Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề xuất phương pháp dạy học tiếng Anh chuyên ngành theo chủ đề cho sinh viên ngành du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.97 KB, 7 trang )

HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020
doi: 10.15625/vap.2020.00118

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
THEO CHỦ ĐỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH
Trần Thị Thanh Sang
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

TÓM TẮT: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm giới thiệu những đặc điểm chính cũng nhƣ các bƣớc để tiến hành phƣơng pháp dạy
học theo chủ để (Thematic unit approach) - phƣơng pháp đƣợc xem là phù hợp nhất khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành du lịch
cho sinh viên. Nghiên cứu cũng đề xuất phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả cho giảng viên, đồng thời tạo môi
trƣờng giao tiếp và phát triển đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên, giúp sinh viên có thể xóa bỏ rào cản ngơn ngữ, chủ động
hơn và tích cực hơn trong giao tiếp bằng một ngơn ngữ khác.
Từ khóa: Dạy học theo định hƣớng giao tiếp, CLT, phƣơng pháp dạy học theo chủ đề, chủ đề.

I. GIỚI THIỆU
Sự phát triển nhƣ vũ bão của ngành du lịch khách sạn trong những năm gần đây có ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc đến
khả năng ngoại ngữ của sinh viên - đặc biệt là tiếng Anh - ngôn ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong ngành du lịch
quốc tế ở thế kỉ XXI. Các trƣờng đại học ở Việt Nam hiện nay rất chú trọng đến vấn đề đào tạo ngoại ngữ chuyên
ngành cho sinh viên các khối ngành khác nhau đồng thời quy định chuẩn ngoại ngữ đầu ra cho sinh viên trƣớc khi
bƣớc vào thế giới việc làm. Các trƣờng đại học trực thuộc Đại học Đà Nẵng đều quy định chuẩn đầu ra bậc 3/6 (đối với
tiếng Anh) và bậc 2/6 (đối với các ngoại ngữ khác) trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam
đƣợc ban hành theo Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Giao tiếp thƣờng ngày bằng một ngơn ngữ khác đã khó, để giao tiếp chun mơn bằng ngoại ngữ khác càng khó
hơn gấp bội. Để đạt kết quả cao trong môn học này, sinh viên cần phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môn học đối
với nghề nghiệp của mình trong tƣơng lai, mặc khác cần phải có phƣơng pháp học tập rèn luyện hiệu quả để có thể lĩnh
hội ngoại ngữ tốt nhất. Giảng viên cần dựa vào ứng dụng thực tiễn của mơn học để chọn lựa những giáo trình phù hợp
nhất, đồng thời tìm ra phƣơng pháp dạy học phù hợp để xây dựng lớp học truyền cảm hứng giúp sinh viên có thể lĩnh
hội mơn học một cách dễ dàng hơn.
Đã có những nghiên cứu liên quan đến tiếng Anh chuyên ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng đƣợc cơng bố
trong và ngồi nƣớc. Điển hình nhƣ: Nghiên cứu về nhu cầu ngơn ngữ và các khóa học tiếng Anh chuyên ngành-đối


