Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện được đầy đủ bản
chất nguy hiểm của hành vi. Hiện nay, các tội xâm phạm quan hệ sở hữu khá phổ
biến và ngày càng nguy hiểm, đó vừa là một mối quan tâm của xã hội mà cũng là
một thách thức yêu cầu những người áp dụng pháp luật phải hiểu rõ và áp dụng
đúng nội dung cũng như của Bộ luật hình sự để đưa ra những quyết định đúng đắn
nhất có tính răn đe giáo dục người phạm tội và giáo dục ý thức pháp luật cho toàn
xã hội. Ngoài ra, những vấn đề về đồng phạm, giai đoạn phạm tội, tuổi chịu TNHS
cũng là những nội dung quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc định tội danh
và quyết định hình phạt. Vì vậy, nhóm em xin chọn bài tập tình huống số 7, qua
việc giải quyết các câu hỏi tình huống sẽ làm rõ thêm các nội dung nêu trên.
Câu 1: A,B và C đều là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nói trên.
Trước hết, Điều 20 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định: “Đồng phạm là
trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Để xem xét tội phạm đã được thực hiện có đồng phạm hay không thì tội
phạm đó phải có những đặc điểm chung về:
Mặt khách quan với các dấu hiệu bắt buộc cơ bản sau đây:
_Phải có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên và những người này đều phải có
năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Trong tình huống đề bài: “A, B và C bàn
nhau trộm cắp tài sản của nhà ông H” nên ở đây đã có từ hai người trở lên ( cụ thể
là 3 người A,B,C) và có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
_Những người đồng phạm phải cùng chung hoạt động, hành vi của mỗi người
trong số họ đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Ở
đây, A,B,C đã có sự phân công để cùng chung hoạt động là nhằm trộm cắp tài sản
của nhà ông H, dù C trên thực tế đã không trực tiếp tham gia vào hành vi trộm cắp
1
tài sản của nhà ông H nhưng việc C được phân công mang theo một thanh sắt để
cạy phá cửa và C cũng đồng tình mang theo thanh sắt đó tới địa điểm hẹn A,B đã
thể hiện hành vi nhằm mục đích góp phần thực hiện tội phạm.
Mặt chủ quan là phải có sự cố ý của tất cả các người phạm tội với dấu hiệu
bắt buộc là cơ bản là:
_Những người đồng phạm cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm và đều biết
được hành động phạm tội của mỗi người. Trong tình huống, A,B đã trực tiếp tham
gia vào quá trình phạm tội, còn C tuy không trực tiếp có hành vi trộm cắp tài sản
nhưng đều biết hành động phạm tội của A,B và cũng có hành động với mục đích
góp phần thực hiện việc phạm tội.
_Những người đồng phạm đều ý thức được rằng, bằng hành vi phạm tội của mình
cùng với các hành vi phạm tội của người khác đã góp phần thực hiện tội phạm.
A,B,C đã có hành vi bàn bạc, phân công trộm cắp tài sản nhà ông H nên cả A,B,C
đều ý thực được rằng hành vi chúng sắp thực hiện là hành vi phạm tội hoặc góp
phần thực hiện việc phạm tội.
_Những người đồng phạm đều mong muốn cho hậu quả chung nguy hiểm cho xã
hội xảy ra khi thỏa thuận, bàn bạc kế hoạch phạm tội và phân công vai trò đã tạo
nên mối quan hệ tương đối chặt chẽ và tương đối bền vững. Trong trường hợp này,
rõ ràng khi A,B,C bàn bạc với nhau về việc trộm cắp tài sản nhà ông H thì đều
mong có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, cụ thể là xâm phạm tới quan hệ sở
hữu được luật hình sự bảo vệ và việc phân công cho C mang thanh sắt đi cạy cửa
đã thể hiện rõ sự bàn bạc kế hoạch và phân công tạo nên mỗi quan hệ tương đối
chặt chẽ và bền vững nhằm mục đích phạm tội được thuận lợi. Cụ thể là, mặc dù C
không trực tiếp đi trộm, nhưng hai tên A,B vẫn chia cho C 5 triệu đồng (mặc dù C
chê ít, và không lấy). Chứng tỏ, hai tên A,B vẫn coi tên C là đồng phạm với mình.
