Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tìm hiểu phong trào yêu nước của việt kiều ở đông bắc thái lan đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 83 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
---  ----

ĐINH THỊ ÁNH TUYẾT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU PHONG TRÕ U NƢỚC CỦA
VIỆT KIỀU Ở THÁI LAN ĐẦU THẾ KỶ XX
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI

VINH, 2010


2

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử di cư của các cộng đồng người ra ngoài lãnh thổ mà mình sinh
sống là một hiện tượng tự nhiên trong lịch sử loài người. Họ di cư do những
nguyên nhân: Sự biến động về chính trị, sự khó khăn về kinh tế, chiến tranh
tơn giáo... Lịch sử lồi người đã từng chứng kiến nhiều sự di cư của các tộc
người. Vào thế kỷ XVII, đã diễn ra sự di cư của người Anh đến vùng Bắc Mỹ
giàu có, sự ra đi của những người Hoa đến tất cả những nơi trên thế giới, cho
đến sự di cư của hàng loạt người Do thái tránh sự diệt chủng...
Việc cộng đồng người Việt di cư ra nước ngồi cũng khơng nằm ngồi
quy luật ấy. Sự tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến, sự kỳ thị tôn giáo
cho đến sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân đã dẫn đến việc rời bỏ Tổ quốc


ra đi của những người Việt Nam đến các quốc gia khác để sinh sống. Trải qua
những đợt di cư lâu dài, đến nay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi có
2,7 triệu người sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó có hơn
80% sống ở các nước công nghiệp phát triển. Cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngồi có tiềm lực kinh tế nhất định, nhiều tri thức có trình độ học vấn và
chuyên môn cao. Mặc dù sống xa Tổ quốc, xa quê hương đồng bào vẫn nuôi
dưỡng phát huy tinh thần u nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về
cội nguồn bằng những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong các cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngồi, cộng
đồng Việt kiều ở Đơng Bắc Thái Lan có số lượng khá đơng đảo, lịch sử tương
đối dài và có nhiều đóng góp cho đất nước nhất là trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc.
Trong lịch sử, xã hội Việt kiều ở Thái Lan đã trở thành cơ sở tốt cho
các hoạt động cách mạng. Có thể nói đó là xã hội của quần chúng cách mạng


3

ln hướng về Tổ quốc đem vận mệnh mình gắn với vận mệnh của Tổ quốc
trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam. Tuy ở
nước ngoài nhưng nhờ trưởng thành trong các phong trào cách mạng, được
giáo dục tinh thần yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và được sự đoàn kết đùm
bọc, giúp đỡ của nhân dân nước sở tại phong trào Việt kiều của ta ở Thái Lan
luôn đi kịp với các phong trào trong nước cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.
Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XX Việt kiều ở Đơng Bắc Thái Lan đã
có những đóng góp to lớn trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam, luôn
là cơ sở vững chắc là cầu nối cho tình hữu nghị với nhân dân các nước Đông
Dương với nhân dân Thái Lan và phong trào yêu nước ở hải ngoại hiếm có
trong lịch sử đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên thế giới.

Vì vậy luận văn lựa chọn việc nghiên cứu “Tìm hiểu phong trào yêu
nước của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan đầu thế kỷ XX” là đề tài có thể đáp
ứng những nhu cầu nghiên cứu của bản thân đồng thời nhằm đạt tới những
mục tiêu thiết thực nói trên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xét trên phạm vi toàn quốc các cơng trình nghiên cứu tìm hiểu về cộng
đồng người Việt sinh sống ở nước ngồi đang cịn rất hạn chế. Do đó tìm hiểu
cộng đồng Việt kiều ở Đơng Bắc Thái Lan thực sự là một vấn đề còn hết sức
mới mẻ. Như vậy cũng có nghĩa là một cơng trình quy mơ tồn diện về mảng
đề tài này theo tác giả là chưa ra đời.
Cho đến hiện nay đã có một số tài liệu được viết dưới dạng các hồi ký
tự thuật do những người đã từng hoạt động ở Thái Lan như: Tác phẩm “Cuộc
vận động cứu quốc của Việt kiều ở Thái Lan” xuất bản năm 1961 của Lê
Mạnh Trinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, “Hoạt động cách mạng của Việt kiều ở
Thái Lan”, “Việt kiều ở Thái Lan trong sự nghiệp giải phóng dân tộc” của
Đông Tùng. Các tài liệu này đều đề cập đến những cơng lao và đóng góp của
Việt kiều ở Thái Lan đối với Tổ quốc.


4

Ngồi ra, gần đây có một số bài viết của các tác giả đăng trên các tạp
chí nghiên cứu của Việt Nam cũng đề cập đến một số khía cạnh mà luận văn
quan tâm như “Thái Lan - địa bàn liên lạc của cách mạng Việt Nam”
(Nguyễn Văn Khoan, Nghiên cứu Đông Nam Á, 1996, số 2 trang 47); Đời
sống kinh tế của cộng đồng người Việt ở tỉnh Sacol Nakhon – Thái Lan
(Nguyễn Hồng Quang, Nghiên cứu ĐNA, 2004, số 2); Hoạt động yêu nước
của người Việt ở Thái Lan trong mối quan hệ với cách mạng Việt Nam đầu
thế kỉ XX (Đặng Văn Chương, Trần Quốc Nam, 2007); Hoạt động của các
nhà yêu nước Việt Nam ở Xiêm (Thái Lan) đầu thế kỉ XX sau khi Phong trào

Đông Du thất bại (Nguyễn Công Khanh, quan hệ Việt – Nhật và 100 năm
Phong trào Đông Du, NXB ĐHQG HN, 2006); Trịnh Diệu Thìn, Thanyathip
Sripana, Việt kiều trong mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam, NXB KHXH, HN,
2006. Trần Đình Lưu (Riên), Việt kiều Thái – Lào với quê hương, NXB
CTQG, HN, 2007.
Cộng đồng Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan cũng đã thu hút sự quan tâm
của các học giả nước ngồi tiêu biểu có một số tài liệu dịch: Cuốn “Người
Việt Nam ở Thái Lan [The Vietnamese in Thailand] của tác giả Peter A.
Poole, NXB Conell University Press USA, 1970 (bản dịch của Viện Đông
Nam Á) cũng đã làm rõ thái độ và chính sách của chính phủ Thái Lan đối với
cộng đồng Việt kiều.Phó giáo sư Lea Dilokdhyanat có bài “Người Việt sang
Thái từ bao giờ” đăng trên tạp chí Văn hóa xã hội, số thứ nhất, 9/2000 (Tạp
chí của người Việt Nam ở Thái Lan xuất bản) cũng đã khái quát lịch sử hình
thành cộng đồng người Việt Nam trên đất Thái Lan.
Chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, hầu hết các tài liệu này mới chỉ đề cập
đến sự hình thành của cộng đồng người Việt trên đất Thái mà chưa làm rõ
nguyên nhân dẫn đến q trình hình thành đó. Thứ hai một số tài liệu đề cập
đến những đóng góp của Việt kiều trong phong trào giải phóng dân tộc thì


