1
Hệ thống SMS University
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
Hệ thống SMS University
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là sinh viên của trường chúng em hiểu rõ những khó khăn và bất cập của
các bạn sinh viên khi cập nhật thông báo của nhà trường. Muốn biết một thông báo các
bạn phải đến trường hoặc truy cập Internet. Việc đến trường tốn khá nhiều thời gian,
công sức và chi phí của sinh viên. Còn hệ thống Internet hiện nay chưa thật sự phổ
biến ở Việt Nam, không phải bạn nào cũng có khả năng lắp đặt d
ịch vụ Internet tại
nhà. Vì thế, truy cập vào trang Web của trường cũng là một trở ngại với sinh viên.
Hình 1: Bất cập đối với sinh viên và phụ huynh khi xem thông báo
Quý phụ huynh thường lo lắng, không an tâm trong quá trình theo dõi tình
hình học tập của con em mình vì chỉ nhận được thông tin một phía từ sinh viên. Có
những trường hợp sinh viên học đến năm 3 đại học mà phụ huynh mới biết con em
mình thường xuyên nghỉ học và phải nợ quá nhiều môn. Nguyên nhân là do việc liên
hệ với nhà trường gặp nhiều trở ngại khi phụ huynh ở quá xa trường. Chúng em từng
chứ
ng kiến cảnh một bạn cùng lớp lừa dối gia đình, đến khi gia đình phát hiện được
tình hình học tập của bạn ấy thì ân hận cũng đã quá muộn vì thời gian đã không cho
phép nữa rồi.
3
Hệ thống SMS University
Việc thông báo đến sinh viên cũng đang là một khó khăn chưa được giải
quyết đối với nhà trường và quý thầy cô, nhất là những thông báo khẩn cấp (như đổi
phòng học hay thông báo nghỉ đột xuất,…). Hiện nay đa số những thông báo đó được
cập nhật qua Lớp trưởng, Lớp phó hay Bí thư chi đòan rồi cán bộ lớp có nhiệm vụ
thông báo lại cho các bạn. Quá trình này gây bất tiện cho cán bộ lớ
p và làm chậm trễ
thông tin.
Hình 2: Lịch học có nhiều thay đổi
4
Hệ thống SMS University
Bảng 1: Các loại thông báo
Thông báo
Nội dung thông báo Ngày tổ
chức
Khoa Lớp
Thông báo tuyển dụng việc làm
của các nhà tuyển dụng ở các
khu công nghiệp .
10/10/2008 Trung Tâm
Quan Hệ Quốc
Tế.
Tất cả các sinh
viên trong
trường tham gia
Buổi Semina trình bày đề tài
Spatio-temporal redundancies for
Quality enhancement and coding
of compressed images and
videos. của TS Võ Trung Dũng –
Giảng viên ĐHBK TPHCM
11/12/2008
Văn phòng
khoa Điện –
Điện Tử
Điện – Điện Tử Tất cả các sinh
viên
Lễ phát động phong trào
Robocon Lạc Hồng năm 2010
15/09/2009
Phòng A301
Điện – Điện Tử
Các lớp thuộc
khóa 06, 07, 08.
Văn nghệ chào mừng ngày Nhà
Giáo Việt Nam 20/11
19/11/2009 Điện – Điện Tử
Cơ Điện
Tất cả các lớp
trong khoa
Khai mạc giải bóng đá chào
mừng ngày thành lập trường
01/09/2010 Đoàn trường Tất cả sinh viên
trường
Phong trào Mùa Hè Xanh năm
2010
26/03/2010
Đoàn trường Tất cả sinh viên
trường
5
Hệ thống SMS University
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Từ tất cả những bất cập trên, chúng ta cần một hệ thống có thể thông báo đến
quý phụ huynh và các bạn sinh viên một cách hiệu quả hơn. Hệ thống này sẽ tiết kiệm
thời gian, công sức cũng như chi phí cho người sử dụng. Muốn làm được điều đó thì
thông báo phải được cập nhật bằng một công nghệ hiện đại và thiết bị thông dụng, gần
gũi với sinh viên. Chúng em nghĩ đến hệ thống tin nhắn của mạng điện thọai di động.
Tin nhắn SMS vừa quen thuộc với sinh viên lại tiết kiệm chi phí và đặc biệt là rất
thuận tiện. Đó là nguyên nhân mà chúng em chọn đề tài SMS University để thực hiện.