2
Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể kết luận rằng: A,B,C đều
là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nói trên.
Câu 2: Hành vi của C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.
Theo Điều 19 BLHS năm 1999, “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” được
qui định như sau:
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến
cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện
có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội này.”
Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, chủ thể phải thỏa
mãn những dấu hiệu sau:
Dấu hiệu thứ nhất: Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy
ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn
thành. Cụ thể:
_Ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, người phạm tội mới chỉ có hành vi tạo ra những
điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện hành vi
khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Những hành vi chuẩn bị phạm
tội chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của
tội phạm.
_Ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành thì người phạm tội vì những nguyên nhân
khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi được cho là cần thiết để gây ra hậu
quả, hậu quả chưa phát sinh. Vì thế, khi chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội
phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành thì những
3
quan hệ xã hội là khách thể của loại tội định thực hiện chưa (xảy ra) bị gây thiệt
hại.
Xét tình huống trên, theo lời thỏa thuận, C đã đem thanh sắt đến địa điểm X
để chuẩn bị cậy cửa nhà ông H nhưng chờ mãi không thấy A và B đến nên C bỏ về
đi ngủ. Hành vi đem thanh sắt đến địa điểm X đã hẹn trước với A,B của C được
thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Bởi lẽ, C mới chỉ sửa soạn, chuẩn bị
phương tiện phạm tội là thanh sắt dùng để cạy cửa và mang tới địa điểm X, thời
điểm C “bỏ về” là thời điểm trước lúc hắn bắt đầu thực hiện hành vi khách quan
được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Như vậy, hành vi của C thoả mãn dấu
hiệu thứ nhất của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Dấu hiệu thứ hai: việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự
nguyện và dứt khoát.
Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, đòi hỏi chủ thể dừng
lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn toàn do động lực bên trong chứ không
phải do trở ngại khách quan chi phối. Khi dừng lại, người phạm tội vẫn tin rằng
hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp được tội phạm. Việc
dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm trong trường hợp này phải là sự thể hiện
của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội chứ không phải là thủ đoạn để tiếp tục thực hiện
tội phạm.
Ở đây, khi đến điểm hẹn, do chờ mãi không thấy A và B đến theo kế hoạch
đã thoả thuận nên C bỏ về nhà đi ngủ. Như vậy, việc C dừng lại không thực hiện
tiếp tội phạm nữa không phải do động lực bên trong của C mà do nguyên nhân
khách quan ngoài ý muốn. Việc “C chờ mãi A,B” chứng tỏ C rất mong muốn tiếp
tục thực hiện tội phạm. Nếu A và B đến đúng giờ theo sự bàn bạc trước đó giữa
chúng thì C sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm chứ không dừng lại mà bỏ về đi ngủ. Vì
thế, hành vi của C không thoả mãn dấu hiệu thứ hai của trường hợp tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội.
4
Như vậy, từ những phân tích trên, có thể đi tới khẳng định: Hành vi của C
không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Câu 3. Sau khi lấy được tài sản của nhà ông H. A và B đã mang số tài sản đó
bán cho K và K đã mua lại số tài sản này. K có phải chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi của mình không?Tại sao?
Sau khi lấy được tài sản của nhà ông H. A và B đã mang số tài sản này bán
cho K và K đã mua lại. Hành vi của K sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự nếu K
không hứa hẹn trước nhưng biết được số tài sản mà A và B bán cho mình là từ
hành vi trộm cắp mà có và K sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu K
không hứa hẹn trước và không biết được số tài sản mà mình mua lại của A và B
là từ hành vi trộm cắp mà có. Cụ thể như sau:
Quy định tại điều 250 BLHS thì việc một hành vi có cấu thành tội phạm hay
không phụ thuộc rất lớn vào ý thức chủ quan của người phạm tội. Việc người phạm
tội có biết tài sản mà mình mua lại có phải là từ hành vi phạm tội mà có hay không
sẽ quyết định đến việc người đó có phạm tội hay không phạm tội.
