Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.9 KB, 126 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng
cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thu
Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hoa
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Tài liệu tham khảo
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Hình 1.1- Đường cong Lorenz __________ Error: Reference source not found
Hình 1.3- Thông tin không đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội ___ Error:
Reference source not found
Hình2.1- TTKT có vốn đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản ___ Error: Reference
source not found
(giai đoạn 1983 – 2007) ________________ Error: Reference source not found
Hình 3.1- Thống kê các vụ mua bán, sáp nhập được công bố tại Việt Nam
___________________________________ Error: Reference source not found
Bảng 2.1- Số vụ thông báo sáp nhập tại Nhật Bản _ Error: Reference source
not found
Bảng 2.2 – TTKT- các hình thức TTKT _ Error: Reference source not found


Bảng 2. 3– TTKT- các hình thức TTKT __ Error: Reference source not found
Bảng 3.1- 20 Ngành có mức độ TTKT cao nhất trong năm 2006 theo CR3
___________________________________ Error: Reference source not found
Bảng 3.2- Các ngành có mức độ TTKT cao nhất theo HHI _______ Error:
Reference source not found
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 3.3- Các ngành có CR3 tăng nhiều nhất _ Error: Reference source not
found
Bảng 3.5- Thống kê các vụ sáp nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài theo ngành ________________ Error: Reference source not found
Danh mục các chữ viết tắt
TTKT: Tập trung kinh tế
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
FTC: Uỷ ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ
JFTC: Uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
KFTC: Uỷ ban Thương mại công bằng Hàn Quốc
TFTC: Uỷ ban Thương mại lành mạnh Đài Loan
TCTK: Tổng Cục Thống kê
Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
LỜI MỞ ĐẦU
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
5

Chuyên đề tốt nghiệp
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Sự
thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường trong nước ngày
càng sâu rộng. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các tập đoàn đa
quốc gia, đầu tư vào Việt Nam bằng cách mua lại các doanh nghiệp trong
nước. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cũng có xu hướng cấu trúc lại
bằng cách mua lại, sáp nhập với các doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô
hoạt động; tìm kiếm, mở rộng thị trường; nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đặc biệt chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ nhằm kiềm chế
lạm phát đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn sản xuất kinh
doanh. Vì vậy việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được đặt ra như một
phương án giúp các doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội phát triển mới, tăng
quy mô hoạt động nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, TTKT ở Việt Nam đang được đặt ra như một giải pháp
chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tê. Tuy
nhiên, xu hướng này gia tăng sẽ hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh
chi phối thị trường, ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh mà chính phủ Việt
Nam đang nỗ lực cải thiện. Quản lý TTKT đang được đặt ra như một nhiệm
vụ quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài “Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng
cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam” là rất cần thiết.
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để tăng cường
công tác quản lý TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới, đề tài được kết cấu
gồm bốn chương như sau:
Chương I- Cơ sở lý luận về TTKT. Chương này nhằm xây dựng
khung lý thuyết chung về TTKT và công tác quản lý TTKT.

Chương II- Kinh nghiệm quản lý TTKT trên thế giới. Nội dung
của chương tập trung nghiên cứu quá trình TTKT và công tác quản lý TTKT
ở một số quốc gia trên thế giới đã có nhiều thành công trong quản lý TTKT
nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chương III- Thực trạng TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt
Nam thời gian qua. Chương này nghiên cứu thực trạng TTKT, công tác quản
lý TTKT ở Việt Nam; phân tích những thành tựu cũng như những vấn đề còn
tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó trong quản lý TTKT ở Việt
Nam.
Chương IV- Kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt
Nam. Chương này phân tích xu hướng TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới
đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đã tìm ra ở
chương III và những giải pháp cho yêu cầu đặt ra trong quản lý TTKT thời
gian tới.
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm vi nghiên cứu đề tài
Hướng tới nội dung nghiên cứu trong các chương như trên, phạm vi
nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, các hình thức, mức độ TTKT ở Việt Nam và một số quốc
gia trên thế giới.
Thứ hai, khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến TTKT ở
Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
Thứ ba, các cơ quan có chức năng quản lý TTKT ở Việt Nam và một
số quốc gia trên thế giới.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp thu thập thông tin, dữ
liệu sơ cấp và thứ cấp phân tích, kết hợp với phương pháp phân tích- tổng hợp

