Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN ĐỊA LÍ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.73 KB, 21 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng ngày nay con người đã làm biến đổi,
đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, tốc độ chóng mặt,
Biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài
người trong thế kỉ 21.
Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị
ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Ngay hiện nay, ở Việt Nam đã
xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động
tiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như:
lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời
tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng
đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn…. trong những năm gần đây đều
liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.
Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả
mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư… để có các hành động cụ thể
góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhà trường phổ
thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với
mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và
phương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo
dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng cao
nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh.
1
Là một giáo viên Địa lí tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đối
với việc phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO
DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN ĐỊA LÍ 12 ”.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về Biến đổi khí hậu.


1.1.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu.
“Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm
khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
1.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của Biến đổi khí hậu.
- Khí thải công nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đã đốt cháy nhiên liệu
hóa thạch thải ra các chất khí như CO
2
, CH
4
,….
- Sử dụng ô tô, xe máy làm tăng lượng CO2.
- Đốt lò gạch nung vôi,….
- Phá rừng, cháy rừng,…
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm:
• Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
3
• Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ ven biển.
• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
Đối với Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của Viện khí
tượng Thủy văn và môi trường, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.5
0
C
đến 0.7
0

C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm.
1.1.3. Hậu quả của Biến đổi khí hậu.
Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ
BĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau:
- El Nino ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể hiện rõ nhất là sự
thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực. Mực nước các sông
khu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Các tỉnh ở Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều mặt
của hiện tượng này.
- BĐKH tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Mực nước
biển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội.
Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về BĐKH, đến năm 2100 nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30
0
C và mực nước biển dâng đến 1m.
Theo đó, khoảng 40.000km
2
đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó
4
90% diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ngập hầu như toàn bộ ,
và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng
10%. Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng…
1.1.4. Giải pháp ứng phó và thích ứng với Biến đổi khí hậu.
1.1.4.1. Giảm sản xuất nhiệt điện, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng
tái tạo: như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng
lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối (biomas), năng lượng khí sinh học
(biogas).
1.1.4.2. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng sẽ có
tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.

1.1.4.3. Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO
2
thải ra bầu khí quyển.
Thay vì đi lại bằng xe máy, ô tô mọi người chúng ta nên đi bằng những
phương tiện công cộng như đi xe buýt, đi xe đạp. Với các loại phương tiện đi lại
này sẽ tiết kiệm không chỉ xăng dầu mà còn hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi
trường.
Tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm như bóng
đèn compact, các loại pin nạp.
1.1.4.4. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng.
Theo số liệu thống kê nhà ở chiếm gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng
nhà kính trên qui mô toàn cầu (riêng Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh
vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều
chỉnh nhiệt độ…sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát thải khí
thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu
tư thỏa đáng.
1.1.4.5. Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất.
5
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá
trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời….nhằm giảm
hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ
thuật phát tán các hạt Sulphate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh
bầu khí quyển.
1.1.4.6. Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường.
Nhận thức về hiểm họa của BĐKH đến các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên….
1.2. Giáo dục Biến đổi khí hậu.
1.2.1. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục biến đổi khí hậu.
Giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho HS có hiểu biết về hiện tượng
biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người

và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có được những kỹ
năng cần thiết để ứng phó với những tác động do BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị
cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế sự
BĐKH.
1.2.2. Nội dung về giáo dục Biến đổi khí hậu.
Nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu cần đề cập đến:
 Khái niệm/ thuật ngữ về biến đổi khí hậu.
6
 Hiện trạng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyên
nhân do con người tạo ra
 Hậu quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc
gia và khu vực - địa phương.
 Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm
vi toàn cầu, quốc gia và địa phương.
 Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: phòng chống ngập
lụt ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lở
đất ở vùng núi….
 Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do biến
đổi khí hậu gây nên ở địa phương (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất,
bão….).
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.1. Khả năng tích hợp GDBĐKH thông qua môn Địa lí 12, THPT.
Chương trình Địa lí 12 dành cho Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí tự nhiên
và Địa lí kinh tế-xã hội. Học chương trình Địa lí 12, HS cần nắm được các đặc
điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang
được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cả nước
cũng như các vùng lãnh thổ, địa phương nơi học sinh đang sinh sống. Qua đó, có
7
thể thấy môn Địa lí 12 có nhiều khả năng tích hợp GDBĐKH (đặc biệt 2 bài 14