5

chung chung sơ lược, thiếu tính hệ thống và chưa bao quát được toàn bộ giai
đoạn mà đề tài quan tâm.
Tuy nhiên, đây là những tài liệu hết sức quý giá giúp tác giả trong việc
tiếp cận và giải quyết vấn đề nêu ra một cách tốt nhất. Trên cơ sở kế thừa có
chọn lọc các nguồn tư liệu như trên để luận văn có tính xác thực và khách
quan hơn.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng

Đề tài nghiên cứu phong trào yêu nước Việt kiều ở Đơng Bắc Thái Lan
3.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu về phong trào yêu nước của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan
trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, những đóng góp to lớn của Việt
kiều ở Đơng Bắc Thái Lan cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Mở đầu: Những năm đầu thế kỷ XX khi phong trào Cần
Vương thất bại và những người yêu nước sang Thái lánh nạn. Mốc kết thúc là
năm 1930 khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. Từ đây phong các trào
hoạt động yêu nước được đặt dưới một ngọn cờ chung thống nhất dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
Không gian: Là vùng Đông Bắc Thái Lan nơi tập trung đơng đảo người
Việt Nam sinh sống.
4. Đóng góp của khóa luận
Thơng qua luận văn, làm sáng tỏ thêm phần lịch sử Việt Nam với
những đóng góp to lớn của cộng đồng Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan trong
tiến trình lịch sử của dân tộc. Đặc biệt là những đóng góp của họ ở những
thập niên đầu thế kỷ XX. Bổ sung những sự kiện lịch sử quan trọng liên quan
đến cách mạng Việt Nam mà phần lịch sử Việt Nam cũng như phần lịch sử
thế giới chưa đề cập tới.


6

Cơng trình khoa học này có thể góp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho
những đề tài nghiên cứu có liên quan.
Cuối cùng, đây là cơng trình nghiên cứu khá chi tiết về phong trào yêu
nước của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan đầu thế kỷ XX giúp chúng ta có cái
nhìn khách quan và hiểu biết hơn về cộng đồng kiều bào chúng ta ở nước
ngồi nói chung và cả ở Thái Lan nói riêng. Từ đó tăng cường sự đoàn kết,

tương thân tương ái giữa đồng bào trong nước với Việt kiều ở nước ngoài
trong sự nghiệp chung xây dựng đất nước.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tư liệu
- Các tư liệu sách báo, tranh ảnh, các phóng sự tài liệu bản đồ.
- Các tư liệu viết về các nhân vật lịch sử: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu,
Đặng Thúc Hứa... của các học giả trong nước.
- Các tài liệu của các học giả Thái Lan và nước ngoài nghiên cứu về
cộng đồng người Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan.
- Tư liệu hồi cố: Lời kể của những Việt kiều ở Thái Lan về nước và
những Việt kiều Thái Lan hiện đang công tác học tập tại Việt Nam.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp truyền thống là phương pháp lịch sử và lơgic
chúng tơi cịn sử dụng phương pháp sưu tầm, tích lũy, sao chép tư liệu có liên
quan đến đề tài tại thư viện của các trường đại học, các trung tâm lưu trữ quốc
gia, các viện nghiên cứu.
Trong xử lý tài liệu chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp, thống kê,
đánh giá sự kiện lịch sử một cách chân thực khách quan, so sánh thẩm định
đối chiếu giữa các nguồn tài liệu.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp hồi cố gặp gỡ những
nhân chứng là Việt kiều đã hồi hương về nước, những người có trách nhiệm


7

nghiên cứu về Việt kiều trong ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài để đề
tài nghiên cứu khách quan và sinh động hơn.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục nội
dung chính của khóa luận được trình bày gồm 3 chương.

Chương 1: Bối cảnh lịch sử phong trào yêu nước của Việt kiều ở Đông
Bắc Thái Lan đầu thế kỷ XX.
Chương 2: Phong trào yêu nước của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan từ
đầu thế kỷ thế kỷ XX đến năm 1930.
Chương 3: Nhận xét về phong trào yêu nước của Việt kiều ở Đông Bắc
Thái Lan đầu thế kỷ XX.


8

B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHONG TRÀO YÊU NƢỚC
CỦA VIỆT KIỀU Ở ĐÔNG BẮC THÁI LAN ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Sơ lƣợc tình hình vùng Đơng Bắc Thái Lan
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á nằm trên bán đảo ấn Độ China. Người Thái thường ví nước mình giống như cái rìu cổ, nhưng nhìn
trên bản đồ miền Đơng Nam Á lục địa Thái Lan có hình dáng đầu một con voi
đang cúi xuống nhìn cái vịi dài hút vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên của
Thái Lan là 513.520 km2, vị trí địa lý nằm ở 5,30 tới 26 độ vĩ tuyến Bắc và
97,30 tới 105,30 độ kinh Đông. Thái Lan nằm gọn trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, có chung biên giới với Lào ở Đơng và Đơng Bắc với Mianma ở phía
Bắc và Tây Bắc, Đơng Nam giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp biển
Andaman, phía Nam giáp Malaixia, có vịnh Thái Lan nằm sâu trong đất liền
tạo thành một địa hình lý tưởng rất thuận tiện cho giao thơng. Địa hình Thái
Lan thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đơng. Địa hình đất nước Thái
Lan được chia thành bốn khu vực khác nhau: Miền Bắc, vùng Đông Bắc,
vùng đồng bằng trung tâm và miền Nam.
Vùng Đơng Bắc Thái Lan hay cịn gọi là miền cao nguyên Korạt cách
Băng Cốc khoảng 450 km, là cao ngun dĩa với dịng sơng Mê Kơng làm
ranh giới phía Đơng. Vùng Đơng Bắc có diện tích 170.000 km2 chiếm 1/3

diện tích cả nước. Vùng này bao gồm 19 tỉnh, bao gồm các tỉnh: Kalasin,
Khon Kaen, Chaiya Phum, Nakhon, Phanom, Nakhon Ratchasima, Nong
Khai, Nong Bualamphu, Burivam, Maha Sarakham, Mucdahan, Yasothon,
Roi Et, Loei, Sisaket, Sakol Nakhon, Surin, Ucton Thani, Ubon Ratchathani
và Ammat Charoen. Trong đó, các tỉnh như Ucton Thani, Mucdahan, Nakhon
Phanôm, Sakol và Noỏng Khai là các tỉnh nằm ven sông Mê Kông, nơi được


