Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH KONTUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

 

THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH KON
TUM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN TRI QUANG HƯNG
SVTH: PHẠM THỊ CẨM TIÊN
NGUYỄN THÀNH NGHĨA
LÊ MAI THANH PHÚ
TRẦN MINH LUÂN
ĐẶNG THẾ THUẬN

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2018


MỤC LỤC

TRANG
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... 4
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................................... 5
1.1. Sơ lược về biến đổi khí hậu....................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................... 5
1.1.2. Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu ....................................................................... 9
1.1.3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 12
1.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................................ 18


1.2.1. Biểu hiện biến đổi khí hậu ................................................................................ 18
1.2.2. Các tác động do biến đổi khí hậu...................................................................... 21
Chương 2 ....................................................................................................................... 28
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH KON TUM ................. 28
2.1. Thực trạng biến đổi khí hậu tỉnh Kon Tum ............................................................ 28
2.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu ................................................................................ 32
2.2.1. Nguyên nhân do con người ............................................................................... 32
2.2.2. Nguyên nhân do tự nhiên .................................................................................. 32
2.3. Tác động của biến đổi khí hậu ................................................................................ 34
1


2.3.1. Tác động lên tự nhiên ....................................................................................... 34
2.3.2. Tác động lên con người và đời sống ................................................................. 35
2.3.3. Tác động lên sản xuất nông nghiệp .................................................................. 38
2.4. Hiện trạng công tác quản lý – thích ứng với biến đổi khí hậu của khu vực ........... 40
Chương 3 .......................................................................................................................... 48
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 48
3.1. Tính cấp thiết của vấn đề BĐKH tại tỉnh Kon Tum ............................................... 48
3.2. Các thành tựu đạt được và những khó khăn tồn tại hiện nay .................................. 50
3.2.1. Thành tựu đạt được ........................................................................................... 50
3.2.2 Những khó khăn tồn tại hiện nay ....................................................................... 51
3.3. Đề xuất và giải pháp ................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 54

2


DANH MỤC BẢNG


TRANG
Bảng 2.1. Dữ liệu về thời tiết xấu ..................................................................................... 31
Bảng 2.2. Quy mơ, diện tích Kon Tum ............................................................................. 32
Bảng 2.3. Tổng hợp thiệt hại của ngành chăn nuôi do mưa bão năm 2009 (đ/v: con) ..... 36
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu về rừng giai đoạn 2006-2010 ................................................... 36
Bảng 2.5. Dự báo thay đổi và mức thiếu hụt tổng lượng dịng chảy năm của các lưu vực
sơng Sê San đên năm 2030 và năm 2100 .......................................................................... 38
Bảng 2.6. Danh mục nội dung trong kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành nơng
nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2050 ................................................. 43
Bảng 2.7. Các chương trình, dự án trong đề án giảm phát thải KNK của Bộ Nông nghiệp
và PTNT đến 2020 ............................................................................................................. 45

3


DANH MỤC HÌNH
TRANG
Hình 1.1. Sơ đồ miêu tả hiệu ứng nhà kính tự nhiên trên trái đất....................................... 7
Hình 1.2. Phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực ................................................................ 7
Hình 1.3. Băng tan chảy ở Bắc Cực.................................................................................. 11
Hình 1.4. Phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực ................................................................. 15
Hình 1.5. Nồng độ CO2 trung bình tháng trên tồn cầu ................................................... 16
Hình 1.6. Xu thế lượng mưa tại một số trạm khí tượng ................................................... 19
Hình 1.7. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nơng nghiệp ........................................... 21
Hình 1.8. Nước biển xâm nhập vào ĐBSCL .................................................................... 22
Hình 1.9. Xu hướng giảm rừng ngập mặn ở Việt Nam .................................................... 23
Hình 1.10. Dịch cúm gia cầm và dịch tả xảy ra ở nhiều địa phương ............................... 25
Hình 1.11. Biến đổi khí hậu làm gia tăng hạn hán và lũ lụt ............................................. 25
Hình 1.1.2. Ngập lụt ảnh hưởng đến độ bền của các công trình xây dựng và giao thơng 27
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum ……………………………………………28


4


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Sơ lược về biến đổi khí hậu
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Biến đổi khí hậu:

