Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN



BÁO CÁO
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐAI RỪNG NGẬP MẶN
PHỊNG HỘ TỈNH BẾN TRE
GVHD: TS. NGUYỄN TRI QUANG HƯNG
HVTH: NGƠ ĐÌNH NHÂN
NGUYỄN VĂN THUẬN
NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
HUỲNH THÀNH NHÂN
TRẦN VI ĐẮC
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
Niên khóa: 2017-2019

TP HCM, Tháng 06/2018


Contents
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH.................................................................. 6
DANH SÁCH BẢNG BIỂU .............................................................................................. 6
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ................................................................................................ 6
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐAI RỪNG NGẬP MẶN PHÒNG
HỘ TỈNH BẾN TRE ......................................................................................................... 7
I.


ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 7

II.

TỔNG QUAN .......................................................................................................... 8

2.1.

Tổng quan Biến đổi khí hậu ................................................................................... 8

2.1.1.

Các khái niệm ....................................................................................................... 8

2.1.2.

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ..................................................................... 8

2.1.2.1.

Do con người ..................................................................................................... 8

2.1.2.2.

Sự biến đổi của tự nhiên................................................................................... 8

2.1.3.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu .......................................................................... 10


2.1.4.

Các hiện tượng của biến đổi khí hậu ................................................................ 10

2.1.4.1.

Thủng tầng Ozone .......................................................................................... 10

2.1.4.2.

Hiệu ứng nhà kính .......................................................................................... 10

2.1.4.3.

Mưa axit ........................................................................................................... 11

2.1.4.4.

Cháy rừng ........................................................................................................ 11

2.1.4.5.

Bão, lũ lụt, hạn hán ......................................................................................... 11

2.1.4.6.

Sa mạc hóa ....................................................................................................... 12
1



2.1.4.7.

Các tác động của biến đổi khí hậu .................................................................... 12

2.1.5.
2.2.

Hiện tượng sương khói ................................................................................... 12

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ................................................................................. 14

2.2.1.

Khái quát về hệ sinh thái rừng ngập mặn ....................................................... 14

2.2.2.

Phân bố hệ sinh thái rừng ngập ........................................................................ 14

2.2.2.1.

Thế giới ............................................................................................................ 14

2.2.2.2.

Việt Nam .......................................................................................................... 15

2.2.3.

Vai trò của rừng ngập mặn ............................................................................... 16


2.2.4.

Giá trị của rừng ngập mặn ................................................................................ 17

2.3.

Tổng quan tỉnh Bến Tre ........................................................................................ 17

2.3.1.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre ....................................................................... 17

2.3.1.1.

Vị trí địa lý....................................................................................................... 17

2.3.1.2.

Địa hình, địa thế .............................................................................................. 18

2.3.1.3.

Khí hậu, thủy văn ........................................................................................... 19

a. Khí hậu....................................................................................................................... 19
b. Thủy văn .................................................................................................................... 20
2.3.1.4.
2.3.2.


Đặc điểm khu hệ động, thực vật rừng .......................................................... 21
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre ................................. 22

2.3.2.1.

Nhiệt độ ............................................................................................................ 22

2.3.2.2.

Lượng mưa ...................................................................................................... 24

2.3.2.3.

Lũ lụt và nước biển dâng ............................................................................... 25

2.3.2.4.

Bão, áp thấp nhiệt đới và lốc xoáy ................................................................ 26

2.3.2.5.

Xâm nhập mặn và hạn hán ............................................................................ 26
2


Sạt lở đất ven sông .......................................................................................... 28

2.3.2.6.
III.


TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................ 30

3.1.

Hiện trạng rừng ngập mặn phịng hộ tỉnh Bến Tre ........................................... 30

3.1.1.

Đặc điểm của đai rừng ngập mặn phòng hộ tỉnh Bến Tre ............................. 31

3.1.2.

Sự đa dạng sinh học của đai rừng .................................................................... 31

3.1.3.

Nguyên nhân gây suy thối đai rừng ngập mặn phịng hộ tỉnh Bến Tre ...... 34

3.1.3.1.

Phá HST RNM để Nuôi trồng thủy sản ........................................................ 34

3.1.3.2.

Công tác quản lý và ý thức của người dân ................................................... 35

3.1.3.3.

Các hiện tượng thiên tai ................................................................................. 35


3.1.3.4.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa hiệu quả.............................................. 36

3.1.3.5.

Các nguyên nhân khác ................................................................................... 36

3.2.

Tầm quan trọng của đai rừng ngập mặn phòng hộ tỉnh Bến Tre .................... 37

3.3.

Tác động của Biến đổi khí hậu đến đai rừng ngập mặn phịng hộ tỉnh Bến Tre
38

3.3.1.

Tác động đến đa dạng loài................................................................................. 39

3.3.2.

Tác động đến cảnh quan.................................................................................... 39

3.3.3.

Tác động đến môi trường .................................................................................. 39

3.3.4.


Tác động đến sinh kế người dân ....................................................................... 40

3.4.

Giải pháp ứng phó với BĐKH tỉnh Bến Tre ....................................................... 40

3.5.

