Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành ở trường đại học lao động xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.92 KB, 20 trang )

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng
Anh chuyên ngành ở trường Đại học
Lao động - Xã hội


Trương Thị Tuyết Hạnh


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Bích
Năm bảo vệ: 2008


Abstract. Khái quát những vấn đề lý luận quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) nói
chung và dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học không chuyên
ngữ. Nghiên cứu, đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐDH môn tiếng Anh
chuyên ngành ở trường Đại học Lao động - Xã hội. Đề xuất nguyên tắc xây dựng
các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành và một số
biện pháp quản lý cụ thể về tổ chức đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh
chuyên ngành; các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy tiếng Anh của đội
ngũ giảng viên, học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên và các biện pháp tăng
cường quản lý các hoạt động hỗ trợ cho giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, nhằm
hoàn thiện quản lý HĐDH môn tiếng Anh chuyên ngành tại trường.

Keywords. Giáo dục đại học; Giảng dạy; Quản lý giáo dục; Tiếng Anh chuyên
ngành


Content
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trước xu thế hội nhập ngày càng cao, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia vào tổ chức
thương mại lớn nhất thế giới WTO thì vai trò của ngoại ngữ càng quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày cũng như trong sự nghiệp giáo dục. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng chỉ thị về
việc tăng cường công tác dạy học ngoại ngữ nhân dịp về thăm trường Đại học Sư phạm
Ngoại ngữ Hà Nội vào ngày 13-01-1972: “Đối với nước ta, ngoại ngữ là môn rất quan trọng,
rất cần thiết, rất cấp bách. Các đồng chí phụ trách giáo dục phải rút kinh nghiệm để làm tốt
giáo dục ngoại ngữ”. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của sự phát triển
nền giáo dục hiện đại. Ngoại ngữ cơ bản nói chung cũng như ngoại ngữ chuyên ngành nói
riêng không chỉ góp phần trang bị cho HS – SV những tri thức cần thiết về các đối tượng
nhận thức thế giới khách quan thuộc chuyên ngành ấy, mà nó còn là công cụ rất quan trọng
giúp cho họ nắm chắc hơn các tri thức cơ sở của các chuyên ngành khác và phát triển năng
lực trí tuệ.
Hiện nay ngoại ngữ chuyên ngành đã được giảng dạy ở rất nhiều trường CĐ - ĐH
trong cả nước. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình khung của CĐ -
ĐH không chuyên ngữ, ngoại ngữ chuyên ngành chiếm một thời lượng đáng kể (180 tiết,
tương đương 12 đơn vị học phần). Song thực trạng gần đây cho thấy ở rất nhiều trường CĐ -
ĐH không chuyên ngữ, SV khi vào trường đã được học ngoại ngữ ở trường phổ thông từ 3
đến 7 năm và cộng thêm khoảng thời gian được học ngoại ngữ ở trường CĐ - ĐH là 2 hoặc 3
năm, nhưng kết quả về việc sử dụng ngoại ngữ cơ bản cũng như ngoại ngữ chuyên ngành của
họ lại không được như mong muốn. Rất nhiều SV không có khả năng sử dụng ngoại ngữ để
giao tiếp và rất ít SV có thể sử dụng ngoại ngữ như là một công cụ để học tập, nghiên cứu và
mở mang sự hiểu biết. Chính điều này khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển
chọn nhân lực, cũng như đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai.
Trường Đại học LĐ - XH là trường đại học duy nhất của Bộ Lao động thương binh
và Xã hội. Trường đào tạo ra những CB không những phục vụ cho ngành mà còn phục vụ
cho những ngành nghề khác cho xã hội như ngành: Bảo hiểm xã hội, Kế toán, Quản lí lao
động, Kỹ thuật chỉnh hình và Công tác xã hội. Ngay từ khoá đầu tiên nhà trường đã rất
chú trọng đến việc dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng được yêu cầu mở rộng
giao lưu, tăng cường giao tiếp, tiếp cận với những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ,

đặc biệt là nhu cầu giao tiếp theo chuyên ngành cụ thể. Trong những năm qua, trường
luôn giữ mối quan hệ, giao lưu, hợp tác với một số trường đại học nước ngoài như Đại
học Phụ nữ Philipine, Đại học CTXH Thụy Điển, Đại học NewPholen Canada. Bên cạnh
đó nhà trường đã và đang làm việc với những dự án nước ngoài như xoá đói giảm nghèo,
vấn đề bình đẳng giới. Làm việc hoặc giao lưu với những trường bạn hoặc với những dự
án này đòi hỏi sự giao tiếp bằng ngoại ngữ (tiếng Anh) phải rất thường xuyên và lưu loát,
đặc biệt là những thuật ngữ về chuyên ngành.
Vấn đề giảng dạy và tình trạng học ngoại ngữ đã được rất nhiều tác giả quan tâm và đưa
ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả DH môn học này. Các bài viết tiêu biểu mà
tôi đã đọc chủ yếu đề cập đến hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng, PPDH môn học này và
chúng được áp dụng đối với SV ở các trường chuyên ngữ. Đặc biệt theo khảo sát của tôi thì chưa
có một nghiên cứu nào về HDDH tiếng Anh chuyên ngành được thực hiện tại trường đại học LĐ
- XH.
Trường đại học LĐ - XH cũng như Bộ môn Ngoại ngữ đã và đang cố gắng để tìm ra
những giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao HQDH tiếng Anh chuyên ngành. Là một GV
trực tiếp tham gia giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành, dựa trên thực tế này của nhà
trường nên tôi đã chọn đề tài “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên
ngành ở trường Đại học Lao động - Xã hội” với mong muốn xác định các biện pháp khả thi
trên cơ sở lý luận khoa học đã được học và kinh nghiệm thực tế, góp một phần nhỏ vào hoạt
động dạy học tiếng Anh chuyên ngành và nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học
LĐ- XH.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả hơn cho HDDH môn tiếng
Anh chuyên ngành tại trường Đại học LĐ - XH.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận quản lý HĐDH nói chung và DH môn tiếng Anh
chuyên ngành ở trường Đại học không chuyên ngữ.
- Đánh giá thực trạng quản lý HDDH môn tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học
LĐ - XH.
- Đề xuất các biện pháp hoàn thiện quản lý HĐDH môn tiếng Anh chuyên ngành tại

trường Đại họ LĐ - XH.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
HĐDH môn tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học LĐ - XH.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hiệu quả HĐDH môn tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học
LĐ - XH.
5. Vấn đề nghiên cứu
Những biện pháp quản lý HĐDH nào phù hợp đối với HĐDH môn tiếng Anh chuyên ngành ở
trường Đại học LĐ - XH ?
6. Đóng góp mới về mặt khoa học
Ý nghĩa lý luận : Đề tài có thể có những đóng góp về lý luận để nâng cao hiệu quả
HĐDH ngoại ngữ chuyên ngành cho SV ở các trường đại học không chuyên ngữ.
Ý nghĩa thực tế : Đề tài đề xuất các biện pháp khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý
HĐDH tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học LĐ - XH.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng phối hợp các PP nghiên cứu
sau:
- Nhóm PP nghiên cứu lý luận:
+ Sưu tầm sách, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn:
+ PP điều tra xã hội học, điều tra bảng hỏi (sử dụng các mẫu điều tra đối với SV, GV và cán
bộ quản lý để thu thập thông tin về tình trạng DH ngoại ngữ chuyên ngành; những thuận lợi,
khó khăn và mức độ sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành trong học tập và phát triển chuyên
môn nghiệp vụ).
+ PP hỏi ý kiến các chuyên gia, phương pháp phỏng vấn.
- Nhóm PP thống kê toán học để phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu.
8. Phạm vi nghiên cứu
Trường Đại học LĐ- XH đào tạo cả 3 hệ: Hệ trung cấp, hệ CĐ và hệ ĐH. Do thời

gian có hạn nên đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu HĐDH môn tiếng Anh chuyên ngành cho
hệ đại học khoá 3 của trường Đại học LĐ - XH.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu
của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở
trường Đại học Lao động - Xã hội
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở
trường Đại học Lao động - Xã hội