thông tin trong các tài liệu thống kê, các báo cáo, nghiên cứu, phân tích hiện
có của Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan khác có liên quan, thu thập tài
liệu trên các sách, báo, tạp chí, internet.
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
I- Một số vấn đề cơ bản về tập trung kinh tế
1- Khái niệm và hình thức tập trung kinh tế
1.1- Khái niệm tập trung kinh tế
Khái niệm tập trung kinh tế được xem xét trên cơ sở nền kinh tế thị
trường- nơi các chủ thể kinh tế tồn tại độc lập và có quyền tự chủ trong các
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
9
Chuyên đề tốt nghiệp
quyết định sản xuất- kinh doanh của mình. Khái niệm tập trung kinh tế được
xem xét theo hai cách tiếp cận cơ bản như sau:
1.1.1- Dưới góc độ cấu trúc thị trường
Với tính chất là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi của
cấu trúc thị trường, tập trung kinh tế được hiểu là quá trình mà số lượng các
doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các
hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của
doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất. Cách nhìn nhận này đã
làm rõ nguyên nhân và hậu quả của tập trung kinh tế đối với cấu trúc thị
trường cạnh tranh. Tuy nhiên, dường như quan điểm trên đã coi hiện tượng
tích tụ tư bản là một phần của khái niệm tập trung kinh tế.
1.1.2- Dưới góc độ là hành vi của các doanh nghiệp
Nhìn từ góc độ là hành vi của các doanh nghiệp, tập trung kinh tế (còn

gọi là tập trung tư bản) được hiểu là sự gia tăng tư bản do hợp nhất nhiều tư
bản lại hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác. Khái niệm này không
đưa ra các biểu hiện cụ thể của tập trung kinh tế nhưng lại cho thấy bản chất
và phương thức của hiện tượng.
Như vậy, dù nhìn ở góc độ nào thì các nhà khoa học kinh tế cũng có sự
thống nhất về bản chất của tập trung kinh tế gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, TTKT có thể hiểu là quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, tái
cấu trúc thị trường nhờ vào: sự tăng trưởng nội sinh, sự rút khỏi thị trường
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
10
Chuyên đề tốt nghiệp
của một số doanh nghiệp, hiện tượng gia nhập thị trường của một số doanh
nghiệp; sự sáp nhập của một số doanh nghiệp (tăng trưởng ngoại sinh)
Thứ hai, chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động
trên thị trường. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các
doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan.
Thứ ba, tập trung kinh tế đã hình thành nên doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế,
từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị
trường.
Tuy nhiên, mức độ tác động của TTKT tới tương quan cạnh tranh trên
thị trường là khác nhau tuỳ thuộc vào các hình thức TTKT khác nhau.
1.2- Các hình thức tập trung kinh tế
Có nhiều cách phân chia các hình thức TTKT. Nhưng để phân biệt
được tác động của TTKT đối với mức độ cạnh tranh và tương quan cạnh tranh
trên thị trường, chúng ta có thể phân chia các hình thức tập trung kinh tế theo
ba tiêu chí như sau:
1.2.1- Căn cứ vào cách thức TTKT trên thị trường
TTKT được chia thành bốn hình thức sau:

