Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.89 KB, 14 trang )

157

TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Nguyễn Ngọc Dung*

TÓM TẮT

Tư tưởng kinh tế Phật giáo được xem như một hình thức kinh
tế học sơ khai trên lập trường của tôn giáo này. Bài viết bàn về mối
quan hệ tương tác giữa tư tưởng kinh tế Phật giáo đối với sự phát
triển bền vững hiện nay.
Trên cơ sở khái quát những tư tưởng kinh tế Phật giáo và đối
chiếu với yêu cầu và mục đích của phát triển xã hội bền vững, bài
viết tập trung làm sáng tỏ ba luận điểm chính; bao gồm: thuyết
Trung đạo được xem như là nền tảng của tồn bộ tư tưởng kinh tế
Phật giáo; nơng nghiệp, kinh doanh, đạo đức kinh doanh, lối sống
tiết kiệm, hài hòa giữa hưởng thụ vật chất và thăng tiến tinh thần..
là những lĩnh vực quan tâm của kinh tế học Phật giáo; tác động của
tư tưởng kinh tế Phật giáo đối với sự phát triển bền vững của xã hội,
hiện tại và tương lai.
Bài viết cho rằng tư tưởng kinh tế học Phật giáo rất phù hợp với
những yêu cầu hiện nay về một nền phát triển bền vững, coi đó là
phương án tối ưu trong sự lựa chọn cách thức phát triển hiện nay
của nhân loại.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua nhiều thế kỷ theo đuổi chủ nghĩa vật chất, con người
*. PGS. TS., Trường ĐH KHXHNV TP.HCM, Việt Nam.



158

GIA ĐÌNH HỊA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG

vẫn khơng thỏa mãn được những nhu cầu của mình trong khi
liên tục làm thối hóa tồn bộ mơi trường sống; như hủy hoại
và làm cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm không khí, phá hủy tầng
ozon, khai thác bừa bãi tài nguyên khống sản vốn khơng phải
là vơ tận, chế tạo số lượng vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt nhiều
lần trái đất v.v...
Trước nguy cơ đe dọa sự sinh tồn của nền văn minh nhân loại,
những hoạt động quốc tế có ý thức cảnh báo tồn cầu sớm nhất,
có lẽ phải kể đến Câu lạc bộ Rome, khi nó đưa ra bản báo cáo “Giới
hạn của sự tăng trưởng” cho thấy thảm họa toàn cầu sẽ diễn ra nếu
con người đẩy đến giới hạn các vấn đề gia tăng dân số, khai thác
tài nguyên, tàn phá môi sinh. Rõ ràng nhân loại không thể chỉ chú
trọng phát triển kinh tế, mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất
yếu của xã hội và mơi trường sinh thái. Từ đó, thuật ngữ “Phát triển
bền vững” đã xuất hiện và được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1980,
trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” của Hiệp hội Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên Quốc tế - IUCN.
Một định nghĩa khá nổi tiếng về “Phát triển bền vững” được Báo
cáo Brundtland (Báo cáo Our Common Future) do Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới (WCED) đưa ra năm 1987 - là “sự
phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai”. Hiện nay, phần lớn các chính phủ và nhiều tổ chức xã
hội đã hiểu rằng: để phát triển bền vững, cần có sự hịa hợp kinh
tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc giải

quyết những vấn đề trên là những thách thức lớn, đối với hầu hết
các chính phủ trên thế giới. Vì thế, nhiều nghịch lý vẫn lặp lại và còn
sâu sắc thêm như nghèo khổ, đói khát, bất cơng, bệnh tật, ơ nhiễm,
xung đột, nhân mãn…trong khi của cải vật chất con người làm ra
ngày càng nhiều, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Trước vấn nạn về phát triển bền vững, vậy Phật giáo nói chung,
tư tưởng kinh tế Phật giáo nói riêng, có hay khơng, tác động và tác
động như thế nào đến sự phát triển bền vững trong thế giới ngày
nay? Đó là câu hỏi nghiên cứu mà trong phạm vi một bài tham luận,
chúng tôi nỗ lực làm sáng tỏ. Nhưng ở đây, chúng tôi không phân
luận sâu về mối quan hệ giữa Phật giáo với sự phát triển bền vững
của thế giới nói chung; mà chỉ khảo cứu mối quan hệ giữa những tư


TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

tưởng kinh tế của Phật giáo với sự phát triển bền vững, thông qua sự
thức tỉnh và thực hành tôn giáo (đạo Phật) của con người.
1. THUYẾT “TRUNG ĐẠO” – NỀN TẢNG VÀ ĐIỂM XUẤT PHÁT
CHO TOÀN BỘ TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO

Gốc rễ của mọi vấn đề trên nằm ở quá trình phá hủy sự cân bằng
vũ trụ thuộc mọi chiều kích trong các mối quan hệ giữa con người
- tự nhiên, con người – xã hội. Đối với thiên nhiên, con người vẫn
hành xử như một vị chúa tể; đối với đồng loại, con người hành xử
trên lập trường vị kỷ “tham, sân, si” “hỷ, ái, nộ”. Để tái lập lại sự cân
bằng mang tính vũ trụ phổ quát vừa nhắc đến, tất nhiên phải bắt
đầu từ vấn đề con người. Ở đây, Phật giáo, với tư cách một hệ thống
mang tính khoa học, chính là một phương án thực tiễn rất khả thể.
Một trong những triết lý nền tảng của Phật giáo là thuyết Trung

đạo (Madhyama pratipad). Đây không phải lý thuyết về sự thỏa
hiệp hay quân bình giữa hai thái cực đối lập nhằm đi đến một thực
tại lưỡng cực; mà là thứ lý thuyết phù hợp với “tính không” của vạn
vật Nếu hiểu như Aristotle, triết gia Hy Lạp cổ đại về “trung đạo”
thì sự thỏa hiệp hay quân bình giữa hai cực đối lập chỉ dẫn đến một
tình trạng hịa hợp tạm thời chứ khơng rốt ráo1. Còn “trung đạo” –
theo Phật giáo – là một sự hịa hợp rốt ráo, viên mãn; đó là: “Chân
lý tuyệt đối trong bản chất của nó và đặc tính, thì ln thuộc nội tại,
dù Đức Phật có tồn tại hay không tồn tại, được gọi là “thường”. Chân
lý tương đối là không thật và tất cả đều đi vào không tánh, được gọi
là “khơng”. Như Lai nói dun sinh là thường hoặc vô thường, cốt để
tất thảy chúng sinh nhận thức rằng, dun sinh thì cũng khơng phải
thường, cũng khơng phải vô thường. Đây được gọi là Trung đạo”2.
Đức Long Thọ (Nàgarjuna) thì đưa ra tám phủ định như một cách
giải thích về ‘Trung đạo”; đó là khơng sinh, khơng diệt, không thường,
không đoạn, không nhất, không đa, không đến, không đi3. Tuy nhiên,
về mặt thực tiễn, trong dân gian, ‘Trung đạo” được nhìn nhận như là
1. Nguyễn Ngọc Dung (2014); Phật giáo với những vấn đề toàn cầu hiện nay; trong sách
“Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc (đồng chủ biên: Thích Nhật Từ,
Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý), nxb ĐHQG-HCM, tr. 844-856.
2. Dẫn theo Thích Kiên Định; Lược sử văn học Sanskrit & Hán tạng Phật giáo, nxb Thuận
hóa, tr. 254.
3. Đỗ Kim Thêm LL. M, MA; Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại, nxb Hồng
Đức, tr. 241.

159


160


GIA ĐÌNH HỊA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG

những tư tưởng, hành vi đúng đắn, hợp lý, không cực đoan, phiến
diện. Giống như Đức Phật Thích – ca ngày xưa, giữa hai khuynh
hướng thọ lãnh vật chất và từ bỏ vật chất, Ngài chọn con đường
“trung đạo” để vươn tới giải thốt.
Thuyết “Trung đạo” – theo chúng tơi – là nền tảng và điểm xuất
phát cho toàn bộ tư tưởng kinh tế Phật giáo4, một hình thức kinh
tế học sơ khai. Bởi lẽ học thuyết này, trong khi chấp nhận sự tồn tại
giữa các mặt đối lập như là một sự thống nhất (tính đồng hiện và
đồng biến), nhưng từ chối sự ‘thái quá” hoặc “bất cập” của chúng;
đồng thời chỉ ra tính “thống nhất trong đa dạng” của vạn vật và bản
chất tùy thuộc, chuyển hóa lẫn nhau ( tức vơ ngã, vơ thường) . Đây
chính là phương thức sinh tồn và phát triển tối ưu của vạn vật, trong
đó có con người và các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của họ.
2. KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO

Tư tưởng kinh tế Phật giáo, theo chúng tôi, không phải là một
hệ thống lý luận chặt chẽ như cách trình bày của khoa học hiện đại,
mà là những quan niệm về các hoạt động kinh tế, các hành vi kinh tế
và đạo đức trong hoạt động kinh tế của con người. Những tư tưởng
này nằm rải rác trong nhiều kinh sách Phật giáo. Lý do kinh tế học
không được Phật giáo chú ý nhiều, có thể xuất phát từ mục tiêu giải
thốt con người của tôn giáo này. Đức Phật chưa bao giờ đề cao vật
chất, nhưng Ngài nhận thấy vật chất (trong một chừng mực) là cần
thiết cho con người trở nên hạnh phúc và đạt đươc mục tiêu giải
thoát tối hậu.
Trong kinh sách Phật giáo, có nhiều lần nhắc đến kinh tế và
những hoạt động kinh tế xã hội. Tăng Chi bộ kinh nói đến các nghề
canh nơng, bn bán, chăn ni, bảo vệ, dịch vụ và nhiều ngành