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm quản lý; chức năng quản lý
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL lên khách thể QL về
mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các PP và biện pháp cụ thể tạo môi trường và điều kiện cho sự nghiệp phát triển
của đối tượng.
1.1.1.2. Chức năng quản lý
Bốn chức năng cơ bản của hoạt động QL được bàn đến trong hầu hết các nghiên cứu
là: Kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra. Bốn chức năng QL này luôn có quan hệ biện
chứng hữu cơ với nhau.
1.1.2. Quản lý giáo dục; quản lý nhà trường
1.1.2.1. Quản lý giáo dục
QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL nhằm đưa hoạt động
sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.
1.1.2.2. Quản lý nhà trường
QLNT thực chất là QLGD trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động
giáo dục trong phạm vi nhà trường. Đó là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế

hoạch hợp quy luật của chủ thể QLGD để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra đối với ngành giáo
dục trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
1.1.3. Hoạt động dạy học, quá trình dạy học, quản lý hoạt động dạy học
1.1.3.1. Hoạt động dạy học
HĐDH giúp người học lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách của người
học. Vai trò chủ đạo của HĐDH được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển hoạt
động học của người học, giúp người học nắm được kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ.
1.1.3.2. Quá trình dạy học
QTDH được tổ chức trong nhà trường bằng PP sư phạm đặc biệt, nhằm trang bị cho
học sinh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
1.1.3.3. Quản lý hoạt động dạy học và đặc trưng cơ bản của dạy học ở đại học
 Quản lý hoạt động dạy học:
Quản lý HĐDH là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý HĐDH trong
nhà trường. Qui định dạy học được thực hiện theo một chương trình, kế hoạch hoạt động cụ
thể trên lớp học.
 Đặc trưng cơ bản của dạy học đại học:
“Quá trình dạy học ở ĐH, về bản chất, là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất
nghiên cứu của SV được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều khiển của GV nhằm thực hiện
tốt các nhiệm vụ dạy học ở ĐH”
Tuy nhiên khi nhắc DH ở ĐH chúng ta thấy ngay được những đặc điểm khác biệt so
với dạy học ở bậc phổ thông đó là: DH ở ĐH là dạy cách tự học, phát triển năng lực nghiên
cứu, quản lý, lãnh đạo cho SV. Trong đó SV đại học cần được:
Đào tạo cơ bản + Bồi dưỡng thường xuyên
Học cách học và tự học
1.2. Đặc trƣng dạy học ngoại ngữ và dạy học tiếng Anh chuyên ngành
1.2.1. Đặc trưng dạy học ngoại ngữ
Đặc trưng DH ngoại ngữ là DH giao tiếp với 5 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tư duy
bằng chính ngoại ngữ đang học.
1.2.2. Tiếng Anh chuyên ngành trong trường đại học

1.2.2.1. Vai trò và đặc điểm của tiếng Anh chuyên ngành
Tiếng Anh chuyên ngành là tiếng Anh dùng cho các mục đích giao tiếp nghề nghiệp
cụ thể. Thuật ngữ này được dùng để phân biệt với thuật ngữ tiếng Anh phổ thông, là ngôn
ngữ phục vụ cho các mục tiêu giao tiếp thông thường trong cuộc sống xã hội. Sự khác nhau
cơ bản giữa tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh phổ thông là về mặt nội dung giao tiếp
mang tính chuyên ngành.
1.2.2.2. Mục tiêu dạy học của tiếng Anh chuyên ngành
Mục tiêu DH Tiếng Anh chuyên ngành là giúp SV đọc và viết được những gì mà SV
cần, phù hợp với trình độ học vấn chuyên môn của họ bằng tiếng Anh.
1.2.2.3. Nội dung của dạy học tiếng Anh chuyên ngành
Nội dung giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành là những bài khoá, những dạng bài tập,
những tình huống ứng với thực tiễn được xây dựng dựa trên những từ, những cấu trúc câu
bằng ngoại ngữ chuyên ngành và nội dung phải thực sự phù hợp và gắn với chuyên ngành
của người học.
1.3. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành
1.3.1. Quản lý hoạt động học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên
Quản lý hoạt động học của SV là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên
cứu và rèn luyện nghề nghiệp của SV. Vì vậy, quản lý hoạt động học ngoại ngữ chuyên
ngành của SV cũng không nằm ngoài những yêu cầu đó.
1.3.2. Quản lý hoạt động dạy tiếng Anh chuyên ngành của giảng viên
Trong các trường ĐH việc quản lý hoạt động dạy tiếng Anh chuyên ngành của GV
được thực hiện qua hai nội dung cơ bản đó là: quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp và việc
thực hiện quản lý hồ sơ chuyên môn của GV.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG
ANH CHUYÊN NGÀNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
2.1. Vài nét giới thiệu về trƣờng
2.1.1. Vị trí chức năng, bộ máy nhà trường
Trường đại học LĐ - XH là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, chịu
sự quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo của Bộ GD - ĐT được phép thành lập các đơn vị

chức năng, các hội đồng tư vấn và tuân thủ các chế độ quy định trong đào tạo, quản lý tài
chính, quản lý cơ sở vật chất mà Nhà nước đã ban hành. Nhiệm vụ của trường là đào tạo
những cán bộ lao động xã hội phục vụ cho ngành.
2.1.2. Quy mô đào tạo của trường
Bên cạnh đào tạo chính quy tại trường, nhà trường còn mở các hệ đào tạo tại chức,
đào tạo liên thông, đào tạo liên kết chính quy theo địa chỉ và các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn
hạn… Số lượng tuyển sinh căn cứ nhu cầu của địa phương và chỉ tiêu cho phép của Bộ
GD&ĐT.
2.1.3. Bộ môn Ngoại ngữ trường Đại học Lao động Xã hội
Bộ môn có 19 (100%) GV, 1 giáo vụ và các GV được đào tạo từ hai trường: ĐH Hà
Nội và ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở trƣờng
Đại học Lao động – Xã hội
2.2.1. Thực trạng dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học Lao động Xã hội
2.2.1.1. Mục tiêu giảng dạy
Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học LĐXH hiện nay
chưa thực sự cụ thể, còn nặng về định hướng. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả của HĐDH.
2.2.1.2. Nội dung giảng dạy
Theo nội dung trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành mà Bộ môn biên soạn thì SV
khoa CTXH có những bài học dành riêng cho khoa đó. Tuy nhiên, nội dung tiếng Anh
chuyên ngành lại thiết kế chung cho cả ba khoa: khoa KT, BH và QLLĐ. Điều này khiến cho
SV của ba khoa này phải đầu tư quá nhiều vào học chuyên ngành khác, thay vì đó họ có thể
dành thời gian vào việc trau dồi làm giàu thêm kiến thức chuyên ngành của mình.
2.2.1.3. Đội ngũ giảng viên với hoạt động giảng dạy
Đội ngũ GV trong Bộ môn ngoại ngữ đã có những cố gắng về chuyên môn cũng như
năng lực sư phạm. Tuy nhiên nếu những hạn chế sau được khắc phục bởi đội ngũ GV của Bộ
môn thì hiệu quả HĐDH môn học tiếng Anh chuyên ngành sẽ cao hơn, đó là: Cải tiến PP dạy
học, PP kiểm tra đánh giá, xác định rõ mục tiêu môn học …
2.2.1.4. Đội ngũ sinh viên với hoạt động học tập

Phần lớn SV trong trường Đại học LĐ - XH là đối tượng không chuyên ngữ, là học
sinh ở các trường trung học phổ thông đến từ các tỉnh phía Bắc của đất nước. Mặt bằng chung
về trình độ ngoại ngữ của các em hoàn toàn chênh lệch nhau khi vào trường. Chính vì vậy,
SV đã được chia lớp học phù hợp với khả năng tiếng Anh của mỗi người. Tuy nhiên việc chia
lớp cho SV chưa được áp dụng với môn tiếng Anh chuyên ngành.