(i) Sáp nhập doanh nghiệp: Là việc một hoặc một số doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp
nhập.
(ii) Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp
chuyển oàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình
thành một doanh nghiệp mớ đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh
nghiệp bị hợp nhất.
(iii) Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ
hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn
bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
(iv) Liên doanh giữa các doanh nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh
nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
1.2.2- Căn cứ vào mức độ liên kết trong hoạt động tập trung kinh tế
TTKT được chia thành 2 hình thức sau:
(i) Tập trung kinh tế chặt chẽ (tổ hợp): bao gồm các hành vi tập trung
kinh tế trong đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
khá chặt chẽ về quyền sở hữu, về tài sản Theo đó, các hành vi tập trung kinh
tế như: sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp có thể nói là những hình
thức tập trung kinh tế khá chặt chẽ.
(ii) Tập trung kinh tế không chặt chẽ: bao gồm các hành vi tập trung
kinh tế trong đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia tập trung không
chặt chẽ về quyền sở hữu hay tài sản
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B

12
Chuyên đề tốt nghiệp
Một hành vi tập trung kinh tế có thể coi là chặt chẽ hay không chặt chẽ
còn phụ thuộc vào quy mô tài sản hay phạm vi quyền, lợi ích hợp pháp được
chuyển nhượng trong khi thực hiện tập trung kinh tế.
Như vậy, tập trung kinh tế chặt chẽ là hình thức tập trung phức tạp và
có thể gây hạn chế cạnh tranh hơn so với hành vi tập trung kinh tế không chặt
chẽ.
1.2.3- Căn cứ vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia TTKT trong các cấp
độ kinh doanh của các ngành kinh tế
TTKT thường được phân chia thành 3 hình thức sau:
(i) Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua
lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong cùng một giai đoạn sản xuất
trong một chuỗi giá trị và sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hay có
thể hiểu là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một thị trường liên quan (bao gồm thị trường sản phẩm liên
quan và thị trường địa lý liên quan).
Trong đó, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng
hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Và thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những
hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương
tự nhau và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.
(ii) Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại
hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp nằm trong các giai đoạn sản xuất khác
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
13
Chuyên đề tốt nghiệp
nhau của cùng một chuỗi giá trị sản xuất ra một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
nào đó hay còn gọi là các doanh nghiệp có quan hệ người mua- người bán

(gồm quan hệ cung cấp- sản xuất hoặc sản xuất- bán lẻ).
(iii) Tập trung kinh tế dạng hỗn hợp (dạng tập đoàn-conglomerate): là sự
hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng
hoạt động trên một thị trường sản phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ
khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là nhằm phân
tán rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị
trường của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Như vậy, TTKT có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Với
mỗi góc độ tiếp cận, chúng ta có thể nhận dạng TTKT qua các hình thức
TTKT khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá một thị trường là tập trung cao hay
thấp hoặc đánh giá một hành vi TTKT gây ra những tác động như thế nào tới
tương quan cạnh tranh trên thị trường và cấu trúc thị trường đó, chúng ta cần
có hệ thống các tiêu chí đánh giá.
2- Các phương pháp đo lường mức độ tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế là một hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp đồng thời
tự nó làm thay đổi cấu trúc thị trường. Cấu trúc thị trường quyết định tương
quan cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng tới các quyết định sản xuất- kinh
doanh của các chủ thể kinh tế trên thị trường và đến một mức độ nào đó, các
hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường có thể không tuân theo các quy
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
luật của nền kinh tế thi trường như: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy
luật cạnh tranh Vì vậy, có thể coi mức độ tập trung kinh tế là một thước đo
khá chính xác trong việc đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Mức độ tập trung kinh tế phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp và
quy mô tương đối của các doanh nghiệp trên thị trường.
Quy mô tương đối của một doanh nghiệp có thể được đo bằng thị phần
của doanh nghiệp theo doanh thu, theo tài sản hoặc theo số lượng lao động.