nghề khác5. Có thể hình dung ra tư tưởng kinh tế Phật giáo tập
trung vào hai vấn đề lớn: đó là kinh tế nơng nghiệp và kinh doanh.
Vì nơng nghiệp từ xa xưa đã trở thành quen thuộc và nguồn sinh
4. S.R Bhatt (2006). Kinh tế học Phật giáo; kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phật giáo thời hiện
đại, những cơ hội thách thức”, tr.761.
5. Tăng Chi bộ kinh (Anguttara – nikaya), 1959; ed. Kashyap J. Pali Publication Board,
Nalanda, pp. 375-77; dẫn theo H.S Shukla ‘Tư tưởng kinh tế Phật giáo cho một cuộc sống lành
mạnh” trong sách “Quan điểm Phật giáo về lối sống lành mạnh, cb Thích Nhật Từ, Thích Đức
Thiện, nxb Tôn giáo, 2014, tr. 53.


TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

kế chính của con người, như Nho học đã từng phát biểu rằng
“nông vi bản”.
Trong Tăng Chi bộ Kinh, có đề cập đến vai trị quan trọng của
nơng nghiệp, mơ tả khá nhiều các hoạt động nông nghiệp cùng
với đời sống của người nông dân6. Còn kinh doanh là những hoạt
động kinh tế hướng đến mục tiêu lời lãi, trong đó có mối quan hệ
giữa ông chủ với người làm thuê. Kinh Pampanika trong Tăng Chi
bộ kinh giải thích cơng việc kinh doanh cần được thực hiện một
cách thiện xảo và tận tụy. Và để kinh doanh thành công, ba điều
kiện được Kinh Vephulla nêu lên là; trí tuệ (cakhumà), nhạy bén
(vidhura) và tín nhiệm (nissaya)7.
Vấn đề nông nghiệp và kinh doanh trong tư tưởng kinh tế Phật
giáo, theo chúng tôi, không chỉ là hai trọng tâm trong hoạt động
kinh tế thời cổ đại (vẫn đúng cho cả ngày nay), mà còn là sự phản
ánh hai cấp độ vi mô và vĩ mô trong nền kinh tế xã hội thời bấy giờ;
trong đó có nhiều vấn nạn chưa hề thuyên giảm từ suốt 2.500 năm
trước đến thời điểm hiện tại.

Khoa Kinh tế - chính trị học hiện đại (Modern Political Economy)
đã đưa ra nhiều lý thuyết nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa kinh
tế với chính trị, nhà nước với thị trường. Đặc biệt các lý thuyết kinh
tế học hiện đại đã mổ sẻ và tối ưu hóa mọi cơ hội lợi nhuận trong
kinh doanh8. Nhưng tất cả các phương pháp khoa học này đều chỉ
quan tâm chủ yếu đến khía cạnh vật chất của hoạt động kinh tế, mà
quên mất hoặc ít chú ý đến những khía cạnh tinh thần (tâm linh)
của loại hoạt động này. Vật chất trở thành yếu tố quyết định hoặc
chi phối các quan hệ xã hội. Cơn khao khát vật chất vô tận của con
người đã đẩy xã hội đến hết thứ khủng hoảng này đến thứ khủng
hoảng khác; cũng vơ tận như lịng tham của con người vậy.
Trong khi đó, nền kinh tế Phật giáo lại chú ý đến sự hài hòa
giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh. Dựa căn bản trên đạo đức,
nền kinh tế Phật giáo đã đề cập đến các hoạt động kinh tế của con
6. Sđd.
7. Sđd.
8. Xem lý thuyết “Nhà nước không can thiệp” (Laissez - faire) hay là “Thị trường tự do”; lý
thuyết của John Maynard Keynes (1883 – 1946) về chủ nghĩa tư bản hiện đại; Paul Anthony
Samuelson (1915 – 2009) - lý thuyết về kết hợp thị trường và nhà nước v.v...

161


162

GIA ĐÌNH HỊA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG

người, các quy phạm đạo đức kinh doanh gắn liền với các chuẩn
mực tôn giáo. Đức Phật khuyên người ta trong bốn chục năm đầu,
càng tạo ra của cải nhiều càng tốt, qua những ngành nghề tương ứng