Biến đổi khí hậu (Climate change) là hiện tượng thay đổi xu thế chung của thời tiết do
các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người ngồi sự thay đổi khí hậu của tự
nhiên.
Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch
quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai
đoạn nhất định được tính bằng thập kỉ hay hàng triệu năm.
Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện
thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng
nhất định hay có thể xuất hiện trên tồn địa cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong
5


ngữ cảnh chính sách mơi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập đến sự thay đổi khí hậu
hiện nay, được gọi chung là hiện tượng nóng lên tồn cầu.
Hiệu ứng nhà kính – Greenhouse Effect:

Hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ
từ mặt đất bởi mây và các khí như hơi nước, cacbondioxit, nitoxit, metan và khí
chlorofluorocacbon làm giảm nhiệt lượng phát ra khơng trung từ hệ thống trái đất, giữ

nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn 300C so với khi khơng có các
chất khí đó.
Bức xạ sóng ngắn đến từ mặt trời, gồm ánh sáng thấy được và nhiệt được hấp thụ bởi
các vật chất như các vật đen bức xạ trở lại ở dạng sóng dài hơn. Một số khí trong khí
quyển hấp thụ bức xạ sóng dài, được nó đốt nóng lên, rồi bắt đầu bức xạ vẫn dưới dạng
sóng dài về mọi hướng, một số hướng xuống dưới. Sự đốt nóng thật sự trong nhà kính chủ
yếu gây nên bởi kính ngăn khơng khí nóng đi ra và khơng khí lạnh đi vào. Sự tăng rõ rệt
nồng độ dioxitcacbon trong khí quyển do đốt các nhiên liệu hóa thạch chẳng hạn có thể
dẫn đến tăng nhiệt độ khí quyển tồn cầu. Hiệu ứng cách nhiệt gây nên bởi các khí nhà
kính giống như tấm kính ở nhà kính (tức là nó trong suốt đối với bức xạ sóng ngắn đi tới,
nhưng có phần mờ đục đối với bức xạ sóng dài được bức xạ lại).

6


Hình 1.1. Sơ đồ miêu tả hiệu ứng nhà kính tự nhiên trên trái đất

Hình 2.2. Phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực
Hạn Hán – Drought
Một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi giảng thủy dưới mức trung bình nhiều, khiến mức
nước hạ thấp và cây cối chết. Thời kì có thời tiết khơ kéo dài như vậy thường lâu hơn dự
tính, dẫn tới những mất mát rõ rệt cho cộng đồng (tổn thất mùa màng, thiếu cung cấp
nước).
Hệ sinh thái – Ecosystem:
Hệ tương tác của một cộng đồng sinh học và các mơi trường khơng có vật thể sống
xung quanh. Các khái niệm cơ bản bao gồm nguồn cung cấp năng lượng thông qua các
chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, và sự tuần hoàn của các chất dinh dưỡng về mặt sinh địa
7



hóa. Các nguyên tắc của hệ sinh thái có thể được áp dụng ở mọi quy mô. Như vậy, các
nguyên tắc áp dụng cho một ao nước chẳng hạn, có thể áp dụng như nhau cho một hồ, đại
dương hay tồn thể hành tinh.
Khí quyển – Atmotsphere:
Là lớp khí bao quanh trái đất và bị giữ ở đây do lực hấp dẫn của trái đất. Khí quyển
được chia thành 4 tầng:

- Tầng đối lưu (từ mặt đất đến khoảng 8 - 17 km
- Tầng bình lưu (lên đến 50 km)
- Tầng trung lưu (50 - 90 km)
- Tầng nhiệt: tạo thành vùng chuyển tiếp ra vũ trụ.
Sự pha trộn giữa các tầng là cực chậm. Khí quyển của tái đất gồm có Nito (97,1% thể
tích), oxy (20,9%), dioxit cacbon (khoảng 0,03%), các khí vết argon, krypton, xenon,

