Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bai du thi lien mon bao ve moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1) Tên tình huống: Ô nhiễm môi trường ở nông thôn 2) Mục tiêu giải quyết tình huống: _Bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. _Giúp bảo vệ sức khỏe con người. _Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của ngườ dân. _Đưa ra một số giải pháp giải quyết tình vấn nạn về ô nhiễm môi trường (ÔNMT). 3) Tổng quan nghiên cứu về vấn đề giải quyết tình huống. _ Môn toán: Thu thập, thống kê, tính toán lượng giác thải ở nông thôn. _ Môn hóa học: nghiên cứu về thành phần hòa học, tính độc hại của các loại vật phẩm có nguồn gốc hóa học tổng hợp. _ Môn vật lý: gải thích tính chất vật lý của các loại rác, ảnh hưởng của chúng đến môi trường. _ Môn sinh học: tìm hiểu các kiến thức về cây xanh, các loài động vật và sức khỏe con người. _ Môn địa lý: Các thành phần đất đai, khí hậu, thảm động-thực vật và ảnh hưởng của ÔNTM đến các thành phần đó. _ Môn văn- Giáo dục công dân: Lập luận, đưa ra lí lẽ và dẫn chứng dể phân tích, giải quyết tình huống, giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. _ Môn tin học: tra cứu thông tin trên Internet, soạn thảo văn bản. 4) Giải pháp gải quyết tình huống: _ Không xả rá bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định _ Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường: trồng cây, vệ sinh đường làng ngõ xóm _ Quy hoạch, xây dựng các địa điểm tập kết và xử lý rác. _Tuyên truyền, kêu gọi người dân bảo vệ môi trường 5) Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Ngày nay, song hành với sự phát triển của con người là những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Trong đó vấn đề môi trường là một trong số đó. Vấn đề môi trường là vấn đề xã hội mang tính cấp thiết của nhân loại, đòi hỏi sự tích cực từ mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Từ trước tới nay, báo đài mới chỉ chú trọng tới vấn đề ÔNMT ở các đô thị, còn vấn đề ÔNMT ở nông thôn lại ít được đề cập tới. Tuy vậy đây lại là vến đề vô cùng bức thiết với xã hội Việt Nam, bởi nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 66,9% dân số Việt Nam đang sốn ở nông thôn (tính đến 1-4-2014). Vì vậy việc vận dụng các kiến thức khoa học để giải quyết là điều cần thiết. ÔNMT là sự biến đổi các tính chất lý-hóa của môi trường theo chiều hướng xấu bởi các chất hóa học, sinh học, tia bức xạ, tiếng ồn,… gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe con người và các sinh vật sống khác. Có 3 loại ÔNMT chính ở nông thôn là: onn nhiễm không khí, ô nhiếm đất và ô nhiễm nguồng nước.  Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi ). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do khói bụi, khí thải tiếng ồn,… . Khác với thành phố, ô nhiếm không khí ở nông thôn có những đặc điểm riêng. Ở nông thôn có ít xe phân khối lớn hơn tành phố nên ít chịu ô nhiếm do khí thải từ dộng cớ hơn. Mặc dù vậy, ở nông thôn lại có những nguyên nhân khác: khói bụi, khí thải từ các phân xưởng, nhà máy, phân bón chưa qua xử lý. Những loại khí này chưa nhiều thành phần độc hại như CO, CO2, H2S,….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khói, khí thải từ các phân xưởng. Ô nhiễm không khí tại các nhà máy, khu công nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Người nông dân phun thuốc ồ ạt, với số lượng và nồng độ quá lớn dẫn tới ô nhiễm bầu không khí Không chỉ có vậy, Ô nhiễm không khí còn có nguyên nhân từ những dống nhấm ven đường làm giảm tầm nhìn giao thông và còn từ các lò gạch thủ công,…. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm do bụi trên đường. Ở nông thôn Việt Nam, đặc thù của đường nhỏ ( mặt đường chỉ rộng 3.5m), nhiều đất đá, do đó mỗi khi có các phương tiện giao thông đi qua thì đường lại trở nên rất bụi. Quả thật ô nhiễm không khí gây hại rất nhiều tới sức khỏe con người. Khói bụi gây nhiều bệnh liên quanh đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,… và đặc biệt là lao phổi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Người bệnh và phổi của ngừời bị bệnh lao. Và ô nhiễm không khí còn là một trong những nguyên nhân dẫn biến đổi khí hậu toàn cầu: thảm thực vật thay đổi do mưa axit, bão lũ, trái đất nóng lên,…. Sự suy giảm độ che phủ của rừng vì mưa axit.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng và trở thành một vấn đề cấp bách cần mau chóng được giải quyết.  Ô nhiễm đất Đất ở nông thôn bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: do chất thải trong xây dựng; các chất thải rắn từ các nhà máy, phân xưởng, bệnh viện và cả trong sinh hoạt gia đình và các chất hóa học độc hạ i(thuốc trừ sâu, phẩm màu, ) ngấm vào đất Rác thải y tế. Rác thải nông nghiệp. Rác thải sinh hoạt. Rác thải xây dựng. Đáng sợ hơn khi có dịch bệnh, người dân lại ném xác động vật nuôi bệnh lung tung và hậu quả là hình thành những bãi rác “lộ thiên” ngay lề đường vừa gây ô nhiễm đất lại bốc mùi rất khó chịu.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Những bãi rác “lộ thiên”. Rác tràn lan khắp nơi, vừa bẩn lại vừa mất mĩ quan, đất đai lại trở nên khô cằn, cây cối khó phát triển vì còn dư lượng phân hóa học, thuốc bảo vệ thức vật và các hóa chất chứa nhiều thành phần tống hợp sẽ làm thay đổi tình chất của đất. Đặc biệt các loại như túi nilon, vỏ nhựa, các loại rác có thành phần chính là polime rất khó bị phân hủy. Do đó đất đai kém mầu mỡ, năng suất cây trồng thấp. Ở nông thôn ngừời dân sống chủ yếu bằng nghề nông thì việc dất biến tính, sản lượng thấp là một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngoài ra chính từ những bải rác tự phát đó làm bùng phát những dịch bệnh cho con người như H5N1, H1N1 ….. và cho cả gia súc: lở mồm long móng, tai xanh, H7N9, …Tóm lài hậu quả sẻ rất khôn lường nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời. Hậu quả của dịch bệnh  Ô nhiễm nguồn nước Loại ô nhiễm thứ 3 là ô nhiễm nguồn nước. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại nước thải từ các chà náy, xí nghiệp xây dựng ở nông thôn; nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và đặc biệt là lượng dư thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng ngấm xuống mạch nước ngầm, thủy vực: thói quen vứt vỏ thuốc trừ sâu đẫ sử dụng xuống kênh mương ngay cả là cả những hóa chất độc hại. Vì thế mà nguồn nước của các con sông, hồ, mương, kênh, ao,… ngày càng trở nên ô nhiễm thậm chí đã mất hẳn tính chất ban đầu chuyển sang màu đên và có mùi rất khó ngửi. Và hậu quả thật nghiêm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> trọng: tần suất suất hiện các dòng sông, con sông chết ngày càng nhiều, rất nhiều sinh vật chết vì nguồn nước bẩn.. Nước bẩn; tôm, cá chết hàng loạt Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người bởi các hóa chất độc hại là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh hiển ác (trong đó có bệnh ưng thư). Chắc chúng ta cũng đã biết những vụ nước xả thải chưa qua xử lí của công ti Vêdan hay những ngôi làng được nhắ đến với biệt danh “làng ung thư” do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,… Những vụ việc đau lòng ấy đều một phần do ô nhiễm nguồn nước mà ra cả Ô nhiễm môi trường ở vùng nông thôn và đồi núi ở nước ta cong có một nguyên nhân vô cùng tiêu cực đó là chiến tranh. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, các cánh rừng Vệt Nam đã phải hứng chịu hơn 30 triệu lít thuốc diệt cỏ mà phần lớn là chất dộc màu da cam- Đioxin và hàng tấn bom, mìn các loai. Hậu quả của thứ chất hóa học có công thức phân tử là dioxin 2,3,7,8-tetrachloro-dibenzo-para hay còn gọi là TCDD mang tính chất hủy diệt: biết bao con người đẫ chết; biết bao cánh rừng nguyên sinh, động-thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng; thảm thực vật thay đổi; ảnh hưởng nặng nề tới các thế hệ con cháu,…. BIỂU ĐỒ BĂNG DẢI CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Những nỗi đau da cam. Đặc biệt môi trường ở những nơi như vậy bị ô nhiễm nặng nề, tạo ra những mảnh đất chết đen xám và trơ trụi..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cảnh quan môi trường tại sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng Và những hậu quả khủng khiếp ấy vẫn còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Thế giới đã gọi cuộc chiến ấy là “ CUỘC CHIẾN HỦY DIỆT MÔI TRƯỜNG, HỦY DIỆT HỆ SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG ”. Lịch sử đã ghi lại quá khứ đu thương ấy, dạy cho chúng ta hãy biết trân trọng hòa bình, có trách nhiệm với những thứ ông cha ta đã gìn giữ, nhất là môi trường sống của chúng ta. Ngoài ra thiên tái như bão, lũ lụt, hạn hán ,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.. Bất cú loại ô nhiễm nào cũng đều để lại những hậu quả vô cùng nặng nề với môi trường. Đặc biệt sự ô nhiễm sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín bởi một phần do sự tuần hoàn của nước ( nước ô nhiễm bay hơi vào không khí, nhưng tụ rồi rơi xuống đất, sau đó ngấm vào mạch nước ngầm rồi chảy ra sông, biển: sau đó nước lại bay hơi, v…v…). Do đó rất khó cps thể xử lý ô nhiễm môi trường mooti cách đơn lẻ, manh mún, thiếu khoa học. Vì vậy việc đề ra nhuengx giải pháp thiết thực để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nông thôn là vô cùng cần thiết. Như chúng ta đã thấy, nhuyên nhân chủ yếu dẫn tới ô nhiễm môi trường là do sự thiếu ý thức của nhười dân. Vì vậy dể giải quyết vấn đề này cần phải nâng cao nhận thức của nhười dân. Trình độ dân trí ở nông thôn vón không phát triển như các đô thị nên điều cốt yếu trong hoạt đọng nâng coa nhận thức cho người dân là tuyên truyên, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. đặc biệt các hoạt động ấy phải gắn liền với thực hành và mang lại hiệu quả, như vậy mới thuyết phục được người dân. Tuy nhiên cũng cần có chính sách tốt, quy hoạch nơi vứt và xử lý rác thải, quy định chặt chẽ và chế tài đủ mạnh để xử lý nhũng hành vi vứt rác bừa bãi, … Ngoài ra mọi người cũng cần có tinh thần tự giác chấp hành các quy đình công cộng, áp dụng các công nghệ kĩ thuật mới, điều này cũng sẽ cải thiện được môi trường nông thôn rất nhiều..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Có lẽ chúng ta đều biết đến rất nhiều hoạt động góp phần bảo vệ môi trường. Những hoạt động ấy rất đơn giản mà hiệu quả, mang lại kinh tế cho người dân: trồng cây công nhiệp, lân nghiệp phủ xanh đồi núi trọc; tái chế, tải sử dụng những vật dụng cũ, bỏ đi; thu gom rác thải phục vụ cho công nhiệp khác;…. Nhận thức được vai trò quan trọng của cây xanh: trong một năm một cây cao 30m, trưởng thành có thể hấp thụ khoảng 22,7 Kg khí CO 2 và có thể sản xuất ra lượng 2,721 Kg khí O2 . Vạy nên việc trồng cậy xanh ở ven đường, sông, hồ là việc làm cần thiết. Thêm nữa các hoạt động vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét kênh mương,…cũng cần được duy trì và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngày nay các hoạt động tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ tời người dân rất cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Nhân đây chúng tôi cũng xin được dẫn ra một số ví dụ minh họa về các