với chánh mạng. Ngài cũng lên án lối làm ăn gian dối, mưu mẹo, vẽ
vời, thuần túy theo đuổi lợi nhuận, vì lợi nhuận9. Một số cách kiếm
sống sai lạc được liệt kê dưới đây phù hợp với việc giữ gìn “ngũ giới”
(khơng giết hại, trộm cắp, gian dâm, nói dối, sử dụng chất gây say)
nhằm duy trì sự an lành, hịa hợp xã hội; cụ thể là: kiếm tiền bằng
vẻ bề ngoài giả dối (kuhana), kiếm tiền bằng lời đường mật quanh
co (lapana), kiếm tiền bằng cách bỏ qua lợi nhỏ để được lợi lộc
lớn (labhena labhanijiginsanata), lường gạt người bằng cách cân đo
không chính xác (tula kuta)10. Muốn tránh những sai phạm trên,
con người phải tuân thủ “Bát chánh đạo”, khi ấy đảm bảo cho họ tiến
bộ cả về về kinh tế và tâm linh. Trong điều kiện kinh tế rối loạn hoặc
bất ổn sẽ tạo nên chướng ngại cho con người trên con đường giác
ngộ; khi ấy việc thực hiện “Bát chánh đạo” cũng trở nên bất khả thi.
Con người lúc đó phải chịu cảnh lầm than do sự thiếu đạo đức và tội
phạm xã hội. Thế là họ phải chấp nhận các phương cách kiếm sống
bất thiện để sinh tồn. Dù các chính phủ có thể dẹp bỏ tội phạm
bằng luật pháp, nhưng không bao giờ thành công, trừ khi điều kiện
kinh tế của con người được cải thiện; bằng cách nhà nước cung cấp
giống cho người trồng trọt, cấp vốn cho người kinh doanh và lương
bổng cho công nhân. Kết quả là người dân sẽ hài lịng, xã hội khơng
cịn tội phạm, sẽ trở nên bình an11.
Như thế, có thể nói rằng, ở cấp độ vĩ mơ, tư tưởng kinh tế Phật
giáo chính là: (1). Sự kết hợp kinh tế với đạo đức xã hội; (2). Sản
xuất vật chất phải đi đôi với tăng trưởng về tinh thần (tâm linh).
Đây mới chính là chìa khóa vạn năng để xã hội phát triển bền vững.
Khi ấy, tôn giáo (Phật giáo) cũng sẽ trở thành động lực của lịch sử.
Ở khía cạnh kinh tế vi mô, liên quan đến hoạt động kinh tế cá
9. Trung bộ kinh (Majjhyma - nikaya) 1959; ed. Kashyap J. Pali Publication Board,
Nalanda, vol. I - III; dẫn theo H.S Shukla ‘Tư tưởng kinh tế Phật giáo cho một cuộc sống lành
mạnh” trong sách “Quan điểm Phật giáo về lối sống lành mạnh, cb Thích Nhật Từ, Thích Đức

Thiện, nxb Tôn giáo, 2014, tr. 49.
10. Trường bộ kinh (Dighanikaya), 1959; ed. Kashyap J. Pali Publication Board, Nalanda,
vol. I – III.
11. Sđd, vol. I, p. 101.


TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

thể (individual economic activity), tư tưởng kinh tế Phật giáo chỉ rõ
những hoạt động này nhằm duy trì sự sống con người, từ những
nhu cầu cơ bản đến việc hưởng thụ một cuộc sống dễ chịu, thoải
mái. Kinh Sabbasava cho rằng, nhu cầu cơ bản của con người gồm y
phục, thực phẩm, chỗ ở, thuốc men. Khi đã thỏa mãn những nhu cầu
căn bản, con người có thể tiến đến cuộc sống tiện nghi thoải mái.
Đằng sau việc hưởng thụ vật chất chính là động lực thúc đẩy cho sự
thành tựu tâm linh12.
Theo quan điểm Phật giáo, con người ta phải kiếm sống một
cách thiện xảo (dhammena), chân thật, siêng năng, không bạo
động (asahasena). Kinh Vyagghapajja trong Tăng Chi bộ kinh đưa
ra bốn yếu tố hỗ trợ cho người đầy năng lực, tinh tấn trong nghề
nghiệp như sau: (1). Sự thành tựu qua những cố gắng hiện hữu,
tinh xảo, luôn chuyên cần trong nghề nghiệp của mình (Utthana –
sampada); (2). Tài sản kiếm được một cách chân chính được bảo
vệ khỏi trộm cướp và những rủi ro đầy rẫy trong xã hội (Arakkha
– sampada); (3). Bằng hữu và cộng sự trung thành, có đạo đức,
học thức, thông minh để giúp doanh nhân đi đúng đường, tránh
sa vào tội lỗi (Kalyana – mitta); (4). Có một cuộc sống ổn định
với sự hiểu biết rằng cách thu nhập và chi tiêu của mình đưa đến
cuộc sống đó (Samajivikata)13. Cũng theo Tăng Chi bộ kinh, khi con
người tạo được khối tài sản một cách chân chính, sử dụng nó theo