Biểu đồ 4: Kết quả Trình độ đầu vào của sinh viên Đại học Khoá 1
Năm học 2005 – 2006

Qua kết quả nêu trên và qua tiếp xúc, thăm dò ý kiến của nhiều SV trong quá trình
giảng dạy, tác giả nhận thấy hầu hết các sinh viên chưa có hứng thú khi học tiếng Anh
chuyên ngành nên cũng chưa có ý thức và thái độ học tập tốt môn học này.
Sau đây là kết quả môn tiếng Anh chuyên ngành I và II mà SV khoá 1 đạt được (số liệu thu
nhập từ phòng Đào tạo).

Biểu đồ 5: Kết quả thi hết tiếng Anh chuyên ngành I và II của SVĐH Khoá 1 (Năm học
2006 – 2007)
2.2.1.5. Cơ sở vật chất
Mấy năm gần đây, nhà trường đã quan tâm trang bị những phương tiện học tập và
thông tin ngày càng hiện đại, đồng thời được Bộ quan tâm mở rộng hạ tầng cơ sở và đầu tư
nhiều kinh phí cho việc mua sắm các trang thiết bị mới. Nhưng nếu so với quy mô đào tạo
lớn như hiện nay thì việc trang bị những thiết bị hiện nay chưa đáp ứng cho việc học ngoại
ngữ.
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học
Lao động – Xã hội
2.2.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy tiếng Anh chuyên ngành của đội ngũ giảng viên
trường Đại học Lao động – Xã hội
Rất nhiều năm qua, BMNN cũng đã kết hợp với các phòng ban trong nhà trường như
Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ quản lý hoạt động chuyên môn cũng như đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng giảng viên. Tuy nhiên quá trình quản lý đó đôi khi

chưa thực sự đồng bộ.
2.2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên trường Đại
học Lao động – Xã hội
Ngay từ ngày đầu vào trường Đại học LĐ - XH, nhà trường đã lên lịch để SV được
biết về nội quy, quy chế của nhà trường thông qua tuần sinh hoạt công dân. Song trong
quá trình học tiếng Anh chuyên ngành, nhiều SV chưa xác định rõ động cơ học tập môn
học này. Đồng thời, GV đã áp dụng cách tính điểm quá trình một phần dựa vào điểm
chuyên cần của SV. Tuy nhiên cách tính điểm của mỗi GV lại khác nhau, chưa thống
nhất.
2.2.3. Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở
trường Đại học Lao động – Xã hội
2.2.3.1. Ưu điểm
Để quản lý HĐDH tiếng Anh chuyên ngành tốt hơn, bộ môn đã phối kết hợp với các phòng
ban khác như Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng khảo thí chất lượng đưa ra những kế
hoạch, biện pháp quản lý khác nhau như quản lý giờ giấc ra, vào lớp của GV và SV, giáo án, cách ra
đề thi, chấm thi và đã thu được những kết quả đáng kể.
2.2.3.2. Hạn chế
Còn một số hạn chế đối với công tác quản lý HĐDH tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại
học LĐ - XH như: Việc xây dựng chương trình cũng như kế hoạch giảng dạy, sĩ số SV trong một
lớp học ngoại ngữ quá đông, nhận thức của SV về môn học này.
2.3.3.3. Nguyên nhân
Sau đây là những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế trên:
- GV trong Bộ môn chưa lựa chọn được PP giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành một
cách phù hợp nhằm phát huy tính tích cực học tập của SV.
- SV chưa xác định mục tiêu và PP học tiếng Anh chuyên ngành một cách đúng đắn.
- Số lượng SV trong một lớp học tiếng Anh của nhà trường tương đối đông.
- Việc quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong bộ môn còn nhiều
bất cập, chưa theo một quy trình thống nhất, chẳng hạn như việc đánh giá kết quả học tập của
SV.
- Nội dung, chương trình tiếng Anh chuyên ngành còn nhiều bất cập, chưa thực sự

phù hợp với mục tiêu đào tạo chuyên ngành cho SV.
- Ngoài ra cần phải kể đến nguyên nhân do sự chưa đồng bộ về trang thiết bị dạy học
hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, cũng như sự hạn chế về tài liệu
phục vụ cho HĐDH tiếng Anh chuyên ngành.
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
CHUYÊN NGÀNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên
ngành ở trƣờng Đại học Lao động - Xã hội
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở trƣờng Đại
học Lao động – Xã hội
3.2.1. Tổ chức đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh chuyên ngành
3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
Từ khi môn học này được áp dụng vào giảng dạy tại trường Đại học LĐ - XH (từ năm
học 2002), BMNN vẫn chưa có kế hoạch đánh giá chương trình một cách toàn diện. Chính vì
vậy, chắc chắn chương trình còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng với sự tăng lên cả về số lượng
cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng và của toàn xã hội nói riêng thì việc
đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh chuyên ngành sẽ được ưu tiên thực hiện trong
kế hoạch của Bộ môn.
3.2.1.2. Kế hoạch thực hiện cụ thể
1. Rà soát lại các mục tiêu chương trình đào tạo theo các tiêu chí, kỹ năng, kiến thức
mà SV cần có khi kết thúc môn học.
2. Lập kế hoạch đánh giá cho từng phần theo các bước cụ thể, chi tiết từ việc xác định
mục tiêu bài giảng đến việc thực hiện đánh giá và hiệu quả.
3. Đánh giá tổng kết để xác định hiệu quả của toàn bộ chương trình, của hiệu quả đạt
được mục tiêu đã đề ra nhằm phát triển chương trình và hiệu quả HĐDH tiếng Anh chuyên
ngành. Có thể sử dụng thông tin phản hồi từ GV và SV đang học hoặc đã tốt nghiệp để phát