Các dự án ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ rừng ngập mặn phịng hộ .......... 44

3.5.1.

Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái ........................... 44

3.5.2.

Dự án đầu tư phát triển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú
45
3


3.5.3.

Dự án ứng phó với biến đổi khí hậu do Chính phủ Phần Lan tài trợ........... 46

3.5.4.

Chương trình phịng, chống giảm nhẹ thiên tai tỉnh Bến Tre ....................... 46


3.6.

Nhu cầu bảo vệ phát triển rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu .................... 47

3.7.

Định hướng bảo vệ, phục hồi và phát triển đai rừng ngập mặn phòng hộ tỉnh

Bến Tre ............................................................................................................................. 48
3.7.1.

Định hướng và giải pháp bảo vệ, phục hồi HST RNM tỉnh Bến Tre ............ 48

3.7.2.

Định hướng phát triển ....................................................................................... 49

IV.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 50

4.1.

Kết luận .................................................................................................................. 50

4.2.

Kiến nghị ................................................................................................................ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 52


4


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
RNM

: Rừng ngập mặn

ĐBSCL

: Đồng bằng Sơng Cửu Long

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

NBD

: Nước biển dâng

XNM

: Xâm nhập mặn

KNK

: Khí nhà kính

HƯNK


: Hiệu ứng nhà kính

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

NASA

: Cơ quan hàng không và không gian Hoa Kỳ

ATNĐ

: Áp thấp nhiệt đới

HST

: Hệ sinh thái

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

BVMT

: Bảo vệ môi trường

DLST

: Du lịch sinh thái


KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NN

: Nông nghiệp

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

KBTTNĐNN: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
ODA

: Hỗ trợ phát triển chính thức

WWF

: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

ENSO

: là tên gọi tắt của 2 hiện tượng El Nino và La Nina

El Nino

: Hiện tượng nước biển nóng lên, gây ảnh hưởng đến thời tiết toàn cầu


La Nina

: Hiện tượng nước biển lạnh đi so với mức bình thường

5


DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích rừng tỉnh Bến Tre theo Kiểm kê rừng năm 2014
Bảng 2: So sánh tính ĐDSH của khu hệ Động, thực vật Bến Tre so với ĐBSCL và Việt
Nam.

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Phân bố nhiệt độ trung bình nhiều năm tỉnh Bến Tre
Hình 2: Phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm tỉnh Bến Tre
Hình 3: Diện tích rừng và Đất lâm nghiệp theo chức năng rừng
Hình 4: Một số loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới tại khu cồn Phú Đa sẽ bị
ảnh hưởng bởi BĐKH
Hình 5: Một số lồi nằm trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới tại KBTTN ĐNN Thạnh
Phú sẽ bị ảnh hưởng bởi BĐKH

6


TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐAI RỪNG NGẬP
MẶN PHÒNG HỘ TỈNH BẾN TRE
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng có vai trị rất lớn trong việc bảo đảm cân bằng sinh
thái cho vùng đất ngập nước ven biển, đồng thời bảo vệ sự ổn định của đới bờ biển.
Việt Nam là nước có đường bờ biển lớn, việc bảo tồn và phát triển RNM vừa là điều
kiện vừa là yêu cầu rất cấp thiết, nhất là trong thịi gian có sự biển đổi khí hậu lớn trên toàn
cầu như hiện nay.
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi
3 cù lao lớn: An Hố, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba
Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển
với chiều dài đường bờ biển 65 km, có địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen
kẽ với ruộng vườn.
Bến Tre nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long, là một trong năm vùng chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu. Tác động của biến đổi khí
hậu là thời tiết ngày một khắc nghiệt và diễn biết khó lường hơn, gió bão ảnh hưởng thường
xuyên hơn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, tình trạng xói lở bờ biển diễn ra càng
thêm nghiêm trọng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tình trạng xói lở bờ biển đã và đang diễn ra
nghiêm trọng tại các xã Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo Thuận, Tân Thuỷ,
An Thuỷ (huyện Ba Tri) và Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) đe doạ đến đời sống người dân
và các cơng trình hạ tầng cơ sở. Tại các vị trí này, vai trị của đai rừng ngập mặn ven biển
là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, ổn định phù sa, chống xói lở và bảo vệ
thành quả lao động của người dân sinh sống phía sau đai rừng ngập mặn.
RNM ở đây đang biển đổi mạnh và chủ yểu theo hướng tiêu cực, gây ra những hậu quả
xấu đối với mơi trường sinh thái và nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu “Tác động của
biến đổi khí hậu đến đai rừng ngập mặn phòng hộ tỉnh Bến Tre” được đặt ra cấp thiết.

7


II.


TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan Biến đổi khí hậu

2.1.1. Các khái niệm
Biến đổi khí hậu (BĐKH): là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH là do hoạt động của con người/tự nhiên làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH: là mức độ mà một hệ thống (tự
nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc khơng có khả năng thích ứng
với những tác động bất lợi của BĐKH, kể cả biến đổi tự nhiên và cực trị. Tổn thương là
hàm của tính chất, mức độ và tốc độ của biến đổi và biến động khí hậu mà một hệ thống
phát lộ ra cùng với độ mẫn cảm và năng lực thích ứng của nó.
Kịch bản biến đổi khí hậu: là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai
của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội, phát thải khí nhà kính, BĐKH và nước biển dâng.
Lưu ý rằng kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra
quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển kinh tế-xã hội và hệ thống khí hậu.
2.1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
2.1.2.1.

Do con người

Vấn đề được quan tâm nhất trong các nguyên nhân do con người là việc tăng thêm
lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển.
Các yếu tố khác như sử dụng đất chưa hợp lý, sự suy giảm tầng ơzơn và phá rừng, cũng
góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.
2.1.2.2.


Sự biến đổi của tự nhiên

Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt
của nó ví dụ như: phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng.
Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời gian rất dài
(địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp
8


thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ
ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí
carbon dioxide phát ra từ núi lửa.
Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng
lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên tồn cầu. Đó
là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị
diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3
kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến
động của trục Trái Đất. Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là
các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ
băng hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara, và đối
với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại
dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Điều này có thể ảnh hưởng
đến các kiểu khí hậu khu vực và tồn cầu cũng như các dịng tuần hồn khí quyển-đại
dương.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các kiểu

dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt
sự truyền nhiệt và độ ẩm trên tồn cầu và hình thành nên khí hậu tồn cầu.
Thay đổi ở đại dương
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn (vài năm
đến vài thập niên) như El Nino, dao động thập kỷ Thái Bình Dương và dao động bắc Đại
Tây Dương và dao động Bắc Cực thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu.
Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại
dương như hồn lưu muối nhiệt đóng vai trị quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong
đại dương trên thế giới.
9


2.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm (IPCC, 2007):
+ Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển tồn cầu,
+ Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan,
+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển,
+ Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất,
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần hồn
nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác, và
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu và mực nước biển dâng thường
được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
2.1.4. Các hiện tượng của biến đổi khí hậu
2.1.4.1.

Thủng tầng Ozone

Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn),

có mùi hắc đặc trưng. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử ngoại, tia nhìn thấy và tia hồng
ngoại. Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại khơng cho xun qua bầu khí
quyển trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy
của tia tử ngoại. Khơng khí chứa một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho khơng khí
trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người.
2.1.4.2.

Hiệu ứng nhà kính

Khí nhà kính là những thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, có khả
năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được
chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng
nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất, một phần được trái đất hấp thu và một phần được
phản xạ vào khơng gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, khơng cho
nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất
10


khơng q lạnh nhưng nếu chúng có q nhiều trong khí quyển thì kết quả là trái đất nóng
lên.
2.1.4.3.

Mưa axit

Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hịa tan trong nước mưa (trong đó chủ
yếu là SO2 và NO2) tạo thành các axit khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính axit chủ yếu
vì trong nước mưa có CO2 hịa tan (từ hơi thở của động vật và có một ít Cl- (từ nước biển)
và có độ pH dưới 5. Là sự lắng đọng thành phần axit trong những cơn mưa, sương mù,
tuyết, băng, hơi nước…

Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxid của lưu huỳnh và
nitơ ở trong khí quyển do núi lửa, do chất thải mục nát của thực vật và nhiều nhất là do
hoạt động của con người gây lên (phá rừng bừa bãi, đốt rác, sử dụng thuốc trừ sâu…).
Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với
hơi nước trong khí quyển để hình thành các và rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay
lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời.
2.1.4.4.

Cháy rừng

Biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại với nhau: các đám cháy rừng thải một
lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển làm trái đất nóng dần lên; khí hậu ấm dần lên lại
tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn.
2.1.4.5.

Bão, lũ lụt, hạn hán

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Bão là
hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp
thấp nơi khơi sâu.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm
dần hoặc dịng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu
vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn.
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng
ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dịng chảy sơng suối, hạ

11


thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến

sự sinh trưởng của cây trồng, làm mơi trường suy thối gây đói nghèo dịch bệnh.
2.1.4.6.

Sa mạc hóa

Sa mạc hóa là hiện tượng suy thối đất đai ở những vùng khơ hạn, bán khô hạn, vùng
ẩm nửa khô hạn, gây ra từ hoạt động hoạt con người và BĐKH.
Một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt là hiện tượng sa mạc
hóa (theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon). Đây là một vấn đề toàn cầu đang tác
động đến 1/3 trái đất và đe dọa cuộc sống của 1,2 tỷ người trên hành tinh.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa. Phần lớn là do tác động của con
người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia
súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khoan giếng, BĐKH tồn cầu đã góp
sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
2.1.4.7.