đúng tinh thần Phật pháp, thì sẽ nhận được bốn điều hạnh phúc:
thu nhập chân chính (atthisukha), hưởng thụ xứng đáng (bhoga –
sukha), không mang nợ (anana – sukha), tránh khỏi những hoạt
động phạm pháp (anavajja – sukha). Ba điều đầu tiên liên quan đến
tiến bộ vật chất, điều thứ tư liên quan đến tiến bộ tâm linh14. Nhưng
để tiếp tục cho cuộc hành trình về tâm linh, nhằm đạt tới mục tiêu
cuối cùng là giải thoát, người ta cần thêm những đức tính hỗ trợ
như tín tâm (saddaha) - lòng tin cậy vững chắc vào các giá trị đạo
đức và tâm linh; sila - sự kiềm chế trước mọi hành vi bất thiện; caga sự bố thí rộng lượng; wisdom - sự minh triết về bản chất thực sự của
12. Sđd, vol. III, p. 169.
13. Tăng Chi bộ kinh (Anguttara – nikaya), 1959; ed. Kashyap J. Pali Publication Board,
Nalanda, vol. IV, p. 377; dẫn theo H.S Shukla ‘Tư tưởng kinh tế Phật giáo cho một cuộc sống lành
mạnh” trong sách “Quan điểm Phật giáo về lối sống lành mạnh, cb Thích Nhật Từ, Thích Đức
Thiện, nxb Tơn giáo, 2014, tr. 54.
14. Sđd, vol. II, pp. 73 - 74.

163


164

GIA ĐÌNH HỊA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG

thế gian vốn vô ngã - vô thường – đau khổ15.
Tư tưởng kinh tế Phật giáo cũng ít nhiều đề cập đến việc tích lũy
vốn, tài sản trong hoạt động kinh tế. Trong khi không chấp nhận
việc kiếm tiền bằng những hành vi bất thiện, Phật giáo đồng thời
không chấp nhận việc tích trữ tài sản, vì quan niệm là của cải làm
ra để tiêu dùng, khơng phải để tích trữ16. Kinh Vyagghapajja đã bài
bác sự tích trữ tài sản và lối sống bủn xỉn như hạng người bần cùng,

đói khát.
Tuy vậy, Phật giáo khơng khuyến khích tiêu dùng lãng phí, mà
cần tiết kiệm. Kinh Sagalovada đề xuất một cách chi tiêu khôn khéo
như sau: 1/4 số tiền thu nhập nên dùng cho bản thân và gia đình,
thân quyến; 2/4 số tiền thu nhập tiếp theo dành cho việc kinh doanh kiếm lời để phát triển tương lai; 1/4 còn lại dành cho việc khẩn
cấp giải quyết mọi tai họa có thể xảy ra17. Những quan điểm kinh tế
trên được trình bày một cách giản dị vào thời Đức Phật, theo có thể
vẫn hữu dụng cho đến ngày nay.
3. TÁC ĐỘNG CỦA TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Xét về phương diện xã hội, cấu trúc xã hội hiện đại đang ở thời
kỳ rất hỗn độn, thậm chí hỗn độn nhất. Đó là chủ nghĩa quốc gia
đang phát triển ở những sắc tộc ly khai, thường mang màu sắc tôn
giáo, tạo nên những xung đột quốc tế liên tiếp, kéo dài, diễn ra trên
hầu khắp các châu lục. Sản xuất vật chất tiếp tục gia tăng nhưng vẫn
không đáp ứng nổi những nhu cầu vô tận của con người, không rút
ngắn được khoảng cách giàu – nghèo giữa các cá nhân, giai cấp, dân
tộc; không loại bỏ được tình trạng thiếu lương thực, thiếu nguồn
nước sạch, thiếu y tế, giáo dục, nhà ở. Trong khi môi trường bị xâm
hại đến mức kiệt quệ, môi sinh bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa sự sống
trên trái đất, nhiều loài sinh vật bị tiệt chủng. Chủ nghĩa sùng bái vật
chất vẫn tiếp tục được con người đề cao và say mê theo đuổi v.v...
15. Sđd.
16. H. S. Shukla, Tư tưởng kinh tế Phật giáo cho một cuộc sống lành mạnh; trong sách “Quan
điểm Phật giáo về lối sống lành mạnh, cb Thích Nhật Từ, Thích Đức Thiện, nxb Tơn giáo, 2014,
tr. 54.
17. Trường bộ kinh (Dighanikaya), 1959; ed. Kashyap J. Pali Publication Board, Nalanda,
vol. III, p.145.



TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

Mặc dù thế giới ngày nay đã có một tổ chức rộng rãi là Liên Hiệp
Quốc (thành lập từ 1945) – một tổ chức toàn cầu, quy tụ hầu hết
các quốc gia trên trái đất này trong một diễn đàn nhằm gìn giữ hịa
bình, an ninh thế giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, văn
hóa, giáo dục giữa các quốc gia thành viên, mang lại nền hịa bình
thịnh vượng chung cho nhân loại. Nhưng nhìn chung, đó vẫn chỉ là
những ước nguyện mang tính thời đại.
Các chính phủ, các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động cộng đồng
đang cố gắng cải thiện tình trạng nan giải của xã hội hiện đại, nhưng
nhiều phen họ cũng bất lực.
Phật giáo từ xa xưa đã nhận thấy, các cuộc cải tạo xã hội, nếu chỉ
diễn ra bên ngồi cá nhân con người thì khó rốt ráo. Muốn thay đổi
căn bản những vấn đề nan giải của xã hội, cần có cách tiếp cận thay
đổi con người từ bên trong. Vì thế, Phật giáo ln lấy cá nhân làm
đối tượng chuyển hóa và đề cao mọi nỗ lực cá nhân; từ đó mới bàn
đến chuyển hóa xã hội. Đây chính là chỗ mầu nhiệm của Phật giáo
khi so với những giáo lý hiện hữu khác.
Thực ra Phật giáo thực hiện nhiều chức năng xã hội, trong đó có
chức năng tư tưởng. Như Karl Marx đã từng nhận định, một khi tư
tưởng ăn sâu vào đời sống xã hội, nó sẽ trở thành một lực lượng vật
chất. Về điểm này, một học giả khác cũng đã viết “Tơn giáo thường có
ảnh hưởng mang tính quyết định đối với các nguồn lực xã hội..., kết hợp
với nguồn nhân lực và tài lực, quyết định sự tăng trưởng kinh tế quốc
gia”18. Như vậy, một khi tư tưởng kinh tế Phật giáo tác động tới cấu
trúc xã hội hiện đại, có thể xuất hiện một khuynh hướng kinh tế - đạo
đức (nền kinh tế dựa trên nền tảng đạo đức Phật giáo); trong đó, sự tiến
bộ vật chất của con người ln diễn ra trong điều kiện hồn thiện mọi

đức hạnh vốn được xem như bổn phận trở thành của con người.
Khác với kinh tế học hiện đại, cho rằng hoạt động kinh tế để
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, tư tưởng kinh tế
Phật giáo hướng đến các hoạt động kinh tế đảm bảo sự hài hòa giữa
tinh thần và vật chất. Con người cần tu tập trong bốn nhu cầu ăn –
mặc - ở – thuốc thang để trở nên an lạc, hạnh phúc, tránh những
ham muốn vơ độ, bất thiện. Có lẽ đây là câu trả lời cho tình trạng
18. L. Iannaccone (1998). Introduction to the Economic of Religion; Journal of Economic
Literature 36, pp. 1465-96.

165


166

GIA ĐÌNH HỊA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG

sản xuất quá mức, tiêu dùng quá độ của cải vật chất trong xã hội
hiện đại. Kinh sách Phật giáo cũng chỉ ra những vấn nạn xã hội sinh
ra từ nghèo khổ làm tha hóa bản tính con người, đẩy họ đến hành
động trộm cắp, tham lam, gian dối, ác độc... các hành vi bất thiện
nói chung.
Từ những tư tưởng kinh tế Phật giáo trên đây, theo Thích Nhật
Từ, có thể phát biểu những giáo huấn của Đức Phật về kinh tế học
dưới công thức: “Hưởng hạnh phúc tối đa với tài sản tối thiểu”19. Có
lẽ, chỉ có nền kinh tế hướng tới đạo đức tâm linh như Đạo Phật mới
hiệu quả như vậy; bởi mục tiêu tối thượng của nó là “diệt khổ”, chứ
không nhằm thỏa mãn sự tham dục của con người. Một kinh tế gia
hiện đại cũng đã nhận xét: “Kinh tế học Phật giáo hẳn rất khác so với
kinh tế học của chủ nghĩa duy vật hiện đại, bởi vì người theo Phật nhìn thực

chất của nền văn minh, khơng phải trong phép tính nhân của những nhu
cầu con người, mà là trong sự tịnh hóa tính cách con người”20.
Ở phương diện cá nhân, tư tưởng kinh tế Phật giáo khuyến khích
mỗi người kinh doanh hoặc kiếm sống trên tinh thần đạo đức Phật
giáo, thực hành “Bát chánh đạo”, “từ, bi, hỷ, xả”, “rộng lượng bố thí”.
Với họ, hành nghề trước hết như bổn phận, chứ không phải mưu
sinh, mánh lới; để an lạc hạnh phúc, chứ không phải duy nhất cầu
lợi. Lời khuyên của Đức Phật đối với Sigala trong Kinh Sigalovada
- như chúng tôi nhắc ở phần trên - vẫn là phù hợp cho hiện tại: Cá
nhân nào có tài lực, nên đầu tư kinh doanh để thêm lợi lộc, trong
khi vẫn đảm bảo cuộc sống gia đình và bản thân. Đây là bài học kinh
tế rất thiết thực giữa sản xuất và tái sản xuất, giữa ổn định và phát
triển. Nếu được như vậy, mỗi cá nhân trong sinh hoạt thường ngày
của họ đã mang ý nghĩa tôn giáo (Phật giáo); tất yếu dẫn đến một
xã hội phát triển hài hòa, bền vững.
Như vậy, tư tưởng kinh tế học Phật giáo trong xã hội hiện đại là
rất cần thiết và có thể ứng dụng để giảm thiểu những nghịch lý mà
xã hội hiện đại tạo ra. Một nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm làm
công quả của nhiều ngôi chùa Khmer Nam Bộ (Việt Nam) từ xưa
là: nhà chùa - một đơn vị kinh tế mà “phi kinh tế”. Ruộng đất nhà
19. Thích Nhật Từ (2006). Kinh tế từ cái nhìn Phật giáo; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phật
giáo thời hiện đại, những cơ hội, thách thức”, tr. 772.
20. Dẫn theo Thích Nhật Từ, sđd, tr. 769.


TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

chùa được sư sãi, Phật tử canh tác; nguồn lợi chia công bằng cho các
gia đình trong phum, sóc; nhà chùa khơng giữ lại thóc gạo hay hoa
lợi gì, vì đã có Phật tử bố thí. Bên cạnh hoạt động kinh tế, nhà chùa

cịn là một đơn vị hoạt động từ thiện tích cực21. Thí dụ này để minh
chứng cho tư tưởng kinh tế Phật giáo dựa trên đức tin và nguyên lý
“Trung đạo” trong Phật giáo mà chúng ta đang bàn luận.
Chúng tôi dẫn dụ thêm một trường hợp nghiên cứu - gần như
tương tự, nhưng xuất sắc hơn nhiều - quan hệ giữa tư tưởng tơn giáo
với phát triển xã hội. Đó là trường hợp Max Weber khi ông bàn về
mối quan hệ giữa Đạo đức Tin lành với chủ nghĩa tư bản22.
Webber quan sát thấy người Tin Lành có thiên hướng đặc biệt
thuận lợi cho óc duy lý kinh tế, cho dù họ là tầng lớp thống trị hay
bị trị, là nhóm dân cư đa số hay thiểu số; nhưng người ta chưa bao
giờ thấy đặc tính này nơi người Cơng giáo23. Weber giải thích rằng:
do người Cơng giáo có thiên hướng “thoát ly khỏi thế gian” mạnh mẽ
hơn, được răn dạy về lối sống khổ hạnh và thói coi thường của cải;
trong khi người Tin Lành lại phê phán lối sống khắc khổ đó và chủ
trương làm giàu là bổn phận trước Chúa Trời. Nói một cách hóm
hỉnh: nếu phải chọn “ăn ngon” hay “ngủ yên”, thì người Tin Lành
chọn “ăn ngon”, trong khi người Công giáo chọn “ngủ yên”24. Nhờ
thế, ngồi lịng mộ đạo, người Tin Lành cịn có tinh thần tự do và
thương mại. Đây chính là đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa
tư bản – điểm tương phùng với tư tưởng kinh tế Tin Lành.
Người ta thường xem các hiện tượng: ham muốn chiếm hữu,
hám lợi, chạy theo tiền bạc bằng nhiều thủ đoạn, thậm chí đê tiện là
thuộc tính của chủ nghĩa tư bản. Nhưng bình tâm mà xét, các hiện
tượng trên khơng phải là “thiên tư” của chủ nghĩa tư bản, mà từng
tồn tại trong mọi xã hội trước đó, thậm chí đến tận bây giờ vẫn thế;
từ người hầu bàn, viên chức, kẻ cắp, trí thức, phu xe ngựa, hạng ăn
21. Chơn Minh Lê Khắc Chiếu (2015). Khảo sát ảnh hưởng của Phật giáo ở lưu vực Mekông
và vùng châu thổ sông Cửu Long; trong sách “Phật giáo vùng Mekong:Lịch sử và hội nhập” (Bbt
Trương Văn Chung, Nguyễn Cơng Lý, Thích Nhật Từ, Thích Bửu Chánh), nxb ĐHQG-HCM,
tr. 258.

22. Max Weber. Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản; Bùi Văn Sơn Nam,
Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch, nxb Tri thức, 2010.
23. Sđd, tr. 77.
24. Sđd, tr. 78 - 79.