hiện ra điểm mạnh điểm yếu của chương trình và từ đó có quyết định điều chỉnh và nâng cao
hiệu quả.
4. Có những đề xuất về phát triển chương trình tiếng Anh chuyên ngành với Ban
Giám hiệu nhà trường cũng như với các phòng, khoa ban có liên quan giúp đỡ, tạo điều kiện
về mọi mặt hơn nữa cho Bộ môn để chương trình tiếng Anh chuyên ngành ngày càng được
phát triển phù hợp với xu hướng mới.
3.2.2. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy tiếng Anh chuyên ngành của đội
ngũ giảng viên
3.2.2.1. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.
 Cơ sở đề xuất biện pháp
Hiện nay BMNN ở trường LĐ - XH có 19 GV. Tuy nhiên số GV có kinh nghiệm trong dạy
tiếng Anh chuyên ngành chỉ là 4. Chính vì vậy việc bồi dưỡng GV tiếng Anh chuyên ngành
để đáp ứng với tình hình tăng lên về số lượng giờ giảng như hiện nay của Bộ môn là một vấn
đề cấp bách.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1.Tăng cường dự giờ giữa các GV để họ có cơ hội học hỏi và tự rút kinh nghiệm
về PP giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.
2. Tổ chức thường xuyên hơn nữa những buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh
nghiệm cũng như PP giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành.
3. Tiếp tục mở lớp học tập huấn, phát triển chuyên môn với sự tham gia của các
chuyên gia người bản ngữ (người Mỹ, người Anh).
4. Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu chuyên sâu cho GV thông qua hoạt động
nghiên cứu khoa học với những đề tài liên quan tới tiếng Anh chuyên ngành.
3.2.2.2. Đánh giá đội ngũ giảng viên
 Cơ sở đề xuất biện pháp
Việc đánh giá đội ngũ GV là một công tác quan trọng trong công tác quản lý và phải được
thực hiện thường xuyên.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể
1. Ban thi đua nhà trường phải xây dựng chuẩn đánh giá GV một cách khoa học, trong
đó nhiệm vụ cần phải làm của GV phải được cụ thể hoá.

2. Tổ chức thực hiện đánh giá định kỳ và hỗ trợ điều chỉnh sau đánh giá giúp cho GV
chú ý đến những việc cần làm và làm thế nào cho tốt những việc đó để từng bước cải tiến
công tác giảng dạy của họ ngày càng tốt hơn. Từ đó tạo ra phong cách giảng dạy riêng của bộ
môn dựa trên đặc thù môn học, song cơ bản vẫn phải tuân theo quy chế chung của nhà
trường.
3.2.2.3. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở bộ môn.
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Cùng với quy mô phát triển của nhà trường với nhiều loại hình đào tạo như chính quy,
liên thông, liên kết, tại chức nên việc xác định số lượng đội ngũ GV luôn song hành với quy
mô đào tạo của trường. Tuy nhiên, dựa vào định mức giờ chuẩn, tính chất của môn học tiếng
Anh chuyên ngành như tôi đã đề cập ở trên, Bộ môn cần phải thực hiện kế hoạch hoá nguồn
nhân lực, xác định được số lượng GV để đáp ứng với nhu cầu giảng dạy hiện tại và tương lai.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Tăng cường về chất lượng:
- Bộ môn nên chuyên môn hoá GV theo từng chuyên ngành cụ thể theo khả năng và
thế mạnh của từng người.
- Tăng cường những buổi dự giờ trao đổi kinh nghiệm.
- Tăng cường những buổi sinh hoạt chuyên môn trong giảng dạy tiếng Anh chuyên
ngành.
 Bổ sung tài liệu tiếng Anh chuyên ngành cho GV.
- Tổ chức những lớp tập huấn về chuyên ngành cho GV.
2. Tăng cường về số lượng: Hai biện pháp chính về phát triển số lượng là: Kiểm kê
nguồn nhân lực và dự báo nguồn nhân lực có nghĩa là Bộ môn phải xác định được lượng GV
mà bộ môn cần cho môn học tiếng Anh chuyên ngành, kèm theo những tiêu chuẩn cụ thể để
có kế hoạch tuyển chọn, bổ sung, thay thế.
3.2.2.4. Quản lý hoạt động chuyên môn ở bộ môn.
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
QL hoạt động chuyên môn của GV ở BMNN không lệ thuộc vào quản lý theo giờ làm việc
hành chính thông thường mà là quản lý theo định mức giờ giảng và hiệu quả công việc của
GV. Tuy nhiên qui trình quản lý này chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế ở BMNN -

Trường Đại học LĐ - XH.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Xây dựng nề nếp, kỷ cương của Bộ môn trong việc thực hiện quy chế chuyên môn
một cách chặt chẽ.
2. Yêu cầu GV thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo chức năng của mỗi người
một cách nghiêm túc.
3. Tổ chức hoạt động đánh giá chuyên môn định kỳ và có kế hoạch phát triển môn
học cụ thể.
4. Đôn đốc GV cùng hợp tác soạn bài, chuẩn bị phương tiện hỗ trợ và các tài liệu
thực cho từng bài giảng để cùng đạt hiệu quả cao.
3.2.2.5. Cải tiến nội dung giảng dạy.
 Cơ sở đề xuất biện pháp
Nội dung giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tuy đã được chia ra thành hai phần khác nhau;
phần II dành cho SV khoa CTXH, nhưng cả phần I giành lại giành cho cả 3 khoa BH, QLLĐ
và KT. Đây là một trong những bất cập về nội dung trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành
và cần phải có những cải tiến kịp thời.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Mở rộng các chủ điểm học trong giáo trình và bám sát với các chủ điểm của chuyên
ngành đào tạo.
2. Biên soạn lại nội dung giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành sao cho phù hợp với
trình độ và thoả mãn nhu cầu đào tạo mà SV đang theo học theo ngành học cụ thể.
3. Hợp tác với các chuyên gia người Mỹ, Singapore để có những chỉnh sửa về mặt
ngữ pháp, về cách viết câu trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành.
4. Cải tiến giáo trình theo kiểu 5 kỹ năng, trong đó chú trọng hơn nữa vào kỹ năng
đọc, viết và tư duy bằng chính ngoại ngữ đang học.
5. Tập trung biên soạn bộ từ điển chuyên ngành lao động xã hội và xây dựng bộ bài
tập cũng như bài đọc thêm bổ trợ cho giáo trình tiếng Anh chuyên ngành.
6. Tăng phần mềm về tiếng Anh chuyên ngành như những tình huống công việc, hội
thoại phỏng vấn… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành.
3.2.2.6. Quản lý kế hoạch giảng dạy

 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Kế hoạch giảng dạy ở bộ môn phải được xem xét điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu cần
đạt được của SV sau khi kết thúc môn học. Nếu không, nội dung chương trình sẽ quá tải, mà
hiệu quả lại không cao.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Xây dựng kế hoạch tổng thể của toàn trường trên cơ sở tư vấn của các khoa tổ bộ
môn để tránh việc sắp xếp các môn học không khoa học hợp lý.
2. Giao kế hoạch giảng dạy cả năm cho từng GV ngay từ đầu năm học để họ chủ động
bố trí thời gian.
3. Kế hoạch thi, kiểm tra hết môn phải được thể hiện rõ trong thời khóa biểu của mỗi
lớp học và GV giảng dạy lớp đó.
4. Bố trí lịch học và hội trường học một cách khoa học hơn nữa để tránh hiện tượng bị
trùng giảng đường và lịch giảng của GV bị chồng chéo.
5. GV phải lên lịch báo giảng, kế hoạch giảng dạy môn học, soạn giáo án nộp cho Bộ
môn khoa và phòng đào tạo trước khi giảng dạy, giúp phòng đào tạo và Bộ hơn dễ dàng trong
việc kiểm tra việc thực hiện tiến độ giảng dạy của GV.
6. Cần có các biểu mẫu cụ thể cho GV như: Phiếu giao kế hoạch đầu năm, phiếu
điểm, giấy đổi giờ, sổ lên lớp, biên bản coi, chấm thi…
3.2.2.7. Cải tiến phương pháp giảng dạy.
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Theo khảo sát bằng điều tra, phỏng vấn cho thấy, tiếng Anh chuyên ngành là một môn
học tương đối mới ở trường Đại học LĐ - XH. Chính vì vậy các GV trong Bộ môn ngoại ngữ
vẫn còn nghiêng về PP truyền thống ngữ pháp – dịch, mà chưa thực sự áp dụng một cách triệt
để ưu điểm của PPDH theo đường hướng giao tiếp trong dạy môn học này, khiến cho kết quả
chưa thực sự được như mong muốn.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Tăng cường nhận thức đối với các cấp lãnh đạo, QL và GV về "Cải tiến phương
pháp dạy học" và tính cấp thiết của nó.
2. Tổ chức thường xuyên hơn nữa các lớp tập huấn cho GV với từng kỹ năng cụ thể:
3. Phát động rộng khắp hội thi GV dạy giỏi ở các cấp, cấp Bộ môn, cấp trường, hoặc