9

coi là cửa ngõ tiếp nhận sự nhập cư của cộng đồng người Việt tản cư từ Lào
sang. Đây cũng là địa bàn tập trung Việt Kiều đông đúc nhất hiện nay. Không
những thế, Udon Thani, Nakhon Phanôm, Sakol và Noỏng Khai là những nơi
có những đóng góp đáng kể vào phong trào cách mạng ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Vùng Đông Bắc Thái Lan là vùng nghèo nhất và lạc hậu nhất của đất
nước Thái Lan. Nguyên nhân là do vị trí địa lý vùng Đơng Bắc Thái Lan q
phức tạp, địa hình tách biệt với các vùng còn lại của Thái Lan. Các dãy núi
tạo nên ranh giới vùng với dãy Phectachabun ở phía Tây, Phnom Darek ở
phía Nam là những ngăn cách chính cản trở sự giao lưu buôn bán của vùng
Đông Bắc Thái Lan với các trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế khác của cả
nước. Sự cách biệt về địa lý được coi là mang tính địa chính trị đã tác động
tới tình hình chính trị kinh tế và diện tích của vùng này.
Cư dân ở đây phần lớn là người Lào, cịn gọi là người Thái Đơng Bắc.
Đó là bộ phận của người Thái cổ, thực chất họ là những người Lào bởi vì
vùng Đơng Bắc Thái Lan ngày nay chính là nhờ phần đất của nước Lào mới
bị Thái Lan chiếm vào cuối thế kỷ XIX. Cư dân ở đây đa số theo đạo Phật,
một số ít theo đạo Thiên chúa giáo.
Vùng Đông Bắc được biết đến là nơi có các sản phẩm được làm từ tơ
tằm tốt nhất Thái Lan. Đây cũng là nơi đến làm ăn sinh sống của những người

dân Việt Nam. Đồng thời là địa bàn cư trú và là căn cứ cách mạng của những
nghĩa quân thất bại trong các phong trào yêu nước Việt Nam hồi cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX: Phong trào Cần Vương, Đông Du, Duy Tân... Cho đến
nay đã hình thành ở đây một cộng đồng người Việt đông đảo bên cạnh các
cộng đồng khác. Sự di cư của người Việt đến vùng này do các nguyên nhân:
chiến tranh, đói kém, đàn áp... họ đến để sinh sống lánh nạn, hoạt động cách
mạng.


10

Trong suốt q trình đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, cộng đồng
Việt kiều ở đây đã đóng một vai trò to lớn, làm cơ sở cho các nhà yêu nước
Việt Nam được tiếp tục hoạt động cách mạng, làm cơ sở liên lạc với cách
mạng trong nước. Đối với nhân dân Việt Nam, vùng Đông Bắc được biết đến
như là một địa danh đã gắn liền với tiến trình lịch sử Việt Nam.
1.2. Hình thành cộng đồng Việt Kiều ở Đông Bắc Thái Lan
1.2.1. Người Việt Nam nhập cư vào Thái Lan thời kỳ Pháp thuộc
Ở thời kỳ trước, vào cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX đã xuất hiện một
làn sóng nhập cư của người Việt Nam vào Thái Lan. Nguyên nhân của lần
nhập cư này khơng nằm ngồi tình cảnh chung lúc bấy giờ ở Việt Nam: nạn
mất mùa đói kém, chính sách “ sát tả bình Tây” do mấy ơng vua mù qng
gây nên. Họ sống ở ba vùng chính: ở phía Nam Thái Lan, khu Đông Bắc Thái
Lan (Sacol Nakhon, Nakhon Phanôm, Ubôn), và ở vùng Bắc Thái Lan.
Người Việt nhập cư vào Thái Lan thời kì Pháp thuộc diễn ra từ cuối thế
kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX. Cuối thế kỷ XIX sau khi hoàn tất
việc xâm chiếm Việt Nam bằng việc kí kết Hiệp ước Patơnốt (1884), Pháp đã
gia tăng sự tàn bạo trong chính sách đơ hộ với mọi tầng lớp nhân dân. Đầu
tiên là những người nơng dân nghèo ở vùng q rơi vào tình cảnh “một cổ hai
tròng”, dân nghèo ở thành thị cũng bị bần hàn sưu cao thuế nặng. Họ đã rời

bỏ làng quê đi tìm đất mới làm ăn: vượt dãy Trường Sơn đến Lào rồi vượt
sông Mê Kông đến miền q Đơng Bắc Thái Lan. Chính do những chính sách
tàn bạo của thực dân Pháp mà một loạt phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân ta đã diễn ra trên khắp các tỉnh Bắc - Trung - Nam. Đi tiên phong là
Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng, khởi
nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa của Hồng Hoa Thám, tiếp đến là phong trào Đơng
Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh lãnh đạo
nhưng tất cả đều thất bại. Những người Việt yêu nước đã vượt Trường Sơn


11

sang Lào rồi sang Thái Lan. Thái Lan trở thành nơi an toàn để họ nương náu
tạm thời, chờ thời cơ cứu nước.
Hiệp ước Pháp - Xiêm 1893 quy định những người thuộc quyền cai trị
của Pháp ở Đông Dương được đi lại tự do vào khoảng 25km tính từ biên giới
vào nội địa Xiêm. Họ được bán hàng hóa mà khơng phải nộp thuế cho chính
phủ Xiêm. Hơn thế luật pháp nước Xiêm đối với ngoại kiều cũng khá rộng
rãi: chỉ cần đóng thuế 4 bạt (đồng tiền Xiêm) thì được tự do đi lại làm ăn, mở
cửa hiệu... Chính những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt
Nam đến Thái Lan làm ăn ngày một đông. [24, 45]
Phần đông Việt kiều sang Thái Lan từ cuối thế kỉ XIX về sau đã tập
trung ở vùng Đông Bắc Thái Lan trên hữu ngạn sông Mê Kông: Noong-Khai,
Uthên, Nakhon, Mucđahan, Thạt Phanôm...
Tuy phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) bị dìm trong bể máu
nhưng Việt kiều trên đất Thái Lan lại đón nhận một số đảng viên và quần
chúng cách mạng chạy sang nương náu chờ cơ hội cứu nước.
Số lượng Việt kiều nhập cư ở Thái Lan từ cuối thế kỉ XIX đến trước
năm 1930 lên tới khoảng hai vạn. Mang sẵn ách mất nước, sống trong tình
cảnh tha phương và do ảnh hưởng của các phong trào cách mạng trong nước

truyền sang mạnh mẽ, đặc biệt có những nhà cách mạng ở trong nước chạy
qua nhập khối làm nịng cốt. Kiều bào nói chung có tinh thần yêu nước cao, là
một lực lượng đáng tin cậy của cách mạng.
Ngồi ra cịn có những người Việt Nam tản cư từ Lào sang Thái Lan
sau khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Đông Dương lần II. Con số chính
thức về người Việt Nam tản cư từ Lào sang Thái Lan trong khoảng từ 40 đến
50 nghìn người. Theo con số của tác giả Kha chặt phay Bu rut phăt trong sách
“Duôn ôp pha dôp” đã nêu là 46700 người. Hầu hết trong số họ cư trú trên
đất Đông Bắc Thái Lan ngày nay.