tƣợng sinh viên năm cuối chuyên ngành quản lý du lịch tại Iran (Moattarian & Tahririan, 2014); Mơ hình học tiếng
Anh du lịch và khách sạn trực tuyến (Cantoni, L., Kalbaska, N., & Inversini, A. (2009); Tiếng Anh chuyên ngành du
lịch và khách sạn (Zahedpisheh, Abu bakar & Saffari, 2017); Áp dụng phƣơng pháp học tiếng Anh theo dự án cho sinh
viên chuyên ngành du lịch tại Đại học Thái Lan (Simpson, 2011); Đánh giá chƣơng trình dạy và học tiếng Anh chuyên
ngành du lịch tại Việt Nam (Khuong, 2015); Đánh giá giáo trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch quốc tế (Sarem,
Hamidi, & Mahmoudie, 2013). Bài viết này sẽ thảo luận về tính hữu ích của phƣơng pháp dạy học theo chủ đề - một
trong số những phƣơng pháp dạy học theo hƣớng giao tiếp tạo hứng thú cho sinh viên ngành du lịch trong việc học
mơn tiếng Anh chun ngành.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGƠN NGỮ THEO ĐỊNH HƯỚNG GIAO TIẾP
(COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING (CLT))
Thuật ngữ CLT xuất hiện từ những năm 1960s và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những nhà ngôn ngữ học đồng
thời cũng là phƣơng pháp giảng dạy ngoại ngữ nổi bật nhất lúc bấy giờ (Brown, 2000; Spada, 2007). Mục tiêu của việc
dạy ngôn ngữ là phát triển năng lực giao tiếp (Richard và Rodger, 2001: 69). CLT không chỉ đề cập những khía cạnh
ngơn ngữ đƣợc dạy (what to teach), mà còn chỉ ra cách nhấn mạnh đến phƣơng pháp giảng dạy (how to teach). Thuật
ngữ “Dạy cái gì” (what to teach) trong CLT nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng ngôn ngữ hơn là giảng dạy đơn
thuần ngữ pháp và từ vựng. Mục tiêu của CLT là giúp ngƣời học có thể sử dụng ngơn ngữ thích hợp trong nhiều bối
cảnh và nhiều mục đích khác nhau. Thuật ngữ “Dạy nhƣ thế nào” (how to teach) trong CLT coi trọng việc tạo ra càng
nhiều cơ hội tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ càng tốt và xem đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và kỹ
năng của ngƣời học (Harmer, 1998: 84). Mục tiêu chính của phƣơng pháp CLT là phát triển năng lực giao tiếp
(communicative competence) và phát triển các kỹ thuật, phƣơng pháp, quy trình dạy học các kỹ năng ngơn ngữ dựa
trên các khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau của ngôn ngữ và giao tiếp. Năng lực giao tiếp bao gồm năng lực ngữ pháp
(grammatical competence), xã hội học (sociolinguistic) và chiến lƣợc (strategies). Khả năng ngôn ngữ giao tiếp bao
gồm kiến thức hoặc năng lực và sự thành thạo trong việc áp dụng các năng lực này trong việc sử dụng ngôn ngữ giao
tiếp, theo ngữ cảnh và phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau.