Hiện tượng sương khói

Sương khói là một sự cố mơi trường, xảy ra do sự kết hợp sương với khói và một số
chất gây ơ nhiễm khơng khí khác.
Sương khói thường tạo ra nhiều chất gây ơ nhiễm thứ cấp có hại cho động thực vật và
môi trường.
2.1.5. Các tác động của biến đổi khí hậu
Mực nước biển dâng: Nước biển dâng cao là do nhiệt độ trên trái đất ngày càng tăng.
Nhiệt độ tăng khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên
toàn thế giới tăng theo.
Băng tan: Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dịng sơng băng trên tồn thế
giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh
trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay dưới tác động của nhiệt độ
cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất

hiện.
Nắng nóng: Trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ 24 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần. Theo
12


các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại bệnh dịch, và mức nhiệt
độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ tăng theo.
Bão và lũ lụt: Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn
bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh
cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn
bão đạt mức kinh hoàng.
Hạn hán: Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước
biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hồnh hành. Các chun gia
ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hơn. Hạn hán xảy
ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông
nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bấp bênh.
Dịch bệnh: Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối
đe dọa với sức khỏe dân số tồn cầu. Bởi đây là mơi trường sống lý tưởng cho các loài
muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.
Thiệt hại kinh tế: Bão lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt
hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để xử lý và kiểm
soát sự lây lan dịch bệnh. Năm 2005, cơn bão lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức
thu nhập của người dân nơi đây giảm 15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại về
tài sản ước tính khoảng 135 tỷ USD. Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực
và nhiên liệu tăng cao, thì các chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành
du lịch, giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước
sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất
ổn vùng biên giới. Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Mơi trường và phát triển tồn cầu
tại Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt
20 ngàn tỷ USD.

Giảm đa dạng sinh học: Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy
giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC, 30%
loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050. Nguyên nhân dẫn tới
13


sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện
tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó,
nhiều lồi khơng thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên. Con người cũng khơng thể
thốt khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa
trực tiếp môi trường sống của con người. Khi thực vật và động vật giảm dần số lượng,
nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng sẽ giảm theo.
Hủy diệt hệ sinh thái: Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon
dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp
nước ngọt, khơng khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe. Dưới tác động
của nhiệt độ, khơng khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm.
Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác
động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.
2.2.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

2.2.1. Khái quát về hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn bao gồm nhiều loại cây sống trong các vùng nước mặn ven biển trong
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi những thực vật khác rất khó sinh trưởng. Những khu
vực này lộ ra khi thủy triều thấp và ngập trong nước mặn khi triều lên. Với các đặc tính
của mình, cây ngập mặn vẫn có thể sống và sinh trưởng tốt trong những điều kiện khắc
nghiệt đó.
Rừng ngập mặn là rừng của các lồi cây nhiệt đới và cây bụi có rễ mọc từ các trầm tích
nước mặn nằm giữa khu vực giữa bờ biển và biển.

2.2.2. Phân bố hệ sinh thái rừng ngập
2.2.2.1.

Thế giới

RNM phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ở hai bán cầu, trong
khoảng 320 Bắc và 380 Nam, dọc bờ biển Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Á và Châu
Mỹ. Trong đó có khoảng 42% RNM trên thế giới có tại Châu Á, tiếp theo là Châu Phi với
21%, 15% là thuộc Bắc và Trung Mỹ, 12% tại Châu Đại Dương và cuối cùng là Nam Mỹ
với 11%.
14


Diện tích RNM lớn nhất là tại Indonesia chiếm tới 21%, Brazil chiếm khoảng 9% và
Úc chiếm 7% tổng diện tích RNM trên Thế giới.
Theo nghiên cứu Chadra Giri tại USGS, con số trên sẽ tiếp tục giảm trong tương lai:
RNM tồn cầu đang biến mất nhanh chóng do biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng
cao, phá rừng để phá triển kinh tế ven biển, làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo
báo cáo mới dây của Liên Hợp Quốc năm 2010, sự biến mất của các khu RNM nhanh hơn
gấp 4 lần so với các khu rừng trên cạn.
Theo đài quan sát của NASA, Indonesia có khoảng 17.000 hịn đảo nhỏ chiếm gần ¼
diện tích RNM trên Thế giới. Tuy nhiên, các khu rừng này đã bị giảm một nửa trong ba
thập kỷ qua – cụ thể giảm từ 4,2 triệu ha từ năm 1982 xuống còn 2 triệu trong năm 2000.
Trong phần rừng còn lại, có gần 70% là trong tình trạng nguy kịch và thiệt hại nặng.
2.2.2.2.