biện pháp cụ thể được ứng dụng rộng rãi mà có hiệu quả rất tốt đối với việc bảo vệ môi trường. Biện pháp thứ nhất là một biện pháp mà hiện nay chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân nữa, đó là biện pháp làm hầm biogas để lưu trữ và xử lí các loại rác thải hữu cơ và chất thải từ chăn nuôi chuồng trại để tạo ra khí gas phục vụ cho các hoạt động cần đốt cháy năng lượng trong gia đình…Cấu tạo của hầm, hay còn gọi là bể biogas gồm 3 bộ phận chính là bể phân giải (hầm biogas), bộ phận chưa khí và bộ phận điều áp. Cả ba bộ phận này đều được kết hợp nằm trong một khối, cả khối được chôn chìm dưới mặt đất. Bể phân giải là bộ phận chính tiếp nhận và phân hủy rác để tạo thành khí gas có thành phần chủ yếu là các loại khí dễ cháy như CH4, CO2, C2H2, …các chất khí này đi theo hệ thống ống dẫn qua khóa tổng tới bếp biogas, một loại bếp chuyên sử dụng khí biogas để đốt cháy tạo ra nhiệt năng dùng cho sinh hoạt thường ngày. Sản lượng khí trung bình của loại bể thể tích nhỏ ước đạt khoảng 400-500 lít khí/10 kg chất thải, đủ để cung cấp cho một gia đình bốn người, vì vậy việc lắp đặt tại gia là hoàn toàn có khả năng, hơn nữa lại có thê tiết kiệm chi phí cho tiền mua nhiên liệu đốt cháy hàng tháng. Đây thật sự là một biện pháp hiệu quả mà rất cần được phổ biến rộng rãi để góp phần bảo vệ môi trường ở vùn nông thôn. Biện pháp thứ hai là biện pháp xử lí rác tại gia bằng hố rác mini. Hố rác mini là loại hố rác dung tích nhỏ, được đào ở góc vườn, góc ao, chuồng,…Hố rác mini có thể xử lí các loại rác thải hữu cơ phân hủy được, biến thành phân xanh trực tiếp bón cho đất. Phương pháp rất đơn giản, chỉ cần đào một cái hố đường kính khoảng 70-100 cm tùy vào diện tích và nhu cầu xử lí rác, sauu đó chỉ việc bỏ rác vào cái hố đó cho đến khi đầy thì lấp hố lại. Đợi khoảng 2-3 tháng sau, rác sẽ bị phân hủy hết, trong thời gian đó có thể đào một hố rác khác, vì diện tích hố nhỏ nên cũng có.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> thể đào được nhiều hố rất thuận tiện mà ít tốn diện tích, lại có thể tăng cường độ phì nhiêu cho đất. Cuối cùng, xin được kể đến một mô hình cũng rất phổ biến ở các vùng nông thôn hiện nay, đó là mô hình thu gom và xử lí rác ở khu dân cư hàng tháng. Với mô hình này, mỗi khu dân cư sẽ tổ chức một ngày cố định trong tháng làm ngày thu gom và đem rác đi xử lí ở một điểm xử lí tập trung, theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ bỏ rác ra trước cửa, sẽ có người đến từng nhà thu gom và mang đến điểm tập kết. Đểm tập kết thường là nơi đốt rác hoặc là nơi chôn rác, ở xa khu dân cư. Như vậy là được một côn đôi việc, vừa bảo vệ được môi trường lại đỡ tốn thời gian, giúp bà con chuyên tâm vào sản xuất. Hiện nay, môi trường đã trở thành một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn đề bức thiết này. Môi trường này là của tất cả mọi người, cho nên bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi công dân, mỗi cá nhân trong tập thể. Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần có sự chung tay của tất cả mọi người, mỗi người đều có thể góp chút công sức để bảo vệ môi trường ngày một tố hơn. Còn đối với học sinh chúng ta, chúng ta cần cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện thật tốt, biết vận dụng những kiến thức liên môn đã học để giữ cho môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp. 6, Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Môi trườn chính là cái nôi nuôi dưỡng loài người và toàn thể hệ sinh thái trên Trái Đất. Việc vận dụng các kiến hức liên môn vào thực tiễn là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường – bảo vệ sự sống của chính chúng ta..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×