167


168

GIA ĐÌNH HỊA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG

mày đều có những phẩm chất ấy – gọi là phẩm chất phổ biến và
thơng thường của con người. Lịng tham của cải của vị quan Trung
Hoa, của nhà quý tộc Rome cổ đại, hay của người nông dân hiện
đại đều không thua kém gì nhau25. Điều đó có nghĩa là: Tín đồ Tin
Lành cũng là con người, nhưng họ có một thứ đạo đức tôn giáo
- trở thành động lực và nguyên tắc sống độc đáo của họ. Với họ,
việc kiếm tiền như một lẽ sống nhằm phục vụ lợi ích xã hội – phi
cá nhân, “để ca ngợi Vinh quang của Thiên Chúa”, “đó là điều Thiên
Chúa muốn”. Tín đồ Tin Lành xem tài sản của mình chiếm giữ (sở
hữu) chỉ là trách nhiệm của họ trước Chúa Trời. Tài sản càng nhiều
thì trách nhiệm càng lớn. Trên tinh thần ấy, các nhà tư bản Tin Lành
(hoặc theo khuynh hướng Tin Lành) sau khi làm ăn thành công
thường trả lại xã hội những tài sản lớn, thông quan hiến tặng hoặc
làm từ thiện xã hội. Ở điểm này, đạo đức Tin Lành, theo chúng tôi,
đã hàm chứa (hay là hấp thụ?) ít nhiều tư tưởng “Trung đạo” của
Phật giáo.
TĨM LẠI


Nhờ dựa trên nguyên lý “Trung đạo”, nền kinh tế theo tinh thần
Phật giáo không tách việc sản xuất vật chất ra khỏi những tiến hóa
về đạo đức và tinh thần. Nó đảm bảo việc tiêu thụ khơn ngoan và
hợp lý; hưởng thụ của cải đi liền với thành tựu, tiến bộ tâm linh;
chấp nhận lợi nhuận mà không chấp nhận việc thủ lợi; khuyến
khích tiêu dùng mà bài trừ tích trữ; vì lợi nhuận khơng được dùng
cho mục tiêu cá nhân, mà phải dùng vào mục tiêu tăng trưởng phục
vụ xã hội, giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện cho bá tánh.
Trong điều kiện xã hội hiện đại, nhu cầu phát triển bền vững
đang đặt ra cấp bách. Với tư cách là một học thuyết, Phật giáo nói
chung, tư tưởng kinh tế Phật giáo nói riêng – theo chúng tơi - có vai
trị hướng đạo đối với sự phát triển bền vững , tức là “sự phát triển có
thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Thực chất phát triển bền vững nằm ở hai phương diện: Thứ nhất,
con người phải tôn trọng tự nhiên, khai thác và bảo vệ tự nhiên một
cách khôn ngoan, trách nhiệm; thứ hai, con người phải thay đổi lối
25. Sđd, tr. 103.


TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

sống chạy theo chủ nghĩa vật chất cực đoan, chủ nghĩa tiêu dùng
cực đoan và chủ nghĩa vị kỷ cực đoan, giảm thiểu bất cơng, nghèo
đói, bất bình đẳng trong xã hội, tạo dựng hịa bình. Những đặc tính
này hồn tồn phù hợp với nguyên lý “Trung đạo” và phương thức
phát triển kinh tế một cách hài hòa giữa nhu cầu vật chất và tinh
thần con người trong Phật giáo. Cho nên có thể đưa ra một mệnh
đề giả thuyết là: tư tưởng Phật giáo (bao gồm cả những tư tưởng kinh
tế) là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người, hiện

tại và tương lai.

***

169


170

GIA ĐÌNH HỊA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG

Tài liệu tham khảo
L. Iannaccone (1998). Introduction to the Economic of Religion; Journal of Economic Literature 36.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế (2006), Phật giáo thời hiện đại, những cơ
hội, thách thức, Viện nghiên cứu Phật học.
Max Weber. Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư
bản; Bùi Văn Sơn Nam, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu
Quang dịch, nxb Tri thức, 2010.
Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Văn Nghinh(2000),Lịch
sử các học thuyết kinh tế, nxb ĐHQG-HCM.
Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc
(2014), cb; Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Cơng
Lý, nxb ĐHQG-HCM.
Phật giáo vùng Mekong: Di sản và văn hóa (2015), bt Trương Văn
Chung, Nguyễn Cơng Lý, Thích Nhật Từ, Thích Bửu Chánh),
nxb ĐHQG-HCM.
Phật giáo vùng Mekong:Lịch sử và hội nhập (2015), bt Trương Văn
Chung, Nguyễn Cơng Lý, Thích Nhật Từ, Thích Bửu Chánh),
nxb ĐHQG-HCM.
Quan điểm Phật giáo về lối sống lành mạnh (2014), cb Thích Nhật

Từ, Thích Đức Thiện, nxb Tôn giáo.
Tăng Chi bộ kinh (Anguttara – nikaya), 1959; ed. Kashyap J. Pali
Publication Board, Nalanda.
Trung bộ kinh (Majjhyma - nikaya) 1959; ed. Kashyap J. Pali Publication Board, Nalanda, vol. I – III.
Trường bộ kinh (Dighanikaya), 1959; ed. Kashyap J. Pali Publication Board, Nalanda, vol. III, p.145.



×