Có một số phương pháp đo mức độ tập trung kinh tế dựa vào thị phần
của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan (gồm thị trường sản phẩm liên
quan và thị trường địa lý liên quan) như sau:
2.1- Đường cong Lorenz và hệ số Gini
Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thị phần trên thị
trường (100%) được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của
các nhóm doanh nghiệp trên thị trường. Đường cong Lorenz được biểu thị
trong một hình vuông với 2 cạnh là 2 trục của một hệ trục toạ độ Oxy. Trục
tung Oy biểu diễn phần trăm thị phần cộng dồn của các doanh nghiệp trên thị
trường (từ 0- 100%), trục hoành Ox biểu diễn phần trăm số doanh nghiệp
cộng dồn của các nhóm doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự thị phần tăng
dần (từ 0- 100%).
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
15
Chuyên đề tốt nghiệp
% Số doanh nghiệp cộng dồn 100%
Hình 1.1- Đường cong Lorenz
Tất cả các đường cong Lorenz đều xuất phát từ gốc O của hình vuông
và kết thúc ở điểm A đối diện (Như hình vẽ). Tại điểm O: 0% số doanh doanh
nghiệp chiếm 0% thị phần trên thị trường. Tại điểm A: 100% số doanh nghiêp
chiếm 100% thị phần trên thị trường. Đường phân giác OA là đường bình
đẳng tuyệt đối. Nghĩa là bao nhiêu phần trăm số doanh nghiệp chiếm bấy
nhiêu phần trăm thị phần trên thị trường. Khi đó, có thể nói mức độ tập trung
thị trường là thấp nhất. Còn nếu một doanh nghiệp nào đó chiếm 100% thị
phần còn các doanh nghiệp khác không có một chút thị phần nào thì đường
cong Lorenz biểu diễn sự phân phối thị phần này sẽ có dạng hình chữ L với 2
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B



A B
16
% Thij phần cộng dồn
O
Chuyên đề tốt nghiệp
cạnh là cạnh đáy và một cạnh bên phải của hình vuông. Đây chính là đường
phân phối thị phần bất bình đẳng tuyệt đối. Và có thể đánh giá mức độ tập
trung thị trường là cao nhất. Nhìn chung, đường cong Lorenz thường nằm
giữa đường bất bình đẳng tuyệt đối và đường bình đẳng tuyệt đối. Đường
Lorenz nào càng nằm xa đường bình đẳng tuyệt đối thì sự phân phối thị phần
trong trường hợp đó càng bất bình đẳng, thị trường có mức độ tập trung càng
cao.
Đường cong Lorenz cho phép đánh giá mức độ bất bình đẳng về thị
phần giữa các doanh nghiệp trên một thị trường. Tuy nhiên, nó có những hạn
chế nhất định trong việc đánh giá mức độ bất bình đẳng do nó chưa lượng hoá
được mức độ bất bình đẳng. Do đó, khi so sánh mức độ bất bình đẳng giữa
các thị trường khác nhau, chúng ta không thể đưa ra những kết luận chính xác
khi các đường cong Lorenz cắt nhau và sẽ là khá phức tạp nếu phải so sánh
giữa nhiều thị trường. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể sử dụng
hệ số Gini- một hệ quả được rút ra từ đường cong Lorenz.
Hệ số Gini được tính bằng cách chia phần diện tích đường cong Lorenz
lệch khỏi đường bình đẳng tuyệt đối (A) cho diện tích của nửa hình vuông có
chứa đường cong Lorenz (A + B).
Công thức tính:
G= A/ (A + B)
Nếu coi mỗi cạnh của hình vuông là 1 đơn vị thì diện tích (A + B) luôn
bằng 1/2, khi đó:
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B