12

1.2.2. Nguyên nhân của việc hình thành cộng đồng Việt kiều ở Đông
Bắc Thái Lan
Sự di cư của người Việt đến Đông Bắc Thái Lan bắt nguồn từ những
nguyên nhân nội tại của Việt Nam: chiến tranh, đói kém, đàn áp... Họ đã đến
vùng Đông Bắc Thái Lan để sinh sèng, để lánh nạn, hoạt động cách mạng.
Việc vùng Đông Bắc trở thành nơi những người Việt Nam sang cư trú tự nó
đã bao hàm các yếu tố thuận lợi đảm bảo cho những mục đích khác nhau của
các thành phần người di cư khác nhau, đó là:
Sự gần gũi về mặt địa lý: Thái Lan là nước láng giềng với các nước
Đông Dương, chỉ cần bảy ngày vượt đường rừng đi bộ là có thể đến được
vùng Đơng Bắc Thái Lan và nơi đây cũng gần với Trung Quốc, là con đường
những người yêu nước Việt Nam có thể di cư sang và ngược lại.
Vị trí địa chính trị: Vùng Đông Bắc tiếp giáp với Lào là nước nằm trong
cai trị của thực dân Pháp để trốn tránh sự đàn áp, truy lùng nhiều nhà yêu
nước Việt Nam và con cháu của họ đã di cư sang đây một cách thuận lợi.
Cũng có thể do vùng Đơng Bắc là nơi xa xơi hẻo lánh của Thái Lan có
thể dễ dàng tránh được sự chú ý của các nhà cầm quyền Thái, và như thế sẽ là

địa bàn thuận lợi để hoạt động cách mạng được bí mật an tồn. [8]
Như vậy những người Việt cư trú trên đất Xiêm nhưng họ vẫn luôn nhớ
về cội nguồn dân tộc, luôn hướng về Tổ quốc có cảm tình với các phong trào
giải phóng dân tộc trong nước. Họ mang sẵn trong mình tình u nước thương
nịi, sống trong hồn cảnh tha phương. Do ảnh hưởng của các phong trào cách
mạng trong nước, nhờ sự lãnh đạo tập hợp của những nhà cách mạng ở trong
nước ®· hình thành cộng đồng Việt kiều ở Đơng Bắc Thái Lan có tính cách
mạng cao luôn phát huy truyền thống yêu nước hướng về cội nguồn, có nhiều
đóng góp cho đất nước nhất là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.


13

1.3 Tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX
1.3.1 Tình hình kinh tế
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sau khi đã hoàn thành việc xâm
chiếm Việt Nam thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác trên đất nước ta.
Dưới tác động của cuộc khai thác xã hội Việt Nam có những biến động đáng
kể.
Ngày 28-9-1987, tồn quyền Đơng Dương đã ra nghị định mở rộng diện
tích áp dụng quyền sử hữu ruộng đất cá nhân ra tồn lãnh thổ. Theo đó, mọi
cơng dân Pháp và người được Nhà nước Pháp bảo hộ có đất do được ban tặng
hoặc mua lại của những người có ruộng thuộc toàn quyền sở hữu cá nhân của
họ. Điều khoản này đã mở đường cho tư bản Pháp tha hồ chiếm đoạt ruộng
đất của nhân dân Việt Nam. Tính từ năm 1915 địa chủ người Pháp đã chiếm
47.000 ha đất ở Bắc Kì và Trung Kì. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất từ tay
nhà vua Việt Nam chuyển sang tay nhà nước bảo hộ Pháp. [9, 113]
Hơn thế để phục vụ cho mục đích xuất cảng gạo thương nhân Pháp
được chính quyền thực dân giúp đỡ đã sử dụng mọi hình thức ép nhân dân
phải bán rẻ cho chúng số lúa gạo ít ỏi của mình. Nhân dân do đó bị kiệt sức

khơng cịn khả năng cải tiến kĩ thuật canh tác.
Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là nông nghiệp Việt Nam vẫn ở
nguyên trạng độc canh năng suất thấp lại phải đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu
cao cho nên đời sống nhân dân nhất là nông dân vô cùng bi đát.
Thời gian này, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một nền công nghiệp mới:
hệ thống hầm mỏ, cơng trường xí nghiệp của tư bản Pháp, Hoa Kiều và Nhật
Bản. Tuy nhiên, nền công nghiệp Việt Nam lúc này cơ bản nằm trong tay nhà
nước thực dân. “Công nghiệp thuộc địa đẻ ra những cái mà công nghiệp
Pháp không thể làm được để cung cấp những sản phẩm đến nơi mà sản phẩm
công nghiệp Pháp không tới được” “chỉ giới hạn trong phạm vi sao cho nền
cơng nghiệp đó khơng làm tổn hại đến cơng nghiệp chính quốc” [9, 118].


14

Đồng thời thực dân Pháp chú ý đến nhiều ngành khai thác mỏ nhất là
các mỏ than. Năm 1912 các công ty than của Pháp ở Việt Nam đã khai thác
427.523 tấn. Ngồi than, Pháp cịn khai thác một số mỏ kim loại khác như:
kẽm ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Tungsten ở Cao Bằng: vàng ở
Bồng Miêu.
Các nhà máy, xí nghiệp của Pháp được thành lập ở Việt Nam trong thời
kì này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng phục vụ đời sống và chế biến. Cho
đến chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam vẫn chưa có một nhà máy chế
tạo cơng cụ nào. Luyện kim là ngành then chốt của cơng nghiệp cũng khơng
hề có.
Phần lớn hàng hoá tiêu dùng phải nhập từ Pháp rất đắt hiếm chỉ phục vụ
cho người Pháp, viên chức người Việt trong chính quyền thực dân và thị dân.
Những người lao động trực tiếp: nông dân, công nhân xa lạ với văn minh
điện, nước máy. Nền công nghiệp gọi là “mới” rõ ràng khơng phục vụ gì cho
việc phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.