Hệ thống SMS University sẽ gửi tin nhắn chứa nội dung thông báo đến những
người sử dụng đã đăng ký trước. Hàng tháng người sử
dụng chỉ phải nộp một khoản
chi phí rất thấp để cập nhật thông báo một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
LỊCH SỬ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trước đây, chúng ta chỉ sử dụng tin nhắn cho mục đích liên lạc thông thường.
Nhưng với hệ thống SMS University, tin nhắn sẽ trở nên hữu ích hơn nữa khi trở thành
công cụ cập nhật thông báo trong trường học.
Đây là một hệ thống có phương pháp thông báo hòan tòan mới trong trường Đại
Học. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như: tính chính xác, nhanh chóng, hiệu quả và
chi phí thấp.
Hệ thống
đang được nghiên cứu và thực hiện trong phạm vi Khoa Điện – Điện Tử
trường Đại Học Lạc Hồng. Nếu được nhà trường cho phép và áp dụng, hướng phát triển
trong tương lai của đề tài là hệ thống sẽ được ứng dụng trong tất cả các khoa của trường
Đại Học Lạc Hồng.
Phần nội dung của đồ án này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề
tài.
Chương 2: Phân tích và triển khai hệ thống.
Chương 3: Tổng kết.
6
Hệ thống SMS University
PHẦN II: NỘI DUNG
7
Hệ thống SMS University
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TIN NHẮN SMS
1.1.1. SMS là gì?
SMS là viết tắt của cụm từ Short Message Service nghĩa là dịch vụ thông điệp
ngắn. Nó là giao thức cho phép gửi và nhận các bức điện giữa các điện thoại di động.
Dịch vụ SMS được phát triển đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1992. Nó đã được thêm vào
hệ GSM (Global System for Mobile Communication) như một chuẩn truyền thông hữu
ích ngay từ những ngày đầu. Sau đó nó được chuyển đến công nghệ không dây như
CDMA và TDMA. Các chuẩ
n GSM và SMS được phát triển đầu tiên bởi ETSI
(European Telecommunications Standards Institute - Tổ chức chuẩn truyền thông châu
Âu).
Với tên “Short Message Service” thì dữ liệu chứa trong một tin nhắn SMS
được giới hạn. Một tin nhắn SMS có thể chứa nhiều nhất là 140 byte dữ liệu (1120bit).
Tin nhắn SMS cung cấp tất cả các ngôn ngữ quốc tế thông dụng. Nó đáp ứng
tốt tất cả các ngôn ngữ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… nhờ việc sử dụ
ng mã
Unicode.
Bên cạnh dạng text, tin nhắn SMS cũng có thể mang dữ liệu dạng nhị phân.
Nó có thể gửi nhạc chuông, hình ảnh, logo…và nó cũng có thể cấu hình WAP cho một
điện thoại di động qua tin nhắn SMS. Một ưu điểm chính của SMS là nó thể đáp ứng
cho 100% điện thoại di động GSM
Một đặc tính nổi bật của SMS đó chính là sự báo nhận. Tức là nếu một máy di
động gửi tin có yêu cầ
u thì khi gửi SMS đến máy đích, máy đích nhận được, trung tâm
lưu trữ SMS sẽ phúc đáp cho máy di động gửi tin một bản tin nhỏ gọi là bản tin xác
nhận, giúp cho người gởi có thể biết được là bản tin SMS của mình đã được nhận hay
chưa. Vì SMS sử dụng các kênh tín hiệu khác nhau để phân chia các kênh, vì vậy các
bản tin có thể được gửi, nhận đồng thời như các dịch vụ voice, data, fax thông qua
mạng GSM. SMS hỗ trợ trên bình di
ện quốc gia và cả quốc tế, vì vậy bạn có thể dùng
một thuê bao di động gửi tin SMS đến bất cứ một thuê bao di động nào khác trên thế
8
Hệ thống SMS University
giới. Hiện nay các mạng đều được xây dựng dựa trên 3 kỹ thuật cơ bản đó là: GSM,
CDMA, TDMA và cả 3 đều hỗ trợ SMS.
1.1.2. Ứng dụng của tin nhắn SMS
Sau đây là một số ứng dụng cơ bản nhất của tin nhắn SMS:
•
Đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm khi cần gửi một số yêu cầu mà không
nhất thiết phải thực hiện các cuộc gọi.
•
Có thể sử dụng để Check Mail, có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ E-mail
hỗ trợ các khác hàng có thể thực hiện check mail thông qua SMS.