Việt Nam

Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng phân bố ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và
cận nhiệt đới, nơi có thủy triều ra vào hàng ngày. RNM tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng

bằng sông Cửu Long, bán đảo Cà Mau và hai tỉnh phía Bắc là Nam Định và Thái Bình.
Dựa vào các yếu tố địa lý, RNM Việt Nam có thể chia ra làm 4 khu vực và 12 tiểu
khu ( theo Phan Nguyên Hồng, 1999) như sau:
Khu vực 1: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn, gồm 3 tiểu khu:
+ Tiểu khu 1: từ Móng Cái đến Cửa Ông
+ Tiểu khu 2: từ Cửa Ông đến Cửa Lục (dài khoảng 40km)
+ Tiểu khu 3: từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn (dài khoảng 55km)
Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường, gồm
2 tiểu khu:
+ Tiểu khu 1: từ mũi Đồ Sơn đến Cửa sông Văn Úc
+ Tiểu khu 2: từ cửa sông Văn Úc đến cửa Lạch Trường, nằm trong khu vưc bồi tụ
khu vực sông Hồng.
Khu vực 3: Ven biển Trung bộ, gồm 3 tiểu khu:
+ Tiểu khu 1: từ Lạch Trường đến mũi Ròn
15


+ Tiểu khu 2: từ mũi Ròn đến đèo Hải Vân
+ Tiểu khu 3: từ đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu
Khu vực 4: ven biển Nam bộ, gồm 4 tiểu khu
+ Tiểu khu 1: từ mũi Vũng Tàu đến sơng Sồi Rạp
+ Tiểu khu 2: từ cửa sơng Sồi Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh
+ Tiểu khu 3: từ cử sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp
+ Tiểu khu 4: từ của sông Bảy Háp đến Mũi Nai – Hà Tiên
2.2.3. Vai trò của rừng ngập mặn
RNM ở nước ta có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ đường bờ biển, hạn chế xói
mịn, ngăn chặn gió bão, điều hịa khí hậu và mở rộng diện tích đất liền. Ngồi ra RNM
cịn có giá trị kinh tế cao như cung cấp các loại lâm sản có giá trị, các lâm sản ngồi gỗ,
khơng những vậy RNM cịn là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản, là nơi cư trú
và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước, thú quý hiếm.

RNM góp phần duy trì bền vững năng suất thủy sản ven bờ, cịn là nơi cư trú của nhiều
lồi động vật trên cạn.
RNM cịn có vai trị sinh thái, mơi trường vơ cùng to lớn vì: RNM là lá phổi xanh, là
quả thận xanh, là bức tường xanh vững chắc.
RNM còn đem lại 1 nguồn lợi kinh tế rất lớn từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch.
Có vai trị quan trọng trong việc lọc sinh học trong việc xử lý chất thải, xử lý chất dinh
dưỡng từ đất liền, chống lại ơ nhiễm dịng chảy.
Giúp bảo vệ động vật khi nước triều lên cao và sóng lớn như nhiều lồi động vật
sống trong hang hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi.
Là nơi có HST phát triển mạnh mẽ nhất như là nơi nuôi dưỡng cá con trong rạn san
hơ.
RNM cũng góp phần làm giảm chi phí cải tạo đê điều hằng năm.
RNM có tác dụng giảm sóng khi có gió mùa đơng bắc, ở vùng ven biển đồng bằng
Bắc Bộ, vào mùa đơng thường có một số đợt gió mùa đơng bắc mạnh cấp 5,6 gây ra sóng

16


khá lớn, xói lở chân đê, bờ các đầm tơm, cua và vùng cửa sơng. Những nới có dải RNM
tốt bảo vệ thì khơng có hiện tượng xói lở.
RNM cịn có tác dụng làm chậm dịng chảy và phát tán rộng nước triều. Nhờ hệ thống
rễ dày đặc trên mặt đất của các loài đước, vẹt, mắm và bần cản sóng cát tích lũy phù sa
cùng mùn bã thực vật tại chỗ nên chúng có tác dụng làm chậm dịng chảy và thích nghi với
mực nước biển dâng.
2.2.4. Giá trị của rừng ngập mặn
RNM cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau theo từng nơi. Giá trị hàng
hóa của RNM trên thị trường thường có giới hạn cịn dịch vụ của RNM thì khơng có giá
trị thị trường. Do đó, rất khó áp đặt các giá trị tiền bạc cho RNM, RNM khác nhau thì có
giá trị khác nhau. RNM đem lại giá trị kinh tế về gỗ, lâm sản ngoài gỗ, nguồn lợi thủy hải
sản, nơi tích tụ các bon, hạn chế xói mịn,duy trì được độ nơng sâu của các kênh rạch.

RNM cịn có giá trị tích tụ trầm tích, bảo vệ bờ biển.
Là nơi di trú của các loài chim hay là sân chim
Giá trị kinh tế mà nguồn lợi thủy sản dưới tán RNM đem lại còn cao hơn giá trị từ các
sản phẩm lâm nghiệp.
RNM là nơi hấp thụ rất nhiều lượng CO2 giúp điều hịa khí hậu, là nơi có giá trị du lịch
sinh thái, giáo dục và tuyên truyền.
2.3.

Tổng quan tỉnh Bến Tre

2.3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre
2.3.1.1.

Vị trí địa lý

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên là
235.981,19 ha, được hình thành bởi cù lao An Hố, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa
của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59
km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km).
Điểm cực Bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' Bắc, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ
10020' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106048' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh
độ 105057' Đông.
17


Phạm vi, ranh giới: Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sơng Tiền, phía
Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên,
phía Đơng giáp biển Đơng với chiều dài bờ biển 65 km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba
Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hố, cù lao
Bảo và cù lao Minh.

2.3.1.2.