Do đó, có thể nói rằng nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX về cơ bản
vẫn mang nặng tính tự cấp tự túc. Các ngành thủ cơng do đó cịn rất cần thiết
nhưng hàng hoá nhập từ Pháp ngày càng nhiều cùng với chính sách độc
quyền kinh tế của nhà nước thực dân đã làm nhiều ngành thủ cơng gặp nhiều
khó khăn. Hàng tiêu dïng cần thiết cho nhân dân lao động hết sức khan
hiếm.
Trong tình hình đó, một lớp người bản xứ: thợ thủ cơng khá giỏi, nhà
bn, thầu khốn, một số nhà nho, một số quan lại đã đứng ra kinh doanh
hàng cơng nghiệp. Một số xí nghiệp của người bản xứ đã ra đời tuy một số đã
đạt tới quy mô khá lớn nhưng nếu so với bộ phận cơng nghiệp do người Pháp
nắm giữ thì nó chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ cả về vốn đầu tư cũng như số
lượng.


15

Cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam cũng đã xuất
hiện thành phần kinh tế tư sản dân tộc thể hiện sự biến đổi quan trọng của xã
hội Việt Nam lúc đó.
Pháp độc chiếm thị trường Đông Dương nắm nguồn thuế độc quyền
thường mại, thuế quan xuất nhập khẩu. Hai thứ thuế trực thu và gián thu tăng
mạnh. Nhiều thứ thuế mới được đặt ra để nuôi sống một số lượng quan lại
công chức. đồng thời góp tiền của để hồn chỉnh cơ sở kinh tế cho cuộc khai
thác đại quy mô của Pháp. Sau khoảng 20 năm (1897-1914) trong thời kì “đại
khai thác” của người Pháp, Việt Nam thực sự đã trở thành mét thị trường
tiêu thụ và bổ sung cho cơng nghiệp chính quốc. Bộ phận kinh tế thực dân đã
không giúp cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta mà còn kìm hãm nó một
cách nghiêm trọng. Nền kinh tế tư sản dân tộc non trẻ phụ thuộc quá nhiều
vào nền kinh tế nước Pháp nên khơng có sự đột phá mạnh mẽ nào để giải
phóng lực lượng sản xuất. Kinh tế nơng nghiệp tuy có được lơi cuốn vào nền

kinh tế hàng hố nhưng khơng có tích luỹ nên vẫn ở nguyên trạng lạc hậu.
Nhân dân đã lâm vào cảnh vơ cùng bi đát khổ cực.
1.3.2 Tình hình xã hội
Về chính trị: Với chính sách “chia để trị” “dùng người bản xứ trị người
bản xứ” tổ chức Liên bang Đông Dương tiếp tục được kiện toàn. Đế chia rẽ
nhân dân Đông Dương trong một cấu trúc thống nhất giả tạo xoá tên Việt
Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới chúng liên kết với lực lượng
phong kiến phản động ở Việt Nam để đàn áp chính trị, vơ vét bóc lột kinh tế.
Những chính sách kìm kẹp của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự ra
đời một đội ngũ những kẻ ăn bám sâu mọt ngày càng đông đúc. Song song
với mục tiêu hướng tới việc thành lập một nền giáo dục Tây Phương nhằm
đào tạo mét lớp cơng chức nhân viên cần thiết cho guồng máy chính trị và
kinh tế thực dân: Chủ trương duy trì nền giáo dục Nho học làm cho “gia đình
vững mạnh, cha mẹ được kính trọng, chính quyền được tuân thủ”. Từ năm


16

1905, tồn quyền Pơn Bơ tiến hành cải cách giáo dục. Các trường tiểu học
Pháp - Việt được mở rộng thêm bậc tiểu học bổ túc và sửa đổi lại nền Hán
học cũ. Một số trường sư phạm, trường chuyên nghiệp, trường y được mở ở
Hà Nội, Nam Định, Huế, Gia Định... Cuối năm 1907 mở Đại học Đông
Dương, năm 1908 ra lệnh đóng cửa và đến 1917 mới mở lại. [9, 110]
Nhiều tờ báo ra đời để tuyên truyền cho chính sách thực dân: Nam
Trung nhật báo, Lục tỉnh tân văn, Đại Việt tân báo, Đại Việt công báo, Đăng
cổ tùng báo.
Song song với chính sách nơ dịch thực dân Pháp cịn thi hành mét số
chính sách phản động về văn hố nhằm phá hoại lịng tự hào dân tộc, reo rắc
tư tưởng tự ti trong nhân dân, duy trì nếp sống hủ lậu của xã hội cũ và truyền
bá nếp sống tư sản Phương Tây không kém phần hủ bại.

Về giai cấp trong xã hội: Các giai cấp cũ phân hố, nơng dân và thợ thủ
cơng bị bần cùng hoá và phá sản hàng loạt. Giai cấp địa chủ được thực dân
Pháp nâng đỡ nên thế lực kinh tế và chính trị của giai cấp này đã tăng lên.
Ngoài điạ chủ Pháp, địa chủ nhà thờ, địa chủ quan lại, địa chủ thường còn
xuất hiện thêm các địa chủ kiêm công thương. Địa chủ Việt Nam phát triển
hơn trước, trở thành chỗ dựa đắc lực cho thực dân Pháp trong cơng cuộc khai
thác thuộc địa và duy trì trật tự xã hội có lợi cho chúng.
Một số giai cấp tầng lớp mới ra đời như giai cấp công nhân. Những
cơng trường xí nghiệp của thực dân Pháp và tư sản Việt Nam mới mở trong
những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã thu hút hàng ngàn người lao
động làm thuê. Năm 1909, tổng số công nhân toàn quốc lên đến 550.000
người. Với số lượng tương đối đơng đảo, với chất lượng biểu hiện ở tính tập
trung cao làm việc trong guồng máy TBCN, kĩ thuật hiện đại có tinh thần đấu
tranh chống kẻ thù chung... Cơng nhân Việt Nam đã có đủ các điều kiện cần
và đủ để hình thành một giai cấp. Tuy vậy, giai đoạn này cơng nhân nước ta
cịn ở giai đoạn tự phát.


17

Ngồi giai cấp cơng nhân đầu thế kỉ XX cịn xuất hiện tầng lớp tư sản
và tiểu tư sản thành thị. Vì bị thực dân Pháp chèn ép nặng nề, tư sản Việt
Nam phát triển chậm chạp về mọi mặt, chưa đủ điều kiện để hình thành giai
cấp. Tuy vậy, sự phát triển của TBCN nói chung và sự lớn mạnh của tầng lớp
tư sản dân tộc nói riêng đã trở thành cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào
lưu từ bên ngồi dội vào.
Như vậy, nhìn chung xã hội Việt kiều ở Thái Lan đã được hình thành
qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Mỗi lần bà con Việt kiều phải sang đất
Thái Lan là những lúc nước nhà có biến động chính trị hoặc giai đoạn gặp
hồn cảnh khó khăn do đế quốc và phong kiến gây nên. Các đợt nhập cư về