những buổi dự giờ qua đó các GV có cơ hội bổ sung và điều chỉnh PP giảng dạy của mình.
4. Cam kết thống nhất PP giảng dạy phù hợp ở bộ môn bằng cách yêu cầu giảng
viên thực hiện các bước lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của SV, cụ thể
là theo PP giao tiếp, tổ chức các hoạt động sư phạm trên lớp, bám sát nội dung bài học.
3.2.2.8. Cải tiến hình thức đánh giá kết quả của hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Cách kiểm tra đánh giá đối với môn học tiếng Anh chuyên ngành ở BMNN Trường
Đại học LĐ - XH chủ yếu là hình thức thi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua, việc kiểm tra đánh giá QTDH môn ngoại ngữ chuyên
ngành tại Trường Đại Học LĐ - XH vẫn còn nhiều bất cập, vì vậy hiệu quả dạy học môn học
này vẫn chưa cao.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Thường xuyên lấy ý kiến SV về hiệu quả giảng dạy của GV, cũng như đánh giá của
GV về hiệu quả học tập của SV để có kết quả khách quan.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chuyên môn thường xuyên hàng tháng chứ
không chỉ đơn thuần vào cuối kỳ hay cuối năm.
3. Thống nhất cách tính điểm quá trình môn học tiếng Anh chuyên ngành giữa các
GV trong bộ môn để tránh sự chênh lệch về điểm cho SV.
4. Quản lý nội dung thi: Nội dung thi phải phù hợp với chương trình đã dạy, sát với
mục tiêu và do các GV trực tiếp giảng dạy đề xuất. Giáo vụ bộ môn tập hợp lại, trưởng bộ
môn duyệt và thông báo nội dung đó cho SV.
5. Quản lý phương pháp lượng giá:
+ Đối với trắc nghiệm tự luận: Cải tiến hình thức thi trắc nghiệm tự luận với nhiều
câu hỏi nhỏ về những mục tiêu cốt lõi ở những phần khác nhau trong toàn bộ chương trình
chuyên ngành Lao động xã hội.
+ Đối với trắc nghiệm khách quan: Tuân thủ các điều kiện sau: Đảm bảo chất lượng
ngân hàng đề thi, quản lý ngân hàng câu hỏi bằng phần mềm và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo
mật đề thi.
6. Quản lý ngân hàng đề thi cần đạt được những yêu cầu:
+ Sát với mục tiêu

+ Phủ kín chương trình học.
+ Câu hỏi chính xác, đúng ý hỏi.
- Để ngân hàng đề thi được cập nhật, không lạc hậu, bộ môn cần phải:
+ Quy định cho các GV phải làm trước ngân hàng đề với PP trắc nghiệm.
+ Đổi mới các câu hỏi trắc nghiệm tự luận cả về nội dung và hình thức sau mỗi năm
học.
+ Cân đối tỷ lệ các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho hợp lý.
+ Thông qua bộ môn hoặc nhóm trước khi sử dụng.
+ Đánh giá kết quả mức độ đạt được sau kỳ thi để điều chỉnh cải tiến cho tốt hơn.
7. Quản lý đề thi:
+ Tổ trưởng bộ môn yêu cầu GV trực tiếp giảng dạy ra đề thi và sau đó kiểm tra nội
dung đề thi, yêu cầu điều chỉnh nếu cần thiết.
+ GV ra đề thi tự kiểm tra cân đối tỷ lệ các câu hỏi sao cho phù hợp với mục tiêu học
tập.
+ Bảo đảm bí mật đề thi.
8. Quản lý công tác coi thi, chấm thi:
Bộ môn phối hợp với phòng Đào tạo:
+ Sắp xếp lịch thi hợp lý.
+ Tuần thủ nghiêm túc các quy định trong khi coi thi, kỷ luật nghiêm đối với sinh
viên vi phạm kỷ luật, đảm bảo tính trung thực.
+ Nâng cao chính sách bồi dưỡng đối với GV trong việc ra đề thi và chấm thi, cũng
như đối với cán bộ coi thi.
9. Quản lý các kết quả lượng giá:
+ Lưu bảng điểm tại bộ môn bằng phần mềm trên máy vi tính.
+ Lưu các bài thi viết, đề thi, đáp án, thang điểm tại bộ môn.
3.2.3. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tiếng Anh chuyên ngành của sinh
viên
3.2.3.1. Tăng cường giáo dục ý thức học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Hầu hết SV của trường Đại học LĐ - XH là những SV không chuyên ngữ, kiến thức về

tiếng Anh cũng như mục đích, động cơ học tiếng Anh của họ cũng rất khác nhau. Rất nhiều
SV chưa xác định động cơ học tiếng Anh chuyên ngành một cách đúng đắn.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung cụ thể của từng môn học và đặc biệt là yêu
cầu và vị trí công tác của ngành học sau khi các em ra trường qua tuần học công dân đầu
khoá.
2. Tăng cường tính nghiêm túc và công bằng trong mỗi kỳ thi ngoại ngữ, để tránh tình
trạng quay cóp.
3. Tổ chức những buổi giao lưu, sinh hoạt ngoại khoá với nội dung “Tìm hiểu về tiếng
Anh chuyên ngành”.
4. Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh cho sinh viên của cả 4 khoa.
3.2.3.2. Quản lý hoạt động học tập ở trên lớp của sinh viên
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Trong một lớp học không phải tất cả sinh viên đều học tốt, cũng như có ý thức học tập tốt
môn học tiếng Anh chuyên ngành, mà như tôi đã đề cập ở trên. Chính vì vậy kết quả học tập
chưa cao và chưa đồng đều giữa các SV trong một lớp học.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Theo dõi sát sao việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn lớp.
2. Quản lý việc chuyên cần của SV bằng cách tính vào thang điểm quá trình trên lớp.
3. Có những động thái kiểm tra việc chuẩn bị bài của SV để thúc đẩy SV phải nghiêm
túc trong việc chuẩn bị bài.
4. Chia mỗi lớp học tiếng Anh chuyên ngành thành các nhóm, trong mỗi nhóm cần cử
ra các nhóm trưởng và phó để giúp giảng viên trong việc quản lý hoạt động học của các SV
khác trong nhóm.
5. Lượng giá cuối bài, xác định mức độ hiểu bài của SV để điều chỉnh kịp thời.
3.2.3.3. Tăng cường hoạt động tự học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên.
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Theo quan sát cho thấy rất nhiều SV trong trường chưa có thói quen tự học, đặc biệt
tự học với môn tiếng Anh chuyên ngành. Chính vì vậy QL việc tự học môn học này rất quan
trọng trong quá trình QL hoạt động học của SV.