và 15).
2.2. Thực trạng dạy học GDBĐKH ở nhà trường phổ thông hiện nay.
2.2.1. Về phía giáo viên
Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và
phương pháp tổ chức dạy học GDBĐKH của GV qua môn Địa lí, tôi đã tiến
hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các GV và dự giờ các GV đang giảng dạy ở
trường THPT Dương Đình Nghệ, kết quả điều tra như sau:
Về nhận thức: Phần lớn số GV được điều tra đều có nhận thức đầy đủ và
đúng đắn về vấn đề GDBĐKH.
Về thái độ: 80% GV có thái độ tích cực đối với GDBĐKH. Tuy nhiên,
vẫn còn một bộ phận GV chưa có thái độ đúng đắn trong việc GDBĐKH cho
HS của mình. Nhiều GV cho rằng GDBĐKH qua môn Địa lí chỉ đơn thuần là
việc chỉ truyền đạt hết kiến thức Địa lí trong bài cho HS nắm được mà không
cần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào khác. Bên cạnh đó, một số GV lại
nghĩ rằng muốn thực hiện được GDBĐKH cho HS cần phải có các trang thiết bị
hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn.
Về hình thức tổ chức và phương pháp: Các GV đều cho rằng có thể sử
dụng cả dạy học nội khóa và ngoại khóa cho GDBĐKH. Tuy nhiên, các GV
thường sử dụng dạy học nội khóa vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại
khóa cho HS một cách thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất
8
của các trường phổ thông. Đa số GV cũng cho biết chương trình Địa lí lớp 12 có
nhiều bài liên hệ thực tiễn địa phương nên có một số cơ hội để tổ chức ngoại
khóa cho các em và khi thực hiện các buổi ngoại khóa mang lại hiệu quả khá
cao. Thực tế đánh giá về mức độ tích hợp nội dung GDBĐKH qua các tiết dạy
của mình, các GV cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới tích hợp được
nội dung BĐKH vào bài học.
2.2.2. Về phía học sinh
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra HS bằng các
phiếu điều tra, tôi đã thu được những kết quả đáng kể, từ đó kiểm tra được các

mặt nhận thức, thái độ và hành vi của HS về vấn đề BĐKH cụ thể như sau:
Về nhận thức: Qua điều tra có thể thấy rằng phần lớn HS đều cho rằng
môn Địa lí là môn phụ, cho nên khi được hỏi về vấn đề BĐKH hiện nay đều có
nhận thức chưa đầy đủ (chiếm tới 53%), số HS biết tới BĐKH toàn cầu như một
trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số
cực kì khiêm tốn (4%). Đặc biệt, còn tới 41% các em HS hiểu biết rất ít, thậm
chí là hiểu sai. Đối với những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa
phương mình các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ khoảng 4% trong
số HS được điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh
hưởng năng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng biến đổi của thời
tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% có hiểu biết về những
thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống. Qua điều tra cho thấy việc nhận thức về
9
vấn đề BĐKH của học sinh THPT còn rất hạn chế và chưa đầy đủ hoặc có cái
nhìn sai lệch, phiến diện.
Tất cả HS khi được hỏi đều trả lời rằng đã từng được nghe cụm từ BĐKH
song nguồn thông tin về vấn đề này còn rất hạn chế, mức độ hiểu biết rất mơ
màng,. Chủ yếu các em được cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin
đại chúng như tivi, Internet, (chiếm 60%). Chỉ có khoảng 40% học sinh được
thu nhập thông tin về BĐKH qua môn Địa lí nhưng chủ yếu dưới hình thức
thông báo thông tin từ giáo viên để mở rộng nội dung bài học. Bởi vậy, ngay lúc
này vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác GDBĐKH
trong các nhà trường phổ thông để nâng cao nhận thức cho HS về các vấn đề
BĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết.
Về thái độ: Đa số HS khi được hỏi đều có thái độ tích cực đối với các vấn
đề về BĐKH và tỏ ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dung
GDBĐKH (72%) và cho đó là việc làm rất cần thiết (65%).
Hành vi: Do nhận thức của HS còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới
hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng
phó với những hiện tượng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trường làm thay