Địa hình, địa thế

Tỉnh Bến Tre có dạng hình rẻ quạt gần như một tam giác cân có trục Tây Bắc – Đơng
Nam, cạnh đáy tiếp giáp với biển Đơng có chiều dài khoảng 65 km, hai cạnh hai bên là
sông Tiền và sông Cổ Chiên.
Tỉnh Bến Tre được hình thành từ những cồn đất ở vùng cửa sông Cửu Long, do phù sa
của 4 nhánh sông: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Lng và sơng Cổ Chiên bồi tụ nên.
Địa hình nhìn chung là bằng phẳng, mức chênh về độ cao tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và
điểm cao nhất là 3,5 m với các dạng địa hình từ cao đến thấp như sau:
Dạng địa hình hơi cao: độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, bình qn từ 3 đến 3,5 m.
Phân bố từ Chợ Lách đến Châu Thành, nằm về phía Bắc và Tây Bắc của thành phố Bến
Tre. Đây là khu vực của cồn sông cổ bị lũ hằng năm đem phù sa phủ lấp lên. Một phần đất
cao nữa nằm theo các bờ biển cổ, với những gờ bờ biển (gọi là giồng) với độ cao tuyệt đối
từ 2 đến 5 m.
Dạng địa hình thấp: có độ cao từ 1 đến 1,5 m thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều. Dạng
địa hình này bao gồm các lịng máng của những dịng sơng cổ và mới, đã bị lấp tồn phần
hoặc từng phần bởi trầm tích lũ hiện nay như Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành,
hoặc Phong Phú, Phú Hồ ở huyện Giồng Trơm; và những vũng mặn cổ, nay đã được lấp
đầy từng phần như xóm Chợ Cũ của huyện Ba Tri; Bình Quới, Mỹ Hịa ở huyện Giồng
Trơm.
Dạng địa hình trũng rất thấp: độ cao tuyệt đối bình quân dưới 0,5 m. Dạng địa hình này
ln ln ngập nước mực triều trung bình, gồm có đất đầm lầy mặn và bãi thuỷ triều phân
bố ở ven biển.

18


Xen kẽ giữa những vùng đồng bằng, lầy mặn là những giồng cát cao hơn địa hình chung

quanh từ 3 – 5 m. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau và nối liền với các
sông lớn: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, không chỉ thuận cho giao thơng thuỷ
mà cịn là nguồn tài ngun nước dồi dào quanh năm cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Các nghiên cứu về địa chất địa mạo cũng đã xác định được những đặc trưng của các
vùng đất thấp ven biển, đây là đối tượng cần được quan tâm trong sản xuất lâm nghiệp.
Vùng đất thấp ven biển có các bãi thuỷ triều khá bằng phẳng, bao gồm các bãi cát thuỷ
triều hoặc bãi bùn thuỷ triều. Bãi thuỷ triều mỗi năm tiến ra biển, nhờ có bồi tích liên tục.
Các bãi thuỷ triều của Cửa Đại hàng năm lấn ra biển khoảng 50 m. Bãi thuỷ triều sẽ lộ ra
khi thuỷ triều xuống thấp ở cửa sông nước lợ là nơi thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển
của các lồi hải sản như hàu, ngao, nghêu, sị huyết và các lồi tơm biển. Tỉnh Bến Tre có
nhiều bãi nghêu lớn có giá trị xuất khẩu: Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo
Thuận, An Thuỷ (huyện Ba Tri)...
2.3.1.3.

Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu
Tỉnh Bến Tre có nền nhiệt trung bình tương đối cao và ổn định, khơng có sự phân hố
mạnh theo khơng gian. Nhiệt độ bình qn hàng năm 26 – 270C và khơng có sự chênh lệch
giữa tháng nóng nhất (tháng 5: 29,20C) và tháng mát nhất (tháng 11: 25,20C). Trong năm,
khơng có tháng nào nhiệt độ trung bình 200C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày khoảng
35,80C và thấp nhất 17,60C.
Tổng số giờ nắng cao, đạt khoảng 2.650 giờ/năm, trong đó mùa khơ có lượng nắng
trung bình 8 – 9 giờ/ngày, mùa mưa bình qn 5,5 – 7 giờ/ngày.
Lượng mưa phân hố thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11 và mùa nắng từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình thấp (1.210 – 1.500 mm/năm) và
giảm dần theo hướng Đơng, trong đó mùa khơ lượng mưa chỉ vào khoảng 1 – 6% tổng
lượng mưa cả năm.
Vào mùa khơ, lượng bốc hơi bình qn từ 4 – 6 mm/ngày, vào mùa mưa bốc hơi giảm
còn 2,5 – 3,5 mm/ngày.