•
Có thể sử dụng để gửi các e-mail (dĩ nhiên là ít hơn 160 ký tự) từ một thuê
bao di động đến một địa chỉ E-mail thực trên mạng Internet thông qua SMS.
•
Các thông tin về thời sự, thời tiết, các bản tin về thị trường, các chương
trình khuyến mãi có thể được gửi đến các User thông qua trung tâm, tức là bạn sẽ có
thể nhận được các bản tin này từ nhà cung cấp dịch vụ hoặc trung tâm thông qua việc
đăng ký với nhà cung cấp hoặc là gửi một tin nhắn theo một cú pháp nào đó có sẵn đến
một số điện thoại nhất định.
•
SMS có thể được sử dụng bởi các nhà cung cấp để cung cấp các dịch vụ
giới thiệu, quảng bá.
•
Mobile chatting cũng là một trong những ứng dụng của SMS.
•
SMS có thể được sử dụng để báo tin cho một ai đó khi bạn nhận được các
bản tin MMS hoặc Fax…
•
Sử dụng SIM-Toolkit, hiện nay là một phần của mạng GSM, SMS có thể
được sử dụng để kích họat một đặc tính nào đó của mạng. Bằng cách sử dụng một bản
tin ngắn, có cấu trúc định sẵn từ các thuê bao đến các Server nhằm kích họat các thuê
bao cuối không dây.
•
Dùng để báo có Internet e-mail.
•
Download các trình cần thiết (chỉ đúng cho các nhạc chuông mono…).
9
Hệ thống SMS University
1.1.3. Nhược điểm của tin nhắn SMS
Tuy SMS rất phổ biến nhưng không phải không có nhược điểm, dưới đây là
một số nhược điểm của nó:
•
Các bản tin bị giới hạn bởi kích cỡ. Một bản tin SMS không thể tồn tại lớn
hơn 160 ký tự. Đối với các bản tin dài hơn 160 ký tự, tự động mạng sẽ split nó ra
thành nhiều segment để gửi đi, mỗi Segment là một bản tin, và nhiệm vụ của các trung
tâm là sẽ xem xét, đánh dấu để gửi các bản tin đi sao cho khi đến máy thì máy có thể
tự động lắp ghép lại thành một bản tin hoàn ch
ỉnh.(vấn đề hạn chế về kích cỡ đã được
giải quyết bằng MMS)
•
Có nhiều giao thức độc quyền được sử dụng bởi nhà cung cấp dịch vụ
SMS và nhà phát triển dịch vụ cần cho các interface để tạo nên các ứng dụng cần thiết
vì vậy sẽ có sự khác nhau giữa các trung tâm SMS, dẫn đến việc khó khăn trong giao
tiếp giữa các trung tâm này.
•
Đơn vị dữ liệu giao thức SMS được xác định trong GSM 03.40, tuy nhiên
chúng không có hiệu quả lắm. Sự khác nhau giữa các trường header trong PDU được
cố định.
•
Tốc độc dữ liệu thấp, có độ trễ cao. GPRS và USSD cung cấp tốc độ dữ
liệu cao hơn và độ trễ thấp hơn so với SMS. Điều này là bởi vì SMS sử dụng kênh báo
hiệu tốc độ chậm, MMS sau này được sử dụng các kênh dữ liệu, vì vậy tốc độ cao hơn.
•
Việc lưu trữ và chuyển tiếp các bản tin SMS một cách tự nhiên sẽ rất hữu
ích cho SMS tuy nhiên nó lại là một điểm bất lợi khi phát triển kĩ thuật WAP.
1.2. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ SMS UNIVERSITY
SMS University là dịch vụ chủ yếu phục vụ các bạn sinh viên và quý phụ
huynh. Hệ thống sẽ gửi thông báo đến người sử dụng (sinh viên hoặc phụ huynh) qua
tin nhắn SMS. Người sử dụng cũng có thể gửi tin nhắn yêu cầu hoặc phản hồi tới hệ
thống. Hai hình thức dịch vụ chính của hệ thống là thuê bao trả trước và thuê bao trả
sau.
10
Hệ thống SMS University
Những dịch vụ này dù có khác nhau về hình thức sử dụng song đều đáp ứng
nhu cầu về thông tin của sinh viên và phụ huynh bao gồm những thông tin về điểm,
thời khoá biểu, hoạt động văn nghệ - xã hội của Đoàn trường,…
Hình 1.1: Các hình thức dịch vụ của hệ thống
1.2.1. Dịch vụ thuê bao trả trước
1.2.1.1. Đăng ký sử dụng dịch vụ
Thủ tục đăng ký rất đơn giản, người sử dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào.