Trần Thị Thanh Sang

439


Những nhà nghiên cứu về CLT cũng nhận thấy rằng nhiều ngƣời học tiếng Anh để sử dụng trong các bối cảnh cơng
việc cụ thể. Vì thế, việc dạy tiếng Anh sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu dạy họ những ngoại ngữ chuyên ngành tƣơng ứng và
những kỹ năng giao tiếp cần thiết trong những công việc khác nhau hơn là chỉ tập trung vào tiếng Anh giao tiếp thơng
thƣờng (Richards, 2005). Chính vì thế những khóa học tiếng Anh chuyên ngành (English for special purposes) nhanh
chóng xuất hiện để giải quyết nhu cầu ngơn ngữ của những sinh viên các chuyên ngành khác nhau. Chúng ta thƣờng
hay nghe những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành nhƣ tiếng Anh chuyên ngành xây dựng (English for civil
engineering), tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng (English for banking), Tiếng Anh trong kinh doanh (English for
business), Tiếng Anh chuyên ngành du lịch khách sạn (English for tourism and hopsitality), etc. Điều này dẫn đến việc
phải phân tích nhu cầu (needs analysis) của ngƣời học đối với các phân ngành cụ thể. Việc phân tích bao gồm quan sát,
điều tra, phỏng vấn, phân tích tình huống, phân tích ngơn ngữ đƣợc chọn lọc trong các bối cảnh khác nhau để xác định
loại giao tiếp mà ngƣời học sẽ có thể vận dụng trong các tình huống nghề nghiệp khác nhau. Việc phân tích nhu cầu sẽ
giúp xác định đặc điểm cụ thể của ngơn ngữ cho mục đích cụ thể nào đó hơn là cho mục đích giao tiếp chung chung.
Vì giữa hai loại hình ngơn ngữ này có những sự khác biệt về sự lựa chọn từ vựng, ngữ pháp, bối cảnh, chức năng và
yêu cầu những kỹ năng đặc biệt khác nhau (Richards, 2005).
Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên Việt Nam không thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp hiệu quả sau nhiều năm học tiếng
Anh trên ghế nhà trƣờng phổ thơng và đại học. Mặc dù có nhiều thay đổi đáng kể trong chƣơng trình đạo tạo ở hầu hết
các cơ sở giáo dục để chuẩn bị cho lực lƣợng lao động chất lƣợng cao cho thị trƣờng, tuy nhiên năng lực ngoại ngữ của
sinh viên ngành du lịch vẫn chƣa thõa mãn đƣợc mong đợi từ giảng viên, nhà tuyển dụng hay thậm chí chính ngƣời học
(Khuong, 2015). Chính về thế, việc đề xuất phƣơng pháp dạy học theo chủ đề có thể là phƣơng pháp giảng dạy đầy hứa
hẹn để phát triển toàn diện các kỹ năng cho sinh viên, giúp sinh viên có thể tiếp cận gần hơn đến các tình huống xảy ra
trong thực tế và có nhiều cơ hội để phát triển tất cả các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (THEMATIC UNIT APPROACH)
A. Định nghĩa
Phƣơng pháp dạy học theo chủ đề tích hợp việc giảng dạy các kỹ năng nghe, đọc, viết và nói đồng thời phát triển nội
dung bài học theo hƣớng học tập chủ động, lấy ngƣời học là trung tâm. Giảng viên sử dụng các tài liệu thực tế, vận
dụng nhiều hình thức giảng dạy khác nhau và tạo cơ hội giúp sinh viên trải nghiệm, giao tiếp xử lý các vấn đề chun
mơn. Sinh viên có thể tham gia vào các cuộc tranh luận, thảo luận, những bài viết có ý nghĩa, hay những bài viết đƣợc
chia sẻ dƣới dạng kinh nghiệm, những bài đọc mang tính định hƣớng nghề nghiệp và học tập tƣơng tác (Swicegood &
Parsons, 1991).
Sử dụng phƣơng pháp giảng dạy theo chủ đề phù hợp với trình độ cũng nhƣ độ tuổi khác nhau của ngƣời học (Brinton,

2003). Theo Brinton, nội dung của các bài học theo chủ đề có thể kéo dài nhiều tuần, cung cấp một lƣợng lớn các kiến
thức về mặt lý thuyết chẳng hạn nhƣ từ vựng, phát âm ngữ pháp đồng thời giúp phát triển tồn diện kỹ năng nghe nói
đọc viết cho sinh viên. Đối với giảng viên, xây dựng các bài học theo chủ đề theo khung chƣơng trình yêu cầu là một
trong số những phƣơng pháp mở rộng phạm vi bối cảnh giao tiếp đồng thời cung cấp thêm nhiều cơ hội giúp ngƣời học
có thể giao tiếp tiếng Anh nhiều hơn với các tình huống đa dạng khác nhau.
Nhóm các bài học đƣợc chọn lọc liên quan đến nhau có thể theo một chủ đề nào đó hoặc cũng có thể theo một chủ
điểm ngữ pháp, hay theo chức năng ngôn ngữ. Brown (2001, 149) định nghĩa một bài học nhìn chung bao gồm một
loạt các hoạt động đồng nhất đƣợc tổ chức trong một tiết học ở lớp. Bởi vậy, một chủ đề lớn sẽ gồm các bài học khác
nhau, có thể đƣợc tổ chức trong thời gian bốn hoặc năm tiết học, có liên kết chặt chẽ với nhau và đƣợc phát triển từ
một chủ đề chung giúp kết nối ngƣời học với ngôn ngữ đƣợc sử dụng.
B. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo chủ đề
- Kết hợp các tình huống thực tế trong giảng dạy;
- Giảng dạy bốn kỹ năng ngôn ngữ theo phƣơng pháp giao tiếp;
- Khuyến khích mơ hình học tập sinh viên chủ động;
- Áp dụng phƣơng pháp học trải nghiệm;
- Ứng dụng phƣơng pháp dạy học dự án.
Những đặc điểm này khơng hồn tồn tách biệt nhau vì các tình huống giao tiếp thực tế có xu hƣớng tích hợp bốn kỹ
năng ngơn ngữ một cách tự nhiên nhất. Thêm vào đó, việc áp dung mơ hình học tập theo dự án và trải nghiệm vừa
khuyến khích việc học tự chủ vừa khuyến khích sự lựa chọn của ngƣời học và các bài tập dự án cũng đƣợc xem là một
hình thức học trải nghiệm. Năm đặc điểm này mặc dù có sự khác biệt riêng, nhƣng nhìn chung tất cả chúng đều rất
quan trọng đối với giảng viên khi xây dựng các hoạt động hƣớng dẫn dựa vào một chủ đề cụ thể nào đó nhằm thu hút
ngƣời học và cung cấp những cơ hội giao tiếp thực tế trong lớp học.