Trường hợp thứ nhất: K biết rằng số tài sản mà mình mua lại của A và B là từ
hành vi trộm cắp mà có. Trường hợp này K sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi của mình vì hành vi của K thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS: “1. Người
nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác
phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm ….” đó
là các dấu hiệu về khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể
của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Cụ thể:
5
Khách thể của tội phạm: Hành vi tiêu thụ tài sản của K trực tiếp xâm phạm an
toàn công cộng, ngoài ra hành vi này còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lí người phạm tội, gián tiếp
khuyến khích người khác phạm tội nhiều lần.
Mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội phạm là hành tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có. Tài sản do người khác phạm tội mà có được
hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu không hợp pháp và tài sản đó là đối
tượng của tội phạm mà họ đã thực hiện trước đó. Hành vi tiêu thụ tài sản được hiểu
là những hành vi có tính chất làm “dịch chuyển” tài sản từ người có tài sản do
phạm tội sang người khác như hành vi mua tài sản đó, tạo điều kiện để bán hoặc
trao đổi tài sản đó.
Trong quy định về tội, điều luật không xác định chứa chấp, tiêu thụ tài sản có
giá trị bao nhiêu mà chỉ quy định “ chưa chấp, tiêu thụ tài sản mà biết rõ do
người khác phạm tội mà có ”. Qua quy định này, có thể hiểu chứa chấp, tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (trừ đối tượng hàng cấm) luôn cấu
thành tội phạm mà không phụ thuộc vào mức độ.
Cụ thể trong tình huống này, K đã có hành vi mua lại tài sản của A và B do hành
vi trộm cắp mà có.
Chủ thể của tội phạm: Do đề bài không đề cập đến tuổi và năng lực chịu trách
nhiệm hình sự của K nên nhóm xin mặc định cho K là người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Ở đây, K biết
rõ tính chất của tài sản mà mình tiêu thụ là tư hành vi trộm cắp mà có.
6
Như vậy, từ sự phân tích trên ta có thể thấy hành vi mua lại tài sản (của A và B
trộm cắp của nhà ông H) của K đã cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có theo Điều 250 BLHS.
Trường hợp thứ hai: K không biết được rằng số tài sản mà mình mua lại của A
và B là từ hành vi trộm cắp mà có thì K sẽ không phải chịu trách nhiệm hình
sự, vì:
Nếu K không biết được rằng tài sản mà mình mua là từ hành vi cắp mà có thì K
sẽ không có lỗi đối với hành vi của mình. Theo nguyên tắc lỗi trong bộ luật hình sự
thì một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi thì sẽ
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, theo
quy định tại Điều 189 Bộ luật dân sự thì trường hợp này là trường hợp người
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Nghĩa là người chiếm hữu
không biết và không thể biết được việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ
pháp luật. Nhưng không thể loại trừ trường hợp tài sản mà K mua lại của A và B
mà là động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự, nếu
như vậy thì đương nhiên K buộc phải biết được nguồn gốc của số tài sản đó. Tuy
nhiên, do đề bài không nêu rõ tài sản ở đây là gì nên nhóm mặc định cho rằng tài
sản mà K mua lại của A và B là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu.
Như vậy, nếu K không hứa hẹn trước, không biết được rằng số tài sản mà mình
mua được là từ hành vi phạm tội mà có thì K sẽ không phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi của mình.