8


neon và heli cùng hơi nước, các vi lượng amoniac, chất hữu cơ, ozon, các loại muối và
các hạt rắn lơ lửng.
Nóng lên tồn cầu – Global warming:
Nói một cách chặt chẽ, sự nóng lên và lạnh đi tồn cầu là các xu thế nóng lên và lạnh
đi tự nhiên mà trái đất trải qua trong suốt lịch sử của nó. Tuy nhiên, thuật ngữ này dùng
để chỉ sự tăng dần nhiệt độ trái đất do các chất khí nhà kính tích tụ trong khí quyển. Quan
điểm cho rằng nhiệt độ trái đất đang tăng lên, một phần do phát thải khí nhà kính đi đơi
với các hoạt động của con người như đốt các nhiên liệu hóa thạch, đốt sinh khối, phá
rừng, ni bị và cừu, những thay đổi sử dụng đất.
Nước biển dâng – See level rise:
Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó khơng bao gồm
triều cường, nước dâng do bão…Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc
thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các

yếu tố khác.
Phát thải – Emissions:
Phát thải là sự thải các khí nhà kính và/hoặc các tiền tố của chúng vào khí quyển trên
một khu vực và thời gian cụ thể.
1.1.2. Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển tồn cầu.
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.
- Sự di chuyển các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần hồn
nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
9


- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy
quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên sự gia tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu và mực nước biển dâng thường được
coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ tăng

Biểu đồ tăng nhiệt độ trung bình qua các năm của Trái Đất, từ 1880 đến năm 2016
(Theo Cơ quan BĐKH Copernicus của EU)
Trong 100 năm qua (1906 - 2006), nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng 0,740C, tốc độ
tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đơi so với 50 năm trước đó. Trong 10
năm qua (tính từ năm 2001), nhiệt độ trung bình cao hơn 0,50C so với giai đoạn 1961 1990.
Một số hiện tượng tiêu biểu liên quan đến nhiệt độ tăng như sau:
- Giai đoạn 1995 - 2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách 12 năm nhiệt độ
cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1850, nóng nhất là năm 1998 và năm 2005. Gần đây nhất
là năm 2010, năm được coi là nóng nhất trong lịch sử và tháng 6 năm 2010 được ghi

nhận là tháng nóng nhất trên tồn thế giới kể từ năm 1880.
- Đáng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc Cực gấp đơi mức tăng nhiệt độ trung bình
tồn cầu. Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả là giảm
số đêm lạnh và tăng số ngày nóng.
10


Hình 3.3. Băng tan chảy ở Bắc Cực
- Trên phạm vi tồn cầu, lượng mưa tăng ở các đới phía bắc ( vĩ độ 300 Bắc) như Trung
Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á và giảm đi ở vĩ độ nhiệt đới như Nam
Á và Tây Phi. Tần số mưa lớn tăng trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu
thế giảm.
- Nhiệt độ mặt đất tăng kéo theo sự suy giảm của khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu,
từ năm 1978 đến nay lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,1 3,3% mỗi thập kỷ.
Nước biển dâng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên tồn cầu, trong đó khơng bao
gồm triều, nước dâng do bão...Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc
thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các
yếu tố khác. Quan trắc mực nước biển cho thấy mực nước biển trung bình tăng khoảng
20cm trong vòng 100 năm qua. Trong thập kỷ qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ở
vùng phía tây Thái Bình Dương và phía đơng Ấn Độ Dương.

11


Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần
chứa nước trên tồn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt độ của đại dương, các sông
băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.
1.1.3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân:
- Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các
hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mơ của các
châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí
quyển.
- Nhóm ngun nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi
mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí
nhà kính khác từ các hoạt động của con người.Tuy hiệu ứng nhà kính tự nhiên duy trì sự
sống trên trái đất, tuy nhiên, với sự can thiệp quá mức của loài người đã làm tăng nồng độ
của các loại khí nhà kính trong bầu khí quyển, gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất
nóng lên và gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.
a) Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Khí quyển là lớp khơng khí bao quanh trái đất, với 80% lượng khí tập trung chủ yếu từ
mặt đất đến độ cao khoảng 10 km, càng lên cao càng lỗng và khơng có mép ngồi cố
định. Thành phần của khí quyển gồm: 78% Nito (N2), 21% oxy (O2), 1% hơi nước và các
khí như: CO, CO2, N2O, CH4, O3…
Sự phân bố của các khí tạo tính đa năng của khí quyển:
(1) Cho phép một phần năng lượng ánh sáng mặt trời đến được bề mặt trái đất;
(2) Ngăn không cho bức xạ nhiệt từ trái đất thốt ra ngồi khơng trung giữ ấm trái đất.
Hiện tượng này gọi là hiệu ứng nhà kính giúp duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và