 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Cải tiến về nội dung đề thi tiếng Anh chuyên ngành sao cho các em không đọc
thêm sách, không tự học thì không đạt hiệu quả cao nhất.
2. Bổ sung những đầu sách về tiếng Anh chuyên ngành để SV có điều kiện tự học cao
hơn.
3. Các tổ chức Đoàn thể cần phối hợp với bộ môn tăng cường những buổi giao lưu
trên lớp cũng như trong trường về PP tự học của SV.
4. Kế hoạch hóa các hoạt động tự học tiếng Anh chuyên ngành cho SV.
5. Phân công học nhóm ở nhà cho SV.
6. Khuyến khích SV tham gia vào câu lạc bộ tiếng Anh
3.2.4. Các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động dạy học
tiếng Anh chuyên ngành
3.2.4.1. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh chuyên ngành
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Hiện nay, với quy mô phát triển của nhà trường ngày càng mạnh mẽ cả về chất
lượng và số lượng, chính vì vậy nhà trường đã có rất nhiều nỗ lực về trang bị những đồ dùng,
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Chính vì vậy, BMNN cần có những biện pháp quản
lý thiết bị sau đây để khai thác sử dụng chúng một cách có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt
hoạt động dạy học của mình.
 Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Quản lý thiết bị giảng dạy:
+ QL việc sử dụng các đồ dùng dạy học theo chủ đề bài học như tranh ảnh, sơ đồ, biểu
đồ…của GV.
+ Đề nghị BGH tiếp tục bổ sung thêm các trang thiết bị khác cho Bộ môn. Đồng thời
phòng Quản trị cần theo dõi thường xuyên hơn với bộ môn để kịp thời sửa chữa và thay thế
những trang thiết bị đã cũ, bị hỏng. Việc làm trước hết là sửa phòng Lab được đặt ở phòng
401 nhà B.
2. Khai thác tài liệu giảng dạy:
+ Bộ môn kết hợp với thư viện của trường và ngoài trường để giới thiệu các tài liệu
phù hợp cho SV tham khảo thêm ngoài giờ học.

3.2.4.2. Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học tiếng Anh chuyên
ngành ở trường ĐH Lao động- Xã hội
 Cơ sở đề xuất biện pháp:
Đang ở giai đoạn đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nên còn nhiều lúng túng, bị động
đặc biệt chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học LĐ - XH.
Kế hoạch thực hiện cụ thể:
1. Đưa vào tiêu chí thi đua đối với việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử.
lắp đặt thêm 2 phòng Lab với chất lượng cao.
2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và trình diễn kỹ thuật thiết kế giáo án điện tử.
3. Bổ sung nội dung về ứng dụng CNTT trong DH tiếng Anh chuyên ngành trong
những buổi sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn.
4. Lắp thêm 02 phòng Lab với chất lượng cao, 01 máy phô tô và nâng cấp chất
lượng mạng internet trong nhà trường, để giáo viên BMNN có thể sử dụng mạng với
tốc độ nhanh hơn và thường xuyên hơn.
3.3. Thăm dò tính cấp thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp
Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm chứng tính
cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Tôi đã lấy ý kiến trưng cầu của các đồng
chí đại diện BGH, các Phòng ban, Bộ môn và GV trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh chuyên
ngành tại trường Đại học LĐ - XH.
Tôi đã tiến hành điều tra 40 người, trong đó từ phía BGH (3 đồng chí), 5 chuyên gia Phòng
Đào tạo, 3 CBQL Phòng Công tác sinh viên, 10 giảng GV các khoa, Bộ môn khác, và 19 GV
tiếng Anh tại BMNN.

Bảng 8: Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp.
STT
Biện pháp
Tính
cấp thiết
Rất cần

(SL/%)
Cần
(SL/%)
Không
cần
(SL%)
1
Tổ chức đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh
chuyên ngành.
35
87,5%

5
12,5%
0
0%






2
Các biện pháp tăng cường QL hoạt động dạy tiếng
Anh chuyên ngành của đội ngũ GV



+Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ GV.


37
92,5%
3
7,5%
0
0%
+ Đánh giá đội ngũ GV
19
47,5%
21
52,5%
0
0%

+ Kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Bộ môn

- Tăng cường về chất lượng

- Tăng cường về số lượng
25
62,5%
27
67,5%
19
47,5%
15
37,5%
13
32,5%
21

52,5%
0
0%
0
0%
0
0%
+ Quản lý hoạt động chuyên môn ở Bộ môn
17
42,5%
23
57,5%
0
0%
+ Cải tiến nội dung giảng dạy
23
57,5%
17
42,5%
0
0%
+ Quản lý kế hoạch giảng dạy
29
72,5%
11
27,5%
0
0%
+ Cải tiến PP giảng dạy


25
62,5%
15
37,5%
0
0%
+ Cải tiến hình thức đánh giá kết quả HĐDH tiếng
Anh chuyên ngành.
9
22,5%
31
77,5%

0
0%




3
Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tiếng
Anh chuyên ngành của SV
+ Tăng cường giáo dục ý thức học tiếng Anh chuyên
ngành.
+ QL hoạt động học tập ở trên lớp của SV.
+ Tăng cường hoạt động tự học tiếng Anh chuyên
ngành của SV.

7
17,5%

13
32,5%
13
32,5%
29
72,5%

33
82,5%
27
67,5%
27
67,5%
11
27,5%

0
0%
0
0%
0
0%
0
0%





4

Các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động hỗ
trợ cho HĐDH tiếng Anh chuyên ngành
+ QL cơ sở vật chất phục vụ cho DH tiếng Anh
chuyên ngành
- QL trang thiết bị giảng dạy.

- Khai thác tài liệu giảng dạy.

+ QL việc ứng dụng CNTT trong DH tiếng Anh
chuyên ngành.
3
7,5%

15
37,5%
10
25%
21
52,5%
24
60%
37
92,5%

25
62,5%
30
75%
19
47,5%

16
40%
0
0%

0
0%
0
0%
0
0%
0
0%

Bảng 9: Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
ST
T
Biện pháp
Tính
khả thi

(SL/%)
Ít
(SL/%)
Không
(SL%)
1
Tổ chức đánh giá và phát triển chương trình tiếng
Anh chuyên ngành.
37

92,5%
3
7,5%
0
0%






2
Các biện pháp tăng cường QL hoạt động dạy tiếng
Anh chuyên ngành của đội ngũ GV.
35
87,5%
5
23,5%

+Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ GV.

38
95%
2
5%
0
0%
+ Đánh giá đội ngũ GV
37
92,5%

3
7,5%
0
0%







2

+ Kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Bộ môn

- Tăng cường về chất lượng

- Tăng cường về số lượng
39
97,5%
36
90%
38
95%
1
2,5%
4
10%
2
5%

0
0%
0
0%
0
0%
+ Ql hoạt động chuyên môn ở Bộ môn
39
97,5%
1
2,5%
0
0%
+ Cải tiến nội dung giảng dạy
37
92,5%
3
7,5%
0
0%
+ Ql kế hoạch giảng dạy
38
95%
2
5%
0
0%
+ Cải tiến PP giảng dạy

36

90%
4
10%
0
0%
+ Cải tiến hình thức đánh giá kết quả HĐDH tiếng
Anh chuyên ngành.
37
92,5%
3
7,5%
0
0%




3
Các biện pháp tăng cường QL hoạt động học tiếng
Anh chuyên ngành của SV.
+ Tăng cường giáo dục ý thức học tiếng Anh
chuyên ngành.
+ QL hoạt động học tập ở trên lớp của SV

+ Tăng cường hoạt động tự học tiếng Anh chuyên
ngành của SV.

38
95%
35

87,5%
36
90%
37
92,5%

2
5%
5
12,5%
4
10%
3
7,5%

0
0%
0
0%
0
0%
0
0%





4
Các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động hỗ

trợ cho HĐDH tiếng Anh chuyên ngành
+ QL cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học tiếng Anh
chuyên ngành
- QL trang thiết bị giảng dạy.

