dắt, nâng đỡ; luôn theo sát bên con trên đường đời. + Mẹ luôn bao dung, nhân hậu. + Con phải biết ơn, báo đáp tình mẹ. Con cần nhận thức rõ một điều: Hạnh phúc lớn nhất của mẹ là con luôn gắng sức học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, trở thành một công dân tốt. - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ theo cách trên - Điểm 0,25: Trả lời ½ ý trên, hoặc trả lời còn chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hành động hiến máu cứu người của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: * Nêu được vấn đề nghị luận * Giải thích ý kiến - “Con người có thể bị huỷ diệt” vì trong cuộc sống, để tồn tại, để khẳng định mình thì con người phải chinh phục, khám phá cuộc sống. Nhưng con người luôn phải đối đầu với khó khăn, thử thách; với cái ác, cái xấu,… con người có thể sẽ gặp nhiều mất mát, tổn thương, hi sinh,… - “Con người không thể bị đánh bại” chỉ khi con người có niềm tin vào bản thân, có ý chí, nghị lực phi thường để vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khó khăn thử thách. -> Ý kiến trên đề cao vai trò của niềm tin, ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống * Bàn luận: - Con người sẽ chiến thắng được bản thân khi con người sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng và khi ước mơ đã thành hiện thực thì phải không ngừng biết có những ước mơ khác và chinh phục nó. - Tuy nhiên, có ước mơ, hoài bão, … là chưa đủ, mà con người còn phải có niềm tin vào bản thân, có ý chí, nghị lực phi thường để vượt qua chông gai, thử thách trong cuộc đời. - Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những con người đang tự “huỷ diệt” mình (trong đó có rất nhiều bạn trẻ) khi sống không có ước mơ, hoài bão, khát vọng. Họ chấp nhận cho cái xấu, cái ác chế ngự,… - Bài học nhận thức và hành động: Để đạt được thành công trong cuộc sống, con người phải có trí tuệ, hiểu biết, tỉnh táo, nhẫn nại, kiên trì, có niềm tin và nghị lực vượt qua thử thách. - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Qua các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia tác giả đã tái hiện bản chất của hiện thực xã hội – một xã hội được tạo ra bởi sự tàn nhẫn và dối trá. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: Giải thích ý kiến - Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc. - Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình. Phân tích, chứng minh:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước. - Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc. Bình luận, đánh giá chung: Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây. Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×