12


(3) Các khí có tác tác dụng giữ nhiệt trong khí quyển được gọi là khí nhà kính, gồm:
CO2, N2O, CH4, O3
Khí carbonic (CO2):
- Là khí nhà kính phát thải nhiều nhất - đây là nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng
nhà kính gây ấm lên tồn cầu. Khí carbonic cịn được gọi là thán khí – là khí do con người
và động vật thở ra khi hô hấp hoặc khi có sự cháy.

- Trong tự nhiên, cây xanh hấp thụ khí carbonic trong q trình quang hợp và giải phóng
oxy trở lại khí quyển. Chặt phá rừng làm tăng lượng carbonic trong khơng khí, các bề mặt
đại dương cũng hấp thu Khí carbonic.
- Các nguồn phát thải carbonic gồm: đốt nhiên liệu hóa thạch (khí gas, xăng dầu, than đá)
dùng cho sản xuất năng lượng, phương tiện giao thơng, cháy rừng, đốt than, củi, rơm…và
chăn ni.
Khí metan (CH4):
- Có tiềm năng làm nóng trái đất cao hơn CO2 (gấp 72 lần trong khoảng thời gian 20
năm), CH4 thúc đẩy sự oxy hóa hơi nước trong khí quyển, sự gia tăng hơi nước gây hiệu
ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4
- CH4 được dùng làm khí đốt (biogas), nó là thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu
mỏ, khí đầm ao, đầm lầy. CH4 được sinh ra từ quá trình khai thác, vận chuyển sử dụng
dầu mỏ, than đá, các quá trình sinh học như men hóa đường ruột của các gia súc, phân
giải kị khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng.
Các khí clorolfuorocacbon (CFC):
- Là những hóa chất tổng hợp, có mặt trong khí quyển từ khi cơng nghiệp làm lạnh, mỹ
phẩm phát triển. Bên cạnh khả năng làm nóng trái đất mạnh (hơn CO2 gấp 11.000 lần
trong thời gian 20 năm), CFC ở dạng khí thường làm tổn hại tầng ozon. Nếu chấm dứt
phát thải ngay thì khoảng 100 năm sau mới phân hủy hết lượng CFC hiện có.

13


Khí oxit nito (NO2):
-

Chiếm một lượng nhỏ trong thành phần các khí nhà kính, nhưng khả năng làm nóng

trái đất cao (gấp 289 lần trong khoảng thời gian 20 năm) và làm tổn hai tầng ozon. Do nó
có thời gian tồn tại trong khí quyển lâu dài, nên lượng oxit nito thải ra tiếp tục gây ấm lên

toàn cầu và kéo dài đến thế kỷ sau.
-

Các nguồn phát thải khí oxit nito gồm: sản xuất phân bón, hóa chất, đốt nhiên liệu hóa

thạch, cháy rừng, đốt rơm rạ, xử lí nước thải, q trình nitrat hóa các loại phân bón hữu
cơ, vơ cơ trong nơng nghiệp.
Ơzơn (O3):
-

Được tạo ra tự nhiên do các phản ứng trong khí quyển và do hoạt động của con người,

như từ xe cộ và các nhà máy năng lượng. Ở tầng cao của khí quyển, tầng ơzơn hấp thu
bức xạ tia cực tím bảo vệ trái đất, trong khi sự gia tăng ôzôn ở tầng thấp của khí quyển
góp phần làm trái đất nóng lên. Do có thời gian tồn tại trong khí quyển ngắn, nên ơzơn
chủ yếu gâp nóng lên ở quy mơ khu vực nhiều hơn là gây ấm lên toàn cầu.
➢ Gia tăng khí nhà kính trong khí quyển do hoạt động của con người, làm cho trái đất
nóng lên gây biến đổi khí hậu
Trong hơn 100 năm cơng nghiệp hóa và phát triển, các hoạt động của con người như
đốt nhiên liệu hóa thạch ( xăng, dầu, than đá, khí đốt tự nhiên), phá rừng và thay đổi sử
dụng đất như phát triển đô thị, sản xuất, làm đường…đã thải một lượng lớn khí nhà kính
vào trong khí quyển, như CO2, CH4, CFC, và N2O. Sự gia tăng khí nhà kính đẩy mạnh
hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng hơn – hay cịn gọi là ấm lên tồn cầu.
Nhiệt độ trên trái đất tăng kéo theo những thay đổi khác trong hệ thống khí hậu:
(1) Băng tan;
(2) Mực nước biển dâng – do giãn nở nhiệt trong đại dương và băng tan;
(3) Thay đổi lượng mưa – do nhiệt độ tăng, lượng nước bốc hơi nhiều hơn;
(4) Thay đổi mùa - ảnh hưởng đến đời sống con người, sinh vật, mùa màng;
14