19


Độ ẩm tương đối nhìn chung khá cao, trung bình 76 – 86%, trong đó các huyện ven
biển có độ ẩm tương đối trong khoảng 83 – 91%; độ ẩm phân hoá mạnh theo mùa với chênh
lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất khoảng 15%.
Địa bàn của tỉnh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây – Tây Nam thường
xuất hiện trong mùa mưa (tháng 5 – 9), tốc độ trung bình 1,0 – 1,2 m/s; gió Đơng – Đơng
Bắc (gió chướng) thổi theo hướng từ biển vào từ tháng 10 – 4, có tác động làm dâng mực
nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, tốc độ trung bình < 3 m/s.
Bến Tre nằm ngồi vùng chịu ảnh hưởng chính của bão, vào cuối mùa mưa (tháng 9 –
11) thường bị ảnh hưởng của các cơn bão cuối mùa, phần lớn các trận bão không gây thiệt
hại đáng kể. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 15 năm trở lại đây, tình hình khí hậu
thuỷ văn diễn biến khá phức tạp tạo nên tình trạng ngập lũ, bão lốc, xâm nhập mặn sâu và
rộng, điển hình là cơn bão số 5 năm 1997 đã gây thiệt hại nặng về của cải vật chất và con
người.
b. Thủy văn
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng 2 chế độ thuỷ văn: Triều biển và nguồn nước từ các nhánh
sông của hệ thống sông Cửu Long. Với hệ thống sông rạch phát triển với 4 nhánh sông lớn
của hệ thống sông Tiền là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên,
tổng chiều dài khoảng 300 km. Ngồi ra, cịn có hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với
nhau thành mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367 km. Tổng lưu
lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên đến 30 tỷ m3/năm trong đó mùa lũ chiếm
đến 80%.
Sông Mỹ Tho (sông Tiền): chạy suốt theo chiều dọc của tỉnh, chiều dài khoảng 83 km,
lưu lượng mùa lũ khoảng 6.480 m3/s; mùa kiệt 1.598 m3/s.
Sông Ba Lai: tổng chiều dài khoảng 59 km, lưu lượng mùa lũ khoảng 240 m3/s; mùa
kiệt 59 m3/s.
Sông Hàm Luông: tổng chiều dài khoảng 71 km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong
tỉnh giới tỉnh Bến Tre, lịng sơng rộng và sâu, lưu lượng lớn nhất so với các sông khác, vào

mùa lũ lưu lượng khoảng 3.360 m3/s; mùa kiệt khoảng 828 m3/s.
20


Sơng Cổ Chiên: nằm về phía Nam của tỉnh, có chiều dài khoảng 82 km, là ranh giới tự
nhiên giữa Bến Tre với các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, lưu lượng mùa lũ khoảng 6.000
m3/s; mùa kiệt khoảng 1.480 m3/s.
Hệ thống kênh rạch chính nối các sơng lớn trên với nhau thành một mạng lưới chằng
chịt với 46 kênh rạch chính có tổng chiều dài trên 300 km…
2.3.1.4.

Đặc điểm khu hệ động, thực vật rừng

Hệ thực vật và động vật rừng của tỉnh Bến Tre có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố
môi trường, đặc biệt là điều kiện đất đai, chế độ thuỷ văn và chất lượng nước.
- Ở những vùng cách xa biển, đất phù sa chịu nước ngọt từ sơng Cửu Long, các lồi
thực vật thân gỗ điển hình là Cà na, Chiếc, Gừa, Săng máu, Bần chua, Bình bát, Gáo, Dứa
gai... xen lẫn ở tầng dưới có các lồi Chuối nước, dây Choại, dây Cương, Bòng bong, Mây
nước, Mua, Tràm bột, Dành dành, Lau sậy, Lác hến, Lúa ma, Tâm bức, rau Dừa, rau Mác,
Sen, Súng...
- Những vùng giao thoa giữa nước ngọt và nước mặn tạo nên vùng nước lợ là nơi phân
bố của loài Dừa nước/Dừa lá (Nipa frutican). Ở những vùng này Dừa nước chiếm ưu thế
xen lẫn Bần chua. Một phần diện tích này đã được đắp đê rửa mặn, biến thành những ruộng
lúa hoặc được người dân đào mương, lên liếp để lập các vườn Dừa.
- Vùng ven biển tỉnh Bến Tre được bồi đắp phù sa từ sông Cửu Long, bờ biển nơng, ít
chịu tác động của sóng gió lớn. Do hoạt động tương tác của nước sơng Cửu Long và sóng
biển, tốc độ dịng chảy ở vùng gần cửa sông chậm, phù sa lắng đọng nhanh, tạo ra những
cồn cửa sơng. Mơi trường nước có sự tương tác giữa nước sông và nước biển tạo môi
trường nước lợ. Trong mùa khô, đất và nước chịu tác động mạnh của thuỷ triều, nồng độ
muối cao, nước biển từ phía cửa sơng lan truyền sâu vào nội địa, nồng độ muối cao nhất

vào tháng 4.
Các quần xã thực vật gồm cả các cây nước mặn và cây nước lợ, bao gồm các quần xã
thực vật điển hình sau:
+ Quần xã tiên phong Bần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố trên các bãi bồi ở cửa
sông.
21