đổi hiện tượng BĐKH trong tương lai.
Như vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các GV và HS về vấn đề
giảng dạy nội dung BĐKH qua môn Địa lí, tôi nhận thấy việc GDBĐKH còn
gặp không ít khó khăn mặc dù đa số GV đã nhận thức tầm quan trọng của vấn
10
đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đưa nội dung GDBĐKH vào trong dạy
học Địa lí, bởi không chỉ truyền thụ cho HS những kiến thức về kinh tế, xã hội,
môi trường mà còn phải hướng dẫn cho HS học được những kỹ năng, những giá
trị để biết cách sống một cách bền vững, hài hoà với tự nhiên và thân thiện với
con người.
Trên đây là một số kết quả nghiên cứu chính về cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn của việc GDBĐKH trong chương trình Địa lí lớp 12 – THPT. Đó là
căn cứ quan trọng đầu tiên để người GV Địa lí, nhất là GV Địa lí dạy học khối
lớp 12 thiết kế và tổ chức dạy học GDBĐKH cho HS của mình nhằm góp phần
thực hiện tốt các mục tiêu PTBV.
III. Nội dung và phương pháp tích hợp GDBĐKH trong bài 14 và bài 15 Địa
lí lớp 12 (chương trình cơ bản), THPT.
Giáo dục về Biến đổi khí hậu có thể được thực hiện qua nhiều phương
thức khác nhau. Tuy nhiên, GDBĐKH qua môn Địa lí lớp 12, thì thực hiện bằng
phương thức tích hợp là thích hợp nhất, tích hợp những nội dung liên quan vào
môn học. Việc tích hợp GDBĐKH được triển khai ở ba mức độ là: tích hợp toàn
phần, tích hợp bộ phận và mức độ liên hệ. Trong đó, bài 14 “Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên” và bài 15: “Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp
phòng chống” có nội dung trùng hoàn toàn với nội dung GDBĐKH. Vì vậy, 2
bài này có thể tích hợp toàn phần nội dung BĐKH vào bài dạy.
3.1. Bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”.
11
- Nội dung tích hợp GDBĐKH: Nguyên nhân của biến đổi khí hậu và các
giải pháp giảm thiểu BĐKH.
Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Phương pháp tích hợp là đàm thoại gợi mở
a, Tài nguyên rừng:
GV sử dụng bảng 14.1 trong SGK, yêu cầu HS phân tích sự biến động diện
tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005.
GV yêu cầu HS tìm hiểu những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng
của nước ta?Từ đó nêu hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi
trường?
* Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng:
- Do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy.
- Do nhu cầu phát triển KT-XH nên quá trình khai thác rừng mạnh mẽ làm
cho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm rất nhanh.
* Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường:
- Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO
2
,
Tăng nhiệt độ không khí, thủng tầng ozon, ô nhiễm khí quyển.
- Đối với hệ sinh thái: Nhiệt độ tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc
quần thể của nhiều hệ sinh thái.Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng cháy rừng, vừa
gây thiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính
làm gia tăng biến đổi khí hậu.
* Giải pháp :
- Sự cần thiết phải cần trồng, bảo vệ rừng
- Khai thác rừng một cách hợp lí.
Phần các biện pháp bảo vệ rừng GV cho HS tham khảo trong SGK.
b. Đa dạng sinh hoc.
GV yêu cầu HS phân tích bảng 14.2 (SGK), để thấy sự đa dạng về thành
phần loài và sự suy giảm số lượng loài động, thực vật.
GV yêu cầu HS tìm hiểu nguyên nhân suy giảm số lượng loài, động thực
vật và nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
12