(5) Thiên tai bão lũ, hạn hán...xuất hiện thường xuyên, mạnh hơn và khó đốn hơn
- Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC), phát thải khí nhà kính tồn cầu tăng từ thời kỳ tiền cơng nghiệp (khoảng năm
1750) và tăng 70% trong giai đoạn 1970 – 2004.
-

Hàm lượng CO2, CH4 và N2O trong khí quyển do hoạt động của con người từ năm

1750 đến nay, đã vượt xa mức tích tụ tự nhiên trong hàng nghìn năm.
-

Căn cứ theo số liệu nghiên cứu lõi băng ở Greenland và Nam cực.. đến năm 2005,

nồng độ khí CO2 và CH4 trong khí quyển cao hơn gấp nhiều lần so với 650 năm trước. Cụ
thể về các nguồn phát thải và mức đóng góp vào việc làm nóng trái đất như sau:
(1) Gia tăng CO2 chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch (trong ngành năng lượng,
cơng nghiệp, giao thơng...) và có sự đóng góp đáng kể của việc thay đổi sử dụng đất, phá
rừng;
(2) Gia tăng CH4 do hoạt động nơng nghiệp va sử dụng nhiên liệu hóa thạch
(3) Gia tăng N2O do hoạt động nơng nghiệp.

Hình 4.4. Phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực
15


Riêng CO2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất phát thải do hoạt động của con
người, chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đóng góp gần một nửa vào việc gây
ấm lên toàn cầu. Lượng CO2 phát thải hàng năm từ 1970 – 2004 tăng 80% và chiếm 77%
tổng lượng khí nhà kính phát thải của năm 2004.

Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới
70% tổng lượng phát thải khí CO2 trên tồn cầu. Thứ tự các nước phát thải cao năm 2004
như sau: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ấn độ, Nhật Bản, CHLB Đức, Canada,
Anh. Tốc độ phát thải khí CO2 của các nước đang phát triển cũng tăng khá nhanh trong
khoảng 15 năm qua.

Hình 5.5. Nồng độ CO2 trung bình tháng trên tồn cầu
Tuy nhiên có sự chênh lệch lớn về dân số và mức phát thải giữa các nước giàu và
các nước nghèo:
+ Các nước giàu: chiếm 15% dân số thế giới, tổng lượng phát thải chiếm 45% tổng lượng
phát thải toàn cầu.
+ Các nước châu Phi và cận Sahara: chiếm 11% dân số thế giới, tổng lượng phát thải
chiếm 2% tổng lượng phát thải toàn cầu.

16


+ Các nước kém phát triển: chiếm 1/3 dân số thế giới, tổng lượng phát thải chiếm 7%
tổng lượng phát thải tồn cầu.

Hình 1.5. Sơ đồ phân bố phát thải khí nhà kính theo quốc gia năm 2006 (Nguồn: IPCC)
Đây là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các
cuộc thương lượng về cơng ước khí hậu và nghị định thư Kyoto. Chính vì thế, một
ngun tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến
đổi khí hậu là: “ Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay
và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có
phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống biến đổi khí
hậu và những ảnh hưởng có hại của chúng.”
► Như vậy, biến đổi khí hậu khơng chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự
nóng lên của trái đất) mà cịn bởi nhiều ngun nhân khác.

Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá
trình tăng nhiệt độ trái đất với q trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác
trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước
cách mạng cơng nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170
đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm
và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa.
17


Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái
đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được
hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí
quyển.
1.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.2.1. Biểu hiện biến đổi khí hậu
- Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng.
Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,50C trên phạm vi cả nước và
lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ.
- Nhiệt độ tháng I ( đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII( đặc trưng cho mùa hè)
và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn
so với mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn so với nhiệt độ vùng
ven biển và hải đảo.
- Xu thế chung của nhiệt độ là tăng trên hầu hết các khu vực, tuy nhiên, có những khu
vực nhỏ thuộc vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ có xu hướng giảm của nhiệt độ. Đáng
lưu ý là ở những nơi này, lượng mưa tăng trong cả hai mùa: mùa khô và mùa mưa.
- Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong khoảng
từ -30C đến 30C.
- Lượng mưa màu khô ( tháng XI - IV) tăng lên chút ít hoặc thay đổi khơng đáng kể ở
các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phái Nam. Khu vực Nam
Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các

vùng khác ở nước ta.
- Lượng mưa ngày càng cực đại tăng lên hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong những
năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh
xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa sự nóng lên tồn cầu và

18


nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đơng xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến đổi của số
ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.

Hình 6.6. Xu thế lượng mưa tại một số trạm khí tượng
- Số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vự Biển Đơng có xu hướng tăng nhẹ,
trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc đổ bộ vào đất liền Việt Nam khơng có xu hướng biến
đổi rõ ràng.
-

Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu hướng lùi

dần về phía Nam lãnh thổ nước ta; số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia tăng;
mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây. Mức độ ảnh hưởng của
bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.
-

Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức độ không

đồng đều giữa các vùng và các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện tượng nắng nóng có
dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ.

19



20


1.2.2. Các tác động do biến đổi khí hậu
Tác động do biến đổi khí hậu tới lĩnh vực nơng nghiệp:

Hình 7.7. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nơng nghiệp

21


-

Hiện nay, sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam cịn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt.
- Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nơng nghiệp khơng những dẫn tới sự tăng dịch
bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà cịn có thể gây ra các rủi ro nghiêm
trọng khác.
- Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt
và hạn hán).
Tác động do biến đổi khí hậu tới tài nguyên đa dạng sinh học rừng:
- Việt Nam có đa dạng sinh học cao, có các hệ sinh thái đa dạng. Tuy nhiên trong thời
gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, đặc biệt là
hệ sinh thái rừng - hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất bị suy thối trầm trọng.

Hình 8.8. Nước biển xâm nhập vào ĐBSCL

Kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Mơi trường đưa ra mới đây đã
khẳng định, trong vịng 1 thế kỷ nhiệt độ trung bình của đồng bằng sơng Cửu Long có thể
tăng từ 2,5 - 3,70C. Nước biển dâng cao 0,8 – 1m. Đồng nghĩa điều này, sẽ có khoảng
40% diện tích của đồng bằng sơng Cửu Long bị nước biển nuốt trọn.
22


-

Diện tích rừng giảm rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thối nghiêm trọng (giảm

80% diện tích) do bị chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu quy
hoạch.

Hình 9.9. Xu hướng giảm rừng ngập mặn ở Việt Nam
(Nguồn dữ liệu tổng hợp của Phan Nguyên Hồng, 1993; FAO, 2005; FIPI, 2010)
-

Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật

của nhiều hệ sinh thái. Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các hệ sinh thái trên cạn. Nhiệt
độ tăng, còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn, vừa
gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính và làm gia tăng
biến đổi khí hậu.
Tác động do biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất:
- Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép dân số, đơ thị
háo, cơng nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Hiện tượng xói mịn, rửa trơi, hoang mạc hóa và ơ nhiễm do hóa chất nơng nghiệp ngày
càng gia tăng.
- Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư

dân và phần đất màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn cho ngành nông
nghiệp.
- Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mịn, rửa trơi, sạt lở bờ sơng, bờ
biển, bồi lắng lịng dẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất.
23


- Hiện tượng thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn tới hoang mạc hóa, đạc biệt là các tỉnh miền
Trung.

Tác động do biến đổi khí hậu tới sức khỏe:
- Báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu đã khẳng định, gây
ra tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ, hạn
hán...

24


×