- Khai thác tài liệu giảng dạy.

+ Quản lý việc ứng dụng CNTT trong DH tiếng
Anh chuyên ngành.
39
97,5%
38
95%
37
92,5%
36
90%
35
87,5%
1
2,5%
2
5%
3
7,5%
4
10%
5
12,5%
0

0%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%


Nhận xét:
- Kết quả điều tra cho thấy trên 90% số người được hỏi ý kiến cho rằng các biện pháp
đưa ra là có tính khả thi.
- Các ý kiến đều đồng ý với các biện pháp đã đưa ra và cho rằng đây là những biện
pháp quản lý HĐDH tiếng Anh chuyên ngành hết sức cần thiết ở Trường Đại học LĐ- XH.
- Số ý kiến đánh giá theo các tiêu chí của từng biện pháp là hợp lý, mang tính xây
dựng, tích cực, khách quan và tính thực tiễn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việt Nam bước vào thế kỷ 21, một thế kỷ được coi là kỷ nguyên của CNTT, và các
tiến bộ của khoa học kỹ thuật với việc tiếp tục thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và sự mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
Trong bối cảnh đó, SV Việt Nam ngày càng giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của dân tộc. Bởi lẽ họ không chỉ đơn thuần là những chủ nhân tương lai của đất
nước mà hơn thế, họ sẽ là lực lượng chủ yếu, tiên phong chiếm giữ cho mình những tri thức
khoa học tiên tiến để đưa đất nước đi lên. Điều đó đặt ra cho SV một yêu cầu là phải năng
động, tự chủ hơn nữa, phải học tập nhiều hơn nữa để đảm nhận những thách thức và thời cơ
mới. Vì vậy ngoại ngữ là một trong những chìa khoá để mở ra cho họ không chỉ tri thức khoa

học mà còn mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
Hiện nay cùng với hệ thống giáo dục toàn quốc, trường Đại học LĐ - XH đang tiến
hành cải cách nội dung, PP và các hình thức tổ chức DH nhằm nâng cao hiệu của HĐDH. Vì
thế, việc điều chỉnh các biện pháp quản lý HĐDH nói chung trong đó có HĐDH tiếng Anh
chuyên ngành là một việc làm rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình
đào tạo của nhà trường. Ở các trường ĐH, CĐ (không chuyên) nói chung cũng như ở trường
Đại học LĐ - XH nói riêng, môn TA là môn học giúp người học rèn luyện năng lực giao tiếp
bằng ngoại ngữ. Khi đã có năng lực giao tiếp nhất định người học có thể dựa trên cơ sở khả
năng giao tiếp đó để tự học, tự nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn của mình qua môn học
TACN và chỉ đến lúc đó ngoại ngữ mới có thể thực sự góp phần nâng cao trình độ tư duy của
người học.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã đề ra 4 nhóm biện pháp QL có tính khả thi trong
quản lý HĐDH tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học LĐ - XH như sau:
Nhóm biện pháp 1: Tổ chức đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh chuyên
ngành.
Nhóm biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy tiếng Anh chuyên ngành của
đội ngũ GV.
Nhóm biện pháp 3: Tăng cường hoạt động học tiếng Anh chuyên ngành của SV.
Nhóm biện pháp 4: Tăng cường quản lý các hoạt động hỗ trợ cho HĐDH tiếng Anh
chuyên ngành.
Tuy nhiên không thể ngay một lúc có thể thực hiện được hết các biện pháp đề xuất
trên. Song căn cứ vào tình hình hiện nay của trường ĐH LĐ - XH, những biện pháp cụ thể
sau nên được ưu tiên thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý HĐDH tiếng Anh
chuyên ngành ở trường:
Thứ nhất, đánh giá lại chương trình, điều chỉnh mục tiêu môn học TACN theo hướng
phát triển và chú trọng tính thực tiễn dựa trên các kỹ năng dạy học ngoại ngữ.
Thứ hai, xây dựng bộ bài tập bổ trợ thực (authentic materials) và bộ từ điển TACN
phục vụ cho dạy học môn học này.
Thứ ba, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về nội dung và PP giảng dạy tiếng Anh chuyên
ngành cho GV của BMNN.

Thứ tư, phân loại lớp đối với cả môn học TACN và giảm số lượng SV trong mỗi lớp
học (khoảng 40 SV/1 lớp)
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Lao động thương binh và Xã hội
Vì trường Đại học LĐ - XH là trường đại học duy nhất của Bộ, vì vậy, cần có quy
định đồng bộ về nội dung và hướng dẫn sử dụng chương trình, giáo trình hợp lý để đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động theo định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của
Đảng.
Cần có quy định thống nhất về nội dung và hướng dẫn sử dụng chương trình, giáo
trình hợp lý để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động theo định hướng đổi mới giáo dục và
đào tạo của Đảng.
Cần có quy định thống nhất về nội dung và hướng dẫn sử dụng chương trình, giáo
trình, tỷ lệ nội dung phần cứng do ngành quản lý, tỷ lệ phần mềm do các trường tự quản
nhằm tạo cơ hội cho các trường xây dựng thương hiệu riêng của mình và tự chịu trách nhiệm
về chất lượng đào tạo của trường mình.
Cho phép các trường nhiều cơ hội lựa chọn nội dung, PP giảng dạy cho phù hợp với
nhiều nhóm đối tượng SV khác nhau nhằm tạo động lực học cho mỗi cá nhân và chất lượng
toàn khóa học. Ví dụ, trong một lớp, do trình độ đầu vào và động cơ học TACN của SV khác
nhau, GV có thể cùng SV lựa chọn nội dung, chương trình phù hợp trên cơ sở đảm bảo phần
cứng (tối thiểu) và đảm bảo khả năng sử dụng tiếng mà SV cần phải có sau khi kết thúc mỗi
kỳ học. Qua đó có thể cho phép những SV khối D có thể nhảy cóc chương trình (SV phải dự
một bài thi để kiểm tra xem SV có thể “nhảy cóc” để đến chương trình tiếng Anh nào, để
tránh việc SV phải nghe lại những gì họ đã biết).
Cần kết hợp với trường và các bộ môn cải tiến công tác tổ chức thi và kiểm tra đánh
giá.
2.2. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo
Bộ giáo dục nên tăng cường giám sát việc thực hiện dạy học ngoại ngữ ở cấp phổ
thông trung học một cách chặt chẽ, có chất lượng sao cho học sinh thi đỗ vào học tại bậc đại
học đều đã có trình độ ngoại ngữ phổ thông tương đối đồng đều nhau.
Cần có những phối kết hợp tổ chức giữa Bộ Lao động thương binh và Xã hội và Bộ GD - ĐT

trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ
GV của trường. Đồng thời có biện pháp điều chỉnh thời lượng giảng dạy Ngoại ngữ phổ
thông và Ngoại ngữ chuyên ngành hợp lý - theo hướng tăng thời lượng cho phần Ngoại ngữ
chuyên ngành nhằm phát triển khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành của SV.
2.3. Đối với trường Đại học Lao động – Xã hội
Cần chia nhỏ lớp học ngoại ngữ với số lượng SV vừa đủ (35 đến 40 SV trong một
lớp) để SV có điều kiện học tốt hơn và GV có thể giúp các em hiểu bài và thực hành ngay
trên lớp theo yêu cầu của môn ngoại ngữ. Hiện tại số SV trong một lớp là quá đông (trên dưới
60 SV), vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy của GV và việc học của SV, dẫn đến chất
lượng không thể được đảm bảo.
Cần có những tác động và chính sách khuyến khích GV Bộ môn bổ sung và chỉnh sửa
bộ giáo trình TACN một cách đồng bộ kể cả tài liệu học trên lớp, tài liệu đọc thêm cũng như
bộ bài tập bổ trợ.
Thư viện cần có đủ các đầu sách phục vụ cho GV và SV trong quá trình dạy và học
ngoại ngữ, đặc biệt cần bổ sung nhiều sách tham khảo hơn nữa và chú trọng vào sách phục vụ
cho chuyên ngành (hiện nay số đầu sách tham khảo ở thư viện cho môn ngoại ngữ là rất hạn
chế nếu không nói là rất ít, không đủ để phục vụ cho GV và SV trong việc học tập và nghiên
cứu).
Nhà trường cần trang bị cho BMNN thêm một số trang thiết bị giảng dạy hiện đại
như: máy laptop, máy chiếu projector, màn hình, phòng học tiếng…. để các GV có thể áp
dụng đưa CNTT vào bài giảng của mình, giúp cho SV học tập nhanh hơn, tốt hơn và đỡ bị
nhàm chán với các PP giảng dạy cũ. Đặc biệt đề nghị nhà trường trang bị cho Bộ môn một
máy photocopy để giảng viên in tài liệu phát tay cho SV luyện tâp trong một số giờ học cần
thiết khi lên lớp và bài kiểm tra quá trình cho SV làm tại lớp.
Tăng cường cho GV ngoại ngữ giao lưu, trao đổi với BMNN của các trường bạn (trong và
ngoài nước).
Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ công chức, nên duy trì việc kiểm tra
ngoại ngữ hoặc khuyến khích thi ngoại ngữ để cộng điểm như một tiêu chuẩn tuyển chọn GV
mới cho các bộ môn chuyên môn của trường.
Chú trọng tổ chức các hoạt động học tập cho SV, tăng cường chế độ bồi dưỡng cho

GV quản lý những nhóm SV của câu lạc bộ TA.
Phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo, công tác quản lý SV và các bộ môn.



References
* Phần tiếng việt
1. Quang An (2000), Những khái niệm cơ bản về trắc nghiệm trong giáo dục, Tài liệu dùng
để nghiên cứu chuyên đề “Giáo dục học Đại học” theo chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ
chức danh giáo chức bậc đại học.
2. Đặng Quốc Bảo (2003), Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường phổ
thông, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng phát triển nhà trường – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (2003), Mối quan hệ kinh tế – giáo dục trong quá trình phát triển bền vững
cộng đồng, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng Kinh tế học giáo dục - một số vấn đề lý luận thực tiễn
và ứng dụng vào xây dựng chiến lược giáo dục, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà
Nội.
6. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng Quản lý cơ sở vật chất – sư phạm, quản lý tài chính
trong giáo dục, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
7. Lê Khánh Bằng (2000), Nâng cao chất lượng và hiệu quả day – học ở đại học cho phù
hợp với những yêu cầu mới của đất nước và thời đại, Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên đề
“Giáo dục học Đại học” theo chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức bậc
đại học.
8. Nguyễn Quốc Chí , Bài giảng những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Tài liệu cho lớp cao
học quản lý giáo dục Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Bài giảng những quan điểm giáo dục
hiện đại, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Chuyên đề lý luận đại cương về quản

lý, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Chính (2005), Đánh giá chương trình, Tài liệu cho lớp cao học quản lý
giáo dục Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Chính (2005), Tập bài giảng đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tài liệu
cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Chính (2003), Những vấn đề cơ bản trong đánh giá chất lượng giáo dục -
đào tạo, Hội thảo làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục.
14. Đỗ Thị Châu (2001), Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngoại ngữ trong sự nghiệp
CNH – HĐH, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia DDH ngoại ngữ - ĐHQGN
15. Vũ Quốc Chung – Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt hiệu quả, NXB. Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
16. Dự thảo lần thứ 10 của luật Giáo dục.
17. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội.
18. Nguyễn Tiến Đạt (2003), Giáo dục so sánh, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục
Hà Nội.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ II BCHTW khoá VIII, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
21. Đặng Xuân Hải (2004), Chuyên đề Xã hội hoá giáo dục, Tài liệu cho lớp cao học quản lý
giáo dục Hà Nội.
22. Đặng Xuân Hải (2003), Lý luận dạy học nói chung và dạy Đại học nói riêng, Tài liệu
cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
23. Đặng Xuân Hải (2003), Quản lý giáo dục và đào tạo trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội,
Đề cương bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
24. Bùi Hiền (1999), Phương pháp hiện đại dạy- học ngoại ngữ, NXB. Đại học quốc gia, Hà
Nội.
25. Phạm Minh Hiền – Phạm Mai Hƣơng (2005), Dạy đọc hiểu theo đường hướng lấy
người học làm trung tâm, Đặc san Ngoại ngữ số 1.

26. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Bài đọc thêm 2, Về khái niệm chất lượng trong giáo dục và
đào tạo, Chuyên đề những quan điểm giáo dục hiện đại, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo
dục Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Quản lý nguồn nhân lực, Tài liệu cho lớp cao học quản lý
giáo dục Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Tâm lý học quản lý theo cách tiếp cận hành vi tổ chức, tài
liệu cho các lớp cao học Hà Nôi.
30. Nguyễn Ngọc Quang (2000), Giáo dục học đại học, Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên
đề “Giáo dục học Đại học” theo chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức
bậc đại học.
31. Vũ Văn Tảo (2000), Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp dạy học đại học trên Thế
giới và hướng vận dụng vào nước ta, Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên đề “Giáo dục học
Đại học” theo chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức bậc đại học.
32. Nguyễn Cảnh Toàn (2000), Kinh nghiệm về tự học, Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên
đề “Giáo dục học Đại học” theo chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức
bậc đại học.
33. Lâm Quan Thiệp (2000), Việc dạy và học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học
trong thời đại thông tin, Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên đề “Giáo dục học Đại học” theo
chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức bậc đại học.
34. Đào Hồng Thu (2003), Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật công nghệ với việc đào tạo
giáo viên phổ thông ngoại ngữ những thập kỷ đầu thế kỷ 21 – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Kỷ
yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Đại học ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Thơm (1997), Giải pháp hiệu quả cho việc học tiếng Anh chuyên ngành,
Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Đại học ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội.
36. Hoàng Văn Vân (2001), Nghiên cứu dạy các kĩ năng lời nói tiếng Anh ở giai đoạn nâng
cao theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học
quốc gia, Đại học ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội.
* Phần tiếng Anh
37. Crookes, G & C. Chaudron (1991), Guidelines for Classroom language in Teaching

English as a second or Foreign Language.
38. Higher Education in the twenty-first Century (October 1998), Vision and
Action.World Conference on Higher Education. UNESCO Paris.
39. H. Douglous Brown (1993), Principles of Language Learning and Teaching, San
Francisco State University.
40. Michael Lewis (1992), Practical techniques for language teaching.
41. Myra Pallack Sadker, David Miller Sader (1991), Teachers, schools and society, Mc
Graw Hill, Inc.
42. Johnson, K (1995), Understanding Communication in Second Language Classrooms,
Cambridge University Press.
43. Nunan, D., (1998), The learner-centered Curriculum, Cambridge:CUP
44. Slavin,J.W., (1983), Cooperative learning, New York.
45. University of Labour anh Social Affairs (2007), English for Labour and Social Affairs.




×