Để tham gia dịch vụ khách hàng chỉ cần đến đăng ký tại Trung tâm SMS University
hoặc trung tâm sẽ phát phiếu đăng ký đến mỗi lớp vào đầu năm học. Việc đăng ký
giúp hệ thống lưu trữ những thông tin cần thiết về khách hàng, qua đó thực hiện đúng
chức năng c
ủa mình là thông báo đến người sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất.
Phiếu đăng ký có mẫu như sau:
HỆ THỐNG SMS UNIVERSITY
DỊCH VỤ THUÊ BAO
TRẢ TRƯỚC
Người sử dụng phải
đăng ký trước và phí dịch
vụ được thu vào đầu mỗi
tháng
DỊCH VỤ THUÊ BAO
TRẢ SAU
Người sử dụng
không cần đăng ký trước.
Phí dịch vụ được tính ngay
sau khi người sử dụng gửi
tin nhắn tới hệ thống.
11
Hệ thống SMS University
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA DỊCH VỤ SMS UNIVERSITY
S
T
T
Họ và tên
Mã số
SV
Khoa Lớp Sở thích
Số điện
thoại
1 Lê Hùng D05102016
Điện – Điện
tử
05DV
- Hoạt động tiếp
sức mùa thi
- Phong trào
Robocon
0914414450
2 Nguyễn Thò Diệp My D05102023
Điện – Điện
tử
05DV
- Hoạt động văn
nghệ của trường,
khoa…
- Hoạt động Mùa
Hè Xanh
01682445725
3 … … … … … …
4
5
6
7
8
9
…
Hình 1.2: Phiếu đăng ký tham gia dịch vụ
Nhằm tránh trường hợp thơng báo trở thành thư rác đối với người sử dụng thì
ngồi những thơng báo cần thiết, hệ thống sẽ căn cứ vào sở thích của từng cá nhân để
gửi tin nhắn thơng báo đúng theo nhu cầu của người sử dụng. Sở thích này do người sử
dụng lựa chọn khi bắt đầu đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ.
12
Hệ thống SMS University
1.2.1.2. Phương thức đổi số điện thoại của người sử dụng
- Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu vì một lý do nào đó mà khách hàng
muốn thay đổi số điện thoại liên lạc thì chỉ cần nhắn tin tới hệ thống với cú pháp “DS
[khoảng cách] [số điện thoại cũ]”, hệ thống sẽ tự động thay “số điện thoại cũ” của
người sử dụng bằng số thuê bao vừa gửi tin nhắn đến.
- Hiệ
n nay nhóm đã nghiên cứu và thực hiện thành công chức năng thay số
điện thoại tự động. Nhưng trong quá trình sử dụng xuất hiện vấn đề: đối tượng không
phải khách hàng của hệ thống nhưng vẫn có thể nhắn tin theo cú pháp và thay đổi số
điện thoại của một người sử dụng khi họ hòan tòan không muốn. điều này có thể gây
tổn hại nghiêm trọng cho người sử d
ụng vì họ vẫn sử dụng dịch vụ nhưng không cập
nhật được thông báo.
Từ vấn đề phát sinh trên, nhóm đã đưa ra hai phương án giải quyết như sau:
n Chấp nhận rủi ro và vẫn thực hiện việc đổi số thông qua tin nhắn có cú
pháp nhất định. Việc đổi số điện thọai thông qua tin nhắn có những thuận lợi nhất định
như nhanh chóng, thuận tiện (khách hàng không phả
i đến Trung tâm nhưng vẫn thực
hiện được yêu cầu của mình), nhân viên của hệ thống cũng không phải thay đổi thông
tin khách hàng một cách thủ công,…
o Nếu người sử dụng muốn đổi số điện thoại thì phải đến liên hệ trực tiếp với
nhân viên kỹ thuật của hệ thống để tránh trường hợp bị thay đổi thông tin ngoài ý
muốn. Trung tâm sẽ yêu cầu người sử d
ụng điền đầy đủ thông tin vào phiếu đổi số
điện thoại. Khi đã xác nhận thông tin là chính xác, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành thay
số điện thoại cho sinh viên. Phương thức đổi số này tuy có thể đảm bảo thông tin cho
người sử dụng song lại không thuận tiện như phương án ở trên.