sau càng gắn liền với một nguyên nhân chủ yếu là sự áp bức bóc lột tàn sát
của thực dân Pháp. Đó là cơ sở kinh tế chính trị tạo nên ý thức cách mạng sâu
sắc và phổ biến trong xã hội Việt kiều ở Thái Lan. Vào đầu thế kỉ XX, do
những chính sách cai trị của thực dân Pháp đã biến Việt Nam từ xã hội nửa
phong kiến chuyển sang thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cũng chính
vì vậy mà nhân dân Việt Nam phải đứng dậy tiến hành đấu tranh giải phóng
dân tộc mình. Các cuộc đấu tranh ở trong nước được truyền sang cộng đồng
Việt kiều ở Thái Lan một cách mạnh mẽ. Do mặt địa lý, nước Thái Lan là
nước láng giềng gần gũi của Việt Nam và Đông Dương cho nên Việt kiều ở
Thái Lan khá nhạy cảm với những biến động chính trị ở Việt Nam và Đông
Dương. Mặt khác, Thái Lan cũng là nước độc lập nhưng từ thế kỉ XVIII và
XIX đến nay đã từng bị các đế quốc Anh, Pháp, Nhật, Mĩ đè nén về kinh tế và
chính trị mang tính chất mét nước “nửa thuộc địa” vì vậy nhân dân Thái Lan
sẵn có cảm tình với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
Nhiều khi vua chúa hoặc chính phủ Thái Lan cũng sẵn sàng ủng hộ cuộc đấu
tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Đó là mét nhân tố thuận lợi cho
những người yêu nước Việt Nam từ các nghĩa quân trong phong trào Cần
Vương đến các nhà hoạt động trong phong trào Đông Du, Việt Nam quốc dân


18

hội, Thanh niên cách mạng đồng chí hội mỗi khi gặp khó khăn tránh sang
Thái Lan trở thành Việt kiều tiếp tục hoạt động làm nòng cốt trong cuộc vận
động cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan.
Do những điều kiện khách quan và chủ quan nói trên xã hội Việt kiều ở
Thái Lan đã trở thành cơ sở rất tốt cho các hoạt động cách mạng. Có thể nói,
đó là xã hội của quần chúng cách mạng luôn hướng về Tố quốc đem vận
mệnh của mình gắn liền với vận mệnh của Tổ quốc trong tất cả các giai đoạn
phát triển của lịch sử Việt Nam.



19

CHƢƠNG 2 : PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA VIỆT KIỀU Ở
ĐÔNG BẮC THÁI LAN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1930
2.1. Phong trào yêu nƣớc của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan gắn
với Phan Bội Châu
2.1.1. Những hoạt động yêu nước của người Việt ở Thái Lan sau sự
thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam
Sau thất bại của phong trào Cần Vương, triều đình nhà Nguyễn đã đầu
hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược. Kẻ thù thẳng tay đàn áp các phong
trào kháng Pháp của nhân dân ta. Những nghĩa qn cịn sót lại của phong
trào này và các con cháu của họ vượt núi băng rừng lánh nạn sang Xiêm để
tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Vùng Đông Bắc Thái Lan lúc này trở thành nơi
nương tựa cho các nghĩa quân cách mạng, đồng thời là cửa ngõ để ra nước
ngồi tìm đường cứu nước của các nhà yêu nước Việt Nam.
Sau thất bại của phong trào Đông Du và Duy Tân đầu thế kỉ XX, nhiều
nhà yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngồi hy vọng tìm ra con đường mới
giải phóng q hương. Trong số đó có một số chí sĩ chạy sang Trung Quốc,
người chạy sang Xiêm, nơi đó đã có hàng vạn người Việt Nam đã bị áp bức
bóc lột, đói khổ hoặc do chính họ, hoặc do ơng cha họ tham gia các phong
trào yêu nước thất bại bị đàn áp đã chạy sang đây nhưng vẫn nung nấu ý chí
đền nợ nước, trả thù nhà. Những chí sĩ cách mạng Việt Nam đã quyết định lựa
chọn Thái Lan là nơi nương tựa để tiếp tục sự nghiệp cứu nước.
Sau khi phong trào Đông Du thất bại các nhà cách mạng Việt Nam chạy
sang Trung Quốc chia làm hai phái và đều đưa người về Xiêm hoạt động.
Phái cụ Phan Bội Châu, thành lập Việt Nam quang phục hội, dùng
chương trình của Hội, truyền bá tư tưởng qua “Lưu cầu huyết tân thư”, “Việt
Nam nghĩa liệt sử”... trong quần chúng.



20

Phái Lương Lập Nham, Trần Hữu Lực chủ trương vũ trang chống Pháp.
Sau sự kiện cướp đồn Hin bún ở tỉnh Khăm muộn - Lào bị thất bại, tiếp đó là
việc chuyển vũ khí về Nam Bộ bị bại lộ, ông Trần Hữu Lực bị bắt phải tự tử.
Ở trong nước, các cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, của người Mèo ở Tây
Bắc lần lượt bị thất bại, bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Các chí sĩ hoạt
động ở Xiêm phân hoá một số quay ra làm ăn, một số đi tu lánh nạn chờ thời
cơ, một số tiếp tục duy trì vận động phong trào trong người Việt yêu nước ở
Xiêm, tiêu biểu là nhóm cụ Đặng Thừa Húc, thuộc ảnh hưởng của Việt Nam
Quang phục Hội.
Đông Bắc Thái Lan bấy giờ đã hình thành nên một đội ngũ những nhà
yêu nước trong cộng đồng người Việt ở đây. Chính họ đã đặt nền móng cho
phong trào người Việt yêu nước ở Đông Bắc Thái Lan qua hơn mét thế kỉ
qua. Vấn đề đầu tiên là phải xây dựng các cơ sở yêu nước, cách mạng.
2.1.2 Phan Bội Châu trong phong trào vận động yêu nước của Việt
kiều Thái Lan đầu thế kỉ XX.
Sau sự thất bại của phong trào Cần Vương năm 1904, Phan Bội Châu
thành lập Duy Tân hội- một tổ chức tiến bộ của phong trào Đơng Du nhằm
xúc tiến hơn n÷a phong trào chống thực dân Pháp xâm lược, giành chính
quyền độc lập cho nước nhà theo tư tưởng hướng ngoại.
Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu - người đứng đầu phong trào Đông Du
đã đưa Cường Để qua nước Xiêm. Kiều bào cũ ở Xảm – XÓn đã giúp đỡ
phương tiện cho cụ Phan và Cường Để đi Nhật Bản cầu viện [20, 9]. Sự hỗ
trợ về khoa học quân sự đồng thời chuẩn bị cho việc đưa học sinh sang Nhật
huấn luyện học tập. Nhưng khơng bao lâu sau đó Pháp dùng chiến thuật ngoại
giao kí hiệp ước “Nhật - Pháp thân thiện” chống lại cách mạng Việt Nam.
Nhật Bản từ chối tiếp tục đào tạo cho học sinh Việt Nam và trục xuất toàn bộ