440

ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH

C. Các bước xây dựng một bài học theo chủ đề
Bước 1. Kiểm tra các mục tiêu trong khung chƣơng trình giảng dạy và các bài học đƣợc yêu cầu cho lớp học.

Đầu tiên rà soát lại chuẩn đầu ra của sinh viên trong khung chƣơng trình sau khi hồn thành khóa học tiếng Anh
chuyên ngành, họ cần đạt đƣợc những kỹ năng, thái độ và nhận thức gì để từ đó phát triển các chủ đề phù hợp. Đồng
thời, giảng viên cần xem xét đến thời lƣợng phân bổ chƣơng trình dành cho khóa học là bao nhiêu để có thể lựa chọn
những chủ đề quan trọng, thiết thực nhất và hữu ích nhất cho ngƣời học.
Ứng dụng: Chủ đề “Làm việc cho công ty du lịch” (Working for travel agencies unit)
Chủ đề về Working for travel agencies rất phổ biến và dễ dàng tìm thấy ở nhiều tài liệu tiếng Anh chuyên ngành du
lịch khác nhau. Đồng thời chủ đề này cũng rất thực tế đối với sinh viên chuyên ngành du lịch. Nhờ đó giảng viên có thể
dễ dàng tìm kiếm tài liệu liên quan và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên. Với chủ đề gần gũi và mang tính
thiết thực cao, sinh viên sẽ cảm thấy rất hứng thú vì đƣợc tích lũy những kinh nghiệm làm việc, hay xử lý các tình
huống giao tiếp ngay trong các lớp học này.
Bước 2. Chọn một chủ đề ý nghĩa và phù hợp với sinh viên.
Khi xem xét các chủ đề sẽ đƣa vào chƣơng trình giảng dạy, giảng viên cần phải xem xét rất nhiều những tiêu chí để có
thể chọn lọc chủ đề phù hợp và hữu ích cho sinh viên. Các chủ đề nên đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
- Tạo động lực, thú vị và phù hợp cho cả sinh viên và giảng viên;
- Các nội dung giảng dạy đƣợc thiết kế dựa vào khung chƣơng trình đồng thời kết nối với các tình huống thực
tế;
- Thu hút và/hoặc phát triển các phƣơng pháp học chủ động khác nhau;
- Xây dựng ngữ cảnh giao tiếp, tƣơng tác thiết thực, ý nghĩa;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và phƣơng thức giao tiếp phù hợp, hữu ích
trong thực tế;
- Kết nối với văn hóa của ngơn ngữ đích.
u cầu quan trọng nhất của việc chọn lựa một chủ đề phù hợp đó là sự thú vị, ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn mà các
đơn vị bài học truyền tải đến sinh viên. Trên thực tế, việc lựa chọn các chủ đề có thể đƣợc xác định trong khung
chƣơng trình của trƣờng, nhƣng việc chọn lựa tài liệu và thiết kế các hoạt động trong lớp học cần sự linh hoạt của
ngƣời dạy để làm cho các chủ đề trở nên lôi cuốn hơn, hấp dẫn hơn và quan trọng hơn tạo động lực tự học và chủ động
của ngƣời học.
Các chủ đề trong khung chƣơng trình có thể đƣợc trích dẫn từ nhiều nguồn. Tuy nhiên công đoạn này yêu cầu giảng
viên phải lập kế hoạch cho các bài học theo chủ đề, kết hợp nhiều khái niệm ngôn ngữ thú vị khác nhau vào cùng một
chủ đề. Các chủ đề và bài học nên tích hợp ngơn ngữ, nội dung và văn hóa vào các hoạt động học tập tạo cơ hội cho
sinh viên có thể sử dụng ngoại ngữ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau (Haas, 2000). Cần tập trung vào giao tiếp, bao gồm