Sau đây là mẫu phiếu đổi số điện thoại:
13
Hệ thống SMS University
Hình 1.3: Phiếu đổi số điện thoại
PHIẾU ĐỔI SỐ ĐIỆN THOẠI
S
T
T
Họ và tên
Mã số
SV
Khoa Lớp
Số điện
thoại cũ
Số điện
thoại mới
1 Lê Hùng D05102016 Điện–Điện tử 05DV 0914414450 0912345678
2 Nguyễn Thị Diệp My D05102023 Điện–Điện tử 05DV 01682445725 0987654321
3
… … … … … …
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
14
Hệ thống SMS University
1.2.1.3. Phí dịch vụ và lợi nhuận
1.2.1.3.1. Phí dịch vụ
- Mỗi sinh viên tham gia dịch vụ sẽ chỉ đóng mức phí là 5000đ/tháng – một số
tiền phù hợp với sinh viên.
- Giả sử một sinh viên ở cách trường 5km muốn lên trường xem thông báo sẽ
mất thời gian tối thiểu là 40 phút và chi phí cho một lần đi lại là:
Bảng 1.1: Phí đi lại của sinh viên không sử dụng dịch vụ
Loại chi phí Số tiền/lần
Chi phí đi lại 6000đ
Phí gửi xe 1000đ
Tổng chi phí 7000đ
- Nếu bạn sinh viên đó chọn cách truy cập internet để cập nhật thông tin thì
mất thời gian tối thiểu là 20 phút và chi phí tối thiểu là 1000đ.
- Giả sử trung bình mỗi tháng có 5 thông báo thì tổng số thời gian bạn sinh
viên đó phải bỏ ra là:
Bảng 1.2: Thời gian cập nhật thông báo của sinh viên không sử dụng dịch vụ
trong một tháng
Thời gian đến trường
(phút/tháng)
Thời gian truy cập internet
(phút/tháng)
5 x 40 = 200 5 x 20 = 100
- Và số tiền bạn sinh viên đó phải chi cho việc cập nhật thông báo là:
15
Hệ thống SMS University
Bảng 1.3: Chi phí cập nhật thông báo của sinh viên không sử dụng dịch vụ
trong một tháng
Chi phí đến trường
(đ/tháng)
Chi phí truy cập internet
(đ/tháng)
5 x 7000 = 35.000 5 x 1000 = 5.000
Như vậy, nếu sử dụng dịch vụ, mỗi sinh viên sẽ có thể tiết kiệm đến 200
phút và 30.000đ mỗi tháng.
1.2.1.3.2. Lợi nhuận
• Giả sử Trung tâm có 1000 sinh viên sử dụng dịch vụ và mỗi tháng gửi trung
bình 10 tin nhắn/sinh viên, ta có bảng sau:
Bảng 1.4: Lợi nhuận của hệ thống khi số khách hàng là 1000 người
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 5.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 2.200.000đ
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi) = 5.000.000 – 2.200.000 = 2.800.000đ
• Khi số người sử dụng tăng lên (từ 3000 đến 5000 SV), trung tâm sẽ tuyển
thêm nhân viên kỹ thuật và ta có bảng lợi nhuận sau:
Bảng 1.5: Lợi nhuận của hệ thống khi số khách hàng từ 3000 - 5000 người
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 15.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 6.600.000đ
Nhân công 3.000.000đ
16
Hệ thống SMS University
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi)
= 15.000.000 – (6.600.000 + 3.000.000) = 5.400.000đ
• Và khi số sinh viên tham gia dịch vụ tăng đến con số trên 10.000 thì ta có
bảng:
Bảng 1.6: Lợi nhuận của hệ thống khi số khách hàng trên 10.000 người
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 50.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 22.000.000đ
Nhân công 2 x 3.000.000đ
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi)
= 50.000.000 – (22.000.000 + 2 x 3.000.000) = 22.000.000đ
1.2.2. Dịch vụ thuê bao trả sau
1.2.2.1. Cách thức sử dụng dịch vụ
Khác với dịch vụ thuê bao trả trước, khi sử dụng dịch vụ thuê bao trả sau
người sử dụng không cần đăng ký. Đây là dịch vụ chủ yếu nhằm phục vụ quý phụ
huynh và số ít các bạn sinh viên không đăng ký dịch vụ thuê bao trả trước. Với dịch vụ
này, các bậc phụ huynh không phải mất thời gian đăng ký mà vẫn có thể tìm hiểu tình
hình học tập của con em một cách chính xác và hiệ
u quả. Các bạn sinh viên muốn biết
về sự thay đổi lịch học hay thông tin về điểm số (của mình hay của bạn bè) mà chưa
đăng ký sử dụng dịch vụ trả trước cũng có thể có được thông tin một cách dễ dàng.