số học sinh Việt Nam đang học ở trường Đồng Văn, kể cả cụ Phan Bội Châu


21

ra khỏi Nhật. Họ phải chạy về Trung Quốc, từ đó một số học sinh theo cụ
Phan chạy về đất Xiêm.
Theo cuốn “Phan Bội Châu niên biểu” thì cụ Phan đến Xiêm ba lần.
Lần thứ nhất vào năm 1908, đúng lúc đó vua Rama V trở về Xiêm sau chuyến
cơng du các nước Châu Âu. Phan Bội Châu rất quan tâm đến công cuộc canh
tân đất nước của vua Rama V. Ngược lại, đây cũng là thời kì vua Rama V
quan tâm đến mối quan hệ bang giao ban đầu tạo thời cơ thuận lợi cho công
cuộc vận động yêu nước hình thành ở đầu thế kỉ XX của céng đồng Việt kiều
Thái Lan trước khi có Đảng Céng sản Đông Dương. Cụ Phan được bá tước
Đại - ôi – một chính trị Nhật Bản giới thiệu với viên cố vấn pháp luật người
Nhật đang giúp chính phủ Xiêm lúc bấy gìơ. Do đó Phan Bội Châu đã quan
hệ được với Bộ trưởng Ngoại giao và thân vương nước Xiêm và được họ giúp
đỡ khi cần thiết. Sau đó Phan Bội Châu đi sang Trung Quốc [24, 90].
Lần thứ hai là vào tháng 6 năm 1909 Phan Bội Châu trở lại Xiêm cùng
với Đặng Thúc Hứa để thương lượng với Hoàng thân em trai vua Rama V
giúp đỡ trong việc vận chở 500 khẩu súng từ Hồng Kông về Việt Nam. Việc
không thành do Bộ trưởng Ngoại giao Xiêm từ chối vì sợ việc lộ ra sẽ trở ngại
đến bang giao giữa hai nước Xiêm và Pháp. Phan Bội Châu ®· trở lại Trung
Quốc.
Tháng 9 năm 1910 Phan Bội Châu đến Thái Lan lần thứ ba. Lần này
Phan Bội Châu đã gặp gỡ và trao đổi với Hoàng thân - người thân tín của
Rama V. Phan Bội Châu đã trình bày tình hình và diễn biến của phong trào
đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam và đề nghị chính phủ Thái Lan bí
mật giúp đỡ. Chính phủ Thái Lan đã tán thành kế hoạch của Phan Bội Châu,
đồng ý cho lập làng Việt Nam làm nơi tạm trú cho số học sinh từ Nhật Bản

trở ra, cấp cho học sinh học bổng mỗi tháng 5 bạt (đồng tiền Xiêm). Chính
phủ Xiêm cịn giúp đỡ Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa mở ấp trại gây cơ
sở cho sự nghiệp lâu dài ở một làng gọi là bản Thặm. Bản Thặm thuộc tỉnh


22

Pak - Năm - Phô ở miền trung Thái Lan trên lưu vực sông Mê - nam cách thủ
đô Bangkok bốn ngày đi bộ. Các ông Đặng Thúc Hứa, Đặng Tử Kính, Hồ
Vĩnh Long, Lê Hồng Chung... là những cốt cán của cụ Phan đứng ra tổ chức
trại này. Cả trại độ năm, sáu chục anh em là những du học sinh Việt Nam bị
chính phủ Nhật Bản trục xuất đến đó từ trước và một số lao động ở Thượng
Hải cùng đi với cụ Phan về Xiêm. Đây là cơ sở đào tạo giáo dục chứ không
phải là một trại huấn luyện vũ trang.
Trong những năm này, phong trào Việt Kiều yêu nước dưới sự chỉ đạo
của cụ Phan Bội Châu đã có những hoạt động hỗ trợ cho phong trào cách
mạng ở trong nước. Thời gian này, cụ Phan hoạt động như một chính trị viên,
thường làm thơ ca động viên tinh thần yêu nước của anh em trong Kiều bào
và truyền về nước. Những bài “ái quốc ca” “ái chủng ca” “ái quần ca”... là các
tác phẩm của cụ Phan trong thời kì nương náu ở Xiêm.
Năm 1911, cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc do Tôn Trung Sơn
lãnh đạo thành công, cụ Phan Bội Châu cho rằng thời cơ đã đến, cụ rời bản
Thặm sang Trung Quốc hoạt động.
Năm 1912, Phan Bội Châu ở Trung Quốc giải tán Duy Tân Hội là tổ
chức yêu nước theo đường lối quân chủ lập hiến để thành lập ra Việt Nam
Quang phục hội theo đường lối dân chủ tư sản phỏng theo cương lĩnh của Tôn
Trung Sơn. Ông Trần Hữu Lực được cụ phái về Xiêm làm chi hội trưởng Việt
Nam Quang phục hội để cùng với các nhà lãnh đạo Việt kiều ở Xiêm vận
động quần chúng sung vào đội Quang phục. Nguyễn Văn Ngôn (biệt hiệu
Tùng Nham) đã vượt Trưêng Sơn về Việt Nam giúp Hoàng Hoa Thám đẩy

mạnh phong trào chống Pháp ở Yên Thế. Đồng thời, hội còn cử một nhà sư
yêu nước lánh nạn qua Xiêm từ trước tên là Thái Tăng (Sư Rau) đang ở một
ngôi chùa ở Hủa - Hỉn gần Bangkok cïng với một người nữa chia nhau về
Campuchia và Nam Kì tổ chức các chi hội Việt Nam Quang phục hội.


23

Sau đó Phan Bội Châu lại cử Bùi Chính Lộ từ Trung Quốc qua Xiêm vế
Nam Bộ tìm cách gây cơ sở. Uđon - Bản Thặm là những địa điểm tiếp nhận
anh chị em thanh niên lớp này đến lớp khác từ trong nước sang.
Các ông Trần Hữu Lục, Lương Lập Nhan, Hoàng Trọng Mậu... quyết
địnhvề nươc vận động binh lính cướp lấy một vài đồn lính để từ đó dựng cơ
nghịêp như kiểu Hồng Hoa Thám nhưng khơng thành. Các ơng Trần Hữu
Lục, Hồng Trọng Mậu bị chính phủ Xiêm bắt trao cho thực dân Pháp.
Sau khi Trần Hữu Lục bị bắt Việt Nam Quang phục hội vẫn còn tồn tại.
Được sự giúp đỡ của Việt kiều, Quang phục hội đã tổ chức được ba đạo quân
do các ông Âm Trần, Ngơ Quang, Đinh Dỗn Tế, Nguyễn Quốc Thụy chỉ huy
định vượt sông Mê Kông về Lào để đánh Pháp ở Hin - Bun. Kế hoạch bại lộ,
hai ông đã hi sinh.
Năm 1915, Đặng Tử Kính ở Xiêm và ông Mai Sơn ở Trung Quốc sang
Xiêm đã gặp công sứ Đức ở Bangkok nhận một vạn đồng mang sang Trung
Quốc lo toan về việc tổ chức bạo động ở Hà Khẩu - Lạng Sơn và Móng Cái
nhưng khơng thành công.
Sau nhiều lần thất bại liên tiếp của Việt Nam Quang phục hội hoạt động
yêu nước của Việt kiều lắng xuống một thời gian.
2.2. Phong trào yêu nƣớc của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan trong
những năm 20 của thế kỉ XX
2.2.1. Đặng Thúc Hứa vói chủ trương xây dựng cơ sở lâu dài trong
Việt kiều