+ Quần xã Mắm trắng (Avicennia alba), Đưng (Rhizophora mucronata) hình thành sau
ưu hợp cây tiên phong, ngồi ra có loài Sú (Aegiceras corniculatum) mọc rải rác.
+ Quần xã Mắm lưỡi đồng (Avicennia officinalis), Bần ổi (Sonneratia ovata) phân bố
dọc theo các kênh rạch, nơi có độ mặn cao hơn vùng cửa sơng, các lồi khác có Dà qnh
(Ceriops decandra), Đưng (Rhizophora mucronata), Chà Là (Phoenix paludosa)...
+ Quần xã Dừa nước (Nipa frutican), Mái dầm (Cryptocoryne ciliata) mọc theo các bờ
sông lớn, trong vùng phân bố tự nhiên của các ưu hợp này cịn có các lồi Bần chua
(Sonneratia caseolaris), Ơ rơ gai (Acanthus ilicifolius), Cóc kèn (Derris trifoliata)...
+ Các quần thụ rừng trồng ở vùng cửa sông chủ yếu là Bần chua (Sonneratia caseolaris)
ở các bãi bồi ven cửa sông giáp ranh các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.
+ Rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng ở vùng này sinh trưởng chậm hơn so với
các vùng khác ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thực vật tự nhiên của tỉnh Bến Tre có vai trị đặc biệt trong việc che phủ và bảo vệ
đất, chống rửa trôi, lở bờ sơng, bờ biển, điều hồ khí hậu, cung cấp dinh dưỡng cho hệ
động vật thuỷ sinh và hải sản ở ven bờ, tạo nơi trú ngụ và sinh sống của nhiều lồi động
vật hoang dã... cịn là nguồn cung cấp tài nguyên rất quý phục vụ đời sống nhân dân và
phát triển kinh tế của tỉnh.
Công dụng và lợi ích của rừng và thảm thực vật nói chung đối với cuộc sống con người
rất lớn và đa dạng. Việc tích cực bảo vệ các hệ sinh thái rừng ở vùng ven biển và cửa sông
là rất cần thiết. Nhận thức được điều này tỉnh Bến Tre đã xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên
Thạnh Phú và hệ thống rừng phịng hộ khép kín vùng ven biển và cửa của các sơng. Nhiều
năm qua, hệ thống rừng phịng hộ và khu rừng đặc dụng này đang được quản lý bảo vệ rất

nghiêm ngặt.
2.3.2. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre
2.3.2.1.

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình phân bố theo không gian và tăng dần theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Tương tự, nhiệt độ cực đại cũng có xu hướng giống với nhiệt độ trung bình. Đối với
nhiệt độ cực tiểu thì ngược lại, nhiệt độ cực tiểu nhỏ nhất nằm ở phía Đơng Nam và
22


tăng dần về phía Tây Bắc. Thời kỳ xuất hiện nhiệt độ cực đại và cực tiểu gắn liền với thời
gian xuất hiện của hiện tượng ENSO, những năm có nhiệt độ cực đại cao nhất (37,3oC)
thường rơi vào những năm có hiện tượng El Nino (2003), cịn những năm có nhiệt độ cực
tiểu nhỏ nhất (17,2oC) rơi vào nhưng năm có hiện tượng La Nina (1999).

Hình 1: Phân bố nhiệt độ trung bình nhiều năm ở Bến Tre
Nhiệt độ trung bình nhiều năm khoảng 27oC, nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào tháng 4
và 5 do đây là thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Đơng Bắc sang gió mùa Tây Nam, đây là
thời kỳ nắng nóng nhất trong mùa khô. Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng 1 và 2. Sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 3oC. Qua chuỗi số liệu
về nhiệt độ của tỉnh Bến Tre giai đoạn 1991 - 2011 nhận thấy rằng, nhiệt độ trung bình
năm đang có xu thế ngày càng gia tăng. Năm 2011, nhiệt độ đã tăng lên 0,52oC so với năm
1991.

23


2.3.2.2.


Lượng mưa

Bến Tre trung bình một năm có 5,3 ngày có lượng mưa ngày lớn hơn 50 mm, và 0,4
ngày có lượng mưa ngày lớn hơn 100 mm. Số ngày có lượng mưa lớn hơn 50 mm có xu
hướng tăng trong những năm gần đây, chủ yếu xuất hiện trong thời kỳ xảy ra hiện tượng
El Nino. Những ngày xuất hiện mưa lớn tập trung chủ yếu vào tháng 6 và 7, đây cũng là
thời gian xuất hiện lũ ở ĐBSCL.

Hình 2: Phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm tại Bến Tre
Ngày bắt đầu mùa mưa sớm nhất là ngày 03/05/1991, muộn nhất là ngày
13/05/1993. Ngày kết thúc mùa mưa sớm nhất là ngày 08/11/2006, ngày kết thúc mùa
mưa muộn nhất là ngày 30/11 năm 2000, 2002, 2005. Ngày bắt đầu mùa mưa chịu ảnh
hưởng mạnh của hiện tượng ENSO, trong các năm có El Nino thì ngày bắt đầu mùa mưa
thường muộn hơn cịn trong các năm có La Nina thì ngược lại.

24


×