Người sử dụng sẽ gửi tin nhắn yêu cầu theo cú pháp và hệ thống sẽ gửi tin nhắn trả lời.
Những cú pháp này do hệ thống quy định và nếu tin nhắ
n nhận được không chính xác,
17
Hệ thống SMS University
hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo về các cú pháp đến người sử dụng. Sau đây là bảng
cú pháp tin nhắn của hệ thống:
Bảng 1.7: Cú pháp tin nhắn của dịch vụ thuê bao trả sau
Cú pháp tin nhắn Yêu cầu
Diem HK MaSoSinhVien
Gửi thông báo về điểm ở học kỳ <HK>
của SV có mã số sinh viên là
<MaSoSinhVien>
Diem MaSoSinhVien
Gửi thông báo về điểm ở học kỳ mới
nhất của SV có mã số sinh viên là
<MaSoSinhVien>
Diem TK MaSoSinhVien
Gửi thông báo về điểm tổng kết tính
đến học kỳ mới nhất của SV có mã số
sinh viên là <MaSoSinhVien>
TKB Tuan Lop
Gửi thông báo về thời khoá biểu (lịch
học) tuần <tuan> của lớp <Lop>
TKB dd/mm/yy Lop
Gửi thông báo về thời khoá biểu (lịch
học) ngày <dd/mm/yy> của lớp <Lop>
MuaHeXanh
Gửi thông báo về chương trình Mùa Hè
Xanh của Đoàn Trường
Robocon Gửi thông báo về hoạt động Robocon
TiepSucMuaThi
Gửi thông báo về chương trình Tiếp
Sức Mùa Thi của Đoàn Trường
Giaitri
Gửi thông báo về thông tin giải trí mới
nhất của các khoa trong trường
18
Hệ thống SMS University
1.2.2.2. Phí dịch vụ và lợi nhuận
Mỗi tin nhắn gửi đến hệ thống, người sử dụng sẽ bị trừ 700đ (chưa tính phí tin
nhắn gửi đi). Hệ thống sẽ trả lời bằng một tin nhắn 160 ký tự với phí gửi tin là 220đ
(tin nhắn ngoại mạng) hoặc 200đ (tin nhắn nội mạng).
Giả sử hệ thống gửi 1000 tin nhắn/tháng và số tin nhắn ngoại mạng chiếm
60% tổng số tin nhắn hệ thống gửi đi thì:
Tổng số tiền thu được trong một tháng từ dịch vụ thuê bao trả sau:
700đ x 1000 = 700.000đ
Số tiền hệ thống gửi tin nhắn hồi đáp trong một tháng:
(200 x 400) + (220 x 600) = 212.000đ
Lợi nhuận/tháng của dịch vụ là:
P = (tổng thu) – (tổng chi) = 700.000 – 212.000 = 488.000đ
Kết luận
:
Hệ thống SMS University mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả trong quá trình
cập nhật thông báo đối với phụ huynh, sinh viên cũng như nhà trường.
19
Hệ thống SMS University
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ TRIỂN KHAI HỆ
THỐNG
2.1. KỸ THUẬT THỰC HIỆN
2.1.1. Phân tích hệ thống
Để đáp ứng những yêu cầu trên, hệ thống gồm ba khối chính:
Hình 2.1: Sơ đồ khối của hệ thống
Khối SMS
Đây là khối nhận và xử lý lệnh từ máy tính.
Khối thiết bị đầu cuối
Là điện thoại di động của mỗi người sử dụng dịch vụ.
Khối phần mềm giao tiếp và thiết bị điều khiển
Phần mềm lập trình được cài đặt trên một máy tính. Giao diện hệ thống cho
phép nhân viên kỹ thuật của trung tâm lựa chọn những tính năng tốt nhất và nhanh
nhất để phục vụ người sử dụng.
2.1.2. Những thuận lợi khi triển khai hệ thống
- Hệ thống được thiết kế dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có là modem GSM và
điện thoại di động của mỗi sinh viên. Modem GSM hiện đang rất phổ biến trên thị
trừơng và đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống.
KHỐI PHẦN
MỀM GIAO
TIẾP VÀ
THIẾT BỊ
ĐIỀU KHIỂN
KHỐI SMS
KHỐI THIẾT
BỊ ĐẦU
CUỐI
20
Hệ thống SMS University
- Điện thoại di động là một thiết bị quen thuộc với mọi người, nhất là với lứa
tuổi sinh viên. Do đó, việc nhận thông báo qua tin nhắn SMS là một động tác quen
thuộc và đơn giản với người sử dụng ⇒ tăng tính gần gũi và khả thi của hệ thống.