GV cho biết nguyên nhân suy giảm số lượng loài động thực vật cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Bao gồm:
- Khai thác rừng quá mức.
- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhễm nguồn nước.
Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ( cũng như bảo vệ bầu khí quyển),
yêu cầu HS tham khảo trong SGK.
Mục 2 : Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và các tài nguyên khác.
GV có thể chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một loại tài nguyên
với nội dung: tình hình sử dụng và biện pháp khai thác.
Sau khi hoàn thành nội dung trên, GV có thể yêu cầu HS trả lới một số câu
hỏi:
- Tại sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Tại sao cần phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng và chống ô
nhiễm môi trường nước?
- Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản?
- Tại sao phải khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên:
khí hậu, biển, du lịch…?
Những vấn đề chung đặt ra đối với các loại tài nguyên này là việc khai
thác, sử dụng chưa hợp lí, làm suy thoái về môi trường và biến đổi về khí hậu.
Trả lời những câu hỏi này chính là HS đã tìm được những nguyên nhân sâu
sa gây ra biến đổi khí hậu. Qua đó HS biết bản thân cần phải làm gì với các loại
tài nguyên ở ngay địa phương mình đang sinh sống.
3.2 Bài 15: “Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống”
Mục 1: Bảo vệ môi trường
Nội dung tích hợp GDBĐKH: Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp
ứng phó với BĐKH.
Phương pháp: đàm thoại gợi mở.
GV yêu cầu HS tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta:
* Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường.
- GV lấy ví dụ để HS hiểu về mất cân bằng sinh thái

13
VD: Phá rừng-> Phá vỡ cân bằng sinh thái -> Đất bị xói mòn rửa trôi, hạ
mức nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy của sông, làm khí hậu Trái Đất nóng
lên, mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật….
- Từ ví dụ trên, GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ra mất cân
bằng sinh thái? Nêu các biểu biện của tình trạng này ở nước ta?
- Nguyên nhân:
+ Đốt rừng làm nương rẫy.
+ Khai thác củi, gỗ, lâm sản.
+ Cháy rừng.
- Biểu hiện:
+ Gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán
+ Sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.
- GV đặt câu hỏi: Nêu những diễn biến thất thường về thời tiết, khí hậu xảy
ra ở nước ta?
+ Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao.
+ Mưa đá diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006 và những năm gần
đây.
+ Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007.
+ Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc năm 2008 làm HS không thể đến
trường…
* Hậu quả của BĐKH:
- Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông, dịch
vụ, sức khỏe con người.
- Diện tích đất ngập lụt ngày càng lớn.
* Tình trạng ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí.
- GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Nguyên nhân: Chất thải trong hoạt động kinh tế (công nghiệp, nổng
nghệp, giao thông vận tải…), chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí, do các hiện
tượng như gió, mưa, bão, cháy rừng, núi lửa….làm suy thoái tầng ozon, hiệu

ứng nhà kính, mưa axit,….và làm biến đổi khí hậu.
Từ đó, GV yêu cầu HS tìm những biện pháp để bảo vệ môi trường môi
trường, phòng chống, ứng phó với các thiên tai ở các vùng lãnh thổ khác nhau:
14
- Vùng đồi núi: xây dựng công trình lợi thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật canh
tác trên đất dốc, sử dụng đất hợp lí và quy hoach các điểm dân cư tránh các vùng
có thể xảy ra lũ quét, động đất nguy hiểm.
- Vùng đồng bằng: |xây đập, hồ chứa nước, cống cấp nước, tháo lũ, đê
sông, đê biển…đồng thời kết hợp với việc sử dụng hợp lí đất, rừng, nguồn nước,
dự báo và phòng tránh kịp thời các trận bão, lụt, hạn hán để giảm thiểu tác hại
cho nhân dân.
- Vùng ven biển và biển: thau chua, rửa mặn, lai tạo các giống chịu mặn
chịu phèn.
Ngoài ra sau khi học nội dung này, GV có thể sử dụng phương pháp hoạt
động thực tiễn: Tổ chức cho HS cắt dọn cỏ, trồng hàng cây ven đường, khuyến
khích các em thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải ở
địa phương. Trong trường học, HS tự giác bỏ rác vào thùng rác công cộng.
Mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống.
- Nội dung tích hợp GDBĐKH: Biểu hiện, 1 số biện pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
GV có thể chia lớp thành các nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Tìm hiểu về bão
Nhóm 2: Tìm hiểu về ngập lụt
Nhóm 3: Tìm hiểu về lũ quét
Nhóm 4: Tìm hiểu về hạn hán
15
Học sinh trong các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng sau:
Các thiên tai Bão Ngập lụt Lũ quét Hạn hán
Nơi hay xảy ra

