Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tuyen Ngon Doc Lap 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.45 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _________________ ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Đề thi có 02 trang ). KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” (Trích Một người Hà Nội- Nguyễn Khải- Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo thao tác lập luận nào ?(0,25 điểm) Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ? (0,25 điểm) Câu 3. Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó.(0,5 điểm) Câu 4. Tại sao nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng ?(0,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay (Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, Ngữ văn 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam 2014, tập một, trang 72) Câu 5. Xác định đề tài, thể thơ của đoạn thơ trên ? (0,25 điểm) Câu 6. Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Từ láy nào trong số đó đã góp phần tạo nên một hình ảnh thơ lạ? (0,5 điểm) Câu 7. Nêu ý nghĩa của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm) Câu 8. Từ gợi ý của đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn (không quá 10 câu) về chủ đề Tình yêu quê hương. (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) TẤT CẢ SỨC MẠNH Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountains). Viết bài văn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của Anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (4,0 điểm) Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, trang trọng tuyên bố về nền độc lập của dân tộc VN trước nhân dân trong nước vµ thế giới. Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm có giá trị pháp lí, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao. Em hãy phân tích để làm rõ các giá trị đó của bản tuyên ngôn. -----Hết-----.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _________________ ĐỀ THI CHÍNH THỨC. Phần I. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN ( Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang). Câu 1 2. 3. 4. Nội dung ĐỌC HIỂU Đoạn văn trên được viết theo thao tác lập luận bình luận Nội dung chủ yếu của đoạn văn là nhà văn Nguyễn Khải suy ngẫm về nhân vật bà Hiền để gợi những nét đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội. - Phép điệp trong đoạn văn là điệp ngữ hạt bụi vàng. - Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó : nhấn mạnh phẩm giá người Hà Nội, đồng thời gợi niềm tin, niềm lạc quan, tự hào về một Hà Nội trong tương lai, văn hoá Hà Nội trong xã hội hiện đại. - Nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng vì Bà Hiền là kết tinh của vẻ đẹp người Hà Nội truyền thống và Hà Nội hôm nay. Bà có quan niệm sống và giáo dục con cái một cách đúng đắn, sâu sắc; Có niềm tin vào giá trị, sức mạnh của những. Điểm 3,0 0,25 0,25. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5. 6. truyền thống văn hóa tốt đẹp. Giữa thời Hà Nội sống trong kinh tế thị trường, bà vẫn giữ cái phong cách của người Hà Nội: phong lưu, nề nếp, văn hóa. - Qua đó, có thể nhận thấy nhà văn thẩm thấu được cuộc hành trình tinh thần của con người trong cuộc đời. Phẩm chất đẹp đẽ của Bà Hiền là căn cốt giúp bà Hiền có thể sống tốt trong mọi thời đại, mọi mối quan hệ, dù thời cuộc thăng trầm: thức thời mà chu đáo, khôn ngoan mà tự trọng, linh hoạt mà trung thực, đôn hậu mà bản lĩnh. - Đề tài của đoạn thơ (nêu một trong các "khả năng" sau đây đều được): quê hương, đất nước; nỗi nhớ sông Đuống quê hương; vẻ đẹp của con sông Đuống; sông Đuống ngày xưa... - Thể thơ được dùng trong đoạn thơ là thể thơ tự do. - Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc.. 0,25. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 7. 8. II 1. - Chính từ láy nghiêng nghiêng đã góp phần tạo nên một hình ảnh thơ rất lạ: Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì So sánh: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc/ Sao xót xa như rụng bàn tay đã diễn tả được nỗi đau ghê gớm của nhân vật trữ tình – một nỗi đau không trừu tượng mà cụ thể, từ nỗi đau tinh thần đã chuyển hóa thành nỗi đau thể chất. Qua so sánh, ta hiểu được sự gắn bó máu thịt giữa nhân vật trữ tình và con sông Đuống. Đoạn văn phải viết gọn, không quá số câu quy định, các câu phải đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề đã cho. LÀM VĂN Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện Tất cả sức mạnh a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn. 0,25. 0,5. 3,0. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tự lực là cần thiết nhưng cũng cần biết dựa vào sự giúp đỡ từ người khác khi khó khăn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động Có thể trình bày theo định hướng sau: * Giải thích nội dung, ý nghĩa câu chuyện và rút ra bài học - Cậu bé đối diện với khó khăn, dù cố gắng hết sức vẫn thất bại, khóc và tuyệt vọng vì nghĩ rằng sức mạnh của con người nằm trong chính bản thân mình. - Người cha với lời nói và hành động mang đến một thông điệp: sức mạnh của mỗi người là sức mạnh của bản thân và sự giúp đỡ từ người khác. => Bài học: Tự lực là cần thiết nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết cũng khó thành công. 0,5. 1,0. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> hơn. * Bàn luận - Tại sao mỗi người nên nhận sự giúp đỡ của người khác? + Thực tế cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, bất ngờ vượt khỏi khả năng của mỗi cá nhân; có những vấn đề phải nhiều người mới giải quyết được. + Mỗi người luôn có khát vọng được thành công trên nhiều lĩnh vực. - Ý nghĩa của sự giúp đỡ từ người khác: + Sự thành công sẽ nhanh và bền vững hơn. + Người nhận sự giúp đỡ có thêm sức mạnh và niềm tin, hạn chế được những rủi ro và thất bại. + Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa người với người, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. - Giúp đỡ không phải là làm thay; giúp đỡ phải vô tư, chân thành, tự nguyện. - Phê phán những người tự cao không cần đến sự giúp đỡ của người khác, những người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. * Bài học nhận thức. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. và hành động - Phải nhận thấy sức mạnh của cá nhân là sức mạnh tổng hợp. - Chủ động tìm sự giúp đỡ và chỉ nhận sự giúp đỡ khi bản thân thực sự cần. - Có thói quen giúp đỡ mọi người. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, trang trọng tuyên bố về nền độc lập của dân tộc VN trước nhân dân trong nước vµ thế giới. TNĐL là tác phẩm có giá trị pháp lí, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao. Em hãy phân tích để làm rõ các giá trị đó của bản tuyên ngôn. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn. 0,25. 4,0. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm - Văn chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết với mục đích đấu tranh chính trị hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua từng chặng đường lịch sử. - TNĐL là một văn kiện lớn được Hồ Chí Minh viết ra để tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc VN. - Tác phẩm có giá trị nhiều mắt (nêu nhận định ở trên). *Giá trị lịch sử to. 0,25. 0,75.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> lớn - Bản TN ra đời trong thời điểm lịch sử trọng đại: CM thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”. - Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản TN mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác - TN khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo thực dân Pháp, vạch rõ bộ mặt tàn ác, xảo quyệt của chúng ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... - TN nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để dẫn đến kết luận: “trong 5 năm Pháp bán nước ta 2 lần cho Nhật”. - TN khẳng định một sự thật lịch sử: gần 1 thế kỷ, nhân dân VN không ngừng đ.tranh giành độc lập. - TN còn chỉ ra một cục diện chính trị mới: đánh đổ PK, TD, Phát xít, lập nên chế độ cộng hoà. Lời kết bản TN khép lại thời kỳ tăm tối, mở ra 1 kỷ nguyên mới. * Giá trị pháp lí vững chắc: - Hồ Chí Minh đã. 0,25 0,5. 0,5. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập, tự do, quyền bất khả xâm phạm bằng việc trích dẫn 2 bản TN của Pháp-Mĩ. - Chứng minh việc xoá bỏ mọi sự dính lứu của Pháp đến Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. - Tuyên bố độc lập, tự do trước toàn thế giới. * Giá trị nhân bản sâu sắc: - Trên cơ sở quyền con người, Hồ Chí Minh xây dựng quyền dân tộc. Điều đó có ý nghĩa nhân bản đối với toàn nhân loại đặc biệt nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức, bị tước đoạt quyên con người, quyền dân tộc. - Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp - Ngợi ca sự anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam. - Khẳng định quyền độc lập, tự do và tinh thần quyết tâm bảo vệ chân lí, lẽ phải * Giá trị nghệ thuật cao: TN là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại: - Kết cấu hợp lý, bố cục rõ ràng. - Hệ thống lập luận.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> chặt chẽ với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic. - Lời văn sắc sảo, đanh thép, hùng hồn. - Ngôn từ chính xác, trong sáng, giàu tính khái quát, tính khoa học và trí tuệ. Các thủ pháp tu từ được sử dụng tạo hiệu quả diễn đạt cao. * Đánh giá - TN là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. - Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút - TN là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: 10,00 điểm. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×