- Hình thức thông báo của hệ thống mang tính phổ biến và hiệu quả cao.
Thêm vào đó tin nhắn SMS có rất nhiều
ưu điểm phù hợp với sinh viên như tốc độ
truyền nhanh, chi phí thấp.
2.1.3. Triển khai hệ thống
2.1.3.1. Khối SMS
Khối SMS bao gồm một modem GSM được giao tiếp với thiết bị điều khiển
theo chuẩn RS232. Modem trong hệ thống đóng vai trò như một tổng đài nhỏ (gửi và
nhận tin nhắn, cuộc gọi). Để điều khiển modem ta dùng tập lệnh AT.
2.1.3.1.1. Modem GSM
Modem GSM là một sản phẩm công nghệ cao với nhiều chức năng: truy cập
Internet không dây; gửi và nhận dữ liệu, fax, e-mail, tin nhắn SMS; gọi và nhận cuộc
gọi;… Điều đặc biệt là modem có thể xử lý với cơ sở dữ liệu lớn và gửi nhiều tin nhắn
tới những mạng di động khác nhau trong một lần gửi với thời gian ngắn. Đó chính là
lý do để chúng em lựa chọn và sử
dụng thiết bị này.
Sau đây là thông số kỹ thuật của modem:
21
Hệ thống SMS University
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của modem GSM
1. Product features:
GSM/GPRS Dual-band modem
GSM/GPRS Phase 2 + specifications
3V SIM
2W output power for GSM 900
1W output power for GSM 1800
2. Electrical
Supply voltage 5V – 25V
Supply current 12V
GSM 900 ~ 6mA idle
~ 150mA in call
GSM 1800 < 5mA idle
~ 100 mA in call
3. Voice features
Telephony
Emergency calls
Half rate, full rate, enhance full rate
Echo cancellation
DTMF
4. Data fax features
Data circuit asynchronous, transparent and non transparent up to 14.4 Kbps
Class 1 and Class 2 fax
MNP2, V.42 bis
5. GPRS features
GPRS Class 2/Class B
Coding scheme: CS 1 - CS 4
Compliant with SMG31 bis
6. SMS features
Text and PDU
Point to point (MO & MT)
Cell broadcast
7. GSM supplementary
Call forwarding
Call barring
Multi party
Call waiting and call hold
8. Other features
ME + SIM phonebook management
Fixed dialing number
SIM toolkit class2
Real time clock
Alarm management
UCS2 character set management
Firmware upgrade via X-Modem
9. Interfaces
Sub - D15 high-density connector for R232 audio and I/O
Micro fit 4pin for input power
Male FME connector for antenna
Sliding SIM holder
Standard GSM/GPRS AT commands
22
Hệ thống SMS University
- Modem có hình dáng bên ngòai nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình lắp ráp và
sử dụng.
Hình 2.2: Modem GSM
- Modem hoạt động ở mức điện áp từ 5 đến 25V. Để có thể dùng nguồn điện
220V thông thường ta cần một adaptor cho modem.
Hình 2.3: Adaptor AC/DC của modem
Cổng
nguồn
Anten
Cổng COM giao
tiếp máy tính
Khe lắp
thẻ Sim
23
Hệ thống SMS University
- Modem giao tiếp máy tính theo chuẩn RS232, do đó cáp giao tiếp giữa
modem và máy tính là cáp cổng COM. Để thuận tiện trong quá trình sử dụng ta có thể
giao tiếp máy tính với modem qua cổng USB bằng cáp chuyển đổi cổng COM sang
USB.
Hình 2.4: Cáp giao tiếp máy tính
2.3.3.1.2. Sơ lược về tập lệnh AT
Hình thức của tập lệnh AT
Tập lệnh AT có thể được viết dưới hai hình thức là PDU hoặc Text. Nói cách
khác, modem GSM có thể hoạt động ở hai chế độ khác nhau là Text và PDU. PDU là
định dạng mã hoá tin nhắn. Text là cách thức điều khiển thân thiện với người sử dụng.
Khi modem GSM hoạt động ở các chế độ này thì cú pháp của các lệnh AT và mã trả
về sau khi lệnh được thực hiện là hoàn toàn khác nhau.