17
Chuyên đề tốt nghiệp
G= 2*A
Hệ số Gini luôn có giá trị nằm trong đoạn [0 , 1].
G= 0: Phân phối thị phần trên thị trường là tuyệt đối bình đẳng, mức độ
tập trung thị trường thấp nhất.
G= 1: Phân phối thị phần trên thị trường là bất bình đẳng tuyệt đối,
mức độ tập trung thị trường cao nhất.
G càng gần 1 thì phân phối thị phần giữa các doanh nghiệp càng bất
bình đẳng, mức độ tập trung kinh tế trên thị trường càng cao.
Như vậy, đường cong Lorenz và hệ số Gini đều dùng để đo mức độ bất
bình đẳng về thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó cho phép
đánh giá được mức độ TTKT trên một thị trường nhất định. Hệ số Gini còn
cho phép so sánh chéo về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thị phần giữa
các doanh nghiệp giữa các thị trường với nhau. Đó cũng chính là những điểm
mạnh của phương pháp đo này. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có
những hạn chế: Cả đường cong Lorenz và hệ số Gini đều có xu hướng tập
trung đánh giá mức độ bất bình đẳng về thị phần của các doanh nghiệp trên
thị trường chứ không chú trọng tới số lượng doanh nghiệp trên thị trường đó
mặc dù nếu mức độ bất bình đẳng như nhau nhưng số lượng doanh nghiệp
khác nhau thì cấu trúc thị trường hoàn toàn khác nhau. Việc điều tra số lượng
doanh nghiệp cộng dồn và doanh thu cộng dồn của các doanh nghiệp trên thị
trường để tính chỉ số này là khá phức tạp.
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể sử dụng một số phương
pháp khác đánh giá mức độ tập trung kinh tế đơn giản hơn thông qua sự phân
phối thị phần của một nhóm doanh nghiệp lớn trên thị trường.

2.2- Tỷ lệ tập trung kinh tế (CR
n
) có thể là CR
3
, CR
4
hoặc CR
8
Tỷ lệ tập trung kinh tế CR
n
- Concentration Ratio, là tổng thị phần của
n doanh nghiệp hàng đầu (có thị phần lớn nhất) trên một thị trường nhất
định. Trong đó n thường được sử dụng là 3, 4 hoặc 8 doanh nghiệp.
Công thức tính:
1
n
i i
i
CR S
=
=

Trong đó: CR
n
là tỷ lệ tập trung kinh tế của n doanh nghiệp hàng đầu
trên thị trường.
S
i
là thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường(%)
n là số doanh nghiệp đang xét: thường n=3, n=4 hoặc n=8.

Chỉ số này được sử dụng để đánh giá quy mô tương đối của một số
doanh nghiệp hàng đầu trong ngành so với quy mô toàn ngành.
Nếu tỷ lệ tập trung này là rất nhỏ, có thể nói mức độ tập trung thị
trường là rất nhỏ, không đáng kể và có thể coi cấu trúc thị trường là cạnh
tranh hoàn hảo.
Giả sử xét tỷ lệ tập trung kinh tế của 4 doanh nghiệp hàng đầu trên một
thị trường nhất định- CR
4
.
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Nếu CR
4
< 40%: có thể kết luận mức độ tập trung thị trường là trung
bình và cấu trúc thị trường là cạnh tranh độc quyền.
Nếu CR
4
> 40%: mức độ tập trung thị trường tương đối cao và cấu trúc
thị trường là độc quyền nhóm.
Nếu CR
4
~ 100%: mức độ tập trung thị trường rất cao và có thể kết luận
cấu trúc thị trường là độc quyền.
Tương tự đối với các chỉ số tập trung kinh tế của 3 hoặc 8 doanh
nghiệp, chúng ta có thể dùng để đánh giá một cách tương đối chính xác về
cấu trúc thị trường của một thị trường ngành hoặc một thị trường địa lý nhất
định.
Để tính được chỉ số tỷ lệ tập trung, chúng ta cần có số liệu về thị phần

của một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường và số lượng doanh
nghiệp hàng đầu trong thị trường ngành hay trong thị trường địa lý nhất định
là một con số không lớn nên việc tính toán chỉ số này có thể nói là không quá
phức tạp.
Tuy nhiên, chỉ số này cũng có những hạn chế nhất định trong việc đo
lường và đánh giá mức độ tập trung kinh tế do: Chỉ số này chỉ hướng vào các
doanh nghiệp hàng đầu mà không xét đến sự phân bố thị phần của các doanh
nghiệp còn lại. Vì vậy không cho phép đánh giá một cách tổng thể nhất về
thực trạng mức độ tập trung kinh tế trên thị trường. Hơn nữa, việc tính tổng
thị phần của các doanh nghiệp hàng đầu chưa có sự phân biệt về mức độ ảnh
hưởng khác nhau của các doanh nghiệp khác nhau đến mức độ tập trung thị
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
20
Chuyên đề tốt nghiệp
trường do chưa tính đến trọng số của các doanh nghiệp có quy mô, thị phần
khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, chúng ta có thể sử dụng chỉ số HHI-
Hirschman- Herfindahl Index.
2.3- Chỉ số Hirschman- Herfindahl(HHI)
Chỉ số Hirschman- Herfindahl(HHI) được định nghĩa là tổng bình
phương của thị phần của tất cả các doanh nghiệp trong một thị trường nhất
định. HHI có giá trị từ 0 đến 10.000.
Công thức:
2
1
n
i
i
HHI S
=