Cụ Đặng Thúc Hứa là người huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, cùng
anh là Đặng Nguyên Cẩn tham gia phong trào Đông Du và Duy Tân. Khi
Đặng Nguyên Cẩn bị đưa đi đầy thì Đặng Thúc Hứa bị truy nã. Ông đã theo
cụ Phan Bội Châu sang Trung Quốc rồi sang Thái Lan.
Đặng Thúc Hứa là một người trong số những người Việt Nam nhập cư
vào Thái Lan đầu thế kỉ XX. Ông là một vị tiền bối của cộng đồng người Việt


24

kiều u nước ở Thái Lan. Ơng có cơng rất lớn trong việc tập hợp cộng đồng
người Việt Nam sống rải rác trên đất Thái Lan lại thành một cộng đồng nhằm
xây dựng cơ sở cho công cuộc vận động yêu nước trong phong trào chống
thực dân Pháp ở hải ngoại. Ơng là người duy trì cách mạng đến cùng và đã
tiến lên theo kịp các bước phát triển trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Đặng Thúc Hứa đã từ chỗ tham gia phong trào Cần Vương chuyển qua
đồng tình với việc phò Cường Để theo chế độ quân chủ lập hiến rồi tán thành
việc giải tán Duy Tân Hội lập ra Việt Nam Quang phục hội theo đường lối
dân chủ tư sản và cuối cùng chuyển qua cuộc vận động do giai cấp công nhân
lãnh đạo theo chủ nghĩa tư sản. Sự chuyển biến của Đặng Thúc Hứa không
phải là bị động mà là một q trình có suy nghĩ nhận thức rõ ràng về sự tất
yếu của cách mạng.
Năm 1908, cụ Đặng Thúc Hứa theo Phan Bội Châu sang Trung Quốc
rồi năm 1910 cụ sang hoạt động tại Thái Lan. Tuy hoạt động trong phong trào
Duy Tân, Quang phục hội cùng các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
nhưng cụ đã sớm thÊy chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của nước ngồi để
giành độc lập là khơng phù hợp mà phải dựa vào quần chúng, phải dựa vào
sức mình là chính. Cụ cũng là người thấy rõ hơn địa bàn Xiêm tương đối
thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở cách mạng Việt Nam. Ở đây có cộng đồng
người Việt giàu lịng u nước vì phần đơng họ là những người ra đi do nghèo

đói bị áp bức bóc lột căm thù giặc Pháp.
Bởi vậy, ngay từ khi đến Xiêm, cụ cùng các chí sĩ yêu nước đã bắt tay
ngay vào ba việc sau: Một là tuyên truyền lòng yêu nước trong lòng bà con
người Việt, xây dựng cơ sở làm chỗ dựa lâu dài cho phong trào yêu nước
người Việt – Thái - Lào và trong nước. Đầu tiên là xây dựng cơ sở Pak Nặm
Phô để đúc rút kinh nghiệm đồng thời là địa bàn trung tâm phong trào. Cụ
Đặng Thúc Hứa đã đi khắp nơi trên đất Xiêm, nơi nào có người Việt là có dấu
chân Cụ nên người Việt Xiêm đã gọi cụ với lịng trìu mến đồng thời cũng nói


25

lên tinh thần cách mạng cao cả, đức tính cần cù của Cụ là “Cố Đi”. Hai là tập
trung sản xuất để tự nuôi bản thân và mua sắm vũ khí, tiền lộ phí cho cán bộ
qua lại và gửi về trong nước đóng góp quỹ Hội. Từ năm 1910 đến 1913, đã
xây dựng được hai cơ sở làm ruộng gọi là “Trại cày” và một cơ sở nuôi dạy
các cháu ăn học. Ba là về đào tạo, giáo dục: Chú ý đào tạo cán bộ tương lai
cho cách mạng nước nhà và dạy chữ cho con em Việt kiều. Các cụ đã mở các
trường học, vận động bà con người Việt - Thái - Lào cho con em đến học và
tiếp nhận các em gửi từ nước sang. Các cụ làm lụng nuôi các em ăn học, dạy
chữ, dạy đạo đức làm người, dạy cho các em tình yêu quê hương. Mỗi em ít
nhất phải biết thêm một ngoại ngữ, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng
Pháp...[13, 15]
Đặng Thúc Hứa chủ trương tuyên truyền vận động khơi dậy lòng yêu
nước trong bà con Việt kiều xây dựng cơ sở làm chỗ dựa lâu dài cho phong
trào yêu nước. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng nên “Trại
Cày” ở Bản ThỈm từ năm 1910 khi Phan Bội Châu cịn hoạt động ở Xiêm và
là người duy trì cơ sở Bản ThỈm cho đến cùng. Đặng Thúc Hứa cũng thấy rõ
sự nghiệp cứu nước là lâu dài gian khổ phải từ thế hệ này sang thể hệ khác
nên phải đào tạo một lớp cán bộ tương lai cho cách mạng nước nhà. Mặt khác,

ơng và những chí sĩ yêu nước ở Xiêm cũng lo lắng làm sao để cho con em
Việt kiều khơng bị “Thái hố”. Các cụ đã mở một cơ sở gọi là “Trại các em”
bắt đầu xây dựng từ năm 1911 đến 1912 để đào tạo con em Việt kiều và một
số con em từ trong nước sang. Mục đích của các cụ là dạy cho các em biết
tiếng mẹ đẻ, dạy đạo đức làm người, biết lao động, làm ăn, nhất là biết yêu
nước để sau này lớn trở thành người cách mạng cứu nước [26, 72].
Cơ sở Pak Nặm Phô tuy được xây dựng xa cách biên giới Thái Lan Đông Dương để tránh sự tò mò của mật thám Pháp nhưng chúng vẫn tìm mọi
cách tiêu diệt mầm mống cách mạng này. Thực dân Pháp đã gây sức ép với
nhà cầm quyền Xiêm lúc đó ngăn cản khơng cho người Việt làm ăn sinh sống


×