việc phát triển đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Nhờ đó, ngƣời học có khả năng giải thích ngơn ngữ, diễn đạt
bằng ngơn ngữ và đàm phán ý nghĩa trong ngôn ngữ (Savignon, 1997). Khi bắt đầu các lớp học ngôn ngữ giao tiếp, vai
trò của giảng viên bao gồm giới thiệu từ vựng, cụm từ và cung cấp đầu vào ngôn ngữ dễ hiểu cho ngƣời học. Hình ảnh
và thao tác, cử chỉ, âm thanh và hành động đều giúp sinh viên hiểu từ vựng và cấu trúc mới. Sinh viên sẽ tham gia tích
cực vào các nhiệm vụ đƣợc yêu cầu, chuyển tải ý nghĩa và thực hành ngôn ngữ trong giao tiếp với giảng viên, bạn cùng
lớp và những ngƣời khác. Pesola (1995) đã xây dựng một bộ câu hỏi hƣớng dẫn lập kế hoạch trong khung chƣơng trình
giảng dạy, trong đó xác định ngƣời học là ai, các đặc điểm của ngƣời học, chẳng hạn nhƣ trình độ phát triển, phƣơng
pháp học tập và nền tảng kinh nghiệm, các hoạt động đƣợc lên kế hoạch là gì, và ngƣời dạy sẽ đánh giá kết quả học tập
của ngƣời học nhƣ thế nào, khung cảnh lớp học sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các hoạt động đã lập kế hoạch, ngƣời
dạy cần những tài liệu gì để hỗ trợ các hoạt động, ngƣời học sẽ sử dụng ngôn ngữ, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp nào
thông qua các hoạt động và cuối cùng ngƣời học sẽ tiếp thu đƣợc những kiến thức gì về nội dung mơn học và văn hóa
của ngơn ngữ đích.
Ứng dụng: Chủ đề “Làm việc cho công ty du lịch”
Bài 1: Xin việc (Apply for a job).
Bài 2: Bán sản phẩm và dịch vụ của công ty (Selling services and products).
Bài 3: Tƣơng tác với khách hàng mới (Dealing with new customers).
Bài 4: Viết báo cáo (Write a report).
Khi phát triển các bài học từ chủ đề đã chọn, giảng viên cần xem xét về đối tƣợng ngƣời học và các tình huống giao
tiếp có thể xảy ra trong cơng việc. Các bài học đƣợc liệt kê trên đây sẽ giúp sinh viên phần nào hình dung những nội


Trần Thị Thanh Sang

441

dung, kiến thức ngơn ngữ nào mình sẽ đạt đƣợc. Sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú với các bài học vì đây sẽ là những trải
nghiệm sớm giúp sinh viên tiếp cận với công việc của chính mình trong tƣơng lai.
Bước 3. Vẽ sơ đồ các ý tƣởng kết hợp các tình huống và nhiệm vụ thực tế.
Dựa vào các tình huống thực tế, giảng viên sẽ phác thảo nên một sơ đồ về các chủ đề và nội dung học khác nhau.
Phƣơng pháp này phù thuộc vào mục đích và cách tiếp cận các lớp học ngoại ngữ. Ví dụ, nếu bạn muốn xây dựng một

bài học tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho đối tƣợng sinh viên, bạn cần tìm kiếm các bài đƣợc đăng tải trên các tạp
chí, trên các trang web để cập nhật các bài mới nhất liên quan đến du lịch. Từ đó khai thác bài học, truyền tải và phát
triển các kỹ năng ngôn ngữ liên quan cho sinh viên.
Ứng dụng: Làm việc cho cơng ty du lịch