=

Trong đó: S
i
là thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường(%)
n là tổng số doanh nghiệp trên thị trường
Có một số mốc đánh giá mức độ TTKT tương đối chính xác như sau:
HHI= 0: thị trường không có một doanh nghiệp nào hoạt động.
HHI < 1.000: thị trường không mang tính tập trung.
1.000 <= HHI <= 1.800: mức độ tập trung thị trường là vừa phải.
HHI > 1.800: mức độ tập trung thị trường cao.
HHI= 10.000: thị trường chỉ có một doanh nghiệp duy nhất. Lúc này
mức độ tập trung thị trường là cao nhất.
Chỉ số HHI có giá trị càng gần 0 thì có thể đánh giá thị trường có rất
nhiều doanh nghiệp và cùng có quy mô nhỏ. Khi HHI có giá trị càng gần tới
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
21
Chuyên đề tốt nghiệp
10.000 thì càng có ít doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường, mức độ
tập trung thi trường càng cao.
HHI là một chỉ số khá mạnh và khá thông dụng trong việc đánh giá
mức độ TTKT trong một thị trường, từ đó xác định khá chính xác cấu trúc thị
trường.
Phương pháp này có đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp
tính tỷ lệ TTKT đó là đã tính tỷ trọng lớn hơn cho các doanh nghiệp có thị
phần lớn hơn trong khi thực hiện bình phương thị phần của các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có những hạn chế về kỹ thuật
tính toán. Việc điều tra số liệu về thị phần của tất cả các doanh nghiệp trong
một thị trường ngành hay một thị trường địa lý và việc tính chỉ số này khá

phức tạp, đòi hỏi có sự đầu tư thời gian, kinh phí khá lớn và phải có một hệ
thống thông tin đảm bảo tính chính xác của các số liệu về thị phần của các
doanh nghiệp. Bởi việc tính toán chỉ số này có thể có những sai số rất lớn khi
bình phương thị phần của tất cả các doanh nghiệp.
2.4- Hệ số Entropy
Một phương pháp đo mức độ tập trung kinh tế khác là tính hệ số E-
Entropy. Hệ số này được định nghĩa là tổng của tích thị phần của mỗi doanh
nghiệp nhân với logarit tự nhiên của nghịch đảo thị phần.
Công thức tính:
E=∑S
i*
1/ lnS
i
Với i= 1 > N
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó: S
i
là thị phần của doanh nghiệp thứ i(%)
N là tổng số doanh nghiệp trên thị trường
Chỉ số này được sử dụng để đo độ bất định trong một thị trường ngành. Qua
đó đánh giá độ bất định trong việc ra quyết định của các doanh nghiệp xét
trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với khách hàng.
E= 0: Độ bất định của thị trường thấp nhất, độ chắc chắn trong mối
quan hệ trong tương lai giữa doanh nghiệp hiện tại với khách hàng là cao
nhất, mức độ tập trung thị trường cao nhất- thị trường độc quyền bởi một
doanh nghiệp. Doanh nghiệp này nắm trọn thị trường vì không có hàng hoá
thay thế.