Sau đây ta sẽ lấy 2 ví dụ để nhận thấy sự khác nhau giữ
a hai chế độ tin nhắn.
Để gửi một tin nhắn mang nội dung là “It is easy to send text messages.” đến số thuê
bao +84291234567 thì dòng lệnh gửi trong chế độ SMS text có cú pháp và nội dung
như sau:
AT+CMGS="+85291234567"<CR>It is easy to send text messages.<Ctrl+z>
24
Hệ thống SMS University
Tuy nhiên nếu modem GSM hoạt động ở chế độ SMS PDU thì việc thực hiện
dòng lệnh AT trên sẽ gây ra lỗi vì cú pháp của lệnh +CMGS trong chế độ SMS PDU
hoàn toàn khác. Khi đó ta sẽ sử dụng dòng lệnh có cú pháp như sau để thực hiện nhiệm
vụ trên:
AT+CMGS=42
<CR>
07915892000000F001000B915892214365F7000021493A283D079
5C3F33C88FE06CDCB6E32885EC6D341EDF27C1E3E97E72E
<Ctrl+z>
Ở chế độ này phần nội dung tin nhắn sẽ được mã hóa dưới dạng mã PDU. So
sánh hai chế độ hoạt động của modem ta có thể dễ dàng nhận thấy chế độ SMS text thì
đơn giản còn chế độ SMS PDU thì phức tạp hơn nhưng việc sử dụng mã PDU có thể
làm giảm dung lượng dữ liệu và tính bảo mật cao hơn.
Những lệnh AT cơ bản (chế độ Text)
- AT+CMGF?{Enter}: kiểm tra chế độ hoạt động của modem. Nếu modem trả
về chuỗi +CMGF: 1 nghĩa là modem hoạt động ở chế độ text. Trường hợp modem trả
về chuỗi +CMGF: (0-1) nghĩa là chế độ PDU đang được dùng.
+ Để thiết lập chế độ text ta dùng lệnh AT+CMGF=1
+ Để thiết lập chế độ PDU ta dùng lệnh AT+CMGF=0
- AT+CPIN?{Enter} : kiểm tra SIM.
Nếu có SIM modem sẽ báo về k
ết quả: +CPIN : READY. Nếu SIM chưa được
gắn vào hoặc SIM bị hỏng hoặc SIM đã được gắn vào nhưng tiếp xúc kém, modem sẽ
báo ERROR.
- ATD<Sốđiệnthoại>;{Enter} : gọi điện thoại.
Ví dụ: Để gọi điện thoại từ Modem tới số điện thoại 0955667388 ta gõ như sau:
ATD0955667388; rồi nhấn Enter.
- ATH {Enter}: dừng cuộc gọi đang được thực hi
ện bằng lệnh ATD ở trên.
- ATA {Enter}: trả lời cuộc gọi. Khi modem báo OK nghĩa là cuộc gọi đang
được kết nối.
- AT+CMGS=<Sốđiệnthoại> [Enter] [Nội dung tin nhắn ] <Ctrl+Z >: lệnh
gửi tin nhắn. Nếu muốn hủy bỏ việc nhắn tin ta thay tổ hợp phím Ctrl+Z bằng phím
25
Hệ thống SMS University
Esc. Sau khi gửi modem sẽ báo OK nếu tin nhắn gửi đi thành công hoặc ERROR nếu
quá trình gửi đi thất bại.
- Khi có tin nhắn mới, modem sẽ tự động gửi về câu lệnh: AT+CMTI: "SM"
<index>. Ta sẽ dùng lệnh sau để đọc tin nhắn: AT+CMGR=<index>. Khi đó ta nhận
được chuỗi:
+CMGR: "REC UNREAD", <số điện thoại>, <ngày giờ>,<CR><LF>,
<nội dung tin nhắn> OK.
- AT+CMGD=<Index> [,<DelFalg>]: lệnh xoá tin nhắn vị trí <index>
- AT+CMGL: Liệt kê tin nhắn.
2.1.3.2. Khối thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối là điện thoại di động của người sử dụng.
Ngày nay điện thoại di động trở nên rất phổ biến với nhiều kiểu dáng và chức
năng phong phú. Chúng không còn là những thiết bị liên lạc đơn thuần nữa mà đã trở
thành những thiết bị giải trí được nhiều người yêu chuộng. Sau đây là hình ảnh một số
loại
điện thoại di động:
Hình 2.5: Điện thoại di động dòng cơ
bản với những chức năng đơn giản
(nghe, gọi, nhắn tin,..)