Hình 1. Phác họa nội dung, hoạt động dạy học

Theo sơ đồ này, các hoạt động, nội dung đƣợc sắp xếp theo trật tự dựa trên những tình huống có khả năng xảy ra trên
thực tế. Các kỹ năng ngôn ngữ khác nhau, nội dung, tình huống giao tiếp cũng đƣợc liệt kê trong sơ đồ. Các kỹ năng
giao tiếp thƣờng đƣợc phát triển song song ví dụ kỹ năng đọc viết thƣờng đi đơi với nhau trong khi đó nghe nói
thƣờng đƣợc phát triển đồng thời. Giảng viên dựa vào đặc điểm, điều kiện thực tế để lựa chọn nội dung bài học phù
hợp, đa dạng và khơng lặp lại. Ví dụ liên lạc với khách hàng để bán sản phẩm hay xác định nhu cầu khách hàng, sẽ có
nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ liên hệ trực tiếp, qua email, điện thoại. Do đó, giảng viên cần cân nhắc lựa chọn
hình thức nào phổ biến hơn và tránh lặp lại.
Bước 4. Lựa chọn, tổ chức và sắp xếp các hoạt động.
Sau khi phác họa ý tƣởng của chủ đề, giảng viên nên đƣa ý tƣởng này vào sơ đồ (xem hình 1). Sắp xếp các hoạt động,
chọn lọc những hoạt động nào phù hợp và những nội dung nào thực tế nhất. Cùng với việc tạo ra một môi trƣờng giao
tiếp, việc sắp xếp trật từ các hoạt động sao cho hiệu quả nhất cũng rất quan trọng. Khi sắp xếp và tổ chức các hoạt động
trong một bài học, giảng viên nên lƣu ý các vấn đề sau:
- Đa dạng hóa các loại hình bài tập, hoạt động và kỹ năng ngôn ngữ;
- Lựa chọn các hoạt động hữu ích nhất cho ngƣời học;
- Sắp xếp các nhiệm vụ phản ánh ứng dụng thực tế của nhiệm vụ;
- Kết nối các hoạt động với nhau: ví dụ nhƣ từ kỹ năng nhận thức đến;
- Sắp xếp nội dung theo một trình tự nhất định (dựa vào những trật tự có thể xảy ra trên thực tế) để có thể ôn lại các
kiến thức ngôn ngữ và từng bƣớc phát triển các kỹ năng cho sinh viên.
Đây là bƣớc quan trọng để soạn giáo án riêng cho từng bài học. Để đảm bảo bài học phù hợp và tạo động lực cho sinh
viên, sẽ hữu ích nếu nhƣ cho sinh viên đƣợc chọn lựa hoạt động nào thú vị và bổ ích nhất đối với họ. Ln đề cao tính


442


ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH

tự chủ trong việc tiếp cận ngôn ngữ, chủ động giao tiếp bằng ngôn ngữ là yêu cầu quan trọng của giảng viên khi tiến
hành soạn giảng.
Ứng dụng: Làm việc cho công ty du lịch
Nhìn vào sơ đồ (Hình 1), ngƣời học có thể chọn lựa các hình thức học khác nhau. Ví dụ nhƣ khi tiến hành bán các sản
phẩm hay dịch vụ du lịch, hay khi tiếp xúc với khác hàng mới, sẽ có ba cách chọn lựa qua điện thoại (by phone), qua
email (via email) hay tiếp xúc trực tiếp (direct contact). Hoặc trong phần Viết báo cáo (Write report), ngƣời dạy và học
có thể lựa chọn mục nào phù hợp nhất cho công việc của họ sau này: hoặc viết báo cáo cuối ngày (end-of-day report),
hoặc điền thông tin khách hàng (customer information) hoặc nhận xét chất lƣợng dịch vụ và sản phẩm của công ty du
lịch (travel quality and features).
Bước 5. Kết hợp dạy học dự án nhằm khuyến khích quyền tự do lựa chọn và tính tự chủ của ngƣời học.
Khi giảng viên lựa chọn các hoạt động và sắp xếp trật tự các hoạt động, họ có thể xây dựng theo mơ hình dự án. Việc
áp dụng phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm sau: Phƣơng pháp này tập trung vào các chủ đề, những vấn đề đang đƣợc quan
trong trong thế giới thực; Lấy ngƣời học làm trung tâm; Khuyến khích sự hợp tác và kết hợp tất cả các kỹ năng thực tế;
Mục đích rõ ràng, thực tế, có động lực và thúc đẩy tính tự chủ của ngƣời học (Alan & Stoller, 2005). Phƣơng pháp này
khuyến khích ngƣời học hợp tác với nhau, sử dụng ngơn ngữ mục tiêu để giao tiếp, tích hợp tất cả các kỹ năng ngôn
ngữ, các nội dung đã đƣợc học trong toàn bộ bài học. Phƣơng pháp này cũng cho phép ngƣời học đƣa ra các sự lựa
chọn và có tƣ duy phản biện về chủ đề đƣợc đề cập trong bài học.
Ứng dụng: Làm việc cho công ty du lịch
Bảng 1. Nội dung, kỹ năng, nhiệm vụ dạy và học