Lưu ý: có một số trường hợp khác như:
_Tài sản tiêu thụ là hành cấm được quy định là đối tượng của các tội phạm riêng
mà không được coi là tài sản vì thế, người chứa chấp hoặc tiêu thụ đối tượng là
7
hàng cấm do người khác phạm tội mà có vì bất kì mục đích, động cơ gì sẽ không
coi là phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tùy
tính chất của đối tượng được chứa chấp và tiêu thụ mà truy cứu trách nhiệm hình
sự của ngừoi có hành vi về các tội danh tương ứng trong BLHS, ví dụ” chứa chấp
hoặc tiêu thụ chất ma túy ( không hứa hẹn trước) là phạm tội tàng trử mua bán trái
phép chất ma túy( Điều 194) .
_Hoặc nếu đã hứa hẹn trước việc tiêu thụ số tài sản này thì K sẽ là đồng phạm
trong tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức…
Câu 4: Giả sử A, B, C mới tròn 15 tuổi thì A, B, C có phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi của mình không? Tại sao?
Người chưa thành niên là những người chưa phát triển đầy đủ về tâm lý,
sinh lý dễ bị chi phối bởi môi trường sống. Nếu họ ở trong môi trường lành mạnh,
được chăm sóc bởi nền giáo dục khoa học của gia đình, nhà trường và xã hội, họ sẽ
trở thành những công dân có ích cho xã hội; ngược lại ở môi trường xấu như thiếu
thốn về các điều kiện vật chất, thiếu sự quản lý chăm sóc giáo dục khoa học và
thường xuyên của gia đình và xã hội hoặc sống trong môi trường gia đình có nhiều
mâu thuẫn, khuyết tật, họ dễ bị nhiễm cái xấu, bị tha hoá dần dần về nhân cách, trở
thành thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật và thậm chí còn phạm tội.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi phạm tội của những người chưa thành
niên sau khi thực hiện đều bị xử lý hình sự như người đã thành niên mà người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải ở một lứa tuổi nhất định thì mới bị coi là
chủ thể của tội phạm và việc xử lý họ cũng có chính sách cụ thể phù hợp với đặc
điểm riêng biệt của loại người này thì mới đạt được mục đích của hình phạt.
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
8
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, Luật hình sự Việt Nam quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự
được chia làm hai loại: một là, phải đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi và hai là, từ
đủ 16 tuổi trở lên. Việc quy định này thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước
ta đối với người chưa thành niên phạm tội, phù hợp với các điều kiện chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo Điều 12 BLHS 1999, A, B, C mới tròn 15 tuổi thì A, B, C chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hay tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng. Theo phân tích thì hành vi của A, B, C trong trường hợp này
thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
Hành vi của A, B, C đó là trộm cắp tài sản và đã lấy được tài sản tổng trị giá
là 80 triệu đồng. Theo điểm e, khoản 2 điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
e, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.”
Áp dụng khoản 3 điều 8 BLHS quy định: “tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là bảy năm tù”
Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù theo
khoản 2 điều 138 đây là loại tội phạm nghiêm trọng (khoản 3, điều 8 BLHS); vì
vậy A, B, C không phải chịu trách nhiệm hình sự hay là được miễn trách nhiệm
hình sự về tội này do mới tròn 15 tuổi (điều 12 BLHS: tuổi chịu trách nhiệm hình
sự).
9
Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Qua các quy định trong BLHS, nhà nước ta đã thể hiện rõ chính sách nhân đạo xã
hội chủ nghĩa và đường lối khoan hồng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tổng kết: Qua những phân tích lập luận trên đây, nhóm em xin tổng kết lại
những kết luận của bài làm như sau:
1, A,B,C là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nói trên
2,Hành vi của C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
3,Nếu A và B mang số tài sản trộm cắp được bán cho K và K đã mua lại số
tài sản này thì:
-Trường hợp 1: Nếu K biết số tài sản mà A và B bán cho mình là từ hành vi
trộm cắp mà có thì hành vi của K sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS)
-Trường hợp 2: Nếu K không biết số tài sản mà mình mua lại của A và B là
từ hành vi trộm cắp mà K sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự
4, Nếu A,B,C mới tròn 15 tuổi thì A, B, C không phải chịu trách nhiệm hình
sự về hành vi của mình.
10