Thời gian hoạt động
Hậu quả
Nguyên nhân
Biện pháp phòng chống
Sau khi HS hoàn thành bảng trên, GV có thể hỏi thêm: Các em có nhận xét
gì về số lượng và tần suất các thiên tai trên hiện nay ở địa phương nơi em đang
sinh sống?Nguyên nhân do đâu?Hậu quả gây ra?
Qua đó rèn luyện cho HS một số kĩ năng cần thiết về BĐKH:
- Kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của BĐKH tới cuộc sống, sản
xuất: như số lượng các cơn bão nhiều hơn, cường độ mạnh hơn, nhiều đợt mưa
lớn hoặc nắng nóng kéo dài, mưa đá, sương muối diễn ra trên diện rộng….
- Kĩ năng thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do BĐKH gây ra:
HS nên biết bơi trong những đợt lũ lụt, chuẩn bị đầy đủ trang phục ấm vào mùa
đông rét đậm rét hại (quần, áo ấm, tất tay, tất chân, giày, khăn, mũ…)…
Như vậy, sau khi học xong bài 15 này, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS:
Tìm hiểu thực trạng môi trường và thiên tai ở địa phương các em theo gợi ý
sau:
- Tình trạng sử dụng phân bón hóa chất, thuốc trừ sâu của bà con nông
dân.
16
- Các loại rác thải, nước thải ở nông thôn.
- Diễn biến bất thường về thời tiết và khí hậu ở địa phương trong những
năm qua như: Tần suất mưa, lũ lụt, mưa đá, rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo
dài……
Từ thực tế khảo sát, điều tra các em thấy được ô nhiễm không khí, các thiên
tai ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người cũng như đến sự phát triển
của các loại cây trồng, hoa màu của người dân. Trên cơ sở đó đề ra hướng giải
quyết ở từng địa phương và HS tiến hành viết báo cáo.
IV. Thực nghiệm sư phạm
Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở số lớp 12 với 2 bài dạy: 14 và 15

- Các lớp đối chứng (ĐC): 12B2, 12B8 dạy theo nội dung SGK.
- Các lớp thực nghiệm (TN): 12B1, 12B7 với nội dung bài dạy tích hợp
GDBĐKH
Kết quả thực nghiệm được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng: Phần trăm kết quả điểm thực nghiệm của học sinh lớp 12
Lớp Số HS
Điểm số (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 40 0 0 0 3.6 10.9 18.2 23.6 27.3 14.5 1.9
ĐC1 42 0 2 4 8 14 30 20 18 4 0
TN2 43 0 0 0 6.4 4.3 12.8 34 27.7 12.8 2
ĐC2 41 0 0 2.1 10.4 22.9 29.2 14.6 14.6 6.2 0
17
Qua đó chúng ta có thể thấy rõ mức độ đạt diểm trung bình giữa các lớp
TN và các lớp ĐC. Trên đây là cơ sở để đưa ra nhận xét, đánh giá đúng đắn nhất
về việc GDBĐKH trong nhà trường phổ thông hiện nay.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG KẾT LUẬN CHỦ YẾU
Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tích hợp GDBDKH trong bai14 và
15 Địa lí lớp 12 (Chương tình cơ bản), THPT”, tôi đã thu được một số kết quả
như sau:
1. Tổng kết có chọn lọc một số vấn đề cơ sở lí luận của việc GDBĐKH trong
môn Địa lí 12 (Chương trình cơ bản), THPT.
2. Qua điều tra, nghiên cứu tình hình GDBĐKH ở trường THPT Dương Đình
Nghệ tôi đã có được những kết quả cụ thể sau:
- Nắm được tình hình dạy học tích hợp nội dung GDPTBV trong môn Địa lí nói
chung và tích hợp nội dung GDBĐKH trong môn Địa lí 12 nói riêng.
- Nắm được tình hình nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh đối với môi
trường, hậu quả của biến đổi khí hậu.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin có một số kiến nghị sau:
18
- Giáo viên và học sinh cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng cũng
như tính cấp thiết của việc GDBĐKH trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí
12 (Chương trình cơ bản) nói riêng.
- Bản thân mỗi giáo viên phải chủ động tích hợp các nội dung về BĐKH trong
các bài dạy.Tích hợp các nội dung giáo dục phải gắn bó mật thiết với nhu cầu
thường nhật của cuộc sống, hình thành nên kỹ năng, thói quen ứng xử phù hợp
với môi trường tự nhiên và xã hội.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
19

×