Real-life tasks
Writing personal statement (PS)
and cover letter (CL)

Skills
Reading, Writing


Language content
Sections in PS: general interests, descbing
specific interests, skills and qualifications,
experience and training, language ability
Cover letter: format, sections
Tips on writing PS and CL

Taking part in a job interview

Listening, Speaking

Listening practice through a video “A job
interview”
Vocabulary: jobs & interview process
Past simple tense: write a short story
Speaking practice: A job interview role-play

Identify services and products

Reading, Writing

Vocabulary: different services and products

Present services and products

Listening, Speaking

Described service provision:
Review: present simple, can, present simple
passive, imperatives


Find out sales process

Reading, Writing

Vocabulary: Sales terms

Identify customers’ needs

Listening, Speaking

‘Open/ Closed question’
Open questions: beginning with question
words
Closed questions: replied with short answers
(yes/no + subjects +auxiliary verbs (not))

Giving suggestions, advices

Listening, Speaking

Suggestion: You should, Why don’t we, How
about +V-ing, What about +V-ing
Have you thought about +V-ing
Giving advice: If, I were you, I’d + infinitive
Your best option is to + infinitive

Write a report
(Travel quality
assessment)


Reading, Writing

Reading practice: report sample
Vocabulary: descriptive adjectives and
evaluating
Writing practice: write experience after the
trip on a form

and

features


Trần Thị Thanh Sang

443

IV. KẾT LUẬN
Đối với phƣơng pháp dạy học theo phƣơng pháp chủ đề, sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp các nguồn tài liệu
và các hoạt động thực tế và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp có ý nghĩa trong các bổi cảnh cơng việc thực tế khác nhau.
Nhờ đó các kỹ năng ngơn ngữ nhƣ nghe, nói, đọc, viết đƣợc phát triển tồn diện. Cụ thể nhƣ sau:
Kỹ năng nghe và nói: sinh viên có nhiều cơ hội để nghe hiểu các video về các đoạn hội thoại đƣợc chọn lọc dựa trên
các tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn thế giới việc làm. Quan sát sau đó thực hành đóng vai hoặc thực hành các
nhiệm vụ khác giúp sinh viên có những tƣơng tác, xử lý tình huống, cử chỉ và phong thái làm việc phù hợp. Kỹ năng
giao tiếp thơng qua các tƣơng tác xã hội do đó sẽ đƣợc phát triển. Các chủ đề và các hoạt động thực tiễn thú vị, thử
thách, tạo động lực và hứng thú cho sinh viên, phát triễn kỹ năng giao tiếp một cách có ý nghĩ và mục đích rõ ràng.
Kỹ năng đọc: các bài đọc đƣợc trích dẫn từ các trang báo, tạp chí, hay các tài liệu sát thực tiễn: cẩm nang du lịch, trang
web du lịch, hƣớng dẫn du lịch…Với sự đa dạng này, sinh viên có thể lựa chọn các bài đọc riêng phù hợp với sở thích,
nhu cầu và mục đích riêng của họ. Những trang tài liệu hữu ích và thực tiễn sẽ tăng hứng thú và động lực giúp sinh