E càng thấp- độ bất định của thị trường càng thấp thì độ chắc chắn
trong mối quan hệ trong tương lai giữa các doanh nghiệp đang hoạt động với
khách hàng càng cao. Nghĩa là các doanh nghiệp càng có sức mạnh trong mối
quan hệ thương lượng với khách hàng do có càng ít hành hoá thay thế. Khi
đó, mức độ tập trung thị trường càng cao và cấu trúc thị trường càng mang
tính chất độc quyền.
Ngược lại, khi E càng lớn- nghĩa là độ bất định của thị trường càng
cao > độ chắc chắn trong mối quan hệ tương lai giữa các doanh nghiệp hiện
tại với khách hàng càng thấp, mức độ tập trung thị trường càng thấp và cấu
trúc thị trường càng cạnh tranh hơn.
Khi muốn so sánh mức độ bất định thị trường của 2 ngành có số lượng
doanh nghiệp khác nhau, chúng ta có thể tính hệ số Entropy tương đối RE:
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
23
Chuyên đề tốt nghiệp
RE= E/n
Với n là tổng số doanh nghiệp trên thị trường ngành.
Như vậy, hệ số Entropy cho phép xác định mức độ chặt chẽ trong mối
quan hệ tương lai giữa doanh nghiệp hiện đang hoạt động với khách hàng. Từ
đó đánh giá mức độ TTKT trên thị trường và xác định cấu trúc thị trường
ngành. Chỉ số RE còn cho phép so sánh chéo mức độ tập trung kinh tế trên
các thị trường ngành khác nhau.
Đặc biệt, một ưu điểm nữa của chỉ số này là: việc nhân thị phần của
mỗi doanh nghiệp S
i
với 1/ln S
i
đã ngầm gán trọng số thấp hơn cho các
doanh nghiệp có thị phần lớn hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh

giá cao hơn tác động của các doanh nghiệp lớn hơn tới mức độ TTKT. Vì E
càng thấp thì mức độ tập trung kinh tế càng cao.
Tuy nhiên, việc tính toán chỉ số này có thể có sai số lớn đặc biệt là khi
số lượng doanh nghiệp trong một thị trường ngành càng lớn.
2.5- Chỉ số tập trung hỗn hợp CCI
Chỉ số tập trung hỗn hợp CCI- Comprehensive Concentration Index,
được định nghĩa bởi công thức sau:
Trong đó: S
1
là thị phần của doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường
S
i
là thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường
N là tổng số doanh nghiệp trên thị trường
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
24
Chuyên đề tốt nghiệp
CCI được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung kinh tế trên một thị
trường.
CCI có giá trị từ 0 đến 1.
CCI= 0: thị trường không có doanh nghiệp nào hoạt động.
CCI= 1: thị trường có một doanh nghiệp hoạt động, mức độ tập trung
thị trường là cao nhất (cấu trúc thị trường độc quyền).
CCI càng cao thì mức độ tập trung thị trường càng lớn.
Ưu điểm của phương pháp đo này là đã xét đến số lượng các doanh
nghiệp trên thị trường và kết hợp đánh giá thị phần của tất cả các doanh
nghiệp này trong đó có tính trọng số riêng đối với doanh nghiệp lớn nhất trên
thị trường và tính trọng số lớn hơn đối với các doanh nghiệp có thị phần lớn
hơn nhờ việc bình phương thị phần của các doanh nghiệp lớn thứ 2 trở đi.

Đây là một phương pháp đánh giá khá chính xác mức độ tập trung thị trường.
Nhưng việc gán cho doanh nghiệp lớn nhất một trọng số riêng như vậy đòi
hỏi phải có số liệu điều tra về thị phần của các doanh nghiệp tương đối chính
xác để có thể xác định doanh nghiệp nào là lớn nhất. Và việc áp dụng công
thức này sẽ là không phù hợp khi xem xét trong một ngành có một số doanh
nghiệp lớn có thị phần xấp xỉ nhau và khả năng chi phối thị trường tương
đương nhau.
Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể đánh giá chung về khả
năng chi phối thị trường của một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu trong một
thị trường theo chỉ số Linda như dưới đây.
SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển
47B
25

×