viên tiếp cận gần hơn đến với thế giới việc làm.
Kỹ năng viết: việc tiếp xúc các tài liệu thực tiễn và các phong cách viết khác nhau giúp sinh viên hiểu đƣợc cách sử
dụng các ngôn ngữ du lịch thực tế đồng thời trải nghiệm đầy đủ quy trình viết trong tiếng Anh chuyên ngành: lập dàn
ý, phát thảo, sửa đổi, hiệu đính, đánh giá và tiến hành viết. Tiến hành luyện tập các kỹ năng viết nhƣ thế sẽ giúp ngƣời
học trao đồi vốn từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu, chính tả và sử dụng các dấu chấm câu.
Việc áp dụng phƣơng pháp học dự án và trải nghiệm phát huy tối đa sự tự chủ trong học ngôn ngữ phát triển kỹ năng
ngôn ngữ, kỹ năng học tập và tự tin cho sinh viên. Với nhiều hoạt động học phong phú, sinh viên cần chủ động trong
quá tình học đồng thời có trách nhiệm hơn với việc học của riêng họ.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]

[12]
[13]
[14]

[15]
[16]

Alan, B., & F. L. Stoller, 2005. Maximizing the benefits of project work in foreign language classrooms. English
Teaching Forum 42(4), 10-21.

Brown, H. D. (2000). Principles of Language Learning and Teaching. New York: Longman.
Cantoni, L., Kalbaska, N., & Inversini, A. (2009). eLearning in Tourism and Hospitality: A Map. JoHLSTE Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education, 8(2), 148-156.
Haas, M. (2000). Thematic, communicative language teaching in the K-8 classroom. ERIC Digest, EDO-FL0004. />Harmer, J. (1998). How to teach English: an introduction to the practice of English language teaching. New
York: Logman.
Khuong, T. H. C. (2015). An evaluation of English teaching and learning in tourism training programs in
Vietnam. International Journal of Arts & Sciences, 8(6), 561-572.
Moattarian, A. &Tahririan, M. H. (2014). Language Needs of Graduate Students and ESP Courses: The Case of
Tourism Management in Iran. RALs, 5(2), 4-22.
Pesola, C. A. D. (1995). Background, design, and evaluation of a conceptual framework for FLES curriculum.
Unpublished doctoral dissertation, University of Minnesota, Minneapolis.
Richards, J. C. (2005). Communicative language teaching today. Singapore: RELC
Richards, J. C., & Rodgers, T.S. (2001). Approaches and Methods in Languague Teaching. Cambridge:
Cambridge University Press.
Sarem, S.N., Hamidi, H., & Mahmoudie, R. (2013). A critical look at textbook evaluation: A case study of
evaluating an ESP course-book: English for international tourism. International Research Journal of Applied and
Basic Sciences, 4(2), 372-380.
Savignon, S.J. (1997). Communicative competence: Theory and classroom practice (2nd ed.). New York:
McGraw-Hill.
Simpson, J. (2011). Integrating project-based learning in an English language tourism classroom in a Thai
university. (PhD Thesis), Australian Catholic University.
Spada, N. (2007). Communicative Language Teachining: Current Status and Future Prospects. In J. Cummins &
C. Davision (Eds.). International Handbook of English Language Teaching (pp. 271-288). Norwell, MA:
Springer.
Swicegood, P. R., & Parsons, J. L. (1991). The Thematic Unit Approach: Content and process instruction for
secondary learning disabled students. Learning Disabilities Research & Practice, 6(2), 112-116.
Zahedpisheh, N., Bakar, A., Zulqarnain, B., & Saffari, N. (2017). English for tourism and hospitality purposes
(ETP). English Language Teaching, 10(9), 86-94.


444


ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH

INTEGRATING THEMATIC UNIT APPROACH INTO TEACHING
STUDENTS MAJORING IN TOURISM
Tran Thi Thanh Sang
ABSTRACT: This study aims to introduce the main features as well as steps to implement the thematic unit approach - regarded as
the most suitable method to teach English to students majoring in tourism. The study proposes an effective method of teaching
English for Special Purposes for teachers, while creating a communication environment and developing a full range of language
skills for students, helping students to remove language barriers, being more active in communicating in another language.



×